Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Day hoc tich hop mon Toan va cac mon Khoa hoc tu nhien theo huong trai nghiem sang tao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.09 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Dạy học tích hợp mơn Tốn và các môn Khoa học tự nhiên </b>


<b>theo hướng trải nghiệm sáng tạo</b>



<b>GD&TĐ - Nằm trong lộ trình đổi mới phương pháp dạy và học, Sở GD&ĐT Hà Nam đã chủ trương triển </b>
<b>khai đến các nhà trường dạy học tích hợp liên mơn đối với mơn Tốn và các mơn Khoa học tự nhiên. </b>
<b>Liên quan đến nội dung này, ông Nguyễn Văn Khoát – Giám đốc Sở GD&ĐT đã có những chia sẻ với </b>
<b>báo Giáo dục & Thời đại.</b>


<i>Với nhiều giáo viên, dạy học tích hợp, liên mơn đối với mơn Tốn và các mơn Khoa học tự nhiên vẫn còn là khái</i>
<i>niệm khá mới mẻ, vậy Sở GD&ĐT Hà Nam đã triển khai như thế nào để giúp giáo viên làm quen với phương </i>
<i>pháp dạy học này?</i>


- Trước hết, chúng tôi thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Đồng thời cử một số giáo viên cốt cán của Sở
tham dự các lớp tập huấn do Bộ tổ chức. Những giáo viên cốt cán này sẽ có nhiệm vụ tập huấn lại cho đội ngũ
giáo viên cốt cán của các trường, từ đó từng bước nhân rộng đến giáo viên trong toàn trường.


Để giáo viên dễ hình dung, tại các hội nghị tập huấn cấp Sở, cấp trường chúng tôi đều tổ chức các tiết dạy
minh họa. Đây cũng được coi là một hình thức sinh hoạt chuyên môn nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên
cùng nhau thảo luận và rút kinh nghiệm trong q trình tổ chức dạy học thực tiễn.


Ngồi ra, để việc triển khai dạy học tích hợp, liên môn đạt hiệu quả trong các nhà trường, chúng tôi yêu cầu
hiệu trưởng phải là nòng cốt về chuyên môn, bởi hiệu trưởng mà không làm, không năng động, khơng quyết
tâm làm thì giáo viên khó mà thực hiện được. Phải nhận thức rằng, hiệu trưởng không chỉ là người triển khai
các văn bản chỉ đạo của cấp trên đến cán bộ, giáo viên mà còn phải là người tiên phong và trực tiếp tham gia
giảng dạy để giáo viên trong trường học tập và làm theo.


<i>Qua triển khai thực tế ở địa phương, ông đánh giá như thế nào về đội ngũ giáo viên, liệu họ có thể đáp ứng </i>
<i>được yêu cầu về dạy học tích hợp, liên mơn đối với mơn Tốn và các môn Khoa học tự nhiên hay không?</i>


- Chúng tôi khơng thấy lo ngại vấn đề đó, bởi giáo viên họ có thể làm được nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ.
Quan trọng là chúng ta phải có niềm tin, phải tạo được môi trường để giáo viên được thử sức. Đặc biệt phải


biết cách động viên khích lệ để họ tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm.


Từ thực tế triển ở địa phương và thông qua những tiết dạy minh họa, bước đầu chúng tôi khá hài lịng với
những gì mà đội ngũ giáo viên đã thực hiện được. Tất nhiên, vẫn cịn có những vấn đề cần phải tinh chỉnh để
đạt được hiệu quả tối ưu nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

“<i>Toán và các môn Khoa học tự nhiên là những môn gắn liền với thực tiễn sinh động. Do vậy, dạy học tích hợp, </i>
<i>liên môn ở những môn học này là rất cần thiết. Cách làm của chúng tôi là vừa làm, vừa nghiên cứu, vừa rút kinh</i>
<i>nghiệm, làm đâu chắc đấy và coi đó bước đệm quan trọng để thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng, sách </i>
<i>giáo khoa mới”</i>.


<b>Ơng Nguyễn Văn Khoát – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam</b>
<i>Mới đây, Bộ GD&ĐT đã cơng bố Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể, trong đó có đề cập đến </i>
<i>dạy học tích hợp, liên mơn. Vậy Sở sẽ có các bước triển khai như thế nào để việc dạy học mơn Tốn và các </i>
<i>mơn Khoa học tự nhiên theo phương pháp nêu trên đạt hiệu quả như mong muốn?</i>


- Trước mắt chúng tôi đã yêu cầu các trường tổ chức cho giáo viên nghiên cứu nghiêm túc Dự thảo Chương
trình Giáo dục phổ thơng tổng thể để họ có thể hình dung nhiệm vụ của một giáo viên trong tương lai gần.
Ngoài việc tổ chức các tiết dạy và học theo hướng tích hợp, liên môn ở trên lớp; ngay trong năm học này chúng
tôi sẽ yêu cầu các trường tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với mơn Tốn và các
mơn Khoa học tự nhiên. Mục đích là giúp học sinh củng cố thêm những hiểu biết của mình ở nhiều mơn học
khác và biết đặt các khái niệm đã học trong từng môn học cũng như giữa các mơn học khác nhau, có như vậy
thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức.


Đặc biệt từ các hoạt động trải nghiệm này sẽ giúp học sinh giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
thông qua việc vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học.


Chẳng hạn như, liên quan đến kiến thức về tính diện tích, chu vi hình học ở mơn Tốn; hoặc kiến thức về các
loại phân vơ cơ, hữu cơ trong mơn Hóa học; sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng ở môn Sinh học, thì giáo
viên có thể tổ chức cho các em tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng việc cho các nhập vai như những


người nông dân thực sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

về các loại phân vô cơ, hữu cơ cần thiết cho một ruộng lúa và giới thiệu về quá trình sinh trưởng, phát triển của
cây lúa…


Như vậy có thể thấy, từ hoạt động trải nghiệm sáng tạo này, giáo viên khơng chỉ tích hợp kiến thức của nhiều
mơn học khác nhau như: Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý mà cịn giúp học sinh phát triển được nhiều kỹ
năng sống.


Đây cũng sẽ là hướng đi mà chúng tôi sẽ chỉ đạo các trường thực hiện khơng chỉ đối với mơn Tốn và các mơn
Khoa học tự nhiên mà cịn với tất cả các mơn học khác. Qua đó nhằm phát huy phẩm chất, năng lực của học
sinh và giúp các em vận dụng được những kiến thức đã học vào trong thực tiễn của cuộc sống.


<i>Xin cảm ơn ông!</i>


</div>

<!--links-->

×