Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phương pháp hình thành kĩ năng làm các bài thực hànhđịa lý cho học sinh lớp 9 - THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.59 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG LÀM CÁC BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÝ CHO </b>
<b>HỌC SINH LỚP 9 - THCS </b>


<i><b>Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Quý, K55D </b></i>
<i><b>Giáo viên hướng dẫn: ThS Ngô Thi Hải Yến </b><b>A</b></i>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Mục tiêu chung của ngành giáo dục hiện nay là đào tạo ra những con người toàn diện cả về kiến
thức và năng lực thực hành, vì thế cấu trúc sách giáo khoa (SGK) nói chung và SGK địa lý nói riêng
trong các trường phổ thông bên cạnh các bài học lý thuyết thì ln có các bài thực hành để củng cố kiến
thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh.


Với môn học địa lý, các em học sinh bậc trung họccơ sở (THCS) đã được trang bị kiến thức địa
lý ngay từ đầu cấp vì vậy việc hình thành những kiến thức mang tính chất tiền đềđể làm nền tảng là rất
quan trọng. Tuy nhiên xét về kĩ năng làm bài tập, đặc biệt là các bài thực hành của học sinh THCS nói
chung và học sinh lớp 9 nói riêng cịn hạn chế. Mặc dù là cuối cấp song về cơ bản thì kĩ năng làm các
bài tập thực hành chưa thành thạo. Để nâng cao chất lượng dạy và họcđịa lý ta cần quan tâm hơn nữa đến
việc hình thành kĩ năng thực hành cho học sinh thông qua các bài thực hành ngay trên lớp. Để làm
được điều này người giáo viên cần có năng lực sư phạm nhất, trong đó phải biết


sử dụng những phương pháp dạy học thích hợp để hình thành cho các em những kĩ năng địa lý cần thiết.
Vì vậy em chọn đề tài “Phương pháp hình thành kĩ năng làm các bài thực hành địa lý cho học sinh
lớp 9 - THCS ” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau:


- Nghiên cứu vai trò của các bài tập thực hành trong quá trình dạy học địa lý.


- Nghiên cứu tình hình dạy và học các bài thực hành địa lý ở trường phổ thông hiện nay.


- Đưa ra các phương pháp hướng dẫn giáo viên dạy học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo
khoa lớp 9.



<b>NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>


<i><b>1. Vai trò của bài thực hành trong dạy học địa lý ở trường phổ thông </b></i>


Nội dung các bài học địa lý trong nhà trường phổ thông là hệ thống kiến thức, kĩ năng - kĩ xảo
địa lý được lựa chọn trong hệ thống tri thức của khoa học địa lý. Cấu trúc sách giáo khoa địa lý hiện
nay phần nội dung chính phân biệt thành hai loại bài học: các bài lý thuyết (chiếm khoảng 75% số lượng
các bài học) cung cấp các kiến thức địa lý cơ bản, khoa học và các bài thực hành (chiến khoảng 25% số
lượng các bài học). Như vậy, bài thực hành địa lý là một bộ phận trong cấu trúc chương trình các bài học
địa lý ở nhà truờng phổ thông. Các bài thực hành địa lý trong nhà trường phổ thông được coi là:


- Phương tiện để học sinh khai thác tri thức mới và củng cố kiến thứcđã học
- Phát triển tư duy và tính sáng tạo.


- Công cụ cho học sinh rèn luyện các kĩ năng - kĩ xảo cần thiết trong quá trình học tập đểứng
dụng vào thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

trọng hơn đó là giải thích làm rõ mối quan hệ qua lại phức tạp giữa các đốitượng địa lý cũng như những
quy luật hình thành mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội. Việc hình thành và rèn luyện
cho học sinh các kĩ năng là một quá trình có tính chất kế thừa, nâng cao dần phù hợp với nội dung
cũng như trình độ học sinh. Vì thế cần chú ý hình thành các kĩ năng đó ngay từ khi mà các em bắt đầu
được làm quen. Để hình thành và phát triển các kĩ năng làm bài thực hành địa lý phụ thuộc rất lớn vào
người giáo viên, đặc biệt là các phương pháp giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. Người giáo viên cần
phải coi trọng các tiết dạy bài thực hành và có những khả năng sư phạm cần thiết để hướng dẫn học
sinh làm bài tập.


<i>*Các dạng bài thực hành trong dạy học địa lý</i>


Các bài thực hành trong dạy họcđịa lý rất đa dạng, tùy thuộc vào mục đích u cầu mà ta có thể
thấy có các dạng cơ bản sau đây:



- Dạng bài thực hành về biểu đồ


- Dạng bài thực hành phân tích số liệu thống kê


- Dạng bài thực hành đọc và phân tích lược đồ trong SGK để xác định vị trí phân bố các đối
tượng, giải thích nguyên nhân và đánh giá vai trị của vị trí phân bố…


- Dạng bài thực hành viết báo cáo với các chủ đề cho sẵn hoặc tự chọn, yêu cầu học sinh viết
một báo cáo sau đó trình bày trước lớp.


- Dạng bài vẽ lược đồ và điền lên đó những kí hiệu hoặc màu sắc thể hiện đối tượng địa lý
theo yêu cầu đề bài.


- Dạng bài vẽ sơđồ thể hiện mối liên hệ nhân quả hay thể hiện sự liên kết…


Các kiến thức về địa lý kinh tế - xã hộiở trung học cơ sởđược coi là tiền đề cho các em có thể
học tốt phần địa lý kinh tế xã hội thế giới và Việt Nam ở bậc THPT, vì vậy yêu cầu với học sinh lớp
9 là phải biết cách học địa lý kinh tế - xã hội thông qua làm việc với các bài tập, nhất là bài thực
hành. Chính q trình phân tích bảng số liệu, hay so sánh nhận xét và khái quát hoá các vấn đề kinh
tế - xã hội là điều kiện để học sinh có cơ hội phát triển tư duy toàn diện, đồng thời làm thay đổi
cách học thụ động hiện nay của học sinh.


<i><b>2. Ph</b><b>ương pháp hình thành kĩ n</b><b>ăng làm các bài th</b><b>ực hành địa lý cho học sinh lớp 9 - THCS </b></i>


<i>- Kĩ năng về biểu đồ</i>


Biểu đồ là một công cụ trực quan sinh độngđược sử dụng nhiều trong dạy học địa lý, cho phép
mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng. Trong dạy và họcđịa lý kinh tế - xã hội,
kĩ năng làm việc với biểu đồ rất quan trọng. Yêu cầu về kĩ năng về biểu đồ của học sinh không chỉđơn


giản là vẽđúng và đẹp mà còn là việc hiểu tại sao lại vẽ như vậy? phải biết tính tốn xử lý các số liệu và
căn cứ vào đóđểđưa ra các nhận xét phù hợp. Đây cũng một trong những kĩ năng quan trọng mà giáo
viên cần phải hình thành cho học sinh khi học địa lý kinh tế - xã hội, nó giúp học sinh ghi nhớ kiến
thức bền vững nhờ tư duy tích cực. Đối với học sinh lớp 9, kĩ năng làm việc biểu đồ tuy ở mức độ
thấp nhưng là cơ sở cho các em tiếp tục phát triển khi học địa lý kinh tế - xã hội ở trung học phổ thông.


<i>- Kĩ năng khai thác biểu đồ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đồ, học sinh cần nắm vững một số qui tắc quan trọng:


+ Nhận dạng biểu đồ, xác định rõ biểu đồ biểu hiện quá trình phát triển củađối tượng gì? Trong
khoảng thời gian nào?


+ Xác định độ lớn, quy mô của các đối tượng, với các biểu đồ tròn biểu diễn các loại cơ cấu khác
nhau thì học sinh cần phải xác định xem biểu đồ biểu hiện những thành phần nào của cơ cấu, tỷ trọng của
các thành phần trong cơ cấu và tương quan của chúng.


+ Xác định vai trò của các đốitượng trong biểu đồ và giải thích chúng.


<i>- Kĩ năng vẽ biểu đồ</i>


Với những bài thực hành trong sách giáo khoa địa lý lớp 9 - THCS, thông thường đã xác
định sẵn loại biểu đồ cần vẽ cho học sinh. Khi dạy các bài thực hành này, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh vẽ biểu đồ đúng yêu cầu đề bài ra. Để tiết học đạt hiệu quả cao cả giáo viên và học sinh cần có
sự chuẩn bị những dụng cụ, phương tiện cần thiết cho bài thực hành.


+ Đối với giáo viên nên chuẩn bị biểu đồ vẽ mẫu trên giấy khổ to để cho học sinh quan sát
sau khi đã hướng dẫn vẽ xong.


+ Đối với học sinh cần chuẩn bịđồ dùng học tập: Thước kẻ, compa, bút chì, tẩy, máy tính, bút


màu…để vẽ biểu đồ bằng cách thủ cơng. Nếu có điều kiện về phòng máy vi tính thì học sinh tập vẽ
biểu đồ bằng phần mềm Exel thì khơng cần chuẩn bị các đồ dùng trên.


Giáo viên cần hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ theo các bước:


+ Hướng dẫn HS chọn dạng dạng biểu đồ giúp học sinh nhận biết trong trường hợp nào thì vẽ
bằng biểu đồ miền, biểu đồđường hay biểu đồ tròn…


+ Hướng dẫn HS xử lí số liệu theo biểu đồ


+ Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ sử dụng các nguyên tắc và cách vẽ của mỗi loại biểu đồ.


<i>2.2. Kĩ năng về lược đồ</i>


Bản đồ là một phương tiện trực quan không thể thiếu trong quá trình học tập, giảng dạy và
nghiên cứu địa lý. Bởi vì bản đồ khơng chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và lâu bền
mà còn giúp học sinh lĩnh hộiđược những kiến thức tiềm ẩn trên bản đồ. Chính vì vậy, việc rèn luyện
cho học sinh kĩ năng đọc, vẽ và phân tích bản đồ là một kĩ năng rất quan trọng. Để khai thác được
những tri thức trên lược đồ, trước hết học sinh phải hiểu về lược đồ, đọc được lược đồ nghĩa là
phải nắm được những kiến thức lý thuyết về lược đồ trên cơ sởđó mới có được những kĩ năng làm việc
với lược đồ. Các kĩ năng mà học sinh cần có khi làm việc với bản đồ:


+ Kĩ năng nhận biết các đốitượng địa lý trên bản đồ.


+ Kĩ năng xác địnhphương hướng, đođạc tính tốn trên bản đồ.


+ Kĩ năng xác định vị trí, mơ tả từng yếu tố của tự nhiên, kinh tế, xã hội…trên bản đồ.
+ Kĩ năng phát hiện mối liên hệ trên bản đồ.


+ Kĩ năng mô tả một khu vực địa lý.



<i>2.3. Kĩ năng viết một báo cáo</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

chỉ là một báo cáo ngắn gọn trong giờ thực hành. Do vậy giáo viên cần phải chú ý rèn luyện cho học
sinh không chỉ qua bài thực hành trên lớp mà cần dành thời gian cho làm thêm ở nhà.


Để viết báo cáo về một vấn đề địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội nào đó, dù đơn giản hay phức
tạp, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy rcác giai đoạn chủ yếu của việc viết một báo cáo hay nhận
xét. Các giai đoạn chủ yếu đó là:


+ Thu thập thơng tin có liên quan đến vấn đề cần viết;


+ Xử lí thơng tin thu thập được, sắp xếp theo một trình tự hợp lí, lập dàn ý
+ Dựa vào dàn ý chi tiết để viết báo cáo.


Giáo viên cần lưu ý học sinh rằng để có một bản báo cáo tốt thì người viết phải viết và sử chữa
nhiều lần.


<i>2.4. Kĩ năng làm các dạng bài thực hành khác (so sánh, phân tích, …)</i>


Với các bài thực hành này có tác dụng củng cố và kiểm tra năng lực phân tích, liên hệ của học
sinh trên cơ sở vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học và hiểu biết của bản thân. Ví dụ, bài thực
hành về so sánh giúp học sinh có khả năng nhận biết được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai
đối tượng địa lý.Ví dụ bài thực hành (trang


112 – SGK) so sánh tình hình sản xuất cây cơng nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây
Nguyên. Nhờ việc so sánh hai vùng này bài học nhằm mục đích: củng cố kiến thức của học sinh vềđịa lý tự
nhiên hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, đồng thời hiểu sâu sắc hơn tiềm năng phát
triển kinh tế của hai vùng, qua đó cũng giúp học sinh nắm vững hơn phương pháp so sánh trong học tập môn
Địa lý.



<b>KẾT LUẬN </b>


Trong quá trình giảng dạy địa lý nói chung và dạy địa lý ở THCS nói riêng việc hình
thành và phát triển các kĩ năng thực hành cho học sinh là vô cùng quan trọng. Nhưng hiện nay
việc giảng dạy các bài thực hành địa lý ở phổ thông chưa được chú trọng vì thế ảnh hưởng đến việc
hình thành các kĩ năng địa lý cần thiết và làm giảm hiệu quả môn học. Để nâng cao hơn chất lượng
dạy và học mơn địa lý thì cả giáo viên và học sinh phải thấy rằng việc dạy và học thông qua các bài
thực hành là rất quan trọng, đặc biệt người gáo viên cần thấy được sự cần thiết trong việc của việc
tìm các phương pháp hướng dẫn học sinh tự làm các bài tập thực hành có trong chương trình theo
hướng coi các bài thực hành là phương tiện để củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kĩ năng.
Việc giảng dạy các bài thực hành địa lý ngoài việc củng cố lại


kiến thức đã học mà quan trọng hơn là hình thành ở học sinh những kĩ năng địa lý cần thiết để tự học, tự
nghiên cứu. Để thực hiện kết quả này về mặt phương pháp yêu cầu phải thực hiện theo các bước:


+ Xác định mục đích, yêu cầu của bài thực hành, phát hiện những kĩ năng gì cần sử dụng.


+ Nêu những kiến thức lí thuyết và hành động có liên quan đến bài thực hành để làm chỗ dựa cho
việc thực hiện bài thực hành.


+ Giáo viên thực hiện mẫu và trình tự các cơng việc làm một bài thực hành, giáo viên có thể cho
học sinh làm với sựhướng dẫn của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

xếp phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh để phát huy tính tích cực, độc lập tư duy sáng tạo
của học sinh. Mức độ phức tạp của bài thực hành cần được nâng cao dần dần lên như vậy sẽ giúp học
sinh ghi nhớ lại kiến thức cũđể vận dụng vào việc lĩnh hội tri thức mới.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



[1] Nguyễn Hữu Châu, 2005<i>. Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học</i>. NXBGD.
[2] Nguyễn Dược, Nguyễn Trong Phúc, 2004. <i>Lí luận dạy học địa lý</i>. NXBĐHSP. [3] Nguyễn


Dược, Đỗ Thị Minh Đức và nnk, 2006. <i>Địa lý 9</i>. NXBGD.


[4] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. <i>Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực. </i>


NXBĐHSP.


[5] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2003. <i>Áp dụng dạy và học tích cực trong môn địa lý. </i>


</div>

<!--links-->

×