Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.39 KB, 6 trang )

Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững

Chính sách phát triển của mọi quốc gia trên thế giới hiện nay đều hướng
đến sự phát triển bền vững.
Mặc dù thuật ngữ phát triển bền vững đã xuất hiện vào đầu những năm 80
của thế kỷ trước nhưng hiện tại đang trở thành một vấn đề mang tính toàn
cầu. (Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong Chiến lược bảo tồn thế
giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ
động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trường do Liên hiệp quốc
đề xuất vào năm 1980).
Tuy nhiên, bài toán của các nhà cấp quản lý nhà nước hiện nay là làm thế
nào để phát triển bền vững không chỉ là nhiệm vụ của quốc gia mà là nhiệm
vụ của từng người dân thông qua hành vi tiêu dùng, ứng xử của mình cũng
như của các doanh nghiệp.

Tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, khía cạnh phát triển bền vững trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã được quan tâm
nhiều hơn. Trong năm năm trở lại đây, mỗi năm các tờ báo ngoại ngữ của
nhóm báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đều tiến hành trao giải thưởng "Doanh
nghiệp và phát triển bền vững" cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại TPHCM và một số tỉnh miền Đông Nam bộ.
Nhằm góp phần đánh giá một cách toàn diện hơn khía cạnh phát triển bền
vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, chúng tôi
xin giới thiệu tóm tắt hai bộ tiêu chí đánh giá các hoạt động của các doanh
nghiệp, công ty về khía cạnh đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Các bộ
tiêu chí này đang được sử dụng nhiều trên thế giới, bao gồm bộ tiêu chí
"Phát triển bền vững Dow Jones'" (Dow Jones Sustainability Indexes) và bộ
tiêu chí của tổ chức Global Reporting Initiative (GRI). Riêng với các quốc
gia thì có bộ tiêu chí do Liên hiệp quốc soạn thảo.


Bộ tiêu chí Dow Jones
Trước hết là bộ tiêu chí Dow Jones được công bố vào năm 1999. Đây là bộ
tiêu chí đầu tiên trên thế giới được thiết lập nhằm đánh giá thành tích trên ba
chiều kích của phát triển bền vững là kinh tế, môi trường và xã hội của các
doanh nghiệp lớn. Dưới đây là nội dung của bộ tiêu chí này:
Các
chiều
kích
của
phát
triển
bền
vững
Các chỉ tiêu Trọng
số của
các
chỉ
tiêu
(%)
Kinh
tế

- Qui tắc ứng xử/ tuân theo luật lệ/ hối lộ-đút lót.
- Quản trị doanh nghiệp
- Quản tri rủi ro và khủng hoảng
- Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề
5.5
6.0
6.0
Tùy

theo
ngành
nghề
Môi
trường

- Thành tích về môi trường
- Có bản báo cáo về môi trường
- Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề
7.0
3.0
Tùy
theo
ngành
nghề
Xã hội
- Hoạt động từ thiện
- Ứng dụng các qui tắc sử dụng lao động của
quốc gia và quốc tế
- Việc phát triển vốn con người
- Có báo cáo về hoạt động xã hội
- Khả năng thu hút
- Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề
3.5
5.0
5.5
3.0
5.5
Tùy
theo

ngành
nghề
Các chỉ tiêu trên được thể hiện bằng các câu hỏi cụ thể để đo lường và người
đứng đầu doanh nghiệp sẽ phải cung cấp câu trả lời.
Chẳng hạn đối với thành tích về môi trường, doanh nghiệp sẽ cho biết trong
năm qua hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ đã thải bao nhiêu lượng
khí CO2, lượng nước sạch đã sử dụng, tổng lượng các loại năng lượng (điện,
xăng dầu…) đã sử dụng, lượng rác thải. Doanh nghiệp cũng phải giải trình
về chiến lược của mình trong tương lai xem có giảm thiểu các chỉ số trên
dần dần hay không.
Về khía cạnh xã hội, doanh nghiệp sẽ phải cho biết có sự phân biệt đối xử về
giới tính trong vấn đề lương bổng hay không (lương trung bình của lao động
nam và lao động nữ), tỷ lệ nữ đảm trách các trách nhiệm lãnh đạo, khả năng
tự do lập hội của người lao động, vấn đề đảm bảo sức khỏe và an toàn cho
người lao động, tổng kinh phí mà doanh nghiệp đã dùng cho các hoạt động
từ thiện.

Bộ tiêu chí do GRI thiết lập
Tuy nhiên cho đến nay, bộ tiêu chí do GRI thiết lập vào năm 2002 mới được
xem là bộ tiêu chí đầy đủ và rõ ràng nhất dù nó vẫn xoay quanh ba chiều
kích của phát triển bền vững giống như bộ tiêu chí Dow Jones. Cụ thể bộ
tiêu chí này như sau:
Các chiều kích Các khía cạnh
Kinh tế
- Những tác động kinh tế trực tiếp của doanh
nghiệp
- Sự diện diện trên thị trường
- Những tác động kinh tế gián tiếp
Môi trường
- Nguyên vật liệu

- Năng lượng
- Nước sạch
- Đa dạng sinh học
- Rác thải
- Sản phẩm và dịch vụ
- Vận tải
Lao động
Nhân công
Quản lý các mối quan hệ lao động
Sức khỏe và an toàn
Đào tạo và giáo dục
Sự đa dạng và cơ hội
Quyền con người
Chiến lược và quản lý
Không phân biệt đối xử
Quyền tự do lập nhóm
Lao động trẻ em
Lao động cưỡng bức
Việc tuân thủ các qui tắc lao động và an toàn
Tuân thủ luật lệ địa phương
Xã hội
Cộng đồng
Hối lộ và tham nhũng
Các đóng góp về mặt hành chính
Cạnh tranh và giá cả

×