Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những món ăn rẻ mà rất có lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.63 KB, 6 trang )

Những món ăn rẻ mà rất có lợi


Bạn có biết cách để vừa có thể ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe vừa có thể
tiết kiệm rất nhiều chi phí không? Phải đối mặt với những vấn đề về sự suy thoái
của nền kinh tế, tất cả chúng ta vẫn có thể tiết kiệm được một khoản mà vẫn khỏe
mạnh nhờ những thức ăn có lợi mà rẻ tiền.


Vì vậy, thay vì tốn xăng đi lòng vòng, ăn ngoài tiệm mà chẳng bao giờ để ý đến
những loại thức ăn ngoài cửa hàng hầu hết là không có lợi cho sức khỏe. Đây là
danh sách những thức ăn rẻ tiền nhất mà bạn lại có thể tự mình nấu những món ăn
ngon, bổ tại chính bếp ăn nhà mình.

1. Trứng

Bất cứ khi nào bạn muốn chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình thì trứng là một loại
thực phẩm cực kỳ linh hoạt và rẻ tiền. Chúng còn là nguồn protein dồi dào giúp
phòng ngừa các vấn đề về mắt khi bạn về già.

2. Khoai tây

Khoai tây thường có cái nhìn không thiện cảm khi người ta nhắc tới những món
khoai tây chiên quá nhiều chất béo. Nhưng khi chúng được chế biến để làm salad
thì đó thực sự là một món ăn bổ dưỡng, phong phú và rẻ tiền.

3. Chuối

Chuối có thể ăn một mình hoặc kết hợp ăn cùng ngũ cốc vào buổi sáng. Ngoài
việc thực sự rất có lợi, chúng còn chứa rất nhiều kali và chất xơ, cung cấp đầy đủ
lượng chất dinh dưỡng bạn cần cho một ngày khỏe mạnh.



4. Các loại mì gạo

Đây lại là một món ăn cơ bản rẻ tiền nữa. Có rất nhiều các món ăn bạn có thể chế
biến từ mì gạo. Chúng là nguồn protein vitamin B dồi dào và chúng cũng rất ngon
nữa.

5. Củ cải đường

Không chỉ có màu sắc và mùi vị khá hấp dẫn, củ cải đường còn rất giàu sắt và các
chất chống lão hóa.
Mi Mắt Cũng Có Chấy Rận

Trong các nguyên nhân gây viêm bờ mi không phải chỉ có vi khuẩn, nấm mà còn
cả... chấy. Những con chấy này rất nhỏ, phải soi qua kính hiển vi mới thấy được.

Bạn hãy soi gương hoặc nhìn vào mắt người nhà (khẽ kéo mi trên bằng ngón tay
cái, mi dưới bằng ngón trỏ), cái vùng như bờ môi của con cá, đó là bờ mi. Bờ mi
là vùng quá độ giữa da mi ở phía trước và kết mạc mi (còn gọi là niêm mạc mi) ở
phía sau. Bờ mi có lỗ đổ ra của tuyến bã và một số tuyến khác. Gần gốc mũi của
bờ mi có một cái lỗ nhỏ (mi trên một cái, mi dưới một cái) gọi là lỗ lệ hay điểm lệ.
Đó là cửa dẫn nước mắt xuống mũi. Lông mi thì mọc trên da mi, sát với bờ mi,
chứ không phải là mọc trên bờ mi.

Bờ mi ít khi được quang quẻ và luôn sùi tuyến, cương tụ vì nó lộ ra phía trước,
luôn tiếp xúc với gió bụi, tia nắng, các khí độc của sinh hoạt (khói xăng, hơi than
tổ ong...).

Mầm bệnh cụ thể của viêm bờ mi thường gặp là vi khuẩn, nấm lang ben
pityrosporum, chấy mi (nhổ lông mi đem soi kính hiển vi, sẽ thấy các chấy mi bám

quanh như châu chấu bám gốc lúa hoặc củ sắn quây quanh gốc sắn).

Bạn đừng lầm chấy mi với rận mi. Rận mi cùng loại với rận bẹn; nó to, mắt
thường nhìn thấy được. Còn chấy mi thì vi thể, chỉ thấy được qua kính hiển vi.

Bạn cũng đừng phát hoảng, đừng lấy làm lạ. Nếu thấy ngứa mắt, bạn dụi mắt
hoặc túm lấy lông mi giật giật cho đỡ ngứa, sợi mi rụng ra nếu được soi dưới kính
hiển vi thường sẽ thấy vi chấy. Ở các loài vật có lông mao khác như mèo, chó,
cừu... cũng thường có vi chấy ở củ lông.

Để chữa viêm bờ mi, mỗi ngày nên rửa mặt hai lần (trước khi đi làm buổi sáng và
sau khi đi làm về, buổi chiều). Việc rửa mặt bằng khăn vắt kiệt sẽ giúp loại bỏ bụi
bặm. Động tác lau nhẹ trên mắt còn có tác dụng nặn nhẹ chất bã bẩn của bờ mi.

Sau khi rửa mặt buổi sáng, nhỏ vài giọt cloroxit 4 phần nghìn. Cloroxit có phổ
kháng khuẩn rộng, diệt được nhiều loại vi khuẩn.

Nếu mắt ngứa quá, nên tra mỡ mắt tetracyclin. Thuốc này làm tuyến bã giảm bài
tiết quá nhiều. Chất vadơlin của thuốc mỡ làm những con chấy mi bị bí hô hấp và
bị tiêu diệt.
Nụ Hôn & Những Hiểm họa đến từ nó!

Từ ngàn xưa, nụ hôn luôn là phương tiện để bày tỏ tình cảm, là cách biểu lộ cảm
xúc mà không cần diễn tả thành lời. Tuy nhiên, điều mà ít ai có thể ngờ tới, đó
chính là những nguy hiểm tiềm ẩn sau những nụ hôn nồng nàn và lãng mạn đó.

Người ta vẫn gọi bệnh nhiễm khuẩn mono, hay sốt viêm tuyến bạch cầu là "bệnh
hôn". Căn bệnh này do nhiễn virus Epstein - Barr (EBV), sau khi bị nhiễm EBV,
thông thường đa số mọi người đều không có triệu chứng gì.


Tới 95% người trưởng thành có kháng thể với nhiễm khuẩn EBV, mặc dù họ bị
nhiễm loại virus này rất nhiều và không có biểu hiện ốm. Đó chính là một trong
những lý do mà "bệnh hôn" hiện vẫn ít người biết đến.

Sau khi bị nhiễm EBV, chỉ một số ít người phát bệnh với các triệu chứng mệt mỏi,
đau đầu, đau cơ hay khớp, xuất hiện u bạch huyết và đau họng. EBV thường lưu
trú trong nước bọt và truyền qua những nụ hôn, nhưng nó không phải dễ gây ốm
và cũng có thể được truyền bằng nhiều đường khác, như ho hay hắt hơi. Việc ngăn
chặn sự lây lan EBV thực sự không đơn giản bởi nó thường không xuất hiện triệu
chứng nào cả, chỉ khi bị ốm và xét nghiệm người ta mới biết là bệnh gì.

Nhiều bệnh nhiễm virus khác cũng gây ra ốm và có các triệu chứng giống với
bệnh mono, bao gồm bệnh nhiễm virus cytomegalovirus (CMV) và nhiều bệnh
nhiễm virus khác. Để chuẩn đoán đúng "bệnh hôn", người ta cần phải tiến hành
thử máu mới có thể xác định được.

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để và nhanh chóng cho "bệnh hôn",
mặc dù thuốc acetaminophen hay ibuprofen và truyền nước giúp bệnh nhân phục

×