Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư petec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.85 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

HUỲNH LƢƠNG SƠN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TỔNG CÔNG TY
THƢƠNG MẠI KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƢ PETEC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

HUỲNH LƢƠNG SƠN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TỔNG
CÔNG TY THƢƠNG MẠI KỸ THUẬT VÀ ĐẦU
TƢ PETEC



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ KHẢI

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04/2016


iii

CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THẾ KHẢI
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày …. tháng …. năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1


Chủ tịch

2

Phản biện 1

3

Phản biện 2

4

Ủy viên

5

Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


iv

TRƢỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM
PHỊNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 29 tháng 04 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Huỳnh Lƣơng Sơn

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 30/10/1990

Nơi sinh:Đăk Lăk

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1441820063

I- Tên đề tài:
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty
thƣơng mại kỹ thuật và đầu tƣ Petec
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Với nhiệm vụ nghiên cứu phân tích nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại
Tổng công ty thƣơng mại kỹ thuật và đầu tƣ Petec, nội dung luận văn đƣợc thực hiện
theo 3 chƣơng
-Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả của hoạt động kinh doanh và sự cần
thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty Petec.
-Chƣơng 2: Thực trạng về hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty
Petec giai đoạn 2011 – 2015.
-Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại
Tổng công ty Petec giai đoạn 2016 – 2020.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/08/2015

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 29/4/2016
V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thế Khải
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


v

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


vi

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của Trƣờng Đại học Cơng nghệ TP.Hồ Chí Minh, và sự đồng
ý của Thầy giáo hƣớng dẫn TS. Nguyễn Thế Khải tôi đã thực hiện đề tài “Một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty thƣơng mại
kỹ thuật và đầu tƣ Petec”.
Để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô giáo đã tạo điều

kiện, tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn
luyện tại Trƣờng Đại học Cơng nghệ TP.Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hƣớng dẫn TS. Nguyễn Thế Khải đã tận tình,
chu đáo hƣớng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 04 năm 2016
Học viên thực hiện


vii

TĨM TẮT
Ngồi lời mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả của hoạt động kinh doanh và sự cần
thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty Petec.
Sƣu tầm, tổng hợp, so sánh các cơ sở lí thuyết về hiệu quả kinh doanh, từ
đó đánh giá đƣợc hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty nhằm đƣa giải
pháp tốt nhất để áp dụng tại Tổng công ty cũng là điều mong muốn đạt đƣợc của
luận văn.
Chƣơng 2: Thực trạng về hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng cơng ty
Petec giai đoạn 2011 – 2015.
Dựa vào tình hình thực tế tại Tổng công ty cùng với cơ sở lí thuyết đƣợc
nói ở chƣơng I, luận văn đƣa ra các chỉ số từ đó đánh giá tổng thể về tình hình hiệu
quả kinh doanh của Tổng cơng ty nhằm đƣa ra đƣợc những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty trong những năm tiếp theo.
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh doanh xăng dầu tại Tổng
công ty Petec giai đoạn 2016 – 2020.
Chƣơng 3 đã đƣa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tại Tổng công ty
cũng nhƣ một số kiến nghị đối với các chính sách nghị định của nhà nƣớc nhằm
nâng chất lƣợng hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng cơng ty nói riêng cũng nhƣ

phát triển ngành xăng dầu nói chung.


viii

ABSTRACT
Beside the beginning and conclusion, the dissertation is divided three chapter:
Chapter 1: Literature Review for Business activites and necessarity of
enhancing the petroleum business-effectiveness at Petec.
To summarize, collect, brief literature for the general effectiveness as well
as the petroleum business effect in particular. Hence, petroleum business
effectiveness analysis of Petec will be conducted to design best solutions to apply in
Petec. It is also the desire of this dissertation.
Chapter 2: Current situation of petroleum business effectiveness in Petec for
period 2011 – 2015.
In the basis of current situation at Petec and the literature in chapter 1, this
dissertation will result the indexs to generally asses the current situation of business
effectiveness of Petec to propose the solutions for enhancing the petroleum business
effectiveness at Petec in next imcoming years.
Chapter 3: Solutions for enhancing petroleum business effectiveness at Petec
for period 2016 – 2020
To design some significant solutions for enhancing the effectiveness of Petec
as well as the sggestions to govermental at policy, degrels to enhance the quality in
petroleum business effectiveness in Petec particularly, and in petroleum industry
generally.


ix

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................vi
TÓM TẮT ................................................................................................................ vii
ABSTRACT ............................................................................................................ viii
MỤC LỤC ..................................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................xi
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ................................................................................ xii
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
XĂNG DẦU TẠI TỔNG CÔNG TY PETEC ............................................................3
1.1 QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH: ....................................... 3
1.1.1 Quan niệm về hiệu quả: .............................................................................. 3
1.1.2 Hiệu quả kinh doanh ................................................................................... 4
1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................ 12
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG
DẦU ........................................................................................................................ 18
1.2.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: .............................................................. 18
1.2.2 Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh: .................................................... 20
1.2.3 Nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp: ......................................................... 23
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TCT
PETEC ..................................................................................................................... 28
1.3.1 Đặc trưng của mặt hàng xăng dầu ............................................................ 28
1.3.2 Lợi ích của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại TCT Petec . 29
1.4 KINH NGHIỆM TỪ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM PETROLIMEX VỀ VIỆC
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XĂNG DẦU ....................................................... 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI
TỔNG CÔNG TY PETEC TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 ..............................34
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY PETEC .............................................................. 34



x

2.2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TỔNG CÔNG TY PETEC
GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 .......................................................................................... 36
2.2.1 Kết quả kinh doanh của Tổng công ty PETEC trong thời gian qua: ........ 36
2.2.2 Thực trạng về hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty Petec giai
đoạn 2011 – 2015 ............................................................................................... 41
2.2.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ................................ 44
2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động .................................... 46
2.3 CÁC BIỆN PHÁP TỔNG CÔNG TY PETEC ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH TRONG THỜI GIAN QUA...................................................................... 47
2.4 NGUYÊN NHÂN KHIẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TỔNG CÔNG TY
PETEC CHƢA CAO ................................................................................................... 48
2.4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .............................................................. 48
2.4.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp ............................................................... 50
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
XĂNG DẦU TẠI TỔNG CÔNG TY PETEC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 ...............54
3.1 DỰ BÁO THỊ TRƢỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI NĂM 2016 .......................................... 54
3.2 PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XĂNG
DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY PETEC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 ...................................... 55
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI
TỔNG CÔNG TY PETEC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 ..................................................... 56
3.3.1 Nh m các giải pháp nh m tăng doanh thu ............................................... 57
3.3.2 Nh m các giải pháp giảm chi phí.............................................................. 67
3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC ......................................................................... 72
3.4.1 Kiến nghị về hồn thiện chính sách quản lý xăng dầu .............................. 73
3.4.2 Kiến nghị về tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu 74
KẾT LUẬN ...............................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................77


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

2

CF

Chi phí

3

DT

Doanh thu


4

DQ

Dung Quất

5

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

6

KDXD

Kinh doanh xăng dầu

7

LN

Lợi nhuận

8

LNBQ

Lợi nhuận bình qn


9

SLĐ

Số lao động

10

TCT

Tổng cơng ty

11

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

12

VLĐ

Vốn lƣu động

13

XD

Xăng dầu



xii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ xăng dầu năm 2011-2015................................................... 40
Bảng 2.2: Thống kê doanh thu bán xăng dầu năm 2011 - 2015 .................................. 41
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ xuất lợi nhuận của TCT giai đoạn 2011 – 2015 . 41
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của tổng công ty Petec giai
đoạn 2011 – 2015 ......................................................................................................... 44
Bảng 2.5: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2011 – 2015 ......................... 46
Bảng 3.1: Bảng các chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 .......................................................... 56
Bảng 3.2: Báo cáo tồn kho bể trống tại thời điểm 31/12/2015 ..................................... 67


xiii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Kênh phân phối xăng dầu của tổng cơng ty Petec ........................................ 58
Hình 3.2: Mơ hình phân phối xăng dầu đề xuất với Tổng công ty ............................... 60


1

MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Với nền khoa học phát triển nhƣ hiện nay thì con ngƣời hồn tồn có khả năng
tiềm kiếm những nguồn năng lƣợng khác thay thế xăng dầu nhƣ hạt nhân, năng lƣợng
mặt trời. Tuy nhiên, trong vài thập kỉ tới đây xăng dầu vẫn sẽ là nguồn năng lƣợng
chính. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự gia tăng ở mức cao nhu cầu về

nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng.. vì vậy nhu cầu về xăng dầu và các sản
phẩm dầu mỏ tăng nhanh về cả số lƣợng và chủng loại. Xăng dầu đóng vai trị quan
trọng trong cơng cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc.
Ở nƣớc ta với quá trình hiện đại hóa cơng nghiệp hóa đất nƣớc, nhu cầu sử dụng
xăng dầu là không thể thiếu đƣợc, đặc biệt với các nghành giao thông, công nghiệp…
Mặt khác với nền kinh tế phát triển của nƣớc ta hiện nay thì nhu cầu về phƣơng tiện
giao thơng ngày một tăng góp phần khơng nhỏ đến nhu cầu sử dụng xăng dầu.
Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, kinh doanh quốc tế ngày càng
đƣợc mở rộng và giữ vai trò quan trọng. Vai trị đó ngày càng đƣợc khẳng định khi
nhờ nó mà nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành, nhiều nền kinh tế quốc gia có cơ hội
phát triển. Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc mở rộng giao thƣơng với các đối tác
nƣớc ngoài là việc tất yếu khách quan.
Xăng dầu là mặt hàng chiến lƣợc có vai trị chi phối với tất cả các ngành trong
nền kinh tế, đời sống xã hội dân cƣ, là mặt hàng gần nhƣ có cung và giá cả phụ
thuộc vào thị trƣờng thế giới. Từ cuối năm 2010 đến nay, giá xăng dầu trên thị
trƣờng thế giới liên tục biến động và ảnh hƣởng rất lớn đến giá cả trong nƣớc cũng
nhƣ chính sách kiềm chế và ổn định lạm phát của Chính phủ. Tổng cơng ty Petec là
đơn vị đƣợc phép kinh doanh xăng dầu, trải qua các năm hoạt động Công ty cũng đã
không ngừng cố gắng trong việc tìm hƣớng khai khác, tìm hiểu thị trƣờng nâng cao
hiệu quả và quy mô kinh doanh để hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng nhu cầu xăng
dầu phục vụ kinh tế.


2

Tuy nhiên do những biến động khách quan của thị trƣờng thế giới cũng nhƣ
những nhân tố chủ quan của Cơng ty nhƣ khả năng tích luỹ tài chính cịn hạn chế,
đối tác kinh doanh cũng chƣa đa dạng và cịn chịu sự chi phối của chính sách của
Nhà nƣớc nên Cơng ty gặp nhiều khó khăn trong q trình kinh doanh, xây dựng

chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả.
Nhằm tháo gỡ những khó khăn và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Tổng công ty Thƣơng mại Kỹ thuật và Đầu tƣ Petec, đòi hỏi cần phải có
những giải pháp thích hợp. Vì lý do đó, đề tài luận văn: “Một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty Thƣơng mại Kỹ
thuật và Đầu tƣ Petec” đã đƣợc lựa chọn và nghiên cứu.
Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh
doanh của TCT Petec trong thời gian qua, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của Cơng ty.
- Nội dung nghiên cứu
Ngồi lời mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ
sau:
I. Cơ sở lý luận về hiệu quả của hoạt động kinh doanh và sự cần thiết phải
nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty Petec.
II. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty Petec giai
đoạn 2011 – 2015.
III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty
Petec giai đoạn 2016 – 2020.
- Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích và so sánh. Các số liệu phục vụ quá
trình nghiên cứu lấy từ báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2011 – 2015, từ sách báo,
tạp chí có liên quan tới luận văn.


3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
XĂNG DẦU TẠI TỔNG CÔNG TY PETEC

1.1 Quan điểm về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh:
1.1.1 Quan niệm về hiệu quả:
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục
tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều
kiện nhất định. Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên nhiều góc độ khác
nhau để xem xét. Nếu xét theo hiệu quả cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số
giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Đứng trên góc độ này thì hiệu
quả đồng nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế cao hay thấp phụ thuộc vào
trình độ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý trong các doanh
nghiệp (Nguyễn Cảnh Hiệp 2014).
Chỉ tiêu hiệu quả là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh đồng thời là phạm trù kinh
tế gắn liền với sản xuất hàng hóa, phản ánh trình độ của nền sản xuất hàng hóa, sản
xuất hàng hóa có phát triển hay khơng là do hiệu quả đạt đƣợc cao hay thấp, chỉ tiêu
hiệu quả phản ánh cả về mặt định lƣợng và cả về mặt định tính. Về mặt định lƣợng,
hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh phản ánh mối tƣơng quan giữa kết quả thu
đƣợc và chi phí bỏ ra. Về mặt định tính, nó phản ánh ảnh hƣởng của hoạt động sản
xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu về mục tiêu kinh tế và mục
tiêu chính trị - xã hội.
Khi đứng trên phạm vi khác nhau để xem xét vấn đề hiệu quả thì có thể chia
hiệu quả ra nhiều loại khác nhau:
- Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc gia để xem xét thì
phạm vi hiệu quả sẽ là hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả chính trị. Cả hai hiệu quả
này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Trong thời
kỳ bao cấp, nƣớc ta coi trọng hai hiệu quả này trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


4

Trong điều kiện hiện nay thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần theo định

hƣớng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc
bên cạnh việc đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh doanh cần phải chú ý đến
hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả chính trị. Đối với các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa, các
doanh nghiệp hoạt động đều nhằm mục đích hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh
doanh, còn một số doanh nghiệp nhà nƣớc nhằm thực hiện một số chỉ tiêu về hiệu
quả kinh tế xã hội.
- Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố, từng doanh nghiệp riêng lẻ thì có phạm
trù hiệu quả kinh tế và phạm trù hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế là những lợi ích kinh tế đạt đƣợc sau khi bù đắp những khoản
chi phí về lao động xã hội. Hiệu quả kinh tế xác định thông qua so sánh giữa các chỉ
tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt đƣợc từ
các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh chính là hiệu
quả lao động xã hội đƣợc xác định bằng việc so sánh giữa lƣợng lao động hữu ích
cuối cùng thu đƣợc với hao phí lao động xã hội.
Nhƣ vậy đứng trên các khía cạnh khác nhau ngƣời ta có thể có quan điểm về
hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý khi giải quyết vấn đề hiệu
quả cần phải có kết hợp hài hịa giữa lợi ích trƣớc mắt với lợi ích lâu dài, giữa lợi
ích trung ƣơng với lợi ích địa phƣơng, giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể với lợi
ích quốc gia.
1.1.2 Hiệu quả kinh doanh
1.1.2.1 Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh
Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội:
- Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Biểu hiện chung cho hiệu quả kinh tế cá biệt là doanh lợi mà mỗi
doanh nghiệp đạt đƣợc.


5


- Hiệu quả kinh tế xã hội do kinh doanh đem lại là sự đóng góp của hoạt động
kinh doanh để phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động,
tăng ngân sách và cải thiện đời sống nhân dân.
Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có quan hệ nhân quả
và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc gia chỉ có thể đạt đƣợc trên cơ
sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp nhƣ một tế bào
của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ đóng góp vào hiệu quả
chung của nền kinh tế. Đó chính là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa lợi
ích bộ phận với lợi ích tổng thể. Tính hiệu quả của nền kinh tế xuất phát từ chính
hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và một nền kinh tế vận hành tốt là môi trƣờng thuận
lợi để doanh nghiệp hoạt động và ngày càng phát triển (Học Viện Tài chính, 2013).
Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải thƣờng xuyên
quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích riêng hài hịa với lợi ích
chung.
1.1.2.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tham gia vào hoạt động kinh tế, nói chung bất cứ đơn vị nào cũng hƣớng tới
mục tiêu lợi nhuận. Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng các doanh nghiệp
theo đuổi. Với một đồng vốn bỏ vào kinh doanh, ai cũng muốn nó mang lại nhiều
lợi nhuận nhất. Muốn đạt đƣợc điều đó, các doanh nghiệp không ngừng đầu tƣ cho
nghiên cứu thị trƣờng, thay đổi quy trình, cơng nghệ, cải tiến sản phẩm, cắt giảm
chi phí sản xuất, cũng nhƣ các chi phí liên quan…Tất cả những điều đó, nói một
cách khác là sự sắp xếp, hợp lý hóa q trình sản xuất kinh doanh. “Hiệu quả kinh
doanh” là một thuật ngữ để đánh giá, xem xét mức độ hợp lý hóa q trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Dƣới nhiều góc độ khác nhau, có rất nhiều quan điểm, ý kiến về thuật ngữ
“hiệu quả kinh doanh” này. Có thể kể đến một số quan điểm sau đây:
Quan điểm thứ nhất cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt đƣợc trong
hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa” (Nguyễn Thị Hƣờng 2003,
tr.318). Quan điểm đã thể hiện đƣợc mối liên hệ giữa doanh thu và hiệu quả kinh



6

doanh. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh là nhƣ nhau nếu các hoạt động
kinh doanh cùng mang lại một mức doanh thu. Có thể thấy, trên thực tế để mang lại
cùng một mức doanh thu nhƣng doanh nghiệp phải có sự đầu tƣ khác nhau cho các
hoạt động khác nhau. Mức đầu tƣ đó chính là chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt
đƣợc doanh thu. Chƣa phản ánh đƣợc điều này chính là hạn chế của quan điểm trên
về hiệu quả kinh doanh.
Quan điểm thứ hai cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần
tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí” (Nguyễn Thị Hƣờng 2003,
tr.318). So với quan điểm thứ nhất, quan điểm này đã thể hiện đƣợc mối liên hệ
giữa doanh thu và chi phí. Nó phản ánh đƣợc trình độ sử dụng đồng vốn tăng thêm
của doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp ra quyết định có nên đầu tƣ mở
rộng hoạt động đó hay khơng. Mặc dù vậy, quan điểm này vẫn cịn hạn chế nhất
định, đó là việc nó mới chỉ phản ánh mối liên hệ giữa chi phí và doanh thu bổ sung
mà chƣa phản ánh đƣợc mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí ban đầu. Mà trên thực
tế, ban đầu doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tƣ tới một ngƣỡng nhất định mới có thể
có doanh thu bƣớc đầu.
Quan điểm thứ ba cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một đại lƣợng so sánh
giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó” (Nguyễn Thị Hƣờng,
2003, tr.318). Quan điểm này đã phản ánh đƣợc mối liên hệ giữa doanh thu và chi
phí bỏ ra để có kết quả đó. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh chính là lợi
nhuận thu đƣợc từ hoạt động đó. So với hai quan điểm trên, quan điểm này đã phản
ánh đƣợc mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này cho thấy,
với những hoạt động khác nhau, với cùng một lƣợng vốn bỏ ra mà thu về cùng một
lƣợng giá trị thì các hoạt động kinh doanh đó đã có hiệu quả nhƣ nhau. Nhƣng trên
thực tế, điều này là khơng chính xác. Quan điểm về hiệu quả kinh doanh này chƣa
thể hiện đƣợc vai trò của các yếu tố khác nhƣ thời gian thu đƣợc kết quả, quy mô
hoạt động… Đây cũng chính là hạn chế của quan điểm này.

Quan điểm thứ tƣ cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh
mối liên hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí bỏ ra để đạt


7

kết quả đó, đồng thời phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất” (Nguyễn
Thị Hƣờng 2003, tr.319) . Về cơ bản, quan điểm này đã phản ánh đƣợc mối liên hệ
bản chất về hiệu quả kinh doanh giữa doanh thu và chi phí cũng nhƣ sự vận động
của hai yếu tố này, đồng thời còn phản ánh đƣợc trình độ sử dụng các nguồn lực của
doanh nghiệp. Tuy vậy, hạn chế của nó là chƣa thể hiện đƣợc mối quan hệ chặt chẽ
giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội.
Với bốn quan điểm trên về hiệu quả kinh doanh, chúng ta vẫn chƣa tìm đƣợc
đáp án chung và chính xác nhất để nói về hiệu quả kinh doanh. Một cách tổng quát,
có thể nói rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp
để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất”
(Nguyễn Thị Hƣờng 2003, tr.319). Nó là thƣớc đo phản ánh trình độ tổ chức, quản
lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quan điểm này đã phản ánh đƣợc mối
liên hệ bản chất giữa việc sử dụng các nguồn lực và kết quả do nó mang lại, đồng
thời cũng thể hiện đƣợc trình độ sử dụng các nguồn lực cũng nhƣ phản ánh đƣợc
mối liên hệ giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội.
Trên góc độ nền kinh tế quốc gia, hiệu quả kinh doanh phải phản ánh mức độ thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân và toàn xã hội về cả chất lƣợng lẫn số
lƣợng. Hiệu quả đƣợc xem xét trên cơ sở lợi ích tồn xã hội, làm sao để đạt đƣợc
mức phát triển lớn nhất với nguồn lực xã hội thấp nhất.
1.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
a. Căn cứ theo phƣơng pháp tính hiệu quả
Theo căn cứ này, bao gồm hiệu quả tƣơng đối và hiệu quả tuyệt đối.
Hiệu quả tuyệt đối

Hiệu quả tuyệt đối là đại lƣợng thể hiện sự chênh lệch giữa kết quả thu đƣợc
và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó đối với mỗi phƣơng án kinh doanh, trong
từng thời kỳ với từng doanh nghiệp khác nhau. Hiệu quả tuyệt đối đƣợc thể hiện
qua tƣơng quan chênh lệch của kết quả và chi phí, nói cách khác đó là sự chênh lệch


8

giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Có thể hiểu hiệu quả tuyệt đối qua cơng thức
tính sau:
E = KQ – CF (*)
Trong đó:
- E: hiệu quả tuyệt đối, là chỉ tiêu trực tiếp đo lƣờng lợi nhuận doanh nghiệp thu
đƣợc sau mỗi kỳ kinh doanh. Hiệu quả tuyệt đối thƣờng đƣợc đo bằng các đơn vị
tiền tệ nhƣ: triệu đồng, tỷ đồng, triệu USD…
- KQ: Tổng các kết quả thu đƣợc bao gồm: doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh
thu từ hoạt động tài chính, các khoản thu khác… Kết quả thƣờng đƣợc đo bằng các
đơn vị tiền tệ nhƣ: triệu đồng, tỷ đồng, triệu USD…
- CF: Tổng các chi phí bỏ ra để thu đƣợc kết quả trên bao gồm: tiền mua hàng, chi
phí vận chuyển, chi phí mua bảo hiểm hàng hóa, chi phí lƣu kho, bảo quản hàng, chi
phí lãi vay ngân hàng, chi phí mua ngồi, tiền lƣơng cơng nhân viên… Chi phí
thƣờng đƣợc đo bằng các đơn vị tiền tệ nhƣ: triệu đồng, tỷ đồng, triệu USD…
Cần lƣu ý rằng, trong kinh doanh, doanh thu và chi phí có thể đƣợc đo lƣờng
bằng các đơn vị tiền tệ khác nhau, nhƣng khi tính hiệu quả tuyệt đối cần đƣa về
cùng một đơn vị tiền để tính. Khi kết quả và chi phí đƣợc đo bằng đồng tiền nào để
tính thì hiệu quả cũng đƣợc tính bằng đồng tiền đó.
Hiệu quả tương đối
Hiệu quả tƣơng đối là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất
của doanh nghiệp. Với CF và KQ nhƣ trong công thức (*) ở trên, có 2 cách tính
hiệu quả tƣơng đối với các ý nghĩa khác nhau:

Chỉ tiêu 1:
H1 = KQ/CF
Về mặt ý nghĩa chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ mang lại bao
nhiêu đồng kết quả. Điều này cũng có nghĩa rằng chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả
kinh doanh, đồng thời thể hiện sức sản xuất của các yếu tố đầu vào, cũng nhƣ việc
sử dụng vốn của doanh nghiệp.


9

Một doanh nghiệp đƣợc coi là hoạt động có hiệu quả khi doanh nghiệp đó hoạt
động có lãi. Nói cách khác, ít nhất doanh nghiệp đó phải đảm bảo đƣợc doanh thu
đủ bù đắp chi phí. Về mặt tốn học, điều đó có nghĩa là kết quả doanh nghiệp đạt
đƣợc phải hớn hơn chi phí bỏ ra (hay KQ > CF). Vì vậy, một doanh nghiệp đƣợc
coi là hoạt động hiệu quả khi chỉ tiêu H1 nêu trên có giá trị lớn hơn 1. Chỉ tiêu này
càng cao thể hiện doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả và ngƣợc lại.
Chỉ tiêu 2:
H2 = CF/KQ
Về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này là chỉ tiêu phản ánh ngƣợc của chỉ tiêu trên. Chỉ
tiêu này cho biết để thu đƣợc về một đồng kết quả, doanh nghiệp phải bỏ ra bao
nhiêu đồng chi phí. Với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất kinh doanh hợp lý,
thì một đồng vốn bỏ vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nhiều đồng kết quả hơn so
với các doanh nghiệp khác. Ngƣợc lại với chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này càng thấp thể
hiện hiệu quả kinh doanh, sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.
Dƣới góc độ tốn học, khi giá trị của H 2 nhỏ hơn 1 cho thấy chi phí doanh
nghiệp bỏ ra ít hơn kết quả thu về (có nghĩa là CF < KQ), cũng có nghĩa doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả.
b. Căn cứ theo phạm vi tính hiệu quả
Theo phạm vi, hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh doanh tổng hợp và
hiệu quả kinh doanh bộ phận.

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Là hiệu quả kinh doanh tính chung cho tồn doanh nghiệp, cho tất cả các bộ
phận trong doanh nghiệp. Nó cho biết kết quả thực hiện các mục tiêu doanh nghiệp
đề ra trong một giai đoạn nhất định.
Hiệu quả kinh doanh bộ phận
Là hiệu quả kinh doanh đƣợc tính cho từng bộ phận, từng hoạt động kinh
doanh trong doanh nghiệp, hoặc với từng yếu tố sản xuất của doanh nghiệp nhƣ
vốn, lao động… Hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả từng hoạt


10

động, từng yếu tố riêng lẻ chứ không phản ánh đƣợc hết hiệu quả của toàn doanh
nghiệp.
Giữa hiệu quả kinh doanh bộ phận và hiệu quả kinh doanh tổng hợp có mối
liên hệ mật thiết. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp tăng hay giảm có thể phản ánh một
phần sự thay đổi của hiệu quả kinh doanh bộ phận. Mặc dù phản ánh chi tiết và
chính xác hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất riêng biệt cũng nhƣ sự đóng góp của
chúng, nhƣng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận không phản ánh đƣợc một cách
tổng quát khả năng, trình độ sử dụng nguồn lực vào sản xuất kinh doanh cũng nhƣ
hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp.
c. Căn cứ theo thời gian mang lại hiệu quả
Khi tính tốn hiệu quả, ngồi phạm vi tính tốn thì giới hạn thời gian là một
yếu tố quan trọng phản ánh chính xác hiệu quả doanh nghiệp đạt đƣợc. Theo căn cứ
thời gian này, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm hiệu quả trƣớc mắt và lâu
dài.
Hiệu quả kinh doanh trước mắt
Hiệu quả kinh doanh trƣớc mắt là hiệu quả đƣợc đánh giá, xem xét trong
khoảng thời gian ngắn trƣớc mắt. Kết quả đƣợc xem xét là kết quả mang tính tạm
thời. Để có thể phát triển ổn định, bền vững, để đạt đƣợc các mục tiêu trƣớc mắt

cũng nhƣ các mục tiêu trong chiến lƣợc phát triển lâu dài, các nhà quản trị ngồi
việc tính tốn để đạt các mục tiêu trƣớc mắt còn phải cân nhắc để đảm bảo hiệu quả
lâu dài của doanh nghiệp mình.
Hiệu quả kinh doanh lâu dài
Hiệu quả kinh doanh lâu dài là hiệu quả đƣợc xem xét trong một phạm vi thời
gian khá dài, thƣờng gắn với các chiến lƣợc, kế hoạch phát triển bền vững của
doanh nghiệp. Không thể lấy hiệu quả ngắn hạn để phản ánh hiệu quả lâu dài, bởi vì
trên thực tế, tình hình thị trƣờng cũng nhƣ môi trƣờng kinh doanh luôn biến động,
thay đổi. Không phải giai đoạn kinh doanh nào cũng nhƣ nhau. Với lí do này, hiệu
quả kinh doanh lâu dài sẽ phản ánh chính xác và đầy đủ hơn hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.


11

d. Căn cứ theo giác độ đánh giá hiệu quả
Theo căn cứ này, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hiệu quả tài
chính và hiệu quả kinh tế xã hội.
Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính cũng chính là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, đây là hiệu quả đƣợc xem xét, phân tích dƣới góc độ doanh nghiệp. Với
hoạt động kinh doanh, hiệu quả tài chính chính là mối liên hệ giữa các lợi ích mà
doanh nghiệp nhận đƣợc từ hoạt động kinh doanh đó và chi phí doanh nghiệp bỏ ra.
Đối với doanh nghiệp, tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả tài chính chính là lợi nhuận.
Đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp hƣớng tới, cũng là mối
quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp nói chung.
Hiệu quả chính trị - xã hội
Hiệu quả chính trị - xã hội là hiệu quả đƣợc xem xét dƣới góc độ xã hội. Đó
chính là lợi ích mà hoạt động kinh doanh mang lại cho xã hội, là sự đóng góp vào
việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của ngƣời dân. Các lợi ích mà hoạt động

kinh doanh có thể mang lại cho xã hội nhƣ: góp phần phát triển sản xuất, đổi mới cơ
cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện điều
kiện sống cho nhân dân, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc. Một
doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp
cho ngân sách nhà nƣớc dƣới hình thức là các loại thuế nhƣ thuế doanh thu, thuế lợi
tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Nhà nƣớc sẽ sử dụng những
khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản
xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân (Chu Huy Phƣơng 2012).
Ngồi việc tạo cơng ăn việc làm cho ngƣời lao động đòi hỏi các doanh nghiệp
làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của ngƣời lao động. Xét
trên phƣơng diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của ngƣời dân thể hiện qua chỉ
tiêu nhƣ gia tăng thu nhập bình quân trên đầu ngƣời, gia tăng đầu tƣ xã hội, mức
tăng trƣởng phúc lợi xã hội…


12

Giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả chính trị - xã hội là mối liên hệ gắn bó.
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp vì theo đuổi mục tiêu hiệu quả tài chính mà bỏ
quên hiệu quả chính trị - xã hội. Họ sẵn sàng cắt giảm chi phí bằng cách bỏ qua việc
xử lý các hậu quả do hoạt động sản xuất gây nên nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm
nguồn nƣớc…
1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3.1 Các chỉ tiêu tổng hợp
a. Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế mang tính tổng hợp, phản ánh tồn bộ
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Học viện tài chính 2013).
Lợi nhuận đƣợc tính theo cơng thức sau:
LN = DT – CF
Trong đó:

LN: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
DT: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
CF: Chi phí cho hoạt động kinh doanh, đƣợc tính bằng tổng của các khoản
chi phí nhƣ: giá mua hàng hóa, các chi phí vận chuyển, bảo hiểm, lƣu kho, bảo
quản, chi phí trả lƣơng nhân viên, các khoản thuế phải nộp, các tổn thất khác trong
kỳ liên quan hoạt động kinh doanh.
LN, DT, CF đƣợc tính bằng các đơn vị tiền tệ nhƣ: triệu đồng, tỷ đồng, triệu
USD, tỷ USD… Dù DT, CF đƣợc đo lƣờng bằng các đơn vị tiền tệ khác nhau,
nhƣng khi tính tốn LN đạt đƣợc, cần chú ý đƣa về cùng một đơn vị tính, một loại
tiền. Khi đó, lợi nhuận đƣợc tính bằng đồng tiền chung quy về đó.
Trong kinh doanh, lợi nhuận các doanh nghiệp thu đƣợc sau mỗi kỳ kinh
doanh là rất khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lợi nhuận có thể mang giá
dƣơng, nhƣng cũng có thể mang giá trị âm. Khi nó dƣơng, điều đó có nghĩa là
doanh nghiệp hoạt động có lãi, có hiệu quả. Khi lợi nhuận mang trị số âm, điều đó
thể hiện doanh nghiệp đang thua lỗ, hoạt động khơng đạt hiệu quả, nếu duy trì tình
trạng này trong thời gian dài, có thể sẽ dẫn doanh nghiệp đến phá sản.


×