Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 160 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

NGUYỄN NGỌC THẾ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
DÂN DỤNG & CƠNG NGHIỆP

MÃ SỐ NGÀNH: 60580208

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

NGUYỄN NGỌC THẾ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ
THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
DÂN DỤNG & CƠNG NGHIỆP


MÃ SỐ NGÀNH: 60580208
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LƯƠNG ĐỨC LONG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10/2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS LƯƠNG ĐỨC LONG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM,
Ngày 04 tháng 10 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Ngô Quang Tường: Chủ tịch Hội đồng.
2. TS. Nguyễn Quốc Định: Phản biện 1.
3. TS. Trần Quang Phú: Phản biện 2.
4. TS. Nguyễn Thanh Việt: Ủy viên.
5. TS. Nguyễn Việt Tuấn: Ủy viên, Thư ký.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS. Ngơ Quang Tường


TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


----------------

---------------TP.HCM, ngày … tháng … năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYỄN NGỌC THẾ

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20/9/1985

Nơi sinh: Bình Phước

Chun ngành: Kỹ thuật XDCT Dân Dụng & Cơng Nghiệp. MSHV: 1441870014
I. Tên đề tài:
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đô thị
trên địa bàn tỉnh Bình Phước”
II. Nhiệm vụ và nội dung:
- Nghiên cứu tổng quan về những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đô thị
trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đơ thị trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất các phương pháp giảm ảnh hưởng những yếu tố gây ảnh hưởng.
- Kết luận và kiến nghị áp dụng kết quả để xử lý triệt để hoặc phần nào hạn chế tối đa
phát sinh đến quản lý trật tự xây dựng đơ thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
III. Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017.
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 04/10/2017.
V. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS LƯƠNG ĐỨC LONG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công việc do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy PGS. TS LƯƠNG ĐỨC LONG
Các kết quả trong luận văn là đúng sự thật và chưa được công bố ở các nghiên
cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công việc thực hiện của mình.

Tp. HCM, ngày…… tháng……năm 2017

NGUYỄN NGỌC THẾ


ii

LỜI CẢM ƠN

Xin cám ơn Thầy PGS. TS LƯƠNG ĐỨC LONG đã hướng dẫn tôi thực hiện
đề tài mà tôi mong muốn sẽ áp dụng thực tiễn trong công việc, Thầy là người đã tận
tụy giúp tơi hệ thống hóa lại kiến thức về quản lý, định lượng phân tích và hiểu biết
thêm về nhiều điều mới trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô thuộc Viện Đào tạo Sau đại học,
Khoa Xây dựng trường Đại Học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tơi trong quá trình học và nghiên cứu khoa học tại đây.
Cảm ơn các anh/chị/em trong các Phòng Thanh tra xây dựng tỉnh Bình Phước,
Phịng Quản lý đơ thị/ Phịng Kinh tế & Hạ tầng, Đội Thanh tra xây dựng thuộc các

huyện/thị tỉnh Bình Phước cũng như những anh/chị/em trong cơ quan đã nhiệt tình
cung cấp các thơng tin, ý kiến trong bảng câu hỏi, nhờ đó có được bộ số liệu giúp
hoàn thành được nội dung này.
Luận văn thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự nỗ lực tối đa
của bản thân, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót. Kính mong Q Thầy
Cơ chỉ dẫn thêm để tơi bổ sung những kiến thức và hồn thiện bản thân mình hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Tp. HCM, ngày……tháng…… năm 2017

NGUYỄN NGỌC THẾ


iii

TĨM TẮT

Trong những năm qua, cơng tác quản lý xây dựng và quản lý đơ thị trên địa
bàn tỉnh Bình Phước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều khu đô thị, khu dân
cư, khu công nghiệp và cụm công nghiệp được hình thành và khơng ngừng phát
triển. Cơng tác quản lý trật tự trong lĩnh vực xây dựng và quản lý đô thị được tỉnh
hết sức quan tâm chú trọng. Việc quản lý quy hoạch, quản lý chất lượng cơng trình,
quản lý cấp phép xây dựng đã tạo ra bộ mặt đơ thị Bình Phước ngày càng khang
trang sạch đẹp, môi trường sống từng bước được cải thiện đáng kể, bước đầu góp
phần khơng nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại, hạn chế tình
trạng vi phạm trật tự xây dựng cịn xảy ra khá phổ biến, nhiều cơng trình và nhà ở
riêng lẻ xây dựng không phép, sai phép, nhiều vi phạm phát hiện, xử lý không kịp
thời, chưa xử lý kiên quyết triệt để. Chính quyền địa phương cịn có biểu hiện
buông lỏng quản lý, nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, quản lý nhà nước kém

hiệu lực, hiệu quả.
Đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đô thị
trên địa bàn tỉnh Bình Phước” có trọng tâm là nghiên cứu các yếu tố chính, các
ngun nhân ảnh hưởng đến cơng tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.
Nghiên cứu đã nhận dạng được 41 nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
Chương trình. Qua thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát và ứng dụng phương pháp


iv

phân tích nhân tố chính (PCA) với phép xoay Varimax, tác giả đã xác định được 32
yếu tố chính và chia thành 05 nhóm có tổng phương sai giải thích là 68,985%.
Cuối cùng tác giả thực hiện phân tích khái quát ý nghĩa sự ảnh hưởng của các
nhóm yếu tố đến quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trên
cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện chương trình
này.


v

ABSTRACT
Over the past years, the management of construction and urban management
in Binh Phuoc province has made many positive changes. Many urban areas,
residential areas, industrial parks and industrial clusters are formed and are
constantly developing. The work of managing the order in the field of construction
and urban management is paid great attention by the province. The management of
planning, management of construction quality, management of building permits has
created a more spacious and clean urban area, the living environment has been
improved remarkably, initially contributing to Not small in the socio-economic

development of the province in the process of industrialization and modernization
of the country.
However, besides the achieved results, there still exist, limiting the violation
of construction order is still quite common, many works and individual housing
construction is not allowed, false permissions, many Violation of detection,
handling is not timely, not resolved thoroughly resolute. Local authorities also
show signs of loosening management, eloquence, avoidance, shifting of
responsibility, inefficient and effective state management.
The topic "Studying the factors affecting the management of urban
construction order in Binh Phuoc province" focuses on studying the main factors,
factors affecting the management of bad Self-built urban area in Binh Phuoc
province.
The study identified 41 factors that affected the progress of the program. By
collecting, analyzing survey data and applying the main factor analysis (PCA)


vi

method with Varimax rotation, the author identified 32 key factors and divided into
05 groups with total variance explained as 68,985%.
Finally, the author makes a general analysis of the influence of factors groups
on the management of urban construction order in Binh Phuoc province. On that
basis, propose solutions to accelerate the implementation of this program.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii

TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vii
DANH MỰC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ xi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................................ xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH - BIỂU ĐỒ............................................................... xiv
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU.............................................................................................. 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................... 2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
1.3.1 Xây dựng mơ hình khảo sát....................................................................................3
1.3.2 Thu thập thơng tin khảo sát ................................................................................... 4
1.3.3 Xây dựng bảng câu hỏi.......................................................................................... 4
1.3.4 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi.......................................................................... 4
1.3.5 Phân tích và xử lý số liệu ....................................................................................... 4
1.4. PHẠM VI NGHÊN CỨU ........................................................................................ 5
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT ÁP DỤNG............................. 6
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 6


viii

1.6.1 Về mặt học thuật .................................................................................................... 6
1.6.2 Về mặt thực tiễn ..................................................................................................... 7
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH .................................................... 8
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM CƠ BẢN ............... 8
2.2 TĨM LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH BÌNH
PHƯỚC.........................................................................................................................11
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐƠ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƯỚC .................................................................................................... 14
2.4 CÁC BÊN VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TRẬT TỰ XÂY

DỰNG TỈNH BÌNH PHƯỚC ...................................................................................... 20
2.5 KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI............................................ 23
2.5.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản .................................................................................. 23
2.5.2 Kinh nghiệm của Singgapore ............................................................................... 23
2.6 TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................. 31
2.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước về quản lý trật tự xây dựng đô thị .................. 31
2.6.2 Tình hình nghiên cứu nước ngồi về quản lý trật tự xây dựng đô thị ................. 32
2.7 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ....................................................................................... 37
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................... 37
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU BẢNG CÂU HỎI .................................................. 38
3.2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ......................................................... 39
3.3. NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI .............................................................................. 41


ix

3.3.1 Thang đo ............................................................................................................... 42
3.3.2 Thành phần bảng câu hỏi và mã hóa dữ liệu bảng câu hỏi .................................. 42
3.3.3 Phân tích ý nghĩa của các yếu tố ảnh hưởng ........................................................ 46
3.3.4 Xây dựng bảng câu hỏi......................................................................................... 56
3.4 THU THẬP DỮ LIỆU ............................................................................................ 58
3.4.1 Xác định kích thước mẫu ..................................................................................... 58
3.4.2 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu ................................................................................... 59
3.4.3 Cách thức thu thập dữ liệu .................................................................................. 60
3.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU........................................ 61
3.5.1 Đánh giá thang đo ................................................................................................ 61
3.5.2 Phân tích nhân tố chính ........................................................................................ 62
3.5.2.1 Giới thiệu ........................................................................................................... 62
3.5.2.2 Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau ............................... 63
3.5.2.3 Kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu trước khi phân tích nhân tố chính................. 64

3.5.2.4 Phân tích ma trận tương quan ........................................................................... 64
3.5.2.5 Mơ hình nhân tố ................................................................................................ 65
3.5.2.6 Cách rút trích nhân tố ........................................................................................ 66
3.5.2.7 Xoay các nhân tố ............................................................................................... 66
3.5.2.9 Tiêu chí để đánh giá ý nghĩa của factor loadings.............................................. 67
3.5.2.10 Trọng số nhân tố.............................................................................................. 68
3.5.2.11 Phân tích hồi quy ............................................................................................. 68


x

3.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG III...................................................................................... 70
CHƯƠNG IV: THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................... 71
4.1 KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM .................................................................................. 72
4.2 THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH QUA KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ....................... 75
4.2.1 Chọn lọc dữ liệu ................................................................................................... 75
4.2.2 Đặc điểm người trả lời ......................................................................................... 76
4.2.3 Kết quả khảo sát độ tin cậy Cronbach’s Alpha .................................................... 80
4.2.4 Kiểm định thang đo .............................................................................................. 85
4.3 PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHÍNH ................................................................... 88
4.3.1 Q trình thực hiện phân tích nhân tố chình ........................................................ 88
4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khi xoay nhân tố......................................................... 91
4.4 THỨ TỰ QUAN TRỌNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THEO TRỊ TRUNG
BÌNH ........................................................................................................................... 908
4.5. PHÂN TÍCH HỒI QUY ....................................................................................... 101
4.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG IV ................................................................................... 107
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ............. 108
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 108
6.1.Kết luận ................................................................................................................. 115

6.2. Kiến nghị cho các nghiên cứu sâu hơn ................................................................ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 115


xi

DANH MỤC VIẾT TẮT



Quyết định

XDCB

Xây dựng cơ bản

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

TTXD

Thanh tra xây dựng

NĐCP

Nghị định Chính phủ

BCH


Bảng câu hỏi


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê đơn vị hành chính tỉnh Bình Phước (Nguồn: Website tỉnh Bình
Phước). .............................................................................................................. ......15
Bảng 3.1 Mã hóa dữ liệu………………………………………………………….43
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát thử nghiệm giá trị mean khả năng ảnh hưởng……….73
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát thử nghiệm của hệ số Cronbach’s Anpha……………74
Bảng 4.3. Độ tuổi của đối tượng khảo sát…………………………………………77
Bảng 4.4. Trình độ của đối tượng khảo sát…………………………………..……78
Bảng 4.5. Thâm niên của đối tượng khảo sát……………………………………..79
Bảng 4.6. Hệ số cronbach’s alpha của dữ liệu…………………………………….81
Bảng 4.7. Hệ số cronbach’s alpha của dữ liệu…………………………………….82
Bảng 4.8. Hệ số cronbach’s alpha của dữ liệu…………………………………….83
Bảng 4.9. Hệ số cronbach’s alpha của dữ liệu…………………………………….84
Bảng 4.10. Hệ số cronbach’s alpha của dữ liệu…………………………………...84
Bảng 4.11. Bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha……………………………………86
Bảng 4.12. Bảng tính hệ số tương quan biến tổng………………………………..86
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần cuối………………………..89
Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra giá trị Communalities................................................89
Bảng 4.15. Kết quả ma trận xoay nhân tố................................................................91
Bảng 4.16: Phương sai tích lũy……………………………………………………91
Bảng 4.17. Thứ tự theo trị trung bình ……………………………………………...…98


xiii


Bảng 4.18 Các biến nhập vào trong phân tích hồi quy…………………………101
Bảng 4.19. Mơ hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter………………………102
Bảng 4.20. Hồi quy tuyến tính theo phương pháp Enter..………………………103
Bảng 4.21. Kiểm định ANOVAb………………………………………………..104


xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH - BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Người dân ấp 2, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước xây
dựng nhà ở (Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước)..........................15
Hình 2.2: Lực lượng của bộ phận thanh tra xây dựng thuộc Phòng Quản lý đơ thị
thị xã kiểm tra các cơng trình xây dựng tại Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước (Nguồn:
Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước)............................................................15
Hình 2.3: Lực lượng chính quyền UBND xã Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phước tiến hành thơng báo cưỡng chế phá dỡ cơng trình vi phạm của hộ dân
(Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước).............................................16
Hình 2.4: Lực lượng chính quyền UBND xã Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phước tiến hành thơng báo cưỡng chế phá dỡ cơng trình vi phạm của hộ dân
(Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước).............................................16
Hình 2.5: Lực lượng chính quyền UBND xã Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phước tiến hành thơng báo cưỡng chế phá dỡ cơng trình vi phạm của hộ dân
(Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước).............................................17
Hình 2.6: Ở Nhật, vẫn có những khu phố truyền thống như thế này giữa lịng thành
phố Tokyo nhờ chính sách và quản lý phù hợp. Ảnh: Bloomberg………………..24
Hình 2.7: Đảo Sentosa, Singgapore……………………………………………….28
Hình 2.8: Hạ tầng giao thơng Singgapore………………………………………...30
Hình 3.1: Lược đồ tóm tắt Chương III……………………………………………38
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu bảng câu hỏi…………………………………….39
Hình 4.1: Lược đồ tóm tắt Chương IV……………………………………………72

Hình 4.2 Tỷ lệ độ tuổi của đối tượng khảo sát………………………………...….77
Hình 4.3. Tỉ lệ trình độ của đối tượng khảo sát…………………………………...79
Hình 4.4. Thống kê thâm niên làm việc trong ngành xây dựng…………………..80


xv

Hình 4.5. Biểu đồ Scatterplot……………………………………………………105
Hình 4.6. Biểu đồ Histogram……………………………………………………106
Hình 4.7. Biểu đồ P_P Plot của phần dư……………………………………………………….107


1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tỉnh Bình Phước là một tỉnh có địa bàn rộng lớn, có vị trí tiếp giáp với tỉnh
Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM...Những năm gần đây người dân ở các tỉnh tập
trung về Bình Phước rất đơng, các khu cơng nghiệp phát triển cùng theo đó mọc lên
như nấm. Cùng với sự phát triển của Bình Dương, TPHCM tình hình đơ thị hóa gia
tăng ngày càng mạnh mẽ. Các dự án xây dựng, các cơng trình xây dựng từ đó cũng
mọc lên khắp nơi.
Dưới sự quản lý của chính quyền sở tại. Đến nay các quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết trung tâm hành chính tỉnh Bình Phước, các huyện, thị và quy hoạch
nông thôn mới các xã đã được phê duyệt và triển khai đầu tư xây dựng theo quy
hoạch. Bước đầu đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ đó là việc xây dựng
và chỉnh trang đơ thị và xây dựng nơng thơn mới có chuyển biến khá rõ. Kiến trúc
và cảnh quan đô thị đã được quan tâm đầu tư phát triển với sự xuất hiện ngày càng
nhiều các cơng trình kiến trúc hiện đại, các cơng trình cao tầng, tạo được những
điểm nhấn kiến trúc có chất lượng cao. Hệ thống giao thơng, cấp thốt nước, chiếu

sáng, cây xanh v.v... đang được quan tâm đầu tư. Tình hình trật tự đơ thị, nơng thơn
mới, cơng tác an tồn giao thơng và vệ sinh mơi trường cũng có nhiều chuyển biến
tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn một cách tổng thể thì cơng
tác quản lý xây dựng các cơng trình trên các địa bàn vẫn còn nhiều bất cập. Việc
đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch mới chỉ chú trọng vào các khu trung
tâm hành chính, cịn các dự án mang tính xã hội do chưa được bố trí nguồn vốn đầu
tư đúng mức cũng như chưa thực hiện đúng chủ các chủ trương về quy hoạch xây


2

dựng của Tỉnh như: quy hoạch cải tạo các khu dân cư cũ, quy hoạch chỉnh trang đô
thị và trung tâm hành chính tại các xã, phường, thị trấn, các trục đường chính theo
quy hoạch của các xã, phường, thị trấn.....Dẫn đến có rất nhiều cơng trình đã và
đang xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị ở nhiều mức độ khác nhau ( xây
dựng lấn chiếm lộ giới, chiều cao vượt quá giới hạn cho phép, vi phạm mật độ xây
dựng cho phép, Cơng trình gây ảnh hưởng đến cơng trình khác, Cơng trình sai thiết
kế được cấp, Cơng trình khơng phép.....). Mặc dù, Tỉnh đã có nhiều văn bản hướng
dẫn về công tác quản lý trật tự xây dựng và đồng thời tổ chức nhiều hoạt động phổ
biến, giải thích, cũng như xử lý về các sai phạm đến trật tự xây dựng liên quan. Tuy
nhiên tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đơ thị vẫn còn ở mức cao (theo nguồn số
liệu thống kê giai đoạn 2012-2016 do Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước hỗ trợ cung
cấp)[1]. Một phần do trình độ chun mơn, chuyên nghiệp cán bộ còn chưa đồng
đều và còn hạn chế ở một số địa bàn trong tỉnh dẫn đến việc triển khai công tác
quản lý trật tự xây dựng còn yếu kém. Địa bàn quản lý rộng mà lực lượng quản lý,
thanh tra, kiểm tra còn mỏng. Mặt khác trình độ dân trí tại địa phương cịn thấp làm
cơng tác quản lý trật tự về các cơng trình, dự án, nhà ở sau khi hoàn thành, xử lý vi
phạm, cưỡng chế là rất khó khăn. Thực tế cơng tác tại địa phương tác giả cũng gặp
phải một số vụ việc chống đối, cản trở cưỡng chế tháo dỡ công trình sai phép,

khơng phép của người dân.
Qua q trình cơng tác thực tế trong ngành và các tài liệu thống kê trên địa bàn
tỉnh tác giả nhận thấy vấn đề quản lý trật tự xây dựng là hết sức quan trọng. Vì vậy
tác giả viết luận văn với đề tài là “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước” .
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


3

Bằng cách nghiên cứu xác định các nguyên nhân chính (có xếp hạng từ cao
đến thấp) làm ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đơ thị qua đó đề xuất giải
pháp phù hợp nhằm xử lý triệt để hoặc hạn chế tình hình vi phạm trật tự trật tự xây
dựng đơ thị, phân tích cụ thể như sau:
- Đánh giá được thực trạng tình hình vi phạm phổ biến vi phạm trật tự xây
dựng tỉnh Bình Phước trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 (05 năm).
- Tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đô thị.
- Đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề có liên quan đến quản lý trật tự xây dựng
đơ thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu của đề tài và qua nghiên cứu tài liệu về công tác quản lý trật tự
xây dựng đô thị, tác giả đề xuất các nội dung nghiên cứu sau:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình vi phạm phổ biến vi phạm trật tự xây
dựng tỉnh Bình Phước trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 (05 năm).
- Phân tích, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng
đô thị. Xem xét các yếu tố này dưới các góc nhìn khác nhau của các bên liên quan
như: Cơ quan quản lý nhà nước (các Sở - ngành, huyện, thị); chuyên gia xây dựng
chính sách; các chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế, giám sát, thi công; người dân chịu
ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp.
- Đề xuất phương án, giải pháp khắc phục vấn đề có liên quan đến quản lý trật

tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong giai đoạn từ năm 2012 đến
năm 2016 (05 năm)[1].


4

1.3.1. Xây dựng mơ hình khảo sát
- Xác định thực trạng tình hình vi phạm trật tự xây dựng đơ thị trên địa bàn
tỉnh Bình Phước trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 (05 năm)[1].
- Xác định các yếu tố gây ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đơ thị trên
địa bàn tỉnh Bình Phước.
1.3.2. Thu thập thơng tin khảo sát
Tìm hiểu, thu thập, phân loại các yếu tố có sẵn qua báo cáo của các cơ quan
quản lý nhà nước; các bài tham luận của những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý
xây dựng, quản lý trật tự xây dựng; ý kiến của các chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế,
giám sát, thi công đã và đang tham gia thực hiện xây dựng cơng trình đầu tư xây
dựng mới, sửa chữa, cải tạo...; người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp.
1.3.3. Xây dựng bảng câu hỏi
Được thực hiện qua hai bước:
Bước 1: Khảo sát thử nghiệm bằng cách gửi lấy ý kiến các chuyên gia có kinh
nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Bước 2: Kiểm tra bảng câu hỏi, xây dựng bản câu hỏi chính thức.
1.3.4. Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi
Thu thập dữ liệu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
1.3.5. Phân tích và xử lý số liệu
Các dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích để xếp hạng và định ra các yếu tố
ảnh hưởng từ cao đến thấp đối với việc ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đơ
thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.



5

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do thời gian nghiên cứu và khả năng thu thập số liệu có hạn, đồng thời cũng
để tập trung vào vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu như sau:
- Không gian: các khu dân cư đã có quy hoạch được duyệt tại 11 huyện/ thị
trên địa bàn tỉnh Bình Phước (tập trung chủ yếu tại 03 thị xã Đồng Xồi, Bình
Long, Phước Long, thị trấn Phước Bình, thị trấn Chơn Thành).
- Thời gian: trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 (05 năm).
- Đối tượng khảo sát :
• Người dân trực tiếp, gián tiếp bị ảnh hưởng;
• Các chun gia xây dựng chính sách;
• Các Sở - ngành, huyện, thị xã;
• Các chủ đầu tư thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo.
• Nhà thầu thiết kế,giám sát, thi công
Lĩnh vực nghiên cứu là cơ chế triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường
lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thể hiện qua trình độ quản lý của
cán bộ cơng thực thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý trật tự xây
dựng, năng lực của chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng, năng lực của đơn vị thiết kế,
giám sát, thi công và sự chấp hành pháp luật của người dân liên quan đến hoạt động
xây dựng mà cụ thể là trật tự xây dựng.
Thời điểm thu thập dữ liệu dự kiến là 8 tuần, bắt đầu từ ngày 30/5/2017 đến
ngày 30/7/2017. Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 03/2017 đến
tháng 30/8/2017. Với dữ liệu thu thập là ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng
mà các nhân viên, cán bộ công chức công tác trong các Sở ngành, huyện/ thị xã


6


trực tiếp tham gia làm Chương trình, các chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực hoạt
động xây dựng, các chủ đầu tư đang thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo các
cơng trình, đơn vị thiết kế, giám sát, thi công và các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp,
gián tiếp đến trật tự xây dựng.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT ÁP DỤNG
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trật tự
xây dựng trên địa bàn từng huyện/ thị thuộc tỉnh giai đoạn 2012-2016.
- Điền giả (quan sát – chụp hình), ghi nhận hiện trạng thực tế xử lý cơng trình
vi phạm trật tự xây dựng đơ thị.
- Nghiên cứu các tài liệu.
- Xây dựng bảng câu hỏi thông qua các nghiên cứu trước đây và ý kiến của các
chuyên gia để khảo sát đại trà các đối tượng liên quan trực tiếp đến công tác quản
lý trật tự xây dựng đơ thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích những dữ liệu thu thập được từ kết
quả khảo sát bằng bảng câu hỏi, tiến hành kiểm tra thang đo và độ tin cậy của biến
quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Phân tích để xếp hạng và
phân nhóm tìm nhân tố chính. Từ đó, đưa ra kết luận và kiến nghị các giải pháp để
thực hiện tốt quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
1.6. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
1.6.1. Về mặt học thuật
Đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng các thuật toán để xác định, phân loại, đánh
giá, xếp hạng qua đó phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây
dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước..


×