Vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối
nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường
chứng khoán Việt Nam
1. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành
lập đến nay
1.1. Tổng quan tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hai giờ chiều ngày 28/7 năm 2000 TTCK Việt Nam chính thức đi vào
hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
(TTGDCK) Thành phố Hồ Chí Minh chỉ với 2 loại cổ phiếu được giao dịch ban
đầu. Kể từ đó đến nay đã hơn 3 năm đi hoạt động TTCK Việt Nam có nhiều
biến đổi thăng trầm
Về mặt cơ cấu các cơ quan chức năng và các bộ phận thành viên trong
TTCK Việt Nam có thể kể đến Uỷ ban chứng khoán nhà nước, TTGDCK Tp
HCM, 11 công ty chứng khoán ra đời, 6 công ty kiểm toán và 3 ngân hàng lưu
ký nước ngoài được thừa nhận về tư cách pháp lý phục vụ cho các công ty niêm
yết và nhà đầu tư, đã có khoảng 15.000 tài khoản được thống kê tại các công ty
chứng khoán (nhưng thực tế chỉ có khoảng 2000 nhà đầu tư thực sự có mua bán
chứng khoán).
TTCK Việt Nam đi vào hoạt động với sự chào đón nhiệt tình từ các nhà
đầu tư và ngay lập tức đã có được những thành công ngoài mong đợi. Chỉ số
VN-index và tất cả các loại cổ phiếu đều tăng mạnh và chỉ đến phiên giao dịch
ngày 25/6/2001 đã ghi nhận con số kỷ lục: chỉ số VN-index đạt 571,04 điểm với
giá trị giao dịch phiên đạt 23.570.700.000 VNĐ, một con số đáng kể so với một
thị trường mới và vẫn còn rất khan hiếm “hàng hoá”. Trước thời điểm ngày
25/6/2001 giá cổ phiếu tăng theo từng ngày và dường như cứ mua cổ phiếu vào
ngày hôm trước là có 2% lãi vào ngày hôm sau vì thế đã tạo nên cơn sốt cổ
phiếu, mọi nhà đầu tư đều cố gắng mua bằng được cổ phiếu và cứ vậy đẩy giá
của cổ phiếu lên cao. Trước tình hình đó, các Cơ quan quản lý và Uỷ ban chứng
khoán nhà nước đã chủ động hạ sốt bằng cách tăng biên độ giao dịch. Với sự
thay đổi đó đã làm cho các nhà đầu tư dè dặt hơn khi đặt mua cổ phiếu và cứ thế
thị trường cổ phiếu suy giảm dần. Nhưng ngoài sự suy tính của các nhà quản lý,
chỉ số VN-index và giá cổ phiếu giảm liên tục kéo dài từ giữa năm 2001 không
có dấu hiệu phục hồi. Đến tháng 3 năm 2002 chỉ số VN-index chỉ còn
≈
180
điểm rồi ổn định ở mức đó đến 7/11/02 là 174,62 điểm đạt đến điểm đáy 130,90
điểm vào ngày 24/10/03, trung bình giảm 15,71% mỗi tháng trong suốt 28 tháng
kể từ ngày thị trường suy giảm. Một điều đáng lưu ý là trong khi giá cổ phiếu
giảm, TTCK ảm đạm, thì tình hình làm ăn của các công ty niêm yết vẫn ổn định
nếu không muốn nói là tốt đẹp đối với một số công ty, điều này đã làm đau đầu
các nhà quản lý đặc biệt là Uỷ ban chứng khoán nhà nước - cơ quan quản lý hệ
thống chứng khoán và kinh doanh chứng khoán.
Biểu đồ chỉ số VN-index trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập
(Nguồn: www.vietstock.com.vn)
1.2. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán trong hai năm
gần đây.
1.2.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2002
Chỉ số VN-Index và giá các cổ phiếu
Trên đà giảm mạnh của TTCK năm 2001, TTCK năm 2002 vẫn tiếp tục
suy giảm. Chỉ số VN-index giảm từ mức
≈
232 điểm hồi tháng 1 xuống chỉ còn
≈
182 điểm trong tháng 12, và đã có những phiên giảm xuống duới 180 điểm
như các phiên từ 408 đến 438 . Sự giảm sút này tuy chậm hơn năm 2001 nhưng
các con số đã xuống đến mức kỷ lục 174,62 điểm (phiên 7/01/02) tính đến hết
năm 2002.
Một số cổ phiếu được cho là mạnh và ổn định như SAM, REE, BBC,
DPC cũng giảm không ngừng. Cổ phiếu REE trong các phiên 335 – 338 đã
giảm mạnh, chỉ còn 2/3 giá trước đó tức là từ
≈
34000VNĐ/1cổ phiếu xuống
còn
≈
23.500VNĐ/1cổ phiếu.
Giá trị giao dịch
Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu trên TTCK năm 2002 đạt
960.120.953.000VNĐ (chiếm 89,6% tổng giá trị giao dịch năm của TTCK, tổng
giao dịch trái phiếu chỉ đạt được 111.402.541.000 VNĐ chiếm 11,4%). Hình
thức giao dịch chủ yếu là khớp lệnh với 73,53%, hình thức thoả thuận chỉ chiếm
26,47%, trong khi đó đối tượng mua bán cổ phiếu trên thị trường chủ yếu vẫn là
các nhà đầu tư trong nước, chiếm tới 86,65%.
Biểu đồ chỉ số VN-index cổ phiếu năm 2002
(Nguồn: www.vietstock.com.vn )
Lượng cung cầu chứng khoán
Năm 2002, lượng cung cầu chênh lệch nhau không nhiều với 57.710.770
cổ phiếu tổng cung và 56.166.390 cổ phiếu tổng cầu trong đó tổng giá trị thực
hiện là 29.678.890 cổ phiếu. Kết quả đó cho thấy phần nào sự cân bằng trong
cung và cầu cả năm, đặc biệt 6 tháng cuối năm sự chênh lệch giữa cung và cầu
trong mỗi tuần là rất ít.
Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của một số cổ phiếu năm
2002:
• Cổ phiếu REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) vẫn đứng đầu với giá trị giao dịch
là 221.852.123.000 VNĐ , chiếm tới 23,12% tổng giá trị giao dịch trên thị
trường, xếp sau là SAM (Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông) 13,53%,
BBC (Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà) 11,48%, GMD (Công ty cổ phần
Đại lý liên hiệp vận chuyển) 7,85%, AGF (Công ty cổ phần thuỷ sản An Giang)
7,39%,…
• Trong năm 2002 chỉ có duy nhất một cổ phiếu GIL là có tăng lên chút ít về giá,
từ khoảng 38.500 VNĐ (đầu năm) lên khoảng 42.000 VNĐ (cuối năm) và đã có
lúc đạt tới
≈
50.000 VNĐ/1cổ phiếu , giá trị giao dịch toàn năm đạt tói
49.283.160.000 chiếm 5,14%.
Giải thích cho sự sụt giảm giá chứng khoán có thể xét tới lý do cơ bản
sau:
Thứ nhất, trong năm qua trên thị trường, giá vàng, bất động sản và lãi
suất huy động vốn VNĐ tăng cao. Vì vậy thay vì chọn đầu tư vào TTCK, các
nhà đầu tư đầu tư vào các thị trường này thậm chí là gửi ngân hàng vừa có lãi
suất cao lại an toàn hơn. Cụ thể, lãi suất gửi tiết kiệm VNĐ loại kỳ hạn 12 tháng
tăng từ 0,55% lên 0,67%/tháng; giá vàng tăng 26,9% trong năm qua (từ 516.000
đến 655.000 VNĐ/1 chỉ) còn giá bất động sản ở thành phố có lúc tăng đến 50%
-70% trong năm. Chính xu thế đó khiến cho các nhà đầu tư chuyển vốn khỏi thị
trường chứng khoán.
Thứ hai, số các nhà đầu tư chuyên nghiệp ít, người đầu tư chủ yếu là cán
bộ hưu trí, một vài nhà đầu tư nhỏ, một số người có vốn không nhiều quan tâm
đến TTCK và nhìn chung còn chưa có kinh nghiệm, tham gia TTCK một cách
bị động mang tính thử nghiệm, thăm dò, đầu tư ngắn, mua nhanh, bán nhanh.
Thứ ba, tâm lý lo lắng về sự xuống dốc của cổ phiếu do thông tin chậm
trễ, không đầy đủ, thiếu chính xác của các công ty niêm yết.
Thứ tư, số lượng chứng khoán tham gia giao dịch còn ít và nghèo nàn,
chưa phong phú về chủng loại, chỉ có một số nghành sản xuất có công ty niêm
yết mà mỗi nghành cũng chỉ có 1, 2 công ty niêm yết do vậy tính cạnh tranh
cũng không cao.
Thứ năm, các công ty chứng khoán hoạt động yếu kém, không cải tiến
phương pháp phục vụ, phí giao dịch cao (2 triệu đồng đối với các công ty giao
dịch ở miền Bắc và 5 triệu ở miền Nam), thủ tục giao dịch rườm rà, thông tin
không minh bạch, vẫn còn để có nhiều tin đồn làm ảnh hưởng đến hoạt động
mua bán chứng khoán.
1.2.2. Thị trường TTCK Việt Nam 10 tháng đầu năm 2003.
1.2.2.1. Bối cảnh TTCK Việt Nam đầu năm 2003.
TTCK Việt Nam đầu năm 2003 ở vào bối cảnh vẫn là một thị trường
non yếu, quy mô nhỏ, dường như chưa là sân chơi chính thức cho các nhà đầu
tư.
Vẫn đang đà xuống dốc của hơn một năm trước, bắt đầu từ cuối tháng 6
đầu tháng 7 năm 2001, chỉ số VN-Index chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ dừng lại ở
những con số hồi cuối năm 2002: giá của các công ty niêm yết hầu hết giảm sút
một cách đều đặn, các nhà đầu tư vẫn tâm lý do dự, người có cổ phiếu không
dám bán vì sợ lỗ, người mua không dám mua vì sợ cổ phiếu sẽ lại giảm trong
những phiên sau nữa.
1.2.2.2. Tình hình TTCK 10 tháng đầu năm 2003
Trong 10 tháng đầu năm, tình hình TTCk vẫn không có dấu hiệu tiến triển
tốt đẹp, TTCK ế ẩm, tụt giảm liên tục, những con số thấp của VN-index cũng
như giấ của các cổ phiếu luôn lập những kỷ lục mới:
Tại phiên 24/10 chỉ số VN-index chỉ đạt 130,90 điểm, mức thấp kỷ lục
nhất trong hơn 3 năm qua.
Biểu đồ chỉ số VN-index 10 tháng đầu năm 2003:
(Nguồn: www.vietstock.com.vn )
Tổng khối lượng giao dịch 10 tháng chỉ đạt 31.006.089 cổ phiếu. Cụ thể
tổng kết khối lượng giao dịch 10 tháng:
Thống kê khối lượng giao dịch chứng khoán toàn thị trường 10 tháng đầu
năm 2003 (Nguồn: www.vietstock.com.vn )
Thỏng Toàn thị trường
Giao dịch
khớp lệnh
Tỷ trọng
Giao dịch
thỏa thuận
Tỷ trọng
1 1.637.650 1.232.950 75,29% 404.700 24,71%
2 1.450.470 1.310.470 90,35% 140.000 9,65%
3 2.506.800 1.813.900 72,36% 692.900 27,64%
4 3.474.250 2.627.600 75,63% 846.650 24,37%
5 3.081.150 2.377.100 77,15% 704.050 22,85%
6 2.972.370 1.559.120 52,45% 1.413.250 47,55%
7 2.606.100 1.020.370 39,15% 1.585.730 60,85%
8 3.286.190 1.304.620 39,70% 1.981.570 60,30%
9 2.804.800 1.030.870 36,75% 1.773.930 63,25%
10 7.186.309 1.513.240 21,06% 5.673.069 78,94%
Tổng 31.006.089 15.790.240 50,93% 15.215.849 49,07%
Nhìn tổng thể TTCk Việt Nam trong 10 tháng đầu năm ta thấy giá cổ
phiếu và chỉ số VN-index giảm chủ yếu vào thời gian đầu, giữa tháng 2 và cuối
tháng 6, tăng một chútđầu và giữa tháng 5, cuối tháng 10, đầu tháng 11. Tuy có
sự tăng cục bộ nhưng nói chung mức tăng không đáng kể nên không gây ra
nhiều thay đổi lớn.
Giá một số loại cổ phiếu tiêu biểu
Chứng khoán SAM (Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông): Đầu
tháng 3 biến đổi mạnh nhất, chỉ trong 2 phiên liên tiếp đã giảm tới 1/3 giá trị cổ
phiếu, từ
≈
29.000 VNĐ/1cp xuống còn
≈
19.000 VNĐ/1cp, trước và sau thời
gian đó SAM là một trong những chứng khoán khá ổn đinh và cho đến 29/10
giá còn lại là 16.900 VNĐ/1cp .
Về giá trị giao dịch: SAM cũng là cổ phiếu có giá trị giao dịch khá ổn
định và khá cao so với các chứng khoán khác.
Chứng khoán REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh): Cổ phiếu REE của
công ty cơ điện lạnh cũng là cổ phiếu biến động mạnh, đặc biệt là trong quý I
của năm, giá đã giảm từ
≈
20.000 VNĐ/1cp đầu quý xuống chỉ còn 13.700
VNĐ/1cp cuối quý, đến đầu tháng 8 lại một đợt biến động mạnh hạ giá cổ phiếu
xuống chỉ còn khoảng 11.200 VNĐ/1cp và phiên 29/10 giá của REE chỉ còn
được 10.300 VNĐ/1cp (giá một số phiên của cổ phiếu REE được cho trong
bảng trên). Về giá trị giao dịch, REE là cổ phiếu có giá trị giao dịch cao, thường
xuyên đạt trên 100 triệu VNĐ/ phiên.
Chứng khoán BBC (Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà): Cổ phiếu
BBC của công ty Bibica cũng không khác nhiều so với SAM, trong đầu tháng
2/2003, BBC đã hạ giá bất ngờ làm một số nhà đầu tư thua lỗ nặng nề. Cũng chỉ
trong 2,3 phiên liên tiếp từ mức
≈
43.000 VNĐ/1cp đã giảm chỉ còn 27.300
VNĐ/1cp (giảm >1/3 giá trị), trước và sau đó cổ phiếu có giảm nhưng chậm, chỉ
đến cuối tháng 8 và đầu tháng 9, BBC mới lại giảm lần nữa, xuống mức kỷ lục
chỉ còn 8.800 VNĐ/1cp. Cho đến ngày 29/10 cổ phiếu BBC chỉ còn 7.300
VNĐ/1cp, trước đó hạ xuống tới 7.100 VNĐ/1cp. Với con số đó BBC là cổ
phiếu giảm mạnh nhất. Về giá trị giao dịch, không bằng REE nhưng BBC vẫn là
cổ phiếu có giấ trị giao dịch lớn. Sự giảm giá cổ phiếu của BBC có thể do các
nhà đầu tư không tin tưởng vào công ty Bibica vì đã không cung cấp những
thông tin kịp thời về tình hình tài chính và kế hoạch, gây ra tâm lý không an tâm
của nhà đầu tư.
Các loại cổ phiếu khác: có nhiều cổ phiếu cũng biến động rất mạnh theo
chiều hướng giảm giá bán như CAN, Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, (từ
1800 VNĐ/1cp đầu năm giảm còn
≈
1.200 VNĐ/1cp cuối năm), cổ phiếu TMS,
…Một số cổ phiếu khá ổn định chỉ giảm đi chút ít như TRI (cổ phiếu TRI, Công
ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn, đã có những phiên tăng giá với giá trị giao
dịch vượt cả REE vươn lên đứng đầu), SGH (công ty cổ phần Sài Gòn Hotel),…
Như vậy, sau ba năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có
21 cổ phiếu và các loại trái phiếu chính phủ tham gia niêm yết. Chỉ số VN-
Index đạt mức cao nhất 571,04 điểm vào ngày 25/6/2001, giảm đến mức kỷ lục
130,90 điểm ngày 24/10/2002 và sau đó tăng dần rồi ổn định quanh mức 150
điểm. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho sự biến động rất mạnh của VN-
Index trong đó có nguyên nhân liên quan đến sự bất cân xứng về thông tin do sự
chưa hoàn thiện của hoạt động thông tin và công bố thông tin của thị trường gây
ra. Phần tiếp theo của luận văn sẽ đề cập chi tiết hơn về vấn đề này.