Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TSS TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.44 KB, 13 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TSS
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Định hương phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Năm 2010 là năm kết thúc kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn
2005-2010. Kết quả đạt được qua kế hoạch này là khá khả quan, dần đưa thị trường chứng
khoán Việt Nam trở nên chuyên nghiệp hơn. Để tiếp tục kế hoạch này, vào giữa tháng 3
năm 2011, Uỷ ban Chứng khoán đã xây dựng và trình Bộ Tài Chính và Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt “Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011-2020” nhằm
định hướng phát triển thị trường chứng khoán theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn.
Theo ông Nguyễn Thành Long, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý quỹ - Ủy ban Chứng
khoán, sau những thành tựu nổi bật đã đạt được trong 10 năm qua, việc nhận diện hạn chế
và xây dựng một chiến lược phát triển thị trường chứng khoán cho giai đoạn tới là điều cần
thiết, khi thị trường chứng khoán có vẻ như đã đạt tới những ngưỡng cuối cùng theo định
hướng phát triển trước đây. “Sự phát triển mạnh trải theo bề rộng của thị trường chứng
khoán, sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2010 đã giúp thị trường chứng khoán
thăng hoa và sẽ tạo đà cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thập kỷ sắp tới
nếu tìm được đúng điểm nhấn. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai
đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này, mặt
khác, phải xác định các điểm đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng
mới căn bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu
của cả nềnkinh tế”, ông Long cho biết.
Điểm đột phá của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn
2011-2020 chính là sự phát triển về chất của thị trường chứng khoán. Với tinh thần đó,
chiến lược này một mặt vẫn phải bao hàm đầy đủ các giải pháp phát triển mà Ủy ban
Chứng khoán, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện, mặt khác, có nhấn mạnh một cách rõ nét
hơn các giải pháp mang tính đột phá, tạo một diện mạo mới cho quá trình phát triển của thị
trường chứng khoán.
1 | P a g e
Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục
tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa
tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng


tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện
đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ
thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ
trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám
sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư...
Để đạt được những mục tiêu trên, giải pháp đầu tiên được tính đến là: hoàn thiện
khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý. Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tập trung hoàn
thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến
tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt
động thị trường cao hơn.
Đồng thời, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc:
từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ
sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực
và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số...
Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ
đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang
tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. Cơ sở cho
nhà đầu tư là một trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai
đoạn 2010-2020, trong đó đặc biệt chú ý phát triển: hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như
quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF, quỹ bất động sản..., khuyến khích phát triển các sản phẩm
liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an
sinh xã hội dựa trên ba trụ cột theo thông lệ quốc tế... Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự
tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập
trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn.
Ngoài ra, chiến lược cũng đề cao giải pháp mang tính chiến lược như: nâng cao
năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú
2 | P a g e
trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông
lệ quốc tế, củng cố lòng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập
trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu

công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới
một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa.
3.2 Định hương phát triển của TSS
Để duy xây dựng, duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, TSS có một
chiến lược phát triển rõ ràng với một số định hướng như sau:
• Sử dụng công nghệ hiện đại, nhân lực được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, có đạo đức
nghề nghiệp cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty
- TSS đưa ra các giải pháp trực tuyến giúp khách hàng có thể giao dịch mọi lúc, mọi
nơi. TSS là công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam cung cấp công nghệ giao dịch trực
tuyến qua điện thoại di động tương tự như giao diện trên PC.
- Những nhân viên môi giới chuyên nghiệp của TSS sẽ đưa ra những lời khuyên
thực tế giúp khách hàng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Đội ngũ phân tích của TSS đã được đào tạo từ những trường đại học nổi tiếng
trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Úc và Tây Ban Nha… có thể cho khách hàng những
lời khuyên hữu ích để đầu tư hiệu quả
- TSS sử dụng công nghệ hiện đại để mở rộng mạng lưới các chi nhánh, đại lý, văn
phòng ở Việt Nam và thị trường nước ngoài (dựa trên mạng lưới hơn 42 điểm giao dịch
của Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Á).
• Hợp tác với các công ty chứng khoán, các nhà môi giới chuyên nghiệp nước ngoài tạo
thành một mạng lưới các nhà môi giới rộng rãi nhằm giúp các nhà đầu tư trong nước có thể
giao dịch qua lại với thị trường nước ngoài và ngược lại.
• Tham gia với các tập đoàn tài chính hùng mạnh bao gồm các Ngân hàng, Công ty chứng
khoán, Công ty tài chính, Công ty quản lý quỹ, Công ty bảo hiểm để huy động tối đa các
nguồn tài chính cho các dự án đầu tư lớn.
3 | P a g e
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của TSS
3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường còn non trẻ. Mặc dù đi một
chặng đường dài với nhiều biến cố nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực có đầy đủ kỹ năng chuyên môn và khả năng

Anh ngữ. Đây là thiếu xót đáng kể của thị trường nói chung. Phần lớn các nhân viên được
tuyển dụng cần được đào tạo thêm kiến thức về chứng khoán và các nhân viên. Tại thời
điểm hiện tại, nguồn đào tạo nhân lực cho các công ty chứng khoán đã được cải thiện tuy
nhiên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu câu của các công ty chứng khoán. Để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, TSS cân thực hiện một sô biện pháp sau:
• Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm
Hiện tại, TSS đang sở hữu một đội ngũ nhân viên có thể đáp ứng các yêu cầu trên
nhưng một doanh nghiệp luôn vận động không ngừng và việc thay đổi nhân viên thường
xuyên là điều tất yếu. Để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, TSS có thể thực
hiện một số biện pháp như”
- TSS cân xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp để có thể giữ chân những nhân viên chất lượng
cao. Những nhân viên này chính là yếu tố cốt lõi tạo nên thành công cho công ty nên việc
giữ chân được họ chính là thành công bước đầu của TSS.
- Cùng với đó, công tác tuyển dụng cân được thực hiện sát sao. Một hiện trạng thường thấy
ở các doanh nghiệp Việt Nam là cơ chế xin-cho mỗi khi tuyển dụng nhân viên. Đây chính
là lý do làm hạn chế chất lượng nguồn nhân lực. TSS cần thực hiện kiểm tra chất lượng
nhân viên ngay từ đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng chung về chuyên môn, sát với yêu
cầu thực tế của công ty.
- Cử cán bộ đi học các khóa đao tạo chuyên ngành ở trong và ngoài nước. Thị trường chứng
khoán Việt Nam còn non trẻ và có nhiều kiến thức lý thuyết cũng như thực tế chưa diễn ra
và chưa được áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thị trường chứng
khoán Việt Nam nói chung, các công ty chứng khoán nói riêng, có thể tránh được nhứng
lỗi lầm mà thị trường các nước mắc phải. Thị trường chứng khoán luôn vận động không
4 | P a g e
ngừng. Bởi vậy, việc tham gia các khóa đào tạo sẽ giúp nâng cao kiến thức của ban lãnh
đạo, các chuyên viên trong công ty để có thể ứng phó kịp thời với những khó khăn có thể
gặp phải.
- Nếu việc tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước có hạn chế về kinh phí, số lượng
người có thể tham dự đào tạo thì TSS có thể tổ chức các buổi cập nhật kiến thức hoặc tổ
chức hội thảo với sự tham gia của chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên gia nước ngoài để

có thể cùng lúc nâng cao kiến thức cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Hoặc, TSS có thể
đưa ra những biện pháp nhằm khuyến khích nhân viên tự cập nhật, nâng cao kiến thức
chuyên ngành như tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhân viên học thêm chuyên ngành, ngoại ngữ,
cân nhắc những vị trí phù hợp với khả năng của nhân viên,…
- Việc kiểm tra chất lượng nhân viên khi tuyển dụng không đồng nghĩa với việc nhân viên
đó sẽ có thể làm tốt trong toàn bộ quãng thời gian làm việc cho công ty. TSS có thể tổ chức
sát hạch định kỳ một năm một lần kiến thức về chứng khoán của cán bộ, nhân viên để kiểm
tra trình độ; kiểm tra kiến thức chuyên môn thực tế nhằm đảm bảo nhân viên vẫn còn phù
hợp và đáp ứng được yêu cầu cũng như định hướng phát triển của công ty trong thời điểm
hiện tại.
• Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt
Trong bất kỳ ngành nghề nào, đạo đức nghề nghiệp luôn được đề cao. Thị trường
chứng khoán là thị trường của niềm tin, nhà đầu tư tin tưởng và giao phó tài sản cho công
ty chứng khoán vì họ tin vào tính minh bạch, công bằng của thị trường. Bởi vậy, trong kinh
doanh chứng khoán, một số nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp được đưa ra và yêu cầu
những ai gia nhập ngành nghề phải tuân thủ nghiêm túc. Bên cạnh quy tắc chung của
ngành, TSS đề ra một số quy định nhằm đảm bảo cán bộ, nhân viên của công ty thực hiện
đúng nguyên tắc nghề nghiệp:
- Nhân viên TSS phải tuân thủ Pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam, quy định của Bộ
Tài Chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
- Làm việc và phục vụ khách hàng với đầy đủ năng lực, sự tận tâm, công bằng, minh bạch.
5 | P a g e

×