Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.69 KB, 15 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Tổng quan về thị trường chứng khoán.
1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của TTCK.
TTCK được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện
đại. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, TTCK được
hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán-các
hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia, theo những quy tắc ấn
định trước.
TTCK ra đời xuất phát từ nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế. Một
nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết phải đáp
ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Tới một lúc nào đó, nhu cầu vốn này vượt quá
khả năng đáp ứng của các kênh huy động truyền thống. Mà trên thực tế, đang
tồn tại một lượng vốn rất lớn trong cộng đồng dân cư chưa tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, gây mất cân đối trong nền kinh tế, đó là những người
có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi thì
lại không có cơ hội đầu tư, dẫn đến vốn bị ứ đọng, gây lãng phí. Xuất phát từ
nghịch lý này, TTCK đã ra đời đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng, góp
phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung, phân phối vốn một cách hiệu quả
trong nền kinh tế.
Hình thức sơ khai của TTCK đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm vào
khoảng thế kỷ 15, ở các thành phố trung tâm thương mại của các nước phương
Tây. Cho đến nay, quá trình phát triển của nó đã trải qua nhiều bước thăng trầm.
Lịch sử đã đánh dấu hai đợt khủng hoảng lớn, đó là khi các TTCK lớn ở Mĩ,
Tây Âu, Nhật Bản bị sụp đổ chỉ trong vài giờ vào “ ngày thứ 5 đen tối”,
29/10/1929 và “ngày thứ 2 đen tối”, 19/10/1987. Song, cùng với yêu cầu phát
triển của nền kinh tế, thị trường đã được phục hồi, tiếp tục phát triển và trở
thành một thể chế tài chính không thể thiếu của kinh tế thị trường.
1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán.
TTCK được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch mua
bán, trao đổi các chứng khoán. Nghĩa là ở đâu có giao dịch mua bán chứng
khoán thì đó là hoạt động của TTCK.


Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó
có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư, cho phép chủ sở hữu có
quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành. Các quyền yêu cầu
này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của
chúng. Có nhiều cách để phân loại chứng khoán dựa theo các tiêu thức khác
nhau. Nếu dựa theo tính chất của chứng khoán thì hàng hoá trên thị trường bao
gồm hai loại chủ yếu là chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.
Với chứng khoán vốn, mà đại diện là cổ phiếu, nó xác nhận sự góp vốn
và quyền sở hữu phần vốn góp đó của cổ đông đối với tài sản của công ty cổ
phần. Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thị
trường thứ cấp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cổ đông còn có quyền
tham gia quản lý công ty thông qua quyền tham gia và bỏ phiếu tại Đại hội cổ
đông, quyền mua trước đối với cổ phiếu phát hành mới.
Với chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, là loại chứng khoán quy
định nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trả cho chủ sở hữu chứng khoán toàn
bộ giá trị cam kết bao gồm cả gốc và lãi sau một thời hạn nhất định.
Với các đặc tính trên, chứng khoán được xem là các tài sản tài chính mà
giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị kinh tế cơ bản của các quyền của chủ sở hữu
đối với tổ chức phát hành.
Đặc điểm cơ bản nhất của TTCK là thị trường tự do, tự do nhất trong các
loại thị trường. Ở TTCK không có sự độc đoán, can thiệp cưỡng ép về giá. Giá
mua bán hoàn toàn do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định.
Người cho vay vốn1. Hộ gia đình2. Doanh nghiệp3. Chính phủ4. Nước ngoài
Các trung gian tài chính - Ngân hàng thương mại- Bảo hiểm, quỹ hưu trí- Tổ chức nhận tiền gửi và cho vay
Tài trợ gián tiếp
Người đi vay vốn1. Hộ gia đình2. Doanh nghiệp3. Chính phủ4. Nước ngoài
Thị trường tài chính- Thị trường tiền tệ- - Thị trường vốn
Vốn
vốn
Tài trợ trực tiếp

Vèn Vèn
Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường
sơ cấp hay ở thị trường thứ cấp, tại Sở giao dịch hay tại thị trường giao dịch qua
quầy, ở thị trường giao ngay hay ở thị trường kì hạn. Các quan hệ mua bán trao
đổi làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, thực chất đây chính là quá trình
vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.
Quá trình vận động của tư bản được thực hiện xuất phát từ chức năng
kinh tế nòng cốt của thị trường tài chính trong việc dẫn vốn từ những người tạm
thời dư thừa vốn sang những người cần vốn. Sự chuyển dịch vốn được thể hiện
qua sơ đồ H1.1
Qua sơ đồ trên ta thấy, sự chuyển dịch vốn được thực hiện qua hai
con đường trực tiếp và gián tiếp. Những người cần vốn có thể huy động trực
tiếp từ những người tạm dư thừa vốn bằng cách bán các chứng khoán cho họ.
Hoặc con đường thứ hai để dẫn vốn là thông qua các trung gian tài chính, đây là
một bộ phận đã chuyển tải một khối lượng đáng kể nguồn tiết kiệm đưa vào đầu
tư và góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn.
Như vậy, thị trường tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc tích
tụ, tập trung, phân phối vốn một cách hiệu quả trong nền kinh tế. Được xem là
đặc trưng cơ bản của thị trường vốn, TTCK là thị trường mà giá cả của chứng
khoán (hàng hoá trên thị trường) chính là giá cả của vốn đầu tư, vì vậy, TTCK
được coi là hình thức phát triển bậc cao của nền kinh tế thị trường.
1.3. Cơ cấu tổ chức của TTCK. (Nhóm trưởng nên lựa chọn một là nêu cơ
cấu tổ chức hoặc là nêu phân loại thị trường chứng khoán vì hai phần này
hơi trùng nhau:
1.3.1. Căn cứ vào phương thức giao dịch:
Sơ đồ 1: Các dòng vốn qua hệ thống tài chính
Thị trường giao dịch ngay (Thị trường thời điểm): Thị trường giao
dịch mua bán theo giá của ngày hôm đó; việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra
sau đó vài ngày (tùy theo mỗi thị trường chứng khoán quy định riêng số ngày);
Thị trường tương lai: Thị trường mua bán chứng khoán theo những hợp

đồng mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch; việc thanh toán và
giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn ở tương lai (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1
năm,…).
1.3.2. Căn cứ vào tính chất chứng khoán giao dịch:
· Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua
bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
· Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và
mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái
phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
· Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường chứng khoán
phái sinh, bao gồm thị trường hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn,… Đây là
thị trường cấp cao mua bán chuyển giao các công cụ tài chính cấp cao; Do đó
thị trường này chỉ xuất hiện ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển ở
trình độ cao.
1.3.3. Căn cứ vào lưu chuyển vốn:
Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát
hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành
thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
Thị trường thứ cấp: Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành
trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các
chứng khoán đã phát hành.
Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã được
phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục
đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm,
hưởng chênh lệch giá.
1.4. Chức năng của thị trường chứng khoán:
1.4.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền
nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp
phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở

các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
1.4.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với
các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác
nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn
loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
1.4.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở
hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng
thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với
người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư.
TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các
chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
1.4.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh
một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động
của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi
trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích
áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
1.4.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén
và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền
kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu
tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh
tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế
vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để
tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra,
Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào

TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh
tế.

×