THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN
2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO
HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN VIỆT NAM.
2.1.1 Bảo hiểm y tế ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, chính sách BHYT được xây dựng theo loại hình bảo hiểm y tế
xã hội, là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự
đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức, cá nhân để thanh
tốn chi phí KCB theo quy định cho người có thẻ BHYT khi ốm đau. Ra đời từ năm
1992 bằng Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/08/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, sau 17
năm chính sách BHYT ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi về cách thức tổ chức, phương
thức chi trả chi phí KCB cho người tham gia BHYT. Trước năm 2003, BHYT Việt
Nam do Bộ Y tế trực tiếp quản lý, điều hành. Từ năm 2003 đến nay, chính sách
BHYT do BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính
phủ. Từ 01/07/2005 đến 30/9/2009, chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định
63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ. Điểm cơ bản trong phương thức chi
trả chi phí KCB cho người có thẻ BHYT trong giai đoạn này là thanh toán thực chi,
bãi bỏ trần thanh toán trong điều trị nội trú, một số loại thủ thuật, phẫu thuật được
thanh tốn trong điều trị nội trú, chi phí của nhiều loại vật tư y tế tiêu hao được BHYT
thanh tốn khơng nằm trong cơ cấu giá dịch vụ y tế, đối với đối tượng bắt buộc là bãi
bỏ quy định cùng chi trả 20%. Riêng đối với các dịch vụ kỹ thuật cao theo danh mục
của Bộ Y tế có chi phí lớn trên 7 triệu đồng thì bệnh nhân BHYT bắt buộc được thanh
tốn 60% chi phí nhưng không được vượt quá hai mươi triệu đồng cho một lần sử
dụng dịch vụ kỹ thuật đó, phần cịn lại người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB (trừ
người nghèo, người có cơng, hưu trí được thanh tốn 100%). Vì vậy, quyền lợi của
người có thẻ BHYT giai đoạn này được mở rộng gần như tối đa nhưng từ năm 2005
quỹ BHYT bắt đầu bị bội chi. Ngày 14/11/2008 Luật BHYT đầu tiên tại Việt Nam ra
đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách BHYT tại Việt Nam. Từ
1/10/2009, chính sách BHYT tại Việt Nam được thực hiện theo Luật BHYT số
25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày
27/7/2009 của Chính phủ, Thơng tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của
liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT. Điểm thay đổi cơ bản trong
chính sách BHYT mới là bệnh nhân phải cùng chi trả chi phí KCB (trừ một số đối
tượng đặc biệt), tăng mức đóng, mở rộng đối tượng và có lộ trình tiến tới BHYT tồn
dân vào năm 2014 bằng cách chuyển dần các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện
sang diện BHYT bắt buộc. Trong thời gian các đối tượng chưa thuộc diện tham gia
BHYT bắt buộc thì tiếp tục tham gia BHYT tự nguyện, BHYT tự nguyện là giai đoạn
quá độ để tiến tới BHYT tồn dân.
* Các loại hình bảo hiểm y tế ở nước ta hiện nay
- BHYT bắt buộc: áp dụng cho các đối tượng được hưởng lương và sinh hoạt
phí, bao gồm cán bộ cơng chức, người lao động trong các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, người về hưu, mất sức, các đối tượng ưu đãi xã hội,
các đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thơng qua BHXH, thân nhân
sĩ quan quân đội, công an nhân dân Việt Nam, người nghèo theo chuẩn của Bộ Lao
động - TB&XH. Trừ đối tượng người nghèo có mức đóng 130.000 đồng/người/năm
cịn các đối tượng khác trong nhóm BHYT bắt buộc có mức đóng bằng 3% tiền lương,
tiền cơng theo hợp đồng lao động, tiền sinh hoạt phí hoặc 3% mức lương tối thiểu hiện
hành tuỳ theo từng nhóm đối tượng.
- BHYT tự nguyện: áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu tham gia BHYT
[16], bao gồm 2 nhóm đối tượng là BHYT tự nguyện học sinh, sinh viên và BHYT tự
nguyện nhân dân. Ngày 27/8/2008 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 117/2008/QĐTTg về việc triển khai loại hình BHYT tự nguyện cho người cận nghèo nhưng sang năm
2009 mới bắt đầu được triển khai thực hiện.
2.1.2. Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam.
Ở Việt Nam, BHYT tự nguyện được áp dụng với mọi đối tượng có nhu cầu tham gia
BHYT, được triển khai thực hiện theo địa giới hành chính và nhóm đối tượng theo loại
hình KCB nội, ngoại trú như đối với đối tượng BHYT bắt buộc.
- Tuỳ theo từng giai đoạn, BHYT tự nguyện nhân dân có thể có các đối tượng:
thành viên hộ gia đình, hội viên hội đoàn thể, thân nhân người lao động, cá nhân.
* Quá trình hình thành và phát triển BHYT tự nguyện nhân dân tại Việt Nam: Từ khi
BHYT được thực hiện từ năm 1992 đến nay, BHYT tự nguyện nhân dân được chia
làm 4 giai đoạn:
2.1.2.1 Giai đoạn từ năm 1992 đến tháng 8/1998
Giai đoạn chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định số 299/HĐBT ngày
15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Trong giai đoạn này, mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước chưa có văn bản
hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện cho các đối tượng dân cư nông thôn và lao
động tự do, song căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, trên cơ sở Điều lệ BHYT và các chủ
trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, hệ thống cơ quan BHYT đã nỗ lực phối
hợp với chính quyền các cấp xây dựng và triển khai thí điểm nhiều mơ hình BHYT tự
nguyện cho nhân dân theo các đề án đã được UBND tỉnh, thành phố phê duyệt.
Điển hình trong giai đoạn này là mơ hình thí điểm BHYT tự nguyện cho nơng
dân của Hải Phịng. Hải Phịng là địa phương thực hiện thí điểm BHYT tự nguyện từ
rất sớm với các hình thức đa dạng và được duy trì qua nhiều năm. Để triển khai
BHYT tự nguyện cho nơng dân, Hải Phịng xây dựng mức đóng BHYT tự nguyện là
35.000đ/người/năm; trong đó có khoảng 20% số đối tượng tham gia được ngân sách
xã hỗ trợ 1/3 mức đóng; người tham gia được hưởng quyền lợi như người tham gia
BHYT bắt buộc. Điều kiện triển khai để phát hành thẻ là có ít nhất 50% dân của một
đơn vị thơn hoặc xã tham gia BHYT.
Trong q trình thực hiện, do công tác quản lý và tổ chức thiếu chặt chẽ, các
Chi nhánh BHYT huyện chạy theo số lượng nên bỏ qua nguyên tắc, phát hành thẻ cho
các đơn vị dân cư chưa đạt tỷ lệ quy định. Năm 1997 Hải Phòng đã phát hành được:
130.000 thẻ cho những người tham gia BHYT tự nguyện, đưa tổng số người có thẻ
BHYT chiếm gần 40% dân số tồn thành phố, đó là năm số người tham gia BHYT
cao nhất trong các năm và cũng là cao nhất trong cả nước. Nhưng sau đó, tình trạng
mất cân đối quỹ (thu không đủ chi) đã xuất hiện và đến năm 1998 thì quỹ đã mất cân
đối trầm trọng, sang năm 1999 buộc phải ngừng phát hành thẻ BHYT tự nguyện nhân
dân đại trà trên địa bàn.
Nhìn chung, việc cân đối quỹ BHYT tự nguyện của các địa phương đều gặp
khó khăn, năm nào cũng phải điều chỉnh tăng mức đóng, nên số người tham gia
BHYT tự nguyện ngày càng giảm, thời điểm người dân tham gia nhiều nhất là năm
1996, sau đó giảm dần theo từng năm:
- Năm 1993:
99.202 thẻ
- Năm 1994:
165.572 thẻ
- Năm 1995:
167.144 thẻ
- Năm 1996:
337.777 thẻ
- Năm 1997:
284.788 thẻ
(Nguồn: Phòng kế hoạch – tổng hợp ban BHYT-BHXH Việt Nam)
2.1.2.2 Giai đoạn từ 8/1998 đến năm 2002
Giai đoạn chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP
ngày 15/8/1998 của Chính phủ, nhưng chưa có Thơng tư hướng dẫn về BHYT tự
nguyện nhân dân.
Vì vậy, việc triển khai BHYT tự nguyện nhân dân vẫn tiếp tục dưới hình thức thí
điểm, mang tính nhỏ lẻ, thiếu thống nhất, kết quả thu được khơng đáng kể. Mơ hình
BHYT cho thân nhân người lao động, thành viên, hội viên của một số hội, đoàn thể
cũng bước đầu được thí điểm. Nổi bật trong giai đoạn này là thành phố Hà Nội, khi
năm trước triển khai BHYT tự nguyện nhân dân tại Gia Lâm, năm sau lại triển khai tại
Sóc Sơn, với mong muốn thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, dù đầu tư nhiều tiền của và công sức, hầu hết các mơ hình thí điểm đều
thất bại, đa số duy trì khơng được q 1 năm mà ngun nhân chính là do số người
tham gia ít, khơng cân đối được thu chi quỹ BHYT tự nguyện. Đến cuối năm 2002,
trên địa bàn cả nước chỉ còn 30.000 người tham gia BHYT tự nguyện.
2.1.2.3 Giai đoạn từ 2003 đến 01/7/2005
Giai đoạn chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP
ngày 15/8/1998 của Chính phủ, Thơng tư số 77/2003/TTLT-BYT-BTC ngày 7/8/2003
của liên Y tế - Bộ Tài chính .
Trong giai đoạn này, BHYT tự nguyện được áp dụng cho mọi đối tượng có nhu
cầu tham gia BHYT và được thực hiện theo quy định của Nghị định số 58, Thông tư số
77, Thông tư đầu tiên hướng dẫn BHYT tự nguyện. Nội dung cơ bản của Thông tư là
triển khai BHYT tự nguyện nhân dân theo hộ gia đình và hội viên hội đồn thể, có điều
kiện về tỷ lệ số người tham gia trong cộng đồng mới phát hành thẻ (triển khai tại xã
phường theo hộ gia đình khi có ít nhất 100% thành viên trong hộ gia đình và 20% số hộ
gia đình tại xã, phường tham gia; triển khai theo hội đoàn thể khi có ít nhất 40% số người
trong hội tham gia), mức đóng phân theo khu vực thành thị và nơng thơn., có một số thời
gian tham gia đủ lâu theo quy định mới được hưởng một số dịch vụ kỹ thuật như thai sản,
phẫu thuật tim, chạy thận nhân tạo, 1 số dịch vụ kỹ thuật cao… Người có thẻ BHYT tự
nguyện nhân dân được thanh tốn chi phí KCB theo phương thức thực chi, có trần trong
điều trị nội trú, cùng chi trả 20% chi phí KCB. Sau 2 năm thực hiện (2003, 2004), quỹ
BHYT tự nguyện nhân dân tại một số địa phương không cân đối được nhưng quỹ BHYT
tự nguyện chung của toàn ngành vẫn bảo đảm và có một phần kết dư : năm 2003 kết dư
32 tỷ đồng, năm 2004 kết dư 16 tỷ đồng.
2.1.2.4 Giai đoạn từ 10/2005 đến 30/9/2009
Giai đoạn chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định số 63/2005/CP
ngày 16/5/2005 của Chính phủ.
- Từ tháng 10/2005 đến 3/2007: BHYT tự nguyện nhân dân được tổ chức,
thực hiện theo Nghị định số 63 và Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC
ngày 24/8/2005 của liên Bộ Y tế - Tài chính.
BHYT tự nguyện nhân dân theo vẫn được triển khai theo hộ gia đình và hội viên
hội đoàn thể nhưng giảm bớt điều kiện về tỷ lệ số đông khi tham gia (triển khai tại xã
phường theo hộ gia đình khi có ít nhất 100% thành viên trong hộ gia đình và 10% số hộ
gia đình tại xã, phường tham gia; triển khai theo hội đồn thể khi có ít nhất 30% số người
trong hội tham gia), bỏ điều kiện tham gia đủ lâu theo quy định mới được hưởng một
số dịch vụ kỹ thuật. Với Điều lệ mới ban hành kèm theo Nghị định số 63, quyền lợi
của bệnh nhân BHYT nói chung và BHYT tự nguyện nhân dân nói riêng được mở
rộng gần như tối đa: được thanh tốn thực chi, khơng có trần thanh tốn trong điều
trị nội trú, khơng cùng chi trả (trừ một số dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn theo
danh mục của Bộ Y tế), được thanh tốn một số chi phí mà trước đây khơng có như
chi phí điều trị do tai nạn giao thơng, chi phí thủ thuật, phẫu thuật, chi phí vật tư
tiêu hao y tế.
Kết quả là số người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân tăng nhưng quỹ bị thiếu
hụt nghiêm trọng: Năm 2005 số người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân là
1.534.233 người, năm 2006 là 3.069.550 người, gấp 10 lần số người tham gia BHYT
tự nguyện nhân dân của năm 2004. Theo số liệu quyết toán của BHXH Việt Nam, bắt
đầu từ năm 2005 quỹ khám chữa bệnh BHYT tự nguyện bắt đầu bị mất cân đối thu
chi: năm 2005 thiếu 246 tỷ đồng, năm 2006 thiếu 1260 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tập
trung ở BHYT tự nguyện nhân dân, quỹ BHYT tự nguyện học sinh cũng bị thiếu
nhưng không nhiều, chỉ vượt 10-15% số thu BHYT học sinh.
Trước tình trạng quỹ BHYT tự nguyện bị thiếu hụt nghiêm trọng, BHXH Việt
Nam đã tập trung nghiên cứu, phân tích số liệu thu chi và tình hình triển khai BHYT
tự nguyện tại 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, qua đó tìm hiểu, xác định các
ngun nhân dẫn đến sự tăng đột biến chi phí khám chữa bệnh BHYT tự nguyện. Có
một thực tế là tỉnh, thành phố nào, số người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân càng
nhiều, thì quỹ BHYT tự nguyện bị bội chi càng lớn. Qua kiểm tra ngẫu nhiên 487
trường hợp bệnh nhân BHYT tự nguyện, có chi phí KCB tương đối lớn trong một quý,
thì hầu hết các trường hợp này rơi vào tình trạng vừa mua thẻ BHYT đã sử dụng ngay
để KCB. Đây có thể coi là ví dụ điển hình của việc “lựa chọn ngược” của BHYT tự
nguyện, cứ khi nào có bệnh nặng, phải điều trị tại bệnh viện, khi đó người dân mới
mua thẻ BHYT. Vì vậy, BHXH Việt Nam đã tạm dừng việc triển khai BHYT tự
nguyện cho các đối tượng tham gia lần đầu, đề nghị liên Bộ nghiên cứu, điều chỉnh lại
các quy định, hướng dẫn về BHYT tự nguyện trong những tháng đầu năm 2007.
- Tháng 3/2007, liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thơng tư số 06/2007/TTLTBYT-BTC ngày 24/8/2005 hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, thay thế cho
Thông số 22. Thông tư số 06 hướng dẫn bỏ hai loại đối tượng BHYT tự nguyện nhân
dân là hội viên hội đoàn thể, và thân nhân người lao động, thân nhân của hội viên hội
đồn thể, chỉ cịn một đối tượng duy nhất là thành viên hộ gia đình, đồng thời thực
hiện việc cùng chi trả chi phí KCB, có thêm điều kiện tham gia đủ lâu mới được quỹ
BHYT thanh toán đối với một số bệnh. Đây thật sự là một giai đoạn rất khó khăn đối
với đơn vị tổ chức thực hiện chính sách, bởi các quy định của Thông tư 06 về BHYT
tự nguyện đã không nhận được sự đồng tình của một bộ phận nhân dân, đặc biệt là
những người bệnh, những người đã có thẻ BHYT, nay thẻ hết hạn, nhưng không được
mua thẻ BHYT do quy định mới… và áp lực của công luận cũng ngày một lớn. Thực
tế triển khai BHYT tự nguyện năm 2007 cho thấy, số học sinh, sinh viên tham gia
BHYT vẫn được giữ vững ở mức trên 8 triệu em, còn số nhân dân tham gia đã giảm đáng
kể, chỉ còn 1.371.008 người, chỉ bằng 40% so với năm trước. Số thu về quỹ đạt trên 831 tỷ
đồng, tăng so với năm trước do mức đóng được điều chỉnh tăng, tuy nhiên quỹ khám chữa
bệnh BHYT tự nguyện vẫn thiếu 1.546 tỷ đồng, do số đối tượng nhân dân tham gia BHYT
năm 2006 (trên 3 triệu người), vẫn KCB sang năm 2007.
Những điều chỉnh về chính sách trong thực hiện BHYT tự nguyện theo Thông
tư số 06 của liên Bộ chưa đủ thời gian để có thể điều chỉnh, khắc phục những vấn đề
cần thiết, thì một lần nữa liên Bộ lại phải thực hiện việc sửa đổi một số điểm của
Thơng tư số 06 vì mục tiêu an sinh xã hội, kết quả là 10/12/2007, liên Bộ Y tế - Tài
chính ban hành Thơng tư số 14/2007/TTLT-BYT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điểm
của Thông tư số 06: quy định mức đóng của các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện
là mức tối đa quy định tại thông tư số 06, bỏ điều kiện quy định tỷ lệ số đông trong
triển khai, ai muốn tham gia đều được đáp ứng, không phụ thuộc vào các thành viên
khác trong gia đình, trong cộng đồng.
* BHYT tự nguyện nhân dân tại Việt Nam năm 2008:
- Điều kiện triển khai: Theo cá nhân, bỏ điều kiện có đủ tỷ lệ theo số đơng trong cộng
đồng mới được tham gia.
- Mức đóng phí BHYT: Khu vực thành thị (các quận nội thành) là 320.000
đồng/người/năm, khu vực nông thôn (các quận ngoại thành) là 240.000
đồng/người/năm.
- Quyền lợi được hưởng:
Cũng giống như bệnh nhân BHYT bắt buộc, bệnh nhân BHYT tự nguyện nhân
dân khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến được cơ quan BHXH thanh tốn chi phí khám
chữa bệnh nội, ngoại trú, bao gồm:
+ Khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng;
+ Xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, thăm dị chức năng;
+ Thuốc, dịch truyền theo danh mục Bộ y tế quy định;
+ Máu và các chế phẩm của máu;
+ Các phẫu thuật, thủ thuật;
+ Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.
Khác với bệnh nhân BHYT bắt buộc không phải cùng chi trả, bệnh nhân
BHYT tự nguyện nhân dân được thanh tốn 80% chi phí KCB theo quy định (trừ chi
phí điều trị ngoại trú dưới 100.000 đ thì được thanh tốn 100%). Riêng đối với các
dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn theo danh mục của Bộ Y tế thì được thanh tốn 80%
chi phí nhưng khơng được vượt q hai mươi triệu đồng cho một lần sử dụng dịch vụ
kỹ thuật đó, phần cịn lại người bệnh tự thanh tốn với cơ sở KCB.
Thời gian để được hưởng quyền lợi BHYT:
Thẻ có giá trị sử dụng và được hưởng quyền lợi theo quy định sau 30 ngày kể từ
ngày đóng BHYT lần đầu hoặc gián đoạn.
Thẻ có giá trị sử dụng và được hưởng quyền lợi khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật
cao chi phí lớn sau 180 ngày kể từ ngày đóng BHYT lần đầu hoặc gián đoạn.
Thẻ có giá trị sử dụng và được hưởng quyền lợi về chăm sóc thai sản, sinh đẻ sau
270 ngày kể từ ngày đóng BHYT lần đầu hoặc gián đoạn.
Người bệnh có thẻ BHYT có thời gian tham gia BHYT liên tục đủ 36 tháng, từ
tháng thứ 37 trở đi, khi sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép
ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam thì
được cơ quan BHXH thanh tốn 50% chi phí các loại thuốc này.
2.2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN.
2.2.1 Thuận lợi
Công tác triển khai BHYT TN đã nhận được sự phối hợp, quan tâm chỉ đạo của
các cấp ủy Đảng, chính quyền sự phối hợp của các sở, ban ngành ở địa phương và sự
hưởng ứng ngày càng đông đảo của nhân dân.
Trong tổ chức thực hiện BHYT TN đối với học sinh – sinh viên (HSSV) có
một số thuận lợi sau:
- Đặc điểm của đối tượng HSSV là: Chiếm tỉ lệ cao trong tổng số dân cả nước
(gần 20%) sinh hoạt tập trung thuận lợi cho việc triển khai. Công tác thông tin
tuyên truyền được tập trung tại trường học, mặt khác thơng qua nhà trường việc
thu phí cũng trở nên dễ dàng hơn cho cán bộ BHYT cơ sở.
- Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, liên bộ, các cấp ủy đảng chính quyền,
sở, ban ngành địa phương.
- Tiếp đến BHYT HSSV không hạn chế trần tối đa chi phí KCB một đợt khám và
điều trị cũng như số lần khám và điều trị do đó nhiều trường hợp HSSV tham
gia BHYT có chi phí KCB đến hàng chục triệu đồng thậm chí lên đến 100 triệu
đồng cũng được cơ quan BHYT thanh tốn từ đó tăng phần hấp dẫn của chương
trình BHYT HSSV.
- Một thuận lợi cơ bản nữa đó là BHYT HSSV phần nào đáp ứng được ngun
tắc số đơng bù số ít do đó mức tham gia thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người
tham gia BHYT được dễ dàng hơn
Đối với BHYT TN nhân dân trong q trình triển khai cũng có nhiều điều kiện
thuận lợi đáng kể, cụ thể là:
- Tính đặc trưng của BHYT đó là phát triển BHYT TN tiến tới BHYT toàn dân
đã được khẳng định trong văn kiện của Đảng và nhà nước ta. Do việc thực hiện
và phát triển BHYT không phải là nhiệm vụ của riêng cơ quan nào, ngành nào
mà nó trở thành một và chính sách của đảng và nhà nước tại địa phương.
- Tính ưu điểm của chính sách BHYT do nhà nước tổ chức thực hiện và cụ thể
của BHYT nhân dân đó là: Người tham gia BHYT TN được chăm sóc sức khỏe
ban đầu tại sơ sở y tế, được khám chữa bệnh ngoại trú theo tuyến chuyên môn
kĩ thuật phù hợp khơng hạn chế số lần, mức phí tham gia thấp so với mức bình
quân chung của đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.
2.2.2 Khó khăn.
Khó khăn chung trong việc thực hiện BHYT TN là tình trạng bội chi quỹ KCB
BHYT vẫn tiếp tục tăng với mức độ nghiêm trọng diễn ra trong năm 2005 và 2006. Sự
gia tăng chi phí y tế và việc ứng dụng rộng rãi công nghệ kĩ thuật cao trong KCBC
cùng với khả năng khơng kiểm sốt được kinh phí BHYT TN trong giai đoạn hiện tại.
Ngồi ra chính sách BHYT TN chưa được những người dân trong độ tuổi trẻ khỏe đón
nhận một cách tích cực chỉ có những người có nhu cầu về KCB quan tâm và tham gia
BHYT TN. Mặt khác đội ngũ cán bộ làm công tác về BHYT tự nguyện tại các địa
phương chưa thật ổn định, trình đọ chun mơn cịn nhiều hạn chế.
Bên cạnh những thuận lợi trong việc triển khai BHYT TN đối với HSSV thì cịn
những khó khăn mà BHXH Việt Nam đang gặp phải như sau:
- Phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của bảo hiểm thương mại trong triển khai
BHYT cho HSSV.
- Kinh tế của người dân cịn nhiều khó khăn, ở nước ta hiện nay dân số sống ở
nông thôn vẫn chiếm chủ yếu, lứa tuổi học sinh còn tập trung nhiều ở nông thôn do
hậu quả sinh đông con từ thế hệ trước để lại. Thêm vào đó kinh tế ở nơng thơn cịn
nhiều khó khăn nên việc tham gia BHYT TN cho con em mình là điều rất khó.
- Khâu tiếp đón HSSV đến KCB tại các cơ sở y tế với tinh thần thái độ của nhân
viên y tế chưa tốt, thủ tục để hưởng chế độ BHYT nhiều khi cịn phức tạp, phiền hà…
Do đó những bậc làm cha làm mẹ sẽ khó đồng ý cho con cái mình tham gia vì đây là
loại hình BHYT tự nguyện khơng ép buộc ai.
Trong thực hiện BHYT TN cho nhân dân cũng vướng phải những khó khăn:
- Đối tượng rất phong phú BHYT TN nhân dân rất khó khăn trong việc đưa ra
một hoặc những mơ hình thu hút được nhiều người quan tâm tham gia cũng như thơng
suốt trong q trình thực hiện.
- Cơng tác thông tin tuyên truyền vận động đến người dân còn hạn chế: Chưa
tranh thủ được sự ủng hộ đúng mức của các cấp đảng ủy chính quyền địa phương
đồn thể, tổ chức xã hội đối với với việc thực hiện BHYT trong nhân dân, chưa tác
động được đến sự chuyển biến về dân trí cũng như thói quen của người dân đối với
việc tham gia BHYT TN
- Đại đa số người dân lao động nước ta là thu nhập thấp, tính chất cơng việc và
đời sống lại gặp nhiều khó khăn nên đã hình thành thói quen tiết kiệm coi trọng lợi ích
trước mắt, khi gặp ốm đau phần lớn mọi người đều tìm cách chữa trị tại nhà khi bệnh
tình trở thành nặng rồi mới đến bệnh viện…
2.3 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN.
2.3.1 Quản lí đối tượng tham gia BHYT tự nguyện.
Ngồi BHYT bắt buộc, việc mở rộng khai thác phát hành thẻ cho khu vực
BHYT TN đã được quan tâm thực hiện, tạo tiền đề cho việc tiến tới BHYT toàn
dân. Trong đó các đối tượng được ưu tiên phát triển tham gia BHYT TN bao gồm:
Học sinh, sinh viên, thân nhân người lao động hay của hội viên hội đoàn thể, hộ gia
đình.
BHYT TN là một loại hình bảo hiểm do vậy một nguyên tắc không thể thiếu là
“Số đông bù số ít” chính vì vậy mà việc mở rộng đối tượng tham gia của BHYTN
ở nước ta gây ra những khó khăn nhất định cho q trình triển khai, mở rộng
BHYT TN ở nước ta hiện nay.
Trong thực tế đang xảy ra “sự lựa chọn ngược” từ cộng đồng người tham gia tức
chỉ khi ốm đau mới phát sinh nhu cầu mua thẻ BHYT. Tức là đông đảo người tham
gia đóng góp vào một quỹ chung để chi trả cho số ít những người khơng may gặp
rủi ro mà BHYT là ốm đau bệnh tật. Bất kì một loại hình bảo hiểm nào đi chăng
nữa nếu không đảm bảo được ngun tắc này thì sẽ khơng thể hoạt động, khơng thể
phát huy tác dụng, cho dù quỹ BHYT TN được ngân sách nhà nước bảo trợ, nhưng
ngân sách nhà nước không phải là vô hạn.
Từ thực tế triển khai BHYT TN, thì số lượt KCB của người tham gia BHYT TN,
thì số lượt KCB của người tham gia BHYT TN nhân dân cao vượt trội hơn so với
các nhóm đối tượng khác, nhiều người vừa mua thẻ BHYT đã sử dụng ngay để đi
KCB, các trường hợp bệnh nặng có chí phí KCB khá lớn là phổ biến… Như vậy, ở
đây có vấn đề của cơng tác khai thác, thu, phát hành thẻ BHYT tự nguyện nhân
dân.
Nhìn trên tổng thể, số người tham gia BHYT TN nhân dân hiện nay vẫn tối thiểu
(chiếm 7,5%) so với “thị trường tiềm năng” (trên 40 triệu người) thuộc diện vận
động tham gia BHYT. Trong tình huống này điều khơng tránh khỏi là những người
đã có bệnh, những người cao tuổi, những người có nhu cầu khám chữa bệnh sẽ
quan tâm và mong muốn được tham gia BHYT TN.
Hơn nữa việc kê khai không đúng và những hạn chế trong kiểm tra danh sách
người tham gia BHYT TN. Nhóm hội viên đồn thể và thân nhân người lao động
tham gia BHYT tự nguyện khá đơng ở các địa phương, mặc dù đã có những quy
định về điều kiện thực hiện, song phải nói là nhiều tổ chức hội, đoàn thể, cơ quan
đơn vị và người lao động đã kê khai danh sách mua thẻ BHYT khơng đúng thiếu
trung thực. Tình trạng phổ biến là hợp thức hóa các thủ tục nhằm đáp ứng các điều
kiện quy định, đưa người đã có bệnh ngồi phạm vi hướng dẫn vào danh sách mua
BHYT và vấn đề ở đây là các cơ quan, đơn vị và tổ chức lập.
Trong triển khai BHYT TN nhân dân đã buông lỏng công tác thẩm định và kiểm
tra danh sách người tham gia BHYT TN, từ đó cũng tạo điều kiện cho một số
người dân chỉ khi ốm đau mới tìm mua thẻ BHYT. Việc thực hiện BHYT TN cho
một nhóm dân cư đang cần KCB hoặc đang điều trị tại bệnh viện, điển hình ở một
số thành phố lớn, cơ quan BHXH đã phải thực hiện BHYT TN cho hàng chục
nghìn người, những người này đang là bệnh nhân hoặc ở một số địa phương khác,
lại yêu cầu thực hiện BHYT TN cho các em bị sơ hóa cơ đen-ta…Như vậy khó có
thể cân đối được thu chi quỹ BHYT TN, đặt quỹ BHYT trở thành quỹ “đa chức
năng”, không đơn thuần chi trả khi người tham gia BHYT không may gặp rủi ro
ốm đau bệnh tật nữa.
Một điểm nữa đó là điều kiện triển khai BHYT TN theo hộ gia đình và nhân thân
người lao động cịn sơ hở: Đối với hộ gia đình, yêu cầu phải 100% thành viên tham
gia BHYT TN và phải có ít nhất 10% số hộ gia đình trong xã phường đăng ký tham
gia đạt hoặc vượt tỉ lệ quy định (trên 10%), nhưng khi thu tiền lại chỉ có một số hộ
gia đình nộp tiền, tính theo tỉ lệ chỉ đạt vài % số hộ. Tuy nhiên theo quy định thì cơ
quan BHXH vẫn phải thu tiền, phát hành thẻ BHYT cho các hộ gia đình. Hoặc thực
hiện BHYT TN cho nhân thân người lao động, điều kiện duy nhất là 100% thân
nhân của người lao động tham gia, như vậy trong một đơn vị, nếu chỉ một người
lao động mua thẻ cho nhân dân của mình thì vẫn khơng hợp lệ.
Để hồn thành được mục tiêu là tiến tới thực hiện BHYT tồn dân vào năm 2010
thì cơng tác mở rộng đối tượng tham gia BHYT TN trong giai đoạn này có vai trò
rất quan trọng nhưng trong giai đoạn hiện nay thì ngun tắc cộng đồng trong mơ
hình BHYT TN là chưa đạt được.
Bảng 1: Số học sinh – sinh viên tham gia BHYT giai đoạn 1998-2009
1998-1999
1999-2000
Số HSSV tham gia
(người)
3.396.400
2.955.160
Chênh lệch
( Người)
- 441.240
Tốc độ tăng
(%)
-12,99
2000-2001
2001- 2002
3.101.123
4.201.514
145.963
1.100.391
4,94
35,48
2002-2003
2003-2004
4.910.640
5.078.730
709.126
168.090
16,88
3,42
2004-2005
2005-2006
6.946.962
7.460.320
1.868.232
513.358
36,79
7,39
2006-2007
2007-2008
8.019.041
8.150.021
558.721
130.984
7,49
1,63
Năm học
2008-2009
8.500000
349.979
4,29
Nguồn: Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH Việt Nam.
Như vậy, tính đến hết năm 2009 cả nước hiện có 8,5 triệu học sinh sinh viên
tham gia BHYT tự nguyện, so với năm 1998 có 3.396.400 người tức tăng
5.103.600 người tương đương với tăng 150,26 %.Nguyên nhân làm tăng đối tượng
HSSV tham gia BHYT TN là việc triển khai công tác tuyên truyền đã khá thành
công, cúng như việc triển khai đồng bộ và khoa học của loại hình BH này.
Bảng 2: Số đối tượng tham gia BHYT TN nhân dân.
Năm
Số người tham gia
BHYT TN nhân dân
Chênh lệch
( Người)
Tốc độ tăng
( %)
2003
2004
31.473
310.398
278925
8.86
2005
2006
1.534.484
3.073.767
1224086
1539283
3.94
1.00
2009
2.500.000
-573.767
-0,18
Nguồn: Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH Việt Nam.
Theo bảng trên ta thấy giai đoạn 2003-2006, số người tham gia BHYT TN nhân
dân năm sau gấp nhiều lần năm trước song có xu hướng giảm.Đến năm 2009 thì số
người tham gia BHYT TN nhân dân là 2,5 triệu người như vậy là giảm so với năm
2006. Như vậy việc triển khai BHYT TN nhân dân là chưa thành cơng vì do tâm lý
và người dân chưa có điều kiện để tham gia BHYT.
2.3.2 Quản lí thu quỹ BHYT TN.
Cơ quan thực hiện việc thu phí BHYT TN là hệ thống bảo hiểm xã hội tại các
cấp. Hệ thống tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Cơ quan BHYT
tại cấp xã, phường, thị trấn thực hiện thu phí sau đó kết chuyển lên BHYT cấp tỉnh,
sau đó BHYT cấp tỉnh nộp về BHXH Việt Nam. Cơng tác thu phí BHYT TN là rất
phức tạp. Nếu thực hiện khơng tốt thì rất có thể xảy ra trường hợp gian lận do các đối
tượng tham gia và cũng có thể do chính cán bộ làm cơng tác thu phí BHYT.
Trong khi nguời tham gia BHYT TN được hưởng quyền như người tham gia
BHYT bắt buộc, thì mức đóng của người tham gia BHYT TN chỉ bằng 20-30% so với
mức đóng của người tham gia BHYT bắt buộc. Mặt khác để khắc phục được tình
trạng thâm hụt quỹ trong khi chờ đợi tiến tới BHYT toàn dân, để tăng quy mô quỹ và
tiếp tục thu hút đối tượng tham gia thì việc tăng như thế nào mức đóng BHYT TN
đang là một vấn đề rất khó giải quyết.
Quyền lợi của người tham BHYT nói chung, BHYT TN nói riêng được mở rộng
nhiều so với các quy định trước đây, vì vậy chi phí KCB mà cơ quan BHXH thanh
toán với khu vực cung cấp dịch vụ cũng tăng cao mà khơng tương xứng với mức đóng
góp vào quỹ. Với việc bổ sung danh mục kĩ thuật cao, danh mục thuốc, danh mục các
bệnh phục hồi chức năng, việc thanh toán các vật tư y tế tiêu hao, thanh tốn chi phí
cho người có thẻ BHYT KCB tại nước ngồi hay tại các cơ sở KCB tư nhân khơng có
hợp đồng với cơ quan BHXH, chi phí sàng lọc xét nghiệm HIV và việc người bệnh
không phải thực hiện chế độ cùng chi trả. Trước tình hình quyền lợi của người tham
gia BHYT được mở rộng, mặc dù cơ quan BHXH đã điều chỉnh mức đóng BHYT TN
nhân dân đến giới hạn tối đa của khung mức đóng do liên bộ quy định, song vẫn chưa
thể bù đắp được sự thiếu hụt của quỹ BHYT TN.
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 mức đóng hàng tháng đối với đối tượng
tham gia BHYT TN bằng 4,5% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng. Căn cứ
mức đóng bảo hiểm y tế, người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế đóng sáu tháng một
lần hoặc đóng một lần cho cả năm vào quỹ BHYT.
Bảng 3: Số thu BHYT HSSV và BHYT TN nhân dân giai đoạn 2003-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Số thu BHYT HSSV
Số thu BHYT TN nhân dân
2003
171.669
2.601
2004
219.846
22.407
2005
2006
273.197
381.943
120.601
363.750
2009
850.000
750.000
Nguồn: Ban thực hiện chính sách BHYT –BHXH Việt Nam.
Như vậy số thu BHYT TN tăng qua các năm, Từ năm 2003 đến năm 2009 tổng
số thu BHYT TN tăng 1425730 triệu đồng. Và số thu BHYT HSSV luôn cao hơn
số thu BHYT tự nguyên nhân dân.
2.3.3 Quản lí chi quỹ BHYT TN.
Số thu bảo hiểm y tế tự nguyện được hạch toán, phân bổ và sử dụng phù hợp với
yêu cầu đảm bảo chi phí khám, chữa bệnh cho người tham gia và phục vụ sự phát
triển của bảo hiểm y tế tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện việc chi, quản lí và quyết toán quỹ bảo hiểm y
tế theo quy định của pháp luật. 90% số thu bảo hiểm y tế để lại cho BHYT tỉnh quản
lý, 10% còn lại chuyển cho BHXH Việt Nam quản lý để lập quỹ dự phịng khám chữa
bệnh và chi quản lí.Ngồi ra BHXH Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp
bảo tồn và tăng trưởng quỹ từ số tiền tạm thời nhàn rỗi. Hoạt động đầu tư tăng trưởng
quỹ đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.
Hiện nay việc coi chính sách xã hội được ngân sách nhà nước bảo trợ đã gây ra
tình trạng lạm dụng quỹ BHYT ở nước ta trong giai đoạn mở rộng chính sách BHYT.
quỹ KCB của đối tượng là người nghèo và BHYT TN nhân dân là có số bội chi cao
nhất, mà hình thức BHYT cho người nghèo và BHYT TN nhân dân lại có mức phí
tham gia thấp nhất, quy mô tham gia không phải là số nhiều so với quy mô tiềm năng,
do vậy không đảm bảo được ngun tắc “số đơng bù số ít”. Mặt khác qua khảo sát
tình hình khám chữa bệnh BHYT trong một số tỉnh, vấn đề lạm dụng quỹ xảy ra ở cả
phía các cơ sở y tế và người tham gia BHYT. Hầu hết các trung tâm y tế ở các tuyến
không quản lý nổi người bệnh đến đến khám ầ ạt ở các cơ sở khám chữa bệnh. Tình
trạng quá tải ở các cơ sở KCB dẫn đến tình trạng khó kiểm sốt việc lạm dụng quỹ
BHYT TN. Tình trạng lạm dụng phổ biến nhất là rất nhiều người dân tham gia BHYT
TN nhân dân đi KCB nhiều lần không phải bị bệnh mà chỉ lấy thuốc dùng vào việc
khác, cho người khá, phổ biến người có thẻ BHYT đi khám, khám giúp người khác
lấy thuốc mà đem bán lại xảy ra ở nhiều nơi. Cịn có lạm dụng quỹ của nhân viên y tế
và thân nhân ngành y tế như đi khám lấy thuốc dự phòng trong dịp tết…
Như vậy ở phía người tham gia khơng xem quỹ BHYT là do chính bản thân mình
và cộng đồng đóng góp cần phải được bảo vệ, mà xem là quỹ của nhà nước ban phát
cần kha thác triệt để. Hơn nữa, do không phải cùng chi trả nên việc lạm dụng quỹ là
rất phổ biến. Tham gia quá trình khai thác triệt để quỹ BHYT ngồi chính người tham
gia BHYT cịn có các cơ sở y tế. Do khơng cịn trần thanh toán, nên xu hướng tăng
cường sử dụng dịch vụ y tế, thuốc men đắt tiền đang trở thành phong trào, thói quen
trong các cơ sở y tế.
Vấn đề lạm dụng quỹ BHYT TN hiện nay đang là phổ biến góp phần bởi chi quỹ
BHYT TN. Và việc quản lý và sử dụng quỹ cho hợp lý là vấn đề đặt ra cho các cấp
quản lý.
Bảng 4: Tình hình chi BHYT HSSV tại BHXH Việt Nam năm 2003-2009
Đơn vị: triệu đồng
Năm học
Tổng chi
BHYT HSSV
Tổng chi
BHYT TN nhân dân
2003
101.698
1.140
2004
2005
143.801
165.558
41.167
103.979
2006
2007
451.914
528.341
1.039.124
1.229.450
2008
2009
645.438
800.000
1.508.221
1.700.000
Nguồn: Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH Việt Nam.
Qua bảng trên ta thấy số chi BHYT TN tăng qua các năm, và số chi cho BHYT HSSV
ít hơn chi cho BHYT tụ nguyện nhân dân. Do số đối tượng tham gia BHYT TN nhân
dân gặp rủi ro ốm đau nhiều hơn và một phần là do tình trạng lạm dụng quỹ gây ra.
2.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI BHYT TỰ NGUYÊN TẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA.
Chính sách BHYT được hình thành và phát triển hơn 19 năm qua đã minh chứng
cho một hướng đi đúng đắn của một nước phát triển, tiềm năng về kinh tế không dồi
dào dẫn đến việc đầu tư bao cấp cho chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế. BHYT ra
đời cung cấp một nguồn tài chính cho ngành y tế để chăm sóc sức khỏe cho đối tượng
tham gia BHYT đến nay đã chiếm trên 43% dân số cả nước. Mỗi năm ngành BHYT
quản lý chi khám chữa bệnh cho đối tượng hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu
người đi khám và chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
2.4.1 Cơ cấu diện bao phủ BHYT
Biểu 1: Cơ cấu diện bao phủ BHYT năm 2007
Đơn vị: %
11.3
15.1
BB
NN
HSSV
46.8
TNND
Cịn lại
8
2.2
Nguồn: Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH Việt Nam.
Cơ cấu diện bao phủ BHYT năm chiếm 43,8% dân số trong đó BHYT tự nguyện nhân
dân có 2,2 triệu người chiếm 6% người có thẻ BHYT và chiếm 2,6% dân số cả nước.
Số đối tượng chưa có thẻ BHYT là 46,8% triệu người (bao gồm cả HSSV đã tham
gia BH nhân thọ khác) chiếm trên 50% dân số là tiềm năng cho phát triển BHYT tự
nguyện.
Biểu 2: Cơ cấu diện bao phủ BHYT năm 2008.
Đơn vị: %
12.8
15.2
45.6
BB
NN
HSSV
7.9
2.4
TNND
Còn lại
Nguồn: Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH Việt Nam.
Cơ cấu diện bao phủ BHYT năm 2008 chiếm 45,6% dân số trong đó BHYT tự nguyện
nhân dân có 2,4 triệu người chiếm 6,3% người có thẻ BHYT và chiếm 2,8% dân số cả
nước.
Số đối tượng chưa có thẻ BHYT là 45,6 triệu người chiếm trên 50% dân số là tiềm
năng phát triển BHYT tự nguyện.
Biểu 3: Diện bao phủ BHYT tự nguyện nhân dân.
Đơn vị: %
95.10%
100.00%
90.00%
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
94.70%
94.60%
Có BHYT
Chưa có BHYT
5.40%
2007
2008
2009
4.90%
5.30%
Nguồn: Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH Việt Nam.
Đối tượng tự nguyện nhân dân năm 2007 chiếm 4,9% và năm 2008 là trên 5,3% tổng
số đối tượng cần thực hiện mua BHYT tự nguyện nhân dân, số cịn lại khoảng 95% là
người chưa có thẻ BHYT , và năm 2009 số tham gia BHYT tự nguyện nhân dân
chiếm 54%, số còn lại khoảng 94,6% là người chưa có thẻ BHYT đây là nhóm đối
tượng đầy tiềm năng cần phải khai thác cho những năm sau này.Tỷ lệ tham gia BHYT
của đối tượng tự nguyện nhân dân tăng qua các năm. Đây là một dấu hiệu khả quan
cho việc tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014.
Như vậy đối tượng tham gia BHYT TN cịn q ít so với tổng dân số. Do vậy đời
sống nhân dân còn gặp cịn nhiều khó khăn, một mặt họ khơng có điều kiện tham gia
BHYT TN, và khi bị ốm đau bệnh tật thì đã nghèo lại nghèo hơn. Do đó việc làm
tăng đối tượng tham gia BHYT TN là vấn đề đặt ra đối với các cấp quản lý.
Phải nói đến ở đây là sự kiện năm 2005 chính phủ ban hành điều lệ bảo hiểm y tế
kèm theo nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 theo điều lệ này đối tượng và
phạm vi bao phủ của BHYT tăng nhanh. Tỷ lệ tham gia là thấp là do thu nhập của
người dân còn thấp, sự hiểu biết của họ về BHYT chưa đầy đủ và chưa tin tưởng vào
chất lượng dịch vụ y tế theo chế độ BHYT.
2.4.2 Tình hình thu chi BHYT tự nguyện.
2.4.2.1 Thực trạng thu quỹ BHYT TN
Biểu 4: Tình hình thu BHYT tự ngyện.
Đơn vị: Tỷ đồng
1600
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
850
750
HSSV
TNND
TC
832
2007
480
2008
2009
565
522
352
Nguồn:
Ban
thực
1087 hiện
chính
sách
BHYT
–
BHXH
Việt Nam.
Ta thấy số thu BHYT ự nguyện năm 2008 tăng 255 tỷ so với năm 2007, và năm
2009 thì số này đã tăng lên rất nhiều, số thu năm 2009 tăng lên 513 tỷ đồng so với
năm 2008.Năm 2009 riêng đối tượng BHYT tự nguyện nhân dân có số thu tăng 370 tỷ
đòng so với năm 2007. Số thu tăng của nhóm BHYT tự ngyện tăng chủ yếu do mức
tham gia BHYT tăng vì theo quy định của thơng tư số 06 thì mức thu BHYT có mức
thu BHYT có khung và BHYT Việt Nam quy định mức thu cụ thể cho từng đối tượng,
từng vùng, từng tỉnh và bình qn chung tồn quốc trên mức trung bình của khung
liên Bộ quy định. Số thu BHYT theo thông tư số 14 thì quy định ln mức tối đa của
khung liên bộ (vùng nông thôn: HSSV: 100000 đ/thẻ, TNND: 24000; thành thị:
HSSV: 120000 đ/thẻ, TNND: 320000 đ/thẻ) nên số thu năm 2009 tăng cao.
2.4.2.2 Thực trạng chi phí KCB BHYT TN
Biểu 5: Tổng chi phí KCB BHYT của đối tượng tự nguyện:
Đơn vị: Tỷ đồng
2500
2500
2000
2097
1700
1981
HSSV
1500
1578 TNND
800.0
1000
TC
1467
500
0
2007
2008
2009
514.0
519.0
Nguồn: Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH Việt Nam.
Từ năm 2007 đến năm 2009 tổng số chi đã tăng từ 1981 tỷ đồng đến 2500 tỷ, qua 2
năm số thu đã tăng 403 tỷ đồng. Việc chi trả cho đối tượng tự nguyện nhân dân
thường cao gần gấp hai số chi cho đối tượng HSSV.
Biểu 6: Tổng chi phí KCB BHYT nội trú.
ĐV: Tỷ đồng
1200
1085
990
1000
1007
770
800
828
600
778
220
400
HSSV
TNND
Tỉng
céng
200
0
2007
2008
2009
257
229
Nguồn: Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH Việt Nam.
- Chi phí KCB nội trú của nhóm BHYT tự nguyện nhân dân năm 2007 là 828 tỷ đồng,
năm 2009 là 770 tỷ đồng, bằng gần 93% so với năm 2007.
-
Tổng chi phí nội trú năm 2007 là 1085 tỷ đồng, năm 2009 là 990 tỷ đồng bằng 91,2%
năm 2007. Như vậy tổng chi phí KCB nội trú giảm dần.
Biểu 7: Chi phí bình qn KCB ngoại, nội trú/thẻ
ĐV: Nghìn đồng
700
600
500
400
300
200
100
0
700
615
663
628
HSSV
TNND
85.0
2007
2008
Chung
265
2009
212
83.0
74.0
Nguồn: Ban thực hiện chính sách BHYT- BHXH Việt Nam.
- Chi phí bình qn một đợt điều trị ngoại trú của đối tượtng tự nguyện nhân dân có xu
hướng giảm. Chi phí bình qn của đối tượng tự nguyện có xu hướng tăng.
Biểu 8: Cân đối thu-chi BHYT tự nguyện.
Đơn vị: Tỷ đồng.
0
-200
-400
-600
-800
-1000
-1200
-1400
-1600
-50
-92
-253
-850
2007
2008
HSSV
TNND
-900
TC
2009
-1003
-1095
-1249
-1502
Nguồn: Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH Việt Nam.
Năm 2007 quỹ BHYT tự nguyện nhân dân bị bội chi là 1.249 tỷ đồng trong khi toàn
bộ đối tượng tự nguyện bội chi là 1.502 tỷ đồng. Năm 2008 đối tượng tự nguyện nhân
dân bội chi 1.003 tỷ đồng và toàn bộ đối tượng tự nguyện bội chi 1095 tỷ đồng. Năm
2009 đối tượng tự nguyện nhân dân bội chi 850 tỷ đồng và toàn bộ đối tượng tự
nguyện bội chi 900 tỷ. Như vậy số bội chi cho đối tượng tự nguyện nhân dân cao hơn
rất nhiều so với bội chi cho đối tượng HSSV.
Do mức đóng của đối tượng BHYT tự nguyện năm 2008 được tăng theo quy định
của thông tư số 14 nên số thu năm 2009 tăng hơn năm 2007 và tình trạng bội chi giảm
so với năm 2007.
2.4.3 Những vấn đề còn tồn tại trong việc triển khai BHYT tự nguyện.
BHYT tự nguyện được thực hiện ở nước ta đã trên 10 năm song chủ yếu chỉ là các
mơ hình thí điểm ở một số địa phương như: Hải Phòng, Hà Nội…Do số người tham
gia ít, lại phân tán trên phạm vi rộng, mức đóng và quỹ lại thấp nên hầu hết các mơ
hình thí điểm đều khơng duy trì được lâu, nhiều nơi chỉ thực hiện được một năm sau
đó dừng lại. Nguyên nhân chủ yếu là do không cân đối được thu chi quỹ BHYT TN.
Trong loại hình BHYT TN thì BHYT TN học sinh sinh viên bắt đầu được triển khai
từ năm 1994-1995, còn BHYT TN nhân dân mới được triển khai trên diện rộng và
khơng cịn là thí điểm từ cuối năm 2003 sau khi Bộ Y Tế - Tài chính ban hành Thơng
tư số 77?2003/TTLT-BYT-BTC, thơng tư đầu tiên hướng dẫn BHYT TN.
Đến năm 2005, Chính phủ ban hành Điều Lệ BHYT kèm theo nghị định số
63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 theo đó liên Bộ ban hành Thơng tư số
77/2003/TTLT-BYT-BTC đây là một bước đột phá đối với công tác khám, chữa bệnh
BHYT. Trong đó có việc mở rộng quyền lợi tối đa cho người tham gia BHYT, BHYT
chi trả cả trong trường hợp: Tai nạn giao thông, bệnh bẩm sinh, chi phí vận chuyển…;
thay đổi phương thức thanh tốn: bỏ phương thức cùng chi trả 20% chi phí ở mọi đối
tượng , bỏ trần thanh toán nội trú ở các cơ sở khám chữa bệnh đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT TN nói riêng và BHYT nói chung .
Với vai trị là một chính sách xã hội, thì điều này là hợp với long dân nhất là với
những đối tượng nghèo, cận nghèo nhằm đảm bảo công bằng trong KCB cho họ. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện nghị định này và thông tư liên tịch số 22/2005/TTLTBYT-BTC về hướng dẫn thực hiện BHYT TN đã nổi lên một số vấn đề mà ngành y tế
và BHXH Việt Nam phải đối mặt đó là chi phí KCB BHYT tăng vọt trong hai năm
liền là 2005, 2006 khi mà mức đóng đã được tăng lên sau quyết định số 2992/QĐBHXH ngày 09/08/2006 của tổng giám đốc BHXH Việt Nam thay cho khung mức
đóng được quy định trong thơng tư số 22 nhưng tăng khơng đáng kể. Ngồi ra, cũng
cịn một số yếu tố khác tham gia vào việc làm gia tăng đột biến chi phí KCB BHYT là
trong thới gian qua các cơ sở KCB tăng cường bị nhiều thiết bị y tế hiện đại chi phí
cao, danh mục thuốc sử dụng do bộ y tế ban hành quá rộng rãi, công tác KCB BHYT
đã và đang triển khai cho 100% trạm y tế phường xã tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân tham gia BHYT đi KCB. Cũng từ đó mà dẫn đến tình trạng bệnh nhân đến KCB
tăng nhanh làm hầu hết các cơ sở KCB đều quá tải từ tuyến trạm y tế huyện, tỉnh và
trung ương, do số đối tượng tham gia BHYT ngày càng cao (số người nghèo và đối
tượng BHYT TN tăng nhanh).
Hầu hết các cơ sở KCB quá tải do số người mua thẻ BHYT TN tăng nhanh., điều
này sẽ là hết sức bình thường nhưng điều khơng bình thường đó là chi phí KCB tăng
lên một cách đột biến.
Có thể nhận thấy, với việc gia tăng các yếu tố về quyền lợi của người tham gia thì
việc bội chi quỹ KCB BHYT là khơng thể tránh khỏi, đặc biệt là quỹ KCB BHYT TN.
Vấn đề âm quỹ BHYT đã ở mức độ trầm trọng, nếu khơng có giải pháp khắc phục thì
hậu quả về kinh tế-xã hội sẽ là một vấn đề lớn. Những hạn chế cơ bản trong chính
sách và triển khai BHYT TN tại Việt Nam trong mấy những năm vừa qua có thể nói
đến là: