Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC Ở BHXH QUẬN BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.03 KB, 20 trang )

Báo cáo thực tập Khoa: Bảo hiểm
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH
BẮT BUỘC Ở BHXH QUẬN BA ĐÌNH.
2.1 Thực trạng chi trả các chế độ các chế độ BHXH bắt buộc ở BHXH
quận Ba Đình.
Trong giai đoạn 2004-2008 vừa qua, với việc thực hiện đúng nội quy,
quy trình và nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH bắt buộc, với phương thức
chi trả phù hợp, BHXH quận Ba Đình đã đạt được mục tiêu “chi đúng, chi
đủ, chi kịp thời và an toàn” cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH bắt
buộc trên địa bàn quận. Kết quả của hoạt động chi trả chế độ BHXH bắt buộc
cụ thể như sau:
Bảng 1:Số tiền chi trả các chế độ BHXH bắt buộc ở quận Ba Đình giai
đoạn: 2006-2009.
(Nguồn: BHXH quận Ba Đình ).
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy : trong 4 năm qua (2006-
2009), BHXH quận Ba Đình đã thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ
BHXH bắt buộc trên địa bàn quận, với số tiền chi trả trung bình hàng năm lên
tới 675 tỷ đồng và không ngừng tăng qua các năm: năm 2006 số tiền chi trả
mới chỉ đạt mức 454 tỷ đồng nhưng tới năm 2009 con số này đã là hơn 865 tỷ
đồng ( gấp gần 2 lần). Mức tăng này thể hiện trong việc chi trả các chế độ, cụ
thể như sau:
2.1.1. Thực trạng chi trả chế độ ốm đau, thai sản.
2.1.1.1. phương thức chi trả.
Đối với chế độ ốm đau, BHXH quận chọn phương thức:Thanh toán
trực tiếp cho đối tượng hưởng trợ cấp 1lần tại BHXH quận Ba Đình.
1
Sinh viên: Lường Thị Yến Lớp: Đ2-BH1
Chỉ tiêu
Năm
Ngân sách Nhà nước Quỹ BHXH Tổng
Số tiền


(nghìn đồng)
Số tiền
(nghìn đồng)
Số tiền
(nghìn đồng)
2006 247.126.700 207.230.170 454.356.870
2007 306.305.898 296.853.335 603.315.233
2008 367.624.846 411.261.377 778.886.241
2009 381.289.546 484.001.048 865.290.584
1
Báo cáo thực tập Khoa: Bảo hiểm
BHXH quận Ba Đình luôn căn cứ vào đặc thù của từng chế độ BHXH,
tình hình điều kiện cụ thể của BHXH quận từ đó đưa ra phương thức chi trả
cho hợp lý. Đối với chế độ ốm đau, thai sản được xác định là 2 chế độ ngắn
hạn, lĩnh tiền trợ cấp 1lần. Vì vậy BHXH quận Ba Đình sử dụng phương thức
thanh toán trực tiếp cho đối tượng hưởng trợ cấp 1lần tại BHXH quận, các đối
tượng hưởng sẽ trực tiếp đến cơ quan BHXH để nhận tiền.
Do công tác chi trả trợ cấp một lần cho đối tượng hưởng các chế độ ốm
đau, thai sản trên địa bàn quận Ba Đình có khối lượng công việc khá lớn, số
lượng cán bộ chi trả cần khá nhiều, chi phí quản lý thấp; nên việc sử dụng
phương thức chi trả trực tiếp tại văn phòng sẽ tiết kiệm được chi phí thuê
mướn địa điểm chi trả, chi phí đi lại của cán bộ chi trả, thuận tiện trong việc
sử dụng trang thiết bị chuyên dụng cho quá trình chi trả; thuận lợi hơn trong
công tác chỉ đạo, điều hành chi trả trợ cấp các chế độ. Đối tượng hưởng trợ
cấp BHXH được tiếp xúc trực tiếp với cán bộ BHXH tạo điều kiện cho việc
giải quyết chi trả một cách nhanh chóng và gọn nhẹ, chính xác, tạo niềm tin
vào cơ quan BHXH quận Đống Đa, vào chính sách BHXH của Nhà nước.
Với phương thức chi trả này, cơ quan BHXH quận Ba Đình sẽ dễ dàng
trong việc quản lý đối tượng hưởng chế độ, ốm đau, thai sản, quản lý công tác
chi trả trợ cấp 1 lần, làm tăng hiệu quả công tác chi trả BHXH bắt buộc.

Đồng thời thực hiện phương thức chi trả này giúp cơ quan BHXH quận
Ba Đình được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng hưởng, hiểu được tâm tư,
nguyện vọng của đối tượng hưởng, để từ đó phục vụ đối tượng tốt hơn.
2.1.1.2. Quy trình chi trả.
Với phương thức chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng, quy trình chi
trả của BHXH quận Ba Đình được thực hiện theo quy trình sau:
BHXH lấy tiền từ Ngân hàng, sau khi kiểm tra cẩn thận đối tượng và số
tiền được hưởng, thực hiện đầy đủ thủ tục cần thiết sẽ trực tiếp giao tiền cho
đối tượng hưởng tại trụ sở của cơ quan BHXH. Đối tượng hưởng ký xác nhận
rồi lĩnh tiền. Quy trình này được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
bHXHBH
2
Sinh viên: Lường Thị Yến Lớp: Đ2-BH1
Đối tượng
hưởng
BHXH quận
Ba Đình
Ngân hàng
2
Báo cáo thực tập Khoa: Bảo hiểm
2.1.1.3. Kết quả chi trả chế độ ốm đau, thai sản.
Ốm đau là hiện tượng phổ biến của tất cả mọi người. Không ai có thể
khẳng định 1 cách chắc chắn rằng trong cuộc đời mỗi người không một lần
bị ốm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi hiện tượng ô nhiễm môi trường
và các dịch bệnh lây lan với mức độ chóng mặt. Cùng với ốm đau, việc sinh
nở nuôi con cũng là quy luật tất yếu của hầu hết phụ nữ. Trong thời gian này,
NLĐ mất một khoảng thời gian dài để sinh và chăm sóc con.
Để bù đắp, thay thế phần thu nhập bị mất khi NLĐ gặp ốm đau, thai
sản, BHXH thực hiện chi trả 2 chế độ ngắn hạn này để đảm bảo thu nhập
cũng như quyền lợi cho NLĐ. Trong những năm qua, BHXH quận Ba Đình

đã thực hiện tốt 2 chế độ này, chi trả kịp thời cho NLĐ. Cụ thể như sau:
Bảng 2: Kết quả chi trả ốm đau, thai sản cho các đối tượng tại
BHXH quận Ba Đình giai đoạn 2006-2009.
Chỉ tiêu
Năm
Chế độ ốm đau Chế độ thai sản
Số người
( người)
Số tiền (nghìn
đồng)
Số người
( người)
Sốtiền (nghìn
đồng)
2006 3237 1.223.961 3178 11.617.263
2007 3915 1.988.768 3305 14.775.842
2008 4010 2.345.626 4029 19.088.624
2009 4128 1.882.962 3843 19.198.039
(Nguồn: BHXH quận Ba Đình)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, BHXH là nguồn duy nhất đảm bảo chi trả
chế độ ốm đau, thai sản.
Ở chế độ ốm đau, có thể thấy, do số lao động tham gia BHXH trên
địa bàm quận đông nên số lượt hưởng chế độ ốm đau cũng nhiều và có xu
hướng tăng dần theo thời gian. Năm 2006 mới chỉ có 3.237 lượt lao động
hưởng chế độ ốm đau nhưng đến cuối năm 2009 đã tăng gấp 1,28 lần, lên
tới 4128 lượt người. Sở dĩ có nguyên nhân trên là do số người tham gia
BHXH ngày càng đông, mặt khác, trên địa bàn quận Ba Đình lại xuât hiện
nhiều đơn vị, doanh nghiệp mới thành lập, thu hút lực lượng lao động
tham gia. Tuy nhiên, do điều kiện làm việc ngày càng có nhiều yếu tố độc
hại,

3
Sinh viên: Lường Thị Yến Lớp: Đ2-BH1
3
Báo cáo thực tập Khoa: Bảo hiểm
nhiều nguy cơ làm cho NLĐ mắc phải rủi ro ốm đau. Mặc dù điều kiện
chăm sóc y tế ngaỳ càng nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết các
nhu cầu của NLĐ, đây cũng là nguyên nhân làm cho mức chi trả trợ cấp
ốm đau hàng năm ngày càng tăng ngoài nguyên nhân mức lương tối thiểu
tăng.
Năm 2006, mức chi trả chế độ trợ cấp ốm đau mới có 1.223.961
nghìn đồng, đến năm 2009 đã lên tới 1.882.962 nghìn đồng, tăng tới 1,68
lần so với năm 2006. Do mức chi trả tăng, vì thế mức chi trả trung bình
của từng đối tượng cũng tăng từ 3,47 triệu / người / năm (2006) lên 4,56
triệu /người / năm (2009).
Chế độ thai sản trong những năm qua cũng có sự biến động tăng cả
về số người và mức tiền chi trả. Số đối tượng hưởng trợ cấp trên địa bàn
quận Ba Đình là rất lớn. Là quận trung tâm của thành phố Hà Nội, tập
trung nhiều cơ quan đầu não, nhiều đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài
nước, thu hút nhiều lao động tham gia nên lao động nữ cũng chiếm số
lượng lớn. Năm 2006, trên địa bàn quận Ba Đình có 3178 lao động nữ
hưởng chế độ thai sản, đến năm 2009 đã lên tới 3843 lao động nữ hưởng
chế độ này. Đặc biệt năm 2007- năm Đinh Hợi được xem là năm “ con heo
vàng”, theo quan niệm của người Việt Nam, nếu ai sinh ra vào năm này sẽ
gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và sung túc. Do vậy, số lao động nữ sinh
con trong giai đoạn này tăng đột biến, số lao động nữ hưởng chế độ thai
sản nhiều, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1,22 lần và tương đương với
720 lao động hưởng chế độ thai sản.
Mức trợ cấp thai sản cũng tăng nhanh, năm 2006 số tiền trợ cấp thai
sản là 11.627.263 nghìn đồng, số tiền trợ cấp này đã tăng lên 19.198.039
nghìn đồng năm 2009, tăng gấp 1,65 lần. Sở dĩ, số trợ cấp tăng nhanh như

trên là do số lao động hưởng chế độ ngày càng tăng, mặt khác do Chính
phủ quy định mức tiền lương tối thiều tăng, vì thế mức trợ cấp tăng lên.
Số lao động hưởng chế độ thai sản tăng, mức trợ cấp chung tăng
cũng làm cho mức trợ cấp trung bình của của các đối tượng tăng lên. Năm
2006 là 3.655 nghìn đồng và đến năm 2009 tăng mức trợ cấp trung bình là
4.995 nghìn đồng.
Qua những kết quả mà quận Ba Đình thực hiện chi trả cho 2 chế độ
trên ta thấy được sự quan tâm của BHXH, sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước ta đối với những lao động gặp những rủi ro ốm đau, thai sản khi họ bị
4
Sinh viên: Lường Thị Yến Lớp: Đ2-BH1
4
Báo cáo thực tập Khoa: Bảo hiểm
giảm thu nhập, giúp họ ổn định thu nhập cũng như ổn định cuộc sông cho
bản thân NLĐ và gia đình.
2.2.2 Thực trạng chi trả chế độ TNLĐ - BNN.
2.2.2.1. Phương thức chi trả.
Đối với chế độ TNLĐ – BNN, BHXH quận Ba Đình áp dụng 2
phương thức chi trả đó là: Thanh toán trực tiếp cho đối tượng và chi trả
gián tiếp thông qua đại lý chi trả.
Đối với phương thức chi trả trực tiếp cho đối tượng được BHXH
quận Ba Đình áp dụng theo Điều 42( Luật BHXH) đối với NLĐ bị suy
giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% được trợ cấp 1 lần.
Phương thức chi trả gián tiếp thông qua đại lý chi trả,BHXH quận
Ba Đình áp dụng đối với NLĐ được hưởng trợ cấp hàng tháng, định kỳ có
mức suy giảm khả năng lao động từ 30% trở lên.
Áp dụng cả 2 phương thức trên, BHXH quận Ba Đình tạo điều kiện
thuận lợi để NLĐ nhận được số tiền trợ cấp một cách nhanh chóng, thuận
tiện nhằm đảm bảo cho thu nhập và cuộc sống của NLĐ.
2.2.2.2. Quy trình chi trả.

Với việc áp dụng 2 phương thức chi trả trên, BHXH quận Ba Đình
thực hiện chi trả cho đối tượng hưởng theo 2 quy trình sau:
Quy trình chi trả trực tiếp: BHXH quận Ba Đình lấy tiền từ Ngân
hàng, sau khi kiểm tra cẩn thận đối tượng và số tiền được hưởng, thực hiện
đầy đủ thủ tục cần thiết sẽ trực tiếp giao tiền cho đối tượng hưởng tại trụ sở
của cơ quan BHXH. Đối tượng hưởng ký xác nhận rồi lĩnh tiền.
Quy trình này được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Quy trình chi trả gián tiếp thông qua đại lý chi trả : Hàng tháng BHXH
quận Ba Đình lấy tiền từ Ngân hàng giao cho đại lý chi trả từng phường,
xã . Các đại lý chi trả sẽ tiến hành chi trả cho đối tượng hưởng trong địa
bàn phường mình quản lý. Sau khi thanh toán hết cho đối tượng hưởng, các
đại lý này phải báo cáo kết quả hoạt động của mình lên cơ quan BHXH
5
Sinh viên: Lường Thị Yến Lớp: Đ2-BH1
Ngân hàng
Đối tượng
BHXH quận
Ba Đình
5
Báo cáo thực tập Khoa: Bảo hiểm
quận Ba Đình . Đây là chế độ thường xuyên nên lịch chi trả rất đều đặn,
các khâu chi trả tiến hành rất ngắn gọn, nhanh chóng và thường diễn ra
trước ngày 15 hàng tháng. Quy trình của phương pháp này được biểu diễn
qua sơ đồ sau:
2.2.2.3. Kết quả chi trả.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, TNLĐ - BNN là nguy cơ đối
với tất cả NLĐ, đặc biệt là lao động trực tiếp. Khoa học – kỹ thuật phát
triển với nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại thì rủi ro trong lao động
ngày càng tăng. Khi gặp rủi ro, NLĐ bị gián đoạn thu nhập và phát sinh
các chi phí như: chi phí y tế, chi phí tiêu dùng cá nhân…Mục đích của

chế độ này là bù đắp thu nhập cho NLĐ, hồi phục sức khỏe cho NLĐ một
cách nhanh nhất, tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập vào hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Nguồn chi cho TNLĐ - BNN của BHXH quận Ba Đình cũng thực
hiện theo quy định của Luật BHXH được lấy từ 2 nguồn chính là Ngân
sách Nhà Nước và quỹ BHXH. Trong đó quy định cụ thể, Ngân sách Nhà
nước thực hiện chi cho những đối tựợng đang hưởng BHXH trước ngày
01/01/1995, quỹ BHXH chi cho những đối tượng hưởng BHXH từ sau
01/01/1995. Việc chi trả trợ cấp được BHXH quận Ba Đình thực hiện theo
2 phương thức chi trả trợ cấp hàng tháng và chi trả trợ cấp 1 lần.
● Đối với công tác chi trả trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng.
Trong những năm qua, BHXH quận Ba Đình đã phối hợp chặt chẽ
với UBND các phường, các đơn vị sử dụng lao động và NH Nông nghiệp
Bắc Hà Nội tiến hành chi trả an toàn, nhanh chóng, thuận tiện đến tay đối
tượng hưởng. Công tác chi trả đạt được kết quả cụ thể như sau:
6
Sinh viên: Lường Thị Yến Lớp: Đ2-BH1
Đối tượng
hưởng
Đại lý chi
trả
Cơ quan
BHXH
quận
Ngân hàng
6
Báo cáo thực tập Khoa: Bảo hiểm
Bảng 3: Kết quả chi trả trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng cho các
đối tượng tại BHXH quận Ba Đình giai đoạn 2006-2009.
Chỉ tiêu


Năm
Ngân sách nhà nước. Quỹ BHXH. Tổng cộng Số tiền chi
BQ (nghìn
đồng/người)
Số người
( người)
Số tiền
(nghìn
đồng)
Số người
(người)
Số tiền
(ngìn đồng)
Số người
(ngườ)
Số tiền
(nghìn
đồng)
2006 627 188.136 582 151.832 1029 339.968 280,9
2007 787 223.900 570 205.609 1363 429.509 315,6
2008 916 274.246 564 235.310 1480 509.556 344,1
2009 1106 418.806 796 537.060 1902 955.866 502,3
(Nguồn: BHXH Ba Đình.)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số đối tượng hưởng và số tiền trợ cấp
TNLĐ - BNN hàng tháng trên địa bàn quận trong thời gian qua tăng qua các
năm.
Số người hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN tăng từ 627 người năm 2006 lên
1106 người năm 2009, tăng gấp 1,5 lần tương đương với tăng 479 người. Sở
sĩ có mức tăng như trên là do trong địa bàn quận có nhiều đơn vị doanh

nghiệp mới thành lập thu hút lực lượng lao động từ các nơi khác đến, tuy
nhiên còn nhiều doanh nghiệp do môi trường làm việc ô nhiễm, thiếu trang bị
bảo hộ lao động cho NLĐ vì vậy nguy cơ dẫn đến TNLĐ - BNN cao.
Số tiền chi trả trợ cấp TNLĐ - BNN cũng tăng nhanh trong giai đoạn
2006- 2009. Năn 2006 mức chi trả trợ cấp TNLĐ - BNN cho các đối tượng
hưởng trợ cấp trong quận mới chỉ 339.968 nghìn đồng đến 2009 đạt tới
955.866 ngìn đồng, gấp 2.81 lần. Số tiên chi trả trợ cấp hàng tháng tăng
nhanh là do số lao động được hưởng trợ cấp tăng lên. Đặc biệt, việc Chính
phủ liên tục ban hành các Nghị Định quy định về việc tăng mức tiền lương tối
thiều là một nguyên nhân quan trọng trong việc tăng mức trợ cấp.
Mức trợ cấp tăng, làm cho số tiền chi trả bình quân cho 1 đối tượng
hưởng cũng tăng nhanh từ 280,9 nghìn đồng/ người (2006) lên tới 502,3
nghìn đồng/ người (2009).
Số tiền chi trả được lấy từ 2 nguồn là: Ngân sách Nhà nước và quỹ
BHXH. Trong đó, số tiền chi trả từ nguồn quỹ BHXH lớn hơn nhưng mức
chênh lệch không đáng kể. Giai đoạn từ 2006 đến 2009, trung bình hàng năm
7
Sinh viên: Lường Thị Yến Lớp: Đ2-BH1
7
Báo cáo thực tập Khoa: Bảo hiểm
Ngân sách Nhà nước chi trả 276.272 nghìn đồng còn quỹ BHXH chi trả
282.452 triệu đồng.
● Đối với công tác chi trả trợ cấp TNLĐ - BNN 1 lần.
Chi trả trợ cấp 1 lần được BHXH chi trả trực tiếp cho đối tượng tại cơ quan
BHXH quận. Kết quả chi trả như sau:
Bảng 4: Kết quả chi trả trợ cấp TNLĐ - BNN 1 lần tai BHXH quận Ba
Đình giai đoạn 206-2009.
Chỉ tiêu
Năm
Số người (người) Số tiền ( nghìn đông) Số tiền chi trả BQ

(nghìn/ người)
2006 43 192.890 3.480
2007 51 252.112 4.942
2008 42 164.250 3.830
2009 20 105.138 5.260
( Nguồn: BHXH quận Ba Đình)
Qua bảng số liệu ta thấy: Quỹ BHXH là nguồn đảm bảo chi trả duy
nhất cho các đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN 1 lần. Nhìn chung trong
giai đoạn 2006-2009 số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN 1 lần không chiếm
đáng
kể (trung bình mỗi năm chỉ có 39 người), do đó số tiền chi trả cũng không
nhiều. Điều này một phần là do đặc điểm địa bàn quận Ba Đình là 1 quận
trung tâm Hà Nội,…do đó việc trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
được các nhà máy hết sức quan tâm; góp phần hạn chế tối đa số người bị mắc
TNLĐ-BNN trong các năm. Trong thời gian qua số người hưởng trợ cấp
TNLĐ-BNN 1 lần trên địa bàn quận Ba Đình biến động không đồng đều
nhưng lại có xu hướng giảm mạnh: từ 43 người năm 2009, xuống chỉ còn 20
người năm 2009. Đặc biệt, số đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN 1 lần
giảm đột biến vào năm 2009 từ 42 người 2008 xuống còn 20 người năm
2009.
Số tiền chi trrả trợ cấp TNLĐ - BNN 1lần cũng giảm từ 192.890 nghìn
đồng năm 2006 xuống còn 105.138 nghìn đồng nguyên nhân là do số đối
tượng hưởng trợ cấp giảm. Điều này cho thấy công tác bảo hộ lao động của
các đơn vị, doanh nghiệp trong địa bàn quận Ba Đình được chú trọng, các chủ
sử dụng lao động đã ý thức được tầm quan trọng của an toàn lao động. Tuy
nhiên, để hạn chế mức thấp nhất TNLĐ - BNN xảy ra thì đòi hỏi người sử
dụng lao động cần có các biện pháp nâng cao điều kiện làm việc cho người
8
Sinh viên: Lường Thị Yến Lớp: Đ2-BH1
8

×