Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PTI GIAI ĐOẠN 2007-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.8 KB, 30 trang )

CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PTI
GIAI ĐOẠN 2007-2010
2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI và
tình hình kinh doanh bảo hiểm của PTI
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của PTI
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (PTI) được thành lập ngày 12 tháng 8
năm 1998. Tên tiếng Anh là Post & Telecomunication Joint Stock Insurance
Company. Cổ đông sáng lập là Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam
(VNPT), nay là tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (36.16%); Cổ đông
khác sáng lập là Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
(VINARE); Tổng Công ty Cổ Phần Bảo Minh; Tổng Công ty xuất nhập khẩu
Xây dựng Việt Nam (VINACONEX); Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế
Việt Nam(VIB); Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HACC); Công ty cổ phần
Thương mại Bưu chính Viễn thông (COKYVINA). Vốn pháp định ban đầu là
105 tỷ đồng, năm 2008 là 300 tỷ đồng và đến nay là 450 tỷ đồng ( Cổ đông
pháp nhân: 64.7%, cổ đông thể nhân: 35.26%).
Thông tin chung về doanh nghiệp
- Tên đầy đủ tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
- Tên giao dịch: Bảo hiểm Bưu điện
- Tên tiếng Anh: Post – Telecommunication Joint – Stock Insurance
Corporation.
- Tên viết tắt: PTI
- Logo:

- Slogan: Người bạn đích thực
- Trụ sở chính: Tầng 8 số 4A Láng Hạ, Quận Ba Đình,TP.Hà Nội
Tổng Công ty có 23 công ty bảo hiểm trực thuộc đặt ở các tỉnh, vùng kinh tế
trọng điểm và hệ thống đại lý trên toàn quốc gồm Đại lý các bưu cục, bưu điện
của VNPost và 859 đại lý cá nhân hoạt động chuyên nghiệp tại 63 tỉnh, thành
phố, đây là những đại lý lớn và gắn bó truyền thống với PTI nhiều năm nay.


Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của PTI
- Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổng Công ty. Đại
hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Tổng Công ty, quyết định
định hướng phát triển của Tổng Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội
đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát.
- Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Tổng Công ty, có đầy đủ
quyền hạn để thay mặt ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu
và lợi ích của Tổng Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội
đồng cổ đông. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
- Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc
do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng Giám đốc là người đại diện
theo pháp luật của Tổng Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động
kinh doanh hàng ngày của Tổng Công ty.
- Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông
để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Tổng Công
ty.
- Các Khối, Ban trong Tổng Công ty
+ Khối kinh doanh:
Ban phát triển kinh doanh: Ban phát triển kinh doanh có chức năng tham
mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc định hướng phát triển kinh doanh, phát
triển thị trường, kênh phân phối, sản phẩm, tổ chức kinh doanh và chăm sóc
khách hàng trên toàn hệ thống.
Ban bảo hiểm dự án: Ban Bảo hiểm dự án có chức năng hỗ trợ các đơn vị
thành viên trực thuộc trong công tác khai thác các dự án lớn, khai thác qua môi
giới và trực tiếp kinh doanh.
- Khối nghiệp vụ:
Ban bảo hiểm Tài sản kỹ thuật: Ban Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật có chức

năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ
chức công tác kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm tài sản kỹ thuật.
Ban Bảo hiểm Hàng hải: Ban Bảo hiểm Hàng hải có chức năng tham mưu
cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức công tác
kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.
Ban Bảo hiểm Xe cơ giới: Ban Bảo hiểm Xe cơ giới có chức năng tham
mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức công
tác kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới.
Ban Bảo hiểm Con người: Ban Bảo hiểm Con người có chức năng tham
mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức công
tác kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm con người.
Ban Tái bảo hiểm: Ban Tái bảo hiểm có chức năng tham mưu cho Ban Tổng
Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác nhận và
nhượng tái bảo hiểm.
- Khối Chức năng:
Văn phòng: Văn phòng có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc
trong công tác tổng hợp, văn thư, hành chính quản trị, đối ngoại, khánh tiết.
Ban Tổ chức nhân sự và đào tạo: Ban Tổ chức nhân sự và đào tạo có chức
năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo
và thực hiện các chế độ đãi ngộ cho người lao động đúng quy định của Nhà
nước và Tổng công ty.
Ban Pháp chế và Kiểm soát nội bộ: Ban Pháp chế và Kiểm soát nội bộ có
chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác tuân thủ các quy
định của Nhà nước, Tổng công ty và quản trị rủi ro.
Ban Kế hoạch - Tài chính - Kế toán: Ban Kế hoạch - Tài chính - Kế toán có
chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác xây dựng cơ chế
và kế hoạch kinh doanh; tổ chức và quản lý công tác tài chính - kế toán theo quy
định của Nhà nước và Tổng công ty.
Ban Công nghệ thông tin: Ban Công nghệ thông tin có chức năng tham mưu
cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông

tin vào công tác quản trị doanh nghiệp và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh.
- Khối Đầu tư: Khối Đầu tư gồm có Ban đầu tư, hệ thống các công ty con,
công ty liên kết.
Ban Đầu tư: Ban Đầu tư có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc
trong công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, quỹ, đầu tư tài chính,
quản lý cổ đông, quản lý việc đầu tư tại các công ty con và công ty liên kết.
2.1.2. Các nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai tại PTI
● Kinh doanh bảo hiểm gốc: Hiện nay, PTI thực hiện cung cấp cho khách
hàng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hơn 100 sản
bảo hiểm thuộc 4 nhóm sản phẩm chính: Bảo hiểm tài sản kỹ thuật (bảo hiểm tài
sản và trách nhiệm, bảo hiểm kỹ thuật), Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm hàng hải
(bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu thủy và P&I) và Bảo hiểm con người.
- Bảo hiểm Tài sản kỹ thuật: Kể từ khi thành lập đến nay, nhóm nghiệp vụ
tài sản kỹ thuật luôn là nghiệp vụ bảo hiểm thế mạnh, cơ bản, trọng tâm và được
Ban lãnh đạo PTI tập trung phát triển xuyên suốt quá trình 12 năm hoạt động.
Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của PTI bao gồm các nhóm sản phẩm chính
là bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm cháy nổ, bảo
hiểm trách nhiệm chung. Trong đó, PTI luôn dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ Việt Nam về nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử (năm 2009 chiếm
93,60% thị phần nghiệp vụ).
- Bảo hiểm Xe cơ giới: Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được PTI
triển khai ngay từ khi mới thành lập với 2 nhóm nghiệp vụ chính là bảo hiểm
ôtô và bảo hiểm môtô - xe máy. Doanh thu bình quân của nghiệp vụ thường
chiếm 37,5% tổng doanh thu của Tổng Công ty.
- Bảo hiểm Hàng hải: Về cơ cấu sản phẩm nghiệp vụ, nghiệp vụ bảo hiểm
Hàng hải gồm có nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hóa và nghiệp vụ bảo hiểm Tàu
thủy. Nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hóa được PTI triển khai từ khi mới thành lập,
gồm 3 loại hình: bảo hiểm Hàng nhập khẩu, bảo hiểm Hàng xuất khẩu, bảo
hiểm Hàng vận chuyển nội địa. Trong đó doanh thu tập trung chủ yếu là bảo
hiểm Hàng vận chuyển nội địa.

- Bảo hiểm Con người: Bảo hiểm Con người là một trong những nghiệp vụ
bảo hiểm truyền thống của PTI với xuất phát điểm gồm 4 sản phẩm nhưng đến
nay đã phát triển thành 20 sản phẩm với đầy đủ các loại hình bảo hiểm. Các sản
phẩm của PTI hiện nay được chia thành 05 nhóm chính là Bảo hiểm tai nạn, ốm
đau, Bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm sức khoẻ, Bảo hiểm học sinh, Bảo
hiểm du lịch.
Với một số nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai như bảo hiểm vệ tinh, bảo
hiểm tàu, bảo hiểm hàng không... PTI đã kí được các hợp đồng bảo hiểm với
các đối tác như VNPT (bảo hiểm phóng vệ tinh Vinasat 1 năm 2008, hợp đồng
bảo hiểm vận hành vệ tinh Vinasat 1 trên quỹ đạo bắt đầu từ năm 2009), Công
ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, Công ty Cổ phần Vận tải biển
Vinashin, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Đông (bảo hiểm thân tàu và P&I),
Công ty Cổ phần Hàng không Mekong (bảo hiểm hàng không)....
Để duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường, PTI tiếp tục nghiên cứu, phát
triển các gói sản phẩm mới, đặc biệt thúc đẩy các nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người như: Phúc/Phước Lưu Hành
dành cho người sử dụng xe mô tô, Phúc Học Đường dành cho học sinh các cấp
và sinh viên, Phúc Vạn Dặm dành cho xe ô tô. Bên cạnh đó, với sự chuyên
nghiệp của mình, PTI còn thiết kế gói sản phẩm riêng biệt như: Bảo hiểm Phúc
An Sinh dành cho CBNV Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, VNP care cho khách
hàng của Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone, Mobifone real care cho khách
hàng của Công ty thông tin di động VMS....
● Kinh doanh tái bảo hiểm
Nhằm mục đích chia sẻ rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính cho Công ty cũng
như khách hàng, PTI luôn coi trọng công tác tái bảo hiểm.
Để đảm bảo an toàn tài chính của Tổng công ty, khả năng bồi thường cho
khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, PTI có quan
hệ hợp tác lâu dài, tốt đẹp và đã ký kết những hợp đồng tái bảo hiểm cố định với
các công ty, tập đoàn tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như: Swiss
Re, Munich Re, CCR, Mitsui Sumitomo, Tokio Marine, Hannover Re, Vinare…

và các công ty môi giới hàng đầu như: Marsh, Aon, Willis, Arthur J.
Gallagher… Nhờ vậy, PTI có khả năng nhận và thu xếp tái bảo hiểm ra thị
trường quốc tế các dịch vụ bảo hiểm có giá trị tới hàng trăm triệu USD, đặc biệt
là các dự án xây dựng quy mô lớn như: thuỷ điện, xi măng, cầu, đường…
● Công tác giám định bồi thường
Xác định rõ quyền lợi của khách hàng luôn đi liền với sự phát triển của
Tổng công ty, PTI rất chú trọng công tác chăm sóc và bồi thường cho khách
hàng. Khi có sự cố, công tác giám định bồi thường được thực hiện theo tiêu chí
kịp thời, chính xác và hợp pháp. PTI có sự hợp tác với các công ty giám định
độc lập, uy tín trong và ngoài nước như Cunningham Linshey, McLauren… để
giải quyết những vụ tổn thất lớn, phức tạp. Tỷ lệ bồi thường trung bình hàng
năm của PTI dưới 40% trên doanh thu bảo hiểm. Đây là chỉ số tốt trên thị
trường bảo hiểm Việt Nam và quốc tế, thể hiện tính chuyên nghiệp trong khai
thác bảo hiểm, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của PTI
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1
Doanh thu HĐKD bảo
hiểm gốc
292.266 443.664 455.026 529.713
2
Doanh thu HĐ nhận tái
bảo hiểm
27.229 36.903 38.049 49.340
3
Doanh thu HĐ nhượng
tái bảo hiểm
28.964 34.818 27.874 34.792
4

Tổng 348.459 515.385 520.949 613.845
(Nguồn: BCKT hợp nhất năm 2009, năm 2010 của PTI)
Từ bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của PTI tăng dần theo các năm,
tổng doanh thu hàng năm tăng trưởng bình quân từ 20-25%. Nếu như trong năm
2007 tổng doanh thu bảo hiểm của PTI là 348.459 triệu đồng thì đến năm 2008
tổng doanh thu tăng lên 515.385 triệu đồng, năm 2009 tổng doanh thu bảo hiểm
là 520.949 triệu đồng, năm 2010 tổng doanh thu của PTI là 613.845 triệu đồng.
Dự phòng phí của PTI ngày càng tăng nhằm đảm bảo chi trả cho người tham
gia bảo hiểm, nếu như năm 2008 mức dự phòng phí của PTI là 16.724 triệu
đồng thì đến năm 2010 mức dự phòng phí đã tăng lên 96.048 triệu đồng. Những
điều đó cho thấy việc kinh doanh của PTI ngày càng phát triển, đặc biệt doanh
thu từ các hợp đồng kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng tăng điều đó cho thấy
uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm ngày càng nâng lên và được
nhiều người cũng như nhiều doanh nghiệp lựa chọn để mua sản phẩm bảo hiểm
của PTI.
2.1.3. Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
tại Việt Nam
Do Đảng và Nhà nước ta đã mở cửa nền kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế
thế giới nên kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.
Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng
khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn
của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim
ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm
2009.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên với thói
quen nhập CIF và xuất FOB đã tồn tại nhiều năm trong các đơn vị xuất khẩu
Việt Nam nên thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chưa thực sự được
khai thác hiệu quả. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu được bảo hiểm mới chỉ
chiếm khoảng 35-40% kim ngạch hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu khiêm tốn hơn

khoảng 5-7%.
2.1.4. Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên
chở bằng đường biển tại PTI giai doạn 2007-2010
Toàn bộ hệ thống PTI trong cả nước trong quá trình hoạt động kinh doanh
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển đều áp dụng bộ
nguyên tắc chung về bảo hiểm hàng hóa của ICC 1982 (điều kiện bảo hiểm A,
B, C).
Một số hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp bảo
hiểm PTI đã nhận là chương trình bảo hiểm hàng thiêt bị điện tử xuất nhập khẩu
của công ty FPT với giá trị bảo hiểm là 1,4 tỷ đồng; bảo hiểm hàng máy móc
thiết bị xuất nhập khẩu của công ty công nghệ Quốc phòng với giá trị bảo hiểm
là 1,31 tỷ đồng; bảo hiểm nguyên liệu nhập khẩu cho Tân Hiệp Phát với giá trị
bảo hiểm là 2,9 tỷ đồng.
PTI đã đưa ra bảng phân loại nhóm hàng và mức rủi ro của từng nhóm hàng.
Bảng 2: Bảng phân loại nhóm hàng và mức rủi ro của từng nhóm hàng
Nhóm hàng
Nhóm
rủi ro
Nhóm hàng nông sản thực phẩm, hóa chất, thức ăn gia súc, sắt
thép, kính, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, gốm và các
sản phẩm làm từ gốm sứ
Cao
Ngành hàng thực phẩm chế biến, giấy và các sản phẩm từ giấy,
da và các sản phẩm từ da, gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ
Trung
bình
Ngành hàng kim loại, kháng sản, vật liệu xây dựng, máy móc
thiết bị, đồ nhựa gia dụng và các nhóm hàng khác
Thấp
Nhờ có bảng phân loại nhóm hàng và mức độ rủi ro trên mà công ty có thể

đưa ra mức phí phù hợp với từng hợp đồng bảo hiểm và biện pháp phòng tránh
rủi ro hiệu quả nhất đối với từng chuyến hàng mà công ty nhận bảo hiểm.
Trong những năm gần đây, nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
chuyên chở bằng đường biển đang dần phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa nói chung của PTI, tốc độ tăng trưởng bình quân
của nghiệp vụ này gần 20% chiếm khoảng 5,04 tổng doanh thu bảo hiểm gốc.
Cơ cấu doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của PTI chiếm bình quan
khoảng 3,35% thi phần bảo hiểm hàng hóa toàn thị trường.
Bảng 3: Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
tại PTI giai đoạn 2007- 2010
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010
1 Số lượng đơn BH đã cấp Đơn 850 750 954 1600
2
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số
lượng đơn bảo hiểm đã cấp
% - - 13,30 27,20 67,72
3 Doanh thu Tỷ đồng 25 27 21 28
4
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn của
doanh thu
% - 8,00 -22,22 33,33
5 Doanh thu bình quân
Tỷđồng/
đơn
0,029 0,036 0,022 0,018
(Nguồn: Phòng bảo hiểm hàng hải PTI)
Qua bảng trên cho thấy số đơn bảo hiểm đã cấp tăng dần theo các năm, tuy
nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 2008 đã làm ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp nói chung và đối với hoạt động
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng của PTI, số đơn bảo hiểm cấp năm

2008 giảm so với năm 2007 là 11,77 % tương đương với giảm 100 đơn bảo
hiểm. Nhưng cùng với sự phục hồi dần của nền kinh tế, hoạt động xuất nhập
khẩu tại Việt Nam cũng phát triển trở lại nhưng vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng.
Từ năm 2009 hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng
đường biển tại công ty bảo hiểm PTI đã tăng lên đáng kể. Đến năm 2009, số
lượng đơn bảo hiểm đã cấp là 954 đơn tăng 27,2% so với năm 2008, đến năm
2010 số đơn bảo hiểm đã cấp là 1600 đơn tăng 67,7% so với năm 2009.
Tuy số đơn bảo hiểm từ năm 2009 đã tăng nhưng lượng doanh thu mà công
ty PTI nhận được tăng không nhiều tương ứng với lượng đơn bảo hiểm đã được
cấp, doanh thu đạt được trong năm 2009 là 21 tỷ đồng giảm 22,22% so với
doanh thu của năm 2008, năm 2007 doanh thu là 25 tỷ đồng với số hợp đồng
bảo hiểm là 850 thì đến năm 2010 số hợp đồng bảo hiểm được cấp là 1600 (tăng
88,29% so với năm 2007) nhưng doanh thu năm 2010 lại chỉ đạt được 28 tỷ
đồng (tăng 12% so với năm 2007), so với các năm trước đó thì năm 2010 có số
doanh thu bình quân thấp nhất là 0,018 tỷ đồng/đơn. Năm 2008 tuy có số đơn
bảo hiểm được cấp ít nhất nhưng lại là năm có doanh thu bình quân cao nhất
trong 4 năm là 0,036 tỷ đồng/đơn. Có thể nhận thấy, đến năm 2010, nghiệp vụ
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI đã thu
hút được nhiều khách hàng hơn nhưng giá trị bảo hiểm còn thấp, dẫn đến doanh
thu từ nghiệp vụ bảo hiểm này chưa được như mong muốn của doanh nghiệp.
2.2. Công tác giám định bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010
2.2.1. Công tác giám định bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010
2.2.1.1. Quy trình giám định tổn thất của PTI
Giám định hàng hoá nói chung và hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển nói riêng là một khâu được PTI quy định chặt chẽ theo một
trình tự nhất định nhằm tiến hành đánh giá, giám định tổn thất xảy ra một cách
chính xác, hiệu quả và tiết kiệm, bảo đảm quyền lợi của cả hai bên: bên bảo
hiểm và bên được bảo hiểm.

Trước hết, khi có tổn thất xảy ra, PTI sẽ xem xét tổn thất đó thuộc trách
nhiệm bảo hiểm của mình hay không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao
nhiêu? Nguyên tắc chung của Công ty khi tiến hành giám định lại:
- Bảo đảm kịp thời, đầy đủ, trung thực và khách quan, bảo đảm phục vụ tốt
nhất cho việc bồi thường của Công ty.
- PTI có thể trực tiếp giám định hoặc có thể nhờ chi nhánh ở các khu vực
khác giám định hộ hoặc chỉ định đại lý của mình ở trong và ngoài nước.
- Trừ những trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ chính của giám định hàng hoá là
giám định và thực hiện bồi thường tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm tại PTI.
Xuất phát từ nguyên nhân này mà công tác giám định của PTI được tiến
hành theo quy trình dưới đây:
Sơ đồ 2: Quy trình giám định tổn thất hàng hóa của PTI
Trách nhiệm Tiến trình
ĐVKT, ĐVGĐ
ĐVKT, GĐV
ĐVKT/TGĐ/
NĐUQ, GĐV
GĐV
GĐV, NYC,
ĐVKT
ĐVGĐ, ĐVKT/
NĐUQ/TGĐ
ĐVGĐ, ĐVKT
Bước 1: Nhận yêu cầu giám định/thông tin tổn thất từ người được bảo
hiểm (NĐBH)/khách hàng
- Khi nhận được thông tin tổn thất từ người được bảo hiểm/khách hàng, đơn
vị khai thác (ĐVKT) cần gửi ngay cho đơn vị giám định (ĐVGĐ) Giấy đề nghị
thu xếp giám định hàng hóa, báo ngay cho cấp trên nếu tổn thất lớn và phức tạp
và vào sổ thống kê giám định tổn thất hàng hóa.
- Nếu vụ việc phát sinh vào ngoài giờ làm việc/các ngày nghỉ/ngày lễ thì

chấp nhận yêu cầu giám định qua điện thoại nhưng đơn vị khai thác cần có văn
bản yêu cầu chính thức tới đơn vị giám định vào ngày làm việc tiếp theo.
Bước 2: Xử lý thông tin ban đầu
Nhận yêu cầu giám định
Báo cáo lãnh đạo
nếu có tổn thất lớn,
báo TBH
Xử lí thông tin ban đầu
Thuê giám
định ngoài
Tiến hành giám định
Lập biên bản giám định
Thỏa thuận và theo dõi
khắc phục hậu quả
Cấp báo cáo giám định,
thu phí giám định
Lưu trữ hồ sơ

×