Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.21 KB, 23 trang )

KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ BỒI THƯỜNG BẢO
HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển
chở bằng đường biển.
1.1.1. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng
đường biển.
Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu được chuyên chở bằng đường biển, lượng
hàng cũng như gia trị của mối chuyến hàng thường là rất cao nên khi gặp rủi ro
trong quá trình vận chuyển thì gây ra thiệt hại và tổn thất lớn đối với các bên
liên quan. Vì vậy mua bảo hiểm là một biện pháp để giảm thiểu rủi ro và tổn
thất.
Qua thực tiễn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
chuyên chở bằng đường biển, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã
thể hiện vai trò của mình trong những mặt sau:
Thứ nhất, bảo hiểm đảm bảo an toàn, ổn định kinh doanh cho các thương
nhân, giúp họ khôi phục lại vị thế tài chính khi không may gặp phải rủi ro, đồng
thời nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên trong hoạt động vận chuyển
đường biển và thương mại quốc tế do bảo hiểm áp dụng việc bồi thường một
phần trăm nhất định so với tổn thất thực tế để các bên không thể trục lợi và phải
tự chịu một phần trách nhiệm.
Thứ hai, do giá trị bảo hiểm của hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển là rất lớn nên phí thu được lớn hình thành nên một nguồn vốn đầu tư
cho phát triển kinh tế.
Thứ ba, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có tác dụng quan
trọng trong đề phòng và hạn chế tổn thất. Trong quá trình giám định bồi thường,
người bảo hiểm luôn thống kê, ghi chép lại những nguyên nhân có thể gây ra
tổn thất, phân loại tổn thất và tìm ra các biện pháp phù hợp để phòng ngừa và
hạn chế tổn thất đói với từng loại hàng hóa. Do đó công ty bảo hiểm có thể dự
đoán thông báo các rủi ro có thể gặp phải đói với một hành trình để bên tham


gia bảo hiểm biết và phòng tránh. Bên cạnh đó, người được được bảo hiểm và
người chuyên chở cũng phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc bảo
quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và khi xảy ra tổn thất để đảm bảo sẽ
được công ty bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm.
Thứ tư, hoạt động bảo hiểm tăng nguồn vốn cho ngân sách Nhà nước từ các
khoản phí thành lập doanh nghiệp, các khoản thuế, bảo hiểm trong nước góp
phần tăng thu, giảm chi ngoại tệ - hạn chế thâm hụt cán cân thanh toán quốc gia.
1.1.2.Nội dung của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng
đường biển.
1.1.2.1. Một số khái niệm và nguyên tắc áp dụng trong bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển
* Người bảo hiểm
Là người đứng ra nhận bảo hiểm cho các cá nhân hoặc tổ chức khi có yêu
cầu; là người nhận trách nhiệm rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi
thường tổn thất trong phạm vi bảo hiểm
* Người được bảo hiểm
Là người được có lợi ích bảo hiểm và là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra
và là người được bồi thường bảo hiểm. Người được bảo hiểm kaf người nộp phí
bảo hiểm và có tên trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển thì
người mua bảo hiểm có thể là người bán hoặc người mua tùy theo điều kiện
giao hàng là gì.
* Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm
- Đối tượng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường
biển chính là hàng hóa. Theo định nghĩa trong Bộ Luật Hàng hải năm 2005, tại
điều 225: “Đối tượng bảo hiểm hàng hải có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào
liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền, bao gồm tàu biển,
tàu biển đang đóng, hàng hóa, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận
chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng
hóa , các khoản hoa hồng, chi phí tổn thất chung, trách nhiệm dân sự và các

khoản tiền được đảm bảo bằng tàu, hàng hóa và tiền cước vận chuyển. ”
- Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn trách
nhiệm của công ty bảo hiểm. Hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiện nào thì
chỉ những rủi ro tổn thất quy định thao điều kiện đó mới được bồi thường. phạm
vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và kéo theo
mức phí càng lớn.
* Điều kiện bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm là những quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo
hiểm đối với tổn thất của hàng hóa. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo
hiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bối
thường. Sau đây là các điều kiện bảo hiểm của Viện những người bảo hiểm
London (Institute of London Underwrites – ILU). Ngày 1/1/1936, ILU xuất bản
ba điều kiện bảo hiểm hàng hóa là FPA, WA và AR. Các điều kiện bảo hiểm bày
được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế.
Ngày 1/1/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các điều
kiện bảo hiểm cũ. Trong đó các điều kiện bảo hiểm hàng hóa mới bao gồm:
- Institute Cargo Clauses C (ICC C) – điều kiện bảo hiểm C
- Institute Cargo Clauses B (ICC B) – điều kiện bảo hiểm B
- Institute Cargo Clauses A (ICC A) – điều kiện bảo hiểm A
- Institute War Clauses C – điều kiện bảo hiểm chiến tranh
- Institute Strikes Clauses C (ICC C) – điều kiện bảo hiểm đình công
+ Điều kiện bảo hiểm C
Rủi ro được bảo hiểm:
- Cháy hoặc nổ
- Tàu bị mắc cạn, chạm đất, bị đắm hoặc lật úp.
- Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan, phương tiện vận chuyển đâm va phải
vật thể khác không phải nước.
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn.
- Tổn thất chung

- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai
tàu đâm va nhau đều có lỗi (Both to Blame Collision Clause) quy định trong
hợp đồng vận tải.
Rủi ro loại trừ: trong mọi trường hợp người bảo hiểm không bồi thường
những rủi ro sau đây:
- Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm
- Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự
nhiên của đối tượng được bảo hiểm.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì đầy đủ hoặc không thích hợp.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do nội tỳ (inherent vice) hoặc bản chất của
đối tượng bảo hiểm.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân là chậm trễ, cho dù chậm
trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu
thốn về mặt tài chính của chủ tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu hoặc người
khai thác tàu.
- Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý của đối tượng được bảo hiểm do hành
động phạm pháp của bất kỳ người nào.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến
tranh nào có dung đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc các chất phóng
xạ…
- Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm những mất mát, hư
hỏng hoặc chi phí do tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển; tùa, xà lan, các
phương tiện vận chuyển khác, container, to axe không thích hợp cho việc vận
chuyển an toàn hàng hóa bảo hiểm mà người được bảo hiểm hoặc người làm
công cho họ đã biết tình trạng không đủ đi biển hoặc không thích hợp đó vào
lúc xếp hàng lên các phương tiện và công cụ vận tải nói trên.
- Tổn thất xảy ra do chiển tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa
hoặc hành động thù địch gây ra bởi hoặc chống lại một thế lực tham chiến.
- Tổn thất do bị chiếm giữ, tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế (không kể cướp

biển) và hậu quả của những hành động đó.
- Tổn thất do bom mìn, ngư lôi hoặc vũ khí chiến tranh khác còn sót lại
trong các cuộc chiến tranh.
- Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc
những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn.
- Tổn thất xảy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị.
+ Điều kiện bảo hiểm B
Ngoài những rủi ro được bảo hiểm như điều kiện bảo hiểm B còn bảo hiểm
thêm các rủi ro sau đây: động dất, núi lửa phun, sét đánh, nước cuốn khỏi tàu,
nước biển, sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, xà lan, phương tiện vận tải,
container, toa xe hoặc nơi chứa hàng, tổn thất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu
hoặc trong quá trình xếp dỡ.
Các điều kiện khác giống như điều kiện C
+ Điều kiện bảo hiểm A
Rủi ro được bảo hiểm: mọi mất mát hoặc hư hỏng của đối tượng bảo hiểm
trừ các rủi ro loại trừ dưới đây.
Rủi ro loại trừ: cơ bản giống các điều kiện B và C, trừ rủi ro “thiệt hại cố ý
hoặc phá hoại”. Rủi ro này vẫn được bồi thường theo điều kiện A.
Các nội dung khác: giống như điều kiện B và C.
* Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển
là sự thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, theo đó người
bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những hư hỏng hoặc
mất mát của hàng hóa hay trách nhiệm liên quan đến hàng hóa bảo hiểm do một
rủi ro đã thỏa thuận gây ra, còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm.
Loại hợp đồng này mang tính chất là hợp đồng bồi thường, một hợp đồng
tín nhiệm và có thể chuyển nhượng được.
Có 2 loại hợp đồng chủ yếu:
- Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng
từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm

chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến hàng. Trên đó ghi
rõ chi tiết hàng hóa, sắp xếp, phương tiện vận chuyển, hành trình…
- Hợp đồng bảo hiểm bao: là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng
trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Hợp đông bảo hiểm bao có thể
đưa ra dự kiến tổng số tiền bảo hiểm hoặc ấn định thời hạn trong đó việc bảo
hiểm hàng hóa sẽ được thực hiện có tính chất tự động, linh hoạt khi có chuyến
hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu mặc dù chưa kịp khai báo và nếu vì một lí do nào
đó chưa kịp gửi giấy yêu cầu bảo hiểm mà hàng hóa đã bị tổn thất thì người bảo
hiểm vẫn chịu trách nhiệm bồi thường.
Trong hợp đồng bảo hiểm có điều khoản “từ kho đến kho” thể hiện thời hạn
của hợp đồng bảo hiểm. Theo đó trách nhiệm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng
hóa được bảo hiểm rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng
bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận
chuyển bình thường. Trách nhiệm của người bảo hiểm kết thúc tại một trong số
các thời điểm sau tùy thuộc trường hợp nào xảy ra trước:
- Giao hàng vào kho hay chứa hàng cuối cùng của người nhận hoặc người
khác có tên trong hợp đồng, hoặc
- Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng khác dù trước khi đến địa điểm
nhận hàng ghi trong hợp đồng mà người được bảo hiểm đã chọn dung làm nơi
chia hay phân phố hàng, hoặc là nơi chứa hàng ngoài hành trình vận chuyển
bình thường, hoặc
- Sau 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng khỏi tàu biển hoặc xà lan
tại cảng dỡ hàng cuối cùng ghi trên hợp đồng bảo hiểm.
* Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm
- Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của hàng hóa bằng giá trị hàng hóa tại cảng đi “C” cộng
với phí bảo hiểm “T” và cước phí vận chuyển đến cảng “F” tức bằng giá CIF.
Ngoài ra để thỏa mãn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo
quyền lợi của họ người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả các khoản lãi
dự tính cho việc xuất, nhập khẩu mang lại.

Giá trị lúc đó là: CIF + 10%CIF
Công thức xác định giá CIF
I: là phí bảo hiểm
R: tỷ lệ phí
I = R . CIF

R
FC
FCIFRCFICCIF

+
=+×+=++=
1
Giá trị bảo hiểm (V) = giá
R
FC
CIF

+
=
1
C (Cost): giá hàng được tính bằng FOB ở cảng đi
F (Fieght): cước phí vận chuyển
Hoặc nếu bảo hiểm cả phần lãi dự tính thì
R
aFC
V

+×+
=

1
)1()(
Trong đó: a là số % lãi dự tính
- Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm của Người bảo hiểm đối với mỗi
sự cố. Giá trị bảo hiểm là cơ sở của số tiền bảo hiểm, người tham gia có theer
mua bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (bảo hiểm đúng giá trị) hay số tiền bảo hiểm
nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm dưới giá trị) và mua bảo hiểm với số tiền bảo
hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm trên giá trị).
Về nguyên tắc thì số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo
hiểm, nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn sẽ không
được tính. Ngược lại nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm tức là người
được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo hiểm cũng chỉ bồi
thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo
hiểm và giá trị bảo hiểm.
Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng nghĩa là cùng một rủi ro cùng
một giá trị bảo hiểm nhưng lại bảo hiểm tại nhiều cồng ty thì trách nhiệm của tất
cả các công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong số tiền bảo hiểm. Như vậy số
tiền bảo hiểm cùng với điều kiện bảo hiểm sẽ giới hạn trách nhiệm của các công
ty bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo
hiểm để bảo hiểm số hàng hóa xuất nhập khẩu của mình. Thực chất phí bảo
hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
Phí bảo hiểm thường được tính trên cơ sở giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo
hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm.
Để tính phí bảo hiểm, phải căn cứ vào một số nguyên tắc:
- Tổng các khoản nộp phải đủ cho các khoản chi trả bao gồm cả quản lý phí
và dự phòng.
- Mức phí càng cao thì mức bảo hiểm càng cao.

- Mức chi trả cao nhất cũng không được vượt quá giá trị bảo hiểm.
Phí bảo hiểm (P) được xác định như sau:
R
R
aFC
P
×

+×+
=
1
)1()(
(nếu bảo hiểm theo lãi dự tính)
Hay
RCIFR
R
FC
P
×=×

+
=
1
(nếu không bảo hiểm lãi dự tính)
Tỷ lệ phí bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận giữa
người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm.
1.1.2.2. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng
đường biển
a. Khái niệm
Rủi ro hàng hải là những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ,

ngẫu nhiên hoặc những mối đe dọa nguy hiểm xảy ra thì gây tổn thất cho đối
tượng bảo hiểm. Ví dụ như cháy, đắm tàu, hàng bị hư hỏng, chiến tranh, cướp
biển, mất mát hàng hóa…
Mọi rủi ro được bảo hiểm phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Phải có khả năng xảy ra: đây là điều kiện quan trọng đầu tiên vì nếu rủi ro
không xảy ra, không gây hư hại, tổn thất cho hàng hóa thì không cần bảo hiểm.
- Phải có tính chất không xác định: tính không xác định thể hiện ở những
yếu tố như không xác định được rủi ro có xảy ra hay không, hoặc có thể xác
định được khả năng xảy ra rủi ro nhưng lại không biết nó sẽ xảy ra vao thời
điểm nào, hoặc có thể xác định được thời điểm xảy ra rủi ro nhưng lại không
xác định được mức tổn thất mà hàng hóa gặp phải.
- Phải có tính chất có thể xảy ra trong tương lai: nghĩa là khi ký hợp đồng
bảo hiểm thì đối tượng bảo hiểm chưa gặp rủi ro. Nếu rủi ro đối với hàng hóa đã
xảy ra hoặc rủi ro đã bị hủy bỏ thì hợp đồng không còn hiệu lực.
- Phải có tính hợp pháp: công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường chi những
rủi ro không hợp pháp như buôn lậu, hành vi cố ý của thuyền trường hay thuyền
viên gây ra thiệt hại hàng hóa
b. Phân loại rủi ro
Trong quá trình vận chuyển bằng đường biển, hàng hóa có thể chịu tác động
bởi nhiều rủi ro. Người bảo hiểm thường chia các loại rủi ro đó thành 4 loại: rủi
ro thông thường, rủi ro phụ, rủi ro riêng và rủi ro loại trừ.
* Rủi ro thông thường
Rủi ro thông thường bao gồm các rủi ro như mắc cạn, chìm đắm, cháy, đâm
va, tàu mất tích, ném xuống biển… Đây là những hiểm họa chủ yếu của biển,
thường gây ra những tổn thất lớn cho chủ hàng và chủ tàu.
- Mắc cạn: là hiện tượng đáy tàu chạm sát với đáy biển hoặc chướng ngại
vật do một sự cố bất thường gây ra làm cho tàu không chậy được nữa khiến
hành trình của tàu bị gián đoạn hoặc thậm chí bị chấm dứt.
- Đắm tàu: là hiện tượng toàn bộ phần nổi của con tàu bị chìm xuống nước
do một sự cố bất ngờ xảy ra khi con tàu đang hành thủy hoặc neo đậu và hành

trình của tàu bị chấm dứt.
- Cháy: là hiện tượng ôxy hóa có tỏa nhiệt cao gây ra bởi một sự cố bất ngờ
không kiểm soát được xảy ra trên tàu. Mặc dù môt trường hoạt động của tàu biển
là nước xong việc dập lửa trên tàu cũng không dễ dàng, hơn nữa cháy trên tàu lại
càng nghiêm trọng hơn, cháy có thể gây ra nổ tàu.
- Đâm va: là hiện tượng phương tiện vận chuyển bị va chạm với một mật thể
cố định hoặc di động. trong thực tế, tàu biển thường va chạm với những vật thể
như: cầu cảng, kè cống, cầu trên sông, dàn khoan, hệ thống đường ống ngầm,
tàu khác, băng trôi, thủy phi cơ…
- Tàu mất tích: hiện tượng tàu không đến cảng quy định và chủ tàu hoàn
toàn không nhận được tin tức về tàu sau một thời gian hợp lý được gọi là việc
tàu mất tích. Hàng hóa trên tàu bị mất tích được gọi là tổn thất toàn bộ thực tế.
- Ném bỏ xuống biển: ám chỉ hành động ném hàng hóa hoặc một phần thiết
bị, dự trữ của tàu xuống biển để làm nhẹ tàu hoặc tránh một nguy cơ nguy hiểm
khác nhằm cứu tàu, hàng khi gặp nạn. Trong thực tế việc ném bỏ xuống biển
thường xảy ra trong tình huống: tàu bị mắc cạn, tàu bị lật nghiêng do lệch trọng
tâm, tàu bị bão, tàu bị thủng, hàng trên tàu bị cháy...
- Nước cuốn trôi khỏi tàu: hiện tượng hàng hóa bị sóng gạt, bị đứt dây
chằng buộc bị cuốn trôi xuống biển. Hàng hóa bị cuốn trôi xuống biển thường
xảy ra trong trường hợp tàu gặp bão, thời tiết xấu, biển động, sóng lớn.
- Dỡ hàng tại cảng lãnh nạn: hàng hóa bị dỡ tại cảng lánh nạn là trường hợp
hàng hóa bị dỡ bắt bược tại một cảng dọc đường trước khi tới cảng đích do tàu
chở hàng gặp sự cố hoặc nguy cơ đe dọa phải ghé vào để ẩn náu. Cảng lánh nạn
là cảng không có trong hành trình mà tàu phải đến đế làm hàng hoặc cung ứng.

×