Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tính toán khả năng chịu tải đề xuất tiêu chuẩn xã thải và giải pháp quản lý chất lượng nước sông vàm cỏ đông đoạn chảy qua tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 115 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

DƯƠNG YẾN TRINH

TÍNH TỐN KHẢ NĂNG CHỊU TẢI, ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN XÃ THẢI
VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG –
ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường
Mã số ngành:60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2014


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

DƯƠNG YẾN TRINH

TÍNH TỐN KHẢ NĂNG CHỊU TẢI, ĐỀ XUẤT
TIÊU CHUẨN XÃ THẢI VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG –


ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật Môi trường
Mã số ngành:60520320

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TSKH LÊ HUY BÁ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2014


iii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS . TSKH LÊ HUY BÁ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 18
tháng 01 năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

STT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

01


GS.TS Nguyễn Công Hào

Chủ tịch

02

GS.TS Hoàng Hưng

Phản biện 1

03

TS. Nguyễn Xuân Trường

Phản biện 2

04

TS Huỳnh Phú

05

TS. Nguyễn Thị Hai

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá sau khi Luận văn đã được sửa chữa.

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn



iv

TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày

tháng

năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Dương Yến Trinh

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 20/9/1984

Nơi sinh: Tây Ninh

Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường

MSHV:1241810031


I- Tên đề tài:
“Tính tốn khả năng chịu tải, đề xuất tiêu chuẩn xã thải và giải pháp quản lý chất
lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
A. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung vào ba mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá mức độ ô nhiễm của lưu vực sông Vàm Cỏ Đông;
- Đánh giá khả năng chịu tải và tự làm sạch của sông Vàm Cỏ Đông;
- Đề xuất tiêu chuẩn xả thải vào sông Vàm Cỏ Đông.
- Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – đoạn chảy
qua tỉnh Tây Ninh.
B. Nội dung:
1. Thu thập thông tin và khảo sát bổ sung về điều kiện tự nhiên, phát triển
kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, tổng quan về điều kiện địa lý tự nhiên, hiện
trạng phát triển kinh tế -xã hội dọc sông. Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông
Vàm Cỏ Đơng nói chung và khu vực nghiên cứu; Các tác động tự nhiên, nhân tạo
và ảnh hưởng của chúng đến khu vực nghiên cứu.
2. Điều tra khảo sát bổ sung về địa hình đáy, các đặc trưng thủy văn đoạn sơng
ngiên cứu: Thu thập các dữ liệu về địa hình đáy và các đo đạc thủy văn đã có ở khu


v

vực nghiên cứu; Khảo sát bổ sung về địa hình đáy, chú trọng đến các kênh rạch, nơi
tiếp nhận trực tiếp các nguồn thải; Đánh giá chế độ thủy văn trên sông; Chế độ mưa.
3. Thu thập thông tin và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước lưu
vực sông Vàm Cỏ Đông. Điều tra thu thập số liệu thông tin về ô nhiễm môi trường
nước. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông trên
đoạn nghiên cứu từ đó phân tích đánh giá các nguyên nhân gây ô nhiễm.

4. Thu thập, điều tra khảo sát bổ sung xác định vị trí xả thải chính trên lưu
vực, và tiến hành đo đạc lưu lượng thải và lấy mẫu phân tích: Thu thập và điều tra
các nguồn thải của nhà máy, xí nghiệp, khu CN: vị trí xả thải, lưu lượng, thành phần
nước thải…Hệ thống cống xả; Tình hình xử lý cục bộ; Cơng nghệ áp dụng; ngịai ra
tiến hành thu thập thơng tin về nước thải sinh hoạt khu dân cư trên sông Vàm Cỏ
Đông: lưu lượng, nồng độ, tải lượng;
5. Khảo sát đánh giá ô nhiễm môi trường từ nuôi trồng thủy sản và hoạt động
nông nghiệp vào sông Vàm Cỏ Đông;Tiến hành lấy mẫu đo đạc các thông số theo
lưu lượng tải và nồng độ thải. Lấy mẫu đo đạc các thông số theo lưu lượng thải và
nồng độ thải tại các giao điểm của sông với các kênh rạch đổ vào sông ở khu vực
nghiên cứu, cũng như đánh giá chất lượng nước sơng ở các nguồn thải quan trọng.
6. Tính tốn và dự báo tải lượng thải vào sông Vàm Cỏ Đông: Tải lượng và
lưu lượng thải do các nhà máy, các cơ sở hoạt động công nghiệp; Tải lượng và lưu
lượng thải do nước sinh hoạt; Tải lượng và lưu lượng thải do các hoạt động khác;
Tính tốn và dự báo tải lượng vào sơng Vàm Cỏ Đơng.
7. Từ đó Đề xuất ban hành tiêu chuẩn xả thải vào sông Vàm Cỏ Đông; Giải
pháp quản lý chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 01/6/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:30/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: GS. TSKH LÊ HUY BÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


vi

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
HỌC VIÊN

Dương Yến Trinh


vii

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận đươc rất nhiều sự giúp
đỡ của Thầy Cơ, Gia đình và Bạn bè.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến Thầy Lê Huy Bá, Thầy đã
rất tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này và tạo mọi
điều kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành tốt luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Khoa Công nghệ Sinh học
– Thực phẩm – Môi trường; Phòng Quản lý khoa học – Đào tạo sau đại học, Trường
Đại học Công nghệ Tp. HCM đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho tơi những kiến
thức quý báu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị tại Chi cục Bảo vệ môi trường
– Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Ngồi ra tơi cũng cảm ơn các Anh Chị trong Khoa kiểm nghiệm Trường Đại
học tài ngun và mơi trường đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn.
Cuối cùng tơi cũng muốn cảm ơn bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tơi. Tơi cũng
cảm ơn gia đình đã ủng hộ về mặt tinh thần giúp tôi học tập và làm việc tốt./.
Tp. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2013

Học viên

Dương Yến Trinh


viii

TĨM TẮT
Sơng Vàm Cỏ Đơng là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông
Đồng Nai, cùng với sơng Sài Gịn là hai nguồn nước mặt chính của tỉnh Tây Ninh.
Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh có xu
hướng ngày càng bị xấu đi bởi sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội.
Trong đó, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông là nước thải
từ các khu dân cư, các cơ sở sản xuất và các khu cơng nghiệp trên tồn lưu vực.
Do vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước sông tại
thời điểm hiện tại cũng như dự báo trong tương lai là một việc cần thiết. Luận văn
đã điều tra và đánh giá được tải lượng các chất ơ nhiễm chính đổ vào sơng Vàm Cỏ
Đông cũng như chỉ ra được những ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước
sơng. Bên cạnh đó, luận văn cũng dự báo tính tốn khả năng chịu tải của lưu
vực sơng Vàm Cỏ Đơng tính đến thời điểm năm 2020 thơng qua việc chạy mơ
hình tính tốn lan truyền chất ơ nhiễm trong nước (MIKE 11).
Bằng việc hồn thành các nội dung nghiên cứu đề ra, luận văn đã góp phần
chỉ ra được cái nhìn tổng quan về chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông dưới
sự ảnh hưởng của nước thải từ đó luận văn đề xuất ra những giải pháp quản lý và
tiêu chuẩn xả thải ra sông để giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng
nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh.


ix


ABSTRACT
Vam Co Dong River is a tributary of the Vam Co River, under the Dong Nai
river system, along with the Saigon River are the two major sources of surface
water in Tay Ninh province. Water quality Vam Co Dong River as it passes through
the territory of the province of Tay Ninh increasingly tend to deteriorate by the
development of economic activities - social. In that directly affect water quality
Vam Co Dong river is wastewater from residential areas, manufacturing facilities
and industrial parks across the basin
Therefore, the assessment of the impact of wastewater on water quality in the
river at the present time as well as forecasting the future is a necessity. Thesis was
to investigate and evaluate the pollutant load of the Vam Co Dong River flowing
into as well as pointing out the effects of effluent to river water quality. Besides, the
thesis also calculate the predicted load capacity of the Vam Co Dong river basin to
date through the 2020 model run calculate spread of pollutants in water (MIKE 11).
By the completion of the proposed research content, has contributed essays
to be only an overview of water quality Vam Co Dong River under the influence of
wastewater from that thesis proposal management solutions management and river
discharge standards to minimize the impact of wastewater on water quality Vam Co
Dong River as it passes through the territory of the province of Tay Ninh


x

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ vi
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................. vii
TÓM TẮT ...................................................................................................... viii
ABSTRACT ..................................................................................................... ix
MỤC LỤC ......................................................................................................... x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... xiv
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................xv
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... xvii
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4
1.4.1 Cách tiếp cận cụ thể sau: .......................................................................... 4
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................. 5
1.5 Ý nghĩa khoa học, tính mới của đề tài ...................................................... 11
1.5.1 Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 11
1.5.2 Tổng quan nghiên cứu:........................................................................... 11
1.5.3 Tính mới của đề tài................................................................................. 12
1.6. Bố cục của luận văn ................................................................................. 12
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 13
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI LƯU VỰC ............................................................................................... 13
2.1 Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh ............ 13
2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 13
2.1.2 Đặc điểm địa hình – địa mạo ................................................................. 14


xi

2.1.3 Đặc điểm khí hậu – khí tượng ................................................................ 14
2.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng – lớp phủ thực vật............................................... 15
2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội......................................................... 16
2.2.1 Tình hình phân bố dân cư và diễn biến gia tăng dân số......................... 16

2.2.2Tình hình phát triển kinh tế ..................................................................... 18
2.2.3Hiện trạng thốt nước, XLNT đơ thị và vệ sinh môi trường công cộng. 19
CHƯƠNG 3..................................................................................................... 20
ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ............................. 20
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG ................................................................................ 20
3.1 Đặc điểm thủy văn sông Vàm Cỏ Đông ................................................... 20
3.1.1Một số đặc trưng thủy văn của sông Vàm Cỏ Đơng ............................... 20
3.1.2Sơng VCĐ trên địa phận Tây Ninh có một số phụ lưu chính như sau: .. 22
3.1.2.1 Rạch Bến Đá: ...................................................................................... 22
3.1.2.2 Rạch Tây Ninh: ................................................................................... 22
3.1.2.3 Rạch Trảng Bàng: ............................................................................... 23
3.2 Các chỉ tiêu thủy văn trên sông VCĐ thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh ....... 26
3.2.1Vị trí trạm đo: .......................................................................................... 26
3.2.2Kết quả đo đạc:........................................................................................ 27
3.3Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông ......................... 31
3.3.1Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2006
................. ....................................................................................................... 31
3.3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông năm 2013................. 36
3.4.Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông VCĐ – tỉnh Tây Ninh............. 44
3.5.Đánh giá khả năng tự làm sạch của sông Vàm Cỏ Đơng – tỉnh Tây Ninh44
CHƯƠNG 4..................................................................................................... 46
TÍNH TỐN VÀ DỰ BÁO TỔNG TẢI LƯỢNG CHẤT ............................. 46
Ô NHIỄM VÀO LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG ................................. 46
4.1 Thống kê các nguồn thải chính vào lưu vực sơng Vàm Cỏ Đơng ............ 46


xii

4.1.1Nguồn thải sinh hoạt ............................................................................... 46
4.1.2Nguồn thải công nghiệp .......................................................................... 47

4.1.3Các nguồn thải cơng nghiệp chính gây tác động đáng kể đến chất lượng
nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông: ................................................................. 49
4.1.4Các nguồn thải khác ................................................................................ 51
4.2 Cơ sở tính toán và dự báo ......................................................................... 54
4.2.1 Đối với nguồn thải sinh hoạt từ các khu đô thị ...................................... 54
4.2.2 Đối với nguồn thải công nghiệp ............................................................. 55
4.2.3 Đối với nguồn thải nơng nghiệp............................................................. 61
4.3Kết quả tính tốn hiện trạng lưu lượng nước thải; tải lượng ô nhiễm của
nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và dự báo đến năm 2020 ...... 62
4.3.1 Nước thải sinh hoạt ................................................................................ 62
4.3.2Nước thải công nghiệp ............................................................................ 63
4.3.3 Nước thải nông nghiệp ........................................................................... 71
4.3.4 Đánh giá tổng tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, công
nghiệp và nông nghiệp theo hiện trạng và qua các kịch bản dự báo .............. 72
CHƯƠNG 5..................................................................................................... 73
TÍNH TỐN, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020 .................................................... 73
5.2 Dữ liệu đầu vào ......................................................................................... 73
5.2.1 Dữ liệu mặt cắt ....................................................................................... 73
5.2.2Dữ liệu khí tượng thuỷ văn ..................................................................... 74
5.2.3Dữ liệu chất lượng nước.......................................................................... 74
5.3Điều kiện ban đầu và điều kiện biên .......................................................... 75
5.4 Hiệu chỉnh và kiểm tra mơ hình ................................................................ 75
5.5. Tính tốn lan trun chất và khả năng tiếp nhận nguồn thải ................... 77
5.6 Kết quả tính tốn chất lượng nước ............................................................ 78
5.7Kết quả tính tốn ngưỡng chịu tải: ............................................................. 79


xiii


5.7.2 Thông số COD ....................................................................................... 80
CHƯƠNG 6..................................................................................................... 83
ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN XẢ THẢI VÀO LƯU VỰC................................ 83
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG – TỈNH TÂY NINH .............................................. 83
(PHÂN VÙNG NGUỒN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI) .................................. 83
6.1 Sự cần thiết phải ban hành tiêu chuẩn xả thải (phân vùng nguồn tiếp nhận
nước thải) ....................................................................................................... 83
6.2 Cơ sở đề xuất tiêu chuẩn xả thải (phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải) 83
6.3 Kết quả đề xuất tiêu chuẩn xả thải vào lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh
Tây Ninh (phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải) .......................................... 83
6.4 Giải pháp quản lý chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông: ......................... 87
6.4.1 Giải pháp : Xây dựng, hồn thiện chính sách pháp luật và thể chế hố
hoạt động quản lý LVS Vàm Cỏ Đơng từ trung ương đến địa phương:......... 87
6.4.2 . Các giải pháp về khoa học kỹ thuật ..................................................... 87
6.4.3 Giải pháp: Lập quy hoạch BVMT tổng hợp ......................................... 87
6.4.4. Giải pháp: Phát triển việc ứng dụng SXSH kết hợp tái chế và tái sử
dụngtrong sản xuất công nghiệp ..................................................................... 89
6.4.5 Giải pháp: Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước .................... 90
6.4.6 Giải pháp: Xây dựng hệ thống WebGis chia sẻ dữ liệu hiện trạng
chất lượng nước sông ...................................................................................... 90
6.4.7 Các giải pháp về kinh tế ......................................................................... 91
6.4.8 Các giải pháp về truyền thông................................................................ 91
6.4.9 Các giải pháp về nâng cao nhận thức..................................................... 91
CHƯƠNG 7..................................................................................................... 92
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................ 92
7.1 Kết luận ..................................................................................................... 92
7.2 Kiến nghị ................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95



xiv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP

: Tổng sản phẩm trong tỉnh

VCĐ

: Vàm Cỏ Đông

CCN

: Cụm công nghiệp

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

BOD5

: Nhu cầu ơxy sinh hóa

COD


: Nhu cầu ôxy hoá học

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

TDS

: Tổng chất rắn hòa tan

DO

: Hàm lượng oxy hòa tan

T-N

: Tổng Nitơ

T-P

: Tổng Phốtpho

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR – CN

: Chất thải rắn - Công nghiệp


KKT

: Khu kinh tế

LN

: Lâm nghiệp

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

BVMT

: Bảo vệ môi trường

NTSH

: Nước thải sinh hoạt


xv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê các huyện thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2012 ....... 17
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh Tây Ninh qua các năm (GDP theo
giá cố định 1994) ............................................................................................... 18
Bảng 2.3. Tỷ trọng các ngành kinh tế chủ yếu tỉnh Tây Ninh qua các năm ........... 18
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất nước sạch tại một số huyện – tỉnh Tây Ninh ........... 19
Bảng 3.1. Hiện trạng các tuyến sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ... 21
Bảng 3.2. Đặc trưng hình thái lưu vực các nhánh sông Vàm Cỏ Đông trên lãnh thổ
Tây Ninh

....................................................................................................... 24

Bảng 3.3. Vị trí Trạm đo Thủy văn trên sơng Vàm Cỏ Đông - tỉnh Tây Ninh ....... 26
Bảng 3.4. Quy ước chiều dòng chảy tại các trạm đo ............................................ 28
Bảng 3.5 Kết quả đo đạc tốc độ dòng chảy trên sông Vàm Cỏ Đông – Tây Ninh .. 29
Bảng 3.6. Kết quả đo đạc lưu lượng dịng chảy sơng Vàm Cỏ Đơng – Tây Ninh... 29
Bảng 3.9. Vị trí lấy mẫu nước mặt trên sông Vàm Cỏ Đông – Tây Ninh .............. 36
Bảng 3.10. Thống kê kết quả phân tích chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông ....... 39
Bảng 3.11. Thống kê kết quả phân tích chất lượng nước sơng VCĐ theo mùa ...... 39
Bảng 3.12. Kết quả tính tốn hệ số tự làm sạch của sông Vàm Cỏ Đông .............. 45
Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình sử dụng nước và xả nước thải sinh hoạt trên lưu
vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh ............................................................ 46
Bảng 4.2. Thống kê số doanh nghiệp đã điều tra theo địa bàn .............................. 47
Bảng 4.3. Tổng hợp thông tin điều tra các cơ sở sản xuất công nghiệp trên lưu vực
sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh................................................................... 48
Bảng 4.4. Thống kê các nguồn thải cơng nghiệp chính theo địa bàn và ngành nghề ........... 49
Bảng 4.5 Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh qua các năm ........ 51
Bảng 4.6. Diện tích một số cây trồng chủ lực của Tây Ninh qua các năm ............. 52
Bảng 4.7. Số lượng gia súc, gia cầm phân theo lưu vực sông năm 2012 ............... 52

Bảng 4.8. Sản lượng cá ni phân theo địa bàn ................................................... 53
Bảng 4.9. Vị trí các trạm đo mưa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ............................... 53


xvi

Bảng 4.10. Hệ số phát thải chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ....................... 55
Bảng 4.11. Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm trên bể tự hoại hoặc công trình tương tự . 55
Bảng 4.12. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN/KCX ............. 57
Bảng 4.13. Đặc tính nước thải cơng nghiệp sơ chế mủ cao su .............................. 57
Bảng 4.14 Đặc tính nước thải cơng nghiệp thuộc da ............................................ 57
Bảng 4.15. Đặc tính nước thải một số ngành công nghiệp thực phẩm ................... 59
Bảng 4.16. Nồng độ chất ô nhiễm trong các kịch bản dự báo năm 2020 ............... 61
Bảng 4.17. Lưu lượng nước thải phát sinh từ chăn nuôi heo ................................ 61
Bảng 4.18. Nồng độ nước thải phát sinh từ nước thải chăn nuôi heo .................... 61
Bảng 4.19. Hiện trạng lưu lượng nước thải và tải lượng chất ô nhiễm trong NTSH từ
các khu đô thị trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh ......................... 62
Bảng 4.20. Tổng hợp hiện trạng các nguồn thải cơng nghiệp chính trên lưu vực sơng
Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh theo ngành nghề ................................................. 63
Hình 4.7. Hiện trạng nước thải cơng nghiệp theo ngành nghề .............................. 64
Bảng 4.21. Tổng hợp hiện trạng các nguồn thải cơng nghiệp chính trên lưu vực sơng
Vàm Cỏ Đơng –tỉnh Tây Ninh theo địa bàn ........................................................ 65
Bảng 4.22 Quy hoạch phát triển các KCN/CCN trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông –
tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 .............................................................................. 67
Bảng 4.23. Dự báo lưu lượng nước thải công nghiệp trên lưu vực sông Vàm Cỏ
Đông – tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 .................................................................. 69
Bảng 4.24. Dự báo tải lượng ô nhiễm trong nước thải công nghiệp trên lưu vực sông
Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh vào năm 2020 qua kịch bản ................................ 71
Bảng 4.25. Hiện trạng lưu lượng nước thải và tải lượng chất ô nhiễm trong nước
thải nông nghiệp trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh ..................... 71

Bảng 4.26. Tỷ lệ phần trăm của nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp
theo hiện trạng và các kịch bản dự báo (KB) (%) ................................................ 72
Bảng 6.1. Kết quả phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực sông Vàm Cỏ
Đông – tỉnh Tây Ninh ........................................................................................ 84


xvii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Lưu vực sơng Vàm Cỏ Đơng thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh .................. 13
Hình 2.2. Dân số các huyện thuộc lưu vực sông VCĐ năm 2012 (Tây Ninh) ........ 17
Hình 2.3. Mật độ dân số các huyện thuộc lưu vực sông VCĐ năm 2012 (TN) ...... 17
Hình 3.1. Vị trí đo đạc thủy văn bổ sung trên sơng VCĐ – tỉnh Tây Ninh ............ 27
Hình 3.2. Vị trí lấy mẫu nước mặt trên sơng Vàm Cỏ Đơng năm 2013 ................. 38
Hình 3.3. Diễn biến giá trị pH trên sơng Vàm Cỏ Đơng theo mùa ........................ 39
Hình 3.4. Diễn biến giá trị BOD5 trên sông Vàm Cỏ Đơng theo mùa ................... 40
Hình 3.5. Diễn biến giá trị COD trên sơng Vàm Cỏ Đơng theo mùa ..................... 41
Hình 3.6. Diễn biến giá trị TSS trên sông Vàm Cỏ Đơng theo mùa ...................... 41
Hình 3.7. Diễn biến giá trị DO trên sơng Vàm Cỏ Đơng theo mùa ....................... 42
Hình 3.8. Diễn biến giá trị Tổng Nito trên sông Vàm Cỏ Đơng theo mùa ............. 43
Hình 3.9. Diễn biến giá trị Tổng Phospho trên sông Vàm Cỏ Đông theo mùa ....... 43
Hình 4.11. Thống kê số doanh nghiệp đã điều tra theo địa bàn ............................. 47
Hình 4.1. Phân bố các nguồn thải cơng nghiệp chính trên lưu vực sơng Vàm Cỏ
Đơng – địa phận Tây Ninh ................................................................................. 50
Hình 4.2. Phân bố các nguồn thải cơng nghiệp chính theo địa bàn ....................... 50
Hình 4.3. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh qua các năm ............. 51
Hình 4.4. Hiện trạng NTSH trên lưu vực sông VCĐ – tỉnh Tây Ninh năm 2013 ... 63
Hình 4.5. Dự báo NTSH trên lưu vực sông VCĐ – tỉnh Tây Ninh năm 2020 ........ 63
Hình 4.6. Phân bố hiện trạng lưu lượng và tải lượng các nguồn thải chính trên lưu

vực sơng VCĐ – tỉnh Tây Ninh theo ngành nghề ................................................ 64
Hình 4.7. Phân bố hiện trạng lưu lượng và tải lượng các nguồn thải chính trên lưu
vực sơng VCĐ – tỉnh Tây Ninh theo địa bàn ....................................................... 67
Hình 4.8. Sơ đồ định hướng các KCN/CCN tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 ............ 70
Hình 5.1 . Mạng sơng Vàm Cỏ Đơng đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh ..................... 73
Hình 5.2. Vị trí nguồn thải kịch bản hiện trạng.................................................... 75


xviii

Hình 5.3. Vị trí nguồn thải kịch bản năm 2020 .................................................... 75
Hình 5.3. Lưu lượng thực đo và mơ phỏng Trạm TV4 ......................................... 76
Hình 5.4. Lưu lượng thực đo và mơ phỏng Trạm TV6 ......................................... 76
Hình 5.5. Lưu lượng thực đo và mơ phỏng Trạm TV8 ......................................... 76
Hình 6.1. Phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây
Ninh giai đoạn 2011 - 2015 .................................................................................... 86
Hình 6.2. Phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây
Ninh giai đoạn 2016 - 2020 .................................................................................... 86


1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết
Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông
Đồng Nai, cùng với sông Vàm Cỏ Đông là hai nguồn nước mặt chính của tỉnh Tây
Ninh. Sơng có chiều dài 220 km, bắt nguồn từ vùng đồi núi Campuchia chảy vào
Việt Nam, qua nhiều tỉnh thành như Tây Ninh, Long An và Tp.HCM. Trong đó,
đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh dài khoảng 151 km với hệ số uốn khúc 1, 8; độ dốc

lịng sơng 0,4 . Sơng Vàm Cỏ Đơng có nhiều giá trị về sản xuất nơng nghiệp, thủy
sản và vận tải.
Lưu vực sông VCĐ nằm trên hầu hết địa phận tỉnh Tây Ninh, diện tích tự
nhiên khoảng 2.594,5 km² (chiếm 64% diện tích tự nhiên tồn tỉnh). Hiện nay,
ngồi nhiệm vụ chính là cấp nước cho nơng nghiệp, thủy lợi thì lưu vực sơng VCĐ
cịn là nguồn tiếp nhận nước thải của các hoạt động công nghiệp, nơng nghiệp,
nước thải của người dân sinh sống trên tồn lưu vực sơng VCĐ. Do đó, tất cả các
hoạt động diễn ra trên lưu vực sơng VCĐ khơng nhiều thì ít đều có tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nguồn nước mặt này.
Theo Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2012, tổng dân số trên toàn
lưu vực sông VCĐ năm 2012 vào khoảng 84 .880 người, với mật độ dân số bình
quân là 59 ,32 người/km2. Ước tính lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sinh
hoạt của người dân trên lưu vực vào khoảng hơn 15.000 m³/ngày.
Công nghiệp chế biến là thế mạnh của tỉnh. Hiện tỉnh có 3 nhà máy chế biến
mía đường với tổng cơng suất 12.500 tấn mía cây/ngày, mỗi vụ chế biến khoảng 1,2
triệu tấn mía cây; 12 nhà máy chế biến khoai mì với tổng cơng suất 820 tấn
bột/ngày và gần 0 cơ sở chế biến khoai mì có quy mô nhỏ với tổng công suất 300
tấn bột/ngày; 13 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 38.110 tấn mủ/năm; chế
biến hạt điều đạt công suất 16.000 tấn/năm. Đây là những ngành nghề có nguy cơ
gây ơ nhiễm mơi trường cao. Tính đến năm 2013, tỉnh có 6 KCN/KCX đang hoạt
động là KCN Trảng Bàng (100% lắp đầy) KCX&CN Linh Trung 3 (đã lắp đầy
82.67%); KCN Bourbon - An Hịa, Khu liên hợp Cơng nghiệp Đơ thị Dịch vụ
Phước Đông – Bời Lời, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, khu đô thị cửa khẩu Xa


2

Mát. Hiện nay, mỗi ngày lưu vực sông VCĐ tiếp nhận khoảng hơn 6 .000 m³ nước
thải từ hoạt động sản xuất.
Đồng thời, việc phát triển quá mức của lục bình làm cản trở dịng chảy, gây

nên hiện tượng tắc nghẽn giao thông, là môi trường trú ẩn của muỗi, vấn đề môi
trường do sạt lở và bồi tụ thuộc lưu vực sông. Đây cũng là hiện trạng môi trường
đáng quan tâm trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.
Như vậy, nếu như khơng có biện pháp quản lý hợp lý và kịp thời thì chất
lượng nước lưu vực sơng VCĐ chắc chắn sẽ ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng và
sẽ ngày càng vượt quá khả năng tự làm sạch của nó. Đánh giá được khả năng tự
làm sạch của mỗi dịng sơng hay đoạn sơng bằng cách tiến hành nghiên cứu cẩn
thận về thủy văn, thủy sinh và thành phần hoá lý của nguồn nước... là cơ sở để
khống chế tải lượng các chất ô nhiễm và ban hành tiêu chuẩn xả thải vào lưu vực
sông. Điều này vừa tránh được sự quá tải của nguồn tiếp nhận ở những nơi mà mật
độ dòng thải cao, vừa tiết kiệm được chi phí kiểm sốt ơ nhiễm từ các nguồn thải ở
những nơi mà mật độ dịng thải thấp.
Do đó đề tài “Tính tốn khả năng chịu tải, đề xuất tiêu chuẩn xã thải và
giải pháp quản lý chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – đoạn chảy qua tỉnh
Tây Ninh” là vấn đề cấp thiết nhằm giảm thiểu suy thối mơi trường, đảm bảo mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu dài hạn:
Mục tiêu của đề tài là nhằm hạn chế sự gia tăng ô nhiễm chất lượng nước,
đồng thời tăng cường công tác quản lý việc xả thải vào lưu vực sông Vàm Cỏ Đông
từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,
thủy lợi. Từ đó góp phần cải thiện nâng cao chất lượng môi trường nước của lưu
vực sông Vàm Cỏ Đông, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của
tỉnh.
Mục tiêu ngắn hạn :
- Đánh giá mức độ ô nhiễm của lưu vực sông Vàm Cỏ Đông;
- Đánh giá khả năng chịu tải và tự làm sạch của sông Vàm Cỏ Đông;
- Đề xuất tiêu chuẩn xả thải vào sông Vàm Cỏ Đông.



3

- Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – đoạn
chảy qua tỉnh Tây Ninh.
1.3. Nội dung nghiên cứu
1) Thu thập thông tin và khảo sát bổ sung về điều kiện tự nhiên, phát triển
kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, tổng quan về điều kiện địa lý tự nhiên, hiện
trạng phát triển kinh tế -xã hội dọc sông. Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sơng
Vàm Cỏ Đơng nói chung và khu vực nghiên cứu; Các tác động tự nhiên, nhân tạo
và ảnh hưởng của chúng đến khu vực nghiên cứu.
2) Điều tra khảo sát các đặc trưng thủy văn đoạn sông ngiên cứu: Thu thập
các dữ liệu về địa hình đáy và các đo đạc thủy văn đã có ở khu vực nghiên cứu;
Khảo sát bổ sung về địa hình đáy, chú trọng đến các kênh rạch, nơi tiếp nhận trực
tiếp các nguồn thải; Đánh giá chế độ thủy văn trên sông; Chế độ mưa
3) Thu thập thông tin và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước lưu
vực sông Vàm Cỏ Đông. Điều tra thu thập số liệu thông tin về ô nhiễm môi trường
nước. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông trên
đoạn nghiên cứu từ đó phân tích đánh giá các ngun nhân gây ô nhiễm.
4)Thu thập, điều tra khảo sát bổ sung xác định vị trí xả thải chính trên lưu
vực, và tiến hành đo đạc lưu lượng thải và lấy mẫu phân tích: Thu thập và điều tra
các nguồn thải của nhà máy, xí nghiệp, khu CN: vị trí xả thải, lưu lượng, thành
phần nước thải…Hệ thống cống xả; Tình hình xử lý cục bộ; Cơng nghệ áp dụng;
ngịai ra tiến hành thu thập thông tin về nước thải sinh hoạt khu dân cư trên sông
Vàm Cỏ Đông: lưu lượng, nồng độ, tải lượng;
5) Khảo sát đánh giá ô nhiễm môi trường từ nuôi trồng thủy sản và hoạt động
nông nghiệp vào sông Vàm Cỏ Đông; Tiến hành lấy mẫu đo đạc các thông số theo
lưu lượng tải và nồng độ thải. Lấy mẫu đo đạc các thông số theo lưu lượng thải và
nồng độ thải tại các giao điểm của sông với các kênh rạch đổ vào sông ở khu vực
nghiên cứu, cũng như đánh giá chất lượng nước sông ở các nguồn thải quan trọng.
6) Tính tốn và dự báo tải lượng thải vào sông Vàm Cỏ Đông: Tải lượng và

lưu lượng thải do các nhà máy, các cơ sở hoạt động công nghiệp; Tải lượng và lưu


4

lượng thải do nước sinh hoạt; Tải lượng và lưu lượng thải do các hoạt động khác;
Tính tốn và dự báo tải lượng vào sông Vàm Cỏ Đông.
7) Đề xuất ban hành tiêu chuẩn xả thải vào sông Vàm Cỏ Đông; Giải pháp
quản lý chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp nhận thức thế giới bao
gồm những quan điểm tiếp cận, những quy trình, các thao tác cụ thể tác động vào
đối tượng để làm bộc lộ bản chất của đối tượng.
Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất tiêu chuẩn xả thải ra sông
Vàm Cỏ Đông là nghiên cứu mang tính khoa học nhằmdựa trên các luận cứ khoa
học đánh giá một cách khách quan về chất lượng nguồn nước sơng Vàm Cỏ Đơng
từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất vấn đề ô
nhiễm nguồn sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh
1.4.1 Cách tiếp cận cụ thể sau:
1) Tiếp cận phát triển bền vững: Là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của
nghiên cứu, là những quan điểm về phát triển bền vững, bao gồm, khai thác và quản
lý tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường
sống, phát triển kinh tế – xã hội trong khả năng giới hạn của các hệ sinh thái then
chốt trong lưu vực.
2) Tiếp cận hệ thống: Lưu vực sông Vàm Cỏ là một lưu vực rất đặc biệt,
do vậy tiếp cận nghiên cứu cần phải tiếp cận hệ thống để nhìn nhận nó như là một
chỉnh thể trong mối quan hệ/tương tác từ nhiều yếu tố, nhiều phía.
3) Tiếp cận liên ngành: Nghiên cứu và Quản lý lưu vực đòi hỏi sự tham
gia của nhiều ban ngành, địa phương cũng như liên quan đến rất nhiều ngành khoa
học khác nhau.

4) Tiếp cận tổng hợp: Từ những mục tiêu đặt ra, đề tài xây dựng các nội
dung thích hợp để giải quyết và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp với
từng nội dung cũng như phù hợp với đặc thù của vùng nghiên cứu.
5)Tiếp cận sinh thái: Trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc, chức năng của các hệ
sinh thái và những tác động (trực tiếp, gián tiếp) đến hệ sinh thái để đánh giá diển
biến các hệ sinh thái làm cơ sở họach định chính sách phát triển


5

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
1) Phương pháp hảo át thực địa
 Khảo sát thực địa, điều tra hiện trạng, thu thập bổ sung các thông tin về các điều
kiện môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội ở các vùng dọc theo sông Vàm Cỏ Đông.
 Điều tra qua phiếu về hiện trạng hiện trạng các cơ sở sản xuất, chế biến, dệt
nhuộm,.... dọc theo lưu vực Vàm Cỏ Đông.
 Điều tra về sản lượng, công suất sản xuất của các nhà máy
 Điều tra về tình hình sử dụng nguồn nước, quản lý các chất thải và vấn
đề xử lý các chất thải.
 Điều tra qua phiếu các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, ....dọc theo sông Vàm
Cỏ Đông.
 Điều tra về sản lượng, công suất sản xuất của các nhà máy
 Điều tra về tình hình sử dụng nguồn nước, quản lý các chất thải và vấn
đề xử lý các chất thải.
 Điều tra về việc vận hành lưu trữ và phân phối các sản phẩm độc hại
 Lấy mẫu phân tích và so sánh các chỉ tiêu về chất lượng nước trên sông Vàm
Cỏ Đông.
 Tiến hành thu thập và lấy mẫu nước vào 2 đợt (mùa mưa và mùa khô).
 Tiến hành đo đạc Mực nước và tốc độ dòng chảy (mùa mưa và mùa khô).
2)Phương pháp ph n t ch

 Phương pháp ph n t ch chỉ tiêu nước

t

Các chỉ tiêu hóa lý nước mặt: pH, độ đục, BOD, COD, DO, TSS, N tổng, P tổng.
Bảng 1. Bảng các phương pháp ph n t ch

1

ẫu nước

Chỉ tiêu

Phương pháp

pH

pH kế


6

2

DO (mg/l)

Chuẩn độ

3


BOD5 (mg/l)

Điện cực Oxitop

4

COD (mg/l)

ABS

5

TSS (mg/l)

Khối lượng

6

Tổng P (mg/l)

Amino acid (8175)

7

Tổng N (mg/l)

Kenjdal

8


Độ đục

ABS

3) Phương pháp tổng hợp tài liệu: Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan đề tài về
các điều kiện tự nhiên, thủy văn, môi trường,…; các điều kiện về hiện trạng các cơ
sở sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp,… từ đó xử lý dữ liệu
Phương pháp xử lý số liệu
 Nhập, xử lý các số liệu điều tra phiếu, các số liệu phân tích bằng EXCEL,
SPSS; các kết quả phân tích mẫu và xử lý để đưa ra các sai số, độ tin cậy của số liệu,…
 Mơ hình lan truyền ơ nhiễm nước mặt.
Phương pháp

ơ h nh tốn

Các mơ hình tóan có thể ứng dụng để tính tóan, dự báo chất lượng nước, sức
chịu tải mơi trường nước.Sử dụng mơ hình MIKE 11
Phương pháp luận về phân vùng chất lượng nước sông Vàm Cỏ
Việc phân vùng chất lượng nước nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên
nước và quản lý phòng chống ô nhiễm. Muốn phân vùng, trước hết phải “Phân loại
chất lượng nước” theo một số tiêu chí cụ thể.
Nhiều quốc gia ở Châu Âu, Châu Á,.. đã có hệ thống phân loại chất lượng
nước. Việc phân loại được thực hiện dựa vào việc lựa chọn và đánh giá một số


7

thơng số hóa lý chọn lọc. Các thơng số này phản ánh được chất lượng và mức độ ô
nhiễm do các nguồn thải gây ra (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông
nghiệp).

Trên cơ sở số liệu đã quan trắc về nồng độ các thông số chọn lọc, người ta
phân loại nguồn nước trong toàn lưu vực thành nhiều loại bằng cách quy định điểm
số cho nồng độ từng thông số và tổng hợp các điểm số này.
Phương pháp t nh tốn
 Tính tốn mực nước và lưu lượng:
-

Mực nước: Tính tốn và chỉnh lý theo “ Quy phạm quan trắc mực nước và

nhiệt độ nước sông” số 94 TCN-2003 của Tổng cục KTTV ngày 01-01-2003.
-

Lưu lượng: Được tính toán theo “ quy phạm quan trắc lưu lượng nước sông

vùng ảnh hưởng thuỷ triều” của Tổng cục KTTV số 94TCN 17-99 ngày 01/7/1999.
+ Tốc độ dịng chảy trung bình tại mỗi thủy trực (được xem như thủy trực đại
biểu) được xác định theo công thức:
Vtt 

1
( VM  2V0.2  2V0.4  2V0.6  2V0.8  VĐ )
10

+ Lưu lượng nước mặt ngang : Qmn = A . Vtt
Qmn : lưu lượng mặt ngang (m3/s);

Với:

A: diện tích mặt cắt ướt (m2).


 Phương thức tính khả năng tự làm sạch:
Để xác định mức độ cần thiết làm sạch nước thải trước khi cho xả ra nguồn
nước, cần đánh giá chính xác khả năng tự làm sạch của nguồn nước bằng cách tiến
hành nghiên cứu cẩn thận về thủy văn, thủy sinh và thành phần hoá lý của nguồn
nước... thường dùng hệ số tự làm sạch (fs) để đánh giá:
Trong đó:

fs 

k2
k1

o k1: hệ số phân hủy BOD5 hay hệ số tốc độ chuyển hóa
BOD5 (ngày -1)
o k2 : hệ số thấm khí (ngày -1)


×