Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Khảo sát hiện trạng khả năng thích ứng của người dân và đề xuất các giải pháp đối với vấn đề ngập lụt ở quận 8 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 150 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp

..

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay với tốc độ phát triển q mức của q trình đơ thị hóa ở những đơ thị
lớn của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đã tạo nên nhiều
vấn đề về môi trường đô thị. Mặt khác, trước bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay mà
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất nên đã gây ra
những vấn đề nghiêm trọng tác động đến sản xuất, đời sống của con người và môi
trường. Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay cần phải giải quyết đó là vấn đề
ngập lụt. Đặc biệt, TP.Hồ Chí Minh nằm ở cửa nhiều con sông lớn thuộc hệ thống
sông Đồng Nai, sát với biển nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những biến động dịng
chảy trên sơng, dịng triều trên biển và đây là một vùng có tính đặc thù về điều kiện
thiên nhiên “nhiệt đới gió mùa”. Do đó, tình hình ngập lụt ở đây ngày càng nghiêm
trọng gây thiệt hại nặng nề.
Những năm vừa qua Nhà Nước ta đã có những biện pháp để khắc phục nhưng
tình trạng trên vẫn chưa giải quyết được, ở nhiều khu vực trong thành phố tình trạng
ngập lụt rất nặng nề nên cần có những biện pháp thiết thực, cụ thể và phải phù hợp
với từng khu vực trong thành phố để giải quyết triệt để vấn đề này.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề ngập lụt đơ thị khơng chỉ có ở những đơ thị của Việt Nam nói chung và
Tp.HCM nói riêng mà đây là “vấn nạn” của nhiều đô thị trên thế giới, nhất là đô thị
ở các nước đang phát triển - nơi đang có q trình đơ thị hóa quá nhanh nhưng thiếu
những giải pháp quy hoạch quản lý và cơng trình hạ tầng thích ứng [4]. Ngập lụt đô
thị không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững mà còn tác động tiêu cực rất lớn
tới các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là môi trường sống của cộng đồng dân cư.
Do ảnh hưởng của sự ấm dần lên của khí hậu trái đất, mực nước biển dâng cao gây
khó khăn cho việc tiêu thốt nước cho các khu vực ven sơng chịu tác động của thủy
triều [1].


Trong lịch sử phát triển, các khu đơ thị tập trung là những khu vực có vị trí địa lý
đặc thù và có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi

1


Đồ Án Tốt Nghiệp

quốc gia. Tp. Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế văn hóa quan trọng khơng những
ở phía Nam, mà cịn cho cả nước. Với diện tích 2.095 km2, dân số khoảng 7 triệu
người thuộc loại có mật độ đơng dân nhất nước Việt Nam. Tp. HCM là một thành
phố có tiềm năng phát triển cơng nghiệp, du lịch và dịch vụ. Những năm qua Tp.
HCM đã phát triển nhanh và trong tương lai sẽ có mức phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Nhu cầu phát triển các cơng trình cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thơng, hệ
thống cấp, thốt nước phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh ngày một cao.
Bên cạnh đó các hoạt động kinh tế như sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp, thủy sản,
đơ thị hóa sẽ thải ra một nguồn nước thải, chất thải lớn và sử dụng nhiều các hóa chất
bảo vệ thực vật, phân bón các loại,… sẽ địi hỏi hệ thống tiêu thốt và kiểm sốt ơ
nhiễm ngày một lớn. Song song với việc phát triển, Tp. HCM đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến tiêu thoát nước và kiểm soát ngập do mưa hoặc
triều cường [1].
Hiện nay, Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng đã có các đề tài, nghiên cứu
về ngập lụt nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ, phân tích các mối nguy ngập lụt, mà
chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về khả năng thích ứng của người dân đối với vấn
đề ngập lụt và rủi ro ngập lụt. Ngược lại, đây lại là yếu tố quan trọng, góp phần vào
việc đề xuất các giải pháp thích ứng hoặc di dời đối với các hộ dân sống trong vùng
ngập lụt và bị ảnh hưởng nhiều nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và của cải của
người dân. Do đó, Ủy ban nhân dân Tp.HCM đã đặt hàng đề tài nghiên cứu về rủi ro
ngập lụt và khả năng thích ứng của người dân đối với vấn đề ngập lụt hiện nay ở
Tp.HCM.

Tuy nhiên, đây là đề tài cấp Thành phố nên trong khuôn khổ là đồ án tốt nghiệp
nên tôi chỉ chọn một Quận trong Tp.HCM để thực hiện với tên đề tải là: “Khảo sát
hiện trạng, khả năng thích ứng của người dân và đề xuất các giải pháp đối với vấn
đề ngập lụt ở Quận 8, TP. Hồ Chí Minh”. Đây là một nghiên cứu bước đầu để có thể
triển khai trên tồn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê của Trung Tâm Chống Ngập Nước Tp.HCM cho thấy Quận 8 là
nơi có nhiều điểm ngập (như đường An Dương Vương, Phạm Thế Hiển, Bến Bình
Đơng, Phú Định, Mễ Cốc,…) với mức độ ngập nặng do bị ảnh hưởng nhiều của triều
2


Đồ Án Tốt Nghiệp

cường. Đặc biệt, khu vực Quận 8 có tình hình phát triển kinh tế chậm hơn các khu
vực Quận khác trong Tp.HCM, người dân còn nghèo, nhiều khu ổ chuột. Vì vậy, tơi
chọn địa điểm là Quận 8 để thực hiện đề tài nhằm khảo sát khả năng thích ứng của
người dân trước và sau khi xảy ra ngập lụt, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục vấn
đề ngập lụt tại khu vực này.
3. Mục tiêu của đề tài
Đề tài tập trung thực hiện các vấn đề như sau:
-

Phân tích các nguyên nhân gây ngập ở Quận 8, Tp.HCM sử dụng phương pháp
phân tích nguyên nhân – kết quả bằng sơ đồ xương cá (hay cịn gọi là sơ đồ
Ishikawa).

-

Khảo sát khả năng thích ứng của người dân trước và sau khi xảy ra vấn đề ngập
lụt ở Quận 8, Tp.HCM.


-

Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm kiểm sốt, khắc phục tình trạng ngập lụt ở
khu vực Quận 8, Tp. HCM. Góp phần đem lại cuộc sống ổn định cho người dân
và một môi trường xanh sạch đẹp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng: Đánh giá hiện trạng ngập lụt ở khu vực Quận 8, Tp. HCM và đề ra
các giải pháp chống ngập phù hợp.

-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình ngập lụt và các giải pháp chống ngập
trên địa bàn Quận 8, Tp.HCM.

5. Nội dung của đề tài
Nội dung 1: Điều tra, thu thập các tài liệu cơ bản phục vụ cho đề tài
-

Thu thập các tài liệu về địa hình, khí tượng, thủy văn, tình hình phát triển kinh tế
ở khu vực Quận 8, Tp.HCM.
Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng ngập và các giải pháp đã triển khai thực
hiện ở Tp.HCM

-

Đánh giá hiện trạng ngập lụt ở Tp. HCM.


-

Tổng quan các giải pháp khắc phục tình trạng ngập lụt hiện nay ở Tp.HCM

-

Tổng quan kết quả về các dự án chống ngập đã triển khai thực hiện ở Tp.HCM.

3


Đồ Án Tốt Nghiệp

Nội dung 3: Khảo sát hiện trạng và khả năng thích ứng của người dân đối
với vấn đề ngập lụt hiện nay ở Quận 8, Tp.HCM
-

Khảo sát hiện trạng ngập ở Quận 8, Tp. HCM bằng cách khảo sát sơ bộ, hỏi ý
kiến người dân về các khu vực nào còn đang bị ngập và dựa vào các trận mưa có
vũ lượng lớn để khảo sát các vị trí ngập do mưa. Đối tượng khảo sát sẽ phân bổ
đều trên các khu vực có hiểm họa ngập lụt.

-

Điều tra, đánh giá các ảnh hưởng của vấn đề ngập lụt đối với môi trường, người
dân Quận 8, Tp. HCM.

-


Khảo sát khả năng thích ứng của người dân trước và sau khi xảy ra ngập lụt ở
Quận 8, Tp. HCM. Các câu hỏi giải quyết những vấn đề như: các biện pháp phòng
tránh ngập lụt; các biện pháp ứng phó ngập lụt; cơng tác hỗ trợ của các cơ quan
chức năng; các mức độ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất
kinh doanh,…)
Nội dung 4: Phân tích các nguyên nhân gây ngập ở Quận 8, Tp. HCM

-

Tìm hiểu, phân tích các ngun nhân gây ngập lụt.

-

Dựa vào phiếu khảo sát điều tra để đưa ra nguyên nhân chính gây ngập lụt ở Quận
8, Tp. HCM.
Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ngập lụt ở ở Quận
8, Tp. HCM.

-

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống ngập phù hợp cho khu vực ở Quận 8,
Tp. HCM.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với ngập lụt cho người
dân Quận 8, Tp. HCM.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận

Để khắc phục tình trạng ngập lụt nặng nề hiện nay thì cần có những giải pháp
cơng trình cụ thể để giải quyết ngập cục bộ từng khu vực. Do vậy phải phân tích các
điều kiện ở khu vực Quận 8 để đưa ra các giải pháp chống ngập phù hợp mang lại
hiệu quả cao.

4


Đồ Án Tốt Nghiệp

Xem xét từ thực tế mức độ phạm vi ngập lụt hiện nay ở khu vực Quận 8, Tp.HCM
bằng cách tiếp cận thực tiễn. Từ đó xác định được các nguyên nhân gây ngập (do
mưa, triều cường, biến đổi khí hậu, đơ thị hóa,…) và những ảnh hưởng đối với người
dân, môi trường,… do ngập lụt gây ra. Sau đó tiếp cận kế thừa có chọn lọc những
kiến thức, kinh nghiệm, các kết quả nghiên cứu đã có và tiếp thu cơng nghệ, sản phẩm
về các giải pháp chống và kiểm soát ngập. Đồng thời khảo sát khả năng thích ứng của
người dân đối với vấn đề ngập lụt. Phân tích và chọn lọc để đưa ra các giải pháp cụ
thể sao cho phù hợp với điều kiện của khu vực Quận 8, Tp.HCM.
6.2. Phương pháp cụ thể
Phương pháp thu thập số liệu, thông tin:
- Thu thập các thơng tin có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở
Quận 8, Tp.HCM.
- Thu thập các số liệu, thông tin về vấn đề ngập lụt ở Tp.HCM.
Phương pháp khảo sát thực địa.
-

Khảo sát các vị trí ngập ở Quận 8, Tp. HCM.

-


Khảo sát những ảnh hưởng của vấn đề ngập lụt gây ra đối với con người và môi
trường.
Phương pháp khảo sát điều tra:

-

Thiết kế phiếu khảo sát:
▪ Mục đích: Thu thập thơng tin từ người dân về các vấn đề liên quan đến
ngập lụt như: hiện trạng ngập lụt hiện nay, nguyên nhân gây ngập ; khả
năng thích ứng của người dân đối với vấn đề ngập lụt. Từ đó, xác định các
nguyên nhân gây ngập và đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ngập
lụt hiện nay.
▪ Nội dung phiếu khảo sát : gồm 3 phần chính
-

Phần 1: Giới thiệu
Giới thiệu về bản thân.
Mục đích của việc khảo sát.

-

Phần 2: Thơng tin chung

5


Đồ Án Tốt Nghiệp

Một số thông tin cá nhân của người dân như : tên, tuổi, thời gian sinh sống ở đây,
địa chỉ,…

-

Phần 3: Nội dung khảo sát
Gồm 3 phần :
1. Hiện trạng ngập lụt
2. Khả năng ứng phó trước ngập lụt
3. Khả năng phục hồi sau ngập lụt

-

Tiến hành phát phiếu khảo sát:
▪ Khảo sát sơ bộ: Thông qua các thông tin trên báo, mạng xã hội về vấn đề
ngập lụt ở Quận 8 để xác định các khu vực bị ngập và tiến hành đi khảo
sát, lấy thông tin của người dân tại các khu vực đó.
▪ Khảo sát thực địa: dựa vào thông tin được cung cấp từ Trung Tâm Diều
Hành Chương Trình Chống Ngập Nước TP.HCM về các vị trí, tuyến
đường ngập ở quận 8 và tại thời điểm xuất hiện các trận mưa có vũ lượng
lớn tiến hành đi khảo sát để biết chính xác những khu vực nào bị ngập.


Sau khi biết được chính xác các khu vực bị ngập, tiến hành phát phiếu
khảo sát để lấy ý kiến người dân về khả năng thích ứng khi xảy ra ngập
lụt. Trên mỗi tuyến đường bị ngập phát 10 phiếu tại nơi bị ngập và các
khu vực gần đó.
Bảng 1: Thống kê các tuyến đường và số phiếu khảo sát
Tên đường

Stt

Số phiếu khảo sát


1

An Dương Vương

10

2

Rạch Cát

10

3

Lê Thành Phương

10

4

Mai Hắc Dế

10

5

Lưu Hữu Phước

10


6

Mễ Cốc

10

6


Đồ Án Tốt Nghiệp

Tổng số phiếu khảo sát

60

Phương pháp kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và công nghệ về
ngập lụt và các giải pháp công trình chống ngập ở trong nước.
Phương pháp phân tích ngun nhân – kết quả:
Sử dụng sơ đồ xương cá (CED) để phân tích các nguyên nhân chính gây ngập

-

lụt ở Quận 8, Tp.HCM và từ các nguyên nhân chính này xác định nhiều nguyên
nhân nhỏ bên trong góp phần gây ngập lụt hiện nay.
Phương pháp dự báo:
Dựa vào tình hình ngập lụt ở khu vực tiến hành dự báo mức độ ảnh hưởng.

-


Phương pháp so sánh và phân tích:
So sánh và phân tích các dự án, các giải pháp chống ngập đã được đề xuất và từ

-

đó đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện ở Quận 8, Tp.HCM.
Phương pháp đánh giá nhanh:
-

Đánh giá hiện trạng ngập lụt hiện nay ở khu vực Quận 8, Tp.HCM.

-

Đánh giá hiệu quả khi áp dụng các giải pháp chống ngập đối với khu vực Quận
8, Tp.HCM.
Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia.

7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7.1.

Ý nghĩa khoa học
Dựa vào khả năng thích ứng của người dân về vấn đề ngập lụt để có thể đề xuất

-

các giải pháp khắc phục phù hợp đối với từng khu vực bị ngập lụt.
Đề tài là một nghiên cứu bước đầu để có thể triển khai trên tồn Thành phố Hồ

-


Chí Minh.
7.2.
-

Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã đề xuất được các giải pháp khắc phục tình trạng ngập lụt phù hợp đối
với từng khu vực bị ngập lụt Quận 8, Tp.HCM.

8. Cấu trúc của đồ án
❖ Gồm các phần như sau:
Phần mở đầu
7


Đồ Án Tốt Nghiệp

Phần nội dung:
Chương 1: Hiện trạng ngập lụt và các giải pháp hiện nay ở Tp.HCM.
-

Hiện trạng ngập lụt ở Tp.HCM từ năm 2000 đến năm 2014.

-

Các giải pháp và cơng trình, dự án chống ngập ở Tp.HCM.

Chương 2: Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội – môi trường và hiện trạng ngập
lụt tại Quận 8, Tp.HCM.
-


Tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mơi trường, hệ thống thốt
nước ở Quận 8, Tp.HCM.

-

Hiện trạng ngập lụt Quận 8, Tp.HCM từ năm 2007 đến nay.

Chương 3: Phân tích nguyên nhân gây ngập ở Quận 8, Tp.HCM.
-

Các nguyên nhân gây ngập Quận 8, Tp.HCM.

Chương 4: Ảnh hưởng của vấn đề ngập lụt và khả năng thích ứng của người dân
Quận 8, Tp.HCM.
-

Ảnh hưởng của ngập lụt đến môi trường, người dân Quận 8, Tp.HCM.

-

Khả năng thích ứng của người dân Quận 8, Tp.HCM.

Chương 5: Đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ngập lụt và thích ứng của
người dân tại Quận 8, Tp.HCM.
-

Đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ngập lụt Quận 8, Tp.HCM.

-


Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với ngập lụt cho
người dân Quận 8, Tp.HCM.

Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

8


Đồ Án Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG NGẬP LỤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HIỆN NAY Ở
TP.HCM
1.1.

Hiện trạng ngập lụt ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Thành Phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu “tuyên chiến” với tình trạng ngập lụt từ gần

10 năm nay. Tuy nhiên, sau ngần ấy thời gian đầu tư tiền của và cơng sức, tình trạng
ngập lụt ở TP. HCM nhìn chung vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể [23].
TP. HCM là nơi có địa bàn khá bằng phẳng và thấp với gần 75% diện tích có cao
độ thấp hơn +2m nằm ở hạ lưu sơng Đồng Nai [22]. Với vị trí giáp biển Đơng do đó
chịu tác động trực tiếp dịng chảy lũ từ thượng lưu các con sông và ảnh hưởng triều
biển Đông cùng với những trận mưa lớn làm cho thành phố thường xuyên rơi vào
tình trạng ngập úng.
Năm 2000, Thành Phố ngập lụt là do lũ Tây Nam Bộ và lũ Đông Nam Bộ, do
mưa và triều cường lớn. Lũ Tây Nam Bộ tràn vào sông Vàm Cỏ Đông gây nên ngập
lụt phần tây nam Sài Gòn, vượt qua mức lũ năm 1996. Cũng trong năm 2000, khu
Đông Nam Bộ nhận một vũ lượng lớn tới 200mm trong 3 ngày liên tục 9 – 11/10/2000

làm nước sông hồ dâng cao. Riêng ở vùng Tây Ninh trong lưu vực hồ Dầu Tiếng
nhận một vũ lượng tổng cộng bất thường tới 2173,3mm vượt quá vũ lượng mưa thiết
kế 328mm. Vì vậy hồ Dầu Tiếng phải xả lũ từ 7 – 15/10 với lưu lượng 200 – 600
m3/s, hồ Trị An từ 10 – 23/10 một lưu lượng lớn 2.550 m3/s, và hồ Thác Mơ từ 10 19/10 một lưu lượng 1480 m3/s. Tại lưu vực ven sơng Sài Gịn, Đồng Nai triều cao
kết hợp với mưa lớn và xả lũ của ba hồ cùng lúc gây ngập lụt từ 7/10 đến 25/10 vùng
Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Mơn, Quận 2, Quận 9, Quận 12, Quận Bình Thạnh, Gị
Vấp, Thủ Đức và hai nơng trường Lê Minh Xuân và Pham Văn Hai [24].

9


Đồ Án Tốt Nghiệp

Hình 1.1: Bản đồ phạm vi ngập lụt năm 2000
Tính đến đầu năm 2007, tồn thành phố có 85 điểm ngập do mưa, triều phân bố
như sau [25]:
- Lưu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè: 12 điểm
- Lưu vực Hàng Bàng: 28 điểm
- Lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé – Đôi Tẻ: 7 điểm
- Lưu vực Tân Hóa – Lị Gốm: 11 điểm
- Các điểm rải rác thuộc khu vực khác: 27 điểm
Theo kết quả khảo sát, đo đạc tình trạng ngập tại các điểm ngập trong thời gian
qua cho thấy tình hình ngập trên địa bàn thành phố có đặc điểm như sau:
- Về mức độ ngập: Ở trận mưa vũ lượng 30mm, tình trạng ngập nhẹ bắt đầu
xuất hiện, ở những trận mưa vũ lượng 40mm đến 59mm hoặc lớn hơn, xuất hiện tình

10


Đồ Án Tốt Nghiệp


trạng ngập vừa và nặng. Theo kết quả nghiên cứu của Thạc Sĩ Hồ Long Phi vào năm
2004, có 75% trường hợp ngập trên địa bàn thành phố có nguyên nhân do thiếu cống
hoặc cống bị quá tải (cùng với q trình phát triển hệ thống thốt nước tỉ lệ này
khoảng 35 – 45% vào năm 2006).
- Về số lượng các điểm ngập: Ở trận mưa có vũ lượng từ 60mm đến 70mm,
khoảng 50% số điểm ngập hiện hữu sẽ bị ngập vừa, ở trận mưa có vũ lượng từ 80mm
đến 100mm hoặc lớn hơn, tất cả các điểm ngập trên địa bàn thành phố đều có khả
năng ngập vừa đến ngập nặng. Số lượng các điểm ngập và mức độ ngập sẽ tăng cao
khi mưa lớn xảy ra cùng lúc với triều cường.
- Các khu vực ngập nặng do mưa bao gồm: khu vực bùng binh Cây Gõ, Hồng
Bàng – Minh Phụng, khu vực vòng xoay Phú Lâm – Bà Hom – Nguyễn Văn Luông,
khu vực Bến xe Chợ Lớn – Lê Quang Sung – Nguyễn Thị Nhỏ - Tháp Mười, khu vực
Đồng Đen - Bàu Cát, khu vực cơng viên Chiến Thắng – Hồng Văn Thụ, khu vực
Hồng Hà – Bẳng Đằng – Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn, khu vực Lê Đức Thọ Phan Huy Ích,…
- Tình trạng ngập do triều tại các khu vực trũng thấp trên địa bàn thành phố bắt
đầu xuất hiện ở mức triều từ +1,0m trở lên. Các khu vực ngập nặng do triều tập trung
trên địa bàn Quận 2, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Bình Chánh, Bình Tân, Bình Thạnh,….
Tiêu biểu như các khu vực Mễ Cốc, Thanh Đa (đã được giải quyết cơ bản trong năm
2006), Kinh Dương Vương, Hồ Học Lãm, Phan Đình Phùng, Bùi Hữu Nghĩa, Phạm
Thế Hiển, Lê Văn Vương,…
Ngày 26/11/2007, 40 điểm vỡ đê ở thành phố HCM, riêng phường An Phú Đơng,
Quận 12 có 22 điểm vỡ và tràn bờ nhiều nơi, có nơi ngập trên 1m. Nước sơng Sài
Gịn ào ạt chảy vào khu dân cư, nhanh chóng dâng lên ngập cả thước. Nhiều hẻm có
đoạn ngập đến 1,8m.

11


Đồ Án Tốt Nghiệp


Hình 1.2: Cảnh ngập lụt tại thành phố HCM ngày 26/11/2007.
Hiện nay, tình trạng ngập lụt ở TP. HCM ngày càng nghiêm trọng, tăng cả về số
điểm, cường độ cũng như thời gian ngập. số liệu thống kê cho thấy, năm 1980 cả
thành phố có 10 điểm ngập, đến nay đã tăng lên hơn 100 điểm. Về cường độ ngập,
trước năm 1999, đỉnh triều cao nhất đo được ở trạm Phú An là 1,36m và chỉ xảy ra 2
lần/năm, thì nay mực triều năm 2009 đạt tới +1,58m theo mía Cầu Bơng xuất hiện
lúc 18h45 ngày 4/11/2009 [26].
Hai năm 2008 – 2009, đỉnh triều lên cao ở mức 1,54m và 1,56m, kéo dài trong
sáu ngày, gây ngập hơn 100 tuyến đường với mực nước từ 20cm đến 55cm, có nơi
hơn 80cm (đỉnh triều cao nhất trong vịng 50 năm qua) [27]. Đáng báo đơng là tình
trạng ngập lụt ngày càng lan rộng. Hiện nay đã có 154/322 phường, xã bị ảnh hưởng
nặng nề, làm gần 11 ha đất không thể canh tác, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt
của hàng triệu người dân. Tại quốc lộ 13, khu cư xá Thanh Đa, đường D2, khu Văn
Thánh, khu biệt thự An Phú, An Khánh, Hiệp Bình Chánh, Quận 4, Quận 8,… hàng
nghìn căn nhà do nền thấp hơn mặt đường cả mét nên lng trong tình trạng ngập
nước, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.
Theo thống kê của Trung tâm điều hành chống ngập TP. HCM cho thấy trên địa
bàn thành phố trong năm 2009 có 99 điểm ngập, năm 2010 giảm cịn 53 điểm ngập
[28].
So với năm 2009, số điểm ngập nước năm 2010 ở Tp. HCM đã giảm 46%, tổng
số lần ngập giảm 43,7%. Các điểm ngập cũng đã giảm về độ sâu, diện tích ngập và
thời gian nước rút. Tại hai khu vực trước đây bị ngập nặng gồm lưu vực Bắc Tàu Hủ
và Tân Hóa – Lị Gốm, nhiều điểm ngập đã cơ bản được giải quyết [29].
12


Đồ Án Tốt Nghiệp

Năm 2010, Tp. HCM ngập do triều cường cao: Đợt triều cường ngày 7/11/2010

kéo dài trong 3 ngày, đỉnh triều đo tại trạm Phú An là 1,56 m, cao kỷ lục trong 50
năm, gây ngập lụt nặng bao gồm quận 8, quận Bình Thạnh, một phần của quận Thủ
Đức, quận 12, huyện Hóc Mơn, vùng đất trước kia vốn là vùng trũng, thấp, nơi trữ
nước mỗi khi triều dâng, nay được đơ thị hóa. Nhiều đoạn đê ở quận Thủ Đức, quận
12 bị vỡ, có nơi ngập sâu 0,50 m. Cũng trong đợt triều cường này, mưa lớn kết hợp
với triều cường khiến áp suất nước trong cống lớn, đẩy nhiều nắp cống bung ra, tạo
thành hố nước xốy trên đường.
Vì địa thế thấp, Sài Gịn ngày nay dễ bị ngập lụt. Khơng cần mưa, Sài Gịn vẫn
bị ngập lụt khi có thủy triều cao, nhất là trong những tháng 10, 11 hàng năm (4).
Trong dịp có thủy triều cao, nếu có mưa to, bảo, lũ lụt Miền Tây và Đồng Tháp Mười
xảy ra thì Sài Gịn ngập lụt càng trầm trọng. 70% diện tích Sài Gịn bị ảnh hưởng bởi
triều cường.
Thời điểm đầu năm 2011 trên địa bàn thành phố cịn 47 vị trí ngập úng, phát sinh
trong năm là 86 điểm, tính đến cuối năm 2011 đã khắc phục 76 vị trí, cịn lại 57 điểm
ngập úng (trong đó có 10 điểm đã xử lý tạm thời, 4 điểm đang xử lý) [30].
Cũng theo trung tâm điều hành, năm 2011 tình hình mưa, triều ở thành phố tiếp
tục có chiều hướng gia tăng, bên cạnh tổ hợp bất lợi khi mưa to cùng lúc với đỉnh
triều cao. Tổng số trận mưa trong năm là 163 (tăng 8,67% so với năm 2010), trong
đó có 16 trận mưa có vũ lượng trên 70mm (tăng 6,6% so với năm 2010), đặc biệt có
7 trận mưa từ 90mm đến trên 100mm kéo dài trong nhiều giờ, tăng 75% so với năm
2010.
- Trong các ngày 29/10/2011 mưa với vũ lượng 30mm kết hợp với triều cường
tương ứng 1,57m đã gây ngập 28 điểm.
- Trong các ngày 10 – 11/11/2011 mưa với vũ lượng 98,4mm và 76,3mm kết
hợp với triều cường 1,41m và 1,5m đã gây ngập 16 điểm và 25 điểm.
Trong năm 2013, tình hình ngập do mưa từng bước được cải thiện, số điểm ngập
đã giảm trên cả 04 tiêu chí (giảm số điểm ngập, thời gian ngập, diện tích ngập và số
lần ngập), cụ thể: số điểm ngập cuối năm 2008 là 126 điểm, đến nay còn 14 điểm (11

13



Đồ Án Tốt Nghiệp

điểm hiện hữu và 03 điểm tái ngập: Đỗ Xuân Hợp, Quang Trung và Quốc lộ 1A);
thời gian ngập trung bình cuối năm 2008 là 156 phút, đến nay cịn 62 phút; diện tích
ngập trung bình cuối năm 2008 là 2910 m2, đến nay còn 1101 m2; số lần ngập cuối
năm 2008 là 873 lần, đến nay còn 44 lần. Riêng vùng Trung tâm thành phố (mục tiêu
giảm ngập trong chương trình đột phá): số điểm ngập cuối năm 2008 là 85 điểm, đến
nay đã cơ bản xóa, giảm ngập [31].
Các khu vực ngập nặng trước đây “rốn ngập” như: Khu Tân Định (Quận 1); vòng
xoay Cây Gõ, bến xe Chợ Lớn (Quận 6); Mễ Cốc (Quận 8); khu cư xá Thanh Đa
(quận Bình Thạnh)… đã xóa ngập. Sau khi thực hiện các giải pháp cấp bách, tình
hình ngập do triều cường đã được cải thiện: số điểm ngập cuối năm 2008 là 95 điểm
nặng, đến nay còn 02 điểm ngập nặng và 08 điểm ngập nhẹ. Riêng vùng Trung tâm
thành phố (mục tiêu giảm ngập trong chương trình đột phá): số điểm ngập cuối năm
2008 là 65 điểm ngập nặng, đến nay đã cơ bản xóa, giảm ngập, chỉ còn 02 điểm ngập
nhẹ (Vân Thân và Lị Gốm thuộc dự án Nâng cấp đơ thị đang thi công).
Hiện nay, cứ sau mỗi trận mưa lớn hay triều cường, hàng chục điểm trũng, thấp
của Tp.HCM lại rơi vào cảnh ngập lụt. Mặc dù năm 2014, thành phố đã đầu tư 600
tỷ đồng cho công tác chống ngập, nhưng tình trạng ngập lụt khơng những khơng giảm
đi mà cịn có chiều hướng tăng lên.
Năm 2014, Tp.HCM đề ra mục tiêu xóa 9 điểm ngập do mưa và triều cường. Sau
hàng loạt biện pháp mà các ban, ngành chức năng của thành phố đã triển khai, kết
quả là chỉ có 3 điểm ngập được giải quyết. Điều đáng buồn là chỉ sau một năm, thành
phố phát sinh đến 29 điểm ngập mới, nâng tổng số điểm ngập trên toàn thành phố lên
con số 50. Ngồi ra, cịn hàng chục điểm ngập cục bộ khác ở các quận 6, 7, quận 9,
11, quận 12 và các huyện Nhà Bè, Hóc Môn chưa được Sở Giao thông vận tải và
Trung tâm điều hành chương trình chống ngập thành phố Hồ Chí Minh liệt kê vào
danh sách 50 điểm ngập nói trên.

Các tuyến đường khả năng ngập do mưa ở Tp.HCM năm 2014 là (phụ lục 7):
-

Quận 1: Calmette, Nguyễn Thái Bình.

-

Quận 2: Nguyễn Duy Trình

14


Đồ Án Tốt Nghiệp

-

Quận 3: Kỳ Đồng.

-

Quận 5: Dương Tử Giang, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Biểu, Đỗ Ngọc Thạch.

-

Quận 6: An Dương Vương, Tân Hóa, Mai Xuân Thưởng, Lê Quang Sung.

-

Quận 8: An Dương Vương.


-

Quận 9: Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Kiệt, Xa Lộ Hà Nội.

-

Quận 10: Trần Nhân Tôn.

-

Quận 11: Hịa Bình, Tân Hóa, Hồng Bàng, Tơn Thất Hiệp, 3 Tháng 2, Lảnh
Binh Thăng, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Chí Thanh.

-

Quận 12: Nguyễn Văn Quá, Quốc Lộ 1A, Phan Văn Hớn.

-

Quận Bình Thạnh: Nguyễn Hữu Cảnh.

-

Quận Tân Bình: Trương Cơng Định, Âu Cơ, Đồng Đen, Nguyễn Hồng Đào,
Bàu Cát.

-

Quận Tân phú: Phan Anh, Trương Vĩnh Ký, Gị Dầu, Tân Q.


-

Quận Bình Tân: Kinh Dương Vương.

-

Quận Gò Vấp: Lê Đức Thọ, Quang Trung.

-

Quận Thủ Đức: Kha Vạn Cân, Tỉnh Lộ 43, Gò Dưa, Dương Văn Cam, Đặng
Thị Rành, Hồ Văn Tư, Lê Văn Tách, Quốc Lộ 1A.

Các tuyến đường khả năng ngập do mưa và triều cường ở Tp.HCM năm 2014
là (phụ lục 8):
-

Quận 1: Calmette, Cô Giang, Hồ Hào Hớn.

-

Quận 2: Lương Định Của, Thảo Điền, Quốc Hương.

-

Quận 4: Đoàn Văn Bơ, Vĩnh Khánh, Hồng Diệu.

-

Quận 5: Gị Cơng.


-

Quận 6: Văn Thân, Bình Tiên, Phạm Phú Thứ.

-

Quận 8: Bến Phú Định, An Dương Vương, Đường Số 41, Hồ Ngọc Lãm.

-

Quận Bình Thạnh: Bình Quới.

-

Quận Bình Tân: Hồ Học Lãm, Trần Đại Nghĩa.

-

Huyện Bình Chánh: Quốc Lộ 1A.

-

Huyện Nhà Bè: Huỳnh Tấn Phát.

15


Đồ Án Tốt Nghiệp


Tình trạng ngập lụt ở Tp.HCM ngày càng trở nên nghiêm trọng có nguyên nhân
khách quan là do diễn biến bất lợi của thời tiết và biến đổi khí hậu. Mức nước thủy
triều cao nhất đợt rằm tháng 9 âm lịch tại trạm Phú An đã lên đến mức 1 mét 68. Khi
đó, hàng loạt các giải pháp kỹ thuật hầu như bị vô hiệu. Bên cạnh đó, sự phát triển đơ
thị nhanh chóng của thành phố cũng gây ra nhiều khó khăn cho cơng tác chống ngập.
Trên thực tế, công tác chống ngập của Tp.HCM triển khai chậm. Năm 2001,
thành phố mới có bản quy hoạch chính thức đầu tiên. Những Dự án chống ngập có
quy mô lớn chỉ mới được thực hiện từ những năm 2004-2005. Trong khoảng 10 năm
nay, thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung đầu tư các cơng trình thốt nước mưa cho
các khu vực trung tâm. Một số cơng trình lớn như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ Bến Nghé tương đối hồn thiện đã làm cho tình hình ngập ở các quận nội thành giảm
đi và tình trạng ô nhiễm môi trường được cải thiện. Bên cạnh đó, việc triển khai những
cơng trình nhỏ lẻ kết hợp với nâng cấp đường giao thông cũng làm giảm ngập cho
một số nơi ở các quận nội thành. Tuy nhiên, nhiều cơng trình chống ngập triển khai
chậm đã làm phát sinh nhiều điểm ngập mới. Điển hình là cơng trình cải tạo kênh Tân
Hóa – Lị Gốm đi qua quận 6, quận 11 và quận Bình Tân được đầu tư cải tạo với tổng
mức vốn 2.000 tỷ đồng [32].
Năm 2015, Trung tâm điều hành các chương trình chống ngập Tp.HCM sẽ tiếp
tục xử lý 8 điểm ngập do mưa tại các quận 2,7, 8, Bình Tân và Thủ Đức. Đơn vị này
cũng đang đề xuất Đề án xây dựng 2 hồ điều tiết là hồ Gò Dưa rộng 91 héc ta với
tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng và hồ chìm Bàu Cát với mức đầu tư 50 tỷ đồng. Ngoài
ra, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập cũng đang khảo sát, đánh giá để
cải tạo 8 hồ khác để điều tiết nước, giảm ngập trên địa bàn thành phố.
Các giải pháp khắc phục tình trạng ngập lụt hiện nay ở Tp. Hồ Chí Minh

1.2.

1.2.1. Các giải pháp cụ thể
1.2.1.1.

Phân vùng kiểm sốt nước


Để khắc phục tình hình ngập lụt cho thành phố Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông
thôn đã đưa ra giải pháp quy hoạch thủy lợi:
Trước tiên là phân vùng kiểm soát nước chống ngập úng:
-

Vùng I: Gồm tồn bộ khu vực bờ hữu sơng Sài Gịn - Nhà Bè
16


Đồ Án Tốt Nghiệp

-

Vùng II: Khu vực ngã 3 sông Sài Gòn – Đồng Nai

-

Vùng III: Khu vực bờ tả sơng Nhà Bè - Sồi Rạp

Vùng I là vùng khống chế khu vực nội thành cũ, với nhiều vấn đề bức xúc về tiêu
thốt nước đơ thị, mơi trường và cải tạo đất. Để giải quyết các vấn đề ngập úng cần
xây dựng một hệ thống cơng trình khép kín bao gồm 13 cống kiểm soát triều và
172km đê bao kết hợp với các tuyến giao thơng, cao trình khơng thấp hơn 2,5m. Sau
khi hồn thành hệ thống khép kín đảm bảo kiểm soát mực nước kênh rạch trong khu
vực, trong đó có thể hạ thấp mực nước trong kênh rạch theo yêu cầu để tăng cường
khả năng thoát nước của hệ thống thốt nước của đơ thị cũ, biến dòng chảy 2 chiều
thành dòng chảy một chiều từ trên xuống dưới, tạo điều kiện tốt cho việc thoát lũ,
ngăn chặn ảnh hưởng của hiện tượng mực nước biển dâng.
Vùng II: là một vùng đang phát triển (mới) tiêu thoát thuận lợi hơn. Các vùng

mới phát triển dễ dàng có thể thay đổi quy hoạch hạ tầng phù hợp với kiến trúc thượng
tầng để chống ngập. Tồn bộ khu cịn lại (nhà vườn, khu du lịch sinh thái) được bao
trong hệ thống khép kín.
Vùng III: là vùng để mở (vùng đệm) sẽ được giải quyết với các cơng trình kiểm
sốt nước lớn, tùy thuộc vào tình hình nước biển dâng và q trình phát triển đơ thị
phía Nam. Để chống ngập trong điều kiện hiện tại có thể dùng hệ thống bao nhỏ.
1.2.1.2.

Làm sạch hệ thống kênh, rạch

Trong những năm qua, thành phố đã lập nhiều dự án và chi ra hàng chục nghìn
tỷ đồng để giải tỏa dân cư sinh sống ven kênh, khắc phục ô nhiễm nguồn nước tại các
kênh, rạch. Chỉ riêng làm sạch nguồn nước tại kênh Ba Bò, thành phố đã chi ra gần
800 tỷ đồng. Để cải tạo hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thành phố mất gần 4000
tỷ đồng (tương đương 200 triệu USD). Dự án làm trong sạch và chống ngập kênh Bến
Nghé – Tàu Hủ có chiều dài 7100m đã tiêu tốn khoảng 8000 tỷ đồng (gần 450 triệu
USD) [4].
Năm 2014, Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành: phối hợp
với các sở, ngành, quận – huyện và các đơn vị chủ đầu tư các dự án chống ngập giải
quyết các khó khăn phát sinh; xây dựng cơ chế đặc thù để tập trung hoàn thành các
dự án trọng điểm về cải tạo, phát triển hệ thống thoát nước để sớm đưa vào quản lý
17


Đồ Án Tốt Nghiệp

vận hành; thực hiện các biện pháp không để các điểm ngập đã được xử lý bị tái ngập,
hạn chế tình trạng phát sinh điểm ngập mới, kéo giảm số lần ngập, chiều sâu ngập và
thời gian ngập của các điểm ngập hiện hữu, cụ thể:
- Tổ chức duy tu nạo vét hệ thống thoát nước: đã nạo vét 551,861km lượt cống

thoát nước; duy tu nạo vét 55 tuyến kênh rạch và cửa xả với chiều dài 15,846km; nạo
vét 23.044 hầm ga; nạo vét 65.156 máng hầm ga; nạo vét 1.635 hầm ga và máng; sửa
chữa 3.676 hầm ga; thay mới 3.773 nắp hầm ga; sửa chữa mở rộng 2.044 miệng thu
nước; nâng 822 khuôn hầm ga; thay mới 2.213 khuôn hầm ga; sửa chữa máng, lưỡi
của hầm ga 74 cái.
Phối hợp với Thành Đoàn thực hiện khơi thơng dịng chảy, vớt rác, lục bình

-

11 tuyến kênh, rạch với tổng chiều dài khoảng 1,95km góp phần khơi thơng dịng
chảy, cải thiện mơi trường.
- Phối hợp với địa phương và các đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc khắc phục
các vị trí lấn chiếm: đã xử lý 01/45 vị trí, 44/45 vị trí đang xử lý; ngồi ra đang tiếp
tục xử lý 88 tuyến cống, 82 hầm ga, 60 cửa xả bị lấn chiếm.
1.2.1.3.

Xây đê bao ngăn triều

Được Chính Phủ phê duyệt đề xuất xây dựng một hệ thống đê bao dọc theo bờ
Tây sơng Sài Gịn với tổng chi phí lên tới 11000 tỷ đồng để triệt tiêu ảnh hưởng của
thủy triều đối với thành phố. Quy hoạch gồm:
-

Xây dựng đê bao dọc bờ phải sông Sài gịn có chiều dài tổng cộng 172 km.

-

Xây dựng đê bao dọc sông Đồng Nai ở quận 9 chiều dài tông cộng 13,5 km.

-


Xây dựng 13 cống điều tiết dọc theo sơng Sài Gịn.

-

Nạo vét 30 con sơng và kênh hiện hữu có chiều dài tổng cộng 219 km.

Hệ thống đê sơng khi hồn thành gồm đê cao từ 2m đến 2,7m. Đoạn Bến Súc –
tỉnh lộ 8 cao 2,5 – 2,7m, đoạn Quốc lộ 8 – Rạch Tra cao 2,2m, đoạn Rạch Tra – Vàm
Thuật cao 2,0m, lưu vực Thanh Đa, quận 2 và quận 9 cao 2,2 – 2,5m.
- Dự án đê bao bờ hữu sông Sài Gịn (đoạn từ Vàm Thuật đến Nam Rạch Tra)
đã hồn thành cơ bản nhiều cống lớn và tuyến đê bao dài 47,4 km, giúp ngăn triều
cho 3.560 ha.

18


Đồ Án Tốt Nghiệp

+ Đã tiến hành nạo vét nhiều tuyến kênh rạch vùng ngoại thành và đang tiếp tục
triển khai các dự án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn từ Bắc Rạch Tra tới Bến Súc, bờ tả
từ cầu Bình Phước đến rạch cầu Ngang (quận Thủ Đức);
+ Các cơng trình xây dựng kiên cố các tuyến bờ bao: Trong 2 năm 2008 – 2009,
đã bố trí vốn cho các quận, huyện có các tuyến đê bao chưa kiên cố, thường gặp sự
cố khi triều cường xây dựng 272 cơng trình kiên cố đê bao với tổng chiều dài 228 km
(trong đó có 115 km kiên cố hóa bằng bê tơng theo mặt cắt định hình) để bảo vệ 5.370
ha và 10.783 hộ dân.
Đã hồn thành 148 cơng trình với chiều dài đê bao 134,2 km; trong đó có 38 cơng
trình kiên cố bằng bê tơng, dài 46,3 km.
Ngồi ra, theo Tổng cục Thủy Lợi – Bộ Nơng Nghiệp & PTNT đã đưa ra giải

pháp cơng trình chống ngập từ xa là xây dựng tuyến đê vượt biển nối Vũng Tàu – Gị
Cơng. Giải pháp này được thực hiện sẽ có tính tổng hợp cao, đa mục tiêu, liên quan
trực tiếp đến vùng đất trũng thấp thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ và hệ thống sông Đồng
Nai, bao gồm khu vực Đồng Tháp Mười và khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Mục
tiêu là chống lũ lụt và ngập úng cho toàn vùng Tp.HCM trước mắt và lâu dài, tăng
cường khả năng thoát lũ, chống ngập úng, chống xâm nhập mặn cho Tp.HCM và
vùng Đồng Tháp Mười trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phòng
chống thiên tai và các tác động từ biển cho tồn bộ khu vực Tp.HCM và vùng Đồng
Tháp Mười.
Các thơng tin cơ bản vể tuyến đê từ Vũng Tàu đến Gị Cơng
-

Chiều dài tuyến đê: 32.000 m.

-

Diện tích mặt nước lớn nhất: 56.000 ha (chưa kể trong sông).

-

Độ sâu nước trung bình: 6 – 7m, sâu nhất 12 – 19m (tùy vị trí tuyến đê).

-

Dung tích hồ chứa: 3,3 tỷ m3 (kể cả trong sông khoảng 5 tỷ m3).

-

Mặt đê làm trục giao thơng rộng 50m, dài 32km.


-

Kinh phí ước tính sơ bộ: 30.000 tỷ đồng.

1.2.1.4.

Hệ thống cống kiểm sốt triều

Hệ thống cống kiểm sốt triều được bố trí trên tuyến đê bao tại tất cả các cửa
sông rạch đổ ra sơng Sài Gịn, Nhà Bè và sơng Vàm Cỏ Đơng. Các cống chính như:
19


Đồ Án Tốt Nghiệp

Rạch Tra, Vàm Thuật, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, sông Kinh,
sông Kinh Lộ, kinh Hàng, Thủ Bộ, Bến Lức, Kênh Xáng Lớn. Các cống hở cho phép
thuyền xuồng lưu thông dễ dàng trong thời gian khơng cần kiểm sốt mực nước. Cửa
cống được điều khiển tự động nhờ hệ thống báo mực nước và đóng mở bằng thiết bị
thủy lực. Hệ thống này cho phép thiết kế chế độ vận hành cho mỗi cống sao cho đạt
được mục đích là kiểm sốt nước triều để chống ngập (cắt đỉnh triều) đồng thời mở
tối đa thời gian có thể giao thơng thủy. Hiện nay, cơng nghệ mới đã cho phép xây
dựng cống có quy mơ khá lớn ngay dưới lịng sơng [1].
Chế độ vận hành các cống không làm mất đi hiện tượng tự nhiên thủy triều, nó
chỉ làm cho mực nước thủy triều cao nhất không vượt quá mức độ yêu cầu. Về mùa
mưa, hệ thống sẽ cản trở nước xâm nhập từ sông Sài Gòn qua Rạch Tra và Vàm
Thuật, hút nước từ trung tâm thành phố về phía Nam để tiêu về Soài Rạp. Trong
trường hợp mưa lớn mà kỳ triều cường nước rút từ trung tâm sẽ tạm được “điều tiết”
nhờ các hồ điều tiết chờ triều xuống để tiêu đi. Về mùa khô, hệ thống sẽ cắt đỉnh triều
vào những kỳ triều cường làm cho khu vực khơng cịn bị ngập triều. Hệ thống sẽ vận

hành lấy nước từ sông Sài Gòn vào qua cửa Rạch Tra và Vàm Thuật, nước sông Vàm
Cỏ Đông qua cống Thầy Cai đẩy xuống phía Nam làm sạch nước trên kênh Rạch Tra
– Thầy Cai – An Hạ và Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên [1].
Các cống kiểm sốt nước có nhiệm vụ vận hành để khống chế mực nước và kiểm
sốt mơi trường nước trong khu vực khơng cao hơn mực nước quy định. Các cống có
nhiệm vụ đảm bảo giao thông thủy liên vùng làm việc thao chế độ có điều khiển để
cắt đỉnh triều theo ý muốn. Các cống để phục vụ giao thông nội vùng làm việc với
chế độ tự động hai chiều. Các cống có nhiệm vụ đóng để ngăn đỉnh triều trong khoảng
5 giờ, trong thời gian đó có mưa lớn, thì lượng mưa phải được chứa ở hệ thống kênh
rạch các hồ điều tiết lớn trong nội đồng đợi khi thủy triều rút xuống thấp hơn mực
nước trong kênh rạch thì cống mở ra để thốt nước [1].
Khi xây dựng “khép kín” hệ thống kiểm sốt mực nước triều thì có thể kiểm sốt
mực nước trong kênh rạch ở mức tùy ý. Vì vậy, có thể đặt chế độ đóng cửa ngăn triều
khi mực nước triều từ +0,50m đến +0,80m. Khi vận hành ưu tiên các tuyến giao thông

20


Đồ Án Tốt Nghiệp

chính (Cần Giuộc, Kênh Tẻ, Bến Lức), chỉ đóng khi mực nước triều đã lên xấp xỉ
+1,00m; các tuyến khác có thể “cắt triều” ở mức thấp nhất [1].
Tuy nhiên, đến nay tiến độ thi cống của hầu hết các cơng trình cón rất chậm vì
thiếu vốn. Mới chỉ có cống kiểm sốt triều Nhiêu Lộc – Thị Nghè với tổng vốn đầu
tư 290 tỷ đồng tứ ngân sách thành phố để giảm ngập cho khu vực hai bên kênh Nhiêu
Lộc – Thị Nghè thuộc quận 1, Bình Thạnh. Cơng trình đạt khối lượng 90%, cịn lại
các hạng mục khác chỉ đạt khối lượng từ 5 – 10%.
Trong năm 2014, Tp.HCM sẽ có thêm 4 cống kiểm sốt triều được khởi cơng xây
dựng với tổng vốn đầu tư gần 2.600 tỷ đồng, gồm cống Bến Nghé, Tân Thuận, Phú
Xuân và cống điều tiết kết hợp âu thuyền tại cửa Rạch Lên [11].

- Các cống kiểm soát triều này sẽ được hoàn thành vào năm 2017 nhằm giảm
ngập do triều cho các khu vực vùng trũng nằm dọc hai bên rạch Bến Nghé thuộc quận
1, 4, hai bên kênh Tẻ thuộc quận 4, 7, hai bên sống Phú Xuân thuộc quận 7, Nhà Bè,
kết hợp ngăn triều, chống ngấp và điều tiết giao thông thủy [11].
Trong năm 2015, dự kiến sẽ có 3 cống kiểm sốt triều khác sẽ được khởi cơng và
hồn thành năm 2017 gồm các cống kiểm sốt triều Sơng Kinh, Rạch Tra và Vàm
Thuật. Tổng vốn đầu tư của 3 cống kiểm soát triều này gần 2.300 tỷ đồng [11].
Các dự án cống kiểm soát triều này thuộc Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng
khu vực Tp.HCM được phê duyệt tại quyết định 1547/QĐ-TTg năm 2008 với quy
mơ 13 cống kiểm sốt triều (quy mô mỗi cống từ 20 đến 120m).
1.2.1.5.

Xây hồ điều tiết

Hiện tại, một trong những giải pháp đã có trong kế hoạch là sẽ xây dựng thật
nhiều hồ điều tiết phân tán trong khu vực nội thành nhằm giảm ngập khi có mưa lớn.
Là giải pháp nhằm khơi thơng dịng chảy kênh rạch để tăng khả năng tiêu thoát nước.
Nếu kênh rạch bị lấn chiếm thì sẽ đào hồ điều tiết nước bù lại, số lượng hồ điều tiết
chuẩn bị xây dựng sắp tới sẽ là 30 hồ lớn nhỏ, nằm rải rác khắp nơi trong thành phố.
Theo Trung Tâm Điều Hành Chương Trình Chống Ngập Nước TPHCM cho biết
hiện đã chọn được địa điểm có thể xây hồ điều tiết. Trước mắt là hồ Khánh Hội ở
quận 4 có diện tích 4,8 héc ta và tổng mức đầu tư 304 tỉ đồng. Hiện UBND quận 4
đang đề xuất ghi vốn để triển khai trong năm 2015. Một số hồ khác dự kiến triển khai
21


Đồ Án Tốt Nghiệp

trong năm 2015 như hồ Thủ Thiêm (thuộc quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm, quận
2), hồ Gò Dưa (quận Thủ Đức), hồ Bàu Cát (quận Tân Phú) cũng dự kiến khởi công

cuối năm 2015…
Một điểm đáng chú ý là các hồ điều tiết này có thể được thi cơng dạng hồ ngầm,
và có thể tận dụng không gian bên trên các hồ điều tiết chứa nước mưa để làm cơng
viên, khu vui chơi giải trí...
Mặc dù quỹ đất tại thành phố rất hạn hẹp nhưng đào hồ điều tiết vẫn là phương
án khả thi khi biết kết hợp hồ chứa nước với các cơng trình cơng cộng, hồ chứa nước
ngầm dưới đất. Các hồ chứa nước giúp người dân có thêm cơng viên giải trí và giảm
ngập các khu dân cư.
Hiện chính quyền thành phố đã chọn được một số địa điểm để xây hệ thống tạm
trữ nước mưa (phân tán và tập trung) giúp giảm áp lực tiêu thoát nước lên hệ thống
cống chung, tái sử dụng nước mưa. Hệ thống tạm trữ nước mưa này là các bể chứa
tại các khu dân cư, công sở, sử dụng làm vệ sinh, tưới cây...
Ngoài các hồ điều tiết được lên kế hoạch sẽ xây dựng trong năm 2015, một số hồ
cảnh quan khác có khả năng mở rộng, gia cố chuyển thành hồ điều tiết nước như hồ
trong Công viên Linh Đông (quận Thủ Đức) với diện tích hiện có khoảng 8 héc ta,
hồ 2 héc ta nằm trong khu 87 héc ta tại phường An Phú quận 2, công viên phường An
Lạc 1,4 héc ta tại quận Bình Tân, ao Song Tân 7,4 héc ta tại quận 7, công viên Vĩnh
Lộc 85 héc ta tại Bình Chánh, cơng viên phường An Phú Đơng 1,7 héc ta và phường
Thạnh Xuân 150 héc ta tại quận 12, khu vực Cơng viên Gia Định thuộc quận Gị
Vấp..
1.2.1.6.

Giải pháp quản lý

Lượng nước mưa trực tiếp trên vùng đô thị, nhất là sau những cơn mưa có vũ
lượng trên 40mm trở lên, cũng là nguyên nhân quan trọng gây ngập nước, nơi các hệ
thống tiêu thốt nước khơng đủ, khơng hợp lý hoặc xuống cấp nhất là ở những khu
vực đơ thị hố nhanh, thậm chí là do khơng nạo vét hệ thống tiêu thoát nước và cửa
xả, người dân 2 ven bờ kênh rạch thường xuyên hoặc lấn chiếm kênh rạch và san lấp
vùng trũng để xây cất do vậy cần được tăng cường quản lý đô thị không buông lỏng,

những trường hợp vi phạm cần xử lý nghiêm.
22


Đồ Án Tốt Nghiệp

Trong năm 2013, Thành Phố đã triển khai một số giải pháp quản lý như sau:
- Thực hiện cơng tác duy tu có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên tại các vị trí bị
ngập nước.
- Tăng cường công tác quản lý về sông, kênh, rạch trên địa bàn TP HCM; kiểm
tra, đôn đốc tiến độ khắc phục 61 vị trí lấn chiếm kênh rạch. Qua 03 năm thực hiện,
đã xử lý 18/61 vị trí lấn chiếm kênh rạch; đang tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư và các
đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc tiến độ khắc phục 43 vị trí lấn chiếm kênh rạch
cịn lại.
-

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thi cơng hệ thống thốt nước, xử

lý các nhà thầu chặn dịng thi cơng gây ngập trong khu dự án; đặc biệt khu vực kênh
Tân Hố – Lị Gốm.
1.3. Các dự án chống ngập tại Tp. Hồ Chí Minh đã hồn thành đến năm 2014
1.3.1. Hồn thành thi cơng cơng trình Cải tạo hệ thống thoát nước đường Trần
Hưng Đạo (đoạn từ đường Châu Văn Liêm đến đường Học Lạc) [10]
Công trình Cải tạo hệ thống thốt nước đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ đường
Châu Văn Liêm đến đường Học Lạc), nằm trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Cơng trình này do Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành
phố làm chủ đầu tư. Quy mô công trình: Xây dựng tuyến cống thốt nước dọc tuyến
D1200mm; xây dựng các hầm thăm, hầm thu trên tuyến và cải tạo hầm ga hiện hữu
trên vỉa hè; tái lập mặt đường, nâng đường đạt cao độ tối thiểu +2,00m tại tim đường,

thảm nhựa toàn bộ mặt đường; xây dựng triền lề, bó vỉa và lát gạch terrazo vỉa hè.
Cơng trình được khởi công vào ngày 12 tháng 10 năm 2013 và hoàn thành vào
ngày 27 tháng 4 năm 2014.
Chất lượng hạng mục cơng trình so với u cầu của thiết kế được đánh giá như
sau:
- Đúng quy mô thiết kế được duyệt tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư của
Sở Giao thông vận tải; đạt yêu cầu so với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt
tại quyết định số50/QĐ-TTCN-BQLĐT ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Ban Quản lý
23


Đồ Án Tốt Nghiệp

dự án Thốt nước đơ thị và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công điều chỉnh được duyệt tại
quyết định số 396/QĐ-TTCN ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Trung tâm Điều hành
chương trình chống ngập nước.
- Công tác quản lý chất lượng của đơn vị thi cơng: Tồn bộ vật liệu, cấu kiện
trước khi đưa vào sử dụng tại công trường đều được kiểm tra chất lượng sản phẩm do
đơn vị thí nghiệm kiểm định thí nghiệm kiểm tra đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế và
các quy định do cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Các công tác thi công trước khi
chuyển giai đoạn thi công đều được kiểm tra chất lượng sản phẩm do đơn vị thí
nghiệm kiểm định thí nghiệm kiểm tra đạt yêu cầu và đơn vị tư vấn giám sát tiến hành
nghiệm thu giai đoạn.
- Công tác giám sát tác giả: Đơn vị thiết kế luôn phối hợp với Chủ đầu tư và các
đơn vị liên quan trong suốt q trình thi cơng để kịp thời giải quyết các vướng mắc
phát sinh, đưa ra các phương án giải quyết đảm bảo tiến độ cơng trình.
- Cơng tác giám sát thi công: Đơn vị tư vấn giám sát thực hiện việc giám sát
cơng trình tn thủ theo các quy định về quản lý chất lượng hiện hành. Phối hợp với
các đơn vị liên quan để kịp thời đôn đốc, xử lý những vướng mắc tại cơng trình.
- Trong suốt q trình thi cơng Chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị thiết kế, đơn

vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 14,
Quận 5 triển khai công tác giám sát cộng đồng theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính Phủ đối với đối với cơng trình Cải
tạo hệ thống thốt nước đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ đường Châu Văn Liêm đến
đường Học Lạc), Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơng trình đang được cơ quan chức năng kiểm tra cơng tác nghiệm thu để đưa
vào sử dụng.
1.3.2. Hồn thành thi cơng Cơng trình Cải tạo hệ thống thốt nước đường Tân
Hịa Đơng (đoạn từ An Dương Vương đến Vịng xoay Phú Lâm) [10]
Cơng trình Cải tạo hệ thống thốt nước đường Tân Hịa Đơng (đoạn từ giao lộ
An Dương Vương – Tân Hịa Đơng đến Vịng xoay Phú Lâm), nằm trên địa bàn hai
Phường 13 và 14, Quận 6, với chiều dài tuyến là 1.309m.

24


Đồ Án Tốt Nghiệp

Cơng trình này do Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành
phố làm chủ đầu tư. Xây dựng mới tuyến cống thoát nước nằm dưới đường, bên trái
tuyến (hướng từ An Dương Vương về Vòng xoay Phú Lâm) với khẩu độ cống dọc đường
kính từ 600mm - 1500mm; cải tạo hố ga hai bên đường cho phù hợp với cao độ đường
hoàn thiện và xây dựng mới tuyến cống ngang đường kính 400mm để thu nước về
tuyến cống chính.
Cơng trình được khởi cơng vào ngày 21 tháng 12 năm 2012 và hoàn thành vào
ngày 15 tháng 12 năm 2013.
Chất lượng hạng mục cơng trình so với yêu cầu của thiết kế được đánh giá như
sau:
- Đạt yêu cầu so với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt.
- Công tác quản lý chất lượng của nhà thầu: Toàn bộ vật liệu, cấu kiện trước khi

đưa vào sử dụng tại công trường đều được kiểm tra chất lượng sản phẩm do đơn vị
thí nghiệm kiểm định thí nghiệm kiểm tra đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế và các quy
định do cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Các công tác thi công trước khi chuyển
giai đoạn thi công đều được kiểm tra chất lượng sản phẩm do đơn vị thí nghiệm kiểm
định thí nghiệm kiểm tra đạt yêu cầu và đơn vị tư vấn giám sát tiến hành nghiệm thu
giai đoạn.
- Công tác giám sát tác giả: Đơn vị tư vấn thiết kế luôn phối hợp với Chủ đầu
tư và các đơn vị liên quan trong suốt q trình thi cơng để kịp thời giải quyết các
vướng mắc phát sinh, đưa ra các phương án giải quyết đảm bảo tiến độ cơng trình.
- Cơng tác giám sát thi cơng: Đơn vị tư vấn giám sát thực hiện việc giám sát
cơng trình tuân thủ theo các quy định về quản lý chất lượng hiện hành; thường xuyên
phối hợp với các đơn vị liên quan để kịp thời đôn đốc, xử lý những vướng mắc tại
cơng trình.
- Trong suốt q trình thi cơng, Chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát,
tư vấn thiết kế, đơn vị thi công và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 13 và
Phường 14, Quận 6 triển khai công tác giám sát cộng đồng theo Quyết định số
80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

25


×