Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Điều khoản đặc biệt trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.46 KB, 60 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT TRONG HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS BÀNH QUỐC TUẤN
Sinh viên thực hiện

: HUỲNH THỊ KIỀU TIÊN

MSSV: 1511271354

Lớp: 15DLK14

TP. Hồ Chí Minh, 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình được học tập và rèn luyện tại trường, với những kiến
thức cũng như kỹ năng em được nhận được để có thể hồn thành được khóa luận tốt
nghiệp của mình, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy, cô
khoa Luật của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, em muốn gửi đến thầy Bành Quốc Tuấn vì thầy đã có những quan
tâm kịp thời, chỉ bảo tận tình cũng như giúp đỡ để em có thể hồn thành tốt nhất


khóa luận tốt nghiệp của mình. Cảm ơn thầy.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc một lần nữa đến thầy, cô khoa Luật
trường Đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh và thầy Bành Quốc Tuấn. Chân
thành cảm ơn thầy, cô.

Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

HUỲNH THỊ KIỀU TIÊN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: HUỲNH THỊ KIỀU TIÊN, MSSV: 1511271354
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khóa luận tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chun ngành (có trích dẫn
đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong khóa luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường
và pháp luật.
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

HUỲNH THỊ KIỂU TIÊN


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự


CISG

Convention on Contracts for the International Sale of Goods
(Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)

GATS

General Agreement on Trade in Services
(Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO)

GATT

General Agreement On Tariffs And Trade
(Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hàng hóa của

WTO)
HĐMBHHQT

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

ICC

International Chamber of Commerce
(Phịng Thương mại quốc tế)

L/C

Letter of Credit
(Thư tín dụng)


LTM

Luật Thương mại

PECL

Principles of European Contract Law
(Bộ Nguyên tắc luật hợp đồng chung châu Âu)

PICC

Principles of International Commercial Contracts
(Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT)

UCC

Uniform Commercial Code
(Bộ luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ)


UNCITRAL

United Nations Commission on International Trade Law
(Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế)

WTO

World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại thế giới)



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….....1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT TRONG HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ…………………………………...............4
1.1. Khái niệm – Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế………………….....4
1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………………….......4
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế……………………………......4
1.2. Nội dung các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế……………….....6
1.2.1. Điều khoản bắt buộc……………………………………………………………......7
1.2.2. Điều khoản đương nhiên……………………………………………………….....10
1.2.3. Điều khoản tùy nghi…………………………………………………………….....11
1.3. Nội dung của điều khoản đặc biệt trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế…......12
1.3.1. Điều khoản về những trường hợp bất khả kháng (Force Majeur)………………...12
1.3.2. Điều khoản về khó khăn trở ngại (Hardship)………………………………….......16
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM…………………….....................22
2.1. Cơ sở pháp lý xác lập điều khoản đặc biệt trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế……………………………………………………………………………………….....22
2.1.1. Sự thỏa thuận của các bên chủ thể…………………………………………….......22
2.1.2. Quy định của văn bản pháp luật……………………………………………….......23
2.2. Nội dung của Luật thương mại 2005 về điều khoản đặc biệt trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế…………………………………………………………………............28


2.3. Giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật về điều khoản đặc biệt trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế…………………………………………………………….............29
2.3.1. Sự cần thiết của các điều khoản đặc biệt trong hợp đồn mua bán hàng hóa quốc
tế……………………………………………………………………………………….....29
2.3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các điều khoản đặc biệt trong hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế……………………………………………………….....35
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….......50
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….......52


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên
mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo
thỏa thuận.
Hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia đã diễn ra từ lâu đời. Hợp
đồng ra đời để điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động ấy. Hợp đồng là một chế
định pháp lý quan trọng trong “lĩnh vực pháp luật tư”, có lịch sử ra đời và phát triển
lâu đời trong khoa học pháp lý trên thế giới và ở Việt Nam. Hợp đồng mua bán
hàng hóa có bản chất chung của một hợp đồng, là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa (tài sản
hữu hình).
Quan hệ mua bán xuất hiện thì cùng lúc đó cũng là sự ra đời của hợp đồng để
điều chỉnh các mối quan hệ trong mua bán. Xã hội ngày một phát triển do đó kéo
theo đó là sự phát triển của hợp đồng, đó khơng chỉ là hợp đồng trong nước nữa mà
sẽ là các hợp đồng quốc tế. Quá trình thực hiện theo đúng hợp đồng thì khó có thể
tránh khỏi các điều khoản phát sinh nằm ngoài dự đốn cũng như ý chí của các bên,
thậm chí đó có thể là những việc xảy ra “đặc biệt”. Và để có thể đảm bảo đầy đủ
quyền và nghĩa vụ của các bên, những quy định về những điều khoản đặc biệt đã ra
đời. Ngoài các điều khoản cơ bản cần phải có trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế thì cũng sẽ có những điều khoản nhằm làm giảm rủi ro đến mức thấp nhất
trong quá trình các bên chủ thể thực hiện hợp đồng.
Theo Điều 395 BLDS 2015 quy định thì “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”, đó cũng là

căn cứ để các bên thực quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, để nói đến hợp
đồng mua bán hàng hố quốc tế thì theo Luật thương mại 2005 vẫn chưa có một
quy định cụ thể nào về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế có thể được xem như một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự theo
BLDS 2015 nhưng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vẫn có một số đặc điểm
riêng như về hình thức, chủ thể, giải quyết tranh chấp,…

1


Ngoài quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cịn được điều chỉnh bởi các Điều ước
quốc tế, tập quán quốc tế,… Những điều khoản đặc biệt trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế cũng không ngoại lệ, vậy những điều khoản ấy được quy định như
thế nào với những điều luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng?
Làm thế nào để hoàn thiện pháp luật Việt Nam để điều chỉnh những điều khoản đặc
biệt trong hợp đồng quốc tế nếu bên tham gia là chủ thể doanh nghiệp Việt Nam?
Những điều trên sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, phân tích, làm rõ những điều khoản đặc biệt trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Từ đó, đưa ra hướng để hoàn thiện pháp luật Việt Nam
để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể.
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu trong phạm vi Điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế,
Luật thương mại 2005 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng và các quy
định quốc tế nói chung, các văn bản pháp luật có liên quan.
Những điều khoản đặc biệt trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà
doanh nghiệp Việt Nam có thể là bên tham gia hoặc khơng. Thời gian thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được diễn ra trong một thời gian dài, qua đó

những sự việc khơng được dự liệu trước hay khó khăn trở ngại có thể xảy ra. Do đó,
tác giả chọn điều khoản về bất khả kháng và Hardship làm đối tượng nghiên cứu
của đề tài.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc những điều khoản đặc biệt đã trở nên phổ biến trong quá trình phát triển
của thương mại quốc tế, tác giả đã nghiên cứu theo việc các văn bản pháp luật đã
được quy định ban hành ngoài ra một số bài viết cũng luận văn tốt nghiệp cũng
được tác giả tham khảo như:
-

Bài viết Điều khoản Hardship cho Luật Thương mại được in trong Kỷ yếu
hội thảo khoa học pháp luật về hoạt động thương mại, ngân hàng trong thời
2


kỳ hội nhập của Thạc sĩ Nguyễn Minh Nhựt (Giảng viên trường Đại học
Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) đã đưa ra lý do cho sự thiếu sót của
điều khoản đặc biệt mà cụ thể ở đây là Hardship trong LTM 2005. Với kinh
nghiệm là giảng viên cũng như đã xử lý qua nhiều vụ tranh chấp, Thạc sĩ

-

Nguyễn Minh Nhựt đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị về tình hình của
Hardship hiện nay.
Luận văn thạc sĩ “Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế” của tác giả Lê Kiều Trang thuộc Khoa Luật của Đại học
quốc gia Hà Nội đã làm rõ một số trường hợp bất khả kháng trong
HĐMBHHQ cũng như một số vụ án điển hình đã được đưa ra cũng như
hướng giải quyết được đưa ra trong bài viết.


-

Dưới góc độc nghiên cứu đề tài, tài giả muốn phần nào làm rõ quy định của
những điều khoản như bất khả kháng và hardship theo điều ước quốc tế cũng
như pháp luật Việt Nam. Qua đó, có những định hướng hoàn thiện pháp luật
nhất định đối với pháp luật Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam
có được sự quan trọng nhất định đối với các điều khoản này.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nội
dung đề tài bao gồm: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch,
phương pháp liệt kê,…
6. Kết cấu của khoá luận
Chương 1: Tổng quan về những điều khoản đặc biệt trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế
Chương 2: Điều khoản đặc biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo
pháp luật Việt Nam

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Theo khoản 8, Điều 3 Luật Thương mại 2005 (LTM 2005) quy định khái
niệm hợp đồng mua bán hàng hoá như sau: Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả
thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hố cho bên mua và
nhận tiền, cịn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hố và trả tiền cho bên bán. LTM
2005 quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa là thế nhưng lại chưa có khái niệm

cụ thể nào về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo CISG định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (HĐMBHHQT)
dựa trên cơ sở khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá và yếu tố “trụ sở thương mại”
của các chủ thể của hợp đồng. Cụ thể Khoản 1 Điều 1 của CISG quy định: “Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hố giữa các bên có trụ
sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Đây cũng là cách tiếp cận được cộng
đồng quốc tế chấp nhận rộng rãi và cũng được quy định tại Điều 1 Công ước Hague
1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình và nhiều văn bản quốc tế khác.
Và để làm rõ hơn nội dung tại Khoản 1 Điều 1 Cơng ước này thì tại Điều 10 của
Cơng ước có quy định:
Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương
mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với
hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình
huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước
hoặc vào thời điểm hợp đồng.
Nếu một bên khơng có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường
xuyên của họ.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
-

Đặc điểm về chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng là thương nhân có trụ sở thương mại hoặc nơi
cư trú thường xuyên ở các nước khác nhau. Pháp luật quốc gia, các điều ước
4


quốc tế, các tập quán quốc tế đều lấy yếu tố chủ thể làm cơ sở xác định đặc
tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Việc xác định quốc
tịch hoặc trụ sở thương mại của thương nhân do pháp luật của mỗi quốc gia
và quốc tế quy định. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải là

các thương nhân của các quốc gia khác nhau, do đó, năng lực chủ thể (năng
lực pháp luật và năng lực hành vi) của mỗi bên trong hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế sẽ do pháp luật quốc gia liên quan quyết định. Quốc gia có
thể có những quy định khơng giống nhau về điều kiện cho cá nhân và pháp
nhân được quyền tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế.
-

Đặc điểm về đối tượng của hợp đồng
Đối tượng chính của HĐMBHHQT phải là hàng hóa được bên bán
xuất khẩu sang quốc gia bên mua. Đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa
(động sản) được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 LTM 2005 quy định hàng hóa bao gồm:
“a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b)
Những vật gắn liền với đất đai”. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng phải
được dịch chuyển xuyên biên giới. Biên giới trong thương mại quốc tế là
biên giới quốc gia và biên giới hải quan, do đó hàng hóa được đưa vào, ra
khỏi khu vực hải quan trong lãnh thổ của một quốc gia cũng được xem là
hoạt động xuất – nhập khẩu và quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa đó được
xem là HĐMBHHQT.

-

Đặc điểm về đồng tiền thanh tốn, phương thức thanh tốn
+ Thơng thường đồng tiền trong HĐMBHHQT là ngoại tệ với một
hoặc cả hai bên, thuộc dạng chuyển đổi được trong kinh doanh quốc tế. Các
bên chủ thể cần phải quy định rõ ràng về đồng tiền thanh toán và lưu ý đến tỷ
giá hối đoái của đồng tiền liên quan đến đồng tiền nội tệ của quốc gia mình.
+ Vì khoảng cách địa lý cũng như điều kiện thực tế nên phương thức
thanh toán trong HĐMBHHQT cũng là một trong những đặc điểm đặc trưng.

Những phương thức thanh tốn thơng thường thường thấy như: thanh tốn
bằng tiền mặt, hàng đổi hàng,…thì tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên

5


chủ thể trong hợp đồng mà có thể lựa chọn các hình thức thanh tốn như
bằng thư tín dụng L/C (Letter of Credit), chuyển tiền (Remittance),…
-

Đặc điểm về luật áp dụng
So với hợp đồng mua bán hàng hố thơng thường, hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế phức tạp hơn và có thể được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau. Bắt nguồn từ nguyên tắc tự do thoả thuận trong quan hệ
hợp đồng, pháp luật các nước đều thừa nhận luật áp dụng cho nội dung hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế trước tiên là luật do các bên tham gia quan
hệ hợp đồng thoả thuận lựa chọn và sự lựa chọn này phải đáp ứng điều kiện
do chính hệ thống pháp luật đó đặt ra. Luật điều chỉnh trong quan hệ
HĐMBHHQT có thể là điều ước quốc tế hoặc là luật quốc gia và trong
trường hợp đó luật áp dụng trong quan hệ hợp đồng sẽ luật quốc tế hay luật
nước ngoài so với một bên.

-

Đặc điểm về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trong q trình thực hiện hợp đồng, các bên chủ thể có thể phát sinh
tranh chấp, khi đó giải quyết tranh có thể thơng qua các lựa chọn như thương
lượng, hòa giải, giải quyết tại Trọng tài hoặc Tịa án1. Khi các bên khơng thể
tự thương lượng, hịa giải, tranh chấp chỉ có thể được giải quyết trước Trọng
tài hoặc Tòa án. Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết tranh chấp HĐMBHHQT

sẽ là Tòa án nước ngồi hoặc Trọng tài nước ngồi so với ít nhất là một bên
khi họ lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp.

1.2.

Nội dung các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nội dung hợp đồng là sự thể hiện thoả thuận, biểu hiện ý chí tự nguyện của
các chủ thể. Nội dung hợp đồng có thể làm căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ
của các bên chủ thể. Luật Thương mại 2005 khơng có quy định về nội dung cụ thể
của HĐMBHHQT. Nếu áp dụng tham khảo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì
nội dung Hợp đồng dân sự được quy định “(1) Các bên trong hợp đồng có quyền
thoả thuận về nội dung trong hợp đồng; (2) Hợp đồng có thể có các nội dung như
đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời
hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách
1

Theo Điều 317 LTM 2005: Hình thức giải quyết tranh chấp

6


nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp”. Các văn bản quốc
tế như Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 và
CISG về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng khơng có quy định cụ thể về nội
dung của HĐMBHHQT. Nội dung của HĐMBHHQT có đối tượng mua bán là tài
sản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mang tính đối ứng, tính bù trừ,
do đó các điều khoản thể hiện nội dung của hợp đồng thể hiện được tên của hàng
hoá, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán,…Trong khoa học pháp
lý các điều khoản này được chia thành các điều khoản sau:

1.2.1. Điều khoản bắt buộc
Điều khoản bắt buộc là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng
loại hợp đồng. Nếu khơng thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng
khơng thể giao kết được. Ví dụ: Điều khoản về đối tượng hợp đồng mua bán là gì,
số lượng , chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian, địa điểm v.v. Nội
dung của điều khoản cơ bản chính là cốt lõi các nội dung hai bên đã thỏa thuận và
thống nhất. Nếu khơng có điều khoản cơ bản hợp đồng không đầy đủ nội dung sẽ
dẫn đến vơ hiệu.
Thứ nhất, điều khoản về tên hàng hố (Commodity), đây là điều
khoản quan trọng trong HĐMBHHQT, điều khoản này xác định rõ đối tượng
của HĐMBHHQT là gì. Để tránh bị lợi dụng hoặc tránh những tranh chấp
khi thực hiện hợp đồng thì bên mua - nhà nhập khẩu cần đặc biệt lưu ý khi
thoả thuận với bên bán - nhà xuất khẩu về tên hàng hoá. Trong thực tiễn
thương mại quốc tế có nhiều cách thức khác nhau để quy định tên hàng hoá
như: Tên hàng kèm theo tên thương mại, ví dụ: “Cooking oil Marvela”; hoặc
ghi tên hàng bằng tên khoa học phổ biến khi cùng một mặt hàng có nhiều tên
gọi khác nhau, ví dụ: “Robusta coffee beans”; hoặc trong trường hợp mặt
hàng có nhiều cơng dụng khác nhau thì cần ghi tên hàng kèm theo cơng dụng
nó, ví dụ: “Rice Paste (Base element for preparation of spring roll)”; nếu
trong trường hợp một mặt hàng được sản xuất ở nhiều nước khác nhau thì tên
hàng cần phải ghi thêm xuất xứ của hàng hố đó, ví dụ “Vietnam coffee
beans”; hoặc tên của hàng hố có thể ghi tên hàng cùng với cách mơ tả tổng
hợp, ví dụ để mô tả màu sắc, phân phối và model của xe gắn máy hiệu
Honda: “Dream II C100M-GN57, Color: Candy raspberry red”; hoặc ghi tên
hàng hoá kèm theo mã số HS, ví dụ: “Diesel, code HS 2710 19 31”… Tên
hàng hố trong hợp đồng có thể kết hợp nhiều cách trên để làm cho chúng
7


đầy đủ và chính xác hơn. Tuỳ theo từng loại hàng hố cụ thể mà các bên có

thể chọn cách ghi có lợi nhất cho mình. Việc quy định càng rõ ràng, đầy đủ
thì càng hạn chế những tranh chấp về đối tượng hợp đồng.
Thứ hai, điều khoản về số lượng, khối lượng (Quantity/Weight), xuất
phát từ quy định và truyền thống của các nước khác nhau về các đơn vị tính
và hệ số đo lường khối lượng, do đó các bên cần thống nhất và ghi chính xác
loại đơn vị tính trong hợp đồng. Hiện nay, trong thương mại quốc tế sử dụng
phổ biến hai hệ thống đo lường. Cách xác định số lượng ghi trong hợp đồng
cần phải chọn ghi những đơn vị mang tính phổ biến và dễ hiểu nhất, tránh
ghi chung chung như thùng, bao (ngoại trừ trường hợp đó là đơn vị đo lường
của loại hàng hoá liên quan được chấp nhận trong thực tiễn kinh doanh quốc
tế).
Thứ ba, điều khoản về chất lượng, quy cách (Quality/Specification),
đây là điều khoản quan trọng thường xảy ra tranh chấp trong hợp đồng mua
bán hàng hố quốc tế vì sự khác biệt về chất lượng, quy cách của hàng hoá
do được sản xuất ở những quốc gia khác nhau và với cơng nghệ khác nhau.
Do đó, ngồi việc quy định chất lượng, quy cách của hàng hoá trong hợp
đồng, các bên cần chỉ định trong hợp đồng về các tổ chức giám định tại quốc
gia của bên bán và tại quốc gia của bên mua và cung cấp giấy chứng nhận
liên quan đến chất lượng hàng hoá và thoả thuận về giá trị pháp lý của các
chứng thư trên. Các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế
có thể quy định chất lượng, quy cách của hàng hoá bằng nhiều cách: quy
định chất lượng theo tiêu chuẩn có sẵn trong thực tế đó có thể là tiêu chuẩn
của quốc gia bên bán hoặc tiêu chuẩn của quốc gia người mua hoặc tiêu
chuẩn quốc tế và cũng cần phải lưu ý đến số và năm ban hành tiêu chuẩn bởi
vì cùng một hàng hố có thể có nhiều tiêu chuẩn khác nhau; hoặc tiêu chuẩn
hàng hố theo hàm lượng chất chủ yếu; chất lượng theo mẫu,…Ngoài ra, các
bên giao kết hợp đồng cũng có thể áp dụng các tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn
nhà nước hoặc các hướng dẫn kỹ thuật…do nhà sản xuất ấn hành để xác định
hàng hoá trong hợp đồng. Giấy chứng nhận về quy cách, phẩm chất hàng hoá
trong HĐMBHHQT là chứng từ xác định phẩm chất hàng hoá được lập ra

sau khi kiểm tra; nó là chứng từ duy nhất nếu có sự thoả thuận của hai bên.
Các bên cần thống nhất và ghi vào hợp đồng nơi, tổ chức và phương pháp
hoặc phương tiện, thiết bị để xác định chất lượng hàng hoá. Trong hoạt động
8


xuất nhập khẩu hàng hoá, việc quy định chất lượng sản phẩm khơng những
có ý nghĩa pháp lý trong việc ngăn ngừa các tranh chấp trong việc thực hiện
hợp đồng mà cịn đảm bảo cho hàng hố đó đạt được các yêu cầu pháp lý về
tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu của một quốc gia.
Thứ tư, điều khoản về giá cả hàng hoá (Price), giá cả hàng hoá phải
được thể hiện bằng tiền. Đây là điều khoản quan trọng trong hợp đồng, trong
điều khoản này các bên cần quy định đồng tiền tính giá và phương pháp tính
giá cũng như vấn đề có quy định về việc tăng giảm giá khi phát sinh một số
điều kiện liên quan. Theo quy định tại Điều 55 CISG:Trong những trường
hợp, nếu hợp đồng đã được ký kết một cách hợp pháp, nhưng trong hợp đồng
không quy định giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc không quy
định cách xác định giá thì được phép suy đốn rằng, các bên, trừ phi có quy
định trái ngược, đã có ngụ ý dựa vào giá đã được ấn định cho loại hàng hóa
như vậy khi hàng hóa này được đem bán trong những điều kiện tương tự của
ngành buôn bán hữu quan. Điều khoản về giá cũng được quy định tại Điều
5.1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004, qua đó: khi hợp đồng khơng ấn định
giá hoặc không đưa ra phương thức xác định giá, các bên trong hợp đồng
được coi như (trừ chỉ dẫn ngược lại) đã hướng tới mức giá thông thường
được áp dụng vào thời điểm giao kết hợp đồng tại cùng ngành hàng, cho
cùng cơng việc thực hiện trong hồn cảnh tương tự, hoặc nếu khơng có mức
giá này thì hướng tới mức giá hợp lý. Cần lưu ý đến sự biến động về giá cả
trên thị trường quốc tế để ghi nhận vào hợp đồng; sự biến động về tỷ giá hối
đoái của đồng tiền thanh toán để quy định điều khoản về bảo lưu giá trị đồng
tiền nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bán (người mua) khi đồng tiền dùng

để thanh toán trong hợp đồng bị mất giá (tăng giá) so với giá chuẩn. Trong
hợp đồng, bao giờ mức giá xác định cũng được ghi bên cạnh một điều kiện
cơ sở giao hàng nhất định, thông thường là theo tập quán quốc tế
INCOTERMS.
Thứ năm, điều khoản về phương thức thanh tốn (Payment), là điều
khoản mà nó liên quan đến quyền lợi của các bên chủ thể. Các bên trong
HĐMBHHQT có thể chọn một trong các phương thức thanh toán quốc tế
phổ biến sau đối với nghĩa vụ thanh toán: ghi sổ (open account), nhờ thu
(collection of payment), thanh toán bằng séc (clearance), bằng hối phiếu (bill
of exchange), bằng thư, điện chuyển tiền (MT, T/T), đổi hàng (bù trừ)…song
9


phổ biến nhất vẫn là hình thức thanh tốn bằng thư tín dụng L/C (letter of
credit). Theo quy định tại Điều 57 CISG thì người mua có nghĩa vụ thanh
tốn tiền hàng theo đúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng, nếu hợp
đồng không quy định cụ thể về địa điểm thanh tốn thì người mua có nghĩa
vụ thanh toán tiền hàng cho người bán tại trụ sở của người bán hoặc tại nơi
giao hàng, hoặc tại nơi giao chứng từ nếu việc trả tiền được làm cùng lúc với
việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
Thứ sáu, điều khoản về phương thức giao hàng (Delivery) có thể tồn
tại dưới dạng một điều khoản riêng hoặc bao hàm trong điều khoản về giá cả
hoặc thời gian và địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán phải xác định
được những vấn đề như: người lo thủ tục hải quan, người cung cấp phương
tiện vận tải, người mua bảo hiểm hàng hoá, thời điểm chuyển dịch rủi ro đối
với hàng hoá. Nội dung các điều khoản này bao gồm yếu tố phức tạp. Vì vậy,
để tránh những xung đột trong việc ghi nhận phương thức giao hàng, trong
thực tiễn, các bên thường áp dụng các tập quán quốc tế INCOTERMS2.
1.2.2. Điều khoản đƣơng nhiên
-


Điều khoản đương nhiên là những điều khoản được pháp luật dự liệu và quy
định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thoả thuận những điều
khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực

-

hiện như pháp luật đã quy định. Ví dụ: Điều khoản về bồi thường thiệt hại,
điều khoản về thẩm quyền giải quyết của tòa án, điều khoản về bảo hành.
Theo Điều 13 BLDS 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại: “Cá nhân, pháp
nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ
trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Điều
302 LTM 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc các bên vi phạm bồi
thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi

2

Lưu ý liên quan đến Tập qn Incoterms:
- Khơng mang tính chất bắt buộc áp dụng
- Chỉ quy định những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ký kết hợp
đồng trong việc giao hàng hóa hữu hình
- Khi sử dụng các điều kiện của Incoterms thì phải chỉ rõ phiên bản áp dụng.
- Phải ghi rõ những điều đôi bên đã thỏa thuận vào hợp đồng khi Incoterms không đề cập đến.
- Dù Incoterms thể hiện tính phổ biến, tiện dụng, nhưng khơng có nghĩa là khi dùng Incoterms như
một điều kiện thương mại, doanh nghiệp khơng cịn là lo lắng gì nữa. Do vậy, trong từng trường hợp
cụ thể, khi quyết định chọn áp dụng điều kiện nào, doanh nghiệp cũng phải hiểu rõ mình có nghĩa vụ
gì và có thể thực hiện khơng? Nếu xét thấy không thể thực hiện được điều kiện này thì phải chọn
điều kiện khác để áp dụng.

10



phạm”. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hoá là một chế tài
trong hợp đồng mua bán hàng hố, có đầy đủ các đặc điểm như: phát sinh
khi có hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng; là những chế tài mang tính
chất tài sản; chủ thể lựa chọn và quyết định các hình thức chế tài chính là bên
vi phạm; mục đích áp dụng chế tài nhằm bảo vệ quyền lợi của chính các bên
trong quan hệ hợp đồng, đảm bảo cam kết giữa các bên được thực hiện, hoặc
đền bù lại những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại do hành vi của bên vi
phạm hợp đồng. Về bản chất, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
hàng hoá là một chế tài luật định nhằm yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường
những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Mục
đích của chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hố nhằm
khơi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mấy của bên bị vi phạm, qua đó
làm cho hành vi vi phạm hợp đồng trở nên vô hại về mặt vật chất đối với bên
bị vi phạm. Căn cứ và điều kiện để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại là khi
có đủ các yếu tố: có hành vi vi phạm; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm
hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Giá trị bồi thường thiệt
hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do
bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm. Để được bồi thường thiệt hại, chủ thể
bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh tổn thất và hạn chế do hành vi vi
phạm hợp đồng gây ra.
1.2.3. Điều khoản tuỳ nghi
Khi giao kết hợp đồng các bên cịn có thể thoả thuận để xác định thêm một
số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được cụ thể hoặc tạo điều
kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các điều khoản này
được gọi là điều khoản tuỳ nghi. Ví dụ: Điều khoản về phạt hợp đồng, điều khoản
về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và các thoả thuận giữa hai bên,…
Thứ nhất, điều khoản giải quyết tranh chấp, trong quan hệ thương mại

quốc tế do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự khác biệt về pháp luật, ngôn
ngữ, tập quán…và nhất là sự thay đổi về điều kiện thực hiện hợp đồng nên
các tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan nhiều khi là điều khó tránh
khỏi. Khi phải đương đầu với các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng
thương mại quốc tế, các bên luôn mong muốn làm thế nào để giải quyết các
tranh chấp đó một cách nhanh chóng, sn sẻ, đạt được hiệu quả cao nhất mà
11


vẫn giữ được uy tín và bí mật kinh doanh. Muốn đạt được điều đó, khi các
bên kí kết hợp đồng cần nghiên cứu và thoả thuận trước về cơ chế giải quyết
tranh chấp như là thủ tục giải quyết tranh chấp, phương pháp giải quyết tranh
chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong thực tiễn mua bán hàng hố
quốc tế thì các bên thường thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và
thủ tục tố tụng trọng tài.
Thứ hai, điều khoản về trọng tài (Arbitration), trong thương mại quốc
tế các bên thường sử dụng phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp, do
đó nếu có tranh chấp xảy ra mà các bên đã trực tiếp thương lượng (khiếu nại
và giải quyết khiếu nại) khơng có kết quả thì các bên phải nhờ đến bên thứ
ba để giải quyết tranh chấp, đó có thể là trung gian, hoà giải hoặc toà án
trọng tài. Thẩm quyền của trọng tài được các bên xác định do đó để giải
quyết bằng phương thức này các bên phải có thoả thuận trọng tài. Thoả thuận
trọng tài là một quan hệ độc lập với quan hệ hợp đồng mua bán, tuy nhiên nó
cũng có thể được trình bày chung trong hợp đồng, nên các bên có thể xây
dựng thoả thuận trọng tài trong một điều khoản của hợp đồng mua bán hàng
hoá nhằm làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Khi xây dựng điều khoản về trọng tài các bên cần quy định rõ tổ chức trọng
tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, địa điểm giải quyết tranh chấp, phân
định phí trọng tài cũng như việc lựa chọn quy tắc trọng tài nào trong việc giải
quyết.

Nội dung của điều khoản đặc biệt trong hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế
1.3.1. Điều khoản về những trƣờng hợp bất khả kháng (Force Majeure)
1.3.

Sự kiện bất khả kháng là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp
“force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể
kháng cự nổi”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 thì “Sự kiện
bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép”. Bất khả kháng hay điều kiện bất khả kháng là
một điều khoản phổ biến trong các hợp đồng, về cơ bản để giải phóng một
hay các bên ra khỏi các trách nhiệm pháp lý hay các bổn phận khi các sự
kiện hay tình huống bất thường ngồi tầm kiểm sốt của các bên, như chiến
tranh, đình cơng, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào
12


núi lửa), dịch hoạ xảy ra, và việc đó ngăn cản một hay các bên của hợp đồng
trong việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Việc thực hiện hợp đồng không phải là không thể được, nhưng những
sự kiện xảy ra bất ngờ buộc một trong các bên đương sự phải chịu một gánh
nặng quá mức. Lấy ví dụ, cuối năm 2018, A và B có thoả thuận mua bán mặt
hàng X. Đến khi B nhập khẩu hàng hố vào Việt Nam thì khơng được, vì nhà
nước Việt Nam đã ra quyết định cấm nhập khẩu hàng hố X. Trong tình
huống đó, một bên đương sự có thể mong muốn viện dẫn khó khăn trở ngại
làm cơ sở miễn thứ về việc không thể thực hiện được hợp đồng.
Tuy nhiên, bất khả kháng không nhằm mục đích bào chữa cho các sơ
suất hay hành vi phi pháp của các bên, chẳng hạn việc không thực hiện nghĩa
vụ là do các hậu quả thông thường và tự nhiên của các sức mạnh bên ngồi

(ví dụ, một trận lụt đã được dự báo trước làm ngừng một sự kiện nào đó),
hay khi các hồn cảnh can thiệp vào việc thực thi hợp đồng đã được dự tính
một cách rõ ràng.
Các hợp đồng có giới hạn về thời gian và các hợp đồng khác có thể
được thảo ra để hạn chế sự che chở của điều khoản này khi một hay các bên
không thực hiện các bước hợp lý (hay cảnh báo rõ ràng) để ngăn chặn hay
hạn chế các tác động của sự can thiệp từ bên ngồi, kể cả khi nó có thể xảy ra
lẫn cả khi nó xảy ra trên thực tế. Cũng cần lưu ý rằng bất khả kháng có thể có
hiệu lực để bỏ qua một phần hay toàn bộ các bộ phận của một hay các bên.
Luật quốc tế, bất khả kháng được hiểu như là sức mạnh không thể chống lại
được hay sự kiện khơng thể biết trước, ngồi tầm kiểm soát của quốc gia và
làm cho nhà nước này về mặt vật chất là khơng hồn thành bổn phần quốc tế
của mình. Bất khả kháng ngăn ngừa một hành động quốc tế khỏi bị coi là bất
hợp pháp mà nếu khác đi thì nó có thể là như vậy. Luật pháp của đại đa số
quốc gia có những điều khoản giải quyết bất khả kháng và luật pháp ở một
vài nước cũng giải quyết ngay cả “khó khăn trở ngại”. Tuy nhiên, các điều
khoản này từ nước này sang nước nọ và khơng đáp ứng được những địi hỏi
trong các hợp đồng quốc tế. Vì vậy, các bên của hợp đồng quốc tế thường
cần có những điều khoản hợp đồng “Bất khả kháng” và “khó khăn trở ngại”.
Những điều khoản này càng tăng ý nghĩa quan trọng trải qua nhiều năm, đặc
biệt trong các hợp đồng chứa đựng những dự án quy mơ lớn cần địi hỏi hồn
13


thành trong một thời gian dài. Hợp đồng về công trình cơng cộng và xây
dựng, liên doanh, thoả thuận về quản trị và thị trường.
Điều khoản này có thể được ghi nhận trong văn bản hợp đồng hoặc
được lồng vào bằng viện dẫn. Khái niệm “khó khăn trở ngại” khơng còn mới
trong luật pháp và thực hành của hợp đồng quốc tế. Nó cịn đang trên đà phát
triển và được thấy chủ yếu trong các hợp đồng dài hạn, nó đòi hỏi dự thảo

chi tiết riêng lẻ trên mọi mặt. Cho nên, điều khoản “khó khăn trở ngại”
khơng giống điều khoản “bất khả kháng”, nó khơng được trình bày dưới
dạng một điều khoản tiêu chuẩn đơn độc, được lồng vào hợp đồng bằng viện
dẫn đơn giản. Ít khi nó cung cấp cho người soạn thảo hợp đồng một số chọn
lọc có thể hỗ trợ cho cơng việc cho họ Điều khoản bất khả kháng (miễn
trách).
Ví dụ: Vụ tranh chấp trong hợp đồng mua bán giày nữ. Bên nguyên đơn và bên
bị đơn đã ký hợp đồng với nhau. Theo hợp đồng này, bên bị đơn sẽ cung cấp cho
bên nguyên đơn 150.000 đôi giày trong thời gian bốn tháng theo giá mà các bên đã
thoả thuận. Đồng thời, trong ngày hơm đó, bên bị đơn cũng ký hợp đồng với bên
thứ ba với điều khoản tương tự như hợp đồng đã ký với bên nguyên đơn trên đây
(trừ điều khoản về giá), theo đó bên thứ ba là người cung cấp giày cho bên bị đơn.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên bị đơn đã không tuân thủ nội
dung cam kết. Do đó, bên nguyên đơn đã kiện ra hội đồng trọng tài để yêu
cầu bên bị đơn bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, bên bị đơn cho rằng việc
mình khơng thực hiện hợp đồng do lỗi khơng giao hàng của bên thứ ba. Bởi
vì số giày mà bên bị đơn đáng lẽ phải giao cho bên nguyên đơn là số giày mà
bên bị đơn có được khi thực hiện hợp đồng đã ký với bên thứ ba. Theo quan
điểm của bên bị đơn thì việc bên thứ ba khơng giao hàng đã tạo ra tình huống
bất khả kháng và bản thân đã rơi vào hoàn cảnh “bất khả kháng”. Do đó, bên
bị đơn yêu cầu được hưởng quyền miễn trách nhiệm hợp đồng theo điều
khoản bất khả kháng. Về vấn đề này, hội đồng trọng tài đã có một số lập luận
cơ bản như sau: Thứ nhất, hợp đồng mua bán già giữa bên nguyên đơn và
bên bị đơn là hợp đồng độc lập với hợp đồng đã ký kết giữa bên bị đơn với
bên thứ ba. Vì vậy, quan hệ tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn phải dựa
vào hợp đồng mà hai bên đã ký với nhau chứ không phụ thuộc vào hợp đồng
mà một bên đã ký với bên thứ ba; Thứ hai, bên bị đơn đã không chứng minh
được rằng lỗi của bên thứ ba là khơng thể lường trước được vì trên thực tế
14



việc giao hàng chậm của bên thứ ba là có thể dự đốn được; Thứ ba, bên bị
đơn đã khơng thực hiện những hành vi cụ thể nhằm kiểm soát những thiệt hại
do việc giao hàng chậm từ bên thứ ba gây ra. Vì những lí do trên đây mà hội
đồng trọng tài đã không cho bên bị đơn được hưởng quyền miễn trừ trách
nhiệm theo quy định của điều khoản bất khả kháng.
Có thể thấy từ khái niệm về trường hợp bất khả kháng, một số đặc điểm được cụ
thể như sau: (1) Là những sự kiện xảy ra một cách khách quan, nghĩa là sự kiện đó
nằm ngồi tầm kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng; (2) Hậu quả không thể lường
trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến
trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm; (3) Hậu quả của sự kiện đó khơng thể khắc
phụ được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
 Điều kiện để được hưởng quyền thoát khỏi trách nhiệm trong trường hợp bất
khả kháng
Để được hưởng quyền miễn trách nhiệm, bên vi phạm hợp đồng phải
thực hiện hai yêu cầu: Một là phải thông báo cho bên bị vi phạm tình trạng bất
khả kháng; Hai là phải chứng minh rằng việc mình rơi vào tình trạng bất khả
kháng là có thật. Với hai yêu cầu trên đây đối với bên vi phạm, Luật thương mại
Việt Nam năm 2005 quy định: Để được hưởng quyền miễn trách nhiệm, bên vi
phạm phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn
trách nhiệm và hậu quả có thể xảy ra đồng thời “bên vi phạm có nghĩa vụ chứng
minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình”. Cơng ước
Viên 1980 đã không quy định cụ thể trường hợp bất khả kháng nhưng vấn đề
này được ghi nhận trong Mục 4 của Công ước với tiêu đề “Miễn trách nhiệm”.
Theo đó, một bên sẽ khơng chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng nếu chứng minh được rằng việc khơng thực hiện đó là do trở ngại nằm
ngồi sự kiểm sốt của họ và họ khơng thể lường trước được, không tránh được
và cũng không thể khắc phục được hậu quả của nó. Để được hưởng quyền miễn
trừ trách nhiệm thì bên vi phạm cịn phải có nghĩa vụ “thơng báo cho bên kia
biết về trở ngại và tác động của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ” của

mình. Cũng tương tự như vậy, Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng
thương mại quốc tế ghi nhận: “Bên có nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc
khơng thực hiện của bên mình, nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện
là do một trở ngại vượt khỏi tầm kiểm sốt của mình” đồng thời “bên có nghĩa
15


vụ phải thơng báo cho bên có quyền sự tồn tại của trở ngại và ảnh hưởng của trở
ngại này đối với khả năng thực hiện của mình”.
Trong thực tiễn pháp lý, việc bên vi phạm muốn được hưởng quyền miễn trừ theo
điều khoản bất khả kháng thì phải thực hiện những hành vi theo yêu cầu đã được
trình bày trên đây.
1.3.2. Điều khoản khó khăn trở ngại (Hardship)
Khái niệm “Hardship” xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào
những năm 1960 và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của
Marcel Fontaine, in trong quyển “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm
19893. Điều khoản Hardship được biết đến là điều khoản đàm phán lại hợp
đồng khi có sự thay đổi hồn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực
hiện hợp đồng. Ngày nay, điều khoản này trở nên phổ biến hơn trong thực
tiễn thương mại quốc tế và đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng trong
PICC và PECL. Mặc dù vậy, khái niệm này cho đến nay vẫn chưa có sự
thống nhất. Cụ thể: Theo định nghĩa nêu tại Điều 6.2.2 của UNIDROIT trong
PICC năm 2010 thì “Một hồn cảnh được gọi là hardship, nếu nó gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hợp đồng, hoặc làm cho phí thực
hiện tăng quá cao, hoặc giá trị nhận được do thực hiện nghĩa vụ giảm quá
thấp…”.
Để xác định mức độ khó khăn của một hồn cảnh có sự thay đổi được
cơng nhận là Hardship, PECL cũng đã đưa ra ví dụ minh chứng: công ty
Tsakiroglou và Noblee Thorl GMbH đã thỏa thuận mua bán đậu phộng
Sudan giá CIF, tuy nhiên, kênh đào Suez bất ngờ đóng cửa làm cho lộ trình

của tàu phải vòng qua Mũi Hảo Vọng. Như vậy, với lộ trình mới này, Người
Mua phải chịu thêm một khoản phí lớn nữa so với dự tính ban đầu. Theo
PECL, cả 2 bên cần đàm phán lại và điều chỉnh lại giá trị của hợp đồng đã ký
kết.
Ở Việt Nam, hồn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện quy
định tại Khoản 1 Điều 420 BLDS 2015 cụ thể:
“1. Hồn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
3

Xem Ugo Draetta, Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản Hardship trong hợp đồng quốc tế,
Kỷ yếu Hội thảo “Hợp đồng thương mại quốc tế” (2004) do Nhà pháp luật Việt – Pháp tại Hà Nội, tr.181

16


a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao
kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về
sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng
đã khơng được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn
khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà khơng có sự thay đổi nội dung hợp
đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả
năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn,
giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Ngồi ra, điều khoản Hardship cũng đã được đề cập đến ở một mức
độ nhất định. Có thể kể đến một số quy định cụ thể, như quy định cho phép
điều chỉnh phí bảo hiểm khi xảy ra những biến cố làm tăng mức độ rủi ro của

đối tượng được bảo hiểm trong Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (nay là Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí
tuệ 2019)4; quy định cho phép các bên thỏa thuận thay đổi giá bán trong hợp
đồng khi có những thay đổi của Nhà nước về chính sách tiền lương, chính
sách giá các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá trong Điều 67 Luật Đấu
thầu năm 20175; hay việc cho phép điều chỉnh giá trong hợp đồng xây dựng
theo “giá cố định” và theo “giá trọn gói” do giá vật liệu xây dựng biến động
ngồi khả năng kiểm sốt của chủ đầu tư và nhà thầu. Tuy nhiên, đây chỉ là
những quy định tương đối đặc thù để giải quyết các tranh chấp liên quan
trong các hợp đồng chuyên biệt và không phải là căn cứ chung để giải quyết
các tranh chấp liên quan trong các hợp đồng khác.
Như vậy, dù tên gọi khác nhau, nhưng PICC và PECL đều công nhận Hardship
với cách hiểu như nhau. Tuy nhiên, PECL cho phép cả hai bên đàm phán lại, nhưng
và chỉ khi các bên khơng đàm phán lại thì tịa án mới “cho chấm dứt” hoặc “sửa đổi
hợp đồng theo một cách công bằng”. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam quy định
Hardship trong BLDS 2015 thay vì luật chuyên ngành đơn cử như LTM 2005.
4

Điều 20, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Điều 20: Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm

5

Điều 67, Luật Đấu thầu 2017: Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng

17


 Điều kiện để công nhận Hardship
-


Điều kiện công nhận Hardship trong PICC
+

Theo Điều 6.2.2 của PICC năm 2010, hoàn cảnh được coi là Hardship

phải thoả mãn 04 điều kiện được quy định tại Điều 6.2.2: (1) Các sự kiện xảy
ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng; (2) Bên bị
bất lợi đã khơng thể dự đốn đến các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng; (3)
Các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; (4) Rủi ro về các
sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu.
+ Theo mục (1) của Điều 6.2.2 Hardship phải xảy ra sau, hoặc chỉ được bên
có khó khăn biết đến sau khi đã giao kết hợp đồng. Nếu họ đã biết được các
sự kiện Hardship vào lúc giao kết hợp đồng, họ đã có thể xem xét lại hợp
đồng tại thời điểm giao kết, và sau đó thì khơng thể nói là đã bị bất lợi do
hồn cảnh thay đổi.
+ Nếu Hardship xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, thì mục (2) của điều khoản
này khẳng định rõ ràng rằng bên gặp Hardship vẫn không thể viện dẫn điều
này để được miễn trách nếu họ biết hay phải biết trước điều kiện bất lợi này
vào thời điểm giao kết hợp đồng.
+

Theo mục (3) của Điều 6.2.2 Hardship chỉ có thể phát sinh nếu các sự

kiện gây ra hồn cảnh khó khăn nằm ngồi tầm kiểm sốt của bên bị bất lợi.
Đương nhiên việc giảm giá trị do sự thay đổi ý kiến cá nhân của bên có
hưởng lợi từ giá trị hợp đồng không thể coi là cơ sở viện dẫn hồn cảnh khó
khăn.
+ Theo mục (4) của Điều 6.2.2 có thể khơng chấp nhận Hardship nếu bên bị
khó khăn chấp nhận rủi ro về Hardship. “Chấp nhận” được hiểu là các rủi ro
này không cần phải được chấp nhận một cách rõ ràng, nhưng điều này có thể

được suy ra từ bản chất của hợp đồng. Một bên tham gia vào một thương vụ
có tính đầu cơ xêm như chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định, ngay cả khi
bên đó đã khơng nhận ra các rủi ro đó nhất định, ngay cả khi bên đó đã
khơng nhận ra các rủi ro đó vào thời điểm giao kết hợp đồng.
-

Điều kiện công nhận Hardship của PECL
18


×