Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.53 KB, 16 trang )

1
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI
Những kiến nghị, giải pháp mà tác giả đưa ra dưới đây được dựa trên cơ
sở nghiên cứu những sự thay đổi điều kiện kinh tế của đất nước đó là khi Việt
Nam gia nhập WTO, cùng với việc chỉ ra các điểm bất hợp lý trong các quy định
của luật kinh doanh bảo hiểm.
1. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hợp đồng bảo hiểm
con người
Việt Nam cũng như tất cả các nước khác khi gia nhập WTO đã tạo ra
những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi mỗi nước phải biết tận dụng chúng để
tạo ra những bước phát triển phù hợp với xu thế chung của thế giới. Bảo hiểm là
một trong những ngành chịu tác động mạnh cả quy mô và chất lượng do việc gia
nhập WTO mang lại và bảo hiểm sẽ là ngành hạn chế đầu tư nước ngoài. Vụ
trưởng vụ pháp chế bộ kế hoạch đầu tư Phạm Mạnh Dũng “bảo hiểm cũng các
ngành viễn thông, tài chính, hàng hải, …sẽ là những lĩnh vực hạn chế đầu tư
nước ngơài” . Nguyên nhân là do bảo hiểm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con
người và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước
ngoài sẽ tạo ra nguy cơ gây mất ổn định thị trường tài chính. Chúng ta sẽ xem
xét những tác động đối với ngành bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO.
1.1. Thuận lợi
Khi mở cửa hội nhập các doanh nghiệp bảo hiểm của các nước đến đầu tư
vào Việt Nam làm cho chất lượng dịch vụ của bảo hiểm con người được nâng
cao. Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là giảm chi phí,
tăng chất lượng dịch vụ để cạnh tranh thu hút khách hàng. Có thể nói nó mang
tính quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Sự cạnh
tranh này tất yếu sẽ kéo theo việc khách hàng được hưởng nhiều ưu đãi hơn.
Hiện nay Việt Nam có các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn như Prudential của
Anh, Chinfon Manulife của Đài Loan, Bảo Việt nhân thọ. Các công ty đều đưa
1
1


1
2
ra các ưu đãi cho các sản phẩm của mình và được thể hiện qua các điều khoản
của hợp đồng. Ví dụ trong sản phẩm bảo hiểm An Gia Thịnh Vượng của Bảo
Việt khi tham gia khách hàng được vay theo hợp đồng, vay phí tự động của công
ty hoặc dừng nộp phí và duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm nếu hợp
đồng có hiệu lực từ 24 tháng trở lên.
Bên cạnh đó công nghệ quản lí mới được chuyển giao, trình độ đội ngũ
cán bộ được cải thiện. Cùng với việc đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam
các doanh nghiệp nước ngoài sẽ mang đến công nghệ quản lí mới để phuc vụ
cho sự phát triển của chính họ. Đây là cơ hội để cho chúng ta học hỏi tiếp thu
công nghệ trong lĩnh vực bảo hiểm. Khi công nghệ quản lí được nâng cao thì đòi
hỏi phải có con người phù hợp có nghĩa là con người phải áp dụng được công
nghệ đó vào cuộc sống. Vì thế, trình độ đội ngũ cán bộ được sẽ được cải thiện.
Sẽ thật là không hợp lý khi công nghệ quản lí tiên tiến mà không có con người
đủ trình độ để sử dụng.
Một thuận lợi nữa mà không thể không nhắc đến đó là người tham gia hợp
đồng bảo hiểm con người được lựa chọn các doanh nghiệp bảo hiểm có chất
lượng, an toàn, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Nếu còn tồn tại
tình trạng độc quyền cũng đồng nghĩa với việc người dân chỉ có thể lựa chọn
duy nhất một doanh nghiệp mà không có sự lựa chọn nào khác. Rõ ràng sự cạnh
tranh không những chất lượng dịch vụ được nâng cao mà còn tạo ra nhiều cơ hội
khi lựa chọn của người tham gia.
1.2. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn do việc gia nhập
WTO mang lại
Đó là khả năng gây mất ổn định chung của thị trường tài chính trong
nước. Tạo nên sự bất ổn định này là do các doanh nghiệp bảo hiểm đều muốn
khẳng định địa vị của mình trên thị trường và vì thế sự cạnh tranh là tất yếu.
Không ai có thể biết trước đó là sự cạnh tranh lành mạnh hay không. Các quy
định của pháp luật mục đích là để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt

động của các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể. Nhưng thực
2
2
2
3
tế sự cạnh tranh này vẫn có thể gây ra sự mất an toàn cho thị trường tài chính.
Các công ty trong nước sẽ bị chia sẻ thị phần và cạnh tranh ngày càng khốc liệt
hơn (thị phần bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp trong nước giảm từ 70%
năm 2000 xuống còn 38% năm 2005). Mức độ cạnh tranh cao có thể dẫn tới
hiện tượng liên kết giữa các công ty bảo hiểm lớn, thôn tính các doanh nghiệp
nhỏ, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường. Và thực tế là khi các
doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia thị trường bảo hiểm sẽ tìm cách lôi
kéo các nhân lực có kiến thức và có kinh nghiệm của các DNBH trong nước.
Hơn nữa trình độ quản lí của các DNBH trong nước chưa theo kịp với
mức độ mở cửa của thị trường này. Đối với DNBH Việt Nam hiện nay để tiếp
cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước ngoài thì cần phải có một thời gian
nữa. Thời gian tới sẽ là thời gian khẳng định sự tiếp nhận, thử nghiệm và phát
triển công nghệ quản lí mới đối với các DNBH trong nước.
Như trên chúng ta đã biết sự đa dạng của các loại hình bảo hiểm một mặt
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lựa chọn loại hình bảo hiểm với dịch vụ
tốt nhất nhưng mặt khác cũng tạo nên sự khó khăn khi lựa chọn loại hình nào
phù hợp với mình. Muốn thu hút khách hàng, phương châm của các doanh
nghiệp luôn thể hiện sự phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển. Vậy làm sao
người dân có thể lựa chọn một cách dễ dàng để đạt được mục đích của minh?
Trong khi đó trình độ hiểu biết về các điều khoản HĐBH nói chung và HĐBH
con người nói riêng của người dân còn hạn chế. Thêm vào đó khi tìm hiểu hợp
đồng các nhân viên tư vấn thường đưa ra những quyền lợi “hấp dẫn” đối với
khách hàng nhằm thu hút khách hàng lựa chọn doanh nghiệp mình. Đó là những
thực tế khó khăn mà người mua bảo hiểm gặp phải trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế ngày nay.

2. Những bất cập trong luật kinh doanh bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm
con người
2.1. Về quyền lợi có thể được bảo hiểm
3
3
3
4
Theo khoản 9 Điều 3 Luật KDBH thì: “quyền lợi có thể được bảo hiểm đó
là quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”
Quyền lợi này thể hiện mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và đối tượng được
bảo hiểm theo đó sự rủi ro của đối tượng được bảo hiểm gây thiệt hại về tài
chính hoặc tổn thất tinh thần cho bên mua bảo hiểm. Mục đích của quy định này
là nhằm loại bỏ khả năng bên mua bảo hiểm cố tình gây thiệt hại, tổn thất cho
đối tượng bảo hiểm để thu lợi hay việc quy định này nhằm ngăn chặn hành vi
trục lợi bảo hiểm từ phía bên mua bảo hiểm hay người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan.
Thực tế bất cứ người nào cũng có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với
chính bản thân mình. Nhưng các hợp đồng bảo hiểm con người không phải lúc
nào người tham gia bảo hiểm cũng đồng thời là người được bảo hiểm hoặc
người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm, bởi lẽ người tham gia bảo hiểm có thể mua
bảo hiểm cho đối tượng khác. Và vì vậy, nếu chỉ giới hạn quyền lợi có thể bảo
hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người là quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp
dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm thì đã “vô tình” hạn chế đối tượng được
bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người mà trên thực tế lại diễn ra theo một
hướng khác. Hiện nay quyền lợi có thể được bảo hiểm không chỉ xác định dựa
trên quan hệ hôn nhân, huyết thống mà nó còn dựa trên các mối quan hệ khác
nữa mà chúng ta sẽ xem xét sau đây.
Theo khoản 2 Điều 31 Luật KDBH đã liệt kê các đối tượng mà bên mua
bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho các đối tượng đó:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;

b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng
d) Người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Những đối tượng này có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau.
Luật đã giới hạn bằng từ “chỉ” có nghĩa là ngoài những đối tượng này ra bên
mua bảo hiểm không thể mua bảo hiểm cho ai khác. Nhưng khi chúng ta tìm
4
4
4
5
hiểu khái niệm “nuôi dưỡng” và “cấp dưỡng” theo Luật Hôn nhân và gia đình
thì hai khái niệm này được quy định ở những trường hợp trái ngược nhau thậm
chí sự tồn tại của khái niệm này sẽ loại trừ khái niệm kia.
Theo khoản 11 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình thì “cấp dưỡng là việc
một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống
hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người
đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình, là người khó khăn túng thiếu theo quy định của luật này”. Đó là cấp
dưỡng, còn nuôi dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình sẽ được
hiểu là giữa những người sống chung với nhau. Luật này đã liệt kê quan hệ nuôi
dưỡng giữa những người trong gia đình với nhau: đó là quan hệ nuôi dưỡng giữa
cha mẹ và con (Điều 34 và Điều 35); quan hệ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ông
bà ngoại và cháu (Điều 47); quan hệ nuôi dưỡng giữa anh chị em trong gia đình
(Điều 48). Hơn nữa theo khoản 2 Điều 50 quy định: “trong trường hợp người có
nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng theo quy định tại luật này”
Từ những khái niệm trên thì hoàn cảnh phát sinh quan hệ nuôi dưỡng và
cấp dưỡng trái ngược nhau vì việc cấp dưỡng chỉ thực hiện đối với những người
không sống chung với nhau, còn nuôi dưỡng khi họ sống chung với nhau. Hơn

nữa khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện nghĩa vụ của mình
thì buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Vậy Luật KDBH quy định
mua bảo hiểm cho đối tượng là người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng như
vậy là không hợp lý.
Không chỉ những thế Luật KDBH quy định quyền lợi có thể được bảo
hiểm dựa trên quan hệ hôn nhân và huyết thống vậy mà khi xem xét việc cấp
dưỡng giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình lại được thực hiện khi
họ không còn tồn tại quan hệ hôn nhân. Theo điều 60 luật Hôn nhân và gia đình:
“khi ly hôn, nếu bên khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do
5
5
5
6
chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”. Vì thế
khi phát sinh quan hệ cấp dưỡng cũng đồng nghĩa với việc quan hệ hôn nhân đã
chấm dứt và vì thế quyền lợi có thể được bảo hiểm không còn nên quy định của
Luật KDBH trong trường hợp này cũng không hợp lý. Quy định này chỉ đúng
khi đó là mối quan hệ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu hoặc giữa anh, chị, em
trong gia đình
Ngày nay khi hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp thường sử dụng
nhiều lao động để thực hiện mục đích phát triển doanh nghiệp nói riêng và phát
triển kinh tế nói chung. Để đảm bảo mục đích này và để đảm bảo cho cuộc sống
của người lao động khi không may rủi ro xảy ra các chủ sử dụng lao động
thường mua bảo hiểm cho người lao động (thường là bảo hiểm tai nạn lao động).
Trường hợp này không thuộc trường hợp mà luật đã quy định về quyền lợi có
thể được bảo hiểm nhưng thực tế diễn ra rất nhiều. Quyền lợi có thể được bảo
hiểm ở đây sẽ là những tổn thất xảy ra đối với bên mua bảo hiểm chính là các
chủ sử dụng lao động. Giữa họ không hề tồn tại quan hệ hôn nhân hay huyết
thống. Vậy trong trường hợp này giải quyết như thế nào? Trong khi các chủ thể
được phép thoả thuận những vấn đề mà pháp luật không cấm mà Luật KDBH

không có quy định cấm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao
động
2.2. Về hành vi thông báo sai tuổi của bên mua bảo hiểm đối với người được
bảo hiểm
Theo khoản 2 Điều 34 Luật KDBH: “trong trường hợp bên mua bảo hiểm
thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm nhưng tuổi đúng của người được
bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng
cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý liên quan. Trong
trường hợp hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp
bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo
hiểm”.
6
6
6

×