Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.74 KB, 15 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ
QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Quy trình thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Phú Thọ.
BHXH tỉnh Phú Thọ tiến hành thu BHXH đúng theo quy trình thu quy
định tại số 722/QĐ- BHXH- ngày 26/05/2003 về việc ban hành quy định quản
lý thu BHXH và BHYT bắt buộc.
2.1.1. Đối với NSDLĐ tham gia BHXH lần đầu.
- NLĐ căn cứ hồ sơ gốc của mình( quyết định tuyển dụng, quyết định
nâng lương hoặc hợp đồng lao động…)kê khai 03 bản “Tờ khai tham gia
BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 01-TBH) nộp cho NSDLĐ; trường hợp đã
được cấp sổ BHXH thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH.
- NSDLĐ:
+ Kiểm tra, đối chiếu tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc của từng
NLĐ, ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên tờ khai của
NLĐ.
+ Lập 02 bản “Danh sách tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số
02a-TBH) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp NSDLĐ là cá nhân thì nộp bản
hợp đồng lao động.
+ Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động
hoặc quyết định tuyển dụng, NSDLĐ phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định đã
nêu ở trên và sổ BHXH của NLĐ(nếu có) cho cơ quan BHXH.
- Cơ quan BHXH tỉnh:
+ Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giấy tờ,
đối chiếu với hồ sơ của NLĐ; ghi mã số quản lý đơn vị và từng NLĐ trên danh
sách và trên tờ khai tham gia BHXH bắt buộc. Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cơ
quan BHXH phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện.
+ Ký, đóng dấu vào “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt
buộc”(Mẫu số 02-TBH); trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ khi
nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản danh sách để đơn vị thực hiện đóng
BHXH, BHYT, BHXH tỉnh lưu 01 bản danh sách, riêng 03 tờ khai( Mẫu số 01-


TBH) của NLĐ sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnh thì trả lại đơn vị 02 tờ khai
cùng với sổ BHXH.
2.1.2. Đối với NSDLĐ đang tham gia BHXH
- Tăng giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH, BHYT trong
tháng.
+ NSDLĐ: Lập 02 bản “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng
BHXH, BHYT bắt buộc(Mẫu số 03-TBH) kèm theo hồ sơ như: Tờ khai quyết
định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặc hợp đồng lao động,
quyết định tăng, giảm lương, thẻ BHYT; các tờ khai( nếu có), nộp cho cơ quan
BHXH trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 của
tháng trở đi thì lập danh sách và lập vào đầu tháng kế tiếp.
+ Cơ quan BHXH tỉnh: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, ký, đóng
dấu vào danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT; các tờ khai( nếu có),
thông báo cho đơn vị đóng BHXH, BHYT; cấp thẻ BHYT kịp thời cho NLĐ.
Khi NSDLĐ di chuyển từ địa bàn tỉnh này sang địa bàn tỉnh khác, phải
xuất trình hồ sơ kèm theo “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH,
BHYT bắt buộc”( Mẫu số 03-TBH); đóng bù BHXH, BHYT cho NLĐ đến thời
điểm di chuyển; cơ quan BHXH tỉnh nơi đi xác nhận sổ BHXH cho NLĐ;
NSDLĐ đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH tỉnh nơi chuyển đến theo
thủ tục tham gia BHXH, BHYT lần đầu.
NSDLĐ thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu, sáp nhập hoặc giải
thể, phá sản theo quy định của pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho
cơ quan BHXH tỉnh xác nhận sổ BHXH cho NLĐ theo nguyên tắc đóng
đến thời điểm nào thì xác định đến thời điểm đó.
Sơ đồ : Quy trình thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ.
BHXH tỉnh tiếp nhận
Thẩm định
Tính toán số tiền phải nộp
Thông báo kết quả, mức đóng với các đơn vị
Tiến hành ký kết về BHXH

Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ
Các đơn vị
tham gia
BHXH lần
đầu.
Tiến
hành thu
và đôn
đốc thu
Hàng tháng
các đơn vị
đã lập danh
sách điều
chỉnh
BHXH
tỉnh
tiếp
nhận
BHXH
tỉnh
điều
chỉnh
Đối
chiếu số
liệu
BHXH
hàng quý
Đối chiếu số liệu nộp
với BHXH tỉnh từng
quý

Nộp tiền
thu cho
BHXH
Việt Nam
Các đơn vị nộp
danh sách và quỹ
tiền lương của năm
kế tiếp
BHXH tỉnh tiếp
nhận
2.2. Tổ chức và quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ.
Thu BHXH bắt buộc là một trong những công tác quan trọng nhất của
ngành nhằm bảo tồn và tăng trưởng quỹ, là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu
trong hệ thống BHXH nói chung và BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Số tiền thu BHXH bắt buộc là số tiền lớn được huy động từ nhièu nguồn, trong
đó chủ yếu là tiền thu BHXH của NLĐ và NSDLĐ. Từ đó thực hiện chi trả các
chế độc cho NLĐ, đảm bảo quyền lợi cho họ. Bởi vậy, đảm bảo tổ chức và quản
lý thu theo đúng quy định không để xảy ra tình trạng thâm hụt quỹ là nhiệm vụ
hết sức quan trọng.
Theo phân cấp quản lý, BHXH tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hướng dẫn thực
hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với NSDLĐ và NLĐ theo đúng quy định.
BHXH tỉnh ngay từ đầu năm phải tổng hợp danh sách đăng ký đóng BHXH bắt
buộc của đơn vị SDLĐ trên địa và xây dựng kế hoạch thu từng tháng, từng quý.
Bên cạnh đó, đơn vị phải phân công cán bộ theo dõi, tăng cường đôn đốc thu, áp
dụng hình thức tính lãi chậm nộp theo quy định của Luật BHXH, đảm bảo thu
đúng, thu đủ, thu kịp thời và chính xác.
Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, đơn vị sử dụng lao
động phải nộp tiền cho BHXH tỉnh thông qua tài khoản chuyên thu của BHXH
tỉnh tại Kho Bạc Nhà nước. Đơn vị SDLĐ cũng có thể nộp tiền cho cả quý ngay
đầu mỗi quý. Số tiền đóng BHXH gồm sự tham gia đóng góp của NLĐ là 16%

và NLĐ 6% mức tiền lương, tiền công hàng tháng.
Hàng tháng đơn vị SDLĐ phải kê khai đầy đủ và chính xác số lao động
tham gia BHXH bắt buộc trong đơn vị mình, tổng quỹ lương trong tháng. Sau
đó BHXH huyện phải tính toán số tiền phải thu, số còn lại phải thu kỳ trước,
điều chỉnh tăng giảm…
Hàng quý các đơn vị SDLĐ phải tới BHXH tỉnh để đối chiếu, thông báo
tăng, giảm tổng quỹ lương và số lao động để đảm bảo việc tính toán số thu
BHXH là chính xác.
Bắt đầu từ 01/2009 BHXH tỉnh Phú Thọ để cho các đơn vị SDLĐ giữ lại
2% số tiền nộp BHXH để chi trả kịp thời cho các chế độ ốm đau, thai sản. Nếu
số tiền đó đủ chi trong tháng, cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ bù vào tháng sau.
Nếu số tiền đó không chi trả hết trong tháng, cơ quan BHXH rỉnh sẽ quyết toán
và các đơn vị SDLĐ phải chuyển về cho BHXH tỉnh vào tháng đầu của quý sau.
Sau khi BHXH tỉnh thu tiền BHXH của các đơn vị SDLĐ trên địa bàn sẽ
nộp lên BHXH Việt Nam qua tài khoản chuyên thu tại Kho Bạc Nhà nước theo
đúng quy định. Trong thời gian gần đây, việc thu tiền BHXH thông qua hệ
thống tài khoản tại Kho Bạc Nhà nước, không thu bằng tiền mặt như những năm
trước đảm bảo cho việc quản lý được dễ dàng, số tiền thu được an toàn, hiệu
quả, đặc biệt là hạn chế tới mức tối đa việc lạm dụng quỹ BHXH.
2.3. Thực trạng thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Thực trạng thu BHXH chung của toàn tỉnh.
Theo thống kê của BHXH tỉnh Phú Thọ, từ khi thành lập mặc dù số người
tham gia và số tiền thu BHXH liên tục tăng song con số đó vẫn chưa phản ánh
được chính xác số lao động đang làm việc tại địa bàn tỉnh thuộc diện được tham
gia BHXH bắt buộc. Có một số đơn vị sử dụng lao động trốn đóng BHXH bằng
cách kê khai số lao động và tổng quỹ lương thấp hơn nhiều so với thực tế. Một
thực tế là ngay cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước cũng khai không đúng số
tiền lương thực hưởng của NLĐ để làm căn cứ đóng bảo hiểm. Tình trạng nợ
đọng BHXH của các đơn vị SDLĐ đang là một vấn đề nhức nhối đã ảnh hưởng
không nhỏ tới tình hình thu nộp BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ.

Tháng nào, quý nào cũng có đơn vị nợ tiền BHXH cả doanh nghiệp ngoài
quốc doanh lẫn cơ quan Nhà nước mặc dù đã áp dụng hình thức tính lãi chậm
nộp BHXH tuy nhiên mức lãi này lại rất thấp khoảng hơn 8% thấp hơn mức lãi
suất ngân hàng nên hiệu quả thu nộp không cao.
Năm 2007, toàn tỉnh có 3.254 đơn vị tham gia với 190.231 lao động tham
gia đóng BHXH, số tiền thu được là 378.846 triệu đồng, trong đó số tiền lãi thu
được do nợ chậm đóng BHXH là 455 triệu đồng, số tiền còn nợ đọng chuyển
sang kỳ sau là 1.175 triệu đồng.
Sang năm 2008, toàn tỉnh có 4.016 đơn vị tham gia đóng BHXH cho
205.450 lao động, số tiền thu được là 432.914 triệu đồng, số tiền lãi thu nợ do
chậm nộp BHXH là 881 triệu đồng, số tiền còn nợ đọng chuyển sang kỳ sau là
1.555 triệu đồng.
Năm 2009, toàn tỉnh có 6.055 đơn vị với 375.420 lao động tham gia đóng
BHXH, BHYT với tổng số thu là 580.000 triệu đồng, số tiền lãi chậm đóng thu
được là 575 triệu đồng, số tiền nợ chuyển sang kỳ sau là 1.023 triệu đồng.
Như vậy, có thể thấy rõ ràng từ năm 2007 trở lại đây, số tiền nợ đọng
BHXH tại Phú Thọ đã có chiều hướng giảm dần. Đây là tín hiệu đáng mừng của
BHXH Phú Thọ. Sở dĩ có được kết quả này là do BHXH đã tăng cường đôn đốc
việc thu tới từng đơn vị và người lao động. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân
sâu sa hơn đó là từ khi Luật BHXH ra đời, áp dụng hình thức tính lãi chậm nộp
BHXH, mặc dù mức lãi suất chưa cao nhưng cũng có tác động tới việc thu nộp
BHXH của các đơn vị SDLĐ.
Sau đây là bảng số liệu cụ thể về tình hình thu nộp BHXH chung của toàn
tỉnh Phú Thọ trong 3 năm vừa qua:
Bảng 2: Tình hình thu nộp BHXH toàn tỉnh phú Thọ (2007-2009)
STT Tiêu chí Đơn vị 2007 2008 2009
01 Số đơn vị tham gia
BHXH
Đơn vị 3254 4016 6055
02 Số lao động tham gia

BHXH
Người 190.231 205.450 375.420
03 Số tiền phải thu Triệu đồng 433.983 657.000 570.000
04 Số tiền BHXH đã thu Triệu đồng 378.846 432.914 580.000
05 Số tiền thu từ lãi chậm
đóng
Triệu đồng 455 881 575
06 Số tiền nợ đọng Triệu đồng 975 1.555
(Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ)
2.3.2.Thực trạng thu riêng của từng khối đơn vị sử dụng lao động.
2.3.2.1 Thực trạng thu BHXH tại khối DNNQD.
Bảng 3: Tổng hợp thu BHXH các DNNN tại BHXH tỉnh Phú Thọ
(2007-2009).
Tiêu chí Đơn vị 2007 2008 2009
Số Đơn vị Đơn vị 514 643 654
Số lao động Người 17586 20352 34526
Tổng quỹ lương Triệu đồng 425521 512570 711243
Số phải đóng trong kỳ Triệu đồng 35988 62917 81260
Số đã đóng trong kỳ Triệu đồng 29562 57109 79125

×