PHÂN TÍCH KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM PVI GIAI
ĐOẠN 2005 - 2008
2.1 Gíơi thiệu chung về PVI
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), thành
viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 1996. Sau
hơn 10 năm hoạt động, PVI đã có những bước phát triển vượt bậc, với vốn
điều lệ 851 tỷ đồng, doanh thu năm 2008 đạt 2668 tỷ đồng và hiện thứ hai về
thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu
lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp.
Năm 2008 khép lại với bối cảnh nền kinh tế thế giới khủng hoảng, tuy
nhiên kết quả kinh doanh đã thể hiện sự điều hành sáng suốt của Ban lãnh đạo
cũng như nỗ lực của tập thể các thành viên PVI, khẳng định sự phát triển
không ngừng của PVI.
Tiếp nối những thành quả đã đạt được, cùng với những mục tiêu kinh
doanh năm 2009 mà HĐQT & Ban lãnh đạo đề ra, Tổng giám đốc và toàn thể
cán bộ, nhân viên PVI cam kết cùng nhau hoàn thành kế hoạch với tổng
doanh thu là 3.006 tỷ đồng
Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của
mình với tổng doanh thu đạt 514 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 48 tỷ
đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận, đây là giai đoạn Công ty tập trung gây dựng cơ
sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình.
Năm 2001, thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn, hàng loạt các
biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực, …Với
bản lĩnh và chiến lựơc kinh doanh hợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của
mình: doanh thu đạt 187 tỷ đồng tăng 167% so với năm 2000, các nhà bảo
hiểm và môi giới Quốc tế nhìn nhận vai trò chủ đạo của PVI trên thị trường
1
1
bảo hiểm năng lượng Việt Nam. Điển hình là việc PVI đã thu xếp bảo hiểm an
toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của Xí
nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro. Năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế
thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường
ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt.
Từ năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung
cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường
nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Từ đó PVI thành lập các chi
nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các
tỉnh thành trong cả nước. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo
tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2002 đến nay đã giúp kiểm soát
chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng
dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát
triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1.000 tỷ vào ngày 26/9/2006 cùng với việc
vốn và tài sản được nâng lên đáng kể. Tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có Quyết định cổ phần hóa PVI với
mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một
Tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm - Tài chính của Tập
đoàn. Ngày 12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt
Nam chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực
rỡ tiếp theo
Năm 2008 là năm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển
thương hiệu Bảo hiểm Dầu khí – PVI và là năm thứ 8 liên tiếp hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giao với tổng doanh thu đạt 2668 tỷ
đồng, lợi nhuận đạt trên 171 tỷ đồng.
Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trở
thành Tổng công ty Bảo hiểm - Tài chính hàng đầu thông qua việc chiếm lĩnh
2
2
thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh
doanh bảo hiểm và triển khai mạnh các hoạt động đầu tư Tài chính. (Theo
PVI)
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BẢO HIỂM GỐC
BAN BH
NĂNG LƯỢNG
BAN BH
KỸ THUẬT
BAN BH
HÀNG HẢI
BAN BH
DỰ ÁN
TÁI BẢO HIỂM
NHẬN TÁI BẢO HIỂM
NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM
QUẢN LÝ
BAN
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
BAN
TỔ CHỨC NHÂN SỰ
BAN KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
BAN
TỔNG HỢP & PHÁP CHẾ
VĂN PHÒNG
BAN QUẢN LÝ RỦI RO & BỒI THƯỜNG
BAN TIN HỌC & THÔNG TIN
BAN QUẢN LÝ BẢO HIỂM VÀ ĐÀO TẠO
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BAN
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BAN CHỨNG KHOÁN & DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN
CÔNG TY THÀNH VIÊN TRONG NƯỚC
CÔNG TY THÀNH VIÊN VPĐD NƯỚC NGOÀI
CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH PVI
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM
* Chức năng của các phòng ban trực thuộc Tổng công ty
- Ban bảo hiểm Năng lượng: Kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực tìm
3
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của PVI
3
kiếm, thăm dò, phát triển, khai thác, vận chuyển, dầu khí ngoài khơi, trên bờ,
trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Ban bảo hiểm Kỹ thuật: Kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực phi hang
hải và bảo hiểm cho các dự án trung và hạ nguồn của ngành dầu khí (trừ bảo
hiểm năng lượng).
- Ban bảo hiểm Hàng hải: Kinh doanh bảo hiểm hàng hải trong và ngoài
ngành dầu khí, bảo hiểm đóng tàu, bảo hiểm dầu thô.
- Ban Tái bảo hiểm:
+ Đảm bảo thu xếp an toàn các hợp đồng bảo hiểm lớn hơn quy định giữ
lalị của PVI.
+ Kinh doanh nhận tái bảo hiểm.
+ Tham gia quản lý các nghiệp vụ bảo hiểm ngoài phân cấp của các PVI
thành viên.
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược phát triển công
tác tái bảo hiểm.
- Ban Bảo hiểm dự án:
+ Kinh doanh bảo hiểm cho các dự án ngoài lĩnh vực dầu khí.
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược phát triển đối với
các dự án ngoài lĩnh vực dầu khí.
- Ban đầu tư:
+ Sử dụng nguồn lực hiện có, làm cơ sở huy động vốn, tạo lợi nhuận tối
đa cho PVI.
+ Tham mưu giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược và trực tiếp huy
động vốn đầu tư tài chính, mua bán dự án và quản lý các hoạt động đầu tư của
PVI Invest và PVI Finance.
- Ban kinh doanh chứng khoán:
+ Kinh doanh chúng khoán, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược kinh doanh
4
4
chứng khoán của PVI.
- Ban kế hoạch và phát triển kinh doanh.
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược, xây dựng kế
hoạch phân bố nguồn vốn, phát triển kinh doanh của PVI.
+ Là đầu mối thống kê, báo cáo tình hình hoạt động SXKD của PVI qua
các kỳ giao ban tháng, quý, năm.
+ Phân bố định mức cơ chế kinh doanh, tính toán hiệu quả kinh tế đối
với các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính, chúng khoán,
thẩm định các dự án đầu tư của PVI.
- Ban tài chính - kế toán:
+ Quản lý, giám sát hệ thống và thực hiện công tác tài chính - kế toán
của PVI.
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo trong việc quản lý, giám sát và thực
hiện các hoạt động tài chính - kế toán của PVI.
- Ban Tổ chức – Nhân sự:
+ Xây dựng mô hình tổ chức của PVI.
+ Quản lý phát triển nguồn nhân lực của PVI.
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác tổ chức, tuyển dụng,
đào tạo, đánh giá cán bộ, bổ nhiệm, tiền lương, tiền thưởng và chế độ chính
sách, công tác thi đua khen thưởng cho người lao động của PVI.
- Ban Tổng hợp – Pháp chế:
+ Chuẩn bị chương trình làm việc, hội họp cho hội đồng quản trị, và ban
lãnh đạo PVI.
+ Thực hiện công tác thư ký, tổng hợp.
+ Quản lý công tác pháp chế.
+ Tham mưu, giúp cho ban lãnh đạo quản lý, điều hành PVI theo đúng
các quy định của PVI và không trái với quy định của pháp luật.
- Ban quản lý rủi ro và bồi thường:
5
5
+ Quản lý rủi ro và giải quyết khiếu nại của PVI
+ Tổ chức hệ thống quản lý rủi ro và bồi thường trên phân cấp, các đơn
kiện về bảo hiểm đối với PVI và đòi người thứ 3.
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác quản lý rủi ro và giải
quyết khiếu nại.
- Ban Tin học – Thông tin:
+ Xây dựng và quản lý hệ thống tin học của PVI.
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin trong công tác quản lý và kinh doanh của PVI.
- Ban quản lý kinh doanh và đào tạo:
+ Quản lý nghiệp vụ và phát triển sản phẩm bảo hiểm mới trong toàn
PVI
+ Đào tạo nghiệp vụ và hướng dẫn triển khai sản phẩm mới.
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác quản lý kinh doanh và
nghiệp vụ bảo hiểm của các đơn vị, phát triển sản phẩm mới.
- Văn phòng đại diện phía Nam:
+ Tập trung phát triển kinh doanh tại địa bàn phía Nam.
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh doanh tại khu
vực phía Nam.
+ Tổ chức các hoạt động của Ban lãnh đạo PVI phía Nam.
* Nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Tổng công ty:
- Các phòng ban trực thuộc Tổng công ty phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật và Ban lãnh đạo về thực hiện các công việc theo chức năng đã được
nêu trên.
- Quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ban.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện công việc kinh doanh theo các quy định, quy trình thuộc hệ
thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của PVI.
6
6
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo phân công
2.1.3 Hoạt động kinh doanh
Thực hiện kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, tiến hành hoạt động đầu tư
và các hoạt động khác liên quan đến bảo hiểm như: giám định, phân bổ tổn
thất,… phù hợp với luật kinh doanh bảo hiểm
2.1.3.1 Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm
• Bảo hiểm dầu khí
PVI hiện là công ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo
hiểm Dầu khí. Từ năm 2002 đến nay, PVI duy trì 100% thị phần bảo hiểm và
cung cấp dịch vụ bảo hiểm không chỉ cho 100% các nhà thầu dầu khí mà trên
90% các nhà thầu phụ dầu khí hoạt động tại Việt Nam
PVI sẵn sàng cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm dầu khí hiện có trên
thị trường như: Bảo hiểm khống chế giếng, Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba,
Bảo hiểm Tài sản và thiết bị dầu khí, bảo hiểm xây dựng ngoài khơi, dầu thô
trong kho và đang vận chuyển, ... theo tiêu chuẩn quốc tế
• Bảo hiểm hàng hải
Tận dụng lợi thế là thành viên của PVN đang quản lý và điều hành các
đội tàu có tải trọng lớn nhất Việt Nam, năm 2007 PVI tiếp tục tăng trưởng và
dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bảo hiểm Thân tàu và Trách nhiệm dân sự
chủ tầu. Ngoài PVN, PVI còn cung cấp bảo hiểm cho các đội tàu lớn của Việt
Nam (Vosco, Vitranschart, ...). PVI cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm
hàng hải như Bảo hiểm thân tầu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, Bảo hiểm tai nạn
cá nhân cho Thủy thủ đoàn, Bảo hiểm hàng hoá, ...
• Bảo hiểm kỹ thuật /tài sản
Cùng với sự phát triển của các hoạt động khâu sau (downstream), PVI đã
cung cấp thành công dịch vụ bảo hiểm cho các dự án giá trị hàng tỷ đô la Mỹ
như nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, sản xuất phân bón, ... Ngoài ra, PVI còn
bảo hiểm cho các dự án và hoạt động của các ngành kinh tế trọng điểm của
7
7
Việt Nam như các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà
máy, ... PVI cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật bảo hiểm kỹ
thuật bao gồm Bảo hiểm xây dựng lắp đặt trên bờ, ngoài khơi, Bảo hiểm Thiết
bị điện tử, Bảo hiểm Đỗ vỡ máy móc, Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, tài
sản và Bảo hiểm Gián đoạn kinh doanh.
• Bảo hiểm trách nhiệm
Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
Bảo hiểm trách nhiệm của người chủ sử dụng lao động
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và các tổ chức tư
vấn
• Bảo hiểm hàng không
Để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không trong nước và
khu vực cũng như nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng giữa Việt
Nam và các nước, PVN và PVI đã đầu tư vào các dự án hàng không như
VietAir, Vietjets và ký các thoả thuận mua máy bay với những hãng sản xuất
máy bay lớn như Boeing, Airbus. Các dự án này sẽ giúp mở rộng các dịch vụ
của hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu
vận chuyển hàng không ngày càng tăng.
Trên cơ sở giấy phép kinh doanh được Bộ Tài chính cấp, PVI đã và đang
phối hợp với các nhà môi giới bảo hiểm, các nhà đứng đầu bảo hiểm quốc tế
để triển khai cung cấp tất cả các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm thân máy
bay, bảo hiểm trách nhiệm của người vận chuyển
• Bảo hiểm con người
Bảo hiểm tai nạn cá nhân
Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật
Bảo hiểm con người kết hợp
8
8
Bảo hiểm du lịch trong nước
Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài
Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam
Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài
• Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và
đối với hành khách trên xe
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi sau xe máy, người ngồi trên
xe ô tô
Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới
• Bảo hiểm con người trách nhiệm cao “PVI CARE” , “ENERGY
GOLDEN CARE”
Nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố con người đối với sự thành
công của doanh nghiệp, năm 2007, ngoài các sản phẩm bảo hiểm truyền
thống, PVI đã triển khai thành công dịch vụ bảo hiểm con người trách nhiệm
cao "PVI Care" và "Energy Golden Care" cho tất cả người lao động làm việc
trong và ngoài lĩnh vực dầu khí với phạm vi điều trị toàn cầu đạt tiêu chuẩn
quốc tế và được khách hàng đánh giá cao
• Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu
• Bảo hiểm nông nghiệp
• Bảo hiểm y tế tự nguyện
• Bảo hiểm khác
Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, PVI sẵn sàng cung cấp
nhiều loại hình sản phẩm mới để đáp ứng các yêu cầu của mọi thành phần
kinh tế, đặc biệt là các công ty chuyển đổi mô hình hoạt động theo công ty đại
chúng như D&O Liabilities, Trade Credit, Political Risks.
9
9
2.1.3.2 Hình thức đầu tư tài chính
Đối với hoạt động đầu tư, PVI tiến hành đầu tư dưới các hình thức sau:
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
- Góp vốn cổ phần, mua cổ phần doanh nghiệp khác.
+ Góp vốn thành lập mới các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty
hợp danh, công ty liên doanh, công ty liên kết.
+ Góp vốn cổ phần, mua một phần tài sản hoặc toàn bộ doanh nghiệp
khác.
- Hợp tác kinh doanh, góp vốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp
khác.
- Uỷ thác đầu tư: uỷ thác cho các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng có
chức năng nhận uỷ thác.
- Đầu tư chứng khoán và giấy tờ có giá:
+ Trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, công trái, trái phiếu doanh
nghiệp, kỳ phiếu.
+ Cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết.
+ Đấu giá cổ phần đối với doanh nghiệp cổ phần hoá lần đầu
+ Mua bán chứng khoán có kỳ hạn.
- Đầu tư bất động sản.
- Các hoạt động và dịch vụ tài chính khác được pháp luật cho phép.
2.2 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của PVI
2.2.1 Đánh giá kết quả kinh doanh
2.2.1.1 Đánh giá kết quả chung
10
10
• Doanh thu
BẢNG 2.1: Kết quả doanh thu chung của PVI giai đoạn 2005 - 2008
2004 2005 2006 2007 2008
I.Doanh thu thuần từ hoạt động
KDBH
171.859.292.377 186.498.366.701 306.759.239.923 502.961.176.456 838.392.628.895
Sự biến động
liên hoàn
Số tuyệt đối 14.639.074.324 120.260.873.222 196.201.936.533 335.431.452.439
Số tương đối 8.52% 64.48% 63.96% 66.70%
1. Phí BH gốc 552.211.008.912 703.240.407.706 1.163.877.338.093 1.598.791.062.359 2.020.554.258.057
2.Thu phí nhận TBH 20.174.629.933 38.767.613.345 49.616.835.936 86.387.148.923 125.958.903.074
3.Các khoản giảm trừ (403.540.869.004) (560.250.228.005) (872.143.643.481) (1.154.641.341.425) (1.159.874.891.692)
- Chuyển phí nhượng TBH (396.491.803.688) (547.295.901.858) (870.376.614.027) (1.116.379.912.137) (1.122.418.897.883)
- Hoàn phí, giảm phí (7.049.065.316) (12.574.915.461) (1.227.035.514) (37.220.734.843) (35.956.180.887)
- Các khoản giảm trừ khác - (379.410.686) (489.993.940) (1.040.694.445) (1.499.812.922)
- Tăng/giảm phí dự phòng (19.747.054.631) (21.279.543.093) (66.005.697.783) (89.589.195.719) (228.633.336.075)
4.Doanh thu hoa hồng nhượng
TBH
22.169.571.427 25.862.747.785 31.322.757.522 58.032.454.431 80.315.127.548
5.Thu khác từ hoạt động KDBH 592.005.740 157.368.963 91.649.636 3.981.047.887 72.567.983
II. Doanh thu từ hoạt động tài
chính
22.350.864.606 26.852.137.460 61.116.078.542 284.242.900.961 504.743.703.916
Sự biến động
liên hoàn
Số tuyệt đối 4.501.272.854 34.263.941.082 223.126.822.419 220.500.802.955
Số tương đối 20.14% 127.60% 365.09% 77.57%
III. Doanh thu hoạt động khác 3.217.962 8.000.216 21.779.089 4.511.128.716 564.774.068
Sự biến động
liên hoàn
Số tuyệt đối 4.782.254 13.778.873 4.489.349.627 - 3.946.354.648
Số tương đối 148.61% 172.23% 207(lần) 87.50%
Nguồn: PVI
11
11
• Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Từ bảng số liệu tình hình doanh thu của PVI giai đoạn 2005 – 2008, ta dễ
dàng nhận thấy, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công
ty liên tục phát triển qua từng năm. Giai đoạn tăng mạnh nhất là từ năm
2006- 2008. Giai đoạn 2 năm đầu 2004 – 2005, doanh thu thuần hoạt động
kinh doanh bảo hiểm còn thấp, lần lượt đạt 171.8 tỷ VNĐ, và 186.4 tỷ.
Nguyên nhân là do mức nhượng tái bảo hiểm cao. Năm 2004, doanh thu từ
phí bảo hiểm gốc đạt 552.2 tỷ đồng, phí nhận tái bảo hiểm là 20 tỷ nhưng
mức phí nhượng tái bảo hiểm là gần 400 tỷ. Tương tự như vậy, năm 2005,
doanh thu từ phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm đạt 740 tỷ tăng hơn năm
2004 là 170 tỷ nhưng doanh thu thuần chỉ tăng hơn 14 tỷ tức 8.52% là do
các khoản giảm trừ nhiều hơn gần 160 tỷ bao gồm: phí nhượng tái bảo hiểm
là 547 tỷ tăng hơn so với 2004 là 150 tỷ, hoàn phí, giảm phí là 12 tỷ, nhiều
hơn năm 2004 là 5 tỷ, và phí dự phòng nhiều hơn 2 tỷ.
Sang giai đoạn 2006 – 2008, đánh dấu đà tăng trưởng mạnh của PVI
về doanh thu phí bảo hiểm cũng như doanh thuần từ hoạt động kinh doanh
bảo hiểm. Năm 2006, doanh thu thuần từ hoạt động KDBH đạt gần 307 tỷ
đồng, vượt hơn 120 tỷ tức 64.5% so với năm 2005, năm 2007 đạt 503 tỷ,
nhiều hơn 196 tỷ tức 64% so với năm 2006 và năm 2008, doanh thu thuần
đạt 838 tỷ đồng, bằng 166.7% so với năm 2007. Việc doanh thu thuần trong
giai đoạn này tăng mạnh mẽ là do phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm
tăng mạnh.
Năm 2006 đánh dấu mốc quan trọng khi doanh thu từ phí bảo hiểm
gốc của PVI vượt ngưỡng 1000 tỷ đồng. Phí bảo hiểm gốc, nhận tái bảo
12
12
hiểm, hoa hồng nhượng tái của năm 2006 là 1244 tỷ. Nhưng phí nhượng tái
cao, đạt 870 tỷ trong khi dự phòng phí tăng hơn 3 lần so với năm 2005, ở
mức 66 tỷ đồng.
Năm 2007, tổng thu từ phí bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm và hoa hồng
nhượng TBH tiếp tục tăng mạnh lên mức 1743 tỷ đồng, nhiều hơn năm 2006
gần 500 tỷ đồng nhưng các khoản giảm trừ lớn. Bao gồm: phí nhượng tái
bảo hiểm rất cao đạt mức 1.116 tỷ, hoàn phí, giảm phí bảo hiểm tăng gấp 36
lần so với năm 2006 ở mức 37 tỷ và phí dự phòng là 89,6 tỷ.
Đến năm 2008, có điểm khác biệt lớn đó là mức phí nhượng TBH chỉ
tăng không đáng kể so với năm 2007 trước đó. Trong khi đó, doanh thu phí
bảo hiểm gốc tiếp tục tăng mạnh lên ngưỡng hơn 2000 tỷ đạt 2020 tỷ, tăng
hơn năm 2007 là 420 tỷ. Như vậy, chỉ mất có 2 năm từ 2006 – 2008, để PVI
có thể nâng cao doanh thu phí bảo hiểm gốc từ mốc 1000 tỷ lên mốc 2000
tỷ. Trong khi phí nhượng TBH gần như không tăng, hoàn phí & giảm phí
giảm hơn so với năm 2007 trước đó thì dự phòng phí lại tăng đột biến lên
288 tỷ, tăng 140 tỷ, gấp gần 3 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do trách
nhiệm thuộc mức giữ lại năm 2008 của PVI lớn hơn rất nhiều so với năm
2007. Hoa hồng nhượng TBH năm 2008 tiếp tục tăng hơn so với năm 2007
khi đạt 80 tỷ, tăng hơn 22 tỷ so với năm 2007.
Để đánh giá quá trình phát triển của PVI, ta có thể xem xét bảng so
sánh thị phần bảo hiểm của PVI so với các công ty Bảo hiểm trong nước
khác.
13
13
Năm 2004
PVI, 552 tỷ,
11%
PTI, 127 tỷ
3%
Khác, 501 tỷ
10%
PJICO, 638 tỷ,
13%
BM, 1058 tỷ
22%
BV, 1925 tỷ
41%
PVI
BV
BM
PJICO
PTI
Khác
Năm 2005
PTI, 265 tỷ
5%
Khác, 501tỷ
9%
PJICO, 710 tỷ
13%
BM, 1178 tỷ
21%
PVI, 710 tỷ
13%
BV, 2119 tỷ
39%
PVI
BV
BM
PJIC
O
PTI
Khác
Năm 2006
14
14
Năm 2007
Năm 2008
Có thể dễ dàng nhận thấy sự phát triển của PVI về doanh thu BH phi
nhân thọ qua từng năm.
Năm 2004, thị phần của PVI chỉ chiếm 11%, đứng thứ 4 sau Bảo Việt,
Bảo Minh và PJICO về doanh thu BH phi nhân thọ.
Năm 2005, PVI ngang bằng với PJICO khi chiếm 13% thị phần doanh
thu của toàn thị trường.
15
15
Năm 2006, thị phần của PVI là 18%, chỉ còn sau Bảo Việt và Bảo Minh.
Năm 2007, chiếm 19% doanh thu toàn thị trường, bằng doanh thu của
Bảo Minh
Năm 2008, PVI vượt qua Bảo Minh với thị phần 20.5% để trở thành nhà
bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ 2 trên thị trường, chỉ sau Bảo Việt. Và mục
tiêu phấn đấu của PVI là nhà bảo hiểm tốt nhất trên thị trưởng về tăng
trưởng và hiệu quả hoạt động.
PVI dẫn đầu trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam về năng suất lao động
với doanh thu 2.1 tỷ VNĐ/người/năm trong khi doanh thu trung bình của thị
trường là 0.55 tỷ VNĐ/người/năm.
• Doanh thu từ hoạt động tài chính
Cũng giống nhưdoanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh thu
từ hoạt động tài chính của PVI tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ vào
giai đoạn 2006 – 2008, đặc biệt nhất là 2 năm 2007, 2008. Năm 2004, 2005,
doanh thu từ hoạt động tài chính của PVI khá khiêm tốn ở mức <30 tỷ, lần
lượt là 22 tỷ và 26,8 tỷ nhưng bắt đầu đến năm 2006 đã có bước tiến rõ rệt.
Năm 2006, doanh thu tăng gấp 2.3 lần tức 34 tỷ so với năm 2005 lên 61
tỷ đồng. Bước tiến mạnh mẽ nhất đến từ năm 2007. Cùng với sự phát triển
của thị trường tài chính và chứng khoán khi đó của kinh tế Việt Nam khi đó,
PVI đã nâng mức doanh thu tài chính của mình lên con số 284 tỷ, tăng 223
tỷ, tức 365% so với năm 2006. Năm 2008, tiếp tục bước đà phát triển của
mình, PVI tiếp tục
Mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu
nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính của PVI năm 2008 đạt con số ấn
16
16
tượng: 504,74 tỷ đồng, vượt 220,5 tỷ đồng tức 77.57% so với năm 2008
nhưng chỉ đạt 94.49% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là doanh thu từ
chứng khoán và góp vốn và từ các công ty liên kết, các quỹ không đạt kế
hoạch do khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Đầu tư hưởng lãi suất cố định
vẫn đạt kế hoạch.
• Doanh thu từ hoạt động khác
Doanh thu từ hoạt động khác của PVI gần như không đáng kể. Điểm chú
ý duy nhất là năm 2007 với doanh thu là 4 tỷ đồng.
• Chi phí
17
17
BẢNG 2.2: Tình hình chi phí chung của PVI giai đoạn 2004 - 2008
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
I. Chi phí hoạt động KDBH
(1+2+3)
(158.108.550.333) (170.204.974.189) (300.358.997.762) (455.063.839.137) (833.732.130.186)
Biến động liên
hoàn
Số tuyệt đối (12.096.423.856) (130.154.023.573) (154.704.841.375) (378.668.291.049)
Số tương đồi 7.6% 76.47% 51.51% 83.21%
1. Chi phí trực tiếp kinh doanh
BH
(110.003.466.341) (98.910.134.686) (178.438.979.475) (214.842.621.050) (453.963.620.916)
1.1 Bồi thường thuộc phần giữ
lại
(28.690.597.264) (53.305.987.706) (76.701.745.517) (151.775.029.723) (354.529.867.826)
- Chi bồi thường BH gốc (63.213.472.300) (144.351.072.618) (158.045.387.139) (417.659.399.366) (886.010.770.678)
- Chi bồi thường nhận TBH (5.931.642.038) (11.330.046.312) (29.136.387.139) (78.212.072.866) (46.049.108.303)
- Các khoản giảm trừ 40.454.517.074 102.375.131.224 110.480.020.677 344.096.442.509 577.530.011.155
+Thu bồi thường nhượng TBH 40.118.757.492 101.033.513.266 110.008.102.882 342.240.906.647 556.950.900.016
+Thu đòi người thứ ba 335.759.582 1.341.617.958 471.917.795 1.855.535.862 11.290.041.210
+Thu hàng đã xử lí bồi thường
100%
- - - - 9.289.069.929
1.2 Chi bồi thường từ quỹ dự
phòng dao động lớn
- - 33.478.569.721 36.672.756.894 107.023.741.806
1.3 Giảm/tăng dự phòng bồi
thường
(10.124.460.624) 21.211.955.487 (6.996.681.123) (2.458.840.397) (73.315.044.210)
1.4 Trích dự phòng dao động
lớn trong năm
(25.409.672.969) (45.534.300.933) (85.460.131.122) (26.578.878.215) (29.644.142.471)
1.5 Chi khác hoạt động KDBH (45.778.735.484) (21.281.801.534) (42.758.991.434) (70.702.629.609) (103.498.308.305)
-Chi khác hoạt động KDBH
gốc
(41.670.014.211) (11.732.972.188) (29.396.646.686) (48.928.392.018) (75.169.023.871)
-Chi khác hoạt động KD nhận
TBH
(4.108.721.273) (8.654.414.387) (13.362.344.748) (21.774.237.591) (27.026.621.378)
-Chi khác HĐKD nhượng TBH - - - - (1.302.663.056)
2. Chi phí bán hàng (32.175.735.084) (47.294.700.031) (86.350.411.578) (160.924.619.841) (291.082.290.276)
3. Chi phí quản lí (15.929.348.908) (24.000.139.472) (35.569.606.709) (79.296.598.246) (88.686.218.994)
II. Chi phí hoạt động tài chính (888.171.123) (3.026.946.930) (7.327.269.619) (86.685.984.990) (338.267.535.589)
Biến động liên
hoàn
Số tuyệt đối (2.138.775.807) (4.300.322.689) (79.358.715.371) (251.581.550.599)
Số tương đồi 240.81% 142.07% 10.83 lần 290.22%
III. Chi phí hoạt động khác - - - (500.584) -
18
18
Nguồn: PVI
19
19