Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

chunguoitutu ngữ văn 11 đoàn thụy bảo châu thư viện tài nguyên giáo dục long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.52 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ</b>


NGUYỄN TUÂN


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:


- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời
hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện


độc đáo, khơng khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngơn ngữ góc cạnh giàu giá
trị tạo hình.


B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV Ngữ Văn 11.


- Giáo án.


- Một số tài liệu tham khảo như là Nhà văn và phong cách (Nguyễn Đăng
Mạnh); Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân); Sổ tay văn học; Hướng dẫn
học tốt Ngữ Văn 11; SGV, SGK Văn học 11 ( bộ sách chỉnh lí hợp nhất
2002);…


C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN :


- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo phương pháp kết hợp giữa đọc diễn
cảm, nghiên cứu, tái hiện, gợi tìm, và đặt câu hỏi gợi mở.


D. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:


Trong phân phối chương trình, đây là bài được dạy trong 2 tiết. Có thể phân


bố thời lượng như sau: tiết 1 dành cho việc kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của
học sinh, việc đọc tác phẩm và thực hiện hết phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
tiết 2 thực hiện hết phần còn lại.


* Giáo án này dành riêng cho học sinh trung bình.
* Trọng tâm bài học :


- Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao.


- “Cảnh cho chữ ” và những đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện.


<b> A. Lời dẫn của giáo viên : Một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam</b>
hiện đại. Viết nhiều thể văn: Truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút. Sở trường
đặc biệt về tuỳ bút, một thứ tuỳ bút rất phóng túng, nhưng giàu thông tin tư liệu, và
đầy tài hoa. Con người suốt đời đi tìm cái đẹp của đất nước, của phong tục và của
con người Việt Nam trong cuộc sống thường, trong sinh hoạt văn học, nghệ thuật
cũng như trong chiến đấu và sản xuất. Một phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo,
một bậc thầy về ngôn ngữ văn học. Đó chính là Nguyễn Tn.


<b>B. Câu hỏi kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

 Hs trả lời: Tuân, Bạch, Nhất Lang, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa
Sắc.


- Quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân được chia thành mấy giai đoạn ? Ở
mỗi giai đoạn, tác phẩm của ơng xoay quanh đề tài, hình tượng gì ?


 Hs trả lời: quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân được chia thành 2
giai đoạn: giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
+ Trước CMT8, tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh 3 đề tài : “chủ


nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời”, và đời sống trụy lạc:
Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu q hương
(1940),…


+ Sau CM, hình tượng chính của tác phẩm Nguyễn Tuân là nhân dân
lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Đó khơng chỉ là
những con người dũng cảm mà cịn là những người nghệ sĩ tài hoa,
được miêu tả trong những khung cảnh cũng phù hợp với tính cách ấy :
Đường vui (1949), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972),…
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước CM được tựu trung lại


trong một chữ, đó là chữ gì ? Ý nghĩa của chữ đó như thế nào ?


 Hs trả lời : Trước CM, phong cách Nguyễn Tn có thể thâu tóm
trong một chữ <i>ngơng</i>. Ngông là thái độ khinh đời ngạo thế, dựa
trên sự tài hoa, uyên bác và nhân cách hơn đời của tác giả.


<b>Vào bài mới :</b>


<i><b>* Giáo viên (Gv): Hỏi và ghi bảng đề mục : </b></i>
I. Tiểu dẫn:


1. <b>Tác giả: - Anh (chị) hãy giới thiệu một cách tóm tắt những nét chính về</b>
tác giả.


<i><b>* Học sinh (hs): Phát biểu và ghi:</b></i>
<b>I.</b> <b>Tiểu dẫn:</b>


1. Tác giả:



+ Nguyễn Tuân (1910-1987), sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán
học đã tàn.


+ Quê ông ở làng Mọc (Mục), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh
Xuân, Hà Nội.


+ Là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ơng có một vị trí
quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy
thể tuỳ bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm
ngơn ngữ văn học dân tốc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài
hoa độc đáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>* Gv hướng dẫn thêm và đặt câu hỏi về xuất xứ tác phẩm:</b></i>


- Có thể giới thiệu thêm về tập truyện ngắn Vang bóng một thời :Tập truyện này
xuất bản lần đầu (1940) gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ cịn
“vang bóng”. Đó là cái thời thực dân Pháp vừa đặt xong ách đô hộ lên đất nước ta,
xã hội phong kiến đã suy tàn, những nho sĩ cuối mùa trở thành lớp người lạc lõng.
Ngòi bút Nguyễn Tuân hầu như chỉ tập trung miêu tả những thói quen, cung cách
sinh hoạt, những kiểu ăn chơi cầu kì, phong lưu, đài các của những người tài hoa,
bất đắc chí. Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữa buổi “Tây, Tàu nhố nhăng”, những
con người này, mặc dù buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẩn sâu sắc với xã hội
đương thời. Họ không a dua theo thời, chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ lấy “thiên
lương” và sự “trong sạch của tâm hồn”. Họ dường như cố ý lấy “cái tôi” tài hoa, tài
tử, ngơng nghênh của mình để đối lập với xã hội phàm tục; phô diễn lối sống đẹp,
thanh cao của mình như một thái độ phản ứng trật tự xã hội đương thời. Trong
những nhân vật ấy nổi bật lên nhân vật Huấn Cao trong “Chữ Người Tử Tù”, nhân
vật này vừa có nét chung của nhân vật nhà Nho tài hoa tài tử, vừa có nét riêng,
khơng có ở các nhân vật khác trong Vang bóng một thời. Đó là nhân vật “nổi
loạn”chống lại trật tự xã hội, khí phách hiên ngang, bất khuất. Ý nghĩa tiến bộ đặc


biệt của truyện chính là ở đó.


- Xuất xứ tác phẩm ? Ý nghĩa tiêu đề ? (Anh (chị) hãy cho biết vì sao tác
phẩm lúc đầu có tên là <i>Dịng chữ cuối cùng</i> in năm 1938 trên tạp chí <i>Tao</i>
<i>đàn</i>, sau đó được tuyển in trong tập truyện <i>Vang bóng một thời</i> lại đổi tên
thành <i>Chữ người tử tù</i>? ).


2. Tác phẩm:


<i><b>* Hs lắng nghe, có thể ghi chép những ý tự cho là cần thiết.</b></i>


a. <i>Xuất xứ</i>: tác phẩm lúc đầu có tên là <i>Dịng chữ cuối cùng</i> in năm 1938 trên
tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện ngắn <i>Vang bóng một thời</i>


đổi tên thành <i>Chữ người tử tù</i> năm 1940.


b. <i>Ý nghĩa</i>: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ thể hiện quan điểm của Nguyễn Tuân, cái
tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.


<i><b>* Gv gọi hs đọc đoạn trích mà hs thích trong tác phẩm.</b></i>
<i><b>* Hs đọc đoạn trích.</b></i>


- Giải thích vì sao lại thích đoạn trích đó.


<i><b>* Gv nhận xét và hướng dẫn hs cách đọc đoạn văn thể hiện “cảnh cho chữ” : </b></i>
- Nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đọc chậm, rõ ràng, thể hiện khí phách, nhân cách “thiên lương” của các
nhân vật.



<b>II.</b> <b>Đọc - hiểu :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>* Gv ghi bảng đề mục:</b></i>


<b>1. Tình huống truyện :</b>


- Giải thích tình huống là gì: Tình huống là “cái tình thế xảy ra truyện”, là “một
khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, là cái “khoảnh khắc chứa
đựng cả một đời người” (Nguyễn Minh Châu).


- Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với
nhân vật kia, giữa nhân vật với hồn cảnh và mơi trường sống, qua đó nhân vật bộc
lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng tác
phẩm.


- Tình huống tác phẩm này là gì ?
<i><b>* Hs trả lời, có thể tự ghi chép</b></i>


- Tình huống truyện độc đáo: mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những
tâm hồn tri âm, tri kỉ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục được đặt trong tình thế đối nghịch:
tử tù và quản ngục.


* Trên bình diện xã hội, hồn tồn đối lập với nhau.


+ Huấn Cao, một tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang
chờ ngày ra pháp trường để chịu tội.


+ Viên quản ngục, đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời.



<b>* Trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau vì họ đều là những</b>
người nghệ sĩ.


<i><b>* Gv :Tác phẩm có mấy nhân vật? Tác giả tập trung khắc hoạ nhân vật nào? </b></i>
(ghi đề mục lên bảng)


<b>2. Nhân vật :</b>
<i><b>* Hs: </b></i>


Tác phẩm có 3 nhân vật, tác giả tập trung thể hiện 2 nhân vật:Huấn Cao và
viên quản ngục.


<i><b>* Gv tập trung nhấn mạnh về nhân vật Huấn Cao : (ghi đề mục lên bảng)</b></i>
a. Huấn Cao:


Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi 2 SGK/114. Hướng dẫn hs tìm những chi tiết
trong tác phẩm để làm rõ vẻ đẹp của nhân vật.


<i><b>* Hs trả lời và tìm những chi tiết trong tác phẩm để làm rõ đặc điểm nhân vật:</b></i>
- Tài hoa, nghệ sĩ (Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp).


- Khí phách hiên ngang, không sợ cái chết (Huấn Cao là một trang anh hùng, dũng
liệt, “cầm đầu bọn phản loạn”).


- Nhân cách trong sáng, cao cả, coi khinh tiền bạc, và cường quyền phi nghĩa, là
người có “thiên lương” trong sáng (sẵn lòng cho chữ khi hiểu rõ tấm lòng của viên
quản ngục.).


<i><b>* Gv : Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao thể hiện quan niệm gì của tác giả ?</b></i>


<i><b>* Hs : </b></i>


 Quan niệm về cái đẹp của tác giả: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và
cái thiện không thể tách rời nhau.


<i><b>* Gv hướng dẫn hs trả lời câu hỏi 3 SGK/114. Hướng dẫn hs tìm những chi tiết</b></i>
trong tác phẩm để làm rõ vẻ đẹp của nhân vật. (ghi đề mục lên bảng)


b. Viên quản ngục:


<i><b>* Hs trả lời và tìm những chi tiết trong tác phẩm để làm rõ đặc điểm nhân vật:</b></i>
- Khơng làm nghệ thuật nhưng có một tâm hồn nghệ sĩ: say mê và quý trọng cái
đẹp (chân thành cung kính biệt đãi Huấn Cao).


- Khơng biết sợ cường quyền (biệt đãi tử tù cũng là một hành động dũng cảm).
<i><b>* Gv yêu cầu hs lập bảng so sánh 2 nhân vật Huấn Cao và Viên quản ngục.</b></i>
<i><b>* Hs lập bảng so sánh:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Tài hoa nghệ sĩ .


- Khí phách hiên ngang
bất khuất.


- Thiên lương (bản tính
tốt lành) trong sáng.


- Tài ba trong nghệ thuật
thư pháp .


- Cầm đầu bọn phản loạn,


khinh bạc khi chưa hiểu
tấm lòng viên quản ngục.
- Nhân cách trong sáng,
cao cả, coi khinh tiền bạc,
và cường quyền phi
nghĩa.


- Say mê và quý trọng cái
đẹp .


- Biệt đãi tử tù .


- Sùng kính Huấn
Cao-hiện thân của cái tài, cái
đẹp.


*Gv hỏi và ghi bảng đề mục :
<b>3. Cảnh cho chữ</b>


<i><b>* Gv tập trung vào “Cảnh cho chữ” , xác định đây là trọng tâm bài học:</b></i>
* Hs trả lời câu hỏi 4 SGK/114.


- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược : tử tù được kính trọng, cai
ngục thì khúm núm; tù nhân răn dạy cai ngục, cai ngục vái lạy tù nhân.


- Những quan hệ đối lập kì lạ : ngọn lửa của chính nghĩa lại bùng cháy ở chốn tù
ngục tối tăm; cái đẹp được sáng tạo ngay chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao
cả lại xuất hiện trong môi trường tội ác.


* Gv: Cảnh cho chữ thể hiện rất rõ bút pháp nghệ thuật trong toàn tác phẩm


- Anh (chị) có nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật được thể hiện qua cảnh cho chữ
trong tác phẩm ?


- (Có thể thay bằng câu hỏi 5 SGK/ 114).


<i><b>* Hs trả lời </b></i>


 Bút pháp nghệ thuật:


- Ngơn từ vừa sắc sảo, góc cạnh, vừa trang trọng cổ kính, sống động như có hồn,
có nhịp điệu riêng, giàu sức truyền cảm.


- Bút pháp dựng người, dựng cảnh đạt tới trình độ điêu luyện. Những nét vẽ như
chạm, khắc, giàu giá trị tạo hình.


- Thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả đã làm nội
bật hơn bao giờ hết vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của hình
tượng nhân vật, đặc biệt là nhân vật Huấn Cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

 Tác giả đã dùng kĩ thuật hiện đại để “phục chế” cái cổ xưa: đó là kĩ thuật
phân tích, miêu tả cảnh vật và lịng người.


<i><b>* Gv: Qua cảnh cho chữ này, anh (chị) hãy cho biết chủ đề tác phẩm ?</b></i>
(ghi bảng đề mục)


<b>4.</b>


<b> Chủ đề :</b>


Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn,


“thiên lương” chiến thắng tội ác,…Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân
cách cao cả của con người .


<b>III. Ghi nhớ :</b>


<i><b>* Gv: Anh (chị) hãy đọc và ghi chép phần ghi nhớ SGK/115.</b></i>
* Hs đọc và ghi chép phần ghi nhớ SGK/115.


<b>C. Củng cố :</b>


Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và những sáng tạo nghệ thuật
độc đáo của Nguyễn Tuân qua tác phẩm : Cách tạo tình huống, dựng khơng khí cổ
xưa, khai thác thành cơng thủ pháp đối lập.


<b>D. Dặn dò :</b>


1. Xem lại bài học - Làm bài tập phần luyện tập Sgk / 115.
2. Chuẩn bị bài tiếng Việt : Luyện tập thao tác lập luận so sánh :


</div>

<!--links-->

×