Thảo dược trị mất ngủ
Mất ngủ là căn bệnh nhiều người rất sợ. Đông y có những vị thuốc giúp ngủ
ngon mà lại không có tác dụng phụ...
Theo thống kê, tại Canada, 1/4 số người trưởng thành khó tìm được
giấc ngủ và 1/2 dân số sử dụng thời gian nghỉ ngơi của mình để làm việc. Tại Mỹ
có 8-15% người trưởng thành than phiền bị mất ngủ, 3-11% phải dùng thuốc an
thần và tỉ lệ này tăng theo tuổi. Tại VN, 10-20% số người mất ngủ tìm đến các bác
sĩ chuyên khoa thần kinh. Bệnh gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới, nhất là ở phụ
nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Vì sao bị mất ngủ?
Trước đây nguyên nhân dẫn đến mất ngủ là do yếu tố bệnh lý hoặc do lớn
tuổi. Nhưng ngày nay những người trẻ khỏe cũng rơi vào trạng thái này do áp lực
công việc, gánh nặng gia đình, làm việc căng thẳng, stress, những rối loạn tâm
sinh lý dẫn đến khó ngủ. Nhiều người dù có công việc làm ổn định, gia đình hạnh
phúc, không phải lo lắng về tài chính nhưng vẫn bị chứng mất ngủ hành hạ.
Đông y quan niệm “tâm tàng thần, can định chí”, nguyên nhân chính gây
mất ngủ là do lo nghĩ quá độ làm hao tổn tâm, can, tì. Tâm hư tổn thì âm huyết cạn
dần, tinh thần bất an. Can âm hư thì can dương vượng làm thần chí không ổn định.
Tì hư thì ăn kém, ăn không hấp thu, người gầy sút...
Trị mất ngủ ra sao?
Để điều trị mất ngủ người ta thường tìm các thuốc như thuốc an thần, thuốc
ngủ, thuốc chống trầm cảm... Nhưng bên cạnh tác dụng chính là giúp người bệnh
tìm giấc ngủ nhanh thì cũng kèm các tác dụng phụ như gây lờn thuốc, nghiện
thuốc và càng dùng lâu càng mất ngủ hơn.
Y học cổ truyền sử dụng các cây cỏ có tác dụng bình can tiềm dương, an
thần dưỡng tâm, bổ can huyết giúp tạo giấc ngủ sinh lý, trấn tĩnh tinh thần, điều trị
các chứng mất ngủ, hồi hộp, lo âu, hoảng loạn, ra mồ hôi trộm. Những cây cỏ rất
thông dụng, rẻ tiền, dễ tìm, không độc hại, chúng ta có thể sử dụng hằng ngày vừa
như một loại thực phẩm, vừa có tác dụng dưỡng tâm an thần, giúp ngủ yên giấc.
Thiếu ngủ làm gia tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, các bệnh tim mạch và
làm tóc bạc sớm. Ngủ đủ giấc cũng chính là một trong những phương pháp phòng
bệnh hiệu quả nhất.
1. Lạc tiên, còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là
Passiflora foetida. Dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị mất ngủ rất
hiệu quả. Trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester,
tetraphylline A, B, deidaclin, volkenin, passiflorin. Nhiều nước châu Âu đã ly trích
chất passiflorin từ lạc tiên để bào chế thành một loại thuốc an thần nhẹ, giúp
những người lớn tuổi dễ ngủ.
Ngoài ra lạc tiên còn có tác dụng điều hòa nhịp tim giúp chữa bệnh tim hồi
hộp, rối loạn nhịp tim, chống stress. Mỗi ngày dùng 6-16 gam dây lá đã khô, có
thể dùng chung với lá vông, lá dâu tằm, tim sen, mỗi loại 10 gam, thêm 500ml
nước, đun sôi cạn còn 100ml, uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
2. Lá vông nem, tên khoa học là Erythrina indica, có vị đắng, tính bình, tác
dụng an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, thông kinh lạc, sát trùng. Lá có chứa
một ancaloit là erythrine có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương và kích thích
sự bài tiết mật nên thường được dùng để chữa bệnh mất ngủ, giúp ăn uống ngon
miệng. Có thể bào chế ở dạng nước sắc, cao lỏng hoặc xirô mỗi ngày 4-6 gam lá
khô hoặc 5-10 lá tươi nấu ăn như canh. Phối hợp với lạc tiên, lá dâu tằm, tim sen
dạng cao lỏng, mỗi ngày uống 10-15ml.
3. Tim sen, là mầm của hạt sen, còn gọi là liên tâm (Embryo nelumbinis).
Theo tài liệu, tim sen có vị đắng, tính hàn, tác dụng làm bình dục tính và trấn tĩnh
tinh thần. Trong tim sen có chứa ancaloit là nelumbin, nuciferin, vị rất đắng,
thường được pha chế ở dạng trà hòa tan nhanh hoặc nước uống đóng lon.
Nuciferin có tác dụng kéo dài giấc ngủ, mỗi ngày 4-10 gam dạng hãm nước
sôi như trà, có thể dùng độc vị hoặc phối hợp chung với táo nhân sao đen, thảo
quyết minh sao đen, cúc hoa, lá dâu, lá vông, giúp bổ huyết, bổ tì dưỡng tâm và an
thần định chí, trị các chứng mất ngủ, giảm trí nhớ, tim đập hồi hộp, suy nhược
thần kinh do lo âu, căng thẳng, stress, làm việc quá sức, suy nhược cơ thể, giúp ăn
ngon, đặc biệt trị chứng mất ngủ ở người cao tuổi.
4. Mắc cỡ (trinh nữ), tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae, mọc
hoang khắp nơi. Theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác
dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu
viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá
và rễ đều có selen nên chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường
dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần
kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước
khi đi ngủ.
Thuốc trong vườn: cây vả
Vả là một loại cây có quả giống như sung nhưng lớn hơn và lá cũng lớn
hơn lá sung. Do đó, người Trung Quốc gọi cây vả là đại quả dung,đại diệp
dung,viên diệp dung,vô hoa quả. Ở Việt Nam,vả còn được gọi là ngõa,tên khoa
học Ficus auriculata Lour.(F. roxburghii Wall.),thuộc họ Dâu tằm-
Moraceae.Người phương Tây gọi vả là sung tai voi (elephant ear fig) hoặc sung lá
rộng (broad-leaf fig).
Quả vả mọc thành chùm trên những cành già hoặc ở gốc thân, trên những
nhánh riêng không có lá. Quả vả có dạng quả sung, tức là một cụm hoa bao gồm
hoa đực và hoa cái trên một đế hoa lõm làm thành quả giả, vỏ màu xanh lục, có
lông mịn, khi chín có màu đỏ thắm. Theo đông y, quả vả chín có vị ngọt tính
bình,tác dụng kiện tỳ vị, nhuận trường, điều hòa nhu động ruột, lợi tiểu.Thường
dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, táo bón, kiết lỵ, tiểu tiện khó, giun
sán. Dùng tươi (40-50g) hoặc khô (20-25g),làm mứt,chế rượu để uống.
Quả vả xanh dùng làm rau ăn,có tác dụng nhuận trường, tiêu thực, lợi sữa
cho sản phụ. Người ta thường chế biến vả xanh thành nhiều loại như : ăn sống
(chấm với mắm), làm rau ghém cùng với các loại rau khác trong một số món ăn,
kho với một số thực phẩm...