Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.5 KB, 20 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XUẤT NHẬP
KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO
MINH HÀ NỘI
1. Vài nét về tổng Công ty Bảo Minh và Công ty Bảo Minh Hà Nội
Có thể nói lịch sử phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu ở Việt Nam được gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành
bảo hiểm nước ta. Kể từ khi bảo hiểm Việt Nam ra đời cho đến nay, nghiệp
vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu luôn là một loại hình bảo hiểm chủ yếu
và chiếm tỉ trọng cao trong tổng phí bảo hiểm toàn thị trường. Bảo hiểm hàng
hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam có thể được nhìn nhận theo hai giai đoạn phát
triển.
Thời kỳ bảo hiểm hoạt động theo cơ chế độc quyền Nhà nước. Giai
đoạn này chỉ có một tổ chức bảo hiểm duy nhất là bảo hiểm hoạt động phục
vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo nghị định thư. Qui mô và phạm vi
bảo hiểm của thời kỳ này còn rất nhiều hạn chế, hoạt động của thị trường
không có sự cạnh tranh.
Thời kỳ bảo hiểm hoạt động trong nền kinh tế thị trường: Vào những
năm cuối thập niên 80, với chính sách kinh tế mở, cùng với nhịp độ phát triển
của nền kinh tế, ngành bảo hiểm đã có những bước phát triển đáng kể. Đứng
trước yêu cầu đa dạng hóa các loại hình kinh doanh bảo hiểm phục vụ cho
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn
định và nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng bảo hiểm trong nước để đầu tư lại
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nghị định
100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã
được ban hành. Sau khi Nghị định này ra đời, hoạt động kinh doanh bảo hiểm
theo hướng thị trường mở trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu phát
triển, nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời trên thị trường đã có sự cạnh tranh
gay gắt giữa các công ty bảo hiểm để giành khách hàng và tăng doanh thu phí.
1
Hoàng Thị Bạch Dương Lớp: Q12H


1
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhiều vấn đề mới nảy sinh và bất cập trong thời kỳ nảy đã ảnh hưởng đến
hoạt động của các công ty bảo hiểm. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm, đẩy hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã
hội. Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2004. Sau khi Luật này được ban hành,
Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành những văn bản thi hành Luật nhằm
phát huy tối đa hiệu quả của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Bảo Minh là công ty bảo hiểm gốc của Nhà nước đầu tiên được thành
lập sau Nghị định 100/CP. Ra đời trên cơ sở là một chi nhánh của Bảo Việt tạ
thành phố Hồ Chí Minh, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là
Bảo Minh) đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, được phép
hoạt động trên phạm vi cả nước và quốc tế, đảm nhận kinh doanh mọi loại
hình nghiệp vụ bảo hiểm.
Từ năm 1995 đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều thay đổi
khi có chính sách mở cửa hoàn toàn, đặc biệt là thị trường bảo hiểm. Thách
thức lớn đối với các công ty bảo hiểm trong nước là phải có đủ khả năng cạnh
tranh quốc tế. Nhằm mục tiêu tạo ra một tổng công ty bảo hiểm phi nhân thọ
mạnh nhất thị trường có đủ khả năng đó, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí
Minh (Bảo Minh) đã chính thức chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành
Tổng công ty Bảo Minh theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 27
GP/KDBH ngày 08/9/2007 của Bộ Tài chính. Đây là một công ty cổ phần
gồm 11 cổ đông sáng lập gồm các Tổng Công ty lớn của Nhà nước như: Tổng
Công ty Hàng không, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Hàng hải Việt
Nam, Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam v.v.. Tiếp đó, Hội đồng Quản trị của Tổng Công
ty cổ phần Bảo Minh đã ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty
Bảo Minh Hà Nội (gọi tắt là Bảo Minh Hà Nội) là công ty thành viên của

2
Hoàng Thị Bạch Dương Lớp: Q12H
2
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Phi hàng hảiPhòng Quản lý đại lýPhòng Tài sản kỹ thuật Phòng Hàng hảiPhòng Tổ chức hành chínhPhòng Kế toán thống kê
Phòng khai thác 1Phòng khai thác 2Phòng khai thác 3 Phòng khai thác 8Phòng khai thác 9Phòng khai thác 10

Chuyên đề tốt nghiệp
Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (gọi tắt là Tổng Công ty) theo số
1063/2007-BM/HĐQT ngày 01/10/2007.
Công ty Bảo Minh Hà Nội trong quá trình hoạt động đã đóng góp một
phần không nhỏ vào sự phát triển của Tổng Công ty. Hiệu quả hoạt động của
Công ty được thể hiện bằng sự đóng góp doanh thu phí vào tổng doanh thu
phí của toàn Tổng Công ty là 20 đến 21%. Hiện nay với hơn 60 cán bộ công
nhân viên, cơ cấu tổ chức của Công ty được chia thành 6 phòng ban, 8 phòng
khai thác và đảm nhận 21 loại hình nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau, trong đó
có nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là nghiệp vụ truyền thống
nhưng vẫn được Công ty quan tâm phát triển.
Đứng đầu Công ty là Giám đốc (do Tổng giám đốc bổ nhiệm), chịu
trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý. Hai phó giám đốc
3
Hoàng Thị Bạch Dương Lớp: Q12H
3
Chuyên đề tốt nghiệp
quản lý từng phần nghiệp vụ của các phòng ban, giúp đỡ Giám đốc giải quyết
các vụ việc liên quan từng phần nghiệp vụ.
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập vận chuyển bằng đường biển ở
Bảo hiểm Hà Nội do phòng Hàng hóa đảm nhiệm.
* Phòng Hàng hải có các nhiệm vụ sau:

- Hướng dẫn và chỉ đạo khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nói
trên cho các phòng thuộc Tổng Công ty theo phân cấp của Tổng Giám đốc.
- Kiểm tra quản lý toàn bộ đơn bảo hiểm hàng hải do tất cả các phòng,
cấp gửi đến.
- Tổng hợp, báo cáo tổng kết công tác bảo hiểm hàng hải toàn Tổng
Công ty hàng năm.
- Thông qua công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện những yếu
kém, sơ hở, vi phạm trong kinh doanh, kiến nghị với Giám đốc biện pháp xử
lý, cải tiến doanh nghiệp.
- Thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, quản lý rủi ro bảo
hiểm hàng hải.
- Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch doanh thu các nghiệp vụ
bảo hiểm hàng hải.
2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Công ty Bảo Minh Hà Nội trong
thời gian qua
2.1. Công tác khai thác bảo hiểm
Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai một nghiệp
vụ bảo hiểm. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp
bảo hiểm nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, đặc biệt là những
nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai, những sản phẩm mới tung ra thị trường.
Xuất phát từ nguyên tắc chung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là "lấy số
đông bù số ít" nhằm tạo lập nguồn quỹ bảo hiểm đủ lớn để dễ dàng san sẻ rủi
ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức tốt khâu khai thác (khâu bán hàng).
4
Hoàng Thị Bạch Dương Lớp: Q12H
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Kết quả khâu này thể hiện chủ yếu ở các chỉ tiêu như: số lượng khách hàng
tham gia bảo hiểm (số HĐBH đã được ký kết, số đơn bảo hiểm đã cấp), số phí

bảo hiểm thu được… Nếu công ty làm tốt khâu này thì công ty sẽ có nhiều
khách hàng, mang lại doanh thu phí bảo hiểm cao. Đây là cơ sở để tăng lợi
nhuận, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảo
hiểm. Chính vì tính chất quan trọng của khâu này mà hầu hết các công ty bảo
hiểm phải lập ra các chiến lược khai thác. Công việc khai thác càng trở nên
khó khăn hơn trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trước
tình hình đó đòi hỏi các công ty phải thực hiện tốt khâu khai thác. Đối với
Bảo Minh Hà Nội mục tiêu và cũng là thước đo hiệu quả của khâu khai thác
là xây dựng và phát triển một thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
ổn định lâu dài và tăng trưởng cao.
Để thực hiện tốt khâu khai thác Bảo Minh Hà Nội thường tiến hành
theo các bước: lập kế hoạch, xác định các biện pháp khai thác, tổ chức khai
thác, đánh giá rút kinh nghiệm.
Trước hết, vào đầu năm phòng hàng hải tiến hành thu thập thông tin về
kim ngạch XNK như chủng loại hàng hóa, số lượng hàng hóa của từng công
ty XNK tại Hà Nội. Từ đó sẽ tập hợp số liệu để lập kế hoạch khai thác và định
mức thu phí trong năm cho từng đối tượng.
- Khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của
công ty bảo hiểm. Khách hàng của công ty thường có 2 loại: Khách hàng cũ
và khách hàng mới.
Đối với khách hàng cũ, các khách hàng truyền thống, các nhân viên
phải thuyết phục được họ tiếp tục hợp đồng một cách tự nguyện, lượng khách
hàng truyền thống này sẽ đảm bảo cho công ty một doanh thu ổn định. Một
công ty bảo hiểm có lượng khách hàng truyền thống chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ
chất lượng dịch vụ của công ty là rất tốt và biểu phí phù hợp.
Đối với khách hàng mới thì các cán bộ phải tìm cách tiếp cận để tìm
hiểu về loại hàng và nhu cầu tham gia bảo hiểm của họ, giúp họ hiểu hơn về
5
Hoàng Thị Bạch Dương Lớp: Q12H
5

Chuyên đề tốt nghiệp
sản phẩm mà công ty có thể cung cấp. Từ đó thuyết họ tham gia bảo hiểm cho
những hàng hóa XNK đó, những khách hàng mới này sẽ giúp công ty tăng
doanh thu, từng thị phần trên thị trường bảo hiểm.
Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của khách hàng. Việc cấp đơn
bảo hiểm được tiến hành theo trình tự sau:
a. Kiểm tra chứng từ và đánh giá rủi ro
- Đánh giá rủi ro là bước nghiên cứu để dự kiến mức độ rủi ro có thể
xảy ra đối với lô hàng và tàu trong suốt hành trình. Đối với tàu chở hàng, các
cán bộ khai thác của công ty phải xem xét kỹ các yếu tố sau:
+ Quốc tịch của tàu và chủ tàu: Vì đội tàu của mỗi nước có độ an toàn
là khác nhau.
+ Nếu tàu chở hàng tham gia cả bảo hiểm vật chất thân tàu tại Bảo
Minh thì kiểm tra xem tổng giá trị của tàu và hàng tham gia bảo hiểm có vượt
quá phân cấp 11 triệu USD hay không? Nếu vượt quá phải thông báo cho
phòng tái bảo hiểm để thu xếp nhượng tái.
+ Khả năng tài chính của chủ tàu, tuổi của tàu, cảng đi, cảng đến, cảng
chuyển tải…
- Kiểm tra chứng từ: Trước hết cán bộ bảo hiểm phải kiểm tra tính hợp
lý của người yêu cầu bảo hiểm, chi khi người được bảo hiểm khai báo rõ các
thông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm mới được coi là hợp lệ. Nếu khách
hàng khai thiếu các thông tin cơ bản sau: Tên mặt hàng, giá trị bảohiểm, tuyến
hành trình, điều kiện bảo hiểm thì cán bộ bảo hiểm phải yêu cầu khách hàng
bổ sung ngay.
b. Xem xét chấp nhận, từ chối bảo hiểm
- Từ chối bảo hiểm: Sau khi kiểm tra nếu thấy chứng từ không hợp lệ và
không thể căn cứ vào đó để cấp đơn bảo hiểm, khai thác viên bảo hiểm sẽ từ
chối ngay bằng cách lập công văn từ chối và gửi bằng fax hay qua đường bưu
điện kèm theo các tài liệu giải thích cho khách hàng hiểu.
6

Hoàng Thị Bạch Dương Lớp: Q12H
6
Chuyên đề tốt nghiệp
- Chấp nhận bảo hiểm: Sau khi kiểm tra hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, phân
tích số liệu thống kê, phân tích khả năng tài chính của khách hàng, đánh giá
rủi ro nếu thấy đạt yêu cầu thì Công ty quyết định bảo hiểm, đồng thời thỏa
thuận thời gian giao kết hợp đồng chính thức.
c. Cấp đơn bảo hiểm
Khi đã đồng ý bảo hiểm, khai thác viên vào sổ cấp đơn, số đơn bảo
hiểm được lấy theo số thứ tự trong sổ. Tiếp theo tiến hành tính số tiền bảo
hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể yêu cầu bảo hiểm theo
một trong các giá trị: FOB, CF, CIF và thêm vào đó tỷ lệ lãi ước tính.
Công ty Bảo Minh Hà Nội được phép chủ dộng nhận bảo hiểm cho
những hàng hóa xuất nhập khẩu có số tiền bảo hiểm dưới 6 triệu USD. Khi áp
dụng các điều khoản biểu phí, quy định, hướng dẫn hiện hành của Tổng Công
ty, nếu thấy cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế công ty sẽ trình
đơn xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty và chỉ được thực hiện khi Tổng
Công ty chấp nhận
Việc xác định tỷ lệ phí không chỉ dựa vào kết quả của tính toán, thống
kê hay các quy định phổ biến trên thế giới, mà để đáp ứng được yêu cầu của
tình hình thực tế, chi nhánh còn thường xuyên theo dõi sự biến động của thị
trường, khách hàng nhằm đưa ra mức phí cạnh tranh hợp lý. Việc điều chỉnh
này không những đảm bảo được lợi ích kinh doanh của công ty mà còn nâng
cao ý thức trách nhiệm cũng như hiệu suất công việc của cán bộ làm công tác
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Mặt khác
đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Có thể thấy sự thay đổi linh hoạt của tỷ
lệ phí thông qua bảng sau:
Bảng 1: Doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội
Chỉ tiêu

Năm
Đơn vị
2004 2005 2006 2007 2008
7
Hoàng Thị Bạch Dương Lớp: Q12H
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Số tiền bảo
hiểm
Triệu
đồng
1.480.789 1.661.052 1.925.945 2.393.611 2.118.000
Doanh thu phí Triệu
đồng
5.627 6.312 7.126 8.617 7.413
Tỷ lệ phí bình
quân
% 0,38 0,38 0,37 0,36 0,35
(Nguồn: Số liệu thống kế của Bảo Minh Hà Nội)
Qua bảng trên cho thấy doanh thu và số tiền bảo hiểm tăng liên tục
trung bình của doanh thu phí là 15% , năm 2007 là năm trong đó tốc độ tăng
cao nhất là 21% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 thì doanh thu phí
2008 chỉ bằng 86% so với năm 2007. Sự giảm sút về doanh thu phí năm 2008
là do những nguyên nhân sau đây:
- Mặc dù tỷ lệ phí năm 2008 là thấp nhất nhưng do sự cạnh tranh gay
gắt của các công ty bảo hiểm khác trên thị trường, đã làm giảm doanh thu phí
của công ty.
- Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao nhưng tình hình
thực sự không mấy khả quan đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
Kim ngạch hàng xuất tăng vẫn chủ yếu tập trung vào các mặt hàng chiến lược

của n như dầu thô, thủy sản, dệt may… mà tất cả các mặt hàng này hầu hết
phía người mua đều là người quyết định đối với các dịch vụ về vận tải và bảo
hiểm.
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng nhập vẫn đạt thấp so với kế hoạch đề ra cho
phòng Hàng Hải chưa có sự nỗ lực đầu tư, quan tâm thích đáng vào việc mở
rộng quan hệ tìm kiếm những khách hàng nhập khẩu mới .
- Phí thu bảo hiểm của phòng Hàng Hải tập trung chủ yếu vào các
khách hàng cũ truyền thống mà các khách hàng này trong năm 2008 khó khăn
trong việc xuất nhập khẩu. Trong khi đó doanh thu phí của nghiệp vụ này ở
các phòng khai thác khu vực chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với doanh thu của phòng
Hàng Hải. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
8
Hoàng Thị Bạch Dương Lớp: Q12H
8

×