Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG KIỀU HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.36 KB, 17 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG KIỀU HỐI TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. KIỀU HỐI LÀ GÌ ?
Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/08/1999 có giải
thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được
chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau:
- Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;
- Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu
chính quốc tế;
- Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi
nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nước
ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi
về cho Người thụ hưởng ở trong nước.”
Còn theo ý kiến của một số lãnh đạo các Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước,
điển hình là ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB phát biểu vào cuối năm
2007 trích trong bài báo “Kiều hối lũ lượt đổ về” đăng trên báo Tuổi trẻ ngày
15/12/2007 về kiều hối : " Trước đây, chúng ta hiểu kiều hối là tiền kiều bào gửi cho
thân nhân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng. Nhưng nay trong số này còn có tiền người lao
động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về
tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du học sinh người nước ngoài du
học tại Việt Nam. Chúng tôi gọi chung nhóm này là chuyển tiền bank-to-bank”
Theo tôi cần kết hợp cả 2 định nghĩa trên để có một định nghĩa tổng quan về Kiều hối
như sau: Kiều hối là bao gồm toàn bộ tiền kiều bào gửi cho thân nhân với ý nghĩa trợ
cấp tiêu dùng, tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân
của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du
học sinh người nước ngoài du học tại Việt Nam và phải thông qua con đường chính
thức như: thông qua các tổ chức tín dụng được phép; thông qua các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt
Nam có khai báo với Hải quan cửa khẩu.
1.2. CÁC DÒNG KIỀU HỐI.
Nguồn tiền kiều hối chuyển vào một quốc gia có thể phân thành 2 loại sau:


1.2.1. Kiều hối chuyển theo kênh chính thức:
Chuyển qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức được Ngân hàng Nhà Nước cho phép làm
dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho các tổ chức tín dụng
thực hiện việc chi trả ngoại tệ, các tổ chức tín dụng làm đại lý cho các tổ chức tín dụng
được phép, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế và các cá
nhân mang theo ngoại tệ hộ cho kiều bào ở nước ngoài, có khai báo với Hải Quan cửa
khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi cho người thụ hưởng ở trong nước. Hiện
nay phương thức chuyển tiền thông qua con đường chính thức đã phổ biến rộng rãi vì
sự nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên cũng rất nhiều kiều bào e ngại vì phải chứng
minh tính pháp lý của món tiền, đồng thời phí dịch vụ của Ngân hàng còn cao.
- Đặc điểm của phương thức này là:
 Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu (trong trường hợp khách hàng sử dụng
dịch vụ chuyển tiền ngay của các Tổ chức chuyển tiền nhanh có các đại lý đặt tại
Ngân hàng, công ty kiều hối)
 An toàn.
- Khuyết điểm của phương thức này:
 Giá ngoại tệ mà ngân hàng bán ra cao hơn (mua vào thấp hơn) thị trường tự do
 Phải xuất trình nhiều giấy tờ.
1.2.2. Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức:
Là lượng kiều hối được chuyển vào một quốc gia do kiều bào nhập cảnh vào quốc gia
đó mà không khai báo tại Hải Quan cửa khẩu hoặc qua đường dây ngầm của dịch vụ
chuyển tiền tư nhân không qua hệ thống ngân hàng và các công ty kiều hối được cấp
giấy phép nhận và chi trả ngoại tệ. Loại hình này được thực hiện dựa trên cơ sở quen
biết và tin tưởng lẫn nhau. Phương thức chuyển tiền này đơn giản. Chỉ cần điện 2 lần
điện thoại: một cho cá nhân làm dịch vụ chuyển tiền và một cuộc điện thoại cho thân
nhân ở Việt Nam đến địa điểm chi trả hoặc đường dây chi trả sẽ đến tận nhà của kiều
quyến để thực hiện chi trả.
- Đặc điểm của phương thức này là:
 Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu.
 Giá ngoại tệ bán ra thấp hơn (mua vào cao hơn) tỷ giá bán ra và mua vào của các

ngân hàng thương mại.
 Không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ.
- Khuyết điểm của phương thức này:
 Phí cao.
 Không an toàn.
Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới, quy mô của thị truờng kiều hối được
chuyển qua kênh phi chính thức xấp xỉ ngang bằng với thị trường kiều hối được chuyển
qua kênh chính thức (nguồn www.vnmedia.vn).
1.2.3. Cơ sở pháp lý về kiều hối tại Việt Nam
Ở Việt Nam, kiều hối chảy về nước cũng thông qua hai phương thức trên. Do đó dể tạo
điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính thức phát triển mạnh hơn, thu hẹp
kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thu hút
kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều qui định về thuế và không giới hạn số lượng ngoại tệ
được chuyển về Việt Nam đối với người nhận và người gửi.
Người nhận không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài
chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng như trước đây, quyền lợi của
người nhận và người gửi được đảm bảo đồng thời các hình thức chuyển tiền được mở
rộng để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam (Quyết định số
170/1999/QĐ-TTg ngày 19/08/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về khuyến khích người
Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước; Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày
17/06/2002).
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sửa đổi, bổ sung, ban hành thêm nhiều quyết
định, nghị quyết từ năm 2000 đến nay nhằm góp phần tạo điều kiện thông thoáng cho
lượng kiều hối chuyển về nước nhiều hơn như: Quyết định số 878/2002/QĐ-NHNN
nhày 19/08/2002 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam v ớ i m ụ c
đ í c h l à hoàn thiện mạng lưới của các tổ chức nhận và chi trả ngoại tệ
để đảm bảo thời gian chuyển nhanh, an toàn cho người nhận và đảm bảo dịch vụ
chuyển tiền tuân thủ theo các quy định của pháp luật; Quyết định số 77/2006/QĐ-
UBND ngày 22/05/2006 cuả Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về chương trình
hành động của Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ

chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở
nước ngoài trên địa bàn thành phố (trong đó có các nghiên cứu điều chỉnh bổ sung kịp
thời các chính sách nhằm khuyến khích đẩy mạnh và phát huy hiệu quả của kiều hối);
Nghị quyết số 3/2007/NQ-CP ngày 19/01/02007 của Chính Phủ về việc những giải
pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà
Nước năm 2007 (trong đó có chính sách khuyến khích thu hút mạnh nguồn kiều hối)…
1.3. VAI TRÒ CỦA KIỀU HỐI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- Về phân tích cán cân vãng lai, có thể thấy ngay là kiều hối đóng một vai trò quan
trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai. Cụ thể trong nhiều năm liền
Việt Nam là một quốc gia nhập siêu, chỉ tính riêng năm 2007, nhập siêu của cả nước dự
báo khoảng 12,4 tỷ USD. Trong khi đó chỉ riêng nguồn kiều hối đã mang về khoảng 6
tỷ USD (chỉ bao gồm đường chính thức), giúp bù đắp gần 50 % thâm hụt cán cân
thương mại.
- Kiều hối cũng đóng vai trò quan trọng là nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế, tạo
ra một nguồn lực tài chính cho đất nước, làm tăng sức đề kháng của Việt Nam trước
những chuyến biến phức tạp của nền kinh tế Thế giới. Đây là một nguồn lực tài chính
được huy động tư trong dân cư – nội lực tài chính của quốc gia - mang tính ổn định
hơn những nguồn ngoại tệ khác như vốn vay, tiền viện trợ…giúp quốc gia giảm thiểu
nhiều rủi ro trong quá trình huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước
ngoài.
- Việt Nam là một nước sản xuất dầu thô và vừa nhận được số lượng kiều hối đáng kể.
Do đó Việt Nam là một trường hợp điển hình để so sánh lợi ích của kiều hối và thu
nhập từ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi số thu nhập về dầu thô trong năm 2007
lên đến khoảng 12,7 tỷ USD (số liệu báo cáo từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia) hoàn toàn
nằm trong tay Nhà nước. Việc sử dụng số tiền này một cách hữu hiệu không tránh khỏi
những mâu thuẫn liên hệ đến chính trị, giữa quyền lợi của Đảng và của nhân dân.
Ngược lại Kiều hối gồm nhiều triệu món tiền nhỏ, được phân phối rộng rãi và không
qua trung gian Nhà nước. Do đó kiều hối không bị ảnh hưởng tiêu cực như số lượng thu
nhập từ dầu thô.
- Quan trọng hơn cả, trên phương diện thực tế, kiều hối trực tiếp giúp nhiều gia đình

nghèo có phương tiện sinh sống và vốn làm ăn. Như vậy kiều hối giúp giảm mức nghèo
đói ở Việt Nam, đặc biệt khu vực nông thôn vì phần đông công nhân xuất khẩu lao
động phát xuất từ đây.
Hình 1.1. Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ 2002 đến 2007
Nguồn: Niên giám của Tổng cục thống kê, Báo cáo ước tính các năm của Tổng cục
thống kê, Báo cáo của Chính phủ và ước tính chuyên gia.
Trong 5 năm vừa qua lượng kiều hối chuyển về nước mỗi năm mỗi tăng vượt bậc
(hình1.1) cho thấy kiều hối thực sự là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế đất
nước và đang có nhiều thuận lợi để đột phá trong tương lai. Những năm gần đây chính
sách kiều hối được điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn, tạo thêm nhiều thuận lợi cho cả
người gửi và người nhận. Đây được coi là nguyên nhân chính tạo nên sự tăng trưởng
ngoạn mục về lượng kiều hối chuyển tiền về nước.
1.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG VỀ KIỀU HỐI ĐẾN NĂM 2010.
1.4.1. Xác định đúng đối tượng phục vụ.
- Các đối tượng khác chuyển tiền về Việt Nam với mục đích hỗ trợ thân nhân và mục
đích từ thiện khác.
- Các công ty, tổ chức hoạt động dịch vụ kiều hối trong và ngoài nước.
- Các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
1.4.2. Xác định đúng nhu cầu khách hàng.
1.4.2.1. Đối với người gửi tiền:
+ Thuận tiện trong việc tiếp cận dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng.
+ Ngân hàng cung cấp dịch vụ phải ngân hàng có uy tín, đáng tin cậy.
+ Thời gian chuyển tiền nhanh.
+ Phí chuyển tiền thấp.
+ Thủ tục chuyển tiền đơn giản.
2.1
2.7
3.2
3.8
6,0

4.7
+ Được tiếp đón ân cần, lịch sự, được phục vụ nhanh.
+ Được hưởng lợi từ các chính sách khách hàng (ví dụ: chương trình khuyến
mại…) của ngân hàng.
1.4.2.2. Đối với người nhận tiền:
+ Thuận tiện trong việc tiếp cận các địa điểm chi trả kiều hối và được nhận tiền
tại nhà.
+ Được ngân hàng phục vụ thông báo số tiền đã được chuyển về và hướng dẫn
các điểm chi trả kiều hối gần nhất.
+ Thời gian nhận tiền nhanh.
+ Không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào.
+ Thủ tục nhận tiền đơn giản.
+ Được hưởng lợi từ các chính sách khách hàng (ví dụ: tham gia các chương trình
khuyến mại...) của ngân hàng.
+ Thích được nhận tiền mặt bằng ngoại tệ, đặc biệt đồng USD và EUR
+ Tỷ giá mua bán ngoại tệ cao.
+ Được tiếp đón ân cần, lịch sự, được phục vụ nhanh.
+ Được tư vấn về việc sử dụng những món tiền kiều hối nhàn rỗi sao cho sinh lợi
nhiều nhất.
+ Được sử dụng các tiện ích dịch vụ khác của ngân hàng.
1.4.3. Xác định đúng thị trường tiềm năng.
Từ năm 1991 đến năm nay, kiều hối tăng bình quân trên 10%/ năm. Thị trường kiều hối
của cả nước sẽ tiếp tục phát triển và dự đoán năm 2008, lượng kiều hối vào Việt Nam
sẽ đạt 7 tỷ USD và dự đoán đến năm 2010, lượng kiều hối vào Việt Nam sẽ gần đạt 10
tỷ USD. (nguồn www.mof.gov.vn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam)
Trong năm 2006, Việt Nam đã đưa 83.440 lao động ra nước ngoài làm việc. Lượng
ngoại tệ do lao động Việt Nam chuyển về nước đạt trên 2,5 tỷ USD. Theo Bộ Lao động
Thương Binh và Xã hội, năm 2008 sẽ có khoảng 100,000 người đi lao động ở nước
ngoài ở các nước như Anh, Hy Lạp, Canada, Lybia..
Theo báo cáo của một số ngân hàng và tổ chức kinh tế có doanh số kiều hối lớn, ngoại

tệ kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam chủ yếu từ các quốc gia như: Mỹ, Canada,

×