Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ NGUỒN KIỀU HỐI TẠI BIDV HCMC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.09 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ NGUỒN KIỀU HỐI TẠI
BIDV HCMC
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
2.1.1. Sơ lược về BIDV HCMC.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957, là một
Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà
nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn trăm chi nhánh và các
công ty trong toàn quốc, có ba đơn vị liên doanh với nước ngoài (hai ngân hàng và một
công ty bảo hiểm), hùn vốn với năm tổ chức tín dụng.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh là một chi nhánh lớn
của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một Ngân hàng thương mại
hoạt động đa năng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phục vụ đầu tư phát triển các dự án,
công trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân
hàng, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty, không ngừng mở
rộng quan hệ đại lý và quan hệ thanh toán với các ngân hàng trên thế giới.
Nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, thị
trường vốn đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hội
nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Chính vì thế, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển thành phố Hồ Chí Minh một mặt vừa phải chuyển đổi các hoạt động đáp ứng các
yêu cầu của nền kinh tế, vừa chuẩn bị các tiền đề để xây dựng một ngân hàng hiện đại,
hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Về tín dụng, chi nhánh đã tập trung giải quyết hai vấn đề lớn. Một là, thực hiện huy
động vốn trung dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển; hai là, vận dụng các công nghệ
thẩm định hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đồng vốn đầu tư và tăng
cường an toàn tín dụng.
Các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn mà chi nhánh chú trọng tài trợ vốn đầu tư trung và dài
hạn là: các dự án thuộc chương trình kích cầu của thanh phố, các công trình trọng điểm
của kinh tế trung ương trên địa bàn thành phố, tài trợ các dự án đổi mới thiết bị công
nghệ của các doanh nghiệp thành phố, tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công


nghiệp, tài trợ xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư mới …
Các hoạt động thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân quỹ, ngân hàng tại nhà (Home
Banking)…ngày càng được nâng cao để phù hợp với sự phát triển của chi nhánh cũng
như yêu cầu của khách hàng. Chi nhánh đề ra mục tiêu lâu dài là phấn đấu ngày càng
tăng tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận.
Chi nhánh chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào trong tất cả các mặt hoạt động,
tạo điều kiện phát triển sản phẩm mới, nâng cao khả năng điều hành quản trị, ra quyết
định kịp thời cũng như kiểm soát tốt các hoạt động của chi nhánh.
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, chi nhánh coi Marketing là chức năng trọng tâm,
là chức năng nối kết các chức năng khác để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đã thành
lập tổ Marketing, ban Marketing tác nghiệp trong các hoạt động nghiệp vụ.
Trong kế hoạch phát triển, chi nhánh xây dựng mô hình bộ máy tổ chức mới đáp ứng sự
phát triển chiều rộng và đồng thời tạo tiền đề nâng cao về chất các hoạt động nghiệp vụ,
áp dụng được các công nghệ mới trong tương lai, như thành lập phòng hỗ trợ tín dụng,
thành lập các phòng giao dịch, chi nhánh trực thuộc tại các địa bàn kinh tế trọng điểm,
tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, thực hiện giao dịch một cửa thanh toán …
Tất cả các hoạt động trên của chi nhánh vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phát
triển theo hướng một Ngân hàng thương mại hiện đại, thể hiện sự tiến bộ trưởng thành
của chi nhánh trong sự nghiệp đổ mới của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh phát triển trong thời gian qua, đồng thời nâng cao khả năng cạnh
tranh khu vực trong thời gian tới.
2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức.
2.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ đang được cung ứng bởi BIDV HCMC.
2.1.2.1. Sản phẩm của nghiệp vụ huy động vốn.
Trong sản phẩm huy động vốn BIDV HCMC có các hình thức khá phong phú, đa dạng
như:
- Tính chất tiền gửi: tài khoản thanh toán, tài khoản có tính chất giao dịch chứng khoán,
tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm có kỳ hạn,
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,…
- Kỳ hạn gửi: rất đa dạng như không kỳ hạn, kỳ hạn 1 tuần, ..1 tháng,…60 tháng…

- Đối tượng vốn huy động: VNĐ, USD, EUR,…
- Phương thức lãnh lãi đa dạng: lãnh lãi trước, lãnh lãi cuối kỳ, lãnh lãi hàng tháng,
hàng quý, …
- Lãi suất huy động khá linh hoạt theo thị trường và nhu cầu của ngân hàng.
- Ngoài ra để thu hút khách hàng, ngân hàng chấp nhận cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm,
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,…để cho vay tạm.
2.1.2.2. Sản phẩm tín dụng.
BIDV HCMC đã khá năng động, linh hoạt tạo ra đa dạng các loại hình sản phẩm tín
dụng như:
- Tín dụng cho vay: đây là loại hình đa dạng nhất, thay đổi theo nhiều tiêu chí:
+Thời hạn cho vay (ngắn, trung và dài hạn)
+Đối tượng cho vay (bổ sung vốn lưu động, tài trợ theo dự án, tài trợ ứng trước
làm hàng xuất khẩu, đầu tư nhà xưởng, mua nhà, xây nhà, sửa chữa nhà, cho vay
sinh hoạt, tiêu dùng,…)
+Phương thức cho vay (cho vay từng lần, cho vay hạn mức, cho vay trả góp,…)
+Ngành nghề cho vay
+Địa bàn cho vay
- Tín dụng bảo lãnh: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng,…
- Tín dụng chiết khấu giấy tờ có giá: bộ chứng từ L/C xuất khẩu, trái phiếu,…
2.1.2.3. Sản phẩm nghiệp vụ dịch vụ khác.
Ngoài các sản phẩm huy động vốn và tín dụng cho vay, BIDV HCM còn có các sản
phẩm dịch vụ khác khá đa dang như:
- Dịch vụ tài khoản và phương tiện thanh toán: Mở, đóng tài khoản; Gửi, rút tiền mặt;
phát hành và thanh toán thẻ ( thẻ nội địa và quốc tế ); séc; Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu;
thu hộ hối phiếu, séc; Thu chi hộ tiền bán hàng, tiền lương; Xác nhận số dư, …
- Dịch vụ thanh toán quốc tế:
+ Hoạt động nhập khẩu: Mở, tu chỉnh, hủy thư tín dụng; Thanh toán chứng từ
L/C nhập khẩu trả ngay; Chấp nhận và thanh toán hối phiếu chậm trả; Thanh
toán chứng từ nhờ thu; Bảo lãnh nhận hàng; Ký hậu vận đơn.

+ Hoạt động xuất khẩu: Phát hành, tu chỉnh, thông báo L/C; Xác nhận L/C do
ngân hàng đại lý phát hành; Xử lý chứng từ nhờ thu trong xuất khẩu.
+ Dịch vụ chuyển tiền và kiều hối: Chuyển tiền đến và đi: từ khách hàng trong
và ngoài nước; Thanh toán và phát hành hối phiếu (Bank’s draft); Điện chuyển
tiền; Hủy, sửa đổi lệnh chuyểnh tiền, hối phiếu,… tiếp nhận và chi trả kiều hối.
+ Dịch vụ thu đổi và kinh doanh ngoại tệ: Đổi séc du lịch lấy tiền mặt, kiểm tra
ngoại tệ; Mua, bán ngoại tệ.
+ Kinh doanh các sản phẩm phái sinh.
+ Dịch vụ khác: dịch vụ mobile banking, cất giữ hộ giấy tờ có giá, kiểm đếm hộ,
giao nhận tiền tại nơi khách hàng yêu cầu….
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒN LỰC KIỀU HỐI CỦA
BIDV HCMC TRONG THỜI GIAN QUA. (2000->2007)
2.2.1. Tình hình hoạt động dịch vụ kiều hối của BIDV HCMC:
Trong thời gian qua, ngoài việc BIDV- HCMC thực hiện chi trả kiều hối thông qua dịch
vụ ngân hàng, BIDV-HCMC còn thực hiện dịch vụ kiều hối với các tổ chức tín dụng và
công ty làm dịch vụ kiều hối thông qua việc chia phí với các chi nhánh đầu mối do
BIDV chỉ định như sau:
• Trước năm 2006 BIDV HCMC ký hợp đồng đại lý phụ chi trả kiều hối với Ngân
hàng Á Châu dựa trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc do BIDV ký với ACB. Trong đó
BIDV HCMC được hưởng hoa hồng phí với tỷ lệ 0.7%/doanh số chi trả hằng tháng
+ 10% VAT và phí rút tiền mặt bằng ngoại tệ nếu khách hàng yêu cầu nhận tiền mặt
bằng ngoại tệ. Nhưng đến năm 2006, BIDV-HCMC ký hợp đồng đại lý chính thức
chi trả kiều hối với Western Union. Trong đó BIDV-HCMC hưởng phí trong dịch vụ
kiều hối trên mỗi cuộc tiền thanh toán hoặc cuộc tiền chuyển đi.
• BIDV ký một thoả thuận chuyển tiền kiều hối với Ngân hàng Metropolitan, chi
nhánh Đài Loan về chuyển tiền nhanh từ Đài Loan về Việt Nam. Theo đó các chi
nhánh của Metropolitan tại Đài Loan sẽ tiếp nhận tiền của người có nhu cầu chuyển
tiền về Việt Nam. Số tiền này sẽ chuyển vào tài khoản ngoại tệ của BIDV, kèm theo
là danh sách những người nhận tại Việt Nam. Căn cứ vào danh sách này BIDV sẽ
thực hiện việc chi trả trong ngày. BIDV chỉ định Chi nhánh Hà Thành làm đại lý chi

trả kiều hối và là đầu mối thu phí dịch vụ. Cuối mỗi tháng Chi nhánh Hà Thành sẽ
tổng hợp và chuyển phí theo tỷ lệ 50/50 trên số phí thu được trên từng giao dịch cho
Chi nhánh phục vụ người thụ hưởng.
• BIDV ký một thoả thuận chuyển tiền kiều hối về Việt Nam với Công Ty Kiều
Hối VINA USA Inc. (có văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh). Chi Nhánh Sài
Gòn làm đại lý chi trả kiều hối và làm đầu mối thu phí dịch vụ.
Với dịch vụ chuyển tiền kiều hối VINA USA, người gửi tiền ở Mỹ và Canada có thể
gửi thư nhắn, thư kiều hối cho người nhận và ngược lại người nhận có thể gửi lại lời
nhắn, thư cho người chuyển tiền miễn phí. Phiếu nhắn tin và thư hồi âm miễn phí do
VPĐD của VINA USA gửi trực tiếp đến các chi nhánh chi trả kiều hối của BIDV.
Các chi nhánh chi trả thực hiện chi trả kiều hối theo đúng những thông tin do VINA
USA cung cấp (bao gồm tên, địa chỉ, điện thoại hoặc số CMND).
Hàng tháng Chi nhánh Sài Gòn sẽ đối chiếu danh sách chuyển tiền trong tháng với
Công ty VINA USA Mỹ, tính phí dịch vụ được hưởng của BIDV và chuyển trả phí
về cho các chi nhánh phục vụ người hưởng theo tỷ lệ 50/50.
• BIDV ký thoả thuận với Ngân hàng Korea Exchange Bank (KEB), chi nhánh Hà
Nội về việc chuyển tiền kiều hối cho người lao động tại Hàn Quốc về Việt Nam.
Theo đó các chi nhánh của KEB của Hàn Quốc sẽ tiếp nhận tiền của người có nhu
cầu chuyển tiền về Việt Nam. Số tiền này sẽ chuyển vào tài khoản ngoại tệ của KEB
Chi nhánh Hà Nội mở tại Chi nhánh Đông Đô, kèm theo là danh sách những người
nhận tại Việt Nam. Căn cứ vào danh sách này chi nhánh phục vụ của BIDV sẽ thực
hiện việc chi trả trong ngày.
BIDV chỉ định Chi nhánh Đông Đô làm đầu mối tổng hợp phí và chia 40% số phí
thu được trên từng giao dịch cho chi nhánh thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối.
• BIDV ủy quyền cho Chi nhánh Đông Đô ký hợp đồng chuyển tiền Uniteller với
công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tổng Hợp Việt Nam (GESEVIETNAM). Với
dịch vụ chuyển tiền UNITELLER, khách hàng thụ hưởng sẽ trực tiếp đến chi nhánh
của BIDV xuất trình mã số chuyển tiền (Folio), Chứng Minh Nhân Dân hoặc hộ
chiếu (passport) còn hiệu lực (đối với người không cư trú) và yêu cầu nhận tiền theo
hình thức Uniteller tại chi nhánh.

Chi nhánh phục vụ hướng dẫn khách hàng điền các thông tin vào Phiếu lĩnh tiền
(mẫu do GESEVIETNAM cung cấp), xác định người thụ hưởng đúng với chứng
minh thư hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) và fax đến GESEVIETNAM.
GESEVIETNAM sẽ kiểm tra mã số chuyển tiền để chấp nhận chi trả hoặc không.
Trong trường hợp chi trả, GESEVIETNAM sẽ chuẩn chi đến Chi nhánh Đông Đô.
Chi nhánh Đông Đô sẽ thực hiện chuyển tiền cho các chi nhánh phục vụ người thụ
hưởng của BIDV.
Chi nhánh phục vụ người thụ hưởng thực hiện chi trả nguyên số tiền theo đúng chỉ
dẫn nhận được kể từ khi được chuẩn chi (trừ trường hợp khách hàng rút tiền mặt
bằng ngoại tệ).
Sau khi thực hiện chi trả, mỗi tuần chi nhánh phục vụ người thụ hưởng fax giấy
biên nhận lĩnh tiền có chữ ký của người thụ hưởng về GESEVIETNAM.
Chi nhánh Đông Đô xây dựng bộ ký hiệu mật giữa chi nhánh với GESEVIETNAM;
giữa chi nhánh Đông Đô với các chi nhánh khác trong hệ thống. Chi nhánh Đông
Đô sẽ tổng hợp phí dịch vụ và chuyển trả phí cho các chi nhánh phục vụ người thụ
hưởng theo tỷ lệ 50/50.
• Ngoài ra, để mở rộng hoạt động chi trả kiều hối BIDV đã ký hợp đồng chuyển
tiền từ Malaysia về Việt Nam với Ngân hàng VID-Public Bank.
BIDV chỉ định Sở Giao Dịch I làm đầu mối chi trả kiều hối và tổng hợp. Sau đó Sở
Giao Dịch I chia phí báo Có cho chi nhánh phục vụ người thụ hưởng theo tỷ lệ
50/50 trên giá trị thu phí không bao gồm thuế VAT. Ngoài ra, Chi nhánh phục vụ
người thụ hưởng được hưởng thêm phí rút tiền mặt bằng ngoại tệ của khách hàng.
2.2.2. Kết quả đạt được của hoạt động kiều hối:
Doanh Số

Số món
Hình 2.1. Doanh Số Chi Trả Kiều Hối Tại BIDV-HCMC
Nguồn: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động TTQT của các năm của P. DVXNK
Biểu đồ trên cho thấy tình hình hoạt động dịch vụ kiều hối tại BIDV-HCMC giảm mạnh
trong suốt 06 năm từ 2000 đến 2005. Tuy nhiên trong 1 vài năm gần đây với tốc độ tăng

trưởng kiều hối trong nước cộng với việc phát triển nhiều kênh chi trả kiều hối, BIDV
HCMC đã có một bước tiến vượt bậc về dịch vụ kiều hối so với các ngân hàng khác
trên cùng địa bàn. Cụ thể doanh số chi trả kiều hối trong năm 2004 (2.695.000 USD)
của BIDV-HCMC chỉ bằng 1/7 doanh số chi trả kiều hối của năm 2001 (18.530.000
USD) và số món kiều hối giao dịch qua BIDV-HCMC cũng giảm dần tương ứng (từ
1040 món trong năm 2001 giảm hơn 2/3 chỉ còn 278 món giao dịch kiều hối trong năm
2005), nhưng đến năm 2007 đã tăng dần (lên lại 875 món với doanh số 9.335.000 USD;
tăng hơn 60% so với năm 2006). Nếu so sánh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn
thì doanh số chi trả kiều hối của BIDV-HCMC vẫn chiếm chưa nhiều trong tổng doanh
số chi trả kiều hối được chuyển về Việt Nam qua kênh chính thức tại Tp. Hồ Chí Minh.
Riêng đối với kênh chuyển tiền ra nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế về mặt thủ tục và
tính chuyên môn của nhân viên, nên tính đến nay doanh số chuyển tiền vẫn là con số
quá nhỏ chỉ khoảng vài trăm ngàn USD/ năm.
Hình 2.2. Thị phần chi trả kiều hối của BIDV HCMC so với toàn hệ thống năm
2007
9,335 triệu USD
chiếm 14,7 %
Doanh số chi trả kiều hối tại BIDV HCMC
Doanh số chi trả kiều hối của toàn hệ thống BIDV trong năm 2007 là 635 triệu USD
Nguồn: Báo cáo cuối năm 2007 của BIDV HO.
Hình 2.2 cho thấy dịch vụ chi trả kiều hối của BIDV HCMC vẫn còn yếu chưa tương
xứng với vị trí là chi nhánh lớn mạnh trong hẹ thống BIDV. BIDV HCMC cần phát
triển hơn nữa dịch vụ này.
Doanh Số
(1000 USD)
Còn xét cụ thể trong năm 2007, lượng kiều hối nhận được tại Tp. Hồ Chí Minh là
khoảng 3 tỷ USD trong đó:
- Doanh số chi trả kiều hối của Vietcombank, chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
trong năm là 550 triệu Đô La Mỹ.
- Doanh số chi trả kiều hối tại hội sở Sacombank TP. Hồ Chí Minh đạt 450

triệu USD.
- Doanh số chi trả kiều hối của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn TP, Hồ Chí Minh đạt 300 triệu USD.
- Doanh số chi trả kiều hối của Công ty Kiều Hối Đông Á (Ngân Hàng
TMCP Đông Á) đạt 622 triệu USD.
- Doanh số chi trả kiều hối của BIDV trên địa bàn TP. HCM đạt 200 triệu
USD. Tuy nhiên tại BIDV HCMC chỉ đạt được một con số khiêm tốn là
9,335 triệu USD. (hình 2.1)
- Phần còn lại thuộc về doanh số chi trả của ngân hàng Eximbank và các
ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
(nguồn www.sggp.org.vn của báo Sài Gòn Giải Phóng và www.mot.gov của Bộ Thương
Mại)
Như vậy, qua việc phân tích tình hình về hoạt động của dịch vụ kiều hối của BIDV-
HCMC cho thấy BIDV HCMC đã đạt được những kết quả khả quan như sau:
• BIDV được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ trong việc thiết lập hệ thống
đại lý chi – trả kiều hối. BIDV được phép thiết lập hệ thống chi trả kiều hối với bất
kỳ tổ chức kinh tế thông qua việc ký kết các hợp đồng làm dịch vụ chi trả kiều hối.
• Trong giai đoạn đầu đã thực hiện thành công hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
• Nguồn tài chính để hoạt động trong dịch vụ chi trả kiều hối mạnh và loại tiền để
chi trả đa dạng.
• Biểu phí dịch vụ của BIDV HCMC mang tính cạnh tranh so với các ngân hàng
khác trên cùng địa bàn.
Bảng 2.1. Bảng biểu so sánh tỷ lệ phí chuyển tiền nước ngoài
tại một số hệ thống NHTM Việt Nam
Đơn vị tính: triệu USD

×