Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SKKN MOT SO GIAI PHAP NHAM NANG CAO CHAT LUONG DAYVAHOC TIENG VIET CHO HOC SINH DAN TOC BAC TRUNG HOCCOSO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.83 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CON CNG
<b>PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


ĐỀ TÀI



(Ngữ văn THCS)


<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG</b>


<b>DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH ĐAN LAI BẬC</b>


<b>TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CON CUÔNG</b>



NGƯỜI THỰC HIỆN: Võ Như Hùng
ĐƠN VỊ CƠNG TÁC: Phịng GD&ĐT Con Cng


Số điện thoại: 0919.569.890


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>A. Đặt vấn đề</b>


- Một số vấn đề chung về nguồn gốc, tên gọi, tập quán về dân tộc Đan Lai.
- Về văn hóa, tộc người Đan Lai ít thấy có bản sắc riêng, có một sự đan
xen giữa một ít của dân tộc này một ít của dân tộc kia. Trang phục họ mặc giống
người kinh, nhà ở lại giống người Thái; ma chay, cưới hỏi có sự lai tạp giữa phong
tục của dân tộc kinh, dân tộc Thái và cả dân tộc Mường. Đặc biệt là việc lấy vợ lấy
chồng của người Đan Lai (do tộc người này thường ở cách biệt, họ lại ít giao
lưu…) nên trai gái thường kết hôn với nhau ở trong một bản, cận huyết thống đây
là nguyên nhân chính dẫn đến tộc người Đan Lai đang ở trong tình trạng giống nịi
bị suy kiệt dần.


- Một điểm đáng lưu ý nữa của người Đan Lai là tiếng nói, tiếng nói của
người Đan Lai có nhiều âm gần giống với cách phát âm của người kinh, đây phải
chăng là một minh chứng để các nhà nghiên cứu đi đến kết luận: Tộc người Đan


Lai có nguồn gốc từ miền Hoa Quân thuộc huyện Thanh Chương chăng ? Sau đây
là một số thống kê cho thấy điều đó:


<b>Tiếng Kinh</b> <b>Tiếng Đan Lai</b> <b>Tiếng Thái</b>


Đi chơi Ti yến Pay học


Về Viề Mưa


Uống rượu Nhổ liệu Kin lậu


Uống nước Nhổ đác Kin nậm


Ăn cơm Ăn cờm Kin khầu


- Ngày 19/12/2006 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án bảo tồn và
phát triển bền vững tộc người Đan Lai, với tổng kinh phí hơn 93 tỷ đồng nhằm
tăng cường đầu tư sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục và đào tạo tại các vùng
đồng bào Đan lai sinh sống tạo điều kiện giúp bà con mở rộng giao lưu, phát triển
kinh tế, văn hóa giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai bậc THCS” để góp phần giải
quyết một số vấn đề của thực trạng dạy và học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai.


Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này chúng tôi xuất phát từ những cơ sở
khoa học sau:


1. Cơ sở lý luận:


1.1. Trên cơ sở các văn bản, các đề án, một số chủ trương chính sách của


Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu
số được Chính phủ đã phê duyệt vào ngày 19/12/2006. Đặc biệt là QĐ
2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 V/v phê duyệt Đề án phát triển giáo dục cho các tộc đặc biệt
ít người.


1.2. Trên cơ sở một số lý luận về phương pháp dạy học, tâm lý học, khoa
học giáo dục.


1.3. Những đặc điểm tâm, sinh lý, phong tục tập quán của đồng bào dân
tộc Đan lai.


2. Cơ sở thực tế.


2.1. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của tộc người
Đan Lai.


2.2. Từ thực tế giảng dạy và học tập ở các cơ sở giáo dục có học sinh Đan
lai trên điạ bàn huyện Con Cuông.


Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp điều tra.


2. Phương pháp thống kê.


3. Phương pháp Hội thảo, dạy thể nghiệm.
4. Phương pháp khảo sát.


<b>B. MỘT SỐ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT CỦA</b>
<b>GIÁO VIÊN VÀ VIỆC HỌC TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH ĐAN LAI</b>
<b>I. Thực trạng dạy tiếng Việt cho học sinh Đan lai.</b>



<b>1. Công tác quản lý ở những trường có học sinh Đan Lai.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>2. Đội ngũ giáo viên ở những trường học có học sinh Đan Lai.</b>


Đội ngũ giáo viên ở những trường học có học sinh Đan Lai có tỷ lệ đạt
chuẩn và trên chuẩn cao (95,89% đạt chuẩn và trên chuẩn), trong đó giáo viên
người kinh, chiếm tỷ lệ cao, các giáo viên thuộc dân tộc Đan Lai chiếm tỷ lệ thấp
(chỉ có 2/146 chiếm tỷ lệ 1,36%) những giáo viên này có chuyên mơn Sinh-Hóa.
Hầu hết đội ngũ giáo viên đều khơng biết tiếng Đan Lai, ít hiểu về phong tục, tập
quán, tâm lý của tộc người Đan Lai từ đó trong quá trình giảng dạy và học tập xảy
ra sự bất đồng ngơn ngữ, khơng có sự hiểu biết để chia sẻ cùng nhau.


<b>Bảng thống kê đội ngũ cán bộ, giáo viên </b>thuộc 5 trường có học sinh Đan Lai


<b>Tổng</b>
<b>số</b>


<b>Trình độ ĐT</b> <b>DT</b> <b>Biết tiếng</b>


<b>DT</b>


TC CĐ ĐH Thạc


sỹ


Kinh Thái Đan
Lai


DT


khác


Thái Đan
Lai


146 2 36 108 0 92 51 2 1 63 10


<b>3. Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá</b>


Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá được xem như
là sự sống còn của nền giáo dục nước nhà nhưng có một điều cũng cần được nói
đến, sự đổi mới đó đang trên cơ sở và áp dụng cho mặt bằng chung toàn quốc, cho
nên dẫn đến tình trạng áp dụng cho đối tượng học trị này thì hiệu quả đạt được sẽ
cao, áp dụng với đối tượng học trò khác kết quả lại đạt được thì ngược lại. Các
thầy cơ giáo dạy ở những trường có học sinh Đan Lai việc áp dụng đổi mới
phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh bước đầu đã có những
kết quả nhưng nhìn chung họ vẫn chưa quan tâm đến đối tượng là học sinh Đan
Lai; Việc tổ chức dạy học chưa thực sự quan tâm đến đối tượng nên hiệu quả của
việc dạy học nói chung và dạy tiếng Việt cho học sinh Đan Lai chưa cao.


4. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp:


Chưa thực sự phù hợp với sở thích, đặc điểm tâm lý của các em học sinh
Đan lai cho nên không thu hút được các em tham gia vào các hoạt động này dẫn
đến các em ít có được mơi trường tiếng Việt để giao lưu, học tập.


<b>II. Chất lượng học tiếng Việt của học sinh Đan Lai.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2. Học sinh Đan Lai học tiếng Việt như là học ngoại ngữ. Dù rằng khi
bước vào trường THCS, các em đã được học tiếng Việt ở các trường Mầm non, các


trường Tiểu học nhưng do môi trường giao tiếp tiếng Việt hạn chế, khả năng tiếp
thu chậm và rất nhiều lý do khác nữa khiến các em gặp khó khăn khi phát âm, khi
dùng từ, khi tạo lập câu, đoạn văn, văn bản. Qua thực tế giảng dạy và qua khảo sát
chúng tôi thấy học sinh Đan Lai thường mắc các lỗi sau khi sử dụng tiếng Việt:


2.1. Lỗi về nói, đọc, viết: Tốc độ nói và đọc tiếng Việt chậm, phát âm
không rõ ràng, thường phát âm sai các phụ âm s/x, l/đ, tr/t, l/nh, r/l, từ việc phát âm
sai dẫn đến khi viết các em học sinh Đan Lai thường viết sai chính tả các phụ âm
này.


Ví dụ:


<b>Tiếng việt</b> <b>Phát âm của học sinh</b>
<b>Đan Lai</b>


<b>Chính tả của học sinh</b>
<b>Đan Lai</b>


Soạn văn Xoạn văn Xoạn văn


Sừng sững Xừng xững Xừng xững


Chân trời Chân tời Chân tời


Nhanh Lanh Lanh


Con gái Con mái Con mái


Nằm ngủ Lằm ngủ Lằm ngủ



Ăn cơm Ăng cờm Ăng cờm


Dân tộc Dan toọt Dan toọt


Học sinh Đan Lai khi nói hoặc khi đọc thường thiếu đi một số âm ở một
số vần, vì thế dẫn đến hiện tượng người khác tham gia đối thoại khó hiểu hoặc
khơng hiểu các em nói gì.


Ví dụ:


<b>Tiếng Việt</b> <b>Phát âm của học sinh</b>
<b>Đan Lai</b>


<b>Chính tả của học sinh</b>
<b>Đan Lai</b>


Sản xuất Sản xút Sản xút


Đêm Khuya Đêm khuyê Khuyê


Huấn luyện Huấn luỵn Huấn luỵn


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Với các câu hỏi: Em có biết khơng? Em có học bài khơng? Học sinh dân
tộc Thái, dân tộc Kinh thường có chung câu trả lời


- Thưa thầy (cô) em không biết!
- Thưa thầy (cô) em chưa học bài!
Nhưng học sinh Đan Lai trả lời:
- Em không <b>được</b> biết!



- Em không <b>được</b> học!


Khi sử dụng danh từ để chỉ ai đó đang nói một điều gì, hay làm một điều gì,
các em thường dùng kèm đại từ “Nó” đằng sau đó. Ví dụ:


- Cán bộ (<b>nó)</b> vận động.
- Thầy giáo <b>(nó)</b> dạy.
- Cha ta nó <b>(đang)</b> làm.


2.3. Trong q trình giao tiếp và tạo lập văn bản học sinh Đan Lai thường
có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ ở trong một số trường hợp thường gặp như sau:


<b>Tiếng Việt</b> <b>Đan Lai</b>


Bản em rất xa Bản em ngai ngái


Cán bộ vào thăm bản em Cán bộ ti lòn bản em ( ti lịn có nghĩa là
đi vào thăm hoặc đi đến thăm)


Trong năm học 2009-2010 chúng tôi đã tiến hành khảo sát 153 học sinh Đan
Lai thuộc các trường THCS Môn Sơn, THCS Lục Dạ, THCS Châu Khê, THCS
Lạng Khê, THCS Thạch Ngàn ở các lớp 6, 7, 8, 9 cho kết quả như sau:


<b>Tổng số </b>
<b>học sinh</b>


<b>Lỗi thường gặp</b>


Lỗi phát
âm



Lỗi chính tả Lỗi dùng từ Lỗi viết câu
sai


Lỗi diễn đạt


153 62.93% 89.65% 91.65% 91% 97,32%


Kết quả môn Ngữ văn của học sinh Đan Lai năm học 2009-2010:


<b>Tổng</b>
<b>số</b>
<b>HS</b>


<b>Giỏi</b> <b>Khá</b> <b>TB</b> <b>Yếu</b> <b>Kém</b>


SL Tỷ
lệ


SL TL SL TL SL TL SL TL


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Với thực trạng trên, đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục, người trực tiếp
giảng dạy và cả xã hội phải nghiên cứu, đề ra các gải pháp để nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và chất lượng dạy, học môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc
Đan Lai nói riêng.


<b>C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC</b>
<b>TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH ĐAN LAI</b>


<b>I. Mục tiêu của các giải pháp.</b>



1. Mục tiêu chung: Trên cơ sở các giải pháp để giúp các trường làm tốt công
tác tham mưu với cấp ủy chính quyền các cấp có những chủ trương chính sách phù
hợp, kịp thời góp phần nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt cho học sinh Đan lai;
Tác động vào nhận thức của các cấp quản lý giáo dục (Cấp phòng và các đơn vị
trường học), làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ giáo viên từ đó áp dụng có
hiệu quả các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng học tiếng Việt của học sinh
Đan Lai nói riêng; Nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho học sinh
Đan Lai góp phần xóa khoảng cách về trình độ sử dụng tiếng Việt giữa học sinh
Đan Lai với học sinh Kinh, Thái và các dân tộc khác.


2. Mục tiêu cụ thể:


Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai theo hướng:
2.1. Luyện phát âm để khắc phục các lỗi phát âm của học sinh.


2.2. Khắc phụ các lỗi chính tả học sinh thường gặp.


2.3. Khắc phục các lỗi dùng từ, qua đó góp phần làm giàu vốn từ cho học
sinh


2.4. Khắc phục các lỗi về câu, lỗi diễn đạt; qua đó giúp học sinh biết tạo lập
các văn bản như: Biết làm bài tập làm văn, biết viết một số đơn từ…


2.5. Có thể nhận diện được một số biện pháp nghệ thuật từ đó giúp các em
bước đầu biết cảm nhận một số văn bản nghệ thuật.


<b>II. Các giải pháp</b>



1. Tạo môi trường tiếng Việt.


1.1. Lựa chọn mơ hình bố trí, sắp xếp lớp học hợp lý.


Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy rằng các trường học trên địa bàn chủ
yếu có 3 đối tượng học sinh thuộc các dân tộc: Kinh, Thái, Đan Lai trong số các
em học sinh thuộc 3 dân tộc này học sinh Đan Lai khả năng sử dụng tiếng Việt yếu
nhất chính vì thế việc lựa chọn mơ hình bố trí học sinh để tạo mơi trường tiếng
Việt là hết sức quan trọng. Các phương án được đưa ra để lựa chọn là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Mơ hình thứ 3: Học sinh Thái + Học sinh Đan Lai.


Trong 3 mô hình biên chế lớp học này, chúng tơi thấy mơ hình thứ 2 trong
lớp học có 2 đối tượng học sinh Kinh + học sinh Đan Lai tạo được môi trường
tiếng Việt tốt nhất vì: Trong quá trình giao tiếp với các bạn trong lớp, các em sẽ
phải thường xuyên sử dụng tiếng Việt; Giáo viên sẽ thuận lợi trong việc phân công
học sinh Kinh giúp đỡ học sinh Đan Lai trong q trình học tiếng Việt nói riêng và
các mơn học khác nói chung; Giáo viên có điều kiện sử dụng hiệu quả song ngữ
tiếng Việt và tiếng Đan Lai để giao tiếp và giảng dạy.


1.2. Tạo môi trường tiếng Việt bằng cách tổ chức tốt mơ hình bán trú dân
ni.


Tổ chức tốt mơ hình bán trú dân ni trước hết sẽ hạn chế được học sinh bỏ
học, vì các em học sinh Đan lai thường ở xa trường, muốn đến trường các em phải
vượt qua khe suối, đồi núi, đèo dốc, nếu khơng làm tốt mơ hình này sẽ không thu
hút được các em đến trường.


Tổ chức tốt các hoạt động cho học sinh ở tại các ký túc xá bằng nhiều hình
thức: Tổ chức đọc các loại báo trước giờ các em học bài vào buổi tối; Tăng cường


mua sắm các phương tiện nghe nhìn cho ký túc xá như Ti vi, Ra đi ô… để các em
có điều kiện tiếp xúc và được nghe, được xem các chương trình trên đài phát
thanh, trên truyền hình; Tổ chức cho các em nội trú các hoạt động ngoài giờ học
như: Văn nghệ, Thể thao để tạo điều kiện cho các em cơ hội giao lưu, gặp gỡ và
đây cũng môi trường để các em sử dụng tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp.


1.3. Tạo môi trường tiếng Việt bằng hình thức tổ chức tốt các hoạt động
ngồi giờ lên lớp.


Để tạo điều kiện cho học sinh Đan Lai có điều kiện tiếp xúc với các bạn
trong trường và ngồi trường, dần dần xố mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, chúng tôi
đã tập trung chỉ đạo các nhà trường làm tốt các hoạt động sau đây:


Tổ chức tốt các trị chơi dân gian theo tiêu chí của phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT theo hướng lựa
chọn trị chơi phù hợp (trong đó ưu tiên lựa chọn các trị chơi dân gian của người
Đan Lai) để tổ chức cho học sinh cả 3 dân tộc Kinh, Thái, Đan Lai tham gia. Hoạt
động này được giao cho Đoàn, Đội tổ chức theo cách thức nếu là trị chơi có tính
tập thể thành phần tham gia thực hiện phải có học sinh Đan Lai + Học sinh Thái +
Học sinh Kinh, yêu cầu khi trao đổi, bàn bạc trong nhóm chơi phải sử dụng tiếng
Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>2. Công tác quản lý chỉ đạo ở những trường có học sinh Đan Lai.</b>


2.1. Cơng tác bố trí giáo viên.


Để việc nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai đạt hiệu
quả cao, chúng tôi xác định việc bố trí giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm và giảng
dạy mơn Ngữ văn ở những lớp có học sinh Đan Lai là hết sức quan trọng; Ưu tiên
bố trí giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn Ngữ văn ở các lớp có học sinh Đan


Lai (nhất là những lớp đầu cấp) là những giáo viên tâm huyết, tận tâm với học
sinh, hiểu phong tục tập, tập quán, tâm lý của tộc người Đan lai và đặc biệt là sử
dụng được tiếng Đan Lai trong giao tiếp và giảng dạy.


Bố trí xen kẽ giữa những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm giảng dạy ở địa
bàn có tộc người Đan Lai sinh sống kết hợp giáo viên trẻ mới ra trường, giáo viên
miền xuôi lên công tác ở miền núi vào giảng dạy ở những lớp có học sinh Đan Lai
nhằm khắc phục việc bất đồng ngôn ngữ, khoảng cách về phong tục tập quán giữa
giáo viên và học sinh. Làm tốt nhiệm vụ này đã tạo nên sự vào cuộc của tất cả các
thành viên trong hội sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Việt; Có vậy
mới xây dựng được ý thức dạy tiếng Việt khơng cịn là nhiệm vụ của riêng giáo
viên dạy mơn Ngữ văn mà trở thành nhiệm vụ chung của tập thể sư phạm của nhà
trường.


2.2. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá việc dạy tiếng Việt của giáo viên.
Bên cạnh các hình thức kiểm tra mang tính truyền thống như: Dự giờ thăm
lớp, kiểm tra qua khảo sát học sinh, kiểm tra việc thực hiện các quy định chuyên
môn, chúng tơi cho rằng cần phải có cái nhìn thật thấu đáo khi đánh giá giáo viên
dạy những lớp có học sinh Đan Lai thông qua việc dự giờ và chuẩn bị giáo án. Lâu
nay việc đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên đang được thực hiện trên cơ sở
những quy định có tính khn mẫu, quan niệm này đã làm ảnh hưởng phần nào
đến tính sáng tạo của giáo viên trong quá trình soạn và giảng dạy. Chúng tơi
khuyến khích những tiết dạy Ngữ văn có tính đột phá trong việc lựa chọn phương
pháp truyền thụ kiến thức kỹ năng phù hợp với học sinh Đan Lai để làm sao vừa
đảm bảo đạt chuẩn kiến thức kỹ năng vừa đảm bảo việc học sinh Đan Lai ngày
càng được rèn luyện nhiều hơn và ngày càng tiến bộ hơn trong q trình sử dụng
tiếng Việt.


2.3. Chỉ đạo cơng tác thực hiện phân phối chương trình



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

2.4. Phân công quản lý và kèm cặp, phụ đạo cho học sinh.


Như đã trên chúng tôi đã đưa ra giải pháp xây dựng mơ hình bán trú cho
học sinh Đan Lai, với đặc điểm tâm lý, sinh lý, tập quán lứa tuổi của học sinh
THCS một vấn đề đặt ra đó là việc quản lý chăm sóc các em như thế nào? Với lợi
thế những trường có học sinh Đan Lai đều có giáo viên người dân tộc trong đó có 2
giáo viên người dân tộc Đan Lai, cơng việc quản lý, chăm sóc hướng dẫn các em
ăn, ở, sinh hoạt được giao cho giáo viên người dân tộc Thái và dân tộc Đan Lai.
Những giáo viên được giao quản lý các em học sinh phải là những giáo viên có
tinh thần trách nhiệm, có tình u thương học trị, có khả năng giao tiếp với học
sinh bằng tiếng Đan Lai, có sự am hiểu phong tục, tập quán của tộc người Đan Lai.
Làm tốt được nhiệm vụ tổ chức cho các em ăn, ở, sinh hoạt…ở khu nội trú sẽ dần
dần thay đổi được những hạn chế của các em trong việc giao tiếp, trong việc học
tập, trong sinh hoạt…Chúng tôi cho rằng từng bước thay đổi những hạn chế đó sẽ
tạo đà cho các em học tiếng Việt ngày càng tốt hơn.


Công tác phân công giáo viên kèm cặp, giúp đỡ học sinh Đan Lai. Ngay từ
đầu năm học các trường phải tổ chức khảo sát để phân loại chất lượng học sinh,
sau khi có kết quả phân loại chất lượng học sinh nhà trường có kế hoạch phân công
phân công giáo viên kèm cặp, giúp đỡ học sinh. Bên cạnh phụ đạo ở trường theo
kế hoạch của nhà trường, cịn có một biện pháp đạt hiệu quả tương đối tốt đó là
phân cơng giáo viên kèm cặp ở nhà, để thực hiện giải pháp này các trường đã vận
động giáo viên tồn trường tham gia. Hình thức kèm cặp giúp đỡ này được thực
hiện: Vừa kèm cặp các em học tiếng Việt và các môn học khác vừa giúp đỡ các em
về sách vở, quần áo…


Cách thức phụ đạo, bồi dưỡng cũng được thay đổi, các tiết dạy chính khóa
giáo viên trên cơ sở phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng để dạy cho
các em những kiến thức và kỹ năng cần thiết, những tiết dạy phụ đạo chúng tôi
quan niệm và chỉ đạo học sinh cần gì giáo viên dạy cái đó, tránh tình trạng học


sinh đọc chưa thơng, viết chưa thạo giáo viên lại dạy các kỹ năng khác. Chúng tôi
chỉ đạo việc sửa lỗi phát âm, lỗi chính tả được tập trung thực hiện ở các lớp 6,7;
Sửa lỗi lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt và tạo lập các văn bản đơn giản được tập
trung thực hiện ở các lớp 7,8,9. Việc sửa những lỗi trong quá trình sử dụng tiếng
Việt cho học sinh Đan Lai là một công việc hết sức khó khăn. Có giáo viên đã ví
von “dạy sửa lỗi phát âm cho học sinh Đan lai giống như uốn một một cây tre cong
đã già cho thẳng lại”. Để cơng việc khó khăn vất vả này đi đến những kết quả nhất
định, chúng tôi cho rằng cần nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý cả về vật
chất lẫn tinh thần, sau đó phải thắp lên được ngọn lửa tình yêu thương, tinh thần
trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo đối với các em học sinh tộc người Đan Lai.


<b>3. Công tác bồi dưỡng giáo viên để nâng cao trình độ hiểu biết về tộc</b>
<b>người Đan Lai.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết về tộc người Đan Lai cho giáo viên. Động
viên, vận động, tổ chức cho giáo viên học tiếng Đan Lai thơng qua các hình thức:
Tổ chức cho giáo viên học tiếng Đan Lai do giáo viên người Đan Lai dạy; Giáo
viên học tiếng Đan Lai trong quá trình giao tiếp với học sinh; Giáo viên học tiếng
Đan Lai trong quá trình đi vận động học sinh, đi tuyên truyền chủ trương đường lối
chính sách; đi làm cơng tác phổ cập, dạy bổ túc văn hóa.


Để dạy tiếng Việt cho học sinh Đan Lai có hiệu quả, việc biết, hiểu phong
tục tập quán, những nét văn hóa của tộc người Đan Lai là hết sức quan trọng, để
tạo được sự gần gũi, thông cảm chia sẻ, chúng tôi thấy rằng giáo viên cần có một
vốn hiểu biết nhất định muốn có được điều đó bên cạnh sự tự giác học hỏi của giáo
viên, chúng tôi định hướng cho các đơn vị tổ chức cho giáo viên đến với bản làng
của người Đan lai để tận mắt thấy được những nét sinh hoạt đời thường nhất để tự
tìm hiểu phong tục tập quán và các nét sinh hoạt của họ.


<b>4. Chỉ đạo đổi mới cách dạy theo hướng phù hợp với đối tượng học sinh</b>.


4.1. Đổi mới cách dạy môn Ngữ văn cho học sinh Đan Lai.


Trên cơ sở các phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng, chúng tơi
thấy cần phải có sự đổi mới phương pháp dạy môn Ngữ văn Đan Lai theo hướng:
Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng giáo viên phải có phương pháp truyền thụ
càng đơn giản, càng cụ thể các em càng dễ tiếp thu, gắn kiến thức trong sách giáo
khoa vào cuộc sống thực tế của các em. Để rèn luyện và phát huy tính độc lập suy
nghĩ, khắc phục tâm lý rụt rè, ngại nói lên những suy nghĩ của các em học sinh.
Giáo viên trong quá trình giảng dạy phải đặc biệt chú trọng đến cho học sinh thực
hành và phải tạo ra cho học sinh những tình huống để các em tham gia đối thoại.
Thơng thường dạy đối tượng học sinh Đan Lai giáo viên thường ngại cho học sinh
thực hành vì mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập và tổ
chức cho học sinh thực hành. Để khắc phục tình trạng này chúng tơi chỉ đạo giáo
viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với mọi đối tượng học sinh, để đối
tượng học sinh nào cũng có thể tham gia vào đối thoại trên lớp, tham gia việc thực
hành trên lớp.


Tăng cường việc tổ chức thảo luận nhóm: Tổ chức cho các em tham gia
thảo luận và trình bày kết quả của nhóm sẽ khơng thực hiện như cách lâu nay giáo
viên vẫn thường áp dụng; Giải pháp chúng tơi đưa ra là: Một nhóm phải có 2 đối
tượng học sinh trong đó có học sinh Đan Lai, giáo viên sẽ yêu học sinh Đan Lai
luân phiên nhau trình bày kết quả của cả nhóm, nếu khơng trình bày được hoặc
trình bày khơng hết kết quả của nhóm, giáo viên tiếp tục gọi em khác, cách làm
này có thể lúc đầu sẽ gặp khó khăn và mất thời gian nhưng đây là cách tổ chức mà
tất cả các em trong nhóm đều phải làm việc và đều có cơ hội trình bày trước thầy
giáo và trước tập thể lớp điều mình và cả nhóm suy nghĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Đặc điểm của học sinh Đan Lai thường dùng những hình ảnh trực quan để
diễn tả những điều mà các em muốn nói, nắm bắt được đặc điểm tâm lý này, chúng
tôi quan niệm tiết dạy Ngữ văn giáo viên càng sử dụng có hiệu quả phương pháp


trực quan để các em quan sát, lắng nghe thì tính hiệu quả trong các tiết dạy văn bản
và tiếng Việt càng cao. Ví dụ: Dạy văn bản “Cơ Tơ”, các em học sinh Đan Lai
chưa bao giờ đến biển mà giáo viên cứ cố gắng tái hiện cảnh biển một cách trừu
tượng thơng qua lời giảng thì chắc chắn rằng biển trong văn bản các em học sẽ
khơng khác gì cảnh bến sông quê hay ao làng nơi các em sống. Nếu dạy bài này
giáo viên kết hợp giảng từ ngữ và sử dụng máy chiếu tái hiện các hình ảnh của
biển trong cảnh “Mặt trời mọc trên biển” và một số cảnh khác để minh họa thì lời
giảng của giáo viên sẽ trở nên sinh động hơn đối với học sinh và các em sẽ hình
dung được phần nào đó khung cảnh của đảo, của biển cả trong những thời khắc
khác nhau; Hay khi dạy bài “Ca Huế trên sông Hương” giáo viên sử dụng máy
chiếu để cho học sinh thấy cảnh sông Hương, cảnh ca Huế trên sông Hương và
những làn điệu dân ca Huế, bài dạy sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn các em hơn.
Chúng tơi khuyến khích giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh Đan Lai theo
phương pháp dạy tiếng Anh, bằng cách vừa sử dụng trực quan, vừa sử dụng băng
đĩa, vừa sử dụng song ngữ, đặc biệt là sử dụng song ngữ để dạy tiếng Việt cho học
sinh Đan Lai là một cách dạy hết sức cần thiết và đạt hiệu quả cao. Giáo viên sử
dụng song ngữ để đặt câu hỏi, để giải nghĩa những từ khó, để giải thích các khái
niệm...


Ví dụ: Khi gặp các ngữ liệu trừu tượng, khó hiểu nếu giáo viên cứ giải
nghĩa bằng tiếng Việt thì học sinh rất khó hiểu, chỉ cần giáo viên vận dụng vốn
tiếng bản địa (Tiếng Đan Lai) để phiên âm sau đó giảng nghĩa thì các em sẽ nắm
bắt được một cách nhanh chóng hơn. Sau đây là một số ngữ liệu được phiên âm
trong quá trình dạy tiếng việt lớp 6.


<b>Ngữ liệu trong sách giáo</b>
<b>khoa</b>


<b>Phiên âm tiếng Đan Lai</b>



<b>Nghĩa của ngữ liệu</b>
<b>(Dựa vào từ điển tiếng </b>
<b>Việt xuất bản năm 1992)</b>


Sức trẻ Con nít mới bó xa chưa nệ Tuổi thanh xuân tràn đầy
sức sống


Khán giả Quân ấy đin Người xem biểu diễn
Qúi báu Đồ cổ cổ Có giá trị lớn, đáng được


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Yêu thương Ưng nhau


Có tình cảm gắn bó tha
thiết và sự quan tâm hết
lịng


Với những ngữ liệu có ý nghĩa trừu tượng như thế, chúng ta khẳng định
rằng nếu không dùng song ngữ thì các em học sinh sẽ khơng hiểu hết được ý nghĩa
của một số từ của tiếng Việt.


Một vấn đề cần đổi phải đổi mới nữa trong phương pháp giảng dạy phân
môn tiếng Việt cho học sinh Đan Lai đó là sử dụng ngữ liệu và lựa chọn ngữ liệu
trong các tiết dạy tiếng Việt. Ngữ liệu trong sách giáo khoa tiếng Việt nhìn chung
đã đáp ứng được các vấn đề :


- Giúp học sinh hình thành các khái niệm.
- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng.


- Tích hợp các kiến thức trong cùng phân mơn, trong cùng bộ mơn và các
mơn học khác.



Nhưng có những ngữ liệu sách giáo khoa đang sử dụng quá xa với thực tế
cuộc sống của các em học sinh, chúng ta có thể thay thế bằng những ngữ liệu gần
gũi với các em hơn. Điều mà chúng tôi muốn khi đưa ra ý tưởng này trong q
trình giảng dạy đó là:


- Tránh tình trạng tất cả các ngữ liệu trong sách giáo khoa đã được giải quyết
hết trong một tiết dạy.


- Lựa chọn được các ngữ liệu gần gũi với cuộc sống thực tế của các em.
- Nâng cao hiệu quả tích hợp giữa kiến thức trong sách giáo khoa với kiến
thức thực tế gần gũi với cuộc sống của các em (đây là một biện pháp để góp phần
đưa kiến thức văn chương trở về với cuộc sống, tăng thêm vốn sống cho học sinh).


<b>5. Làm thay đổi cách học tiếng Việt cho học sinh.</b>


Học sinh Đan lai thường thiếu sự chủ động, sáng tạo trong việc học tập
cũng như trong cơng việc. Vì thế để thay đổi cách học của học sinh Đan Lai trước
hết phải làm các em thích học mơn Ngữ văn đây là một việc làm không thể một
sớm một chiều đem lại kết quả mà đòi hỏi các nhà quản lý, những giáo viên trực
tiếp giảng dạy kiên trì và thực sự có tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm với học
sinh. Muốn vậy, phải làm cho các em khơng cịn mặc cảm, khơng còn tâm lý tự ti,
các em phải được quan tâm, giúp đỡ để tạo khơng khí bình đẳng, hịa nhập trong
nhà trường. Có nhiều biện pháp có thể làm thay đổi cách học tiếng Việt của học
sinh, nhưng qua thực tế chúng tơi thấy có một số biện pháp sau có hiệu quả cao:


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

giáo, cơ giáo, các bạn để phát âm theo từ đó các em tiến tới luyện đọc; Học từ mới,
hiểu nghĩa từ mới qua việc đọc sách, báo, qua các phương tiện thông tin khác để
làm giàu vốn từ, có làm tốt hai nội dung này thì các em mới có thể tiếp cận để tìm
hiểu văn bản và tạo câu tiến tới tạo lập văn bản đơn giản.



5.2. Tổ chức các cuộc thi bằng nhiều hình thức có thể là một viết một bài
văn, một bức thư về những chủ đề được xác định như: Chủ đề về thầy cô nhân
ngày 20/11, chủ đề về mẹ nhân ngày 8/3…để các em rèn luyện khả năng dùng từ,
khả năng tạo lập văn bản. Tổ chức cho các em học sinh thi đọc diễn cảm mỗi năm
1 lần.


5.3. Phát động các em học sinh sưu tầm tục ngữ, ca dao, truyện dân gian, các
làn điệu dân ca của tộc người Đan Lai, hướng dẫn các em phiên âm ra tiếng Việt.
Tổ chức cho các em đọc, hát, kể những tác phẩm dân gian các em sưu tầm được ở
một số buổi phụ đạo, bồi dưỡng, ở một số buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp.


6. Cơng tác xã hội hố giáo dục.


Để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng việt cho học sinh Đan Lai một giải
pháp cần phải thực hiện có hiệu quả đó là cơng tác xã hội hố giáo dục.


6.1 Vận động các tổ chức xã hội và cá nhân ủng hộ vật chất để nâng cao đời
sồng vật chất và tinh thần cho các em học sinh Đan Lai.


6.2 Vận động giáo và học sinh ủng hộ sách vở, quần áo để góp phần đảm
bảo việc các em học sinh Đan Lai đủ sách vở, đủ quần áo để đến trường.


6.3. Tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương phát huy có hiệu quả hệ
thống truyền thanh ở các thôn bản, vận động nhân dân sử dụng nhiều hơn nữa tiếng
Việt trong sinh hoạt cộng đồng và trong sinh hoạt gia đình.


Để khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai đã đề xuất, chúng tôi
đã lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và GV ở trường các trường có học sinh


Đan Lai, cán bộ và phụ huynh học sinh thông qua các phiếu điều tra mở.


Kết quả thu được như sau (xem bảng tổng hợp):
Tổng số phiếu: 90.


Tổng số phiếu trả lời: 90.


<b>Bảng phiếu thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã </b>
<b>đề ra.</b>


TT <b>Tên biện pháp</b> <b>Tính cấp thiết %</b> <b>Tính khả thi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Rất</b>
<b>cần</b>
<b>thiết</b>


<b>Cần</b>
<b>thiết</b>


<b>Không</b>
<b>cần</b>
<b>thiết</b>


<b>Khả</b>
<b>thi</b>


<b>Không</b>
<b>khả thi</b>


1 Tạo môi trường tiếng Việt.



55% 45% 0% 100% 0%


2


Công tác quản lý, chỉ đạo ở những


trường có học sinh Đan Lai. 61% 39% 0% 100% 0%


3


Công tác bồi dưỡng giáo viên để
nâng cao trình độ hiểu biết về tộc


người Đan Lai. 67% 33% 0% 100% 0%


4


Chỉ đạo đổi mới cách dạy, theo
hướng phù hợp với đối tượng học


sinh. 55% 45% 0% 85% 15%


5


Làm thay đổi cách học tiếng Việt


cho học sinh. 50,25<sub>%</sub> 47,75<sub>%</sub> 0% 99% 1%
6 Làm tốt công tác xã hội hoá giáo



dục 51% 49% 0% 90% 10%


<b>Kết quả điều tra cho thấy</b>:


<b>- V</b><i><b>ề tính cấp thiết của biện pháp:</b></i>


Nội dung trả lời: “ <i>khơng cần</i>” khơng có phiếu nào tỷ lệ 0%.


Nội dung: “<i>rất cần</i>” và <i>“cần”</i> có 100% ý kiến.Trong đó số phiếu trả lời “rất cần”
là trên 50%.


Như vậy các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho học
sinh Đan Lai là rất cần thiết.


<i><b>- Về tính khả thi của biện pháp:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

của các nhà trường và sự phối hợp của các cấp lãnh đạo trong và ngoài ngành
GD&ĐT.


Qua phân tích ở trên, chúng ta thấy: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai” được đề xuất trong đề tài là rất
cần thiết và phù hợp với việc quản lý chỉ đạo, dạy, học tiếng Việt trong các đơn vị
trường học có học sinh người dân tộc Đan Lai. Kết quả khảo nghiệm bước đầu cho
phép khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu; đồng thời bước đầu xác
nhận là các nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu của đề tài đã được thực hiện đầy đủ.


Sau một một thời gian áp dụng các giải pháp, kết quả thu được ở 5 trường
THCS Môn Sơn, THCS Lục Dạ, THCS Châu Khê, THCS Thạch Ngàn, THCS
Lạng Khê như sau:



Bảng thống kê chất lượng môn Ngữ văn của học sinh Đan Lai năm học
2010-2011:


<b>Tổng</b>
<b>số</b>
<b>HS</b>


<b>Giỏi</b> <b>Khá</b> <b>TB</b> <b>Yếu</b> <b>Kém</b>


SL Tỷ lệ SL TL SL TL SL TL SL TL


153 1 0.65% 13 8.49% 65 42.48% 61 39,86% 13 8.49%
So sánh kết quả học tập môn Ngữ văn của năm học 2009-2010 (kết quả năm
2009-2010 đã nêu ở phần thực trạng) với năm học 2010-2011 chúng ta thấy:


Sau một thời gian áp dụng các giải pháp, chất lượng môn Ngữ văn của các
em học sinh Đan Lai đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ xếp loại giỏi tăng 0.65%;
Tỷ lệ xếp loại khá tăng 3.92%; Tỷ lệ xếp loại TB tăng 14,38%; Tỷ lệ xếp loại yếu
giảm 16.34%, Tỷ lệ xếp loại kém giảm 2.62%. Với kết quả này đã cho thấy tín
hiệu đáng để cho ta lạc quan nếu đội ngũ quản lý, đội ngũ giáo viên, các bậc phụ
huynh, cấp uỷ chính quyền các cấp và các lực lượng xã hội khác vào cuộc tích cực
hơn nữa thì khoảng cách về kỹ năng sử dụng tiếng Việt giữa học sinh Đan Lai với
các em học sinh của các dân tộc khác ngày càng thu hẹp lại.


<b>III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>
<b>1. Kết luận:</b>


Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, chúng tôi đã rút ra được một số
kết luận sau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

người Đan Lai có trình độ dân trí thấp nhất so với các dân tộc khác trong vùng; họ
có những phong tục tập, quán lạc hậu. Người Đan Lai thường có tâm lý e dè, ngại
tiếp xúc vì thế trong quá trình tổ chức trường lớp, tổ chức cho học sinh Đan Lai
học tập tiếng Việt đang gặp nhiều khó khăn.


1.2. Nhận thức được muốn nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân
tộc thiểu số nói chung và học sinh Đan Lai nói riêng thì phải nâng cao chất lượng
dạy và học tiếng Việt cho các em. Tiếng Việt có vai trị quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng giáo dục nhưng tiếng Việt cũng lại là một trở ngại lớn cho các em
trong quá trình học tập và giao tiếp; từ thực trạng của việc dạy và học tiếng Việt
cho học sinh Đan Lai, phòng GD&ĐT, chuyên môn THCS đã chỉ đạo và tổ chức
tập huấn chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn, chỉ đạo các trường tổ chức hội
thảo, chuyên đề về đổi mới phương pháp; về dạy học tích cực; về các giải pháp dạy
và học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai cùng với các chuyên đề, hội thảo là những
tiết dạy thể nghiệm với mục đích tìm ra được các giải pháp phù hợp để từng bước
nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh Đan lai.


1.3. Để chất lượng dạy, học tiếng Việt cho các em học sinh Đan Lai ngày
càng chuyển biến tích cực, qua thực tế của công tác quản lý và giảng dạy chúng tôi
đã rút ra được một số giải pháp mang đặc thù riêng dành cho tộc người Đan Lai
trên địa bàn huyện Con Cuông:


- Tạo môi trường tiếng Việt hợp lý, lôi cuốn các em học sinh Đan Lai.
- Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo ở những trường có học sinh Đan Lai.
- Thực hiện tốt cơng tác bồi dưỡng giáo viên để nâng cao trình độ hiểu biết
và tiếng nói của tộc người Đan Lai.


- Chỉ đạo đổi mới cách dạy, theo hướng phù hợp với đối tượng học sinh.
- Làm thay đổi cách học tiếng Việt cho học sinh Đan Lai.



- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Tác giả


Võ Như Hùng


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<b>TT</b> <b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1 Tham luận của trường THCS Châu Khê tại Hội thảo “ Dạy tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số” tại Quỳ hợp.


2 Tham luận của trường THCS Châu Khê tại Hội thảo “ Dạy tiếng Việt cho
học sinh dân tộc Đan Lai” tại Môn Sơn, Con Cuông.


3 Tham luận của trường THCS Môn Sơn tại Hội thảo “Dạy tiếng Việt cho
học sinh dân tộc Đan Lai” tại Môn Sơn, Con Cuông.


4 Tham luận của trường THCS Lục Dạ tại Hội thảo “Dạy tiếng Việt cho học
sinh dân tộc Đan Lai” tại Môn Sơn, Con Cuông.


5 Tham luận của trường THCS Lạng Khê tại Hội thảo “Dạy tiếng Việt cho
học sinh dân tộc Đan Lai” tại Môn Sơn, Con Cuông.


6 Tham luận của trường THCS Thạch Ngàn tại Hội thảo “Dạy tiếng Việt cho
học sinh dân tộc Đan Lai” tại Môn Sơn, Con Cuông.


7 Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người Đan Lai” ngày
19/12/2006.



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19></div>

<!--links-->

×