Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 60 trang )

HANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
..

----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XIX NĂM 2017

TÊN CƠNG TRÌNH: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ AN
TOÀN VỐN TỐI THIỂU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI
VIỆT NAM

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀN

Mã số cơng trình: …………………………….


Tóm tắt cơng trình và những điểm mới

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường tài
chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng ở Việt Nam ngày càng
phát triển mạnh mẽ và dần khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của

nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng ngành ngân hàng
Việt Nam đang có khoảng cách khá xa so với thế giới và việc cần làm ngay là thu


hẹp dần khoảng cách đó. Theo xu thế chung hiện nay là các nước phát triển đang
dần siết chặt quy chế quản lý ngân hàng để cải thiện tính an tồn hệ thống tài chính
và cả nền kinh tế, để bảo đảm tỷ lệ an tồn vốn theo quy định địi hỏi các tổ chức tín

dụng một là phải tăng vốn, hai là phải giảm dư nợ và ưu tiên các tài sản an tồn
hơn, ba là giảm góp vốn ra bên ngồi. Như vậy, các ngân hàng sẽ phải rà sốt lại
tồn bộ nguồn vốn và tài sản của mình. Quy mơ vốn tự có là một trong những tiêu
chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

Hiện nay việc xem xét một cách tổng thể và xác định những nhân tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là hết sức quan trọng và có giá trị. Bởi vì, tỷ lệ
này sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị
ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Qua đó, nó cũng là cơ sở để
hồn thiện một khung chính sách hợp lý trong quá trình quản lý hoạt động của các
ngân hàng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Nội dung đề tài chủ yếu là xác định các yếu tố tác động và mức độ tác động
của các yếu tố đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM CP tại Việt Nam.
-

Đề ra các gợi ý chính sách phù hợp để giúp các ngân hàng cải thiện tỷ lệ an

tồn vốn tối thiểu từ đó giúp các NHTM Việt Nam nâng cao quy mơ vốn tự có để

tồn tại, phát triển bền vững và có thể tiếp cận việc quản lý rủi ro theo Basel II và xa
hơn là Basel III.


MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................... 1

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi của đề tài .......................................................................... 3
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 4

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................ 4

2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 4
2.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài .......................................................................... 4
2.2. Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM .............. 7
2.3. Các mơ hình nghiên cứu trước đó ..................................................................................... 12

3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 20
3.1. Mơ hình nghiên cứu đề nghị ............................................................................................... 20
3.1.1. Mơ hình nghiên cứu: ...................................................................................................... 20

3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu: ................................................................................................... 21
3.2. Mô tả cách chọn mẫu .......................................................................................................... 22
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................................... 22

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................. 23
4.1. Mô tả bộ dữ liệu................................................................................................................... 23

4.1.1. Thống kê mô tả ............................................................................................................. 23
4.1.2. Phân tích ma trận tương quan .................................................................................... 25

4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................................. 27

4.2.1. Mơ hình POOLS (POOL REGRESSION MODEL) ................................................. 27
4.2.2. Mơ hình FEM (FIXED EFFECT MODEL)............................................................... 29
4.2.3. Mơ hình REM (RANDOM EFFECT MODEL) ....................................................... 30
4.3. Các kiểm định ...................................................................................................................... 33
4.3.1. Kiểm định Hausman Test ........................................................................................... 33
4.3.2. Kiểm định Redundant .................................................................................................. 34
4.3.3. Kiểm định tính Blue ..................................................................................................... 34


4.4. Thảo luận ............................................................................................................................. 37

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 40
5.1. Kết luận ................................................................................................................................ 40


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BIS

Bank for International Settlements

Ngân hàng thanh toán quốc tế

CAR


Capital Adequacy Ratio

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Cổ phần

CP

Ngân hàng Nhà nước

NHNN
NHTM

Commercial Bank

Ngân hàng Thương mại

NIM

Net Interest Margin

Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên

NQ

Nghị quyết



Quyết định


ROE

Return on Equity

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROA

Return on Assets

Suất sinh lời trên tổng tài sản

TT

Thông tư

TS

Tài sản

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
Tên bảng

Stt

Bảng 2.1

Tổng hợp các nghiên cứu

Bảng 3.1

Tổng hợp các giả thuyết mơ hình nghiên cứu được đề xuất

Bảng 4.1

Tóm tắt số liệu thống kê mô tả các biến

Bảng 4.2

Ma trận tương quan cá biến

Bảng 4.3

Kết quả hồi quy mơ hình POOLS

Bảng 4.4

Kế quả hồi quy cuối cùng mơ hình POOLS

Bảng 4.5

Kết quả hịi quy mơ hình FEM

Bảng 4.6


Kết quả hồi quy cuối cùng mơ hình FEM

Bảng 4.7

Kết quả hồi quy mơ hình REM

Bảng 4.8

Kết quả hồi quy cuối cùng mơ hình REM

Bảng 4.10

Tóm tắt jeest quả kiểm định Hausman Test với mơ hình REM

Bảng 4.11

Tóm tắt kết quả kiểm Redundant với mơ hình FEM

Bảng 4.12

So sánh dấu của các biến với giả thuyết

Hình 4.1

Kết quả kiểm định phần dư

Bảng 4.13

Kết quả kiểm định đa công tuyến



1

1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường tài
chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng ở Việt Nam ngày càng
phát triển mạnh mẽ và dần khẳng định được vai trị của mình trong sự phát triển của

nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng ngành ngân hàng
Việt Nam đang có khoảng cách khá xa so với thế giới và việc cần làm ngay là thu
hẹp dần khoảng cách đó. Theo xu thế chung hiện nay là các nước phát triển đang
dần siết chặt quy chế quản lý ngân hàng để cải thiện tính an tồn hệ thống tài chính
và cả nền kinh tế, để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo quy định địi hỏi các tổ chức tín

dụng một là phải tăng vốn, hai là phải giảm dư nợ và ưu tiên các tài sản an tồn
hơn, ba là giảm góp vốn ra bên ngoài. Như vậy, các ngân hàng sẽ phải rà sốt lại
tồn bộ nguồn vốn và tài sản của mình. Quy mơ vốn tự có là một trong những tiêu
chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Tại Việt Nam, sự tăng trưởng vốn luôn được sự
quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị ngân hàng khi lập mục tiêu, chiến lược cũng
như kế hoạch thực hiện.
Các tổ chức như Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, Ủy ban Giám sát tài
chính quốc gia cũng như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ln đưa ra nhiều cơ chế,
chính sách đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng, trong đó nhấn mạnh việc tăng

vốn tự có để đảm bảo an tồn hệ thống tài chính. Ðối với tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu,
quy định cụ thể có liên quan đầu tiên là Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5 quy định


về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM. Tại quy định này, tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu được xác định là 8% nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa

phản ánh chính xác tinh thần Basel I. Ðến năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết
định 457/2005/QÐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương
pháp tính tốn đã tiếp cận tương đối tồn diện Basel I. Năm 2010, NHNN ban hành
Thông tư số 13/TT-NHNN thay thế Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, nâng tỷ lệ an
toàn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính tốn đã từng bước tiếp cận Basel II. Như

vậy, quản lý Nhà nước đối với mức độ đủ vốn của các NHTM luôn hướng theo
chuẩn mực quốc tế; tỷ lệ an toàn vốn đã được nâng lên 9% thay cho mức 8% như
quy định trước đó. Theo NHNN, việc điều chỉnh này phù hợp với thực tế hiện nay,


2

khi nhiều NHTM hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con, và nhằm tiến
thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban
Basel. Tuy nhiên, thực trạng việc quản lý an tồn vốn xét cả từ góc độ cơ quan quản
lý vĩ mơ cũng như từ góc độ quản trị của các NHTM đã cho thấy nhiều tồn tại cần

giải quyết để đảm bảo một hệ thống NH an toàn và lành mạnh.
Như vậy, hiện nay việc xem xét một cách tổng thể và xác định những nhân tố
ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là hết sức quan trọng và có giá trị. Bởi vì,

tỷ lệ này sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản
trị ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Qua đó, nó cũng là cơ sở
để hồn thiện một khung chính sách hợp lý trong q trình quản lý hoạt động của
các ngân hàng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.


Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu bức thiết ở Việt
Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực, toàn cầu hóa và xu thế phát triển

của nền kinh tế có sự quản lý của Chính phủ một cách gián tiếp thơng qua các chính
sách kinh tế; đề tài nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu của các NHTM CP tại Việt Nam, tiếp tục đóng góp thêm sự hiểu

biết về phương diện lý luận, vai trò tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong hệ thống
NHTM Việt Nam và là cơ sở cho các NHTM trên phương diện thực tiễn để giúp
các ngân hàng giải quyết các khó khăn hiện nay từ đó phát triển bền vững trong bối

cảnh cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi toàn cầu.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn

vốn tối thiểu của ngân hàng tại các quốc gia khác nhau. Dưới đây là một số cơng
trình nghiên cứu khoa học:

- Dreca N. (2013) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến chỉ số an toàn vốn tối
thiểu của các ngân hàng được lựa chọn tại Nam Tư.
- Những giải pháp và vấn đề cho khung an toàn vốn tối thiểu mới (Basel III) của
các ngân hàng thương mại tại Litva (Jasevičienė*, F. và Jurkšaitytė, D., 2014).

- Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015) đã đưa ra các yếu tố tác động chỉ số an
toàn vốn tối thiểu trong hệ thống ngân hàng tại Albania giai đoạn 2007 - 2014.

-

Một phân tích về vốn an tồn tối thiểu dựa theo kinh nghiệm trong các ngân


hàng thuộc khu vực tư nhân tại Ấn Độ (Aspal et al, 2014).


3

Aktas et al (2015) đã nghiên cứu các yếu tố tác động tỷ lệ an toàn vốn tối

-

thiểu của các ngân hàng: Một số bằng chứng từ các nước Đông Nam Châu Âu.
Büyükşalvarcı, A. và Abdioğlu, H., (2011) phân tích các yếu tố tác động tỷ lệ

-

an toàn vốn tại các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ: Một phân tích dữ liệu bảng.
Yonas, M. (2015) đã nghiên cứu về những yếu tố tác động tỷ lệ an toàn vốn

-

tối thiểu của các ngân hàng thương mại tại Ethiopia.
Qua tổng hợp các nghiên cứu trên thì hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng
phương pháp phân tính định lượng để tìm ra các yếu tố tác động và mức độ tác động

của các yếu tố.
Tại Việt Nam, tuy chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu và các bài báo khoa
học về đề tài này, nhưng tỷ số an toàn vốn tối thiểu tại Việt Nam rất quan trọng
trong các tổ chức tín dụng về việc đánh giá hoạt động kinh doanh và duy trì một
quy mơ vốn tối thiểu an tồn cho sự hoạt động của các NHTM nói riêng. Qua hệ số
này, có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh tốn các khoản nợ có thời


hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành… Hay
nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được hệ số này tức là nó đã tự tạo ra một tấm
đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những
người gửi tiền.

Từ tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, tác giả quyết định
nghiên cứu và phân tích các yếu tố tác động cũng như mức độ tác động của các yếu

tố đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt
Nam.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi của đề tài

-

Xác định các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu của các NHTM CP tại Việt Nam.

-

Đề ra các gợi ý chính sách phù hợp để giúp các ngân hàng cải thiện tỷ lệ an

tồn vốn tối thiểu từ đó giúp các NHTM Việt Nam nâng cao quy mô vốn tự có để

tồn tại, phát triển bền vững và có thể tiếp cận việc quản lý rủi ro theo Basel II và xa
hơn là Basel III.
Để có thể giải quyết tốt những mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cần phải làm rõ
các câu hỏi nghiên cứu sau:

1. Những yếu tố có tác động đến tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của các NHTM?



4

2. Mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như thế nào?
3. Các gợi ý chính sách nào giúp cải thiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các
NHTM CP tại Việt Nam?
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM.

-

Phạm vi nghiên cứu: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM CP tại Việt

Nam giai đoạn từ năm 2007 – 2014.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và các yếu tố tác động đến tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu của các NHTM CP tại Việt Nam, đề tài sử dụng thống kê mô tả
đồng thời kết hợp hai phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng.

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

-

Sử dụng các số liệu thống kê từ thu thập dữ liệu trên báo cáo tài chính của


các NHTM CP để tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ nhằm so sánh và đánh
giá nội dung cần tập trung nghiên cứu.

-

Phân tích những kết quả đạt được của các mơ hình nghiên cứu trước. Đồng

thời so sánh, đối chiếu với lý thuyết để chọn ra khung phân tích phù hợp với đề tài.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

-

Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

-

Sử dụng phần mềm Eview 8.0 để xử lý, phân tích dữ liệu và tiến hành các

kiểm định cần thiết nhằm mơ hình hóa các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

-

Về lý luận, đề tài giúp hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu.
-

Về thực tiễn, đề tài đã xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ


an toàn vốn tối thiểu từ đó đưa ra các gợi ý chính sách xây dựng quy mơ vốn an
tồn tối ưu cho các các NHTM CP Việt Nam.

2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
2.1.1. Vốn tự có


5

Từ rất sớm, ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã xây dựng chỉ tiêu đánh giá
mức độ an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nhằm chuẩn hóa hoạt động
ngân hàng trong trào lưu tồn cầu hóa. Basel I đã ra đời và khái niệm vốn trong
Basel I được chia thành hai loại:

-

Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phịng được cơng bố,

như là khoản dự phịng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự

trữ cơng bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các cơng ty
con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill).

-

Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng

đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phịng thất thu nợ chung; Cơng cụ vốn hỗn


hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức
tài chính khác.

Vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là cơ sở để
xác định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng,

bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ quy định tại Phụ
lục 1 Thơng tư 36/2014/TT-NHNN.
Vốn tự có là điều kiện để hình thành và duy trì hoạt động kinh doanh cho ngân
hàng thương mại, thường chiếm tỷ lệ nhỏ từ 6 – 10% tổng tài sản, được xem là “sức

mạnh và đệm an toàn” cho hoạt động kinh doanh (Nguyễn Thị Mỹ Dung và Nguyễn
Quốc Khánh, 2012).
Vốn tự có của ngân hàng gồm vốn tự có cơ bản và vốn tự có bổ sung (Nguyễn
Đăng Dờn, 2012).
Theo quan điểm của tác giả, vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn cấp 1 và

vốn cấp 2, đây là vốn có nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.
2.1.2. Vốn an toàn tối thiểu

Vốn an toàn tối thiểu được coi là một trong những chỉ số đo lường sức khỏe tài
chính của các ngân hàng và cực kỳ hữu ích trong việc ngăn chặn các ngân hàng

khỏi bị phá sản; được xem là một biện pháp tự vệ để bảo vệ các bên liên quan quan
tâm và duy trì sự ổn định hệ thống ngân hàng của nền kinh tế. Đây là một chỉ số

phản ánh khả năng của một ngân hàng phải chịu tổn thất bất ngờ phát sinh trong
tương lai (Aspal et al, 2014). Vai trị của vốn an tồn tối thiểu đã được kiểm nghiệm



6

trong thực tế tình hình tài chính của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng.

2.1.3. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu
Có rất nhiều quan điểm cũng định nghĩa về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là tỷ số đề xuất bởi cơ quan quản lý trong
các lĩnh vực ngân hàng để đánh giá sức khỏe của hệ thống ngân hàng và đảm bảo

rằng các ngân hàng có thể mất đến một mức độ hợp lý các khoản lỗ phát sinh từ
khoản lỗ hoạt động. Dang (2011) nhấn mạnh rằng sự đầy đủ của vốn được đánh giá
trên cơ sở các tỷ lệ an toàn vốn. Tỷ lệ an toàn vốn cho thấy sức mạnh nội bộ của
ngân hàng phải chịu thua lỗ trong thời gian khủng hoảng.
“Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu cịn gọi là tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro, tỷ lệ này

thể hiện mối tương quan giữa vốn của ngân hàng với các rủi ro có thể xảy ra. Tỷ lệ
an tồn vốn tối thiểu được tính bằng phần trăm vốn tự có của ngân hàng chia cho

tổng giá trị tài sản có rủi ro” (Berger et al, 1995).
“CAR là tỷ số hay tỷ lệ thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ của ngân
hàng cũng như những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt như là tín dụng hay rủi ro

vận hành. CAR cũng giống như các tỷ lệ khác được tính trên mối tương quan của
các tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Không giống như các loại tỷ lệ thông thường khác,
CAR phân biệt tài sản có thể có các mức rủi ro khác nhau” (Akerlof, 1990).

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro quy

đổi, cịn được gọi là hệ số Cooke. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để phản ánh năng

lực tài chính của các ngân hàng thương mại; cũng như đánh giá khả năng thanh toán
các khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức độ an tồn trong hoạt động tín dụng của
các ngân hàng thương mại (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi (Thơng tư 36/2014/TT-

NHNN).
Phân loại tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng:
 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ được xác định bằng như sau:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu =

Vốn tự có riêng lẻ

x 100%


7

riêng lẻ (%)

Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ

 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất được xác định bằng như sau:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

hợp nhất (%)

Vốn tự có hợp nhất
=

x 100%
Tổng tài sản Có rủi ro hợp nhất

Những quan điểm trên đều cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là tỷ lệ giữa vốn
tự có và tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng, nó phản ánh sức khỏe, năng lực tài
chính của ngân hàng.

2.1.4. Ngân hàng thương mại
Trên thế giới, định nghĩa về Ngân hàng thương mại có rất nhiều diễn giải:

Tại Pháp, Mishkin Frederic S. (2007) định nghĩa: Ngân hàng thương mại là
doanh nghiệp mà nghiệp vụ thường xun là nhận tiền bạc của cơng chúng dưới
hình thức ký thác hay các hình thức khác và sử dụng nó làm tài nguyên để thực hiện
các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và tài chính (trích bởi Nguyễn Thị Mỹ Dung và

Nguyễn Quốc Khánh, 2012).
Theo Luật Các Tổ chức tín dụng Việt Nam 2010: “Ngân hàng thương mại là
loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng bao
gồm: nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại
tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy
động vốn trong nước và nước ngồi; cấp tín dụng dưới các hình thức; mở tài khoản
thanh tốn cho khách hàng; cung ứng các phương tiện và dịch vụ thanh toán”

Theo nghị định 59/2009/NĐ-CP: “Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân
hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần”.


2.2. Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của
NHTM
2.2.1. Quy mô ngân hàng
Quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại trên thế giới cũng như Việt Nam

hầu như là khác nhau vì có những ngân hàng với quy mô hoạt động rộng lớn, số chi
nhánh nhiều, cơ cấu tổ chức phức tạp, nhưng cũng có những ngân hàng với quy mô

hoạt động theo chiều hướng nhỏ. Do vậy, nhà quản lý chính sách ngân hàng cần đưa
ra một chính sách quản lý hiệu quả để phát huy hết tối đa khả năng của bản thân


8

ngân hàng không áp dụng rập khuôn theo một mẫu nào có sẵn. Thơng qua các chỉ
tiêu tổng tài sản và vốn tự có đánh giá được quy mơ của ngân hàng, ảnh hưởng tới

sức khỏe và sự an toàn của ngân hàng hoạt động có hiệu quả (Trần Huy Hoàng,
2012).
Tổng tài sản của ngân hàng theo cách tiếp cận về mặt kế tốn cịn gọi là tổng
tài sản Có. Hoạt động kinh doanh ngân hàng liên quan tới nhiều đối tượng trong xã

hội và ảnh hưởng tới hầu hết các ngành, lĩnh vực trong đời sống xã hội vì vậy đòi
hỏi phải giải quyết hài hòa vấn đề hiệu quả và an toàn (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).
2.2.2. Tỷ lệ huy động

Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng
đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả, vốn huy động là nguồn


vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào (là hoạt
động cơ bản và mang tính sống cịn của ngân hàng). Ngân hàng thương mại là tổ

chức duy nhất mới được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau
(Nguyễn Đăng Dờn, 2012).
Vấn đề đặt ra là các ngân hàng phải tìm mọi cách để huy động nguồn vốn
quan trọng này dưới hình thức các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng theo
nhiều kỳ hạn khác nhau là chủ yếu. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất,
chẳng hạn các ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản
tiết kiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất
gấp đôi hay gấp ba lần lãi suất tiết kiệm (Peter S. Rose, 2001).
Ngân hàng huy động vốn cần đảm bảo được nghĩa vụ của mình với những
người gửi tiền vì lúc này sẽ ảnh hưởng tới vốn của ngân hàng hay chính là sự an
tồn của ngân hàng (Aspal et al, 2014). Điều này sẽ tác động đến tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu của ngân hàng.
2.2.3. Dư nợ trên tổng tài sản

Nghiệp vụ cho vay (Loans) là nghiệp vụ sử dụng vốn tự có và vốn huy động
dưới dạng tiền gửi để cấp vốn cho vay đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu

cầu và có đủ điều kiện cho vay. Trong đó, tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu
của các ngân hàng với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng (Nguyễn Thị Mỹ
Dung và Nguyễn Quốc Khánh, 2012).
Dư nợ cho vay được đánh giá thông qua chỉ tiêu dư nợ trên tổng tài sản:


9

Dư nợ trên tổng tài sản = Dư nợ cho vay / Tổng tài sản


Chỉ tiêu này đo lường tác động của các khoản vay trong danh mục tài sản trên
nguồn vốn của ngân hàng có nghĩa là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần tram
trong tổng tài sản. Theo nghiên cứu của Büyükşalvarcı, A. và Abdioğlu, H. (2011)
và Dreca, N. (2013) cho rằng dư nợ cho vay gia tăng có tác động tích cực đến tỷ lệ
an tồn vốn vì nghĩa vụ của ngân hàng khi tăng dư nợ cho vay tức phải tăng khả
năng về vốn tối thiểu trong ngân hàng.

2.2.4. Dự phịng rủi ro tín dụng

Dự phịng rủi ro là khoản tiền được trích lập để bù đắp cho những tổn thất có
thể xảy ra do khách hàng hay các tổ chức không thực hiện được nghĩa vụ trả một
phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi theo cam kết vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi. Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào
chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ (Thơng tư 02/2013/TT-NHNN).

Dự phịng rủi ro bao gồm:
Dự phịng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ để dự
phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng nhóm nợ; theo quy định chia ra

gồm 5 nhóm nợ theo từng tỷ lệ trích dự phịng (nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ
dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn).

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất
chưa xác định được khi trích lập dự phịng cụ thể (tại Việt Nam bằng 0.75% tổng số
dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN) trong
các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tài chính khi chất lượng các

khoản nợ suy giảm.
Dự phịng rủi ro tín dụng được xem như là một khoản dự trữ để đảm bảo cho

tổng dư nợ của ngân hàng trên bảng cân đối là đủ để trang trải khoản lỗ dự kiến
trong danh mục cho vay. Việc xem xét dự phòng rủi ro giúp đánh giá được rủi ro và
sức khỏe tài chính của các ngân hàng (Büyükşalvarcı, A. và Abdioğlu, H., 2011).
2.2.5. Tính thanh khoản
Tính thanh khoản là một khía cạnh đáng chú ý khi xác định vị trí tài chính của
các ngân hàng, vì hình ảnh của một ngân hàng được phản ánh nhiều bởi yếu tố

thanh khoản. Thanh khoản là một khía cạnh quan trọng phản ánh khả năng của ngân


10

hàng để đáp ứng nhu cầu tín dụng và nhu cầu dịng tiền. Ngân hàng có thể có được

một quỹ lỏng đủ nếu nó có một vị trí thanh khoản đầy đủ (Aspal et al, 2014).
Theo nghiên cứu của Rudolf (2009) chỉ ra rằng tính thanh khoản là khả năng

của một ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ của ngân hàng đó đối với người gửi tiền.
Tính thanh khoản của ngân hàng đo lường qua tỷ lệ giữa tài sản có tính thanh khoản

cao trên tổng tài sản cho thấy khả năng có thể thanh tốn được các nghĩa vụ của
ngân hàng.

Một phát biểu của Angbazo (1997) khi tỷ trọng của các quỹ đầu tư bằng tiền
mặt hoặc tương đương tiền tăng thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm dẫn
đến phí thanh khoản thấp hơn trong tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Đồng nghĩa với việc
ngân hàng khơng mất nhiều chi phí để huy động một nguồn tiền tạm thời đáp ứng

cho nhu cầu rút tiền cũng như giải ngân cho khách hàng.
Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan


trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay
mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý
các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến
động hằng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự.
Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho

vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản ln
có nhu cầu thanh khoản rất lớn (Trần Huy Hoàng, 2012).

2.2.6. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của ngân hàng được đo lường qua hai chỉ tiêu: suất sinh lời
trên tổng tài sản và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
 Suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi

nhuận ròng so với vốn tự có bình qn của một ngân hàng.
ROE = (Lợi nhuận rịng / Vốn chủ sở hữu bình qn)*100%

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có ý nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu
bình quân bỏ ra trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế qua đó đánh
giá chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng vốn trong ngân hàng thương mại; chỉ tiêu
này cho thấy hiệu quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khả
năng sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì chứng tỏ


11

hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn mang lại cho chủ sở hữu trong ngân hàng đó
càng cao; tỷ lệ càng lớn thì khả năng sinh lời tài chính càng lớn.

ROE là chỉ tiêu dùng để đánh giá suất sinh lời tài chính, vì vậy nó được sử

dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng, ROE được sử
dụng để so sánh hiệu quả sử dụng đồng vốn giữa các ngân hàng với nhau (Nguyễn
Đăng Dờn, 2012).
 Suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2012): “Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là tỷ lệ phần
trăm giữa lợi nhuận thuần (Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận ròng) so với tổng tài sản
có trung bình của một ngân hàng.

ROA = (Lợi nhuận rịng / Tài sản Có bình qn)* 100%
Ý nghĩa là cho biết một đồng tài sản có, tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận rịng,
qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong ngân hàng. Chỉ tiêu ROA cho thấy chất
lượng của công tác quản lý tài sản có trong ngân hàng thương mại, đánh giá khả
năng tạo tích lũy và đóng góp của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế xã hội. Tài

sản có sinh lời càng lớn, càng có điều kiện để gia tăng các khoản thu nhập, đây cũng
là biện pháp để gia tăng lợi nhuận trong ngân hàng. Các ngân hàng có cùng quy mơ
tài sản mà ngân hàng nào có ROA cao, chứng tỏ ngân hàng đó có chiến lược kinh
doanh và đầu tư hiệu quả; ROA càng lớn cho thấy cơng tác quản trị tài sản có tốt và
ngược lại.

2.2.7. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí
trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thơng qua hoạt động kiểm sốt chặt chẽ tài sản
sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất (John W. và Robert A.,
1992).
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = (Thu lãi cho vay và đầu tư chứng

khoán – Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác) / Tổng tài sản bình quân

2.2.8. Hệ số đòn bẩy

Hệ số đòn bẩy là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu trong việc điều hành cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Địn bẩy tài chính sẽ
rất lớn trong các ngân hàng có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở
hữu đồng nghĩa với rủi ro tài chính sẽ cao và ngược lại.


12

Cổ đơng sẽ tìm thấy các ngân hàng hệ số đòn bẩy cao rủi ro hơn so với các
ngân hàng khác vì vậy sự gia tăng hệ số này yêu cầu tỷ suất lợi nhuận cho các cổ
đông cũng cao theo. Do đó, các ngân hàng sử dụng địn bẩy cao có thể khó tìm cách
nâng cao vốn chủ sở hữu mới do chi phí vốn chủ sở hữu cao. Vì vậy, các ngân hàng

sử dụng địn bẩy cao có thể nắm giữ cổ phần ít hơn so với các ngân hàng thấp
(Büyükşalvarcı, A. và Abdioğlu, H., 2011).

2.2.9. Tốc độ tăng tổng tài sản

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cho biết mức tăng trưởng tài sản tương đối (tính theo
phần trăm) qua các thời kỳ, tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường
hợp tài sản của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng
trưởng tài sản là khơng xác định (Edmister Robert O., 1982). Tăng trưởng tài sản
không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn tốt. Khi phân tích tỷ lệ tăng trưởng
tài sản chúng ta cần lưu ý tới nhiều yếu tố khác nhau: mục đích tăng trưởng tài sản,

loại tài sản nào có tăng trưởng, vốn tài trợ lấy từ nguồn nào…

Mối quan tâm đối với tỷ lệ tăng trưởng tài sản giữa các ngành khác nhau rất
khác nhau, chẳng hạn với ngành ngân hàng thì tăng trưởng tài sản là một trong

những mục tiêu quan trọng hàng đầu (bên cạnh tăng trưởng tín dụng), nhưng điều
này lại không đúng với các ngành khác.

Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản = (Tổng TSN - Tổng TSN-1)/Tổng TSN-1
2.3. Các mơ hình nghiên cứu trước đó
2.3.1. Mơ hình của Dreca, N. (2013) về phân tích các yếu tố tác động chỉ số
an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng tại Nam Tư.
Nghiên cứu trên dữ liệu của 10 ngân hàng tại Nam Tư trong giai đoạn 2005 –
2010. Mơ hình có 8 biến độc lập: quy mơ ngân hàng (SIZE), tỷ lệ huy động (DEP),
dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOA), dự phịng rủi ro tín dụng (LLR), tỷ suất sinh

lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ
thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ địn bẩy tài chính (LEV).
Phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, kiểm định OLS, FEM, REM với dữ

liệu bảng (panel), phân tích ma trận tương quan.
Phương trình nghiên cứu: CAR = β0 + β1 SIZE+ β2 DEP + β3 LOA + β4 LLR
+ β5 ROA + β6 ROE + β7 NIM + β8 LEV + εi


13

Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã chọn ra mô hình OLS là mơ hình chuẩn
nhất trong 3 loại mơ hình với R-square là 94,57% dự báo mơ hình tốt với mức ý
nghĩa 1% và 5%. Tất cả các biến đều có mối tương quan đáng kể tác động đến tỷ lệ
an tồn tối thiểu, tuy nhiên dự phịng rủi ro tín dụng (LLR) và tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên (NIM) khơng có ý nghĩa thống kê nhưng theo luật thống kê t-statistics > 1, do

đó các biến đều được giữ lại.

Kết quả mơ hình:
CAR = 0.5163077 - 0.0152029 SIZE - 0.190701 DEP - 0.3453338 LOA +
0.4092208 LLR - 4.4338095 ROA + 0.3896034 ROE + 0.3848122 NIM +
0.5802835 LEV
Trong đó biến SIZE, DEP, LOA, ROA tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn

vốn tối thiểu; các biến LLR, ROE, NIM và LEV tác động cùng chiều. Tác động
mạnh nhất là suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và yếu nhất là quy mơ ngân hàng
(SIZE).
2.3.2. Mơ hình của Jasevičienė, F. và Jurkšaitytė, D., (2014) về những giải
pháp và vấn đề cho khung an toàn vốn tối thiểu mới (Basel III) của các ngân
hàng thương mại tại Litva.
Nghiên cứu này với 71 quan sát ngân hàng lớn, 95 quan sát ngân hàng vừa và

nhỏ tính tốn trong giai đoạn 2003 – 2009. Mơ hình này đã phân tích các thành
phần tác động sau: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), dư nợ cho vay (P/T), tốc
độ tăng trưởng của tổng tài sản (ASSET GROWTH), tỷ trọng tài sản đo lường qua

tỷ lệ rủi ro tài sản trên tổng tài sản (TR/T), quản trị ngân hàng (BVI), quy mô ngân
hàng (SIZE).
Phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, phân tích ma trận tương quan, phân
tích hồi quy bội với ROA, P/T, ASSET GROWTH, TR/T, BVI, SIZE là biến độc

lập và CAR là biến phụ thuộc.
Phương trình nghiên cứu: CAR = β0 + β1 ROA+ β2 (P/T) + β3 ASSET
GROWTH + β4 (TR/T) + β5 BVI + β6 SIZE + εi

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu này cho thấy năm yếu tố tác động đáng kể lên tỷ lệ an toàn vốn tối

thiểu là ROA, ASSET GROWTH, TR/T, BVI và SIZE. Yếu tố quản trị ngân hàng
(BDVI) có tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc trong mơ hình và chỉ ra một mối


14

quan hệ ngược chiều. Năm 2009 so sánh với năm 2003 nhu cầu tăng vốn là 63%.
Trong thời gian 6 năm, khơng có bất cứ sự thay đổi về tỷ trọng tài sản trên tỷ lệ rủi
ro tài sản, vốn của ngân hàng tại Nam Tư cần phải tăng 2,02 tỷ đơ la. Do đó, ngân
hàng càng tăng thị phần lợi nhuận thì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu càng tăng tạo tính

thanh khoản tốt cho ngân hàng. Vì vậy, nhu cầu tăng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu dựa
theo Basel III thì hệ thống ngân hàng tại Nam Tư phải thực hiện một cách chặt chẽ

những yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra một số giải
pháp nhằm đáp ứng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu hiệu quả trong tương lai như sự thay
đổi kỹ thuật, nguồn nhân lực, gia tăng vốn giảm thiểu rủi ro và một số phương pháp

quản trị rủi ro.
Kết quả mơ hình:
CAR = 12.361 - 0.422 ROA + 0.026 ASSET GROWTH - 0.09 (TR/T) 6.416 BVI - 2.97 9 SIZE
2.3.3. Mơ hình của Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015) về phân tích các
yếu tố tác động đến chỉ số an toàn vốn tối thiểu của hệ thống ngân hàng tại
Albanian giai đoạn 2007-2014
Nghiên cứu này với 31 quan sát ngân hàng trong giai đoạn 2007 – 2014. Mơ
hình này đã phân tích các thành phần tác động sau: ROE, ROA, nợ xấu (NPL), dư

nợ cho vay trên tổng tài sản (LTD), số nhân (EM), lôgarit tự nhiên của tổng tài sản

(Ln_TA).
Phương pháp nghiên cứu: thống kê mơ tả, phân tích ma trận tương quan, phân
tích hồi quy tuyến tính với ROE, ROA, NPL, LTD, EM, LnTA là các biến độc lập
và CAR là biến phụ thuộc.
Phương trình nghiên cứu: CAR = β0 + β1 ROA+ β2 ROE + β3 NPL + β4 LTD
+ β5 EM + β6 Ln_TA + εi

Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu cho ta thấy ROA và ROE có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu (CAR). Tuy nhiên, mức ý nghĩa của 2 yếu tố trên đều lớn hơn

0.05. Từ đó có thể kết luận rằng khơng có mối tương quan giữa nhân tố ROA, ROE
với tỷ lệ CAR của ngân hàng tại Albanian. Như vậy, ROA và ROE thật sự không
ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng tại Albanian.


15

Ngoài ra, nghiên cứu xác định mối tương quan giữa các nhân tố phụ thuộc sau:
NPL, LTD, EM và LnTA ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu và đều
tác động ngược chiều riêng LnTA tác động mạnh nhất và cùng chiều. Điều đó có
nghĩa là quy mơ của ngân hàng càng tăng thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu càng cao,
đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.

Kết quả mơ hình:
CAR = 0.1706 – 0.0816 NPL – 0.1125 LTD – 0.0046 EM + 0.0410 LnTA
2.3.4. Mơ hình của Aspal et al (2014) phân tích về vốn an tồn vốn tối thiểu
dựa theo kinh nghiệm đối với các ngân hàng khu vực tư nhân tại Ấn Độ
Nghiên cứu này phân tích trên bảng số liệu của 20 ngân hàng tư nhân trong


thời gian từ năm 2008 – 2012. Mơ hình này đã phân tích các thành phần tác động
sau: dư nợ cho vay (LO), đo lường chất lượng tài sản (A), hiệu quả quản lý về chi
tiêu trên thu nhập (M), tính thanh khoản (L), mơ hình GAP đánh giá tính nhạy cảm

giữa rủi ro tổng tài sản trên rủi ro tổng nợ (S).
Phương pháp nghiên cứu: thống kê mơ tả, phân tích ma trận tương quan, phân
tích hồi quy tuyến tính đa biến với LO, A, M, L, S là các biến độc lập và CAR là

biến phụ thuộc.
Phương trình nghiên cứu: CAR = β0 + β1 LO + β2 A + β3 M + β4 L + β5 S + εi

Kết quả nghiên cứu:
Mơ hình cho ta thấy được hệ số bình phương (R2) cho thấy có 91,40% của

biến phụ thuộc tỷ lệ (CAR) đã được giải thích trong mối quan hệ với các biến độc
lập, trong đó mức ý nghĩa 5% cho thấy một mức độ điều chỉnh tốt.
Mơ hình chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa các biến độc lập biến phụ thuộc
trong mơ hình và có dấu hiệu tích cực, trong đó tính thanh khoản (L) có sự tương

quan mạnh nhất. Tuy nhiên, mơ hình đã loại biến chất lượng tài sản (A) vì p-value
là 0,492 > 0,05. Do đó, nghiên cứu này đã chấp nhận 4 biến và loại bỏ 1 biến đó là

biến đo lường chất lượng (A).
Kết quả mơ hình:
CAR = 158.46 + 0.436 (LO) + 0.254 (M) + 1.543 (L) + 1.141 (S)
2.3.5. Mô hình của Aktas, R., Acikalin, S., Bakin, B. và Celik, G., (2015) về
phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ một số thực

nghiệm của các nước Đông Nam Châu Âu.



16

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng với 71 ngân hàng từ các nước Đông Nam
Châu Âu trong giai đoạn 2007 – 2012. Nghiên cứu đã chạy 2 mơ hình đó là:
Mơ hình 1 có 6 biến phụ thuộc: quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ suất sinh lời trên

tổng tài sản (ROA), địn bẩy tài chính (LEV), tính thanh khoản (LQDT), tỷ lệ thu
nhập lãi cận biên (NIM), rủi ro tín dụng (RISK).
Mơ hình 2 có 9 biến phụ thuộc: quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ suất sinh lời trên

tổng tài sản (ROA), địn bẩy tài chính (LEV), tính thanh khoản (LQDT), tỷ lệ thu
nhập lãi cận biên (NIM), rủi ro tín dụng (RISK) tổng sản phẩm quốc gia (GDP), lạm
phát (CPI) và lãi suất thực (RIR).
Phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, kiểm định Hausman Test với dữ

liệu bảng (panel data), phương pháp hồi quy GLS.
Phương trình nghiên cứu: các nhà phân tích đã chạy 2 mơ hình như sau
Mơ hình thứ nhất: CAR = β0 + β1 SIZE+ β2 ROA + β3 LEV + β4 LQDT + β5
NIM + β6 RISK + εi
Mơ hình thứ hai: CAR = β0 + β1 SIZE+ β2 ROA + β3 LEV + β4 LQDT + β5
NIM + β6 RISK + β7 GDP+ β8 CPI + β9 RIR + β10 (EURO_VOL) + β11 COV +
β12 GOV + εi

Kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu đã chọn ra mơ hình thứ nhất liên quan đến lĩnh vực tài
chính và chỉ ra mối tương quan các biến để xác định tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu CAR
đối với những ngân hàng thuộc các nước Đơng Nam Châu Âu đồng thời mơ hình
này khá phù hợp với những nghiên cứu trước. Các biến quy mơ ngân hàng (SIZE),
địn bẩy tài chính (LEV) và rủi ro tín dụng (RISK) là tương quan âm có ý nghĩa


thống kê. Theo đó, các biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tính thanh
khoản (LQDT), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) là tương quan dương, tuy nhiên
biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) bị loại ra khỏi mơ hình 1 vì khơng ảnh hưởng
đến các nhân tố môi trường kinh doanh.

Kết quả mô hình:
Mơ hình thứ nhất (nhà nghiên cứu chọn):

CAR = 0.203 - 0.006 (SIZE) + 0.186 (ROA) + 0.054 (LQDT) - 0.043 (RISK)
Mơ hình thứ hai:


17

CAR= 0.180 – 0.004 SIZE + 0.000 LEV + 0.039 LQDT – 0.029 RISK – 0.001
GDP_G + 0.001 EURO _VOL + 0.002 COV – 0.021 GOV
2.3.6. Mơ hình của Bükşalvarcı, A. và Abdioğlu, H. (2011) về phân tích
các yếu tố tác động đến tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu của các ngân hàng tại Thổ
Nhĩ Kỳ.
Nghiên cứu này phân tích dữ liệu của 24 ngân hàng trong giai đoạn 2006 –
2010, hình thành dữ liệu bảng với 120 quan sát. Mơ hình này đã phân tích các thành

phần tác động sau: quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP),
tổng nguồn cho vay trên tổng tài sản (LOA), khoản tăng lên của mục trích lập dự
phịng rủi ro tín dụng (LLR), tính thanh khoản (LIQ), tỷ suất sinh lời trên tổng tài

sản (ROA), tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên (NIM), tỷ lệ đòn bẩy tài chính (LEV)
Phương pháp nghiên cứu: thống kê mơ tả, phân tích ma trận tương quan, hồi

quy các mơ hình FEM và REM với dữ liệu bảng (panel data), với SIZE, DEP, LOA,
LLR, LIQ, ROA, ROE, NIM, LEV là các biến độc lập và CAR là biến phụ thuộc.
Phương trình nghiên cứu: CAR = β0 + β1 SIZE+ β2 DEP + β3 LOA + β4 LLR
+ β5 LIR + β6 ROA + β7 ROE+ β8 NIM + β9 LEV + εi

Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu đã chỉ ra LOA, ROE và LEV có mối quan hệ ngược chiều, trong

khi LLR, ROA mối quan hệ cùng chiều và đều tác động đáng kể đến tỷ lệ CAR.
Điều đó có nghĩa là khi ngân hàng khơng trích lập dự phịng cho những khoản tiền

gửi khách hàng khơng có khả năng trả nợ, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR) khơng
đảm bảo thì ngân hàng có nguy cơ mất tính thanh khoản, rủi ro tài chính. Các yếu tố
SIZE, DEP, LIQ và NIM khơng có xuất hiện khi phân tích tác động đến tỷ lệ CAR.

Kết quả mơ hình:
CAR = 0.5049 - 0.1829 LOA + 0.3485 LLR+4.0319 ROA - 0.4419 ROE 0.2228 LEV
2.3.7. Mơ hình của Yonas, M. (2015) về những yếu tố tác động tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại tại Ethiopia
Nghiên cứu này phân tích dữ liệu của 8 ngân hàng trong giai đoạn 2004 –
2013, hình thành dữ liệu bảng với 80 quan sát. Mơ hình này đã phân tích các thành

phần tác động sau: quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP),


18

tổng nguồn cho vay trên tổng tài sản (LNTA), tính thanh khoản (LIQ), tỷ suất sinh
lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ
thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ địn bẩy tài chính (LEV)

Phương pháp nghiên cứu: thống kê mơ tả, phân tích ma trận tương quan, hồi
quy các mơ hình FEM và REM với dữ liệu bảng (panel data), với SIZE, DEP,
LNTA, LIQ, ROA, ROE, NIM, LEV là các biến độc lập và CAR là biến phụ thuộc.
Phương trình nghiên cứu: CAR = β0 + β1 SIZE+ β2 DEP + β3 LNTA + β4
LIQ + β5 ROA + β6 ROE + β7 NIM + β8 LEV + εi

Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu đã chỉ ra ROE và NIM có tác động ngược chiều, trong khi ROA,
DEP và SIZE có tác động cùng chiều, nhưng LIQ, LNTA và LEV lại khơng có ý
nghĩa giải thích tác động đến tỷ lệ CAR. Mức độ tác động mạnh nhất là ROA và

yếu nhất là LEV.
Kết quả mơ hình:
CAR = 0.75002 + 0.1412 SIZE + 0.652 DEP + 0.0201 LNTA – 0.01218 LIQ
+ 3.055 ROA - 0.2236 ROE – 0.2702 NIM + 0.0116 LEV

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu
Tác giả

Tên cơng trình

Biến độc lập

Kết quả

SIZE

-

DEP


-

1. Dreca, N. (2013)

Phân tích các yếu tố tác

LOA

-

tại Đại học quốc tế

động đến chỉ số an toàn

LLR

+

của Sarajevo, Nam

vốn tối thiểu của các ngân

ROA

-

hàng tại Nam Tư

ROE


+

NIM

+

LEV

+




19

2. Jasevičienė, F. và
Jurkšaitytė, D.,

(2014) tại Đại học
Vilinus, Litva

Những giải pháp và vấn

ROA

-

đề cho khung an toàn vốn


Asset Growth

+

tối thiểu mới (Basel III)

RT/T

-

của các ngân hàng thương

BVI

-

mại tại Litva.

SIZE

-

3. Shingjergji, A.

Phân tích các yếu tố tác

và Hyseni, M.,

động đến chỉ số an toàn


(2015) tại Đại học

vốn tối thiểu của hệ thống

Elbasan, Albania

ngân hàng tại Albanian
giai đoạn 2007-2014

4. Aspal et al
(2014)
tại Đại học kỹ thuật
Punjab, Ấn Độ

NPL
LTD
EM

+

LnTA

Phân tích về vốn an toàn

LO (dư nợ/tổng TS)

+

vốn tối thiểu dựa theo


M (CP trên Thu nhập)

+

kinh nghiệm đối với các

L (TS thanh

+

ngân hàng khu vực tư

khoản/TS)

+

nhân tại Ấn Độ

S (Khe hở nhạy cảm)
Mơ hình thứ nhất

5. Aktas, R.,
Acikalin, S., Bakin,
B. và Celik, G.,

Phân tích các yếu tố tác
động đến tỷ lệ an tồn vốn

LEV


-

LQTD

+

RISK

-

Mơ hình thứ hai

-

LEV

-

LQTD

+

RISK

-

GDP_G

-


EURO_VOL

+

COV

+

GOV

-

Phân tích các yếu tố tác

LOA

-

động đến tỷ lệ vốn an tồn

LLR

+

nghiệm của các nước

Hitit, Thổ Nhĩ Kỳ

Đơng Nam Châu Âu.


A. và Abdioğlu, H.

-

SIZE

tối thiểu từ một số thực

(2015) tại Đại học

6. Büyükşalvarcı,

SIZE


×