Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.01 KB, 19 trang )

..

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EUREKA
LẦN THỨ XIX NĂM 2017

TÊN CÔNG TRÌNH: VAI TRỊ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT
NAM

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC – KINH TẾ PHÁT TRIỂN – KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số cơng trình: …………………………….
(Phần này do BTC Giải thưởng ghi)


1
MỤC LỤC
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh .............................................................................. 2
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 3
2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3
NỘI DUNG ....................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 4


1.1. Chức năng Ngân hàng thương mại ............................................................................. 4
1.1.1. Chức năng làm trung gian tín dụng ................................................................... 4
1.1.2. Chức năng trung gian thanh toán. ...................................................................... 4
1.1.3. Chức năng tạo tiền (tạo ra tiền gửi thanh tốn) ................................................. 5
1.2. Vai trị chính của hệ thống ngân hàng thương mại...................................................... 6
CHƯƠNG 2: THÀNH TỰU CỦA NHTM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ....... 8
2.1. Thành tựu đạt được của NHTM Việt Nam trong thời gian qua .................................. 8
2.1.1. Huy động nguồn vốn ......................................................................................... 8
2.1.2. NHTM đã góp phần tăng trưởng đầu tư cho vay............................................... 9
2.1.3. Trung tâm thanh toán của nền kinh tế ............................................................. 10
2.1.4. NHTM VN mở rộng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ........................................ 11
2.1.5. Đội ngũ chi nhánh NHTM VN ........................................................................ 11
2.1.6. Đội ngũ cán bộ ngân hàng Việt Nam .............................................................. 11
2.1.7. Các NHTM đã đóng góp lớn đến tổng thu nhập kinh tế quốc dân ................. 12
2.2. Khó khăn của NHTM ................................................................................................ 12
CHƯƠNG 3: HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................................................................ 14
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 17


2
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH:
Đồ thị 2.1: Tăng trưởng huy động vốn 2014-2015
Đồ thị 2.2: Tỷ trọng hoạt động vốn và đầu tư cho nền kinh tế 2015
Đồ thị 2.3 : Số lượng NHTM ở nước ta
Đồ thị 2.4: Tăng trưởng các chỉ tiêu tiền tệ, 2011-2015

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
- GDP: Gross Domestic Product- Tổng sản lượng nội địa
- NHTM: Ngân hàng thương mại
- TCTD: Tổ chức tín dụng

- UBGSTCQG: Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia
- VN: Việt Nam
- WTO: World Trade Organization- Tổ chức thương mại quốc tế


3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Qua quá trình tìm hiểu về hệ thống ngân hàng và tài chính tiền tệ ta thấy được tầm quan
trọng của NHTM đối với nền kinh tế. Do đó chúng em là những sinh viên thuộc khối ngành
kinh tế thì việc tìm hiểu về tầm quan trọng và ảnh hưởng của NHTM đối với nền kinh tế là
rất cần thiết.
2. Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu rõ về “Vai trò của NHTM đối với nền kinh tế”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng mà nhóm nghiên cứu là vai trị của NHTM đối với nền kinh tế Việt Nam trong
những năm qua
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống NHTM ở nước ta
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về hệ thống NHTM ở Việt Nam nói riêng.
Phương pháp phân tích định tính là phương pháp chủ yếu nhóm đã sử dụng trong đề tài của
mình và phân tích, tổng hợp,…Trong đề tài của nhóm có sử dụng nhiều tài liệu liên quan
tới vai trị của NHTM đối với nền kinh tế ở VN.
5. Giới thiệu kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm, nội dung chính của đề tài nghiên cứu khoa học
gồm 3 chương:
Chương 1: Chức năng và vai trò của NHTM
Chương 2: Thành tựu của NHTM trong những năm gần đây
Chương 3: Hướng phát triển



4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Chức năng Ngân hàng thương mại
1.1.1. Chức năng làm trung gian tín dụng
Ngân hàng làm trung gian tín dụng khi nó là “cầu nối” giữa người có vốn và người
cần vốn.
Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế
ngân hàng hình thành nên quĩ cho vay của nó rồi đem cho vay đối với nền kinh tế, bao gồm
cả cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Với chức năng
này ngân hàng vừa đóng vai trị là người đi vay vừa đóng vai trị là người cho vay.
Sở dĩ ngân hàng làm được chức năng này vì nó có một cơ quan chuyên trách,
chuyên kinh doanh về tiền tệ , tín dụng , có khả năng nhận biết được tình hình cung cầu về
tín dụng. Đó là nơi mà khách hàng có thể tin tưởng được trong việc gửi tiền.Thông qua việc
thu hút tiền gửi với khối lượng lớn, ngân hàng có thể giải quết mối quan hệ giữa cung và
cầu cả về khối lượng vốn cho vay, thời gian cho vay.
Với chức năng trung gian tín dụng ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho
tất cả các bên trong quan hệ là người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay và đảm bảo lợi
ích của nền kinh tế:
- Đối với người gửi tiền, không những họ thu được tiền lãi mà vốn tạm thời nhàn
rỗi của họ cịn được đảm bảo an tồn tồn và cung cấp các phương tiện thanh toán bởi
NHTM.
- Đối với người đi vay sẽ thoả mãn vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh tốn mà
khơng phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi
chắc chắn và hợp pháp.
- Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ kiếm lợi được cho bản thân mình từ chênh
lệch giữa lãi suất cho vay cà lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính
là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.

- Đối với nền kinh tế, có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản suất được thực hiện liên tục và để
mở rộng qui mô sản suất.
Với chức năng này, ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi khơng hoạt động thành vốn hoạt
động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản suất kinh doanh. Đây chính là
chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân
hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự duy trì và phát triển của ngân hàng.
Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng sau.
1.1.2. Chức năng trung gian thanh toán.
Ngân hàng làm trung gian thanh tốn khi nó thực hiện thanh tốn theo u cầu của
khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá , dịch vụ
hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác
theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng đóng vai trị thủ quĩ cho các doanh


5
nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của khách hàng, chi tiền họ cho
khách hàng.
Ngân hàng thương mại thực hiện các chức năng trung gian thanh tốn trên cơ sở nó
thực hiện các chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thơng qua việc nhận tiền gửi, ngân
hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo rõi các khoản thu, chi. Đó chính là
tiền đề để khách hàng thực hiện thanh tốn cho ngân hàng, đặt ngân hàng vào vị trí làm
trung gian thanh toán.
Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều
hạn chế, đó là rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh tốn lớn, đặc biệt là với khách
hàng ở cách xa nhau đã tạo nên nhu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Việc hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh tốn có ý
nghĩa rất to lớn đối với tồn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương
mại sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều cơng cụ thanh tốn thuận lợi như séc, uỷ nhiệm thu,
uỷ nhiệm chi, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng...

- Đối với chủ thể kinh tế: khơng phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ
nợ, gặp người được hưởng dù gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để
thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí
lao động, thời gian lại đam bảo được thanh tốn an tồn.
- Đối với nền kinh tế: chức năng thúc đẩy lưu thơng hàng hố, đẩy nhanh tốc độ
thanh tốn, tốc độ luân chuyển vốn do đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Đồng thời với việc
thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được tiền mặt trong lưu thơng, dẫn
đến tiết kiệm chi phí lưu thơng tiền mặt như in ấn, đếm nhận tiền...
- Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho
ngân hàng thơng qua việc thu lệ phí thanh tốn. Thêm nữa nó lại tăng thêm nguồn vốn cho
vay của ngân hàng thể hiện trên số dư của tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng
này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.
Nhìn vào hệ thống thanh tốn của ngân hàng thương mại, người ta có thể đánh giá
ngay được hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại có hiệu quả hay khơng. Chu
chuyển tiền tệ hiện nay chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và do vậy chỉ
khi chức năng trung gian thanh toán được hồn thiện thì vai trị của ngân hàng thương mại
mới được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quĩ của xã hội.
1.1.3. Chức năng tạo tiền (tạo ra tiền gửi thanh tốn)
Khi có sự phân hố trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành
và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian khơng cịn thực hiện chức năng phát
hành giấy bạc ngân hàng. Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh
tốn, ngân hàng thương mại có khả năng tạo tiền ghi sổ thể hiện trên tài khoản tiền gửi
thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của tiền
giao dịch.
Từ khoản tiền dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển
khoản, hệ thống ngân hàng có khả năng tạo nên số tiền gửi gấp nhiều lần số tiền dự trữ
tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số


6

này đến lượt nó chịu tác động của nhiều yếu tố : tỉ kệ dự trữ bắt buộc, tỉ lệ dự trữ thừa và tỉ
lệ tiền mặt so với tiền gửi thanh tốn.
Với q trình tạo tiền gửi đơn giản, hệ số mở rộng tiền gửi của hệ thống ngân hàng
thương mại là:
md =1/rd
Trong đó:
md: hệ số mở rộng tiền gửi
rd: tỉ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi thanh tốn
Thơng qua chức năng trung gian tín dụng ngân hàng sử dụng số vốn huy động được
để cho vay, số tiền cho vay ra được khách hàng sử dụng để mua hàng hoá, dịch vụ trong
khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận
của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ... Khi ngân hàng
chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay, ngân hàng chưa hề tạo tiền mà chỉ
khi ngân hàng thực hiện chức năng cho vay thì mới bắt đầu tạo tiền gửi.
1.2. Vai trị chính của hệ thống ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế.
Qua quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại và đánh giá hiệu quả chung
của toàn bộ nền kinh tế ta có thể khẳng định vai trị của nó đối với nền kinh tế như sau:
Thứ nhất, các NHTM là một công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất
lưu thơng hàng hố. Thông qua chức năng huy động vốn, cho vay và đầu tư các ngân hàng
đã huy động nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế, cho vay dưới các hình thức khác nhau đối
với các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của
xã hội nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Các ngân hàng đã thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào
quá trình sản xuất, lưu thơng hàng hố. Nếu như khơng có ngân hàng thương mại thì việc
huy động của cải xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh bị đình trệ rất nhiều. Nhờ có
ngân hàng thương mại mà tiền tiết kiệm của các cá nhân, các tổ chức được huy động vào
quá trình vận động của nền kinh tế. Nó trở thành chất “dầu bơi trơn” cho bộ máy kinh tế
hoạt động. Nó chuyển của cải, tài nguyên xã hội từ nơi chưa sử dụng, còn tiềm tàng vào
quá trình sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nâng cao mức sống xã hội.
Thêm nữa với vai trị làm trung gian thanh tốn, ngân hàng đã thực hiện các dịch vụ

trung gian thanh toán cho nền kinh tế do đó thúc đẩy nhanh q trình thực hiện luân chuyển
hàng hoá, luân chuyển vốn trong xã hội, tiết kiệm chi phí thanh tốn cho từng cá nhân
doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời ngân hàng cũng giám
sát các hoạt động kinh tế góp phần tạo ra một mơi trường kinh doanh lành mạnh, tạo ra sự
ổn định trong kinh tế xã hội.
Ngày nay, có thể nói mọi quan hệ kinh tế đến thực hiện thông qua tiền tệ và chủ yếu
là thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng bên cạnh các tổ chức tài chỉnh phi ngân
hàng.
Thứ hai, ngân hàng thương mại cũng như các trung gian tài chính khác là cơng cụ
thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Với chức năng tạo tiền,


7
ngân hàng thương mại là một trong các chủ thể tham gia vào quá trình cung ứng tiền, tạo ra
một khối lượng phương tiện thanh toán rất lớn trong nền kinh tế.
Để thực hiện chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương phải sử dụng các công cụ để điều tiết
lượng trong lưu thông, nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là mục
tiêu ổn định tiền tệ. Phần lớn các công cụ của chính sách tiền tề chỉ được thực thi có hiệu
quả với sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của các ngân hàng thương mại cũng như việc
chấp hành qui định dự trữ bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền mặt và nâng cao
hiệu quả cho vay và đầu tư.


8
CHƯƠNG 2: THÀNH TỰU CỦA NHTM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
2.1. Thành tựu đạt được của NHTM Việt Nam trong thời gian qua:
Trong hơn 30 năm đổi mới và hội nhập của đất nước, Việt Nam đã từ một trong những
nước nghèo và khó khăn nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với thu
nhập bình quân đầu người tăng từ mức dưới 100 USD lên khoảng 2.100 USD vào năm
2015, tăng trưởng GDP thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ năm 1990 đến nay,

nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực…
Năm 2016, kinh tế vĩ mơ ổn định, lạm phát được kiểm sốt; các cân đối lớn của nền
kinh tế được bảo đảm; tăng trưởng GDP đạt gần 6,3%; thu ngân sách tăng; mặt bằng lãi
suất giảm; thanh khoản hệ thống được đảm bảo, có dư thừa; thị trường vàng cơ bản ổn
định; tỷ giá được điều hành linh hoạt, cung cầu ngoại tệ thuận lợi dự trữ ngoại hối đạt
khoảng 41 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Về điều hành lãi suất, cả mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay được quản lý
ổn định,... góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức độ hợp lý.
Về thị trường ngoại tệ, trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, rung lắc
mạnh, song NHNN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, không làm thị trường biến động
mạnh. Đồng Việt Nam mất giá chỉ khoảng 1%, thanh khoản được đảm bảo.
Về tăng trưởng tín dụng, năm 2016 đạt khoảng 18,5% đảm bảo mục tiêu đề ra. Tăng
trưởng dàn đều trong các tháng, cơ cấu tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên. Chất
lượng tín dụng được nâng lên, rủi ro được nhận diện và có biện pháp bảo đảm an tồn...
Trong năm qua, ngành ngân hàng đã triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại các tổ chức
tín dụng và xử lý nợ xấu theo đúng mục tiêu và lộ trình đã đề ra; thực hiện tốt cơng tác cải
cách hành chính, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong số 10 kết quả tích cực và 9 mặt tồn tại, hạn chế nổi bật trong năm
2016 mà Thủ tướng chỉ ra có 1 vấn đề liên quan đến ngành ngân hàng đó là việc các ngân
hàng thương mại yếu kém, mất vốn, rủi ro cao, trong đó có một số ngân hàng được mua lại
với giá 0 đồng.
Để đạt những thành tựu đó hệ thống NHTM VN ln kiên trì xây dựng và phát triển đã
đạt được một số thành tựu tạo nền tảng để phát triển:
2.1.1. Huy động nguồn vốn:
Từ những năm 90, lượng vốn huy động qua hệ thống NHTM tăng trưởng không
ngừng với tốc độ nhanh và vững chắc. Do sự ổn định giá trị đồng Việt Nam cùng với việc
giảm mức lạm phát từ phi mã xuống còn 1 con số, các NHTM Việt Nam đã phát huy được
hiệu quả trong chiến lược huy động vốn từ dân chúng. Lượng vốn huy động của toàn hệ
thống qua các năm đều tăng với mức trung bình từ 25-30%/năm.



9
Đồ thị 2.1: Tăng trưởng huy động vốn, 2014-2015
(% thay đổi so với cùng kỳ)

(Nguồn: NHNN Việt Nam)
Huy động vốn của hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng trưởng, tỷ lệ đơ -la hóa giảm.
Tăng trưởng huy động vốn đạt 16,2% trong bối cảnh lãi suất huy động VND duy trì ở mức
thấp và lãi suất huy động USD đối với tổ chức cá nhân được điều chỉnh giảm xuống
0%/năm vào cuối năm 2015. Lạm phát ổn định ở mức thấp, chênh lệch lãi suất huy động
VND và ngoại tệ được duy trì hợp lí đã góp phần nâng cao giá trị VND, giảm tình trạng đơ la hóa nền kinh tế, thể hiện ở kết quả huy động vốn VND có tốc độ tăng 16,4%, cao hơn
tốc độ tăng trưởng của huy động ngoại tệ, tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ trên tổng phương
tiện thanh toán ở mức 10,8%, thấp hơn mức bình quân 19,1% giai đoạn 2007-2011 và mức
bình qn 12,1% giai đoạn 2012-2014.
2.1.2. NHTM góp phần tăng trưởng đầu tư cho vay:
Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các NHTM đã được mở rộng tới tất cả
các thành phần kinh tế, dưới các hình thức cho vay ngày một đa dạng: cho vay vốn lưu
động, cho vay vốn cố định, tín dụng thuê mua,... Đặc biệt, việc chuyển hướng mở rộng cho
vay tiêu dùng thực sự là một hướng kích cầu có hiệu quả. Thơng qua quan hệ tín dụng của
các NHTM Nhà nước với các tổ chức tín dụng trong nước thể hiện chủ yếu ở sự biến động
của khoản mục cho vay, có thể thấy số lượng giao dịch giữa các tổ chức tín dụng tăng lên
liên tục. Mặc dù duy trì được mức tăng trưởng dư nợ trong năm cao song các ngân hàng
vẫn kiểm soát được rủi ro ở mức độ an tồn. Tỷ lệ nợ q hạn ln được kiềm chế ở mức
thấp.


10
Đồ thị 2.2: Tỉ trọng HĐV và đầu tư cho nền kinh tế năm 2015

(Nguồn: NHNN Việt Nam)

Tỷ trọng huy động vốn của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước tăng, nhóm tổ
chức tín dụng giảm, cụ thể: Huy động vốn của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước
(khơng bao gốm Ngân hàng Chính sách xã hội) chiếm mức 45,5% tổng mức huy động vốn
toàn hệ thống (năm 2014: 43,0%); nhóm các tổ chức tín dụng khác chiếm 53,7% (năm
2014: 55,6%); Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ chiếm 0,8% trong tổng huy động vốn của
toàn ngành.
2.1.3. NHTM VN trung tâm thanh toán của nền kinh tế:
Nền kinh tế càng phát triển, chuyển thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng tăng
vai trị của NHTM trong thanh tốn ngày càng mạnh hơn. Với việc áp dụng công nghệ kỹ
thuật, tốc độ thanh toán qua ngân hàng đã tăng nhanh. Hiện có 5 chi nhánh NHNN, 23
NHTM với 159 đơn vị tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, bình quân mỗi
ngày xử lý 7.000 chứng từ với số tiền 3.000 tỷ đồng, ngày cao điểm 12.000 chứng từ với
5.500 tỷ đồng. Mỗi thanh toán thực hiện chỉ dưới 10 giây (Trước kia chuyển tiền từ Hà Nội
đi TP Hồ Chí Minh phải mất trung bình từ 3 đến 5 ngày).
Hoạt động thanh tốn đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động
kinh tế diễn ra một cách liên tục. Các yêu cầu của một hệ thống thanh tốn, đó là: an tồn,
nhanh chóng, thuận tiện.
Sự phát triển của các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã góp phần giảm tỉ lệ
thanh tốn bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán. Theo thống kê của Ngân hàng
Nhà nước, trong năm 2008, dịch vụ thẻ ngân hàng và mở tài khoản cá nhân, trả lương qua
dịch vụ ngân hàng tự động ATM phát triển nhanh chóng. Đến nay, tồn hệ thống ngân
hàng có khoảng 15 triệu tài khoản cá nhân, tăng 36% so với cuối năm 2007; số lượng thẻ
trong lưu thông đạt khoảng 13,4 triệu thẻ, tăng 46% so với cuối năm 2007 với 142 thương
hiệu thẻ thuộc 39 tổ chức phát hành thẻ. Hệ thống ATM có 7.051 máy, tăng 2.238 máy so
với cuối năm 2007. Mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán đạt 24.760 thiết bị
POS.


11
Ngân hàng tiếp tục được ứng dụng công nghệ hiện đại hoá, tiên tiến theo hướng tự động

hoá, mở rộng dịch vụ, phạm vi áp dụng và tăng nhanh tốc độ xử lý.
2.1.4. NHTM VN mở rộng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại:
Nếu như những năm trước, NHTM VN hầu như chỉ thực hiện các nghiệp vụ truyền
thống thì từ mấy năm trở lại đây, đã mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng mới của ngân hàng
thương mại hiện đại: dịch vụ ngân hàng tại nhà, Internet Banking, hệ thống thanh toán thẻ,
ATM...
Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo. Sau gần 15 năm hoạt động
trong kinh tế thị trường, các NHTM VN đã có mối quan hệ với hầu hết các đối tượng
khách hàng. Chẳng hạn như: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có thế mạnh trong
việc cung cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn cho các dự án lớn. Ngân hàng Ngoại
thương tập trung vào cung cấp các dich vụ quốc tế như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại
tệ...Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt nam lại tập trung vào tài trợ cho
các dự án tài chính phát triển nông thôn Việt Nam với mạng lưới chi nhánh dày đặc trên cả
nước. Ngân hàng thương mại cổ phần tập trung phục vụ đối tượng khách hàng là doanh
nghiệp tư nhân... Các NHTM VN luôn chú trọng tới mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt
là có thể phục vụ các khách hàng có mức độ rủi ro rất cao theo tiêu chí của các ngân hàng
nước ngồi.
2.1.5. Đội ngũ chi nhánh NHTM VN:
NHTM VN đã thiết lập đội ngũ chi nhánh đông đảo trong tất cả các tỉnh thành trong
cả nước và đây là điều kiện thuận lợi giúp các ngân hàng tăng cường khả năng huy động
vốn và tín dụng đến những vùng tiềm năng.
Đồ thị 2.3 : Số lượng NHTM ở nước ta

2.1.6. Đội ngũ cán bộ ngân hàng Việt Nam:
Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính và số liệu cơng bố rộng rãi của các ngân
hàng, hiện trong hệ thống có khoảng gần 200.000 nhân sự làm việc cho các ngân hàng
trong nước (khơng kể đến Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Phát triển VDB, Ngân hàng
Hợp tác xã và các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).



12
Phần lớn cán bộ ngân hàng đều mong muốn được đóng góp và hoạt động lâu dài trong
ngân hàng của mình, và nếu được đào tạo một cách quy mơ thì chắc chắn sẽ là những con
người rất đắc lực cho hoạt động ngân hàng.
2.1.7 Các NHTM đã đóng góp lớn đến tổng thu nhập kinh tế quốc dân.
Ngoài việc tăng trưởng mạnh các hoạt động huy động và cho vay, các hoạt động có
thu khác của NHTM cũng ngày càng được quan tâm và phát triển. Đây là xu hướng của các
NHTM ở các nước phát triển. Tổng phương diện thanh tốn giữ tốc độ tăng trưởng hợp lí
góp phần duy trì lạm phát thấp. Huy động vốn tiếp tục tăng trưởng; đầu tư cho nền kinh tế
phục hồi đáng kể hỗ trợ đà phục hồi kinh tế khả quan. Tính đến cuối năm 2015, tổng
phương diện thanh tốn (M2) tăng 16,2% so với cuối năm 2014 chủ yếu do các tổ chức tín
dụng tăng cường đầu tư cho nền kinh tế, đáp ứng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, hỗ
trợ đà phục hồi khả quan của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng M2 được kiểm soát phù hợp
với mục tiêu tăng trưởng 16-18% đặt ra từ đầu năm, đảm bảo cân đối hài hòa giữa mục tiêu
ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế.
Đồ thị 2.4: Tăng trưởng các chỉ tiêu tiền tệ, 2011-2015

(Nguồn: NHNN Việt Nam)
2.2. Khó khăn của NHTM.
Thách thức lớn nhất đối với các NHTM Việt Nam nằm ở nội lực của chính các ngân
hàng, với quy mơ vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ cơng nghệ cịn có khoảng cách
so với các nước trong khu vực.
Mức vốn tự có trung bình của một NHTM Nhà nước là 4.200 tỷ đồng, tổng mức vốn tự
có của các NHTM Nhà nước chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu
vực. Hệ thống NHTM Nhà nước chiếm đến trên 65% thị phần huy động vốn đầu vào và
trên 63% thị phần cho vay. Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản có thấp (dưới 1%), lại
phải đối phó với rủi ro lệch kép là rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá. Hệ thống dịch vụ còn đơn
điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ
ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm



13
94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm
trên 80% tổng thu nhập. Do khơng thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng đã
khiến các NHTM Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách
hàng.
Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là
NHTM Nhà nước. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng tại các
NHTM Nhà nước là do: việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường
bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp.
Cơ cấu hệ thống tài chính cịn mất cân đối. Hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp
vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu. Tính chung cả nội tệ và ngoại tệ, thì số vốn
vay huy động ngắn hạn chuyển cho vay trung và dài hạn chiếm tới khoảng 50% tổng số
vốn huy động ngắn hạn.


14
CHƯƠNG 3: HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trong năm 2016, bức tranh hoạt động ngành ngân hàng đã có những thay đổi tích cực:
thanh khoản hệ thống dồi dào; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng tiếp tục có xu hướng
giảm và lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng được cải thiện. Để đạt được những thành tựu
như vậy, các ngân hàng đã tập trung đi theo một số xu hướng kinh doanh chủ đạo như: (i)
Đẩy mạnh bán lẻ và tăng tỷ trọng thu nhập từ phí dịch vụ; (ii) Tiếp tục tiến hành cơ cấu lại
danh mục tín dụng và nguồn vốn, tăng vốn tự có để cải thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt
động và (iii) Ưu tiên đầu tư phát triển mảng ngân hàng số và hợp tác với các công ty
fintech để đẩy mạnh việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt, cung cấp các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng qua các thiết bị di động.
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng năm 2017 được dự báo với nhiều triển vọng
khả quan, trong đó các ngân hàng vẫn tiếp tục các xu hướng kinh doanh chủ đạo như năm
2016. Ngoài ra, trong năm 2017 này, các ngân hàng sẽ đẩy mạnh làn sóng niêm yết trên sàn

chứng khốn nhằm minh bạch hóa thông tin và nâng cao năng lực quản trị điều hành.
Xu hướng chủ đạo tập trung đẩy mạnh bán lẻ do hiệu quả lợi nhuận và dư địa trong
mảng này vẫn còn nhiều đồng thời phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Đây là xu hướng đã được hình thành trong những năm qua thể hiện qua tỷ trọng dư nợ
bán lẻ trong cơ cấu dư nợ và tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập tăng ở hầu hết các
ngân hàng và sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo cả năm 2017. Một số ngân hàng đã chuyển
trọng tâm tăng trưởng sang bán lẻ và bước đầu thu được hiệu quả lớn.
Hiện nay, mảng bán lẻ vẫn là thị trường giàu tiềm năng với các ngân hàng trong nước do
Việt Nam là nước có dân số đơng (93 triệu người), mức độ phổ cập tài chính ngân hàng đặc
biệt tại khu vực nơng thơn cịn thấp. Dư nợ cho vay tiêu dùng mới chiếm khoảng trên
8%/dư nợ và có khả năng tăng trưởng trung bình trên 20% trong những năm tới. Ngồi ra
quy mơ và số lượng doanh nghiệp SME mới thành lập ngày càng lớn trong điều kiện được
hỗ trợ bởi các chính sách của Chính phủ cũng sẽ là mảng khách hàng tiềm năng đặc biệt tại
các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên.
Ngồi ra Chính phủ và NHNN có định hướng nắn dịng tín dụng vào phát triển nông
nghiệp nông thôn đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hạn chế cho vay lĩnh
vực bất động sản. Đây cũng là thị trường tiềm năng để các ngân hàng khai thác nhất là với
mạng lưới rộng lớn của LienVietPostBank.
Đối với việc phát triển dịch vụ ngân hàng, theo đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch
vụ ngân hàng cho nền kinh tế của Thủ tướng Chính phủ xác định đến năm 2020 các tổ chức
tín dụng tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng, 70% dân số
trưởng thành có tài khoản ngân hàng và có khoảng 50-60% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang
hoạt động tiếp cận tín dụng. Bản thân các ngân hàng những năm qua trong kế hoạch kinh
doanh cũng đều đặt các mục tiêu nâng cao tỷ trọng thu phí dịch vụ trong cơ cấu thu nhập.
Xu hướng tiếp tục cơ cấu lại danh mục tín dụng và nguồn vốn, tăng vốn tự có để cải
thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động.
Các quy định của NHNN ngày càng theo hướng thắt chặt và hướng dần tới các thông
lệ chuẩn mực quốc tế để đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Trong
năm 2017 các ngân hàng phải tiếp tục cơ cấu lại danh mục tín dụng và nguồn vốn để giảm
tỷ lệ VNH cho vay TDH về mức dưới 40% vào đầu năm 2018. Ngoài ra các ngân hàng



15
phải tiếp tục tìm cách tăng vốn tự có để đảm bảo CAR có thể đáp ứng được với quy định
về hệ số rủi ro cho vay bất động sản lên 200% từ đầu năm 2017 cũng nhu cầu tăng trưởng
tổng tài sản thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, phát hành trái
phiếu kỳ hạn dài…
Để hướng tới Basel II, Thông tư 41 của NHNN quy định về tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu
có hiệu lực từ năm 2020 cũng là áp lực khiến các ngân hàng phải tăng vốn tự có để bù đắp
cả rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Việc áp dụng Thơng tư 41 có thể làm CAR của các
ngân hàng giảm tới 2% nên nâng cao năng lực tài chính đặc biệt là vốn tự có là yêu cầu cấp
thiết bên cạnh khả năng quản trị rủi ro và hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu để đáp
ứng yêu cầu.
Xu hướng các ngân hàng tiếp tục đầu tư phát triển mảng ngân hàng số và hợp tác với
các công ty fintech để đẩy mạnh việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ đã đưa ra
những mục tiêu tham vọng bao gồm: (i) Giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh
toán thấp hơn 10%; (ii) Có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS với khoảng 200 triệu
giao dịch/năm; (iii) 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho
phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ
điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận khách hàng thanh tốn khơng dùng tiền
mặt; 50% cá nhân/hộ gia đình ở các thành phố lớn thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong
mua sắm, tiêu dùng; (iv) phát triển phương tiện và hình thức thanh tốn hiện đại phục vụ
cho khu vực nông thôn, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng
lên mức ít nhất 70%.
Như vậy, để có thể thúc đẩy mục tiêu thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong thời gian
tới, NHNN sẽ ban hành nhiều chính sách khuyến khích thanh tốn điện tử như: ủy thác và
nhận ủy thác trong lĩnh vực thanh toán, ngân hàng; thanh toán điện tử trong thu/nộp thuế,
các phí/lệ phí thủ tục hành chính, thương mại điện tử, các loại cước phí thường xuyên
(điện, nước, viễn thông,..). Đây là điều kiện thuận lợi để các NHTM tích cực cho ra mắt

các sản phẩm dịch vụ mới ứng dụng công nghệ trên thiết bị thông minh; đẩy mạnh hợp tác
với các Fintech để tận dụng điểm mạnh công nghệ trong việc cung cấp dịch vụ cho khách
hàng.
Xu hướng các ngân hàng đẩy mạnh việc niêm yết trên sàn chứng khốn nhằm minh
bạch hóa thơng tin và nâng cao năng lực quản trị điều hành.
Hiện nay trên TTCK có 9 cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng
khốn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội (gồm BIDV, Vietinbank, VCB, Eximbank, Sacombank,
MB, ACB, SHB, NCB). Tính từ đầu năm 2017, VIB là ngân hàng đầu tiên giao dịch chứng
khoán trên sàn UpCom. Trong thời gian tới, 3 ngân hàng TMCP là Techcombank, TPBank
và Kienlongbank cũng sẽ tiếp tục được niêm yết trên (đã được Trung tâm lưu ký chứng
khoán chấp thuận lưu ký và cấp mã chứng khoán). Một số ngân hàng khác như: Maritime
Bank đã chốt danh sách cổ đông và dự kiến giao dịch trên sàn UpCom; OCB đã thông qua
việc niêm yết cổ phiếu (dự kiến là HOSE) và VPBank đang xin ý kiến cổ đông về đăng ký
lưu ký và giao dịch trên sàn UpCom. Như vậy, làn sóng niêm yết trên sàn chứng khoán là


16
một xu hướng lớn trong ngành ngân hàng năm 2017. Điều này sẽ góp phần làm minh bạch
hóa hệ thống ngân hàng;
tạo thuận lợi cho các cổ đông và nhà đầu tư, khi các ngân hàng đều phải công khai thông
tin, tránh một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Theo quy định của Bộ Tài chính, các công ty đại chúng phải tiến hành đăng ký giao
dịch trên sàn Upcom kể từ năm 2017. Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo tất cả các ngân
hàng đều phải lên sàn chứng khoán (UPCoM, hoặc sàn chứng khoán chính thức)Ngân hàng
Nhà nước và Ủy ban Chứng khốn Nhà nước cũng đã nhiều lần có cơng văn gửi các ngân
hàng thương mại yêu cầu thực hiện lộ trình niêm yết trên sàn chứng khoán. Do vậy xu
hướng niêm yết trên sàn chứng khốn của các ngân hàng có thể nổ ra trong năm 2017.


17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 2016, xem 27.03.2017,
< >.
2. Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước 2015, xem 27.03.2017,
< >.
3. Hoàng Vũ. 2017. Thống đốc chỉ thị tăng an toàn hệ thống ngân hàng, xem
30.03.2017, < vneconomy.vn/thoi-bao-kinh-te-viet-nam.html >.
4. Tổng quan về ngân hàng thương mại, xem 27.03.2017, < >.

5. Chỉ thị 01:An toàn hệ thống ngân hàng phải được đặt lên hàng đầu, xem 2.5.2017,
< >.
6. Hoàng Nguyên, Ninh Giang,2016, Ba vấn đề cần lưu ý từ báo cáo tài chính cùa
NHTM Sài Gịn , xem 26.03.2017, < >.

7. 04/2017/TT-BTC, xem 17.3.2017,< >.




×