Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.51 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN
XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HÀ GIANG
1. GIỚI THIỆU VỀ NHNO&PTNT HÀ GIANG VÀ HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ GIANG
1.1. Khái quát về NHNo&PTNT Hà Giang
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân là NHNo&PTNT Hà Tuyên với trụ sở đặt tại thị xã Tuyên Quang
và các chi nhánh trực thuộc. Tháng 10/1991, cùng với việc tách tỉnh Hà Tuyên
thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, thực hiện theo quyết định số
136/NHQĐ ngày 7/9/1990 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NHNo&PTNT Hà Giang chính thức được thành lập và đi vào hoạt động với trụ
sở chính đặt tại thị xã Hà Giang, cho đến nay NHNo&PTNT Hà Giang gồm một
hội sở chính tại phường Nguyễn Trãi – thị xã Hà Giang và 18 điểm giao dịch
trực thuộc nằm rải rác trên khắp địa bàn của tỉnh.
Hoạt động trên địa bàn một tỉnh miền núi gặp nhiều khó khăn, thời tiết
khắc nghiệt, kinh tế còn kém phát triển nhưng với nỗ lực vươn lên của ban lãnh
đạo và tập thể công nhân viên toàn chi nhánh, với sự hỗ trợ của NHNo&PTNT
Việt Nam, ngân hàng Nhà nước tỉnh, của cấp uỷ chính quyền địa phương, chi
nhánh NHNo&PTNT Hà Giang đã không ngừng mở rộng quy mô, từng bước
hoàn thiện và mở rộng hoạt động kinh doanh phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh, phát huy vai trò to lớn của mình góp phần đưa kinh
tế của tỉnh đi lên.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hà Giang
Hiện nay NHNo&PTNT Hà Giang được tổ chức và hoạt động theo quyết
định số 454/QĐ/HĐQT_TCCB ngày 24/12/2004 của hội đồng quản trị
NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy chế và tổ chức hoạt động của chi
nhánh NHNo&PTNT Việt Nam. Cho đến nay NHNo&PTNT Hà Giang bao
gồm 1 hội sở, 10 chi nhánh cấp II, 8 chi nhánh cấp III, tạo mạng lưới kinh
doanh ngày càng hoàn chỉnh với phương tiện được trang bị hiện đại phục vụ
ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT
Hà Giang thể hiện ở sơ đồ sau:


Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hà Giang
ban gi¸m ®èc
P.Nguồn
vốn và
kế hoạch
tổng hợp
P.Tín
dụng
P.Thẩm
định
P.kế toán
ngân quỹ
P.Kiểm tra
kiểm toán
nội bộ
P.Hành
chính
P.Tổ
chức cán
bộ và
đào tạo
P.Vi tính


Ngân hàng No cấp huyện
Ngân hàng No cấp III
Về nhân sự: Tổng cán bộ trong biên chế đến 31/12/2005 là 257 cán bộ.
Trong đó 130 nam, 127 nữ.
Cán bộ có trình độ đại học 101 người chiếm 39,3%, cao đẳng 29 người
chiếm 11,3%, trung cấp 97 người chiếm 37,7%, sơ cấp 10 người chiếm 6,2%,

cán bộ chưa qua đào tạo 14 người chiếm 5,5%.
Tại hội sở NHNo&PTNT Hà Giang bao gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc
và 8 phòng nghiệp vụ, tổ chức điều hành theo phòng kéo dài, các trưởng phòng
đều có trình độ và năng lực quản lý tham mưu cho ban giám đốc thực hiện tốt
hoạt động kinh doanh.
1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hà
Giang
* Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng
hoạt động của ngân hàng, là công cụ đầu tiên làm nền tảng cho mọi hoạt động
khác của ngân hàng, trực tiếp tạo nguồn để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh
doanh tìm kiếm lợi nhuận.
Hà Giang là một tỉnh vùng cao kinh tế còn kém phát triển, dân cư có mức
thu nhập thấp, còn thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt
như lũ quét, rét đậm, rét hại… nên công tác huy động vốn của NHNo&PTNT
Hà Giang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với ý thức huy động vốn là khâu quan
trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, hoà
chung với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, NHNo&PTNT Hà Giang đã áp
dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức huy động để huy động được nguồn vốn
ngày một nhiều từng bước đáp ứng nhu cầu của cá nhân, dân cư, tổ chức kinh tế
trên địa bàn.
Nhìn chung thời gian qua công tác huy động vốn đã có những bước chuyển
biến tương đối tốt, nguồn huy động tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng trưởng
nguồn vốn của chi nhánh luôn đạt và vượt so với đinh hướng của NHNo&PTNT
Việt Nam. Mặc dù tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng trên địa bàn ngày càng lớn nhưng số vốn huy động của chi nhánh luôn
tăng lên, thị phần so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn luôn ở mức cao,
từ 52% năm 2003 tăng lên 68% năm 2005. Điều đó khẳng định vị thế của
NHNo&PTNT Hà Giang ngày càng được củng cố và không ngừng nâng cao.
Có được những kết quả trên là do chi nhánh luôn nỗ lực trong hoạt động,

trong chỉ đạo cũng như trong quá trình thực hiện, chi nhánh đã triển khai thực
hiện tốt nhiều hình thức huy động như tiết kiệm dự thưởng, huy động tiết kiệm
bằng đồng USD, ngoài ra chi nhánh còn chú trọng đến thông tin tuyên truyền,
thông báo các thông tin về huy động vốn trên truyền hình, báo chí, không ngừng
đổi mới phong cách, thái độ giao dịch để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên xét trên diện rộng thì về cơ bản nguồn vốn huy động tại chỗ của
chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu tín dụng trên địa bàn, còn phải sử dụng
nguồn điều tiết của NHNo&PTNT Việt Nam ở mức cao (trên 60%). Đây là một
điều bất lợi trong kinh doanh và kết quả của chi nhánh. Cho nên trong thời gian
tới chi nhánh cần đẩy mạnh công tác huy động vốn để đáp ứng yêu cầu vay vốn
ngày càng tăng và tránh được tình trạng bị động do phải vay của ngân hàng cấp
trên cũng như của tổ chức tín dụng khác.
* Tình hình sử dụng vốn
Trong hoạt động tín dụng, đầu tư vốn là hoạt động trọng tâm, quan trọng và
cơ bản nhất, là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Trong đó
chỉ tiêu tổng doanh số cho vay, tổng dư nợ phản ánh mặt lượng của hoạt động
tín dụng, chỉ tiêu doanh số thu nợ phản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng.
Trong ba năm gần đây tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư
nợ không ngừng tăng lên, điều này phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng
ngày càng phát triển. Hoạt động của chi nhánh luôn vượt mức kế hoạch đề ra,
tốc độ tăng trưởng dư nợ tương đối cao.
Về cơ cấu dư nợ, dư nợ cho vay kinh tế hộ luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong
tổng dư nợ của NHNo&PTNT Hà Giang, dư nợ cho vay kinh tế hộ liên tục tăng
cả về số tương đối và số tuyệt đối. Điều này cho thấy cho vay kinh tế hộ luôn là
trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT. Cho vay doanh
nghiệp Nhà nước ổn định về tỷ trọng, còn cho vay doanh nghiệp ngoài quốc
doanh có xu hướng giảm dần qua các năm.
Tình hình nợ quá hạn:
Nợ quá hạn của chi nhánh luôn ở mức cao, so với quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam là tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ <= 3% thì chỉ có năm

2005 là đạt mức quy định. Qua số liệu trên ta cũng thấy được chất lượng tín
dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Giang đã tăng lên đáng kể, tốc độ tăng
trưởng nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ giảm dần qua các năm.
Nợ quá hạn chủ yếu là nợ quá hạn ngắn hạn, phân theo thành phần kinh
tế, nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào các khách hàng là doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn nhưng nguyên nhân chủ
yếu là do nguồn ngân sách của tỉnh eo hẹp trong khi nguồn vốn cần thanh toán
cho các công trình đã hoàn thành rất lớn, việc cấp vốn không kịp thời đã ảnh
hưởng trực tiếp tới kết quả đồng vốn của chi nhánh đầu tư vào lĩnh vực xây
dựng cơ bản. Đứng trước thực trạng này ban lãnh đạo đã chỉ đạo kiên quyết
không đầu tư dàn trải vào các công trình như trước đây, không cho vay không
có tài sản đảm bảo đối với các doanh nghiệp, thực hiện phân loại khách hàng,
đối với các doanh nghiệp có nợ quá hạn kiên quyết thu nợ khi có nguồn về bất
kể là nguồn nào, nhờ thế tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đã giảm đáng kể.
* Hoạt động khác
- Công tác thanh toán
Công tác thanh toán của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Giang có nhiều
chuyển biến, đáp ứng yêu cầu thanh toán chi trả cho khách hàng đầy đủ, nhanh
gọn. Với việc trang bị toàn bộ hệ thông máy tính nối mạng, đẩy mạnh ứng dụng
tin học vào hệ thống thanh toán, NHNo&PTNT Hà Giang đã thu hút ngày càng
nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay, kế
toán thanh toán chính xác, cập nhật số liệu. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
như chuyển tiền điện tử nội ngoại tỉnh, chuyển tiền nhanh western union đã
được chi nhánh triển khai thực hiện tốt.
- Công tác ngân quỹ
Hoạt động ngân quỹ của NHNo&PTNT Hà Giang trong năm đã chủ động
đáp ứng kịp thời nhu cầu thu, chi tiền mặt đối với tất cả các khách hàng có quan
hệ giao dịch với ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong năm tổng khối lượng tiền mặt thu qua quỹ nghiệp vụ là 3.825 tỷ tăng
14% so với năm trước. Tổng chi tiền mặt 3.832 tỷ tăng 14,1% trả lại tiền thừa

cho khách hàng 37 món, với số tiền 15.327.000đ, phát hiện 424 tờ tiền giả với
số tiền 35.505.000đ.
Công tác kiểm tra an toàn kho quỹ trong năm đã được ngân hàng nông
nghịêp tỉnh thực hiện kiểm tra 100% các chi nhánh cấp III, cấp III trực thuộc.
Qua kiểm tra, các ngân hàng cơ sở nhìn chung đều chấp hành quy chế của
ngành về công tác an toàn kho quỹ, đảm bảo an toàn về tài sản của Nhà nước.
- Hoạt động bảo lãnh
Tổng số món được bảo lãnh trong năm 2005 là 32 món, với tổng giá trị bảo
lãnh là 5.928 trđ, tổng số phí bảo lãnh thu được là 37 trđ.
Số dư bảo lãnh đến 31/12/2005 là 17 món = 1.828 trđ. Trong đó:
Bảo lãnh dự thầu: 9 món với tổng số tiền là 471 trđ
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 7 món với tổng số tiền là 1.207 trđ
Bảo lãnh thanh toán: 1 món với số tiền bảo lãnh là 150 trđ
* Kết quả tài chính
Hoạt động trên địa bàn không mấy thuận lợi, kinh tế còn kém phát triển,
mức thu nhập bình quân đầu người thấp, thời tiết khắc nghiệt... nên hoạt động
của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, cả về công tác huy động vốn và hoạt động sử
dụng vốn. Nợ quá hạn còn ở mức cao do nợ quá hạn tồn đọng nhiều từ các năm
trước do sự phá sản của dự án trồng cà phê, xoài những năm 1990 - 1995, nợ
quá hạn phát sinh nhiều do đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, số lượng công
trình hoàn thành lớn nhưng do ngân sách eo hẹp không kịp thời cấp vốn cho các
doanh nghiệp, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Năm
2004, chênh lệch thu chi âm (-9200) nguyên nhân chính là do số phải trích lập
dự phòng rủi ro lớn, năm 2005 với nỗ lực xử lý nợ quá hạn chi nhánh đã giảm
được tỷ lệ nợ quá hạn nhờ vậy mà chênh lệch thu chi đã dương, tuy nhiên con
số này còn nhỏ, chi nhánh chưa đạt hệ số lương tối đa theo quy định.
1.2. Khái quát về hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà giang
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm hộ sản xuất
Hộ sản xuất là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung và hoạt
động kinh tế chung, được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do

pháp luật quy định.
Hộ sản xuất là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn cho
hộ gia đình để làm kinh tế cho cả hộ. Hộ sản xuất được quan niệm là một đơn vị
kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động kinh doanh của mình (theo phụ lục 1 - văn bản 499A ngày
2/9/1993 của NHNo&PTNT Việt nam)
Theo quyết định 180 của NHNo&PTNT Việt Nam thì hộ sản xuất gồm các
đối tượng sau:
- Hộ chuyên sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có tính chất tự sản, tự tiêu do
cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của
mình.
- Hộ cá thể, tư nhân làm kinh tế hộ gia đình theo nghị định 29 ngày
29/3/1998.
- Hộ là thành viên nhận khoán của các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh
nghiệp Nhà nước.
- Các cá nhân là nhóm kinh doanh theo nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992
- Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp tư nhân.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các hộ sản xuất nói trên là các ngành
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp ở nông thôn, thị
trấn, thị xã ven đô và khi nói đến hộ sản xuất người ta thường nghĩ đến hộ nông
dân là chủ yếu vì hộ nông dân chiếm phần lớn dân số cả nước và chiếm đa số
lực lượng lao động trên toàn lãnh thổ.
Hộ sản xuất có một số những đặc điểm sau:
- Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một
đơn vị tiêu dùng. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất của các hộ sản xuất biểu
hiện trình độ phát triển của hộ, từ cơ chế khép kín, tự cung tự cấp đến sản xuất
hàng hoá. Trình độ phát triển của các hộ sản xuất quyết định mối quan hệ của
hộ sản xuất với thị trường.
- Về ngành nghề: hộ sản xuất tiến hành sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh
vực, nhiều ngành nghề khác nhau rất đa dạng và phong phú. Bao gồm nông lâm,

ngư, diêm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Thậm chí nhiều hộ sản xuất còn tham
gia trong cả lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ bản. Nhưng hiện nay, hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu.
- Về nhân lực: Hộ sản xuất chủ yếu sử dụng nguồn lao động tự có là chủ yếu.
Tuy nhiên do quy mô sản xuất ngày cang lớn khi cần hộ sản xuất thuê thêm lao
động, có thể thường xuyên hoặc thời vụ.
- Về quy mô sản xuất:Hộ sản xuất thường hoạt động với quy mô nhỏ tức là
quy mô gia đình và trang trại là chủ yếu. Do điều kiện về nguồn, khả năng quản
lý, sức cạnh tranh trên thị trường…nên hộ sản xuất rất khó mở rộng quy mô.
Tuy nhiên trong tương lai kinh tế hộ sản xuất sẽ phát triển với quy mô lớn.
- Về khả năng quản lý: Khả năng quản lý của các hộ sản xuất còn rất nhiều
hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích luỹ trong cuộc sống.
- Nguồn vốn kinh doanh: Vốn để sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất
chủ yếu được hình thành từ ba nguồn cơ bản: vốn tự có, vốn được tài trợ từ các
nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ, và vốn từ các tổ chức tín dụng. Hiện
nay, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chưa được các hộ sản xuất ưa
chuộng do chi phí giao dịch cao, thủ tục rườm rà, không đáp ứng kịp thời nhu
cầu vốn.
1.2.2. Quy trình cho vay kinh tế hộ
Căn cứ vào nghị định số 14/CP ngày 02/03/1993 của thủ chính phủ và
thông tư số 01/TT - NH ngày 26/03/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam hướng dẫn thực hiện nghị định “về chính sách cho hộ sản xuất vay
vốn và phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” Với mục
đích tạo điều kiện và khuyến khích những hộ vay vốn sản xuất kinh doanh để
phát triển sản xuất hàng hoá nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, công nghiệp, mở
ngành nghề mới và kinh doanh dịch vụ có hiệu quả thiết thực, tạo công ăn việc
làm, góp phần xây dựng xã hội văn minh, dân giàu nước mạnh.
Nông nghiệp nông thôn là ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi ro, cho nên
để đảm bảo chất lượng đối với hộ sản xuất Ngân hàng phải tuân tuân thủ chặt
chẽ các nguyên tắc tín dụng quy định: Hộ phải sử dụng tiền vay đúng mục đích

đã cam kết trong hồ sơ xin vay, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có sai
phạm trong quá trình sử dụng vốn, vốn phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi
đúng hạn.
Đối tượng cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam gồm có:
- Cho vay ngắn hạn để tài trợ cho các hộ sản xuất mua sắm vật tư, chi phí
trồng trọt, chăn nuôi, chi phí các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; vật tư, hàng
hoá đối với hộ làm dịch vụ và kinh doanh thương nghiệp.
- Cho vay trung hạn: đối tượng cho vay là chi phí mở rộng diện tích canh
tác, chi phí xây đắp ao hồ, xây dựng chuồng trại, chi phí đổi mới, cải tiến công
nghệ, chi phí sửa chữa lớn công cụ lao động.
- Cho vay dài hạn: đối tượng là chi phí xây dựng mới đồng ruộng, đồi
cây, ao hồ, nhà xưởng, phương tiện vận tải vừa và lớn, chi phí trồng và chăm
sóc cây công nghiệp, cây lâu năm, cây công nghiệp.
Thủ tục cho vay căn cứ vào từng loại hộ vay và thời hạn cho vay, cụ thể
là:
- Đối với cho vay ngắn hạn: thủ tục vay vốn gồm giấy đề nghị vay vốn có
xác nhận của chính quyền địa phương và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
hồ sơ xin vay theo mẫu của ngân hàng Nông nghiệp.
- Đối với cho vay trung, dài hạn: ngoài các thủ tục trên còn phải có thêm
luận chứng kỹ thuật, sơ đồ mặt bằng, dự toán chi phí công trình, thiết kế, hợp
đồng thi công (nếu có).
- Quy trình cho vay trực tiếp hộ sản xuất: Sau khi thủ tục đã được hoàn
tất và không có sai sót nào thì cán bộ tín dụng phụ trách viết phiếu hẹn khách
hàng chậm nhất 15 ngày phải giải quyết. Trưởng phòng tín dụng cử cán bộ tín
dụng đi thẩm định. Khi cán bộ tín dụng thẩm định xong trình trưởng phòng tín
dụng, nếu không phải tái thẩm định thì trình giám đốc phê duyệt và thông báo
cho khách hàng biết. Khi đã có quyết định cho vay, hồ sơ được chuyển cho cán
bộ tín dụng để hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn sau đó bộ phận tín
dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán để tiến hành giải ngân và sau mỗi định

kỳ cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
- Quy trình cho vay qua tổ tín chấp: Tổ trưởng nhận giấy đề nghị vay vốn,
lập danh sách thành viên được chọn đề nghị ngân hàng cho vay, cán bộ tín dụng
cùng tổ trưởng trực tiếp thẩm định hộ vay vốn, hướng dẫn làm hồ sơ, kiểm tra
việc sử dụng vốn vay, ngân hàng trực tiếp giải ngân đến từng hộ sản xuất và thu
nợ trực tiếp khi đến hạn và xử lý các vi phạm.
1.2.3. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn
tỉnh Hà Giang
Hà giang là một tỉnh miền núi kinh tế còn kém phát triển, có những đặc thù
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất và cả hoạt
động của ngân hàng. Những đặc thù có thể kể đến là:
Hà giang là tỉnh miền núi có địa hình hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt, phần đa diện tích là đồi núi cao, sông suối sâu, giao thông khó khăn, tài
nguyên bị khai thác bừa bãi, hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới chưa khôi
phục được. Các điều kiện về môi sinh môi trường của toàn tỉnh chưa được tốt
như nạn phá rừng, đào đãi vàng, khai thác quặng…làm cho nguồn nước cạn
kiệt, xói mòn, lũ quét và hạn hán thường xuyên xảy ra gây mất mùa làm thiệt
hại về người và của cho các hộ sản xuất nông nghiệp.
Kinh tế nông nghiệp đã chuyển dần từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất
chuyên canh, giao lưu hàng hoá ngày một phát triển. Trình độ dân trí từng bước
được nâng cao, nhiều hộ bước đầu đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp. Tập tuc du canh du cư, phá rừng làm rẫy, chăn nuôi gia súc
thả rông đã bị phá bỏ.
Từ khi cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ được thông thương, giao lưu buôn
bán được mở rộng, hàng ngàn hộ nông dân trước kia do chiến tranh biên giới
phải bỏ nhà, ruộng nương đi sơ tán nay trở lại làm ăn sinh sống. Phần lớn những
hộ này đều thiếu vốn, vật tư để tổ chức lại sản xuất, nên vốn là một nhu cầu cấp
bách của các hộ nông dân Hà giang.
Với các đặc thù trên, các thành phần kinh tế trong đó có hộ sản xuất có nhu
cầu vốn đầu tư rất lớn để khai thác tiềm năng tự nhiên, ứng dụng khoa học công

nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động…
Thực tế cho thấy nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp chủ
yếu vẫn là nguồn vốn vay ngân hàng, các nguồn khác không đáng kể.
Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có 145.000 hộ với điều kiện sản xuất kinh
doanh gặp rất nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại khó
khăn do địa hình nhiều núi cao, đèo dốc, núi đá; công tác thuỷ lợi, tưới tiêu,
phân bón, thuốc trừ sâu…còn nhiều hạn chế; trình độ dân trí của người dân còn
thấp, dân số toàn tỉnh chủ yếu là các dân tộc ít người việc nhận thức và hiểu
được các chính sách, đường lối của Đảng, cấp uỷ địa phương gặp nhiều khó
khăn. Do vậy, cho vay hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà giang không chỉ đơn
thuần là vốn kinh doanh mà còn phục vụ chính sách chiến lược của Đảng, coi
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông thôn là bước đi lên công nghiệp hoá.
Nhận thức được vai trò to lớn đó, NHNo&PTNT Hà giang đã có chính sách
quan tâm đúng mức đối với đối tượng khách hàng là hộ sản xuất, từng bước thu
hút ngày một nhiều hơn số hộ đến giao dịch với ngân hàng. Trong ba năm qua
số hộ đến giao dịch với ngân hàng tăng lên đáng kể, từ 33.078 hộ năm 2003 lên
36.064 hộ năm 2004 và năm 2005 là 41.079 hộ, tăng 8001 hộ so với năm 2003.
Tuy nhiên tỷ lệ hộ vay vốn ngân hàng trong tổng số hộ trên địa bàn toàn tỉnh
còn ở mức thấp, năm 2005 số hộ có quan hệ với NHNo&PTNT Hà giang chỉ
chiếm 28.3% tổng số hộ mà thực tế thì số hộ có nhu cầu vốn để sản xuất kinh
doanh là rất lớn nhưng lại không đáp ứng yêu cầu xin vay. Cho nên để cho vay
được tới hộ sản xuất thì phải giải quyết các vấn đề sau:

×