Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.44 KB, 17 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1. Khái niệm và phân loại
Khái niệm: Cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể (NHTM và
người vay), trong đó một bên(NHTM) chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia
(người vay) sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền
hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn (cả gốc và lãi) cho bên cho vay vô điều kiện
theo thời hạn đã thỏa thuận.
Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại là tài trợ cho khách hàng
dựa trên cơ sở tín nhiệm gọi là hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng được phân chia thành nhiều loại khác
nhau, theo những cách khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng hay mục tiêu
quản lý của ngân hàng. Có những cách phân loại thường dùng như sau:
1.1.1. Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng)
Phân chia theo thời gian là cách ngân hàng hay sử dụng, nó liên quan trực
tiếp đến hoạt động của ngân hàng, tính sinh lời hay rủi ro, khả năng hoàn trả của
khách hàng cũng như khả năng thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy mà phân
chia theo thời hạn tín dụng cần phải tuân thủ quy tắc rất nghiêm túc và chặt chẽ.
Theo thời gian, tín dụng được phân chia thành tín dụng ngắn, trung và dài hạn
như sau:
• Tín dụng ngắn hạn: các khoản tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trở
xuống
• Tín dụng trung hạn: các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5
năm
• Tín dụng dài hạn: các khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm
Các khoản tín dụng có thời hạn khác nhau sẽ được áp dụng các mức lãi
suất khác nhau, theo nguyên tắc thời gian càng dài thì rủi ro càng cao nên lãi
suất vì thế cũng tăng theo, áp dụng đối với cả hoạt động huy động vốn cũng như
hoạt động cho vay. Thông thường, ngân hàng sử dụng một nguồn nào đó để cho
vay các khoản có thời hạn tín dụng tương ứng với nó, ví dụ nguồn trung và dài


hạn thường cấp cho các khoản vay trung, dài hạn, trong trường hợp thiếu hụt
nguồn tương ứng, ngân hàng sẽ chuyển một phần từ nguồn khác sang nhưng với
một tỷ lệ quy định cho phép để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.
1.1.2. Phân loại theo tài sản bảo đảm
Theo tài sản bảo đảm, tín dụng được phân chia thành tín dụng có bảo đảm
bằng tài sản và tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản.
Tài sản bảo đảm là một hình thức đảm bảo cho ngân hàng có thể thu được
nợ, theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm bằng tài
sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản
của bên thứ ba.
Tài sản bảo đảm là hình thức để ngân hàng có thể chắc chắn thu được nợ,
là nguồn trả nợ thứ hai của người vay, trong trường hợp nguồn thứ nhất (nguồn
từ kết quả sản xuất kinh doanh) vì nguyên do nào đó mà không có để trả hoặc
trả không đủ vốn (cả gốc và lãi) cho ngân hàng.
Tài sản bảo đảm thường áp dụng khi cho vay với những khách hàng có uy
tín không cao đối với ngân hàng, khả năng gặp rủi ro lớn hay những khách hàng
mới giao dịch lần đầu, nhưng hiện nay các ngân hàng thường đều áp dụng các
biện pháp bảo đảm bằng tài sản để hạn chế rủi ro mất vốn trong hoạt động kinh
doanh của mình.
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản của người vay, của bên bảo lãnh để thực
hiện nghĩa vụ trả nợ, có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó, giá trị
quyền sử dụng đất của người đó (bao gồm người vay và bên bảo lãnh), tài sản
thuộc quyền quản lý và sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh (nếu là
doanh nghiệp nhà nước) hoặc là chính tài sản hình thành từ vốn vay, trong
trường hợp này thì tài sản bảo đảm khi đi vay của khách hàng chính là tài sản
hình thành trong tương lai.
Tín dụng không có tài sản bảo đảm có thể được dùng khi cho vay với
những khách hàng có uy tín cao, thường xuyên giao dịch với ngân hàng, làm ăn
có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, hoặc trường hợp món vay là nhỏ so với
vốn của khách hàng.

Tín dụng không có tài sản bảo đảm là việc ngân hàng cho khách hàng của
mình vay mà không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, vì
thế mà ngân hàng cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng.
Hiện nay, theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính
Phủ, không quy định cụ thể khách hàng được vay không có bảo đảm bằng tài
sản, về vấn đề này tuỳ theo các TCTD khác nhau mà có các quy định khác nhau,
chẳng hạn như NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo
ngày 03 tháng 12 năm 2007, trong đó tại điều 2 có giao quyền lựa chon, quyết
định việc cho vay có bảo đảm hay không có bảo đảm bằng tài sản cho Giám đốc
chi nhánh. Nói chung khách hàng muốn vay vốn không cần bảo đảm bằng tài
sản thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
• Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng hạn trong quan hệ
vay vốn với tổ chức tín dụng cho vay hoặc các tổ chức tín dụng khác.
• Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả,
hoặc có dự án đầu tư phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định
của pháp luật.
• Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
• Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín
dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, cam
kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp đảm bảo bằng tài
sản quy định tại điểm này.
Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng những khách hàng được vay theo hình
thức không có tài sản bảo đảm phải tuân thủ những quy định rất chặt chẽ và cụ
thể, vì hình thức này tiềm ẩn rủi ro rất cao. Đối với những khoản cho vay theo
chỉ thị của chính phủ thì không cần có tài sản bảo đảm, hay những khoản vay
với các tổ chức tài chính, các công ty lớn uy tín cao cũng vậy. Nói chung phần
lớn những khách hàng này là những khách hàng có uy tín cao với ngân hàng
nên nếu số khách hàng vay với hình thức này càng nhiều thì càng chứng tỏ hoạt
động hiệu quả của ngân hàng, trong thẩm định cũng như trong quan hệ với
khách hàng.

1.1.3. Phân loại theo rủi ro
Các ngân hàng phân chia các mức độ rủi ro khác nhau từ thấp đến cao và
căn cứ vào đó để phân loại tín dụng. Cách phân loại này tuy khó khăn cho ngân
hàng trong công tác thực hiện, vì phải phân loại lại sau mỗi kỳ kinh doanh, theo
đó mà tính điều chỉnh lãi suất, nhưng cũng lại rất dễ dàng cho ngân hàng trong
việc đánh giá tính an toàn của các khoản cho vay, từ đó mà có phương án và
thực hiện việc trích lập dự phòng cũng như xử lý các khoản tín dụng rủi ro một
cách kịp thời.
Phân loại theo rủi ro phân chia các khoản tín dụng thành 5 nhóm nợ với
tỷ lệ trích lập dự phòng tổn thất như sau:
Bảng 1.1: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
(Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN VN)
Chỉ tiêu
Nhóm
Tiêu chí xếp loại Tỷ lệ trích lập
dự phòng
1
Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả
gốc và lãi đúng hạn
0%
2 Nợ cần chú ý: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày 5%
3
Nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến dưới
180 ngày
20%
4 Nợ nghi ngờ: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày 50%
5
Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ quá hạn trên 360
ngày
100%

Việc phân chia nhóm và trích lập dự phòng như vậy giúp ngân hàng chủ
động được trước những rủi ro và khi chúng xảy ra thì không làm ảnh hưởng
nhiều đến hoạt động của ngân hàng.
Ngoài những cách phân loại trên, ngân hàng có thể phân loại theo một số
phương thức khác như sau:
• Theo ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, …).
• Theo đối tượng khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp…).
• Phương thức cho vay (từng lần, hạn mức, thấu chi…)
• Theo số lượng các bên tham gia (trực tiếp, gián tiếp, đồng tài trợ…)
• Theo mục đích sử dụng (tiêu dùng, kinh doanh, tài trợ dự án,…).
Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng của ngân hàng, càng phân
chia thành nhiều nhóm nhỏ thì càng chứng tỏ đối tượng của ngân hàng là đa
dạng, hay cũng có những ngân hàng chỉ chú tâm vào một đối tượng khách hàng,
ví dụ như khách hàng nhỏ (ngân hàng bán lẻ), …trường hợp này thì lại chứng tỏ
được tính chuyên môn hóa cao của ngân hàng.
1.2. Vai trò của hoạt động cho vay của NHTM
Cho vay là một hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng đối với cả ngân
hàng và với nền kinh tế nói chung.
1.2.1. Đối với Ngân hàng
Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng thương
mại. Để đảm bảo NHTM có thể duy trì và phát triển bền vững thì đòi hỏi hoạt
động cho vay của ngân hàng phải an toàn và hiệu quả.
Thông qua cho vay, ngân hàng có thể mở rộng các mối quan hệ và vị thế
của mình để có thể thu hút nhiều khách hàng hơn, nhằm thu được nhiều lợi
nhuận hơn. Một khách hàng được ngân hàng phục vụ, vị khách đó hài lòng, giới
thiệu cho bạn bè, người thân, thì chắc chắn ngân hàng sẽ có lợi thế hơn so với
các ngân hàng khác.
1.2.2. Đối với nền kinh tế
Hoạt động cho vay của ngân hàng giúp điều tiết vốn trong nền kinh tế,
luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ những người có vốn đến

những người có nhu cầu sử dụng vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và đời
sống. Vì vậy mà cho vay là hoạt động có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
NHTM giữ vai trò thu hút vốn từ nguồn nhàn rỗi và dùng nó để tài trợ
cho các hoạt động khác. Nhờ đó mà những người có vốn nhàn rỗi vừa được an
toàn cho tiền của mình lại vừa có thêm một khoản lợi nhuận từ phần lãi thu
được. Hoạt động này làm nền tảng cho hoạt động cho vay, những người có nhu
cầu sử dụng thì có được nguồn tài chính kịp thời để thực hiện việc của mình.
Qua hoạt động cho vay, NHTM giữ vai trò trung gian giữa các ngành
kinh tế khác nhau, giữa những cá nhân trong nền kinh tế với nhau, là cầu nối
điều tiết để nguồn vốn trong nền kinh tế luôn có sự vận động và quay vòng.
Hạn chế các hiện tượng xấu trong xã hội như cho vay nặng lãi, tín dụng
“đen”… giúp những người cần vốn không còn quá khó khăn trong tiếp cận
nguồn vốn mà lại chỉ phải trả một mức lãi suất bình quân với nền kinh tế.
Việc cho vay của NHTM góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
sản xuất hàng hóa, những người, những doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất hoặc
mở rộng sản xuất mà không đủ vốn thì đã có ngân hàng. Việc sản xuất hàng hóa
diễn ra ngày càng mở rộng và đạt hiệu quả làm cho nền kinh tế của đất nước nói
chung càng ngày càng phát triển.
1.3. Những điều cần chú ý trong hoạt động cho vay của NHTM
1.3.1. Nguyên tắc cho vay
Nguyên tắc cho vay có hiệu quả là điều kiện tối quan trọng để ngân hàng
có thể duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định. Để đạt được điều này thì hoạt
động cho vay của ngân hàng phải lành mạnh và hiệu quả. Muốn vậy, các cán bộ
tín dụng phải thực hiện tốt việc thẩm định khả năng hoàn trả của người xin vay
trước khi đồng ý cho họ vay. Đồng thời trong quá trình kiểm tra, kiểm soát phải
đảm bảo tính độc lập và tuân thủ đúng quy trình cho vay, việc cho vay phải
được tiến hành trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định có liên quan.
Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau:

×