Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI NHNo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.6 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ
NÔNG DÂN TẠI NHNo_CL
1. Định hướng trong thời gian tới của hoạt động cho vay hộ nông dân
Giữ vững vai trò là ngân hàng hàng đầu trong hoạt động cho vay hộ nông
dân cũng như mở rộng thị phần và vị thế sang các đối tượng khác như: doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế,…
Nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ uy tín với khách hàng.
Tăng doanh thu cũng như lợi nhuận, đạt tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu cao.
Hiện đại hoá công nghệ để hội nhập khu vực và cạnh tranh với các ngân
hàng khác.
2. Một số giải pháp để xuất
Mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa ngân hàng đến với người nông dân ở cả
những vùng xa xôi, các xã còn nhiều khó khăn. Hiện nay ngân hàng đã có hệ thống
đại lý đến từng xã, nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng, chỉ có một người đảm
nhiệm làm đại lý ở mỗi xã. Với diện tích rộng lớn, địa hình lại phức tạp thì mỗi cán
bộ cũng như đại lý của họ không thể đảm trách tốt nhiệm vụ của mình được. Theo
tôi, có thể tăng lên thành 2 người làm đại lý/xã đối với những xã lớn, lượng khách
hàng đông, phân công từng địa bàn chuyên trách cho mỗi người thì chắc chắn họ sẽ
làm việc có hiệu quả hơn, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của những cán bộ cũng như
của ngân hàng.
Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực cũng như kiến thức thực tế để
có thể phục vụ tốt hơn cho nhu cầu khách hàng của mình. Một cán bộ ngân hàng
muốn hoàn thành thật tốt công việc của mình thì đòi hỏi họ phải có trình độ để đảm
bảo việc thực hiện đúng quy trình cũng như thủ tục làm việc, nhưng cũng không
thể thiếu những hiểu biết về khách hàng của mình. Ví như muốn thẩm định một dự
1
1
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
án chăn nuôi thì cũng phải biết nơi để tham khảo giá cả, tránh hiện tượng khách


hàng khai không trung thực để nâng giá, ảnh hưởng đến kết quả thẩm định cũng
như quyết định cho vay. Muốn cho vay kinh doanh thì cũng cần phải biết mặt
hàng đó có tiềm năng hay không, hoặc địa điểm kinh doanh có thuận lợi như khách
hàng miêu tả không, giá cả tài sản đảm bảo có đúng như khách hàng kê khai hay
không, tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc và không đáng có.
Tăng cường mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức
đoàn thể, như: Hội phụ nữ, Hội nông dân,… để xã hội hoá công tác của ngân hàng
cũng như tranh thủ được sự giúp đỡ của địa phương trong hoạt động kinh doanh.
Những tổ chức đoàn thể tại địa phương luôn giành được sự tin tưởng của người
dân, đóng vai trò quan trọng trong tinh thần, ý thức của họ, vì vậy mà khi ngân
hàng giành được sự ủng hộ và giúp đỡ của các tổ chức này thì chắc chắn sẽ được
người dân biết đến nhiều hơn, tin tưởng hơn. Đặc biệt là với vai trò chủ yếu là phục
vụ cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn thì hoạt động này càng có vị trí quan
trọng đối với ngân hàng nông nghiệp nói chung và NHNo_CL nói riêng. Ngân
hàng có rất nhiều các chính sách, phương thức cho vay hỗ trợ phát triển nông
nghiệp, như: cho vay mua máy móc cải tiến sản xuất, cho vay phát triển đàn bò, …
những hoạt động này thường phải có sự giúp đỡ của Hội nông dân, Hội phụ nữ,…
Hội sẽ lập danh sách những hộ có nhu cầu để chuyển đến ngân hàng, ngân hàng sẽ
căn cứ vào đó để tiến hành thẩm định, sau đó sẽ chuyển vốn tới các hộ này thông
quan Hội nông dân, cũng có khi cho vay thông qua Hội bằng tín chấp của Hội. Cho
vay bằng hình thức này vừa an toàn lại vừa giảm bớt khối lượng công việc cho
ngân hàng, đồng thời cũng củng cố thêm mối quan hệ với địa phương.
Tiến hành định kỳ công tác đánh giá hoạt động để thống kê những mặt đã
làm được, rút ra những tồn tại để kịp thời đề ra những biện pháp cụ thể khắc phục
tồn tại đó, thực hiện tốt hơn nữa hoạt động của đơn vị. Hiện nay NHNo_CL đã thực
2
2
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tiện tự kiểm tra định kỳ hàng quý do Tổ thanh tra chuyên đề của ngân hàng tiến

hành. Tuy nhiên, do lực lượng tương đối ít, khối lượng công việc lại nhiều, trình độ
cán bộ còn chưa cao nên việc thanh tra có khi còn thiếu sót. Quý I/2008, khi
chuyển chứng từ lên ngân hàng Tỉnh để tiến hành kiểm toán thì mới phát hiện 4
trường hợp một khách hàng mà đứng tên vay nhiều món khác nhau, ở các điểm
giao dịch khác nhau. Tuy lý do được đưa ra là do “thiếu thông tin”, nhưng đó cũng
là sơ sót khi thanh tra ngân hàng không phát hiện được. Để tránh những sai sót có
thể phát sinh, theo tôi thì ngân hàng cần tiến hành đào tạo nâng cao trình độ năng
lực cho cán bộ kiểm tra, có thể giao lưu, trao đổi với các ngân hàng khác để học hỏi
kinh nghiệm. Đồng thời, mỗi cán bộ cần tự mình nâng cao trình độ, ý thức được vai
trò của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ để hoạt động ngân hàng có thể diễn ra thuận
lợi, đem lại kết quả cao.
Coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên xác định chất
lượng tín dụng qua công tác phân loại nợ, có những biện pháp cụ thể và kiên quyết
để giải quyết dứt điểm các món nợ xấu. Nợ xấu là một trong những nguyên nhân
chủ yếu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
doanh, vì vậy mà giải quyết nợ xấu có vai trò rất quan trọng. Nợ xấu phát sinh khi
khách hàng không trả hoặc trả không đủ nợ vay cho ngân hàng (bao gồm cả vốn và
lãi), vì vậy mà trước tiên ta phải giảm nợ xấu trong khả năng có thể. Thực hiện
thông qua hoạt động thẩm định trước khi cho vay và giám sát sử dụng vốn vay. Cán
bộ tín dụng phải thẩm định cẩn thận, nhất là tính khả thi, khả năng sinh lời của
phương án sản xuất, bởi việc này sẽ quyết định trực tiếp nguồn trả nợ của khách
hàng, cùng với việc xác định đạo đức của người xin vay, thông qua các tổ chức
đoàn thể, hoặc hàng xóm, bạn hàng,… Nợ xấu phát sinh có thể do nguyên nhân từ
dự án hoặc rủi ro từ phía người vay, việc kiểm tra thật đầy đủ các yếu tố trước khi
quyết định cho vay có thể giảm thiểu nguy cơ dẫn đến nợ xấu.
3
3
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nợ xấu ảnh hưởng rất không tốt đến hoạt động của ngân hàng nhưng việc

giải quyết bằng tài sản thế chấp chỉ là biện pháp cuối cùng mà cả ngân hàng và
khách hàng đều không mong muốn. Tài sản thế chấp của người nông dân thường là
nhà đất của họ nên khi bị ngân hàng kết hợp với công an xã niêm phong thì họ
không còn chỗ ở, mà ngân hàng cũng phải tốn chi phí để bảo quản, trông coi trước
khi phát mãi. Các cán bộ ngân hàng thường “chỉ dẫn” cho khách hàng là “cứ trả hết
nợ đi, rồi lại vay ngay được mà!”, bằng cách vay tạm đâu đó trong vòng khoảng 1
tuần, khách hàng đã có thể trả nợ ngân hàng, rồi lại vay lại của ngân hàng để trả
chỗ kia, ngân hàng lại bớt đi một món nợ xấu, nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời,
mang tính đối phó, bởi cuối cùng thì khách hàng cũng vẫn phải trả nợ cho ngân
hàng.
Theo tôi, đối với những món nợ xấu, cán bộ tín dụng cần phân tích cụ thể,
chính xác, cẩn thận, xét khả năng trả nợ của khách hàng, để tìm cách thu hồi hợp
lý, hiệu quả. nếu họ vì lý do khách quan như thiên tai, dịch bệnh,… mà không trả
được nợ, tư cách, ý thức trả nợ được đánh giá tốt, có khả năng sản xuất, thì có thể
dãn nợ cho họ, thậm chí có thể hỗ trợ cho vay thêm để họ sản xuất lại, khắc phục
thiệt hại đồng thời trả nợ cho ngân hàng. Riêng với những hộ bị thiệt hại nặng, ít có
khả năng sản xuất lại, mà cũng không có tài sản đảm bảo thì có thể tạm lùi thời hạn
trả nợ lại để tìm cách thu hồi sau (đến vụ mùa thu hoạch,…). Với những trường
hợp cá biệt, không thể khắc phục được, khả năng thu hồi vốn không cao thì ngân
hàng mới tiến hành xử lý tài sản đảm bảo theo luật định, trong thời hạn nhất định
mà khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản đó để thu hồi
lại vốn kinh doanh. Việc giải quyết những món nợ xấu cần tiến hành thật khéo léo
và cẩn thận để tạo điều kiện cho các khách hàng gặp khó khăn có cơ hội khắc phục
sản xuất và hạn chế tổn thất đến mức tối thiểu cho ngân hàng.
4
4
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để hoạt động
ngân hàng diễn ra thuận lợi và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Vì là một ngân hàng

nông nghiệp, vốn kinh doanh có lúc còn hạn chế, với khách hàng là nông dân, nhu
cầu vay ít thì việc đáp ứng không có khó khăn, nhưng để hướng tới lực lượng
khách hàng khác như: doanh nghiệp, vay tiêu dùng (mua nhà, xe,…) thì trước tiên
ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn của mình. Với lợi thế là ngân
hàng lâu năm nhất trên địa bàn, có quan hệ tốt với người dân và chính quyền thì
chắc chắn việc mở rộng hoạt động của ngân hàng sẽ không gặp nhiều khó khăn.
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của con người càng phong phú, cho
vay tiêu dùng cũng đã được triển khai ở NHNo_CL từ 5 năm nay, nhưng kết quả
vẫn còn rất hạn chế, do theo quy định thì việc cho vay theo lương thông qua cơ
quan của người vay thì chỉ được giới hạn 10 triệu đồng/người không phải thế chấp
tài sản, cả đối với người có mức lương cao (khoảng 5triệu đồng/tháng). Trong nền
kinh tế hiện nay thì 10 triệu đồng không thể giúp nhiều cho những người có nhu
cầu cao. Theo tôi, ngân hàng có thể kiến nghị với ngân hàng cấp trên tăng mức cho
vay tiêu dùng không phải thế chấp tài sản.. Một số ngân hàng khác đã tiến hành
hợp tác với các công ty khác để tiến hành cho vay mua hàng trả góp, đây là một
phương thức rất hay mà trong quá trình mở rộng kinh doanh, ngân hàng có thể xem
xét và áp dụng.
Số doanh nghiệp mở ra trên địa bàn ngày càng nhiều, lượng vốn cho kinh
doanh của họ là rất lớn, đây là lực lượng khách hàng đầy tiềm năng của ngân hàng.
Ngân hàng có thể tìm thêm khách hàng bằng cách quảng bá hình ảnh rộng rãi, có
những phương thức ưu đãi cho khách hàng lớn, như lãi suất ưu đãi, tiến hành thăm
hỏi, tặng quà các dịp có ý nghĩa (lễ, tết, …), đồng thời tự mình nâng cao chất lượng
hoạt động để giành được uy tín và vị trí đối với khách hàng, làm tốt những việc này
thì chắc chắn khách hàng sẽ tự tìm đến với ngân hàng.
5
5
5

×