Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở KBNN HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.07 KB, 16 trang )

Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN
THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở KBNN HÀ TÂY
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước đến năm 2010 phấn đấu tăng nhanh tốc
độ phát triển kinh tế khoảng 7,2%/năm, thu nhập quốc dân bình quân đầu
người 600&/năm. Để đạt được chỉ tiêu này thì vốn đóng vai trò quyết định.
Nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế là phải huy động được
một lượng vốn khoảng 58 tỉ $, dự tính huy động nguồn vốn trong nước chiếm
khoảng 60% - tức khoang 35 tỉ $. Đây là mộ thách thức rất lớn, trong khi vốn
NSNN có hạn thì yêu cầu huy động vốn trong dân, phát huy mọi nguồn vốn
trong nước là vô cùng cấp thiết. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra với hệ thống KBNN
nói chung rất nặng nề, KBNN đóng vai trò chủ yếu trong việc huy động vốn mà
Chính phủ giao cho.
Trong quá trình làm việc thực tế tại KBNN Hà Tây, trên cơ sở những thành
quả và những tồn tại của công tác này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến
nghị có thể nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn ở KBNN Hà Tây.
CÁC QUAN ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI
PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở KBNN HÀ TÂY
Quan điểm huy động vốn ở KBNN Hà Tây cũng hướng theo quan điểm huy
động vốn của ngành KBNN nói chung, đó là:
- Xác định công tác huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu
Chính phủ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạch định chính sách
quốc gia
+ Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác huy động vốn thông qua
phát hành trái phiếu Chính phủ của hệ thống KBNN và nhu cầu vốn cho
ngân sách và cho đầu tư phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay
+ Hoạt động huy động vốn thể hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với nền
kinh tế thị trường, từ đó coi hoạt động huy động vốn của KBNN là một
trong những nhiệm vụ chính yếu của hệ thống KBNN.
1


- -
1
Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ
+ Trên cơ sở xác định vị trí trọng yếu của công tác huy động vốn thông
qua phát hành trái phiếu Chính phủ, cần phải có giải pháp có tính thực
thi cao để tổ chức hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách triệt để.
- Việc phát hành trái phiếu Chính phủ của hệ thống KBNN được đặt trong
mối quan hệ thống nhất với hoạt động huy động vốn của hệ thống Ngân
hàng. Từ quan điểm này giải quyết tốt mối quan hệ giữa KBNN với hệ
thống Ngân hàng và góp phần thực hiện tốt các vấn đề sau:
+ Đảm bảo thực hiện các chính sách Tài chính – Tiền tệ của Nhà nước
+ Đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường vốn.
+ Là nhân tố thúc đẩy sự và phát triển của thị trường chứng khoán.
- Cần xác định đúng vị trí, vai trò của trái phiếu Chính phủ, tham gia vào
quá trình phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam
+ Cần xác định rõ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính
phủ là công cụ quan trọng để huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh
tế và cho NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cấp bách của Nhà nước.
+ Trái phiếu Chính phủ là hàng hoá chủ yếu cho phép Nhà nước tham
gia quản lý, điều hành thị trường chứng khoán theo định hướng của
Nhà nước. Theo kinh nghiệm của các nước có thị trường chứng khoán
phát triển thì “hàng hoá” chủ yếu trên thị trường chứng khoán phải là
cổ phiếu, còn đối với nước ta thì trái phiếu Chính phủ lại giữ vai trò này,
đặc biệt là các loại tín phiếu kho bạc. Đây là “hàng hoá” chủ yếu cho thị
trường chứng khoán hoạt động ở Việt Nam. Trái phiếu Chính phủ
không chỉ trở thành công cụ vay vốn của Nhà nước mà còn là công cụ
của chính sách Tài chính – Tiền tệ.
VỀ MỤC TIÊU:
Công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN
Hà Tây thực hiện theo định hướng, các mục tiêu của KBNN TƯ đề ra.

Để hoàn thiện cơ chế huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính
phủ, hệ thống KBNN cần hướng vào các mục tiêu sau:
- Trái phiếu Chính phủ là công cụ chủ đạo tham gia hoạt động thị trường
chứng khoán, thị trường vốn.
2
- -
2
Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ
- Làm lành mạnh hoá nền Tài chính, lành mạnh tình hình tiền tệ, thị
trường vốn trong và ngoài nước, khai thông quá trình lưu thông vốn ra
thị trường quốc tế bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị
trường vốn quốc tế. Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước và quá trình phát triển của thị trường chứng khoán thì
phải tạo được sự hội nhập thị trường vốn trong nước và quốc tế.
Ở nhiều nước, việc vay nước ngoài qua thị trường vốn ngoài nước là việc
làm đã có từ lâu, thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá như: trái
phiếu Chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng,... tại các thị trường tiền tệ, thị trường
vốn quốc tế.
Ở nước ta chưa có hình thức huy động này, có nhiều lý do dẫn đến tình
hình trên. Một trong các lý do đó là nền kinh tế của chúng ta mới trong quá
trình vận hành theo cơ chế thị trường, nền kinh tế còn kém phát triển, uy tín
trên trường quốc tế còn khiêm tốn, thu nhập bình quân đầu người mới đạt
trên 200$/năm. Nhưng huy động vốn trên thị trường quốc tế có nhiều ưu đãi
như: chủ động vay và sử dụng vốn không bị lệ thuộc vào điều kiện của người
cho vay (nhất là các điều kiện về chính trị); có khả năng huy động khối lượng
vốn lớn, thời gian vay dài lại có thể mua bán được trên thị trường.
Hiện nay, theo đánh giá của các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam đang có điều
kiện thuận lợi để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế. Việt Nam có
sự ổn định về chính trị, có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi
dào, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế khá cao, lạm phát đã được kiềm chế, giá trị đồng

Việt Nam và tỉ giá hối đoái tương đối ổn định, tỉ lệ bội chi NSNN so với GDP
được thu hẹp. Việt Nam lại nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, là
khu vực năng động, có luật đầu tư nươc ngoài cởi mở. Đặc biệt, Việt Nam là
thành viên chính thức của khối ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Mỹ.
Quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam được mở rộng và có xu hướng phát
triển tốt. Đây là nhân tố tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư quốc tế thông
qua mua trái phiếu của Việt Nam. Hay nói cách khác, cho tới nay, chúng ta đã
có được một số tiền đề thuận lợi tạo điều kiện cho việc phát hành trái phiếu ra
thị trường vốn nước ngoài, mở ra một khả năng mới cho việc huy động vốn
đầu tư gián tiếp, phục vụ cho đường lối phát triển kinh tế của đất nước trước
mắt cũng như lâu dài.
3
- -
3
Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ
Việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế mà trước mắt là trái
phiếu Chính phủ sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tham gia vào thị trường vốn
nước ngoài, đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển của thị trường chứng
khoán ở Việt Nam.
- Lãi suất trái phiếu Chính phủ dần trở thành chuẩn mực để xác định lãi
suất cho vay và huy động vốn của hệ thống Ngân hàng và các tổ chức
tín dụng khá0c.
- Hoạt động huy động vốn Chính phủ phải trở thành một hoạt động
thường xuyên, đều đặn và là một cầu nối để đi đến hoạt động của thị
trường chứng khoán.
- Trái phiếu Chính phủ phải phát hành liên tục, phải là công cụ để thực
hiện chính sách thị trường mở - đây là một trong những công cụ quan
trọng nhất của chính sách Tiền tệ trong cơ chế thị trường. Thực tế trên
thị trường vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu vốn huy động
của Ngân hàng và KBNN. Những người đầu tư gửi vào Ngân hàng hoặc

KBNN liên tục sẽ thành trung hạn hoặc dài hạn. Nếu kiềm chế lạm phát
ở mức có thể kiểm soát được thì người mua tín phiếu, trái phiếu Kho
bạc sẽ yên tâm với lãi suất và khoản vốn mà họ đã đầu tư. Sau đó Nhà
nước sẽ đưa dần thành các khoản tiền gửi dài hạn có chế độ ưu đãi và
có lãi suất cao hơn ngắn hạn. Từ đó tạo ra sự sôi động của thị trường
tiền tệ, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của thị trường chứng
khoán.
- Phát huy thế mạnh của KBNN, ngành kho bạc có hệ thống tổ chức hoàn
chỉnh, có mặt trên khắp cả nước, có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ với
số nhân lực đông đảo, đội ngũ cán bộ có khả năng tiếp thu nhanh; cần
phát huy năng lực bộ máy này trong công tác huy động vốn để huy động
tối đa tiềm lực về nguồn vốn trong nước, nước ngoài, các tổ chức kinh
tế xã hội, khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN.
+ KBNN là cơ quan trực tiếp quản lý quỹ NSNN.
+ Trong điều kiện nươc ta hiện nay, cơ sở vật chất còn nghèo. Vì vậy tiết
kiệm là vấn đề quan trọng, cần phải thực hiện trong mọi lĩnh vực. Trong
công tác huy động vốn cũng vậy, chúng ta cần phải tận dụng tối đa cơ
sở vật chất kỹ thuật của hệ thống KBNN. Có thể phát hành trái phiếu
4
- -
4
Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ
Chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau như thông qua các đại lý,
đấu thầu qua NHNN, các tổ chức Tài chính song không nên lãng phí
năng lực của hệ thống kho bạc, phải phát huy hơn nữa thế mạnh của
ngành, tránh được sự lệ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
Cụ thể, mục tiêu công tác huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển
giai đoạn 2001 – 2010 của hệ thống KBNN là:
+ Mở rộng quy mô và tăng nhịp độ khai thác các nguồn vốn trong nước,

trọng tâm là các nguồn vốn trong dân cư, dưới nhiều hình thức như:
phát hành liên tục các loại trái phiếu Chính phủ (kể cả công trái xây
dựng tổ quốc), trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu Công ty, mở sổ tiền gửi
tiết kiệm trung và dài hạn, phấn đấu đạt mức huy động tối thiểu
5%/GDP hàng năm (khoảng 15.000 đến 20.000 tỉ đồng/năm)
+ Nâng dần thời hạn và giảm dần lãi suất trái phiếu Chính phủ. Trong
những năm 2000-2005 chủ yếu phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 – 10 năm.
Từ năm 2006 trở đi, khi thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, chủ
yếu phát hành các loại trái phiếu trung và dài hạn (10 năm trở lên). Các
loại tín phiếu ngắn hạn sẽ được phát hành qua NHNN để triển khai
nghiệp vụ thị trường mở và phối hợp thực hiện chính sách tiền tệ.
+ Hoàn thiện cơ chế chính sách và luật pháp thuộc lĩnh vực huy động
vốn.
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT
HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở KBNN HÀ TÂY.
Trước tiên tôi xin nêu một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế huy động
vốn Chính phủ của hệ thống KBNN nói chung, đó là:
1.1.1 Huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển kinh tế trở
thành chỉ tiêu pháp lệnh:
Việc phát hành trái phiếu Chính phủ được thể chế thành văn bản pháp luật
ở mức độ cao hơn hiện nay. Cơ chế tổ chức phát hành phải được quy định
bằng các nghị định, pháp lệnh, thông tư cụ thể. Quyền hạn của các cơ quan
phải được quy định rõ ràng, tránh sự cạnh tranh chồng chéo trong công tác
huy động vốn. Hai hệ thống KBNN và Ngân hàng cần có các văn bản pháp luật
quy định rõ quyền hạn, lợi ích của hệ thống. Ngoài ra, trong từng hệ thống cần
5
- -
5
Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ
có các quy định riêng về từng quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan có liên

quan như: Chính phủ, chính quyền địa phương đối với công tác huy động vốn.
Trong năm 1994, chúng ta đã có nghị định 72 CP quy định về việc phát
hành trái phiếu Chính phủ. Ngày 10/02/1995, ban hành thông tư liên bộ số 01
TC-NHNN của liên bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn tổ
chức đấu thầu tín phiếu KBNN qua NHNN, trong đó đã quy định rõ quy chế
phát hành cũng như quyền hạn, trách nhiệm của đối tượng liên quan. Nói
chung về mặt Pháp luật, chúng ta cũng đã từng bước hoàn thiện. Bên cạnh đó
cũng còn không ít những sơ hở, do vậy cần phải có các văn bản chặt chẽ hơn,
cụ thể hơn; có như vậy công tác huy động vốn mới tạo ra khả năng:
+ Đạt được tính Pháp lý về chỉ tiêu huy động vốn, từ đó sẽ giúp cho Bộ Tài
chính phối hợp với NHNN, các bộ, các ngành có liên quan, xây dựng các
chính sách huy động vốn thích hợp trong từng thời kỳ cụ thể.
+ Kế hoạch huy động vốn hàng năm và chủ động thời gian trong công tác
triển khai thực hiện.
1.1.2 Về cơ chế phát hành:
Cơ chế phất hành cần phải phù hợp với cơ chế đổi mới của nền kinh tế, phù
hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường.
Các loại tín phiếu, trái phiếu phát hành có thể trao đổi mua bán, chuyển
nhượng, thừa kế, thanh toán thuận lợi cho người sở hữu. Nó được mua bán tự
do trên thị trường như một loại hàng hoá thông thường, đối với loại ký danh
vẫn tiếp tục phát hành nhưng cần đơn giản hoá về thủ tục chuyển đổi và
thanh toán.
Đa dạng hoá các loại trái phiếu Chính phủ: phát hành các loại trái phiếu
trong và ngoài nước, trái phiếu vô danh, trái phiếu ghi danh, trái phiếu ghi sổ,
chứng chỉ, trái phiếu đầu tư cho các công trình cụ thể. Kết hợp đồng thời hai
phương thức phát hành: bán lẻ các loại trái phiếu có in sẵn mệnh giá với lãi
suất cố định và bán theo phương thức chiết khấu, bảo đảm cho các loại trái
phiếu của một đợt phát hành có cùng một ngày đáo hạn, cùng một mức lãi
suất nhằm tạo điều kiện cho các loại trái phiếu có thể niêm yết, giao dịch trên
thị trường chứng khoán.

6
- -
6

×