Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.83 KB, 5 trang )
Cách chữa bệnh loét chân
Trước đây, nhiều người cho rằng, hiện tượng lưu thông máu chậm
trong tĩnh mạch dưới da thường dẫn đến thiếu ôxy cục bộ, làm cho các tế bào
bị chết, mới hình thành ung ngọt, lở loét. Thế nhưng thực chất không phải
như vậy mà là do huyết áp tăng nhanh.
Tôi bị loét chân đã 6 năm qua và 4 tháng nay chân lại đau nhức. Hiện tôi
cũng uống thuốc và thay băng đều đặn nhưng vẫn chưa khỏi hẳn. Vậy tôi nên làm
gì để phòng tránh bệnh này tái phát?
Theo BS Martin Scurr, chuyên gia chữa trị loét chân hơn 30 năm qua thì
căn bệnh này là một vùng da bị tổn thương bên trong hoặc bên ngoài cơ thể mà
mắt thường có thể nhìn thấy sưng đỏ và mụn mủ.
Loét chân chủ yếu là do huyết áp tăng nhanh gây ra bởi tĩnh mạch hoặc
huyết khối tĩnh mạch sâu (còn gọi là tụ máu) dẫn đến hiện tượng dãn mạch và
sưng phồng chân.
Ngoài ra, loét chân còn liên quan đến vấn đề động mạch, làm giảm lượng
lưu thông máu. Và đôi khi nó còn do một số bệnh khác gây nên, chẳng hạn như
tiểu đường, bị thương hoặc thậm chí có thể là ung thư da cục bộ.
Trước đây, nhiều người cho rằng, hiện tượng lưu thông máu chậm trong
tĩnh mạch dưới da thường dẫn đến thiếu ôxy cục bộ, làm cho các tế bào bị chết,
mới hình thành ung ngọt, lở loét. Thế nhưng thực chất không phải như vậy mà là
do huyết áp tăng nhanh. Khi huyết áp tăng sẽ làm cho máu chảy tràn tĩnh mạch,
gây sưng nhức và viêm đỏ, tổn thương nặng khắp vùng da.
Lở loét có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là những người béo phì, lười vận
động. Vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất chính là khoảng giữa từ bắp chân đến mắt cá.
Làn da lở loét tự nhiên trở nên chai sạn và bạc màu, sau đó ngứa ngáy do
các tế bào máu bị kích thích và đặc tính sắc tố phai màu của da.
Cách điều trị