Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.79 KB, 46 trang )

VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI VÀO HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đã biết vận dụng công nghệ quản lý ngân hàng hiện
đại vào hoạt động kinh doanh của mình một cách có hiệu quả để tồn tại và phát
triển. chương 3 này,bài viết đi sâu tìm hiểu những thành quả đạt được cũng như
những mặt tồn tại trong quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp
Việt Nam. Đồng thời,căn cứ vào nội dung của công nghệ quản lý ngân hàng hiện
đại đã được trình bày ở chương 2, bài viết đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm
đưa hoạt động quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt nam thích ứng với thực tế
và phù hợp với yêu cầu của công nghệ quản lý mới.
3.1. ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.
3.1.1. Giai đoạn 1991 - 1993.[40,5-45],[58,96-125]
Theo tinh thần Nghị định 53/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành
ngày 26/3/1991 về đổi mới tổ chức hoạt động của ngân hàng, ngày 01/8/1991 Ngân
hàng Nhà nước quyết định tách bộ phận trực tiếp kinh doanh của mình thành các
ngân hàng thương mại quốc doanh trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
(Ngân hàng Nhà nước giữ lại Ngân hàng Thái bình và Gia lai - Công tum hoạt
động trực thuộc Ngân hàng Nhà nước). Khi đó Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
được hình thành ở Trung ương với hạt nhân lấy từ Vụ tín dụng nông nghiệp của
Ngân hàng Nhà nước trung ương cũ. Tiếp nhận các ngân hàng cơ sở của ngân hàng
nhà nước hoạt động ở khu vực nông thôn là chủ yếu với 47 chi nhánh tỉnh, thành
phố. Gần 400 chi nhánh ngân hàng cấp huyện,thị xã,156 phòng giao dịch và cửa
hàng kinh doanh vàng bạc, với 36.000 cán bộ, nhân viên.
Khi bàn giao từ Ngân hàng Nhà nước sang, Ngân hàng nông nghiệp quản
lý số vốn 1.046 tỷ đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng Nhà nước 353 tỷ đồng, vốn
huy động 482 tỷ đồng. Tổng dư nợ 700 tỷ đồng,với cơ cấu đầu tư chủ yếu tập trung
cho vay vốn lưu động,chỉ có 42 tỷ đồng đầu tư cho đối tượng trung dài hạn (chiếm
6% tổng dư nợ). Việc đầu tư tập trung vào thành phần kinh tế quốc doanh chiếm
trên 90% tổng số vốn đầu tư của ngân hàng.
Ngân hàng nông nghiệp Việt nam thời kỳ này tuy hình thành với toàn bộ cơ


cấu tổ chức từ Trung ương đến cơ sở với địa bàn rộng khắp trải rộng cả nước,
nhưng cơ chế vận hành lại chủ yếu theo mệnh lệnh hành chính. Các qui chế hoạt
động theo cơ chế thị trường chưa có hoặc có nhưng không hoạt động đúng theo
yêu cầu. Các ngân hàng cơ sở liên hệ với ngân hàng trung ương qua mạng lưới bưu
điện. Một nhiệm vụ đặc biệt cần thiết trong hoạt động ngân hàng đó là việc điều
hòa vốn giữa các ngân hàng cơ sở với Ngân hàng trung ương được tiến hành
"nhanh nhất" là chuyển tiền bằng "liên hàng" cầm tay. Bảng cân đối của ngân hàng
cơ sở phải vài tháng sau Ngân hàng nông nghiệp trung ương mới tập trung được.
Công cụ hoạt động chính của ngân hàng là lãi suất lại lệ thuộc hoàn toàn vào
quyết định của Hội đồng bộ trưởng hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Tuy mới hình thành, còn thiếu hầu như tất cả nhưng Ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam vẫn đứng vững và phát triển. Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
trong giai đoạn này từng bước soát xét lại tổ chức, thay đổi phương thức kinh
doanh, thay đổi nhận thức cho cán bộ, thay đổi cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn,
thay đổi cơ cấu đầu tư cho các thành phần kinh tế. Đến cuối giai đoạn này, Ngân
hàng nông nghiệp Việt nam thực sự tồn tại để tạo tiền đề cho các bước phát triển
tiếp theo. Giai đoạn này được xem như giai đoạn tập sự cho hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đứng trước một nhiệm
vụ to lớn, một nền tảng chưa vững chắc, một hệ thống tổ chức chắp vá chưa đồng
bộ, một đội ngũ cán bộ nhiều nhưng chưa tinh,Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
đã làm được nhiều hơn điều mong ước đó là đứng vững được trước những khó
khăn tưởng chừng như khó vượt qua. Để làm được điều đó, một trong những
nguyên nhân chính là ngân hàng đã xác định được nhiệm vụ, nội dung và hướng đi
của mình.
3.1.2. Giai đoạn 1994 - 1998.[16,5-8],[22],[56]
Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ra đời từ năm 1991 nhưng chưa hoàn
chỉnh cả về nội dung và hình thức hoạt động, chưa thực sự có đầy đủ cơ sở pháp lý
trong hoạt động kinh doanh của mình. Phải đến 14/11/1993 Ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam mới chính thức có quyết định thành lập (số 400 - CT của Chủ tịch
Hội đồng bộ trưởng) và phải đến ngày 11/11/1995 Ngân hàng nông nghiệp Việt

Nam mới có Điều lệ hoạt động của mình. Căn cứ vào quyết định thành lập và Điều
lệ hoạt động, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam được xác định là một pháp nhân
(bao gồm hội sở, các chi nhánh và văn phòng đại diện), hoạt động kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với tất cả các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Thực hiện tín dụng tài trợ chủ
yếu cho nông nghiệp và nông thôn. Được Nhà nước cấp lần đầu 200 tỷ đồng vốn
điều lệ (tương đương 30 triệu USD), tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết
quả kinh doanh, ngân hàng có tên chính thức là Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
(gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp). Tên giao dịch quốc tế là Viet nam Bank for
Agriculture (viết tắt là VBA). Ngân hàng Nông nghiệp nhận bàn giao từ ngân hàng
cũ với 53 chi nhánh tỉnh, thành phố,447 chi nhánh ngân hàng huyện, thị xã, 193
phòng giao dịch, 78 của hàng kinh doanh vàng bạc với gần 32.000 cán bộ, nhân
viên. Khi bàn giao Ngân hàng nông nghiệp quản lý số vốn 4.200 tỷ đồng trong đó
vay Ngân hàng Nhà nước: 2068 tỷ đồng và được Ngân hàng Nhà nước khấu trừ
vào các khoản nợ đọng, các khoản lỗ 1000 tỷ đồng, Ngân hàng nông nghiệp chỉ
phải trả lãi tiền vay Ngân hàng Nhà nước số vốn vay 1068 tỷ đồng. Vốn huy động:
1.500 tỷ đồng. Với cơ cấu đầu tư chủ yếu cho vốn lưu động chiếm 93% tổng số
vốn tín dụng đầu tư. Quốc doanh chiếm 80% vốn đầu tư.
Giai đoạn này, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thực hiện phương châm:
"Đi vay để cho vay" tập trung việc huy động vốn trong dân cư để cho vay phát
triển nền kinh tế. Đến cuối năm 1993, vốn huy động mới được 1079 tỷ đồng,
nhưng chỉ 5 năm sau số vốn huy động đã tăng hơn 10 lần và số dư nợ cho vay cũng
tăng lên tương ứng. Đặc biệt thực hiện đường lối đổi mới trong kinh tế: không
phân biệt giữa các thành phần kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp từng bước đổi mới
cơ cấu vốn đầu tư, nếu cuối năm 1994 vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh của ngân hàng nông nghiệp chỉ

20% đến năm 1998 con số này
đã là


55%. Ngân hàng không còn bắt buộc phải cho các xí nghiệp quốc doanh
vay bằng mọi giá như trước đây nữa mà chỉ đầu tư cho các xí nghiệp quốc doanh
đã được tổ chức, sắp xếp lại (lưu ý các xí nghiệp đó có thể vẫn chưa hội đủ các yêu
cầu của điều kiện thực hiện tín dụng). Về tổ chức nội bộ được Ngân hàng Nông
nghiệp kiện toàn lại một bước, sắp xếp lại lao động, tinh giảm biên chế. Đến cuối
năm 1998, số lao động chỉ còn 22.000 cán bộ. Hướng tổ chức bộ máy hoạt động là
giảm bớt trung gian, cầu cấp. Từng bước hiện đại hóa ngân hàng. Với kết quả đạt
được trong kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp luôn có lãi, năm sau cao hơn
năm trước.
Tuy đạt nhiều kết quả trong giai đoạn này, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm cần tiếp tục khắc phục, sửa đổi trong giai
đoạn tiếp theo. Nếu có thể đánh giá tổng quan hoạt động của Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này là sự vươn lên mạnh mẽ để khẳng định sự tồn
tại cần thiết khách quan của mình đối với sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước.
3.1.3. Giai đoạn 1999 đến nay.[17,5-8],[58]
Do yêu cầu của sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước và khả năng thực
hiện nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Nhà nước thấy cần phải
giao thêm cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam những chức năng mới đó chính
là cơ sở cho việc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được xác định lại cả tên gọi và
chức năng theo Quyết định số 280/ QĐ - NH 5 ngày 15/10/1999 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước. Theo quyết địnhh này Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
được đổi tên thành: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (gọi
tắt là Ngân hàng Nông nghiệp). Tên giao dịch quốc tế bằng tiến Anh là: Vietnam
BanK for Agriculture and Rural Development, gọi tắt là Agri Bank, viết tắt là:
VBARD.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo
Điều lệ ban hành theo quyết định số 39/ 2000/ QĐ - NHNN 5 ngày 22/11/2000 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo Điều lệ này,Ngân hàng Nông
nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đầu tư phát triển nông thôn và các dịch vụ

liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ, ngân hàng. Được phép hoạt động cả
trong nước và nước ngoài. Có nhiệm vụ thực hiện tín dụng tài trợ vì mục tiêu kinh
tế xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu cho nông nghiệp và nông thôn.
Được giao nhiệm vụ mới và xác định được vai trò của mình,trong một thời
gian ngắn Ngân hàng nông nghiệp đã phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đến cuối
năm 2000 tổng dư nợ đã đạt 22.500 tỷ đồng (gấp 1,7 lần năm 1998). Phục vụ tốt
việc cung cấp vốn cho nông thôn. Đặc biệt khả năng đầu tư phát triển cũng đạt kết
quả khả quan, vốn đầu tư trung dài hạn chiếm tới trên 28% tổng dư nợ (năm 1993
chỉ 7%,năm1998 là 24%). Thực hiện đầu tư tập trung cho nhiều dự án, kể cả các dự
án đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng của nông thôn.
Hoàn thiện dần bộ máy điều hành theo hướng tập trung, gọn nhẹ. Từng
bước đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Tích cực chuẩn bị và phát triển kỹ thuật
mới cho hoạt động của ngân hàng.
Nhìn lại lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
trong 10 năm qua, với thời gian chưa phải là nhiều nhưng Ngân hàng Nông nghiệp
đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng. Sự tồn tại và phát triển của nó thực
sự vững chắc. Theo đánh giá của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại thì sự tồn
tại và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp đã làm được nhiều điều phù hợp với
nội dung của công nghệ quản lý mới. Tuy nhiên, muốn cho hoạt động của Ngân
hàng Nông nghiệp Việt Nam được phát triển hơn, vững chắc hơn, ổn định hơn,cần
nghiên cứu hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua
trên cơ sở căn cứ vào nội dung của công nghệ quản lý mới, để từ đó thấy được vai
trò đích thực của công cụ quản lý này trong thực tiễn. Làm cho mọi quyết định của
lãnh đạo đều có căn cứ phù hợp với thực tế và khả năng thành công của quyết định
đó.
3.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM.
Dưới đây, bài viết tập trung phân tích các hoạt động quản lý của Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (viết gọn là Ngân hàng nông
nghiệp) theo các nội dung cơ bản của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại (viết

gọn là công nghệ quản lý) từ đó đánh giá sự phù hợp và khả năng vận dụng sáng
tạo chúng trong hoạt động thực tiễn.
3.3. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÔNG
NGHỆ QUẢN LÝ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI VÀO HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY. [22],[40],[58]
Do yêu cầu của bài viết với kết cấu nội dung cần phân tích, trong phần này,
bài viết căn cứ vào nội dung của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại để phân
tích những việc Ngân hàng nông nghiệp đã làm phù hợp hay chưa phù hợp với nội
dung của công nghệ quản lý. Đồng thời,đưa ra các giải pháp thích hợp để đưa hoạt
động quản lý của Ngân hàng nông nghiệp phù hợp với yêu cầu của công nghệ quản
lý mới.
3.3.1.NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP THỜI GIAN
QUA.
3.3.1.1. Về quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường.
Thứ nhất : Ngân hàng nông nghiệp đã quan tâm xây dựng hệ thống thống kê,
kế toán.
Ngân hàng Nông nghiệp ngay từ khi mới thành lập đã quan tâm đến việc
tập trung xây dựng được hệ thống thống kê, kế toán từ ngân hàng cơ sở đến trung
tâm điều hành. Hệ thống này theo dõi chặt chẽ mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp. Có thể lấy bất cứ thông tin nào về
các yếu tố kinh doanh của ngân hàng khi cần thiết dù trong phạm vi toàn hệ thống
Ngân hàng Nông nghiệp hay ở từng ngân hàng cơ sở. Đã bước đầu coi trọng việc
phân tích hoạt động kinh doanh để từ đó có những kết luận chung nhất cho hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp. Tuy nhiên, việc làn đó mới chỉ dừng
lại ở mức độ khái quát chưa đi sâu phân tích do đó các kết luận mới chỉ lại ở dạng
số lớn chưa thực sự cho ngân hàng những kết luận một cách khoa học, khách quan
và độ tin cậy chưa cao.
Thứ hai : Ngân hàng Nông nghiệp tổ chức việc thu thập thông tin từ thị

trường khá tốt bằng việc tập trung báo cáo từ cơ sở theo từng tuần kỳ định trước
(báo cáo 10 ngày, 15 ngày, báo cáo tháng...). Những vấn đề nổi lên liên quan đến
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp đều được các ngân hàng cơ sở
nắm bắt và báo cáo lên cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời. Các phương tiện
dùng để báo cáo cũng đã có sự linh hoạt theo yêu cầu của công việc không nhất
thiết phải báo cáo bằng văn bản để đảm bảo tính thời sự của thông tin.Việc khai
thác thông tin đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tổ chức hòm thư góp ý
tại tất cả các trụ sở giao dịch,thu thập từ sách báo...
Việc tiếp dân cũng được các đồng chí lãnh đạo quan tâm và có lịch tiếp dân
cụ thể để nghe khách hàng truyền đạt nguyện vọng và xử lý kịp thời các vướng
mắc với khách hàng.
Thứ ba : Ngân hàng Nông nghiệp đã xác định được thị phần chủ yếu cho
hoạt động của mình.
Ngay từ khi mới thành lập Ngân hàng Nông nghiệp đã tìm được thị phần
đối với đối tượng khách hàng riêng có của mình đó là địa bàn thị trường nông
nghiệp và nông thôn. Khách hàng chính là các hộ nông dân hiện đang chiếm bộ
phận lớn cả về số lượng cũng như tỷ trọng vốn đầu tư tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp. Đây thực sự là một nguyên nhân chính, nguyên nhân cốt lõi cho mọi
thành công của Ngân hàng Nông nghiệp trong thời gian qua. Do xác định rõ được
địa bàn, đối tượng phục vụ,cho nên trong mọi lĩnh vực hoạt động Ngân hàng Nông
nghiệp đều cố gắng vận động để phục vụ tốt được thị phần mà mình đã lựa chọn.
Từ việc tăng cường huy động vốn, kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường các công
tác tiếp cận cho vay đến hộ sản xuất nông nghiệp... thực sự là kết quả tất yếu của
thành công trong việc lựa chọn đúng đắn được thị phần chủ yếu cho hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp Việt nam.
Thứ tư : Ngân hàng Nông nghiệp tích cực phát triển cho vay theo dự án.
Việc đầu tư cho vay theo các dự án thực ra là cho vay theo các thị phần
riêng có. Ngân hàng Nông nghiệp làm tốt được việc này thực chất là ngân hàng đã
nhận thấy vai trò quan trọng của việc phân đoạn thị trường đối với hoạt động kinh
doanh của mình. Nếu coi các thị phần đó là thích hợp (sau khi nghiên cứu) thì

Ngân hàng Nông nghiệp thực sự đã tìm ra được một cách tiếp cận thị trường an
toàn và hiệu quả. Việc đẩy mạnh thực hiện dịch vụ theo dự án là một hướng đi
đúng của Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam cần phát huy hơn nữa trong thời gian
tới.
Thứ năm : Ngân hàng Nông nghiệp đã xác định được dịch vụ cho thị
phần đã lựa chọn.
Mỗi một ngân hàng đều có những mục tiêu và đối tượng phục vụ riêng của
mình. Ngân hàng Nông nghiệp trong thời gian qua đã xác định rõ được đối tượng
phục vụ và các dịch vụ phục vụ cho đối tượng đó. Ngân hàng Nông nghiệp không
chỉ chú trọng đến việc cung cấp tín dụng cho nông dân mà còn thấy rõ được nhiệm
vụ đầu tư phát triển của mình để định vị cho dịch vụ của Ngân hàng Nông ngiệp là
đầu tư phát triển nông thôn. Bộ phận dịch vụ này được tăng cường trong thời gian
qua khá mạnh mẽ (số liệu đã nêu ở trên). Đặc biệt Ngân hàng Nông nghiệp đang
tiếp tục nghiên cứu đầu tư thí điểm để phát triển cơ sở hạ tầng cho nông thôn như
chương trình cho vay: tôn nền làm nhà trên cọc, năm 2000 Ngân hàng nông nghiệp
đã cho vay 200 ngàn hộ với số tiền 767 tỉ đồng. Hay một số các dự án khác như
cho vay sinh hoạt (4 tỉnh) 50 tỷ đồng, cho vay làm nước sạch (Hà Nam) 10 tỷ
đồng; dự án cải tạo sửa chữa nhà 52 tỷ đồng[56]. Ngân hàng Nông nghiệp đi từ
mục tiêu đến thí điểm hoạt động để rút ra kinh nghiệm và lớn hơn là khẳng định
được nội dung hoạt động của mình. Trên cơ sở đó,thu hút được khả năng mở rộng
nguồn vốn đầu tư vì các dự án này phần lớn có được từ các nguồn tài trợ của các tổ
chức và của Nhà nước. Từng bước khẳng định được đầu tư phát triển nông thôn là
một loại dịch vụ quan trọng của Ngân hàng Nông nghiệp. Hay nói một cách khác
là Ngân hàng Nông nghiệp đã định vị được dịch vụ này cho hoạt động của mình.
Thứ sáu : Phần lớn các dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp phù hợp với
chiến lược phát triển chung của ngân hàng.
Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện khá nhiều dịch vụ, việc lựa
chọn các thị phần hoạt động của chúng đều tương đối phù hợp với chiến lược phát
triển chung của ngân hàng. Từ việc tích cực huy động vốn để cho vay đến việc
phát triển các dịch vụ kinh doanh khác không hề làm yếu đi khả năng đầu tư phục

vụ cho nông nghiệp và nông thôn thậm chí việc phát triển các dịch vụ khác nhau
lại làm lớn mạnh hơn khả năng phục vụ của Ngân hàng Nông nghiệp với "trận địa"
chính của mình. Lấy ví dụ việc tích cực huy động vốn về thực chất là huy động ở
các vùng có nhiều khả năng có vốn để đưa về các vùng nông thôn đầu tư cho sự
phát triển nông nghiệp và nông thôn.
3.3.1.2.Về quản lý dịch vụ ngân hàng.
Chính sách dịch vụ luôn là vấn đề cốt lõi của hoạt động ngân hàng. Có
nhận thức đúng đắn về dịch vụ, lựa chọn đúng dịch vụ với từng loại thị trường và
kiểm soát được nó trong thực tiễn chính là sự thắng lợi cho hoạt động quản lý
chính sách dịch vụ của ngân hàng.
Thứ nhất : Ngân hàng Nông nghiệp đã bước đầu quan tâm đến thị trường.
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển
mạnh mẽ. Từ thị trường rộng khắp của nông thôn Việt Nam, ngân hàng nông
nghiệp từng bước xâm nhập và phục vụ tốt các đối tượng khách hàng của mình. Có
thể nêu ra rất nhiều ví dụ để thấy được hoạt động này của ngân hàng nông nghiệp
như việc đầu tư phục vụ thu mua lúa vụ Đông Xuân năm 2001 bảo đảm cho các xí
nghiệp chế biến mua được lúa của nông dân hơn 1,2 triệu tấn mà vẫn giữ được giá
sàn cho sản phẩm. Hay việc huy động vốn để cho vay khắc phục thiệt hại cơn bão
số 5 năm 2000 đều được thực hiện bằng việc nghiên cứu thị trường để có được các
quyết sách đúng đắn kịp thời cho hoạt động thực hiện dịch vụ của ngân hàng.
Thứ hai : Ngân hàng Nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ số lượng và khối
lượng dịch vụ ngân hàng.
Từ khi thành lập đến nay được gần 10 năm, Ngân hàng Nông nghiệp có số
dư nợ tăng từ 700 tỷ động lên 22.500 tỷ đồng có nghĩa là tăng hơn 30 lần. Ngoài
khối lượng dịch vụ tăng lên như vậy thì số lượng dịch vụ cũng được phát triển, nếu
như trước kia chỉ thuần thuý huy động và cho vay cộng với nghiệp vụ thanh toán
thì nay đã phát triển nhiều loại dịch vụ mới như kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, tín
dụng thuê mua, đầu tư tín phiếu, trái phiếu kho bạc... Ngay trong việc huy động
vốn thì trước đây cũng chủ yếu là huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế (dạng bắt
buộc) và tiền gửi tiết kiệm của dân cư thì nay đã phát triển với nhiều hình thức huy

động khác như kỳ phiếu hay tiền tài trợ của các tổ chức kinh tế... Nếu ngân hàng
nông nghiệp giữ được nhịp độ phát triển này trong thời gian tới thì Ngân hàng
Nông nghiệp thực sự là một ngân hàng có vị thế quan trọng trong hệ thống tài
chính - ngân hàng ở Việt Nam, góp phần mạnh mẽ vào chiến lược phát triển nền
kinh tế đất nước.
Thứ ba : Ngân hàng Nông nghiệp tăng cường quản lý hình ảnh của ngân
hàng.
Điều đáng trân trọng nhất ngoài việc phát triển mạnh mẽ khối lượng và số
lượng dịch vụ là Ngân hàng Nông nghiệp đã quan tâm nhiều đến việc giữ gìn uy
tín của mình. Ngân hàng Nông nghiệp trong suốt quá trình tồn tại của mình luôn
đảm bảo được khả năng thanh toán trong một tình huống. Bởi lẽ chỉ một khiếm
khuyết dù nhỏ của lĩnh vực này cũng có thể gây ra những hậu quả không thể lường
trước được. Để làm được và duy trì tốt việc này không phải là điều đơn giảm mà
đây có thể được coi là thành tích cần được biết đến nhất của Ngân hàng Nông
nghiệp trong thời gian qua. Đây là một vấn đề rất quan trọng,thậm chí có thể coi là
khâu mấu chốt cho mọi thành công của ngân hàng. Từ khi thành lập đến nay, qua
rất nhiều biến động của nền kinh tế, xã hội. Việc vừa đáp ứng được vốn cho sự
phát triển, vừa đảm bảo tiết kiệm vốn, không để vốn "chết", mà hơn cả là việc đảm
bảo khả năng thanh toán thông suốt toàn hệ thống thực sự là một thành quả đáng
trân trọng của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Tình trạng khất hoãn vốn thanh
toán trong bất cứ tình huống nào chưa xảy ra ở Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam,
chính điều đó đã gây được lòng tin, tăng cường uy tín tạo tiền đề cho sự phát triển
nhanh chóng của Ngân hàng Nông nghiệp.
Để làm tốt được việc đó, ngay từ khi bắt đầu những bước đi đầu tiên trong
việc kinh doanh theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Nông nghiệp đã quan tâm đặc
biệt đến vấn đề này, từ việc sắp xếp đội ngũ cán bộ có năng lực, có nghiệp vụ
chuyên môn cao làm việc ở bộ phận cân đối vốn đến các vấn đề liên quan như cải
tiến phương thức điều hòa vốn hay việc cung cấp thông tin nhanh giúp cho bộ phận
cân đối có cơ sở thực hiện tốt công việc của mình cũng được Ngân hàng Nông
nghiệp đặc biệt quan tâm do vậy đã đảm bảo khả năng thông vốn cho toàn bộ hệ

thống. Việc điều hòa vốn đã thực sự đem lại kết quả như mong muốn.
Thứ tư : Ngân hàng Nông nghiệp tăng cường giảm thấp những khó khăn
cho khách hàng khi thực hiện dịch vụ.
Để vay được vốn của ngân hàng phải có đủ điều kiện và các thủ tục nhất
định. Điều này là điều kiện cần và đủ để vay được vốn ở ngân hàng. Trước đây đã
có người thống kê việc cho vay của ngân hàng,ngoài việc đủ điều kiện tín dụng
phải có 15 văn bản và hơn thế số con dấu các loại. Ngân hàng Nông nghiệp thấy
rõ được vấn đề này, từng bước nghiên cứu và đề ra các thủ tục cho vay ngày càng
đơn giản cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn khoản tiền vay của ngân
hàng. Thủ tục cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp hiện nay đã đơn giản nhiều chỉ
còn: đơn xin vay, giấy chứng nhận tài sản thế chấp, khế ước vay tiền, là người dân
đã có thể có tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình. Ngoài ra, điều
kiện tín dụng cũng được giản tiện nhiều so với trước, như các đối tượng vay
thường xuyên được cấp sổ tín dụng để vay nhiều lần,các yêu cầu khác chỉ phải làm
một lần cho nhiều lần vay tiền. Hay với những hộ vay những món nhỏ dưới 5 triệu
không cần phải có tài sản thế chấp... Việc giản tiện các thủ tục và điều kiện cho vay
không có nghĩa là Ngân hàng Nông nghiệp buông lỏng quản lý,mà xuất phát từ sự
chuyển biến nhận thức về hoạt động của ngân hàng trong cơ chế thị trường và sự
phù hợp của dịch vụ với việc nghiên cứu thực tế để Ngân hàng Nông nghiệp để đề
ra các chủ trương đó. Việc giản tiện thủ tục và điều kiện vay vốn nhưng không làm
tăng nợ quá hạn hay khả năng mất vốn là thắng lợi thực sự của việc cải cách thủ
tục hành chính trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp trong thời
gian vừa qua.
Một ngân hàng có sự tăng trưởng nhanh, một ngân hàng giữ được uy tín
với khách hàng, một ngân hàng không gây phiền hà khi giao dịch, một ngân hàng
luôn coi trọng việc bổ xung và hoàn thiện dịch vụ của mình đó chính là bức tranh
khái quát về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa
qua.
Thứ năm : Ngân hàng Nông nghiệp đã bước đầu thành công trong việc
khai thác đặc điểm về dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam với vị thế là một ngân hàng lớn của Việt
Nam, Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của mình đã có sự nghiên cứu
các đặc điểm của dịch vụ ngân hàng để từ đó có các đối sách thích hợp.
Với đặc điểm dịch vụ ngân hàng dễ bị bắt chước.
Ngân hàng Nông nghiệp đã biết sử dụng lợi thế về mạng lưới rộng khắp
của mình để biến cái có thể dễ bị mất độc quyền trên thị trường thành dịch vụ độc
quyền trên các vùng mà chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp tiếp cận để thực hiện dịch
vụ. Hay để làm giảm khả năng bắt chước dịch vụ, Ngân hàng Nông nghiệp cũng đã
tiến hành thực hiện dịch vụ theo từng chiến dịch, từng đợt như cho vay thu mua,
huy động kỳ phiếu... Nói chung với đặc điểm này của dịch vụ ngân hàng, Ngân
hàng Nông nghiệp đã có những bài thuốc hữu hiệu để làm cho dịch vụ của mình
trở nên "khoẻ mạnh" và phát huy tốt tác dụng của chúng trong hoạt động kinh
doanh.
Với đặc điểm dịch vụ mới được khai thác từ dịch vụ cũ
Với đặc điểm này của dịch vụ, Ngân hàng Nông nghiệp cũng đã quan tâm
và có các đối sách thích hợp. Ở Trung tâm điều hành cũng đã có những bộ phận
nghiên cứu của các dịch vụ mới trên thị trường tài chínhViệt Nam chưa thực sự có
như kinh doanh chứng khoán hoặc trên thị trường có nhưng còn khá tản mát và
chưa thực sự phát triển như tín dụng thuê mua, để từ đó nhanh chóng tiếp cận và
chờ thời cơ, trước hết là xây dựng các tiền đề về cơ sở vật chất, kỹ thuật đón bắt
kịp thời trước khi thời cơ đến.Còn nhiều đặc điểm khác cũng được Ngân hàng
Nông nghiệp quan tâm và thực hiện tương đối tốt
Thứ sáu : Về cơ bản Ngân hàng Nông nghiệp đã làm tốt việc tổ chức
dịch vụ.
Với mỗi một loại dịch vụ nhất định, Ngân hàng Nông nghiệp đều có sự
cân nhắc thực hiện. Quá trình hình thành và thực hiện dịch vụ đều được tính toán
cẩn thận, có sự nghiên cứu và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và sáng tạo.
Ngay trong các dịch vụ truyền thống như tín dụng, huy động vốn, thanh toán đều
được nghiên cứu rõ về thị trường để từ đó có chính sách thích hợp. Việc hoàn
chỉnh các thể chế của ngân hàng trong thời gian qua đều đã tập chung giải quyết

việc nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng, trong đó yếu tố kỹ thuật ngày
càng được coi trọng. Việc tăng cường công tác để nâng cao được hình ảnh của
ngân hàng cũng được ngân hàng nông nghiệp quan tâm. Chính vì vậy những dịch
vụ truyền thống của Ngân hàng Nông nghiệp đã phát triển tốt cả về số lượng và
chất lượng.
Với những dịch vụ mới cũng đã bước đầu được tổ chức thực hiện, từ việc tổ
chức bộ phận nghiên cứu về thị trường và những vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ. Ở
trung tâm điều hành có bộ phận theo dõi riêng về các nghiệp vụ như: thị trường
chứng khoán, tín dụng thuê mua... Tuy nhiên việc mở rộng dịch vụ với thị trường
mới còn khó khăn,mới chỉ là sự thăm dò làm thí điểm. Ngân hàng Nông nghiệp
cũng đã thực hiện được một số việc để mở rộng thị trường hoạt động thông qua
việc liên doanh với ngân hàng nước ngoài, mở các đại lý ở nước ngoài. Mục tiêu
thì có nhưng cần làm điểm,khi chắc chắn mới tổ chức thực hiện,đó cũng chính là
phương hướng thực hiện việc phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Nông nghiệp Việt nam.
Thứ bảy : Ngân hàng Nông nghiệp tăng cường công tác kiểm tra dịch vụ
Tăng cường hoạt động quản lý với việc tích cực kiểm tra giám sát các hoạt
đông kinh doanh được Ngân hàng Nông nghiệp đặc biệt quan tâm. Hệ thống kiểm
soát được xây dựng từ trung tâm điều hành đến các ngân hàng cơ sở. Trong từng
nghiệp vụ,hoạt động kiểm tra,kiểm soát luôn được quan tâm đúng mức.Ví dụ
trong nghiệp vụ tín dụng công tác kiểm tra ở cả ba khâu: kiểm tra trước, kiểm tra
trong và sau khi vay luôn được đề cao. Việc tăng cường kiểm tra này đã làm giảm
dược khả năng phát sinh nợ nợ quá hạn của toàn ngân hàng. Theo số liệu báo cáo
thống kê các năm số nợ quá hạn của ngân hàng nông nghiệp ngày càng có xu
hướng giảm (năm 1993 :47%,năm 2000:5,1%).
Tuy nhiên việc kiểm tra kiểm soát của từng dịch vụ mới ở dạng vụ việc với
từng dịch vụ đơn lẻ.
3.3.1.3. Về quản lý hoạt động xúc tiến, khuyếch trương.
Thứ nhất : Ngân hàng nông nghiệp đã bước đầu quan tâm đến quảng cáo.
Nói bước đầu vì hoạt động quảng cáo của Ngân hàng Nông nghiệp mới chỉ

có từ vài năm gần đây với một nhận thức và cách làm có dự kiến và tổ chức thực
hiện một cách bài bản. Hoạt động quảng cáo trước năm 1995 chưa thực sự có, hoặc
có quảng cáo thường là quảng cáo tự nhiên thông qua các phóng sự, các cuộc hội
thảo v.v... Mấy năm trở lại đây công tác này đang trên đà phát triển, chi phí cho
hoạt động quảng cáo ngày một tăng lên, phương tiện cũng được mở rộng bằng
nhiều hình thức.Việc quảng cáo qua các phương tiện thông tin như vô tuyến, đài,
báo với thời lượng ngày một nhiều hơn. Nếu trước kia chỉ làm một vài đợt trong
năm thì nay Ngân hàng Nông nghiệp luôn có các hoạt động quảng cáo bằng nhiều
hình thức khác nhau. Ngoài việc quảng cáo để giới thiệu dịch vụ của mình,Ngân
hàng Nông nghiệp cũng đã bước đầu quan tâm tới việc quảng cáo để phát triển
hình ảnh của ngân hàng. Hoạt động quảng cáo đã bước đầu thu được các kết quả
đáng khích lệ. Điều dễ nhận thấy nhất là hoạt động quảng cáo của Ngân hàng Nông
nghiệp đã bước đầu đi vào nề nếp. Tuy chưa có một sự đánh giá một cách bài bản
xem tác động của quảng cáo tới kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Nông nghiệp trong thời gian vừa qua. Nhưng có thể kết luận chắc chắn rằng trong
kết quả đó có một phần đóng góp không nhỏ là do quảng cáo mà có. Hơn thế
quảng cáo còn ghi được dấu ấn của mình vào khách hàng của ngân hàng đặc biệt là
khách hàng tiềm tàng.
Thứ hai : Những kết quả bước đầu của Ngân hàng Nông nghiệp trong
việc xúc tiến khuyếch trương qua giao tiếp bán hàng.
Việc tiếp nhận thông tin và truyền thông tin đến khách hàng đã được Ngân
hàng Nông nghiệp quan tâm qua việc thông báo cụ thể các dịch vụ của ngân hàng
đến với khách hàng tại các quầy giao dịch. Các nơi giao dịch đều có hòm thư góp
ý. Ngân hàng cũng đã thông qua nghiệp vụ tín dụng để tìm hiểu các thông tin về
khách hàng và truyền đạt các thông tin cần thiết khác của ngân hàng đến với
khách hàng.
3.3.1.4. Về quản lý giá dịch vụ
Thứ nhất : Ngân hàng nông nghiệp đã quan tâm đến việc định giá cho
từng loại dịch vụ của mình.
Căn cứ vào khung lãi suất hoặc trên lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy

định, trên cơ sở phân tích nhu cầu của thị trường, Ngân hàng Nông nghiệp đã mạnh
dạn tổ chức mở rộng tín dụng ngay cả khi các ngân hàng khác đang gặp khó khăn
trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ vào các tháng đầu năm 1999,hệ thống ngân
hàng Việt Nam có dư hàng chục nghìn tỷ đồng không cho vay ra được những Ngân
hàng Nông nghiệp bằng sự nhạy bén và khả năng phân tích tốt thị trường,đã tiến
hành đi vay các ngân hàng khác để tập chung cho vay hộ sản xuất, cho vay thu
mua và cho vay các đối tượng khác hàng nghìn tỷ đồng.
Thứ hai : Ngân hàng Nông nghiệp đã bước đầu sử dụng kỹ thuật nghiệp
vụ vào việc định giá cho dịch vụ của mình.
Kỹ thuật nghiệp vụ trong việc định giá cho dịch vụ đã được các ngân hàng
trên thế giới sử dụng từ lâu, nếu không muốn nói nó gắn liền với sự hình thành
hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, một thời gian dài hoạt động trong cơ chế bao
cấp nên việc ngân hàng sử dụng trở lại các kỹ thuật này trong việc định giá cũng có
nhiều ý kiến khác nhau,thậm trí đến nay Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam vẫn
chưa được thực hiện đầy đủ quyền định giá cho dịch vụ của mình (sẽ nêu rõ dưới
đây). Tuy nhiên,trong việc định giá đã có những chuyển biến nhất định. Nếu trước
kia chỉ có một kiểu duy nhất định giá là lãi suất / thới gian thì nay đã có nhiều kiểu
định giá khác nhau. Có dịch vụ được định giá theo kiểu cũ, có loại dịch vụ được
định giá khác đi như kỳ phiếu có nhiều kỳ hạn với các mức lãi suất khác nhau
(dùng kỹ thuật nghiệp vụ để gắn lãi suất với thời gian) hoặc có loại được trả lãi
suất trước (đây có thể được coi là dùng kỹ thuật nghiệp vụ vào kỹ thuật định giá lãi
suất ngân hàng.) Như vậy việc định giá của Ngân hàng Nông nghiệp đã có những
bước thay đổi đáng kể.
3.3.1.5. Về quản lý hoạt động phân phối dịch vụ.
Thứ nhất : Ngân hàng Nông nghiệp có hệ thống phân phối rộng khắp.
Ngay từ khi mới thành lập, Ngân hàng Nông nghiệp đã khẳng định được
thế mạnh của mình là có một mạng lưới phân phối rộng khắp. Tính đến tháng
12/2000 Ngân hàng Nông nghiệp có tới 1258 chi nhánh các loại ,trong đó ngân
hàng loại 1 : 5 chi nhánh ; ngân hàng loại 2: 63 ; ngân hàng loại 3 : 527 ; ngân
hàng loại 4 : 534 ; điểm hoạt động lưu động :129 [56]. Với mạng lưới đó, Ngân

hàng Nông nghiệp đã có mặt ở hầu hết các địa bàn ở trong nước đặc biệt là địa bàn
nông nghiệp và nông thôn. Từ đồng bằng đến miền núi, từ biên giới đến hải đảo, từ
thành thị đến nông thôn, chỗ nào cũng có sự hiện diện của Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam.
Với mạng lưới như vậy,việc mở rộng hoạt động của Ngân hàng Nông
nghiệp gặp khá nhiều thuận lợi. Với các ngân hàng thương mại khác đã có lúc tạm
thời thừa vốn không cho vay ra được, Ngân hàng Nông nghiệp vẫn thiếu vốn trầm
trọng để có thể đáp ứng được cho thị trường rộng khắp của mình.Trong bối cảnh
đó, Ngân hàng Nông nghiệp đã từng phải đi vay các ngân hàng thương mại khác,
huy động kỳ phiếu với lãi suất cao hơn so với giá thị trường lúc đó để cho vay phát
triển phục vụ thị trường rộng khắp của mình.
Thứ hai : Ngân hàng Nông nghiệp tiếp tục vươn rộng để phát triển.
Nếu việc phát triển mạng lưới của mình ở trong nước đã là một thành tựu to
lớn của Ngân hàng Nông nghiệp thì việc mở các hoạt động kinh doanh đối ngoại
cũng là một thành công đáng kể của Ngân hàng Nông nghiệp. Nhìn vào lịch sử
phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp, chỉ với thời gian chưa đầy 10 năm từ chỗ
chưa thực hiện nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại đến nay Ngân hàng nông nghiệp có
24 chi nhánh tham gia thanh toán quốc tế. Số lượng thanh toán quốc tế ngày càng
tăng nhanh, riêng năm 2000 tăng so với 1999 trên 200 triệu USD các nghiệp vụ
kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Nông nghiệp phát triển khá đồng bộ bao gồm

×