Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.66 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN QUA PHÁT HÀNH
TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI
I. MỘT SỐ NÉT VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI.
1. Một số nét về phát triển kinh tế ở nước ta năm 2001.
Năm 2001 kết thúc với một kết quả khả quan hơn hẳn so với nhận định
trong những tháng đầu năm, bằng những biện pháp kiểm soát tiền tệ
Quản lý ngoại hối thích hợp,đẩy mạnh đầu tư từ ngân sách nhà nước đã khiến chỉ
số lạm phát đạt mức thấp nhất từ khi bắt đầu công cuộc cải cách.Tăng trưởng 4,7-
5%GDP, dự trữ được cải thiện,nợ thương mại Ngân hàng được kiểm soát góp phần
cải thiện những cân đối vĩ mô.Nông nghiệp thắng lợi toàn diện đạt sản lượng 33,8
triệu tấn xuất khẩu lương thực đạt 4 triệu tấn,cà phê tăng 9,9%.Xuất khẩu tăng
vượt xa dự kiến đạt khoảng 11,3 tỷ USD,nhập khẩu giảm âm2%làm cho các cân
thương mại trở lên lớn mạnh hơn,nhập siêu chỉ còn 600 triệu USD bằng 5,6% xuất
khẩu mức thấp nhất từ trước đến nay đã góp phần cải thiện cán cân thnh toán quốc
tế.Công nghiệp chiếm 3,2% GDP đạt mức tăng trưởng 10,5% thuỷ sản tăng 2,4%
là một kết quả đáng ghi nhận mở ra triển vọng to lớn cho Việt nam bước vào thế
kỷ XXI.
Tuy vậy qua tình hình kinh tế năm2001cũng vẫn cho ta thấy tình hình giảm sút
kinh tế bắt đầu xuất hiện (1997 tăng 9,54%; năm 1998 tăng 9,34%;năm 1999 tăng
8,12%;năm 2000 tăng 5,8%; và năm 2001 tăng 4,7%) .Như vậy có thể thấy tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm2001 đạt mức thấp nhất từ khi đổi mới đến nay .Chất lượng
của tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chậm được cải thiện, nhiều biện pháp cải
cách cần thiết chưa được thực hiện có hiệu quả .Tỷ lệ huy động vốn trong các ngân
hàng tăng215% song dưnợ tín dụng chỉ tăng 9,5% cho thấy sự giảm lãi suất vẫn
chưa đem lại bước cải thiện rõ rệt trong đầu tư kinh doanh.
2. Khái quát tình hình kinh tế của thành phố Hà Nội .
Năm 2001 nền kinh tế của thành phố tiếp tục tăng trưởng khá, mức tăng trưởng
cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đơì sống nhân dân thủ đô được ổn định
và nâng lên rõ rệt.
Tăng trưởng (GDP) đạt:


Nông nghiệp: 5,8%
Công nghiệp -xây dựng : 5,8%
Các ngành dịch vụ: 5,8%
Tổng sản lượng lương thực đạt % tấn:
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt % USD:
Thu ngân sách từ kinh tế phát sinh trên địa bàn triệu đồng;
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên %:
Đạt được những thành tích trên là do:
Sự ổn định về chính trị, sự đoàn kết nhất trí cao của toàn Đảng toàn dâncác cấp
các ngành của thủ đô.
Cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước ngày càng hoàn thiện ,đồng bộ.
Sau hơn 10 năm đổi mới chúng ta đã có một nền kinh tế tương đối ổn định và
tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
Chúng ta đã có những kinh nghiệm bài học thực tiễn trong công tác chỉ đạo
điều hành đã được tích luỹ trong những năm qua.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiẻm tra trên các lĩnh vực tài chính.
Những tồn tại yếu kém chưa làm được:
Thu ngân sách trên địa bàn đạt và vượt kế hoạch, nhưng một số khoản còn
thấp.
Việc thực hiện một số chủ trương dự án còn chậm, chưa có giải pháp cụ thể.
Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc doanh còn thiếu vốn lưu động,
công nghệ còn lạc hậu cơ chế quản lý trình độ quản lý còn lúng túng chưa thoát ra
được.
Cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư trong những năm qua nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Một số vấn đề văn hoá- xã hội còn bức xúc, phải tiếp tục giải quyết.
II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐÔNG KINH DOANH TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ NỘI .
1.Sơ lược về lịch sử Ngân hàng .
Ngân hàng Đàu tư & Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội gọi tắt là Ngân

hàng đầu tư & phát triển Hà Nội .
Trụ sở tại 4B- Lê Thánh Tông-Quận Hoàn Kiếm -Hà Nội. Được thành lập từ
ngày 27/05/1957 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng kiến thiết Hà Nội , nằm trong
hệ thống Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính.
Nhiệm vụ của Ngân hàng là nhận vốn từ Ngân sách nhà nước để tiến hành cấp
phát và cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Năm 1982, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng Hà
Nội nằm trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam.
Tháng 5/1992 Hội đồng Nhà nước đã ban hành 2 pháp lệnh về Ngân hàng đó
là: Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam và pháp lệnh Ngân hàng , hợp tác xã
tín dụng và Công ty tài chính để nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống Ngân hàng
cho thích ứng với cơ chế thị trường.
Hai pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/10/1992. Theo đó hệ thống Ngân
hàng bao gồm 2 cấp:
-Ngân hàng trung ương là Ngân hàng nhà nước Việt Nam
-Các Ngân hàng thương mại,Ngân hàng đầu tư & phát triển,Công ty tài
chính và hợp tác xã tín dụng.
Theo quy định của pháp lệnh, ở Việt Nam chỉ được thành lập Ngân hàng đầu tư
& phát triển quốc doanh. Ngày 14/11/1993, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban
hành quyết đínhố 401 về việc thành lập "ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam
". Có trụ sở tại 194 Phố trần Quang Khải -Hà Nội.
Vốn điều lệ 200 tỷ đồng.
Có các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung
ương.
Từ đầu năm 1997, toàn bộ vốn cấp phát và một bộ phận cán bộ được bàn giao
sang cục đầu tư phát triển thuộc Bộ tài chính.
Như vậy từ ngày thành lập tới 01/01/1997 chi nhánh Ngân hàng đầu tư & phát
triển Hà Nội khong hoàn toàn là một ngân hàng thương mại mà chỉ là một kiểu
ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách nhà nước và tiến hành
cấp phát, cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Từ sau 01/01/1997 chi nhánh Ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Nội được phép
huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế như
một Ngân hàng thương mại để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài
hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. Hiện nay chi nhánh
Ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Nội hoạt động như một ngân hàng thương mại
kinh doanh đa năng tổng hợp, nhưng lĩnh vực chủ yếu là phục vụ đầu tư và phát
triển với khối khách hàng truyền thống là các đơn vị xây lắp .
-Với phương châm "Đi vay để cho vay" và "Khách hàng là thượng đế " quy mô
của Ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Nội đã được mở rộng và ngày càng phát
triển cụ thể:
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Nội có 16 phòng và 320 cán bộ
(kể cả chi nhánh trực thuộc). Trong đó có 6 phòng chức năng và 10 phòng trực tiếp
kinh doanhđó là:
1/ Phòng tổ chức cán bộ và tiền lương.
2/ Phòng tín dụng 1
3/Phòng tín dụng 2
4/Phòng tín dụng 3
5/ Phòng tín dụng 4
6/ Phòng kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế
7/ Phòng huy động vốn dâncư
8/ Phòng tài chính ,kế toán
9/Phòng nguồn vốn kinh doanh
10/Phòng tiền tệ ,kho quỹ
11/ Phòng thông tin điện toán
12/ Phòng thẩm định và tư vấn đầu tư
13/ Phòng kiểm tra nội bộ
14/ Văn phòng
15/ Phòng giao dịch 1
16/Phòng giao dịch 2
Ngoài ra chi nhánh còn có 3 chi nhánh khu vực đống trên địa bàn các huyện là:

Chi nhánh khu vực Thanh Trì
Chi nhánh khu vực Từ Liêm
Chi nhánh khu vực Đông Anh
Phải nói rằng, sự thay đổi này có ảnh hưởng rất lớn tới tổ chức hành chính và
hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Nội do đó trong quá
trình hoạt động ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Nội đã gặp không ít khó khăn.
Để phù hợp với hoàn cảnh mới ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Nội đã đưa
ra chiến lược hoạt động cụ thể như sau:
- Chiến lượckinh doanh: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục
tiêu cho mọi hoạt động. Hiệu quả an toàn trong kinh doanh là tiêu chuẩn hàng
đầu. Đáp ứng cao nhất các yêu cầu của khách hàng. Hành động theo điều
khoản, quy điịnh của ngân hàng đầu tư & phát triển trung
ương( NHĐT&PTTW) và pháp luật.
-Chiến lược khách hàng: Ngân hàng phải hoạt động xuất phát từ yêu cầu của
khách hàng, đa phương hoá khách hàng, củng cố và phát triển khách hàng truyền
thống, mở rộng khách hàng, thu hút thêm khách hàng đến gửi tiền.Đặc biệt là có
hoạt động đối ngoại để tạo ra sự cân đối về các loại tiền trong cơ cấu huy động vốn
cũng như mở rộng các dịch vụ quốc tế.
-Chiến lược vốn: Đa dạng hình thức huy động vốn, tăng tỷ trọng vốn trung
và dài hạn. Tăng nguồn tiền gửi, làm tốt chức năng ngân hàng đại lý.
-Chiến lược sử dụng vốn: Đa dang hoá sản phẩm. Tập trung dự án cho
doanh nghiệp có hiệu quả. Gắn liền với chiến lược huy động vốn. Mở rộng cho vay
thương mại nhưng không chạy theo doanh số mà thoả hiệp với rủi ro. Mở rộng liên
kết với ngân hàng cùng hệ thống, tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong thẩm định
dự án cho vay.
- Chiến lược nguồn lực: Cán bộ trong ngân hàng đầu tư & phát triển.Phải
thống nhất hành động. Các trưởng, phó phòng phải có quyết tâm ý chí không
ngừng đào tạo cán bộ dưới nhiều hình thức, chăm lo cải thiện đời sống cán bộ
trong ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Nội .
- Chiến lược quản trị: Tổ chức bộ gọn nhẹ và quản lý điều hành là khâu quyết

định.
- Chiến lược công nghệ: Phát huy công nghệ truyền thống và công nghệ hiện
đại. Công nghệ đồng bộ, thực hiện nối mạng. Đặc biệt, thực hiện công nghệ là đầu
mối với khách hàng ( trang bị máy rút tiền tự động ATM phục vụ người sử dụng
thẻ cá nhân an toàn ).
-Chiến lược cạnh tranh: thực hiện chính sách lãi suất cạnh tranh, tạo ra hình
thức cạnh tranh mới. Đó là cạnh tranh bằng uy tín và phong cách phục vụ khách
hàng, cạnh tranh qua các sản phẩm dịch vụ.
Các chiến lược trên được thực hiện đồng bộ trong tất cả các phòng ngân hàng
đầu tư & phát triển Hà Nội, thường xuyên có sự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn
cảnh mới và trong thời gian vừa qua đã đạt được những hiệu quả nhất định.
2. Những khó khăn và thuận lợi của Ngân hàng đầu tư & phát triển Hà
Nội.
2.1. Những khó khăn
Tuy là một trong những Ngân hàng ra đời sớm (cách đây đã 43 năm) nhưng tới
đầu năm 1997 chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Nội mới thực sự chuyển
hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi này, ngân
hàng đã vấp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể:
-Từ 01/01/1997 Ngân hàng phải tiến hành chuyển toàn bộ nguồn vốn do ngân
sách cấp trả về Tổng cục đầu tư phát triển trực thuộc bộ tài chính.Nguồn vốn này,
theo số liệu của bảng cân đối nguồn và sử dụng nguồn cuối năm 1996 tại chi nhánh
là khoảng 900 tỷ. Điều này đã gây một sự hẫng hụt ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động ngân hàng.
-Mô hình tổ chức phục vụ cho cơ chế kinh doanh chưa phù hợp.Việc sắp xếp
các phòng ban và cán bộ chưa hợp lý.
-Đội ngũ cán bộ của ngân hàng mặc dù có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực
xây cựng cơ bản nhưng khi chuyển sang cơ chế kinh doanh như một ngân hàng
thương mại đã tỏ ra lúng túng, chưa nhanh nhạy và chưa thực sự hoà mình vào
phong cách quản lý kinh doanh mới. Điều này ảnh hưởng bởi cơ chế gò bó trước
kia.

-Ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong một môi trường có
tính cạnh tranh rất lớn từ hơn 70 ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước
cũng như nước ngoài, lãi suất thay đổi liên tục theo chiều hướng giảm dần. Các
hoạt động dịch vụ ngân hàng của chi nhánh chưa phát triển mạnh, chưa đa dạng và
nhiệm vụ cho vay đầu tư phát triển theo kế hoạch nhà nước không chỉ do Ngân
hàng đầu tư & phát triển đảm nhiệm mà còn do Tổng cục Đầu tư phát triển thực
hiện, tạo ra sự cạnh tranh mới. Mặt khác,ngân hàng cũng có sự thua thiệt khi bước
vào cơ chế mới chậm hơn so với các đối thủ khác trong cùng địa bàn đã sẵn có khả
năng thu hút khách hàng.
2.2. Những thuận lợi
Tuy có những khó khăn trên, ngân hàng cũng có những thuận lợi cơ bản:
Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam đã triển khai kịp thời hệ thống cơ chế
mới cùng những thông tin, quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chuyển đổi hoạt động của toàn hệ thống.
Bước vào hoạt động như một ngân hàng thương mại, Ngân hàng có thể tranh
thủ kế thừa, học hỏi được những kinh nghiệm rút ra những thành công, thất bại ở
các ngân hàng khác.
Nằm trên địa bàn sôi động là quận hoàn kiếm- một quận trung tâm về kinh tế,
thương mại của thủ đô- ngân hàng có điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt
động, các nghiệp vụ kinh doanh, các loạt hình dịch vụ một cách đa dạng. Mặt khác,
các nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và
tiết kiệm từ dân cư là rất phong phú giúp cho Ngân hàng có khả năng đáp ứng tối
đa nhu cầu của các doang nghiệp.
Ngân hàng với chính sách khách hàng đổi mới đã tìm thêm khách hàng mới,
mở rộng với các tổ chức tín dụng khác và duy trì được một đội ngũ khách hàng
truyền thống từ nhiều năm nay. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi trong công tác sử
dụng nguồn của Ngân hàng .
Ngoài ra chi nhánh còn luôn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ có hiệu quả và rất
kịp thời từ Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam cùng sự quan tâm, ủng hộ của
các cấp chính quyền thành phố; sự đoàn kết nhất trí từ ban lãnh đạo đến cán bộ

nhân viên, có đội ngũ cán bộ lâu năm nhiều kinh nghiệm công tác đặc biệt là công
tác tín dụng ĐTPT.S
3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT
TRIỂN.
Là đơn vị kinh doanh trực thuộc hội sở chính ngân hàng đầu tư & phát triển Hà
Nội chủ yếu hoạt động cho vay đối với các dự án trên địa bàn toàn quốc, là nơi thử
nghiệm các sản phẩm mứi của hệ thống, do đó ngân hàng đầu tư & phát triển Hà
Nội luôn được sự quan tâm và tạo mọi điều kiện của Ban lãnh đạo NGĐT & PTVN
cũng như các phòng ban chức năng.
Năm 2001- với vai trò là bản lề trong kế hoạch phát triển ba năm 2001- 2001,
mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội có những
có gắng đáng kể:
Xét tổng quan, trong năm 2001 với mặt bằng lãi suất biến động liên tục theo xu
hướng giảm dần, mức lãi suất đối với đồng Việt Nam giảm xấp xỉ so với lãi suất
đồng đô la Mỹ, nhưng bằng nội lực và khả năng của mình thì cơ cấu loại tiền huy
động so với năm 2000 có tăng nhưng không đáng kể và vẫn tương đương với mức
chung trên toàn địa bàn.
Vì nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội là rất lớn, do đó
nhiệm vụ của ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội là huy động được nhiều vốn với
khối lượng ổn định và chí phí thấp là một điều hết sức quan trọng. Năm 2001 vừa
qua với sự thành công qua hai lượt phát hành trái phiếu đã làm cho cơm cấu kỳ hạn
của nguồn vốn huy động thay đổi theo hướng tích cực, hơn nữa đã cải thiện đáng
kể chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có, qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ
dùng nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn và giảm khả năng rủi ro kỳ hạn
của ngân hàng.
Cơ cấu tín dụng đã được điều chỉnh theo xu hướng tích cực, phù hợp với sự đổi
mới cơ chế tín dụng, với tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và tín dụng thương mại trên
tổng dư nợ tăng đáng kể.
Năm 2001 ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội đx có những bước chuyển đổi
khá mới mẻ trong công tác dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội

đã đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng theo hướng khép kín phục vụ khách hàng.
Kết quả kinh doanh năm 2001
Tính đến cuối năm 2001, NHĐT&PTHN đã đạt được những kết quả như sau:
Trong kinh doanh, nguồn vốn luôn luôn gữi một vai trò quan trọng,phải tạo
được nguồn vốn đủ mạnh để hình thành nền tảng vốn vững chắc và cơ cấu hợp lý.
Do đó, NHĐT&PTHN luôn coi việc tăng trưởng nguồn vốn là nhiệm vụ hàng đầu,
Theo điều 6 của quy chế và hoạt động của NHĐT&PTHN được quản lý, sử dụng
vốn, tài sản và nguồn lực khác của NHĐT&PTHN & PTVN giao và các nguồn huy
động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của
NHĐT&PTHN & PTVN để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ được giao và uỷ
nhiệm. Do đặc thù đó, vốn hoạt động của NHĐT&PTHN gồm 2 nguồn chính:
• Nguồn vốn huy động
• Nguồn vốn do NHĐT&PTTW chuyển về.
Đối với nguồn vốn do NHĐT&PTTW điều chuyển về thì trên cơ sở tính toán cụ
thể và xác định cho NHĐT&PTHN một hạn mức tín dụng ngắn hạn để hỗ trợ
nguồn vốn nhằm cân đối tại NHĐT&PTHN. Trong phạm vi hạn mức,
NHĐTPTHN chủ động nhạn và chuyển trả tại NHĐT&PTTW (qua tài khoản gửi
tập trung tại TW hoặc liên hàng). Nếu trong trường hợp thiếu vốn đột xuất
NHĐT&PTHN có thể đề nghị vay vốn vượt hạn mức có thời hạn.
Bảng 2: Cơ cấu vốn hoạt động của NHĐT&PTHN (theo VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Đơn vị (tr.đ) % Đơn vị (tr.đ) % Đơn vị (tr.đ) %
Nguồn vốn
huy động
791.754 64 1.147.833 71 1.677.475 80
Vốn NHĐT
&PTTW điều
chuyển
440.656 36 460.293 29 427.007 20

Tổng cộng 1.232.410 100 1.608.126 100 2.104.482 100
(Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn kinh doanh NHĐT&PTHN )
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
1,600,000
1,800,000
Nguån vèn huy ®éng
Vèn NH§T &PTTW ®iÒu
chuyÓn
1999 2000 2001
Qua
bảng trên cho ta thấy nguồn vốn do NHĐT&PTTW điều chuyển năm 2001 (trong
tổng nguồn vốn hoạt động) giảm dần so với năm trước: 1999: 36%, 2000: 29% và
2001 chỉ có 20%, điều này chứng tỏ rằng NHĐTPTHN đã rất cố gắng trong công
tác huy động vốn, tự nỗ lực bằng chính bản thân để cân đối nguồn vốn huy động
của mình.
Nguồn vốn huy động gồm có: vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, vốn huy
động từ dân cư (tiền gửi khách hàng, tiết kiệm, kỳ phiếu...). Là đơn vị trực tiếp
kinh doanh nên hoạt động huy động vốn là điểm mạnh cũng là mục tiêu phấn đấu
của NHĐTPTHN. Công tác huy động vốn của đã đạt được thành công nhất định
giúp NHĐTPTHN luôn đủ vốn đáp ứng nhu cầu đa dạng về tín dụng. "Trường
vốn" đo là điều mà các ngân hàng đều mong muốn đạt được.
Năm 2001, nguồn vốn huy động đạt 1.677.475 triệu đồng chiếm 80% trong tổng
số nguồn vốn, năm 2000 chỉ đạt 1.147.833 triệu đồng chiếm 71% và năm 1999 là

791754 triệu đồng chiếm 64% trong tổng nguồn vốn . Thực tế năm 2001 nền kinh
tế nước ta vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, hầu hết
các chỉ số kinh tế vĩ mô đều giảm sút so với cùng kỳ năm 2000: tình trạng yếu kém
của các doanh nghiệp, lao động, công nghệ và năng lực quản lý, sản phẩm sản xuất
ra kém sức cạnh tranh, quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm... Ngoài ra, tình trạng
giảm phát kéo dài, vốn huy động tăng trong khi các doanh nghiệp vẫn hạn chế đầu
tư dù đã có 5 lần NHNN điều chỉnh giảm trần lãi suất, do đó trong năm đã gây khó
khăn cho hoạt động ngân hàng. Lãi suất biến động giảm liên tục dẫn đến tâm lí chờ
đợt lãi suất giảm hơn nữa và xu hướng các doanh nghiệp trả nợ trước hạn, đặc biệt
là các Tổng công ty đã ảnh hưởng mạnh đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh
của Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội .
Bảng 3 : Cơ cấu vốn huy động của NHĐT&PTHN
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %
1. Tiền gửi
NH
304.901 39 350.178 31 548.724 33
2. tiết kiệm 181.282 23 398.754 35 798.863 48
3. Kỳ phiếu 222.569 28 219.485 19 24.866 1
4.Trái phiếu 96.420 8 221.458 13
5. Vay tài
chính khác
830.002 10 83.000 7 840.069 5
Tổng cộng 791.754 100 1.147.837 100 1.677.980 100
( Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn kinh doanh - NHĐT&PTHN )

Tiền gửi khách hàng bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi cá nhân. Nguồn tiền
này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn huy động. Trong đó chủ yếu là
tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế. Tỷ tiền gửi của khách hàng khá ổn định
trong ba năm 1999, 2000 và 2001. Năm 1999: 39%; năm 2000: 31% và năm 2001:

33%. Giữ được kết quả này là do NHĐT&PTHN đã thực hiện mở rộng mạng lưới
hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng như cải tiến phương thức phục vụ
để ngày càng thu hút đông đảo lượng khách hàng.
Tiền gửi tiết kiệm có xu hướng tăng dần qua các năm: năm 1999 đạt 23%, năm
2000 đạt 35% và năm 2001 tăng đến 48%. Trong khi kỳ phiếu lại giảm tương đối,
từ 28% xuống 19% và năm 2001 chỉ còn 1%. Sự thay đổi này chính là do ảnh
hưởng của việc thay đổi trần lãi suất do ngân hàng nhà nước quyết định. Mặt khác,
hiện nay có loại hình tiết kiệm Bưu điện mới ra đời đang cạnh tranh với tiết kiệm
ngân hàng, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
NHĐT&PTHN đặc biệt là công tác huy động vốn.
Bên cạnh đó, công tác tín dụng cũng được NHĐT&PTHN tích cực triển khai,
chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, trực tiếp làm việc vơi các doanh nghiệp
nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để có thể kí hợp đồng tín dụng, công tác thu nợ tích
cực được triển khai và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, chất lượng tín dụng cũng như
công tác khách hàng đặc biệt được chú ý và thu được kết quả khả quan, việc thành
lập phòng quản lý khách hàng đã minh chứng rất rõ cho điều đó...
III. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN QUA PHÁT
HÀNH TRÁI PHIẾU TẠI SỞ GIAO DỊCH 1- NHĐT&PTVN
Như đã đề cập ở phần trên, huy động vốn là khâu mở đường, tạo mặt bằng vững
chắc và ngày càng tăng trưởng của mỗi một ngân hàng. Việc tổ chức huy động
vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn là một vấn đề khó, nhưng không phải từ phía
khách hàng mà là bài toán khó cho chính ngành ngân hàng. Nếu nền kinh tế được
coi là một "cơ thể sống" thì coi vốn cần thiết cho nền kinh tế như máu cần cho sự
sống trong cơ thể .Vậy muốn hoàn thành sự nghiệp CNH- HĐH đất nước do Đảng
ta đề xướng và lãnh đạo, các nghành các cấp đều phải tập trung mọi nguồn lực,
trong đó ngành ngân hàng nói chung và NHĐT&PTHN nói riêng cần cần xác định
lo đủ vốn cho nền kinh tế.
-
-
-

0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
TiÒn göi NH
2. tiÕt kiÖm
3. Kú phiÕu
4.Tr¸i phiÕu

1999

2000
2001

- Để phat huy nguồn lực từ kinh tế, NHĐT&PTVN đã dưa ra các giải
- pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Một trong những giải pháp để
huy động nguồn vốn trung và dài hạn là bằng cách phát hành trái phiếu ngân
hàng.
- Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ của NHĐT& PT đối với người đầu tư vốn,
người sở hữu trái phiếu được hưởng thu nhập (lãi ) trên số tiền mua trái phiếu
và được trả gốc khi đến hạn thanh toán.
Biểu đồ minh hoạ cơ cấuạt động của NHĐT & PTHN
Mục đích phát hành trái phiếu : nhằm huy động vốn trung và dài hạn trong nước
và từ các tầng lớp dân cư để cho vay đầu tư các dự án theo kế hoạch nhà nước, tiếp
tục thực hiện CNH - HĐH đất nước, góp phần ổn định chính sách tiền tệ. Mặt

khác, thông qua phát hành trái phiếu còn góp phần từng bước phát triển thị trường
vốn trong nước và tạo hàng hoá tham gia vào thị trường chứng khoán hoạt động
khi được phép của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
1. MỘT SỐ ĐIỂM QUY ĐỊNH TRONG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU NHĐT & PTHN
1.1 . Nội dung trái phiếu của NHĐT&PTHN
Tờ trái phiếu NHĐT&PTHN do NHĐT&PTTW ấn hành theo mẫu quy định
được NHNN duyệt (xem mẫu trái phiếu trang 33 ) và có đặc điểm cơ bản sau:
* Mệnh giá trái phiếu được in sẵn( cả USD và VND )
* Ghi đầy đủ các nội dung cơ bản trên tờ trái phiếu.
* Có các yếu tố bảo mật, chống giả
1.1.1. Mệnh giá trái phiếu:
Là số tiền ghi trên tờ trái phiếu của NHĐT&PTVN, có thể là 1 triệu, 5 triệu,
10 triệu ...đối với đồng Việt Nam hoặc 100, 500, 1000...đối với đồng đo la Mỹ.
Khi mua trái phiếu thì người mua được quyền mua với số lượng không hạn
chế. Tiền mua trái phiếu có thể nộp bằng tiền mặt trực tiếp hoặc có thể chuyển
khoản, khách hàng chỉ được nhận tờ trái phiếu NHĐT&PTVN nhận được báo có.
Trường hợp người mua co USD nhưng muốn mua bằng VND sẽ được ngân hàng
mua lại USD theo tỷ giá của NHĐT&PTVN tại thời điểm đó. Trái phiếu mua bằng
đồng tiền nào thì được thanh toán bằng đồng tiền đó.
Người mua trái phiếu bằng USD khi đến hạn thanh toán được thanh toán gốc
và lãi bằng USD.
Tuỳ vào từng giai đoạn thích hợp mà NHĐT&PTVN phát hành trái phiếu
dưới các hình thức khác nhau, ví dụ:
* Loại trái phiếu ghi tên ( ghi danh )
* Loại trái phiếu không ghi tên (vô danh )
* Loại trái phiếu ghi sổ

×