Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ VÀ SO SÁNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.02 KB, 11 trang )

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ VÀ SO SÁNH VÀ PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG
Trong hoàn cảnh đang chuẩn bị cổ phần hoá của công ty may Đức Giang, hoạt
động phân tích tài chính hết sức quan trọng, nó đánh giá tình trạng tài chính của
công ty, đánh giá giá trị của doanh nghiệp, do vậy ứng dụng phân tích tài chính vào
công ty may Đức Giang là cần thiết.
1-Giải pháp ứng dụng phân tích tài chính
1.1-Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán
Theo trình tự phân tích tài chính, bước đầu tiên là thu thập thông tin, xử lý
thông tin, cuối cùng là dự đoán và ra quyết định. Trong bước thứ nhất, doanh
nghiệp cần thu thập các thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng
hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này bao gồm thông tin kế
toán và các thông tin quản trị khác, trong đó thông tin kế toán thực sự quan trọng,
các thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác giúp hoạt động phân tích tài chính
có thể thực hiện, và được thực hiện chuẩn xác, hiệu quả hơn, bởi vì mọi hoạt động
phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đều dựa trên các số liệu kế toán
được lập hành quý, hàng năm Qua việc thực trạng hoạt động kế toán, ta thấy để
ứng dụng phân tích tài chính có hiệu quả trước hết phải hoàn thiện công tác công
tác kế toán, kiểm toán.
Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán nhằm cung cấp những nguồn thông tin
cần thiết, đầy đủ, chính xác, cho hoạt động phân tích. Vì kế toán là việc quan sát,
ghi chép, phân loại, tổng hợp, các hoạt động của doanh nghiệp và trình bày kết quả
nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế, chính trị,
xã hội, và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán có 18 người trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều, một số cán bộ đảm trách khối lượng
công việc quá nhiều nên không xử lý kịp thời các nghiệp vụ phát sinh dẫn đến
những sai sót.
Công tác hạch toán kế toán có vai trò tích cực đối với việc quản lý vốn tài sản
và phân tích các hoạt động tài chính trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, việc đổi mới và tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán để thích nghi
với yêu cầu và nội dung của quá trình đổi mới trong cơ chế quản lý là hết sức cần


thiết.
Một thực trạng hết sức phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là khâu hạch
toán tại các doanh nghiệp thường làm theo hướng dẫn từ trên xuống nhằm đối phó
với cơ quan thuế. Sự vênh nhau giữa cách tính thông thường trên sổ sách với thực
tế khiến nhà quản lý rất lúng túng khi chỉ đạo kinh doanh. Do vậy, đơn vị cần phải
thực hiện báo cáo kế toán đúng thực tế nhằm có những giải pháp phù hợp với tình
hình. Mặt khác công tác hạch toán kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung
đều rất cần những thông tin cập nhật hàng ngày, nhanh, chính xác, toàn diện. Để
đáp ứng được nhu cầu này Tổng công ty nên từng bước tin học hoá mọi khâu trong
quá trình quản lý kinh doanh, trước hết nên ứng dụng tin học trong công tác kế
toán để giảm nhẹ việc ghi chép, tính toán thủ công, tăng độ chính xác để theo kịp
những biến đổi hàng ngày nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả phân
tích tài chính.
Song song với những công việc đó, việc thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ
thường xuyên và nghiêm túc là hết sức cần thiết. Công tác này sẽ giúp phát hiện
những sai phạm hoặc lầm lẫn trong công tác kế toán ngay từ những bước đầu, nhờ
đó sẽ hạn chế ở mức cao nhất những sai lệch số liệu trong các khâu tiếp theo và
đặc biệt là khâu lập báo cáo kế toán. Việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ càng chặt chẽ
thì công tác kinh doanh nói chung cũng như việc phân tích tài chính càng chính
xác. Để hỗ trợ cho công tác này cần tổ chức tốt công tác kế toán, chuyển đổi theo
chế độ kế toán mới nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh
doanh
1.2-Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính
Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng trong công tác phân tích tài chính,
muốn ứng dụng phân tích tài chính vào doanh nghiệp thì nhân tố con người đóng
vai trò quan trọng bởi vì không thể thực hiện phân tích tài chính bởi một nhân viên
không có nghệp vụ phân tích tài chính. Chất lượng phân tích tài chính phụ thuộc
rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn. Nếu tất cả các yếu
tố có tác động đến phân tích tài chính đều thuận lợi nhưng công tác phân tích được
giao cho người yếu về chuyên môn nghiệp vụ phân tích, thiếu đầu óc quan sát,

thiếu việc đánh giá sự vật trong mối quan hệ tài chính thì chắc chắn kết quả phân
tích sẽ không đáng tin cậy, phiến diện và các quyết định đưa ra không sử dụng
được, nếu sử dụng sẽ mang lại những thiệt hại cho doanh nghiệp. Thông thường
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, không có công tác phân tích tài chính, hoặc
nếu có thì giao cho phòng tài chính kế toán thực hiện mà chuyên môn chính của
họ là kế toán chứ không phải tài chính. Công ty may Đức Giang cũng không ngoại
lệ. Việc phân tích tài chính của công ty mới chỉ được thực hiện dưới hình thức
thuyết minh báo cáo tài chính, chưa tạo đủ cơ sở để đánh giá toàn diện tình hình tài
chính của đơn vị; các nhân viên chưa có chuyên môn về phân tích tài chính. Hơn
nữa, với những thay đổi của hệ thống kế toán, pháp luật Việt Nam có thể nói là
thường xuyên. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần có sự đầu tư thích đáng, có
kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán để nâng cao chất lượng kết
quả phân tích tài chính.
Để phân tích tài chính, người phân tích phải là những cán bộ có chuyên môn,
trình độ cao về tài chính, được đào tạo chính quy, am hiểu sâu rộng về đặc điểm
kinh doanh của công ty, nắm vững quy chế, chính sách quản lý tài chính, chính
sách thuế của nhà nước cũng như tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, những
định hướng kinh doanh trong thời gian tới. Do đó, doanh nghiệp nên chú trọng tổ
chức đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính thông qua việc tổ chức cho
nhân viên tham gia học tập tại các trường đại học, hay tổ chức các khoá học ngắn
để nâng cao trình độ, công ty nên tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ cho các
cán bộ kế toán bằng cách mời các chuyên gia có kinh nghiệm đến dạy hoặc cử
nhân viên tham dự các lớp học về kế toán do Bộ tài chính mở. Thêm vào đó, công
ty may Đức Giang hoạt động chính trong lĩmh vực kinh doanh xuất nhập khẩu
hàng dệt may nên trong xu thế hội nhập hiện nay đội ngũ kế toán của công ty rất
cần thiết phải biết các chế độ kế toán quốc tế, vì vậy công ty nên cử nhân viên
tham dự các lớp học về kế toán Quốc tế do các tổ chức tài chính Quốc tế mở ở Việt
Nam và nếu có điều kiện nên cử nhân viên ra nước ngoài khảo sát thực tế công tác
phân tích tài chính.
Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường

cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao chất lượng quản lý. Chính vì vậy, tầm quan trọng của phân tích tài
chính ngày càng được khẳng định và đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán
bộ phân tích tài chính giỏi về chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về đặc điểm hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, về môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các
chính sách tài chính của Nhà nước, chính sách thuế, những xu thế biến động của
nền kinh tế trong và ngoài nước...
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay đối với công ty là không có cán bộ
chuyên trách về phân tích tài chính, công việc này do các nhân viên phòng tài
chính - Kế toán thực hiện. Vì vậy, về lâu dài, công ty bên cạnh việc cử nhân viên
đi bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cũng cần phải tuyển thêm người chuyên trách
việc phân tích tài chính của công ty hoặc cắt cử người có năng lực trong số nhân
viên của công ty để đào tạo thực hiện công tác phân tích tài chính của công ty.
Công ty cũng cần tổ chức hướng dẫn, cập nhật cho các cán bộ quản lý nói
chung và cán bộ phân tích nói riêng về việc áp dụng các văn bản pháp luật có liên
quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty mới được ban hành. Bên cạnh
đó, công ty nên tổ chức thi tuyển nhằm chọn ra những cán bộ trẻ có nghiệp vụ về
tài chính doanh nghiệp, năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả công
việc.
1.3-Sử dụng đầy đủ thông tin
Để công tác phân tích tài chình đạt được kết quả chính xác, đánh giá đúng
thực trạng bức tranh tài chính của doanh nghiệp, yêu cầu nhà phân tích phải kết
hợp đồng bộ nhiều nguồn thông tin
Với nguồn thông tin bên ngoài
Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: Đây là chỉ tiêu tham chiếu quan trọng của
Tổng công ty. Nhìn chung, đến nay hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đã có nhưng
chưa đầy đủ và thường không chính xác, cập nhật. Hiện nay, theo quy định của
Nhà nước, mỗi năm các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính của mình cho cơ
quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và Bộ kế hoạch và đầu tư nếu là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp,

theo quy định của Nhà nước phải công khai một số tỷ lệ tài chính. Vì vậy, các cơ
quan nói trên hoàn toàn có thể cung cấp các chỉ tiêu trung bình ngành cho công ty
khi công ty yêu cầu. Tuy nhiên, một thực trạng hết sức phổ biến ở các doanh
nghiệp hiện nay là khâu hạch toán thường làm để đối phó với các cơ quan thuế vụ
và cấp trên. Không hiếm trường hợp một doanh nghiệp có ba loại sổ sách hạch
toán riêng: một cho mình, một cho cấp trên, một cho cơ quan thuế vụ. Chính vì
vậy, các chỉ tiêu trung bình ngành thường sai lệch so với thực tế. Mặt khác, hoạt

×