Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

5 mức sáng tạo – công cụ quản trị chiến lược Phần I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.98 KB, 2 trang )

5 mức sáng tạo – công cụ quản trị chiến lược

1. Phần I: Phân mức chiến lược
2. Phần II: Vận dụng vào thực tế
3. Phần III: Cách tiếp cận khác

Năm mức sáng tạo
Năm mức sáng tạo là công cụ cơ bản của TRIZ (lý thuyết giải các bài toán sáng
chế viết tắt theo tên tiếng Nga) nhằm phân loại sáng chế vào từng mức khác
nhau. Không chỉ có vậy, công cụ này còn được vận dụng để phân loại các giải
pháp sáng tạo hay là các chiến lược giải quyết vấn đề trong kinh doanh (nói
ngắn gọn là chiến lược) theo một số tiêu chí như: tính mới của giải pháp, kiến
thức sử dụng, và mức độ thay đổicủa doanh nghiệp.

Chiến lược mức 1 sử dụng các ý tưởng có sẵn, kiến thức được áp dụng trong
nghề doanh nghiệp đang vận hành. Mức độ thay đổi của doanh nghiệp tương
đối ít khi áp dụng giải pháp này. Chiến lược ở mức này tương ứng với giải pháp
cắt giảm chi phí hoặc tổ chức lại công việc.

Chiến lược mức 2 sử dụng ý tưởng tối ưu trong số các ý tưởng có sẵn, kiến
thức sử dụng để giải quyết vấn đề có trong nghành và mức độ thay đổi thường
liên quan đến một bộ phận hoặc chức năng trong doanh nghiệp. Chiến lược này
giúp tối ưu hoá quy trình hoạt động, làm cho doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Chiến lược mức 3 là chiến lược đưa ra sản phẩm-dịch vụ mới, về góc độ tính
mới, giải pháp này thường là cải tiến trên các giải pháp tối ưu ở mức 2. Ví dụ,
doanh nghiệp đưa ra sản phẩm mới phù hợp hơn với thị trường, thuận tiện cho
sử dụng hoặc có thêm một số tính năng mới trên nền sản phẩm có trước. Khi
đó, khác với chiến lược mức 2 là chỉ có một bộ phận thay đổi thì ở mức độ chiến
lược này toàn bộ doanh nghiệp thay đổi.


Chiến lược mức 4, doanh nghiệp phát triển sang lĩnh vực hoàn toàn mới. Khi
đó kiến thức để tiếp cận giải quyết bài toán ở mức độ này là mới với toàn bộ
doanh nghiệp, tức là họ chưa từng thực hiện công việc hay kinh doanh trong lĩnh
vực này. Dẫn đến có sự thay đổi lớn trong toàn bộ doanh nghiệp và cả các đối
tượng liên quan, ví dụ như cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp.

Chiến lược mức 5, doanh nghiệp thay đổi về mặt nguyên lý hoạt động, tương
đương với việc thay đổi tầm nhìn, sứ mệnh và mô hình kinh doanh. Phương
thức kinh doanh trước đây được thay bằng mô hình mới ưu việt hơn. Ví dụ như
việc đấu giá trước đây được thực hiện khi mà người mua cần có mặt ở địa điểm
đầu giá, Ebay đã thay đổi hoàn toàn cách thức đấu giá truyền thống bằng
phương thức đấu giá trực tuyến sử dụng công nghệ giao dịch trên web.

Như vậy, quản trị chiến lược, trong bài viết này, được hiểu là quá trình giải quyết
vấn đề hay đạt mục đích dài hạn của doanh nghiệp. Các chiến lược hay còn gọi
là giải pháp để đạt đến các mục đích, khác nhau về tính mới của giải pháp, tri
thức cần sử dụng và khác nhau về mức độ thay đổi sẽ nảy sinh trong quá trình
triển khai. Việc phân mức chiến lược giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu
quả, ưu điểm và hạn chế của chiến lược ở từng mức cụ thể.

Nghịch lý của mức chiến lược

Mức chiến lược thấp 1 và 2 thường dễ thực hiện vì
kiến thức sử dụng gần gũi, mức độ thay đổi ít dẫn
đến lực cản không nhiều, thông thường đem lại hiệu
quả nhìn thấy ngay. Nhưng chiến lược mức thấp
không đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,
nó chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại hoặc hoạt động hiệu
quả hơn. Không có sự phát triển đột phá khi áp dụng
chiến lược mức độ này.


Ngược lại, chiến lược mức cao 3, 4 và 5 khó thực
hiện hơn vì mức độ thay đổi thường lớn, liên quan
đến nhiều bộ phận do đó độ phức tạp, sức cản chống
lại thay đổi lớn. Ngoài ra, do phải đưa sản phẩm mới,
thâm nhập thị trường mới hoặc vận dụng một mô hình kinh doanh mới sẽ có rủi
ro nhiều hơn so với việc cải tiến quy trình hay cắt giảm chi phí. Tuy nhiên ưu
điểm của các chiến lược mức cao là sẽ có ưu thế cạnh tranh bao gồm thời gian
tham gia thị trường, thông tin và tri thức tính luỹ được qua quá trình nghiên cứu
và thâm nhập thị trường. Thành công khi thực hiện chiến lược này sẽ đem lại lợi
thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ về nhiều mặt như công nghệ, vốn, thương
hiệu, trình độ nhân lực.

1. Sài Gòn Tiếp Thị, ‘Chuyện đại sự của những thương hiệu dẫn đầu’, Thứ
sáu, ngày 6-7-2007.
2.
3. Phan Dũng, ‘Phương pháp luận sáng tạo-giáo trình tóm tắt’,
4.
5. www.Triz-journal.com
6. Trung.NP, Tổng quan về lý thuyết giải bài toán sáng chế (triz) và một số
kết quả. www.trizviet.com.vn

Nguyễn Phú Trung - Công ty TRIZVIET

×