Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁNỞ CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.94 KB, 16 trang )

ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁNỞ CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI
1.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Khoá Minh Khai
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Khoá Minh Khai
Công ty Khoá Minh Khai là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh
tế độc lập có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty Cơ
khí xây dựng - Bộ xây dựng.
Khái quát một số nét chung nhất về Công ty:
- Trụ sở giao dịch của Công ty :125D-Minh Khai-Quận Hai Bà Trưng - Hà
Nội.
- MST : 0100106507 ĐT : 04 8632125 Fax : 046240714
- Hình thức sở hữu vốn : vốn Nhà nước
- Hình thức hoạt động : theo nghành kinh tế sản xuất
- Nghành nghề kinh doanh :
 Sản xuất thiết bị máy móc cho nghành xây dựng, vật liệu xây dựng và
công trình đô thị.
 Sản xuất phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại, hàng tiểu ngũ kim.
 Sản xuất các loại khoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
Có được những thành quả lao động và hoạt động vững chắc như hiện nay,
công ty đã phải trải qua một chặng đường đầy khó khăn và thử thách.
Nhà máy Khoá Minh Khai được thành lập chính thức theo Quyết định số
562/BKT Ngày 5/5/1972 của Bộ trưởng Bộ kiến Trúc ( nay là Bộ xây dựng )và
với sự giúp đỡ của Ba Lan về nhà xưởng, máy móc, thiết bị, qui trình công nghệ.
Cuối năm 1972, do máy bay mỹ bắn phá miền Bắc nên nhà máy phải tạm
ngừng hoạt động. Sau một thời gian tu sửa, ngày 1/4/1973 nhà máy mới chính
thức đi vào hoạt động với nhưỡng sản phẩm chính như ke, khoá, bản lề, chốt …
Ban đầu, do sản xuất theo thiết kế của Ba Lan nên không phù hợp với thị
hiếu tiêu dùng của người Việt Nam. Vì vậy, bắt đầu từ năm 1975, nhà máy đã
tiến hành vừa sản xuất, vừa nghiên cứu, cải tiến, thay đổi mẫu mã, chủng lọai sản
Báo cáo thực tập
phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước. Điều này đã giúp nhà máy
đạt được thành công ban đầu và tạo đà phát triển.


Năm 1989, thực hiện quyết định số 217/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng
(nay là Chính phủ ) về các chính sách đổi mới hạch toán kinh doanh XHCN với
các xí nghiệp quốc doanh, nhà máy đã tổ chức lại cơ cấu tổ chức sản xuất, bộ
máy quản lý gọn nhẹ mang lại hiệu quả cao.
Ngày 5/5/1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 163/BXD-
TCLD thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi Nhà máy Khoá Minh
Khai trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Cơ khí xây dựng - Bộ xây dựng.
Để phù hợp với sự thay đổi cơ chế quản lý trong nội bộ các nghành, ngày
20/11/1995 Bộ xây dựng ra quyết định số 993/BXD_TCLĐ và căn cứ vào nghị
định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ xây dựng, quyết định đổi tên các đơn vị thuộc Tổng
công ty Cơ khí xây dựng (trước đây là Liên hiệp các Xí nghiệp cơ khí ) trong đó
Nhà máy Khoá Minh Khai đổi tên thành Công ty Khoá Minh Khai.
Trong suốt những năm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty liên tục
phát triển cả về qui mô sản xuát lẫn dây chuyền công nghệ. Về mặt kinh tế, công
ty đã thực hiện hạch toán độc lập, tự cân đối tài chính, coi trọng hiệu quả kinh tế
đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Mặt khác,
trong quá trình sản xuất, công ty không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất
lượng sản phẩm và nắm bắt kịp thời thị hiếu người tiêu dùng để tung ra thị
trường những sản phẩm phù hợp hiện nay sản phẩm của công ty đủ sức cạnh
tranh và tiêu thụ tốt trên thị trường.
Năm1994, Công ty đã có 4 sản phẩm đạt huy chương vàng tại Hội chợ
Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, đó là khoá MK10, khoá treo MK 10N,
bản lề 100 và Crêmôn 23A.
2
Lương Thị Thuý - Kiểm toán 40 A 32
Báo cáo thực tập
Sau đây là một số chỉ tiêu tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh trong 4 năm từ 1997 đến 2000.
(Đơn vị:1000 đồng)

Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000
1.Tổng nguyên giá TSCĐ 7.443.846 8.294.417 9.083.025 9.187.830
2. Vốn kinh doanh 11.334.660 11.829.393 11.523.338 11.306.667
3.Doanh thu tiêu thụ 14.313.095 15.574.343 14.044.882 16.038.752
4.Lợi nhuận tiêu thụ 199.447 182.115 70.323 92.884
5.Nộp ngân sách 534.485 520.850 562.040 724.844
6.Thu nhập bình quân
(đ/người)
622 622 620 634
Nguồn :Báo cáo tài chính của công ty các năm 1997, 1998, 1999, 2000.
Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty là tương đối ổn định song tốc
độ phát triển còn chậm, chưa đạt được mục tiêu nâng cao đời sống người lao
động mà công ty đã đặt ra.
1.1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty Khoá Minh Khai:
Công ty Khoá Minh Khai nằm trên một diện tích khá rộng nên việc bố trí
sắp xếp các khu vực hợp lý và khoa học là tương đối thuận lợi cho việc luân
chuyển vật tư, thành phẩm hay nửa thành phẩm, chi tiết sản phẩm giữa các tổ đội
sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất nhanh gọn từ khâu đưa vật liệu vào sản
xuất đến khâu cuối cùng là tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
3
Lương Thị Thuý - Kiểm toán 40 A 32
Báo cáo thực tập
Ta có thể khái quát việc tổ chức sản xuất qua sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật


PX cơ khí PX cơ điện PX lắp ráp PX bóng mạ
Tổ
lắp

Tổ
rèn
Tổ
dán
Tổ
sửa
Tổ
nguội
.. Tổ
lắp
1
Tổ
lắp
2
... Tổ
bóng
Tổ
mạ
...
Chú thích: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ sản xuất
Bốn phân xưởng trong dây chuyền sản xuất có những chức năng, nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Phân xưởng cơ khí: là phân xưởng đầu tiên trong quá trình sản xuất
với nhiệm vụ là tạo phôi ban đàu cho các phân xưởng khác như đập định hình ra
các khuôn mẫu (phôi, ke, khoá...) hay đúc tay nắm nhôm, đồng thoi để tiện lõi
khoá. Nếu sản phẩm đơn giản thì phân xưởng có thể làm hoàn chỉnh như bản lề,
chốt cửa... Ngoài ra đối với các đơn đặt hàng như giàn giáo, cửa xếp hoa phân
xưởng cơ khí cũng nhận làm.
- Phân xuởng cơ điện: có trách nhiệm sửa chữa thường xuyên, trung và

đại tu máy móc thiết bị trong Công ty kể cả phần cơ và phần điện. Phân xưởng
này đảm bảo cho các phân xưởng khác làm việc liên tục, không bị gián đoạn vì
4
Lương Thị Thuý - Kiểm toán 40 A 32
Báo cáo thực tập
máy móc thiết bị hay đường điện bị sự cố. Ngoài ra phân xưởng còn chế tạo
khuôn mẫu như đúc ke, bản lề, khoá...
- Phân xưởng lắp ráp: có nhiệm vụ lắp hoàn chỉnh toàn bộ các loại sản
phẩm trừ những chi tiết rời đã hoàn thành để tạo nên sản phẩm.
- Phân xưởng bóng mạ: có nhiệm vụ mạ các sản phẩm ke, chốt, bản lề,
quai khoá các loại, crêmôn ... Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình công
nghệ chế tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh nên nó quyết định rất nhiều đến chất lượng
sản phẩm. Ngoài ra phân xưởng cũng nhận gia công theo đơn đặt hàng.
Các phân xưởng được bố trí liên hoàn, hợp lý đảm bảo nhanh gọn từ
khâu đưa vật liệu vào sản xuất đến khâu cuối cùng tạo ra sản phẩm. Nhìn chung
bộ máy quản lý của Công ty là tương đối gọn nhẹ, thể hiện một bước hoàn thiện
về cơ cấu quản lý, tạo điều kiện cho lãnh đạo Công ty nắm bắt kịp thời toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chỉ đạo thông suốt từ cấp cao nhất
đến từng công nhân trực tiếp sản xuất.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Loại hình sản xuất Công ty là kiểu chế biến liên tục, quy mô sản xuất
thuộc loại vùa. Mặc dù sản phẩm của Công ty gồm nhiều loại có kết cấu phức
tạp, có những đặc tính khác nhau về kích cỡ, yêu cầu kỹ thuật nhưng nhìn chung
các sản phẩm có thể tạo ra trên cùng một quy trình sản xuất theo cùng một
phương pháp công nghệ, cụ thể quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của Công
ty gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chế tạo phôi, giai đoạn gia công, giai đoạn lắp ráp
hoàn chỉnh.
- Giai đoạn chế tạo phôi là giai đoạn tạo ra các chi tiết , các bộ phận
sản phảm dưới dạng thô ( phôi) như phôi thân, phôi tay nắm, phôi cụm crêmôn...
Sau đó phôi được chủ yếu chuyển sang giai đoạn gia công cơ khí để chế biến

thành chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm hoàn thành có thể bán ra ngoài dưới dạng
bán thành phẩm.
5
Lương Thị Thuý - Kiểm toán 40 A 32
Báo cáo thực tập
- Giai đoạn gia công là giai đoạn chủ yếu tạo ra các chi tiết, các bộ
phận có tính năng tác dụng nhất định để lắp ráp thành sản phẩm.
- Giai đoạn lắp ráp sẽ lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm ở giai đoạn cuối
cùng, đóng gói và nhập kho.
6
Lương Thị Thuý - Kiểm toán 40 A 32

×