Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.48 KB, 5 trang )
Phân biệt các cơn đau bụng của bé
Đau bụng ở bé sơ sinh có nhiều cấp độ và do nhiều nguyên nhân gây
ra. Nếu cơn đau kéo dài kèm theo các dấu hiệu sốt, nôn trớ, da xanh tái… cha
mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
Lưu ý: Các dấu hiệu để tham khảo. Nên đưa bé đến bác sĩ ngay nếu tình
trạng mỗi lúc một xấu đi. Tuyệt đối không tự kết luận và điều trị cho bé mà không
qua kết luận của bác sĩ.
Đau bụng sinh lý
Dấu hiệu: Bé khoảng 3 tháng tuổi hay khóc thét về đêm, gập chân vào
người (nhưng không có biểu hiện gì khác). Cơn khóc kéo dài trong vài phút hoặc
có thể vài giờ, mặt tái đi, khua tay khua chân biểu hiện bé bị đau. Đây có thể bị hội
chứng đau bụng sinh lý, thường gặp ở lứa tuổi này.
Nếu bậc cha mẹ lo ngại rằng mình có sai sót gì trong quá trình chăm sóc bé
nên kiểm tra lại để tìm ra cách khắc phục.
Việc xác định nguyên nhân gây nên những cơn đau bụng cho bé bao giờ
cũng khó khăn
Nguyên nhân: Có thể do bé nuốt nhiều hơi khi bú, bú nhiều quá, do đói, do
bị cuốn tã quá chặt… Nếu tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục, bé sẽ hết
đau bụng và ngoan hơn vào một hai ngày tới.
Trái lại, nếu thấy da và niêm mạc bé tái nhợt, nôn nhiều, nôn ra nước hoặc
máu, đau bụng kèm theo sốt, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Không cho
ăn, uống hay dùng bất kỳ một loại thuốc gì cho đến khi được khám.
Đau bụng do không đi ngoài được
Dấu hiệu: Bé xuất hiện những cơn đau bụng kèm khóc ngất. Cơn đau bụng
ớ bé thường xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
- Mặt bé đỏ hoặc có thể tái đi. Trong cơn đau, bụng bé có biểu hiện chướng
lên, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Bé không đi ngoài trong mấy ngày qua.
Nguyên nhân: Có thể do rối loạn tiêu hóa.