Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.51 KB, 14 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm
toán
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG
VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở CÔNG
TY HOÁ CHẤT MỎ
I - ĐÁNH GIÁ VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI XÍ
NGHIỆP HOÁ CHẤT MỎ QUẢNG NINH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI
BỘ
1. Đánh giá về kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại Xí
nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh
1.1- Phương pháp, thủ tục và kỹ thuật kiểm toán
Trong cuộc kiểm toán tại Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh Kiểm toán
viên áp dụng các phương pháp, thủ tục, kỹ thuật kiểm toán phù hợp. Xí nghiệp Hoá
chất Mỏ Quảng Ninh là một đơn vị sản xuất nên khi kiểm toán chu trình mua hàng
và thanh toán, Kiểm toán viên chủ yếu áp dụng thủ tục phân tích và thủ tục khảo sát
đối với các nghiệp vụ mua hàng ( mua nguyên vật liệu) và nghiệp vụ thanh toán.
Mặc dù các phương pháp, thủ tục và kỹ thuật kiểm toán được áp dụng là phù
hợp nhưng chưa phát huy được hiệu quả. Tuy các Kiểm toán viên tiến hành những
đánh giá theo kinh nghiệm làm thanh tra tài chính hoặc kế toán lâu năm nhưng
chưa đủ đảm bảo tính khách quan của số liệu kiểm toán cũng như rủi ro kiểm toán
được đảm bảo.
Thực tế, công nghệ kiểm toán tiên tiến chưa được sử dụng trong hoạt động
Kiểm toán nội bộ còn non trẻ ở Việt Nam mà hầu hết các cuộc Kiểm toán nội bộ
mới chỉ dừng lại ở mức kiểm tra kế toán hoặc cao hơn là kiểm toán theo kinh
nghiệm.
1.2- Trình tự kiểm toán
1
Lê Thị Thuý Hồng Trang
1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm


toán
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.2.1- Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Trong bước lên kế hoạch chiến lược, Kiểm toán viên chưa đưa ra được đánh
giá ban đầu về trọng yếu và rủi ro.
Thực tế, các Phòng Kiểm toán nội bộ, các Công ty kiểm toán độc lập thường
sử dụng thuật ngữ này trên giấy tờ. Việc xác định trọng yếu và rủi ro đòi hỏi Kiểm
toán viên phải có am hiểu sâu sắc lĩnh vực kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
và kinh nghiệm trong công tác kiểm toán. Đánh giá trọng yếu và rủi ro sẽ giúp cho
công việc kiểm toán tập trung những điểm chú ý và giúp cho kết luận kiểm toán
được đảm bảo.
1.2.2- Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Phòng Kiểm toán nội bộ đi từ những phân tích tổng quát ban đầu, từ đó kiểm
toán chi tiết từng khoản mục và thận trọng với những khoản mục không ước tính
kinh nghiệm, quan sát và phỏng vấn những người có liên quan.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán
Phòng Kiểm toán nội bộ đã thực hiện qua 3 bước:
- Trắc nghiệm công việc
- Trắc nghiệm phân tích
- Trắc nghiệm trực tiếp số dư
Việc thực hiện đầy đủ 3 bước cơ bản này đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro kiểm
toán do đi chệch hướng kiểm toán hay do vội vàng đưa ra kết luận mà thiếu đi các
thủ tục kiểm tra chi tiết cần thiết. Chu trình mua hàng và thanh toán là một bộ phận
quan trọng cấu thành nên báo cáo tài chính do đó kết quả kiểm toán của chu trình
này có ảnh hưởng rất lớn đến toàn cuộc kiểm toán. Thực chất việc áp dụng các
bước này là nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và thích hợp,
làm cơ sở cho các ý kiến nhận xét của Kiểm toán viên về báo cáo tài chính của Xí
nghiệp. Mức độ thoả mãn toàn bộ trong kiểm toán là mức độ tin tưởng mọi khía
cạnh cần có, để đưa ra các kết luận về các mục kiểm toán và lập báo cáo kiểm
toán. Cụ thể Kiểm toán viên sắp xếp thực hiện các thủ tục kiểm toán một cách

2
Lê Thị Thuý Hồng Trang
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm
toán
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
khoa học, tối thiểu hoá sự kiểm tra chồng chéo. Bên cạnh đó, Kiểm toán viên
thường sử dụng triệt để kết quả các bước kiểm tra trước trong việc thiết kế các thủ
tục kiểm tra tiếp theo.
Khi thực hiện kiểm toán, Phòng Kiểm toán nội bộ luôn có sự phối hợp chặt
chẽ kiểm toán các chu trình, các khoản mục. Cụ thể đối với kiểm toán chu trình
mua hàng và thanh toán, Kiểm toán viên luôn có sự liên hệ với kiểm toán khoản
mục hàng tồn kho, vốn bằng tiền... Khi phát hiện ra những sai sót và gian lận Kiểm
toán viên luôn luôn thận trọng xem xét bằng chứng, trao đổi với đơn vị được kiểm
toán để tìm ra những nguyên nhân của sai sót đó. Công việc này không những
giúp Kiểm toán viên tích luỹ kinh nghiệm và các thủ thuật trong phát hiện, đánh
giá sai sót kiểm toán mà còn giúp cho Xí nghiệp thấy được những vấn đề mà Xí
nghiệp cần khắc phục, sửa đổi bằng sự hiểu biết và nhận thức của mình cùng với
thái độ xây dựng, Kiểm toán viên luôn sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cần thiết
giúp cho hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình này hoạt động một cách hữu
hiệu nhất.
Ngoài ra, trong kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán, Kiểm toán viên
luôn cẩn thận kiểm tra chứng từ gốc một cách kỹ càng với số lượng mẫu tương đối
lớn thậm chí là toàn bộ chứng từ đối với những khách hàng có số lượng các nghiệp
vụ phát sinh ít. Mọi chứng từ có dấu hiệu nghi vấn, đều được Kiểm toán viên thẩm
tra trực tiếp khách hàng. Song việc kiểm tra chứng từ quá cẩn thận như vậy sẽ làm
chi phí cuộc kiểm toán tăng lên (thời gian tăng lên) và nhiều khi không cần thiết.
Do vậy Phòng Kiểm toán nội bộ nên xác định số lượng mẫu kiểm tra theo phương
pháp chọn mẫu cụ thể.
Trong giai đoạn này Kiểm toán viên thực hiện công tác kiểm toán trên những

giấy tờ làm việc cá nhân chưa có giấy tờ làm việc quy định thống nhất. Để công
tác kiểm toán luôn hiệu quả Phòng Kiểm toán nội bộ cần thiết lập cho mình một hồ
sơ làm việc cụ thể.
1.2.1- Giai đoạn kết thúc kiểm toán
3
Lê Thị Thuý Hồng Trang
3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm
toán
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kiểm toán viên đã thận trọng sử dụng thủ tục phân tích để kiểm tra lần cuối
số liệu trên báo cáo. Công việc này giúp cho Kiểm toán viên đảm bảo được kết quả
kiểm toán của mình và đưa ra những giải thích hợp lý cho những sự bất thường do
đặc thù kinh doanh của đơn vị kiểm toán.
Việc trao đổi với ban lãnh đạo Xí nghiệp trước khi lập báo cáo kiểm toán
chính thức sẽ tránh được mâu thuẫn và phản bác của ban lãnh đạo Xí nghiệp khi
biên bản kiểm toán được công bố.
Mẫu biên bản kiểm toán có ba nội dung rõ ràng. Tuy nhiên trong biên bản
kiểm toán, Kiểm toán viên chưa nêu rõ ý kiến đồng ý hay đồng ý toàn phần. Kiểm
toán viên cần đưa ra ý kiến nhận xét này trong báo cáo tổng quát trước khi có báo
cáo chi tiết về từng nội dung, bước công việc kiểm toán.
1.2.2- Theo dõi sau kiểm toán
Kiểm toán nội bộ yêu cầu phúc đáp và nhận báo cáo sửa đổi của Ban lãnh
đạo Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh. Do những sai phạm trong chu trình mua
hàng và thanh toán không mang tính hệ thống nên Phòng Kiểm toán nội bộ chỉ xem
xét những sửa chữa của Ban lãnh đạo Xí ngiệp về báo cáo tài chính đã được chỉnh
sửa theo yêu cầu của Phòng kiểm toán nội bộ hay chưa.
2. Đánh giá về công tác kiểm toán của Phòng Kiểm toán nội bộ
2.1- Nội dung kiểm toán của Phòng Kiểm toán nội bộ
Hiện tại Phòng Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, báo

cáo kế toán quản trị, kiểm toán tuân thủ. Những nội dung này phải là hoạt động cơ
bản của Kiểm toán nội bộ theo thông lệ chung nhưng với quy định của chế độ quản
lý tài chính của Nhà nước, đặc điểm phân tán về vị trí địa lý của Công ty nên việc
kiểm toán báo cáo tài chính trở thành nội dung cơ bản của Phòng Kiểm toán nội bộ.
4
Lê Thị Thuý Hồng Trang
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm
toán
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.2- Nhân sự của Phòng Kiểm toán nội bộ
Các Kiểm toán viên của Phòng Kiểm toán nội bộ đều có trình độ đại học,
chuyên ngành tài chính kế toán và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này nếu
việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính không gặp nhiều vướng mắc. Tuy nhiên
với thời gian học tập về kiểm toán rất ngắn nên việc thực hiện kiểm toán đôi khi
gắn liền với công tác thanh tra, kiểm tra về tài chính kế toán. Vì chủ thể kiểm toán
sẽ quyết định đến kết quả của cuộc kiểm toán nên Công ty cần có chính sách đào
tạo đối với các Kiểm toán viên. Trưởng Phòng Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm đề
cử việc đi học, nâng cao trình độ chuyên môn.
2.3- Hồ sơ làm việc của Kiểm toán nội bộ
Phòng Kiểm toán nội bộ mới được thành lập nên chưa xây dựng được cho
mình một quy trình kiểm toán cụ thể với nhưng giấy tờ làm việc quy định đối với
các Kiểm toán viên.
Hồ sơ làm việc của Kiểm toán viên mới chỉ bao gồm hồ sơ thường xuyên và
các biên bản kiểm toán cùng một số bảng phân tích. Phòng Kiểm toán nội bộ chưa
xây dựng cho mình hồ sơ làm việc hiện hành. Trong khi công tác kiểm toán cần có
các hồ sơ kiểm toán hiện hành mới đảm bảo tính thực tiễn cũng như giúp cho công
tác soát xét, kiểm tra cuộc kiểm toán, đánh giá cuộc kiểm toán. Việc sử dụng giấy
tờ làm việc sẽ đảm bảo tính khách quan khi không trực tiếp lập biên bản kiểm toán
tại đơn vị được kiểm toán và đảm bảo tính khoa học của kiểm toán.

2.4- Cơ sở vật chất của Phòng Kiểm toán nội bộ
Với cơ sở vật chất hiện tại ở phòng thì chưa thể đảm bảo về chất lượng kiểm
toán. Mặc dù tài liệu kiểm toán đầy đủ và rất phong phú nhưng trang thiết bị cho
các Kiểm toán viên còn thiếu nhiều. Phần lớn Kiểm toán viên phải làm việc thủ
công nên sau mỗi cuộc kiểm toán tại các đơn vị thành viên Kiểm toán viên thường
5
Lê Thị Thuý Hồng Trang
5

×