GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY GIẤYBÃI BẰNG
I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG.
1. Giai đoạn 1970-1974: Giai đoạn khai sinh nhà máy.
Vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ 20, cuộc chiến giữa ta và Mỹ diễn ra gay gắt.
trong tình hình đó nước ta đã được sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân các nước yêu
chuộng hoà bình.Trong đó có sự ủng hộ của Vương quốcThụy Điển.
Chương trình viện trợ của Thụy Điển được bắt đầu từ năm 1965 với danh
nghĩa là viện trợ nhân đạo thông qua hội chữ thập đỏ quốc tế. Đến năm 1969 chính
phủ Vương quốc Thuỵ Điển đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam dân chủ cộng hoà. Đến tháng 10 năm 1970 một phái đoàn của chính phủ
Thuỵ Điển dẫn đầu là ngài thứ trưởng ngoại giao đã chính thức sang thăm nước ta.
Sau đó tổ chức SIDA được nhà nước Thuỵ Điển giao đặc trách chương trình
viện trợ đã được tiến hành khảo sát thăm dò tiềm năng của việt nam để quyết định
viện trợ. Vào năm 1971 sau khi hai bên việt nam-Thuỵ Điển bàn bạc, thảo luận đã
đi đến kết luận xây dựng một công trình hợp tác giấy và rừng vào tháng 5 năm
1973 hai bên đã đi đến quyết định thực hiện công trình nhà máy giấy Bãi Bằng.
2. Giai đoạn 1975-1982: giai đoạn xây dựng và chuẩn bị sản xuất.
* Về phía Thụy Điển:
Tổ chức SIDA đã thuê công ty WP làm tư vấn đầu mối công trình. Công ty
này tiến hành đặt mua các thiết bị, máy móc chuyên dùng và các chuyên gia Thụy
Điển đã bắt đầu đến công trường. Để thực hiện nhiệm vụ của mình WP đã uỷ
nhiệm cho 4 công ty lớn đó là :
1. Agpaneforeingen-Về nhà máy điện
2. Jacobson và Webmark-Về kế hoạch xây dựng.
3. Celpap và Olla Hellgren Ingeryonsbyra-Về thiết kế và xử lý thiết kế.
4. Interforest và Silviconsult-Về rừng.
Mỗi công ty chịu trách nhiệm về một hạng mục hoặc một lĩnh vực của công
trình.
* Về phía Việt Nam.
Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 228/TTG phê duyệt nhiệm vụ thiết
kế công trình nhà máy giấy Bãi Bằng với tổng vốn đầu tư là 182 triệu đồng, đồng
thời giao nhiệm vụ cho cán bộ và cơ quan ngang bộ như:
+ Bộ công nghiệp nhẹ: Làm chủ công trình đồng thời sản xuất cao lanh
tinh chế cho nhà nước.
+ Bộ ngoại thương: Liên hệ với tổ chức SIDA để lập kế hoạch sử dụng
toàn bộ viện trợ của Thuỵ Điển.
+ Bộ xây dựng: Quy hoạch khu công nghiệp Bãi Bằng, thiết kế và thi công
nhà máy kể cả hệ thống đường và cấp thoát nước.
+ Tổng cục Lâm nghiệp: Quản lý các vùng nguyên liệu, thực hiện việc
trồng, chăm sóc, khai thác và cung ứng các loại cây có sợi làm nguyên liệu cho nhà
máy sản xuất liên tục.
+ Bộ giao thông vận tải: Quy hoạch và cải tạo hệ thống đường xá, cầu
cống từ các đầu mối giao thông từ khu nguyên liệu về đến công trường xây dựng
Bãi Bằng.
+ Bộ điện và than: Thiết kế, thi công trạm biến thế và nhánh đường dây
cao thế từ lưới điện quốc gia vào nhà máy.
+ Bộ lương thực và thực phẩm: Cung cấp cho nhà máy.
+ Bộ vật tư: Cung cấp than cho nhà máy.
+ Tổng cục hoá chất: Cung cấp phèn chua cho nhà máy.
+ Bộ y tế: Giám sát việc thực thi của các đơn vị thi công để đảm bảo tiêu
chuẩn nước thải và các tiêu chuẩn vệ sinh khác.
Sau khi chính phủ phê duyệt, các Bộ có nhiệm vụ thực hiện, thiết kế, thi
công công trình, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia Thuỵ Điển để triển khai
công việc.
Vào ngày 31 tháng 8 năm 1982 nồi bột đầu tiên được sản xuất ra từ nguyên liệu
trong nước chấm dứt cơ bản về phần đầu tư và mở rộng ra một giai đoạn mới: Giai
đoạn vận hành nhà máy. Ngày 26 tháng 11 năm 1982 lễ khánh thành toàn nhà máy
được tổ chức trọng thể với sự có mặt của đại diện chính phủ cộng hoà xã hội chủ
nghĩa việt nam và đại diện của chính phủ Vương quốc Thuỵ Điển.
3. Giai đoạn 1983-1992: Mười năm đi vào sản xuất kinh doanh.
Thuận lợi và khó khăn trong thời kỳ này.
Trong quá trình xây dựng công trình, bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ,
công nhân, viên chức đã được hình thành. Khi đi vào sản xuất, công ty đã sẵn có
một bộ máy quản lý tương đối hợp lý, một đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật
được đào tạo cơ bản. Trong giai đoạn công đoàn và đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh xí nghiệp được thiết lập và hoạt động có nề nếp. Bên phía Thuỵ Điển
việc công ty SM thay thế WP điều hành mọi công việc trên công trình cũng tạo ra
thế mạnh.
Tuy nhiên theo quy luật vận động, khó khăn mới lại xuất hiện buộc SM và
giám đốc nhà máy phải giải quyết:
- Trước tiên phải nói đến là trình độ quản lý, điều hành và tay nghề của
cán bộ công nhân chưa ngang tầm với thiết bị hiện đại.
- Về máy móc thiết bị: Những năm đầu đi vào sản xuất nhà máy gặp khó
khăn về phụ tùng thay thế và thiết bị dự phòng. Bên cạnh đó cả nước đang gặp khó
khăn lớn về vật tư, xăng dầu, năng lượng,…
Chuyển giao kiến thức và kết thúc viện trợ:
Từ khi SM thay thế WP điều hành công việc thì việc chuyển giao kiến thức
trở thành nhiệm vụ chính của SM. Điều mà SM quan tâm là làm sao cho các kiến
thức đã chuyển giao được duy trì mãi để cán bộ công nhân việt nam có thể điều
hành và quản lý tốt nhà máy sau khi SM rút khỏi công trình.
Trong hai năm 1987, 1988 SM đã dần dần chuyển giao quyền quản lý và
điều hành nhà máy cho bộ máy chỉ huy của xí nghiệp. Trong năm 1989 và đầu năm
1990 đã có sự lên đường về nước của SM và chấm dứt sự viện trợ cho công trình
nhà máy giấy Bãi Bằng.
4. Giai đoạn 1992-1997: Năm năm đổi mới.
Những cột mốc trong đổi mới:
- Năm 1992 trong tiến trình đổi mới đất nước trước những biến động của
thế giới. Công ty giấy Bãi Bằng đã đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy khoa
học kỹ thuật với con số đầu tư xấp xỉ 2 tỷ đồng. Và đã bắt đầu thử nghiệm thành
công việc sản xuất giấy bằng gỗ bạch đàn. Đây là sự phối hợp cóhiệu quả của giấy
Bãi Bằng và ngành Lâm nghiệp, có ý nghĩa “chiến lược nguyên liệu” vì nguồn gỗ
bạch đàn rất dồi dào.
- Bước sang năm 1993 và 6 tháng đầu năm 1994: Thị trường giấy gặp
nhiều khó khăn, sản xuất giấy có chiều hướng giảm sút. Nguồn cung ứng nguyên
liệu giảm 30-40% so với yêu cầu. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của giấy ngoại khiến
6 tháng đầu năm 1994 việc sản xuất và tiêu thụ giấy gặp nhiều khó khăn.
- Năm 1995: Tình hình thị trường giấy biến động theo chiều thuận lợi cho
sản xuất kinh doanh nói chung. Trong những năm này gần 15 năm đi vào sản xuất
lần đầu tiên công ty đạt sản lượng 50620 tấn/năm.
- Năm 1996: được coi là một năm lao đao nhất của ngành giấy việt nam.
Giá giấy trên thị trường thế giới tụt hẫng (có lúc gảm 40%). Còn thị trường giấy
trong nước bị lấn lướt của giấy ngoại.
5. Giai đoạn 1998-nay:
Công ty giấy Bãi Bằng đã và đang đưa ra thị trường một khối lượng giấy
đáng kể, có chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng và đã có chỗ đứng trên
thị trường trong khu vực.