Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.76 KB, 9 trang )

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY
DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu thực tế tại Công ty dệt vải công nghiệp
Hà Nội, em nhận thấy rằng cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế thì hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội cũng có những biến đổi
thích ứng. Xuất phát từ một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế quản lý
tập trung, sản xuất kinh doanh còn nhiều yếu kém. Khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường mặc dù còn gặp phải không ít khó khăn nhưng với sự năng động của bộ
máy quản lý cũng như sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty,
đến nay Công ty đã khắc phục dần được những khó khăn, tạo được vị trí vững chắc
của mình trên thị trường. Song song với quá trình biến đổi ấy, công tác kế toán tài
chính của Công ty cũng đã không ngừng hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức lẫn
phương pháp hạch toán.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá
thành sản phẩm, Công ty đã tăng cường công tác quản lý kinh tế, quản lý kinh
doanh, đặc biệt là công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà
phòng tài chính kế toán đảm nhận. Đây là một bộ phận quan trọng góp phần nâng
cao hiệu quả công tác quản lý kinh tế của Công ty. Hiện nay, ở Công ty, bộ máy kế
toán đã được tổ chức, sắp xếp tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với yêu cầu của
công việc cũng như trình độ chuyên môn của mỗi người. Bên cạnh đó, với đội ngũ
nhân viên kế toán có trình độ cao, nắm vững chính sách và nhiệm vụ của mình đã
giúp cho việc phân công, phân nhiệm cũng như việc lưu chuyển chứng từ giữa các
bộ phận kế toán được tiến hành đều đặn, đảm bảo cho công tác kế toán nói chung
cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói
riêng được thực hiện một cách chính xác và thống nhất.
Công ty đã nghiên cứu và vận dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ một cách
sáng tạo và có hiệu quả phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Trong quá trình
hạch toán, Công ty sử dụng hệ thống sổ kế toán đúng theo qui định do Bộ tài chính


ban hành. Nhìn chung các chứng từ ban đầu đều được xử lý và thực hiện ngay từ
bộ phận sản xuất. Không những thế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở xí nghiệp đều
được nhân viên kinh tế ở từng xí nghiệp theo dõi và cung cấp số liệu một cách đầy
đủ kịp thời. Nhờ vậy chi phí sản xuất được theo dõi ngay tại nơi phát sinh, khuyến
khích ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất của người lao động, góp phần hạ giá thành
sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
Công tác quản lý giá thành ở Công ty tương đối chặt chẽ. Việc tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành đều đặn hàng tháng một
cách hoàn chỉnh. Với đặc thù sản xuất kinh doanh của mình Công ty đã xác định
đối tượng tập hợp chi phí cũng như đối tượng tính giá thành một cách phù hợp
nhất. Kỳ hạch toán chi phí sản xuất và kỳ tính giá thành sản phẩm được tính theo
tháng là rất phù hợp với tình hình biến động của thị trường. Đặc biệt trong điều
kiện sản xuất nhiều mặt hàng mà Công ty vẫn thực hiện tập hợp chi phí nguyên vật
liệu chính trực tiếp cho từng loại sản phẩm, phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cho từng loại sản
phẩm để tính giá thành và là cơ sở để Công ty hạch toán kết quả sản xuất kinh
doanh theo từng loại sản phẩm.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm ở Công ty vẫn còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý cần
được khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
- Thứ nhất: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh hiện nay Công ty không tiến
hành trích trước tiền lương công nhân của công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này
có ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định của giá thành sản phẩm sản xuất ra trong
kỳ. Bời vì số lượng công nhân nghỉ phép mỗi tháng là hoàn toàn không bằng nhau.
Do vậy bất kỳ một số biến động tăng hay giảm số công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ
phép trong tháng cũng ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm sản xuất ra trong
tháng đó.
- Thứ hai: Trong quá trình hạch toán và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố
định, Công ty không tiến hành lập Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định mà sử

dụng các số liệu về khấu hao năm trên bảng tài sản cố định theo đơn vị để tính mức
khấu hao trong tháng cho từng đối tượng sử dụng. Do đó không phát huy được
những ưu điểm của bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định trong việc hạch
toán ở từng xí nghiệp.
- Thứ ba: Hiện nay, trong việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp là rất phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh ở Công ty. Tuy nhiên, công thức tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
mà Công ty áp dụng có điểm khác biệt, đó là: ở phần mẫu số yếu tố số lượng sản
phẩm hoàn thành trong kỳ được thay thế bằng số lượng nguyên vật liệu chính xuất
dùng trong kỳ. Điều này làm cho giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đầy đủ và
chính xác.
- Thứ tư: Công tác hạch toán chi phí sản xuất hiện nay ở Công ty được thực
hiện theo trình tự: từ các chứng từ gốc, kế toán tiến hành tập hợp cho từng xí
nghiệp, sau đó tiến hành phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm và ghi
các số liệu tính toán được vào sổ tập hợp chi phí sản xuất, rồi tiến hành ghi vào các
sổ cái, bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan mà không thực hiện mở sổ chi tiết
chi phí cho các tài khoản: TK 621, TK 622, TK 627 trước khi tiến hành vào sổ tập
hợp chi phí sản xuất. Điều này có ảnh hưởng ít nhiều đén công tác tính giá thành.
Bởi vì nếu tiến hành mở sổ kế toán chi tiết cho các tài khoản chi phí sản xuất nêu
trên, kế toán sẽ giảm bớt được công việc phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản
phẩm, tạo điều kiện, thuận lợi cho công tác tính giá thành ở Công ty.
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỆT
VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.
1. Về công tác kế toán chi phí sản xuất.
Thứ nhất: Để đảm bảo sự ổn định của khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
trong tổng giá thành sản phẩm thì kế toán tiền lương cần mở thêm TK 335 để tiến
hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Cách tính như sau:
Trước hết, kế toán tiền lương cần tính ra mức trích trước tiền lương nghỉ

phép.
Mức trích trước
tiền lương nghỉ
phép kế hoạch
=
Tiền lương chính thực
tế phải trả công nhân
trực tiếp sản xuất
x
Tỷ lệ
trích trước
Trong đó:
Tỷ lệ trích
trước
=
Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của CNSX
x 100
Tổng lương chính phải trả theo kế hoạch của CNSX
Cách hạch toán cụ thể khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân
trực tiếp sản xuất như sau:
- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp
sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
- Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiêp sản
xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
Đồng thời kế toán tiền lương cần thêm cột "TK 335" vào "Bảng phân bổ tiền
lương và bảo hiểm xã hội" để dễ dàng trong việc theo dõi sự biến động tăng giảm

của khoản trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất với số tiền
lương nghỉ phép thực tế phải trả trong tháng, cũng như thực hiện trích trước đều
đặn vào chi phí sản xuất trong tháng.
Thứ hai: Nhằm phản ánh chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trong
tổng chi phí sản xuất sản phẩm, Công ty nên áp dụng công thức tính giá trị sản
phẩm dở dang cuối kỳ dưới đây:
Giá trị SPDDCK
theo chi phí
NVLCTT
=
Giá trị SPDDĐK theo
CPNVL chính trực tiếp
+
CP NVL chính
phát sinh trong kỳ
x
Số lượng
SPDD
cuối kỳ
Số lượng SPDDCK + Số lượng SPHT
3. Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm
a. Biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu chính
Hiện nay ở Công ty, tổn thất nguyên vật liệu chính ở công đoạn dệt là lớn
nhất. Tuy nhiên do tổn thấy ở giai đoạn dệt phụ thuộc vào độ săn chắc của sợi ở
giai đoạn ghép sợi qua máy đậu và xe sợi. Vì vậy để giảm tiêu hao nguyên vật liệu
chính, Công ty không chỉ chú trọng vào giảm tổn thất ở công đoạn tiêu hao nguyên
vật liệu trên các công đoạn như:
- Hoàn thiện phương pháp tính và kiểm tra tiêu hao nguyên vật liệu

×