Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở XÍ NGHIỆP IN LÀO CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.78 KB, 13 trang )


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở XÍ NGHIỆP IN LÀO CAI
3.1- NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU Ở XÍ NGHIỆP IN LÀO CAI
3.1.1- Ưu điểm
Xí nghiệp in Lào Cai từ ngày thành lập đến nay đã có 1 quá trình phát triển
liên tục cả về qui mô và trình độ quản lý. Từ điểm xuất phát ban đầu chỉ có cơ sở
vật chất nghèo nàn cùng với số vốn ít ỏi (60 triệu) nay Xí nghiệp đã có 1 đội ngũ
cán bộ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, lực lượng công nhân lành nghề với cơ sở
vật chất kỹ thuật có giá trị. Sản phẩm của Xí nghiệp đã đáp ứng của khách hàng
với vật chất cao, mẫu mã đa dạng. Xí nghiệp cũng đã đảm bảo công ăn việc làm
cho cán bộ công nhân viên với mức thu nhập tương đối ổn định, xí nghiệp In Lào
Cai đang ngày càng khẳng định vị trí và uy tín của mình đối với khách hàng và trên
thị trường.
Song song với sự lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật thì trình độ quản lý
của Xí nghiệp từng bước được hoàn thiện và nâng cao về cơ bản tổ chức bộ máy
quản lý và bộ máy kế toán gọn nhẹ, hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trường.
Cùng với sự phát triển của Xí nghiệp, công tác kế toán nói chung và kế
toán nguyên vật liệu nói riêng cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện,
phục vụ cho công tác quản lý của Xí nghiệp về nguyên vật liệu. Trên cơ sở hình
thức kế toán chứng từ ghi sổ Xí nghiệp đã có những thay đổi đáp ứng yêu cầu thu
thập thông tin kế toán phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh nhằm mang lại
hiệu quả cao nhất.
Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm qui trình công nghệ,
công tác kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp có những thuận lợi và khó khăn như
sau.
3.1.2- Nhược điểm
- Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp được xây dựng trên mô hình tập
trung là phù hợp với đặc điểm qui mô sản xuất của Xí nghiệp. Các phòng ban,
phân xưởng phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán đảm bảo công tác hạch toán diễn


ra đều đặn, nhịp nhàng đặc biệt là về nguyên vật liệu.
- Đối với phần hành kế toán nguyên vật liệu của Xí nghiệp, nhìn chung
được thực hiện tương đối tốt vừa đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành vừa
phù hợp với điều kiện của Xí nghiệp. Tình hình biến động của nguyên vật liệu của
Xí nghiệp được theo dõi và phản ánh một cáh nhanh chóng, rõ ràng, cung cấp kịp
thời thông tin và phục vụ cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành.
- Về công tácdự trữ và bảo quản: Xí nghiệp in có hệ thống kho tàng tương
đối tốt, vật liệu, công cụ, dụng cụ được sắp xếp gọn gàng, phù hợp với đặc điểm
tính chất lý, hoá học của từng thứ, từng loại, mỗi kho đều có dấu niêm phong của
kho, tránh hiện tượng xâm phạm tài sản ở bên ngoài.
- Về khâu sử dụng vật liệu: Vật liệu xuất dùng đúng mục đích sản xuất, khi
có nhu cầu về vật liệu thì các bộ phận phải có giấy xin lĩnh vật tư gửi lên phòng kế
hoạch và phải được giám đốc xem xét, ký duyệt. Điều này giúp cho việc quản lý
nguyên vật liệu xuất cho sản xuất một cách chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên Xí nghiệp cũng có những khó
khăn như sau:
+ Về công tác phân loại nguyên vật liệu:
Do đặc điểm của nguyên vật liệu ở Xí nghiệp in bao gồm nhiều thứ, nhiều
chủng loại qui cách, chất lượng khác nhau chẳng hạn như: Đối với giấy thì có
nhiều loại giấy, mỗi loại có đơn vị tính khác nhau, có loại tính theo kg, có loại lại
nhập tính theo tờ và khi xuất cũng vậy. Song Xí nghiệp chỉ có “mục lục vật tư” mà
chưa có “Sổ danh điểm vật tư”, chưa có “mã số” cho từng loại nên chưa thể theo
dõi trên máy vi tính.
+ Về công tác thu mua và cấp phát vật tư:
Công tác thu mua vật tư chủ yếu là do cán bộ vật tư thực hiện, Xí nghiệp
chưa có ban kiểm nghiệm vật tư để kiểm nghiệm vật tư để kiểm tra tỷ mỷ về số
nguyên vật liệu lập về. Tuy nhiên thực tế công việc theo dõi nguyên vật liệu đã có
hiệu quả cao, chặt chẽ gióp phần cho việc quản lý, sử dụng vật tư có hiệu quả.
+ Về công tác kế toán nguyên vật liệu:
Đối với kế toán chi tiết nguyên vật liệu, kế toán đã áp dụng phương pháp

kế toán chi tiết ghi thẻ song song. Phương pháp này có ưu điểm là dễ làm, dễ hiểu,
phù hợp với đơn vị có nghiệp vụ phát sinh ít nhưng ngược lại cũng có nhược điểm
là có sự trùng lặp giữa kho và phòng kế toán. Mặt khác phương pháp này liên quan
đến nhiều bộ phận nên công tác quản lý, kiểm kê vật tư trong kho có thể thực hiện
được một cách dễ dàng, thường xuyên. Trong 6 tháng Xí nghiệp mới kiểm kê 1 lần
nên có những vật tư còn tồn đọng trong thời gian dài.
+ Việc đánh giá nguyên vật liệu ở Xí nghiệp như hiện nay là tương đối phù
hợp với tình hình thực tế của Xí nghiệp, kế toán nguyên vật liệu ở Xí nghiệp đã sử
dụng giá thực tế để tính và lựa chọn phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuâts
kho theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền.
+ Đối với công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu:
Xí nghiệp In Lào Cai áp dụng hình thức kế toán, bắt đầu từ ngày 1/1/1996
toàn bộ số liệu trên hệ thống tài khoản cũ được chuyển sang hệ thống tài khoản
mới, do đó khi áp dụng đã gặp những thiếu sót nhất định.
- Do quy định một tháng lập chứng từ ghi sổ một lần trên khối lượng kế
toán tổng hợp bi dồn vào cuối tháng, có khi kéo dài sang cả tháng kế tiếp.
- Định kỳ, cuối tháng mới lập chứng từ ghi sổ là số liệu tổng hợp của nhiều
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do vậy gây khó khăn cho việc kiểm tra đối chiếu sau
này.
- Sau khi ghi sổ tổng hợp kế toán chỉ ghi theo hệ thống các chứng từ chứ
không ghi theo thứ tự thơì gian được.
- Xí nghiệp theo dõi tình hình thanh toán với người bán trên 2 loại sổ chi
tiết nên còn có sự trung lặp.
3.2- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
tại xí nghiệp
3.2.1- Thực hiện việc phân loại nguyên vật liệu và lập hệ thống danh điểm
nguyên vật liệu
Việc phân loại nguyên vật liệu của Xí nghiệp là tương đối hợp lý và chi
tiết. Tuy nhiên Xí nghiệp chưa xây dựng được một hệ thống sổ danh điểm vật liệu
thống nhất cho toàn bộ vật liệu trong Xí nghiệp, do đó theo em Xí nghiệp cần lập

sổ danh điểm vật liệu nhằm giúp cho công tác quản lý nguyên vật liệu được chặt
chẽ, thống nhất, sự kiểm tra đối chiếu được dễ dàng và kế toán dễ phát hiện sai sót
tránh nhầm lẫn. Hơn nữa Xí nghiệp nên tiến hành bộ mã vật liệu đẻ làm cơ sở cho
việc quản lý và kế toán trên máy.
Cụ thể như sau:
* Đối với việc xây dựng bộ mã vật tư: Có thể được xây dựng trên cơ sở số
hiệu hoặc các tài khoản cấp II
Loại Mã số
- Nguyên vật liệu chính 1521
- Vật liệu phụ 1522
- Nhiên liệu 1523
- Phụ tùng thay thế 1524
- Phế liệu thu hồi 1525
- Vật liệu khác 1528
* Trong mỗi loại vật liệu ta phân thành các nhóm và lập mã số cho từng
nhóm, ở xí nghiệp In Lào Cai số nhóm vật liệu chính trong mỗi loại thường dưới
10 nên ta dùng 1 chữ số để biểu thị.

×