Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở XÍ NGHIỆP CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 8 TẠI BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.84 KB, 33 trang )

TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở XÍ NGHIỆP CÔNG TY XÂY DỰNG
SÔNG ĐÀ 8 TẠI BẮC NINH
2.1. Khái quát chung về cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động
của Xí nghiệp Công ty XD Sông Đà 8 tại Bắc ninh.
2.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Xí nghiệp công ty Xây
Dựng Sông Đà 8 tại Bắc Ninh
Xí nghiệp 801- Công ty Xây Dựng Sông đà 8 tiền thân là Xí nghiệp Xây
dựng 801. Năm 1994 Xí nghiệp được giao nhiệm vụ thi công công trình nhà máy
Xi măng Bút Sơn. Đến năm 1997, sau khi hoàn thành công trình, Xí nghiệp được
cấp trên tiếp tục giao nhiệm vụ thi công nhà máy kính nổi Việt nam , nay là Công
ty TNHH kính nổi VFG.Theo quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây
Dựng Sông Đà số 14/ TCCT- TCLĐ, đổi tên Xí nghiệp Sông Đà 801 thành “Chi
nhánh Công ty Xây Dựng Sông Đà tại Bắc Ninh, thuộc Công ty Xây Dựng Sông
Đà 8, quyết định có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 1998. Theo quyết định số
21a/ TCT- TCĐT ngày 7 tháng 5 năm 2002 của Hội đồng quản trị TCT Sông đà về
việc đổi tên chi nhánh Công ty xây dựng Sông đà 8 Tại Bắc ninh thành Xí nghiệp
Sông đà 801 - Công ty Sông đà 8 kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2002
Hiện nay, Xí nghiệp có trụ sở đóng tại xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh. Xí nghiệp tham gia thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
và các tỉnh khu vực phía Bắc.
* Xí nghiệp có chức năng và nhiệm vụ chính là;
- Tổ chức thi công và xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp
- Tổ chức thi công và xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, đường bộ tới
cấp 4, và các hệ thống cấp thoát nước.
- Tổ chức sản xuất bê tông tươi và cấu kiện bê tông, phục vụ nhu cầu xây dựng
các công trình của các đơn vị và các công trình khác của công ty.
- Tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế do Công ty giao.
Ngày đầu thành lập, mô hình của Xí nghiệp còn nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp,
chỉ xung quanh khu vực tỉnh Bắc Ninh. Đến nay, trải qua quá trình hoạt động, quy
mô của Xí nghiệp đã được mở rộng. Tính đến năm 2001, toàn Xí nghiệp có 134


cán bộ công nhân viên. Cùng với sự tăng lên về số lượng cán bộ công nhân viên,
Xí nghiệp đã mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh khác. Xí nghiệp đã thực
hiện được nhiều công trình: xây dựng nhà máy xi măng Bút Sơn, xây dựng nhà
máy kính nổi Bắc Ninh, thi công trụ sở Điện lực Bắc Ninh, trụ sở Điện lực Tiên
sơn , thi công hệ thống Cầu , cống thuộc dự án quốc lộ 1B, quốc lộ 18 ... Đồng thời
mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị, tạo công ăn việc làm cho công nhân,
đời sống ổn định. Về sản xuất công nghiệp: Sản xuất và tiêu thụ bê tông thương
phẩm đạt 12- 22 nghìn m3/ năm.
Trong giai đoạn 1997- 2001, Xí nghiệp 801 Công ty Xây Dựng Sông Đà 8
đã đạt được một số thành tựu nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu
sau:
Báo cáo tình hình thực hiện một số chỉ tiêu tài chính từ năm 1997- 2001
Đơn vị tính: 1.000 VNĐ
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001
Doanh thu 16.483.700 20.149.400 18.221.000 21.298.000 25.269.000
LNhuận
trước thuế
18.500 145.500 114.000 155.000 116.000
2.1.2. Đặc điểm quy trình sản xuất thi công xây lắp của Xí nghiệp
Là một đơn vị xây lắp, nên loại hình sản xuất của Xí nghiệp là thi công xây
lắp các công trình và sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình . Để
phù hợp với loại hình sản xuất của Xí nghiệp, Xí nghiệp tổ chức sản xuất dưới
dạng phân công thi công và sản xuất theo từng đội công trình, đội sản xuất công
nghiệp.
Quá trình sản xuất của Xí nghiệp bắt đầu từ khâu tiếp thị để ký hợp đồng
thông qua các hình thức: quảng cáo, chào hàng, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm,
giới thiệu năng lực sản xuất hoặc được công ty giao công trình mà công ty đã đấu
thầu. Sau khi đã ký hợp đồng, Xí nghiệp giao cho ban kinh tế - kế hoạch lập kế
hoạch, lập bản vẽ thiết kế thi công. Tiếp đó xây dựng các định mức kinh tế, kỹ

thuật, dự toán chi phí về máy móc thiết bị , nhân lực, tài chính. Sau khi đã chuẩn bị
đầy đủ, tiến hành tổ chức thi công, đây là khâu chính để hoàn thành công trình kịp
tiến độ. Cuối cùng là công tác bàn giao, nghiệm thu công trình, và quyết toán với
chủ công trình. Tuỳ theo từng hợp đồng, từng công trình mà công tác nghiệm thu,
thanh toán có thể xảy ra từng tháng hay từng giai đoạn công trình hoàn thành.
Quy trình sản xuất ở Xí nghiệp 801 được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tiếp thị đấu thầu
Ký kết hợp đồng
Lập kế hoạch sản xuất
Thu hồi vốn Bàn giao, nghiệm thu
công trình
Tổ chức thi công xây
lắp
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp:
Để phù hợp với tình hình sản xuất, thi công của Xí nghiệp. Xí nghiệp được
tổ chức theo mô hình tập trung chỉ đạo.
Ban giám đốc gồm 03 người: Giám đốc Xí nghiệp: Chịu trách nhiệm điều
hành chung và chịu trách nhiệm trước công ty về toàn bộ tổ chức sản xuất
kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của toàn đơn vị.
- Phó giám đốc 1: Trực tiếp phụ trách công tác kinh tế - kế hoạch
- Phó giám đốc 2: Phụ trách công tác kỹ thuật thi công, quản lý các đội công
trình
- Ban vật tư cơ giới: Là bộ phận chức năng giúp việc cho Giám đốc trong công
tác điều hành và quản lý xe máy, vật tư, thiết bị. Dựa trên kế hoạch sản xuất, năng
lực xe máy cuả Xí nghiệp lập kế hoạch hoạt động cho các loại xe. Đồng thời quản
lý hoạt động của máy móc thiết bị, xây dựng định mức sử dụng nhiên liệu , nhân
công cho các loại xe. Thường xuyên, kiểm tra, sửa chữa, lập kế hoạch khấu hao cơ
bản, khấu hao sửa chữa lớn theo định kỳ.
- Ban tài chính - kế toán: Là bộ phận nghiệp vụ giúp việc giám đốc Xí nghiệp, tổ
chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán- tài chính, thông tin kinh tế, hạch

toán kinh tế theo quy định của công ty và theo chế độ chính sách, pháp luật nhà
nước về kinh tế. Dựa vào kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch tài chính theo định kỳ
làm cơ sở để chuẩn bị để phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý định mức chi phí
theo dõi thực hiện, thanh lý và quyết toán các hợp đồng kinh tế. Kết hợp với ban
vật tư cơ giới, theo dõi việc cấp phát vật tư bảo đảm đúng theo định mức và đơn
giá đã được duyệt.
- Ban kinh tế - kỹ thuật- an toàn lao động: Là bộ phận tham mưu giúp giám đốc
Xí nghiệp trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình, công tác lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh, tiếp thị và quản lý các hoạt động kinh tế.
Nhiệm vụ chính của ban là quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật trong xây
dựng, các đơn giá hiện hành, các chế độ phụ phí, phụ cấp, trên cơ sở các số liệu về
thiết kế, tiến độ, khối lượng thực tế theo kế hoạch trong tháng , lập các dự trù vật
tư, xe máy, nhân lực, tài chính, báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu trình giám
đốc duyệt và gửi các ban nghiệp vụ thực hiện. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế,
nghiệm thu kỹ thuật và bàn giao công trình, thu hồi vốn , thanh quyết toán công
trình.
- Ban tổ chức hành chính: Là bộ phận chức năng giúp giám đốc trong việc sắp
xếp và cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức tiếp nhận các loại công văn, quyết định, tổ
chức bảo vệ trủ sở cơ quan, kho tàng bến bãi, vật tư, đảm bảo điện nước, điện
thoại, theo dõi quản lý nhân lực của Xí nghiệp.
- Ban tổ chức lao động tiền lương: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các
phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức
quản lý, điều phối tuyển dụng lao động, đảm bảo thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh toàn Xí nghiệp trong toàn Xí nghiệp trong từng thời kỳ, đồng thời
tổ chức chỉ đạo thực hiện đúng đắn các chính sách, chế độ với người lao động, chỉ
đạo kế hoạch phòng hộ, an toàn lao động.
- Các đội công trình: Có 05 đội thi công từ đội công trình số 1 đến đội công
trình số 5, có chức năng thi công, xây lắp các công trình, đảm bảo chất lượng, đúng
tiến độ, yêu cầu.
Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ

sau:
Giám đốc
Phó giám đốc 2
Phó giám đốc 1
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán:
Tại Xí nghiệp 801 Công ty xây dựng Sông Đà, công tác kế toán được tổ
chức dưới hình thức tập trung toàn bộ về Xí nghiệp, không tổ chức đơn vị kế toán
cho các đội công trình. Ở bộ phận này có các nhân viên thống kê kinh tế làm nhiệm
vụ hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ và gửi về phòng kế toán.
Công tác kế toán của Xí nghiệp được sự trợ giúp của phần mềm kế toán SAS.
Phòng kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra kế toán toàn Xí nghiệp, nhận
chứng từ của các đội để tập trung ghi sổ kế toán. Bộ máy kế toán Xí nghiệp được
tổ chức theo sơ đồ sau:

Đội sản xuất bê
tông
Các đội công trình:
1,2,3,4,5
Ban vật tư cơ
giới
Ban kinh tế kỹ
thuật
Ban tổ chức lao động
tiền lương
Ban tài chính kế
toán
Ban hành chính
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
hợp

Kế toán thanh
toán, vật tư
Thủ quỹ
KT T.toán
Với NSNN
KT vật tư,
CC-DC
K.T
TSCĐ
KT.t.lương
BHXH,BHYT,KPCĐ
KT
Công nợ
- Kế toán trưởng: Phụ trách công tác chung về tài chính - kế toán, hướng dẫn chỉ
đạo phân công và kiểm tra, kiểm điểm nhiệm vụ cụ thể của các nhân viên kế toán
Xí nghiệp. Ngoài ra, kế toán trưởng còn lập kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện,
báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính theo ngày, tháng, năm của toàn Xí
nghiệp. Tổ chức trình tự luân chuyển chứng từ kế toán, ghi sổ các nghiệp vụ phát
sinh, lập và tổng hợp các báo cáo tài chính, kế toán, thống kê định kỳ toàn Xí
nghiệp.
- Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ kế toán do các bộ phận liên quan
tập hợp và gửi tới , tiến hành nhập số liệu vào máy, các nghiệp vụ phát sinh vào
các sổ kế toán liên quan: Sổ cái tài khoản 334, 338 và các sổ chi tiết tương ứng.
Đinh kỳ lập báo cáo tình hình sử dụng quỹ lương và thu nhập bình quân của người
lao động toàn Xí nghiệp. Ghi Sổ cái TK 152, Sổ cái TK 153, 211, các Sổ chi tiết
tương ứng, báo cáo nhập xuất tồn, sổ tăng giảm tài sản cố định để theo dõi tình
hình sử dụng vật tư, tài sản của đợn vị. Cuối mỗi kỳ kế toán thực hiện các bút toán
kết chuyển giữa các tài khoản liên quan , tính gía thành, xác định kết quả kinh
doanh trong kỳ, theo dõi tình hình thanh toán công nợ giữa đơn vị khách hàng.
Định kỳ lập báo cáo quản trị , báo cáo tài chính, báo cáo phân tích cho Xí nghiệp.

- Kế toán vật tư thanh toán: Thực hiện kế toán thanh toán, kế toán vật tư, và ghi
sổ nhật ký chung toàn Xí nghiệp. Trực tiếp theo dõi các công trình, công việc cụ
thể của kế toán công trình theo hướng dẫn của trình tự lập và luân chuyển chứng từ
kế toán toàn Xí nghiệp. Đồng thời kế toán vật tư thanh toán cũng thực hiện kế toán
tài sản cố định, vật tư, công cụ, dụng cụ: Căn cứ vào chứng từ liên quan đến nhập-
xuất- tồn kho công cụ, dụng cụ, vật tư, tăng giảm tài sản cố định qua mua sắm mới,
bán thanh lý, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy điều chuyển nội bộ TSCĐ, biên
bản thanh lý TSCĐ..., Đầu năm lập kế hoạch khấu hao cho cả năm. Hàng tháng
tính số tiền khấu hao cho tài sản cố định, lập báo cáo tổng hợp tăng giảm tài sản cố
định, lập báo cáo kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ thành phẩm hàng hoá.
- Kế toán thanh toán với ngân sách nhà nước: Căn cứ vào các chứng từ có hoá
đơn GTGT ( Cả thuế GTGT đầu vào và đầu ra) ghi vào các sổ kế toán liên quan.
Hàng tháng lập bảng kê khai thuế để tính số thuế đầu vào được khấu trừ và số thuế
đầu ra phải nộp cho ngân sách nhà nước. Căn cứ vào khối lượng công việc thực
hiện trong tháng để theo dõi tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước. Cuối
năm quuyết toán tổng số thuế được khấu từ, tổng số thuế phải nộp với ngân sách
nhà nước, định kỳ lập báo cáo thuế.
- Thủ quỹ: Thực hiện công tác quản lý tiền mặt Xí nghiệp theo quy định. Căn cứ
vào giấy đề nghị thanh toán, đơn xin tạm ứng, giấy nộp tiền đã có sự phê chuẩn
của giám đốc và của kế toán trưởng, tiến hành thu chi tiền mặt để ghi vào sổ quỹ.
Cuối ngày tập hợp chứng từ chuyển cho kế toán tổng hợp, khóa sổ quỹ, đối chiếu
số liệu trên sổ quỹ với sổ cái và các sổ chi tiết liên quan. Đồng thời, thủ quỹ cũng
thực hiện kế toán tiền lương và các khoản tính theo lương của toàn Xí nghiệp:
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công của tổ đội sản xuất, khối văn phòng, khối
lượng công việc đã hoàn thành và mức lương khoán, kế toán tiến hành tính lương,
BHXH, BHYT, KPCĐ. Đối chiếu và xác nhận công nợ, chi phí của Xí nghiệp,
tổng hợp báo cáo, kê khai thuế giá trị gia tăng, đóng và bảo quản chứng từ, sổ kế
toán, lưu hợp đồng kinh tế, các công văn đi , đến liên quan đến công tác tài chính
kế toán.
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ cán

bộ cũng như điều kiện trang bị kỹ thuật, Xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật
ký chung với sự trợ giúp của phần mềm kế toán SAS. Căn cứ vào chứng từ gốc hay
bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại hợp lệ ghi vào sổ kế toán nhật ký chung các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phần mềm kế toán SAS tự động ghi vào các sổ kế toán
theo trình tự sau:
Chứng từ gốc và bảng tổng hợp
Chứng từ gốc cùng loại
Chứng từ mã hoá nhập dữ liệu
vào máy tính
Sổ chi tiết
Nhật ký chung
Sổ cái tài khoản
Bảng chi tiết
SảN PHẩMS
Bảng cân đối thử
Chứng từ mã hoá các bút toán
điều chỉnh, kết chuyển
Bảng CĐKT thử
Bảng cân đối kế toán và các
báo cáo kế toán
2.2 Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Trong qúa trình xây lắp và thi công, sự ảnh hưởng chi phí của một bộ phận
nào đó sẽ gây ra ảnh hưởng đối với toàn bộ quá trình hình thành sản phẩm của đơn
vị. Vì vậy, xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp rất có ý nghĩa trong việc tổ
chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Mặt khác, do đặc điểm của ngành
xây dựng là thời gian thi công và xây dựng dài, cho nên thành phần và kết cấu chi
phí thi công và sản xuất không những phụ thuộc vào từng giai đoạn công trình mà
còn phụ thuộc vào từng loại công trình

Tại Xí nghiệp 801 Công ty Xây Dựng Sông Đà 8, đối tượng kế toán tập hợp
chi phí sản xuất được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Mỗi đối
tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ lúc khởi công đến khi hoàn thành bàn
giao đều được mở sổ chi tiết. Các sổ chi tiết này được tổng hợp theo từng tháng và
được theo dõi theo từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sản
xuất chung được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố: chi phí nhân viên quản lý, chi
phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài,
chi phí khác bằng tiền.
2.2.2. Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đây là bộ phận chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của sản
phẩm xây lắp và sản phẩm sản xuất công nghiệp, việc tiết kiệm hay lãng phí chi
phí này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí
nghiệp. Trong thời kỳ tập trung thi công, chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ tăng lên. Vì vậy, Xí nghiệp phải quản lý chặt chẽ ngay từ khi mua vào, cấp phát
ra, phải căn cứ vào định mức tiêu hao nội bộ, căn cứ vào kế hoạch tiến độ xây
dựng, sản xuất sản phẩm. Do vậy việc hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời giúp
cho việc xác định lượng tiêu hao thực tế đảm bảo tính đúng đắn của giá thành công
trình xây dựng.
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Xí nghiệp bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu chính: Sắt thép xây dựng , xi măng các loại , cát , đá ,
gạch , thiết bị xây dựng cơ bản khác như gạch lát nền , thiết bị điện , thiết bị vệ
sinh ...
- Chi phí vật liệu phụ: phụ gia, que hàn, đinh.
- Chi phí phụ tùng thay thế: Săm lốp ô tô, bình ắc quy..
- Chi phí công cụ dụng cụ: Máy đầm điện , máy bơm nước công suất nhỏ , máy
khoan tay , cốp pha các loại , cột chống ...
- Chi phí vật liệu trực tiếp khác , nhiên liệu...
Xí nghiệp sử dụng TK 621 để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

phục vụ cho thi công xây lắp, máy thi công, công tác quản lý tổ đội phát sinh trong
tháng. Tài khoản 621 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình
TK 62101: Công trình Điện lực Bắc Ninh
TK 62102: Công trình Điện lực Tiên sơn
TK 62103: Công trình Cầu vượt B1-15
.....
TK 62108: Công trình Cống dân sinh ADB1-1B.
Xí nghiệp 801 Công ty Xây Dựng Sông Đà 8 áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cụ thể như sau:
* Chi phí nguyên vật liệu:
Phòng kinh tế - kế hoạch lập dự toán và kế hoạch thi công cho từng công
trình, hạng mục công trình. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất được giao và thực tế
phát sinh tại từng thời điểm, chủ công trình lập phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu.
Ban kinh tế - kế hoạch căn cứ vào dự toán công trình và tình hình thực tế, lập kế
hoạch mua nguyên vật liệu, đưa lên giám đốc Xí nghiệp duyệt, sau đó chuyển
xuống phòng kế toán duyệt và lập 02 liên phiếu xuất kho rồi chuyển cho thủ kho.
Thủ kho ghi số thực xuất vào 02 liên phiếu xuất: 01 liên giao cho người lĩnh vật tư,
01 liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho, cuối tháng tập hợp chứng từ để kế toán tổng
hợp nhập số liệu đã được mã hoá vào sổ nhật ký chung trên máy vi tính. Phần mềm
kế toán SAS sẽ tự động ghi vào các sổ kế toán liên quan: sổ cái TK 152, TK 621,
sổ chi tiết TK 621. Trường hợp các phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho một công
trình phát sinh trong tháng với số lượng nhỏ thì sẽ tập hợp các phiếu xuất kho và
ghi một lần vào sổ nhật ký chung và các sổ liên quan.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng
chịu chi phí theo giá trị thực tế của từng loại nguyên vật liệu xuất dùng. Xí nghiệp
801 Công ty Xây Dựng Sông Đà 8 áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cả
kỳ( tháng) để tính giá trị thực tế vật liệu xuất dùng (trị giá nguyên vật liệu xuất kho
không bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ - chi phí này được hạch toán vào chi
phí sản xuất chung). Cuối tháng kế toán căn cứ vào số lượng, đơn giá nguyên vật
liệu tồn kho đầu kỳ, nhập trong kỳ để tính đơn giá nguyên vật liệu xuất kho trong

kỳ theo trình tự sau:
- Tính đơn giá xuất kho
- Tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ
Ví dụ trong tháng 12 có tình hình nhập, xuất thép < phi 10 sau:
TT
Ngày
tháng
Diễn giải
Khối lượng
(kg)
Đơn giá
(VNĐ)
Thành tiền
(VNĐ)
1 01/12 Tồn kho đầu tháng 4.530 4.288,2 19.414.221
2 03/12 Nhập kho 1.200 4.333,3 5.199.960
3 15/12 Xuất kho 1.250
4 19/12 Nhập kho 1.096 4.333,33 4.749.297
5 21/12 Xuất kho 3.050
6 28/12 Xuất kho 980
7 31/12 Tồn kho cuối tháng 646 4.301,7 2.778.898

Đơn giá thực tế thép xuất dùng:
Đơn giá =.
4530 x 4288,7 + 1200 x 4333,3 + 1069 x 4333,3
4530 + 1200 + 1096
= 4.301,7VNĐ/ kg
Trị giá thép thực tế xuất dùng của ngày 15/12 là: 1.250 x 4.301,7 = 5.377.125 VNĐ
Trích phiếu xuất kho số 28 ngày 21/12/2001
Xí nghiệp 801

Phiếu xuất kho
Ngày 21/12/2001. Số 28
Nợ TK 621
Có TK 152
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Trung Hiếu - Cống dân sinh ADB1-B1
Xuất tại kho: Cầu Ngà
T
T
Tên nhãn hiệu
quy cách vật tư
(sản phẩmhh)
Mã số
đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá
(VNĐ)
Thành tiền
(VNĐ)
Theo
chứng từ
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
Thép < phi 10 1520115 Kg 1250 1250 4.301,7 5.377.125
Cộng 1250 1250 5.377.125
Cộng thành tiền bằng chữ: Năm triệu ba trăm bảy bảy ngàn một trăm hai lăm .
Xuất ngày 21 tháng 12 năm 2001
Người nhận hàng. Thủ kho. Kế toán trưởng

(ký, họ tên). (ký, họ tên). (ký, họ tên).
Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán định khoản:
Nợ TK 621"chi tiết cho từng công trình "
Có TK 152
Ví dụ căn cứ vào phiếu xuất kho số 28 ngày 21/12/2001, kế toán nhập các
dữ liệu vào các chứng từ trên máy đã được mã hoá theo định khoản:
Nợ TK 62108 (Cống dân sinh ADB1-B1): 5.377.125
Có TK 152: 5.377.125

×