Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Sáng Kiến kinh nghiệm Mỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 21 trang )





Trong môn mỹ thuật có nhiều phân môn: Vẽ theo mẫu,
vẽ trang trí, thường thức mỹ thuật, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng.
Trong đó vẽ theo mẫu là một môn cơ bản để rèn cho học sinh
(HS) cách nhìn, cách vẽ, thói quen ước lượng, so sánh các tỷ lệ.
Vì vẽ theo mẫu là theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ ở
mỗi người về một đối tượng có thực ở trước mặt nên nó giữ một
vai trò quan trọng với chất lượng bài vẽ sau này của học sinh. Vì
vậy người thầy phải tìm ra phương pháp để học trò có hứng thú
học hơn. Bởi hứng thú giữ một vai trò quan trọng trong sự hình
thành và phát triển nhân cách ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Thực
tiễn chứng minh điều này rất rõ. Một số học sinh khi học môn
này hay môn khác kết quả học tập khác nhau chỉ vì hứng thú
học tập môn đó khác nhau. Vậy hứng thú nhận thức nâng cao
tính tích cực của HS và làm tăng hiệu quả của quá trình nhận
thức. Hứng thú nhận thức làm nảy sinh quá trình khát vọng hành
động và hành động một cách sáng tạo.
Lý do chọn đề tài
Lý do chọn đề tài






Tác giả:
Nguyễn Thị Hương Tiểu học Diễn Thành Diễn Châu





Vậy làm thế nào để nâng cao hứng thú học
tập của bộ môn mỹ thuật ở trường Tiểu học nói chung và lớp
4 nói riêng. Đây là vấn để đã được Bộ Giáo dục và đào tạo
nước ta quan tâm và đã có biện pháp thích hợp nhằm góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học, hoàn thành mục tiêu
giáo dục của Bộ giáo dục và Đào tạo đề ra, phải làm như
thế nào để các em xem đó là môn học chính, môn học bắt
buộc như những môn học chính khoá như: Toán, Tiếng việt ...
Để các em tập trung chuyên sâu lĩnh vực kiến thức chứ
không phải học với mục đích đối phó.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp của Bộ
Giáo dục và đáp ứng nhu cầu thực tế tôi đã tìm ra
Một số
Một số
giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập phân môn vẽ theo
giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập phân môn vẽ theo
mẫu có kết quả.
mẫu có kết quả.




Trước đây người ta tin rằng trẻ em chỉ học hiệu quả nhất
nếu giáo viên giảng giải kiến thức một cách rõ ràng còn học
sinh nghe và ghi nhớ đầy đủ. Một số giáo viên (GV) quan niệm
vẽ tả thực hơi khắt khe nghĩa là phải vẽ lại đúng mẫu 100% kể
cả kích thứơc đậm nhạt, màu sắc. Vì thể kẻ ô và đọc chính tả

vẽ là một cách dạy khá phổ biến, tuy đã được cảnh báo nhưng
vẫn tồn tại một số trường.
Thêm nữa là một số giáo viên nhìn nhận thẩm mỹ như
một điều gì đó xa vời, khó vươn tới từ đó "Sợ" dạy mỹ thuật. Tại
sao vậy? Do phương pháp truyền thụ chưa đúng, do muốn vẽ
đẹp và do chiến tranh đem lại. Đó là một sai lầm. Họ đã quên
rằng mỹ thuật có xung quanh chúng ta, tri thức của nó tiềm ẩn
trong mỗi con người (dù nhiều hay ít). Nhiều GV, Phụ huynh và
HS coi nhẹ môn này, cho là môn phụ,chưa chú ý. GV ít nghiên
cứu kỹ bài dạy, sưu tầm tài liệu, vật mẫu, thiếu hệ thống câu hỏi
giữa thầy và trò, chưa khơi dậy niềm đam mê nghệ thuật, giờ
học căng thẳng . Trong mỗi tiết dạy chỉ
Phần 2:
Phần 2:
thực trạng
thực trạng




thông báo một cách chung chung, chỉ dành 15-20 phút cho
học sinh thực hành, chưa chú ý đến yếu tố thẩm mỹ, chưa liên hệ ,
chưa mở rộng nâng cao kiến thức. Như vậy, quan niệm nhận thức
chưa rõ, chưa đúng về vị trí, mục đích, nhiệm vụ của môn mỹ thuật
và khả năng thể hiện nghệ thuật trẻ thơ. Mặc dù mấy năm gần đây
Bộ GD&ĐT đã trang bị một số đồ dùng dạy học (ĐDDH), băng đĩa
hình, ti vi, đèn chiếu, triển khai dạy chuyên đề song nhiều giáo viên,
nhiều trường nhất là trường vùng sâu, vùng xa chưa nhận thức
đúng đắn về môn này, chưa có phương tiện quay băng đĩa hình
minh họa các bài (nếu sử dụng tranh ảnh chưa khai thác hết nội

dung của tranh) dẫn tới kết quả chưa cao. Phương pháp giảng giải
ghi nhớ là trọng tâm nên khi cho cả lớp vẽ theo mẫu thì giáo viên
chỉ có thê hướng dẫn chung chung. Học sinh tiểu học khi vẽ theo
mẫu ít tuân theo trình tự giới thiệu trong sách giáo khoa hay sự hư
ớng dẫn của giáo viên. Các em nhìn bài nhau để vẽ hoặc nhìn bài
ở sách giáo khoa (SGK) vở tập vẽ chép lại đúng mẫu không chú ý
đến giáo viên đặt mẫu gì, góc độ nhìn thế nào, tỷ lệ của vật so với
khung hình cho sẵn, đa số HS dùng thước để kẻ vẽ theo ý mình.




HS không chú ý đến khung hình cho sẵn to hay nhỏ cứ thế
photo hình mẫu vào. Như vậy, phương pháp đặc thù của môn mỹ
thuật chưa tìm ra nên GV thường gò ép theo khuôn mẫu, chưa chú
ý đến khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của HS, GV dạy kỹ thuật
vẽ nhiều hơn dạy cảm thụ. GV chưa tự thiết kế giáo án phân định
rõ hoạt động của thầy và trò, chưa có hệ thống câu hỏi, câu hỏi
dẫn dắt, gợi mở, chưa dự định tình huống sư phạm xảy ra. GV chưa
tự thiết kế , chưa làm ĐDDH. Nếu GV có sử dụng ĐDDH thì GV sử
dụng chưa thường xuyên, liên tục, không phải GV nào cũng mua
vật mẫu cho mọi tiết dạy. Tranh mẫu của phân môn vẽ theo mẫu
chưa có nhiều, ĐDDH không đúng quy định, thiếu hình ảnh hướng
dẫn HS suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, thiếu tài liệu đọc thêm. Vì vậy GV
thường dạy chay.
- Cơ sở vật chất : Phòng học chật chội, thiếu ánh sáng, bàn
ghế không đúng mẫu chuẩn, không có bục đặt mẫu, phần lớn đặt
mẫu ở bàn GV vừa cao, vừa xa, có khi khuất so với tầm nhìn của
học sinh, dạy học trong bốn bức tường, bàn ghế đồ dùng như dạy
các môn toán, tiếng Việt ... không trang trí lớp học, hình thức dạy

học cứng nhắc, rập khuôn nên hay nhàm chán, nặng nề.




- Quan điểm đánh giá rập khuôn, chưa chú ý đến bài vẽ sáng
tạo của HS, đánh giá theo thang điểm. Trong quá trình dạy GV ít
khen, hay chê.
Một vấn đề đặt ra bắt buộc phải suy nghĩ là dạy mỹ thuật ở trư
ờng tiểu học như thế nào cho có kết quả và tiêu chí để đánh giá
chất lượng của một tiết dạy - học mỹ thuật được xác định cho tốt.
Bởi nó liên quan đến toàn bộ sự ổn định, phát triển môn học. Đầu
tiên ta phải nói tới người thầy ở trường tiểu học - người GV đứng lớp
toàn diện. Thực tế chung của đất nước chưa thực hiện tốt được. Bởi
nhiều năm rồi trình độ GV dạy mỹ thuật chưa đủ về số lượng, chất lư
ợng, nhiều GV chưa đào tạo chính quy. Nhiều trường không dạy
môn này, nếu có dạy thì mang ý nghĩa "trang trí" hơn thực tế, thời
gian học 35 tiết/tuần bị bớt xén. Nhiều tranh vẽ thật đẹp của trẻ lại
bị thầy cô chê còn những tranh khô cứng hoặc được chép theo
SGK lại được khen.
Đây là phương pháp dạy học lấy GV làm trung tâm phù hợp với
điều kiện Việt Nam trong thời kỳ từ năm 2000 về trước. Đứng trước xu
thế hội nhập mới Bộ Giáo dục nước ta phải đổi mới phương pháp
dạy học nhằm phát triển năng lực HS tức là lấy HS làm trung tâm.

×