Một số dạng toán cơ bản trong hóa vô cơ dành cho luyện thi ĐH - CĐ
Biên soạn: Lương Thiện Tài - Lưu Anh Tú
Dạng 1:
Kim loại + dung dịch muối → Muối mới + kim loại mới ↓
Kim loại mạnh hơn (không tan trong nước) đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
Phương pháp tăng giảm khối lượng.
Ví dụ:
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ↓ 1 mol Fe phản ứng khối lượng chất rắn tăng 8 gam.
Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu ↓ 1 mol Zn phản ứng khối lượng chất rắn giảm1 gam.
Chú ý :
- khối lượng chất rắn tăng cũng chính là khối lượng dung dịch giảm và ngược lại.
- Nếu cho 2 thanh kim loại vào 1 dung dịch muối thì các phản ứng của xẩy ra đồng thời.
- Nếu hỗn hợp bột kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp muối, thì kim loại có tính khử
mạnh nhất sẽ pư với cation kim loại có tính oxihóa mạnh nhất trước! Các phản ứng sẽ lần
lượt xẩy ra.
Dựa vào điều này có thể xác định thành phần kim loại và dung dịch muối sau phản ứng
Ví dụ: (Cao đẳng 2008)
Bài tập
1. Ngâm một đinh sắt sạch trong 100ml dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng kết thúc, lấy
đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô, cân thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 0,8
gam. Dung dịch CuSO4 ban đầu có nồng độ là:
A. 0,5M. B. 1M. C. 0,1M D. 0,05M.
2. Ngâm một thanh Zn vào một cốc thủy tinh chứa 50ml dung dịch Cu(NO3)2 0,05M đến
khi dung dịch trong cốc mất hẳn màu xanh, thì khối lượng thanh Zn sau phản ứng sẽ:
A. giảm 0,0025 gam so với ban đầu B. tăng 0,0025 gam so với ban đầu.
C. giảm 0,1625 gam so với ban đầu. D. tăng 0,16 gam so với ban đầu
1. (khối B,2008) Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng
chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5
gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng
các muối trong X là
A. 13,1 gam B. 17,0 gam C. 19,5 gam D. 14,1 gam.
2. (khối B,2008) Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều
bằng
nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1 = V2. B. V1 = 10V2. C. V1 = 5V2. D. V1 = 2V2.
3. (khối B,2007) Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau
khi kết thúc các phản ứng , lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần
phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 90,27% B. 85,30% C. 82,20% D. 12,67%
4. Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng một dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc
hai bản kim loại ra thì trong dung dịch thu được nồng độ mol của kẽm sunfat bằng 2,5 lần
của sắt sunfat. Mặt khác khối lượng của dung dịch giảm 0,11gam. Khối lượng đồng bám
trên mỗi kim loại là:
A. 1,28 gam và 3,2 gam. B. 6,4gam và 1,6 gam
C. 1,54 gam và 2,6 gam. D. 8,6 gam và 2,4 gam.
Dạng 2: Tính khối lượng muối khan.
- Phương pháp tăng giảm khối lượng .
- Phương pháp bảo toàn khối lượng.
I. Muối Cacbonat + dung dịch HCl
II. Kim loại + dung dịch HCl / H2SO4
o Nếu kim loại là kim loại kiềm (Na), còn axit là rượu (ROH) thì ta vẫn tính tương tự, lúc
này dùng bảo toàn khối lượng thuận tiện hơn.
Na + ROH → RONa + ½ H2 ↑
Chú ý: KL + hỗn hợp HCl và H2SO4 → Muối + H2 ↑
(đã biết số mol từng axit) (biết số mol H2)
Chúng ta chỉ có thể áp dụng bảo toàn khối lượng khi kiểm tra chắc chắn rằng axit đã phản
ứng hết. . Nếu ta có axit phản ứng hết.
Câu 44: (Cao đẳng, 2008) Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung
dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc).
Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
A. 38,93 gam B. 103,85 gam C. 25,95 gam D. 77,86 gam.
III. Oxit kim loại + Axit → Muối + H2O
o Phương pháp bảo toàn khối lượng. Axit = H2SO4 thì: naxit = n H2O …
Ví dụ:
5. (khối A,2007) Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 , MgO, ZnO trong
500ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi
cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81 gam B. 4,81 gam C. 3,81 gam D. 5,81 gam
IV. Axit + Bazơ (NaOH) → Muối + H2O
o Axit ở đây ta thường gặp là axit hữu cơ hơn, ví dụ như axit axetic, phenol,…
Ví dụ:
6. (khối A,2008) Trung hòa 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần
dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng , thu được m gam
chất rắn khan có khối lượng là:
A.8,64 gam B.6,84 gam C.4,90 gam D.6,80 gam
3. (khối B,2008) Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500
ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn
hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C3H7COOH.
Dạng 3: NaOH + hỗn hợp axit H2SO4, HCl hoặc H2SO4 ,HNO3 .
Cô cạn dung dịch, tính m muối khan
- Muối khan, ưu tiên tạo thành muối sunfat trước, vì khi cô cạn có thể xẩy ra phản ứng axit
không bay hơi (H2SO4 ) đẩy axit dễ bay hơi HCl,HNO3 để tạo muối sunfat.
Dạng 4:
Hỗn hợp oxit + H2 / CO → Kim loại + H2O/ CO2
Oxit KL – [O] → KL
H2 + [O] → H2O
CO + [O] → CO2
o Việc tính toán chỉ cần dựa vào các quá trình “cho nhận” nguyên tử O.
o Khối lượng chất rắn giảm hay khối lượng hỗn hợp khí tăng chính là khối lượng của
nguyên tử O tham gia vào các quá trình trên
o Nhận thấy số mol khí/ hơi sau phản ứng không đổi.
7. (khối A – 2008) Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng
dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn ,
khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:
A. 0,448 B.0,112 C.0,224 D.0,560
8. (Cao đẳng,2007) Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam
một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so
với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp
khí sau phản ứng là
A. FeO; 75%. B. Fe2O3 ; 75%. C. Fe2O3 ; 65%. D. Fe3O4 ; 75%.
(Cao đẳng, 2008) Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn
hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4
gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,120 B. 0,896. C. 0,448. D. 0,224.
Bài tập
9. Thổi một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm: CuO, Fe2O3, FeO,
Al2O3 nung nóng, luồng khí thoát ra được sục vào nước vôi trong dư, thấy có 15 gam kết
tủa trắng. Sau phản ứng, chất rắn trong ống sứ có khối lượng 215 gam. Khối lượng m gam
của hỗn hợp oxit ban đầu là:
A. 217,4 gam. B. 249 gam. C. 219,8 gam. D. 230 gam.
10. Hỗn hợp khí Y gồm H2 và CO. Toàn bộ lượng khí Y vùa đủ khử hết 4,8 gam Fe2O3
thành Fe kim loại và tạo thành 1,08 gam H2O. Phần trăm thể tích CO trong hỗn hợp khí Y
là:
A. 66,67%. B. 25,00%. C. 33,33%. D. 50,00%.
11. Cho m gam Fe2O3 tác dụng với 2,24 lít khí CO ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu
được 20 gam hỗn hợp Fe3O4 và FeO và 3,76 gam hỗn hợp khí CO và CO2. m có giá trị là:
A. 20,96 B. 22,1 gam C. 23,76 gan D.Không xác định
12. Khử hết m gam Fe2O3 bằng CO, thu được hỗn hợp A gồm Fe3O4 và Fe có khối lượng
28,8 gam. A tan hết trong dung dịch H2SO4 cho ra 2,24 lít khí (đktc). Tính thể tích CO
(đktc) đã phản ứng
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 3,92 lít D. 4,48 lít
Dạng 5:
Hỗn hợp kim loại + O2 → Hỗn hợp oxit kim loại KL + [O] → Oxit
bảo toàn khối lượng mO =moxit - mKL
Hỗn hợp oxit + dung dịch HCl → Muối + H2O
O2- + 2H+ → H2O (hay O + 2H)
(trong oxit) (nH+ = nHCl)
Có thể thay HCl bằng dung dịch H2SO4 loãng, hoặc H2SO4 đặc, HNO3 (nếu không có
phản ứng oxihóa khử)
13. (khối A – 2008) Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3
(trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3 ), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá
trị của V là:
A. 0,23 B.0,18 C.0,08 D.0,16
14. (khối A,2008) Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác
dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,3 gam. Thể tích
dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:
A. 57ml B.50 ml C.75 ml D.90 ml
Dạng 6: Phản ứng nhiệt nhôm
I. Phản ứng xẩy ra hoàn toàn.
a. Xác định thành phần chất rắn ban đầu
Hỗn hợp rắn sau phản ứng gồm Al2O3 , Fe và thường là có Al dư (Fe2O3 hết)
Chia hỗn hợp rắn sau phản ứng làm 2 phần:
Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaOH, có H2 ↑ chứng tỏ Al còn dư.
NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + H2 ↑
Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl, khí H2 ↑ là do phản ứng của Al, Fe với HCl
Al + 3HCl → AlCl3 + H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Từ 2 dữ kiện trên suy ra nFe tạo thành và nAl dư. Từ đó có thể tính được thành phần Al,
Fe2O3 ban đầu.
b. Tìm công thức oxit sắt FexOy
1. (khối A, 2008) Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có
không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai
phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Giá trị của m là
A. 22,75 B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43.
1. (khối B,2007) Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau
khi phảntoàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit
HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là (Cr = 52)
A. 7,84 B. 4,48 C. 3,36. D. 10,08.
II. Phản ứng không hòan toàn. Tính hiệu suất phản ứng
- Thường bài toán sẽ cho số mol Al và oxit Fe2O3 trước. Ta cần xác định ngay chất thiếu
là chất nào để tính hiệu suất theo chất đó.
- Ví dụ : Fe2O3 là chất thiếu
Dạng 7
- Dung dịch Ca(OH)2 + CO2
- Dung dịch AlCl3 + NaOH
- Dung dịch NaAlO2 + HCl
I. CO2 + dung dịch NaOH.
Biết trước số mol CO2, NaOH, xác định thành phần muối, tính khối lượng muối.
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
Đặt nNa2CO3 = x mol , nNaHCO3 = y mol.
15. Dẫn 224 cm3 CO2 vào 50ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau khi kết thúc phản ứng, đun
cạn dung dịch sẽ thu được muối nào, khối lượng là bao nhiêu?
A. NaHCO3 0,63 g và Na2CO3 2,65 g B. NaHCO3 0,63 g và Na2CO3; 0,265 g
C. NaHCO3 0,63 g và Na2CO3 0,0265 g D. Na2CO3 0,265 g
2. (khối B,2007) Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu
được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch
NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
A. 5,8 gam B. 6,5 gam C. 4,2 gam D. 6,3 gam.
II. CO2 + dung dịch Ca(OH)2 / Ba(OH)2
Biết trước số mol CO2, Ca(OH)2, xác định thành phần muối, tính khối lượng kết tủa.
Hoặc biết trước số mol CO2 , số mol kết tủa, xác định số mol Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2
Đặt nCaCO3 = x mol , nCa(HCO3)2 = y mol. Giải hệ:
Nên nhớ phân tử khối: CaCO3 = 100; BaCO3 = 197
16. (Khối A, 2007) Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch
Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032 B. 0,048 C. 0,06 D. 0,04
III. x mol CO2 + dung dịch a mol Ca(OH)2 / Ba(OH)2 y mol kết tủa
Cho biết số mol Ca(OH)2 và khối lượng kết tủa ( CaCO3 ). Tìm VCO2 (đktc)
Bài toán có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: chỉ tạo muối trung hòa
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Lúc này nCO2 = nCaCO3
- Trường hợp 2: tạo cả muối trung hòa và muối axit.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2
Có thể hiểu rằng trường hợp 1 kết tủa chưa đạt cực đại, trường hợp 2 ban đầu phản
ứng chỉ tạo muối trung hòa CaCO3 .Sau khi kết tủa đạt cực đại, vẫn tiếp tục sục CO2
thì sẽ có phản ứng làm kết tủa tan một phần
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Như vậy với một lượng Ca(OH)2 xác định, khi sục CO2 vào để thu được một lượng kết
tủa xác định thì luôn có 2 trường hợp về số mol của CO2 (trừ trường hợp kết tủa đạt cực
đại)
và để đạt được lượng kết tủa đó, VCO2 tối thiểu ứng với trường hợp 1, VCO2 lớn nhất
ứng với trường hợp 2.
Tương tự bài toán trên , ta cũng có 2 dạng sau: