TÌNH HÌNH THỰC VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY IN BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI.
2.1 Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh
tại công ty.
2.1.1 Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của công ty.
Công ty in Bộ lao động thương binh và xã hội là một doanh nghiệp nhà
nước trực thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội, hoạt động theo nguyên tắc
hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài
khoản tại ngân hàng nhà nước. Công ty được thành lập từ ngày 8 – 11 – 1983 với
quy mô ban đầu là xưởng in nhằm phục vụ cho công tác in trong ngành (quyết định
thành lập số 287 QĐ/TB – XH ngày 8 – 11 – 1983 của bộ trưởng Bộ TB và XH).
Doanh nghiệp được phép đặt trụ sở chính tại ngõ Hoà Bình 4, phường Minh
Khai, quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội.
Sau một thời gian hoạt động xưởng in TB đã phát triển với quy mô lớn hơn
và nhiệm vụ được giao cũng nặng nề hơn. Bộ TB và XH đã quyết định chuyển
xưởng in TB thành xí nghiệp in Bộ TB và XH (quyết định thành lập số
163/QĐTB-XH ngày 4 – 9 – 1986).
Sau khi hai bộ là Bộ LĐ và Bộ TB – XH được xát nhập thành Bộ LĐ-TB và
XH thì xí nghiệp in được sát nhập với xí nghiệp sản xuất dịch vụ đời sống.
Năm 1990, do chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường để phù hợp với tình hình mới, Bộ LĐ-TB và XH lại quyết định
thành lập xí nghiệp in và sản xuất dụng cụ người tàn tật (quyết định số 18/LĐTB –
QĐ ngày 16 – 1 – 1991).
Nhưng sau một năm hoạt động Bộ LĐ - TB và XH lại ra quyết định thành
lập nhà in Bộ LĐ - TB và XH ( theo quyết định số 152/LĐTB – XH – QĐ ngày 20
– 3 – 1992) trên cơ sở tách từ xí nghiệp in và sản xuất dụng cụ người tàn tật.
Cho tới năm 2001, theo quyết định số 171/LĐTB – XH – QĐ ngày 7 – 4 –
2001 nhà in Bộ LĐ - TB và XH lại đổi tên thành Công ty in Bộ LĐ - TB và XH.
Là một công ty thuộc hệ thống kinh tế quốc doanh, Công ty in Bộ LĐ - TB
và XH Phải thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao cho vừa phải tự vận động tìm
nguồn hàng để đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Nhiều năm qua nhờ việc
tăng cường trong lĩnh vực quản lý, đổi mới trang thiết bị, máy móc, công suất chất
lượng của Công ty đã tăng lên nhiều lần so với trước, sản phẩm của công ty đã và
luôn luôn khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường cả nước. Do đó
doanh thu của công ty năm sau luôn luôn cao hơn năm trước, đời sống của cán bộ
công nhân viên được cải thiện. Hàng năm Công ty thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với
Nhà nước.
Sau đây là một số chỉ tiêu của công ty in Bộ LĐ - TB và XH:
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002
1 Tổng doanh thu đồng 10.789.188.142 10. 998.166.000
2 Lợi nhuận đồng 289.982.000 310.000.156
3 Nộp ngân sách đồng 152.884.000 164.678.000
4 Tổng vốn đồng 15.378.000.000 15.445.894.000
5 Tổng quỹ lương đồng 1.107.816.408 1.112.923.296
6 Số lao động Người 142 142
7 Thu nhập bình quân đồng/ng/th 650.127 653.124
Qua số liệu trên ta thấy Công ty in Bộ LĐ - TB và XH không ngừng mở
rộng, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu về tổng
nguồn vốn, doanh thu, thu nhập bình quân của công nhân tăng nhanh.
Đến nay Công ty đã là một trong những doanh nghiệp có tên tuổi và có uy
tín trên thị trường in ấn toàn quốc. Các sản phẩm của Công ty không ngừng được
hoàn thiện và tạo được lòng tin vững chắc với khách hàng. Các khách hàng quen
thuộc của công ty đều là những doanh nghiệp đang phát triển mạnh như:…
Tất cả những điều đó khẳng định Công ty in Bộ LĐ - TB và XH đang ngày
càng phát triển và có một chỗ đứng vững chắc, uy tín trong lĩnh vực in ấn, chế bản.
2.1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty in Bộ LĐ - TB và XH.
Công ty in Bộ LĐ - TB và XH la loại doanh nghiệp sản xuất cỡ vừa, sản
xuất làm ra phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng yêu cầu thông qua hợp
đồng kinh tế nên chủng loại sản phẩm rất phong phú: in các ấn phẩm, tài liệu, biểu
mẫu, tạp chí, báo và sổ sách, nhãn mác khác nhau….Các máy móc thiết bị sản xuất
của Công ty hiện nay đều là các máy móc hiện đại, phù hợp với quy trình in. Đội
ngũ công nhân viên làm việc lâu năm và có trình độ chuyên môn cao. Tất cả mọi
phần việc trong quy trình sản xuất đều được chuyên môn hoá theo lao động và theo
máy móc. Đặc biệt là hiện nay chỉ còn rất ít các chi tiết sản phẩm được làm thủ
công, cả dây truyền sản xuất đã được hiện đại hoá. Sau mỗi loạt sách được sản xuất
ra, sản phẩm được đóng gói và giao ngay cho khách hàng từ phân xưởng hoàn
thiện sách.
Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm:
Do đặc điểm cũng như tính chất sản xuất của nhà in, ở đây quy trình sản
xuất sản phẩm của Công ty được chia làm các bước công nghệ chủ yếu:
Khi nhận được hợp đồng ký kết của khách hàng với tài liệu gốc ban đầu, bản
thảo đánh máy, tranh ảnh,…Phòng kế hoạch sẽ chuyển xuống các bộ phận, quá
trình sản xuất phải qua các bước công nghệ sau:
- Thiết kế kỹ thuật: Khi nhận được tài liệu gốc, bộ phận thiết kế kỹ
thuật trên cơ sở nội dung in thiết kế nên các yêu cầu in.
- Vi tính: Nhiệm vị của bộ phận này là đưa bản thiết kế vào vi tính, tiến
hành điều chỉnh bố trí các trang in: Tranh ảnh, dòng, cột, kiểu chữ….Nếu khách
hàng có yêu cầu chụp ảnh thì sẽ tiến hành chụp ảnh. Thông thường thì khách hàng
vẫn thường có ảnh kèm theo.
Công tác phim tiến hành sửâ và sắp xếp phim để khi in hợp với khổ giấy in.
- Bình bản: Trên cơ sở các tài liệu, phim ảnh, bình bản làm nhiệm vụ bố
trí tất cả các loại ( chữ, hình ảnh…) có cùng một màu vào các tấm mi ca theo từng
trang in.
- Phơi bản: Trên cơ sở các tấm mi ca do bộ phận bình bản chuyển sang,
bộ phận phơi bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn nhôm hoặc kẽm.
- In: Khi nhận được các chế bản khuôn in nhôm hoặc kẽm (đã được
phơi) lúc này bộ phận in offset 4 trang, offset 8 trang, offset 10 trang, offset 16
trang sẽ tiến hành ion hàng loạt theo các chế bản khuôn in đó.
- Thành phẩm: Khi nhận được các bản in, bộ phận thành phẩm sẽ tiến
hành đóng quyển (xén, pha, xén thành phẩm) kiêm thu thành phẩm, đóng gói nhập
kho và chuyển cho khách hàng.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Ở CÔNG TY IN BỘ LĐ - TB VÀ XH
Tương ứng với mỗi giai đoạn công nghệ ở nhà in có một bộ phận công nhân
để đảm nhiệm, được sắp xếp, tổ chức thành các phân xưởng sản xuất, tổ sản xuất.
Tổ chức sản xuất:
ở Công ty in Bộ LĐ - TB và XH, công việc in ấn đrược tiến hành ở 4 phân
xưởng. Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ và chức năng cơ bản riêng của mình.
- Phân xưởng cơ khí: Có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất,
tiến hành lắp đặt khi có thiết bị mới cho các phân xưởng phục vụ sản xuất. Phân
xưởng này còn giám sát các bộ phận trong dây chuyền sản xuất, chấp hành đầy đủ
các quy trình về lao động và bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Phân xưởng chế bản: Đây là phân xưởng được đầu tư máy móc thiết
bị hiện đại nhất như: máy vi tính, máy tráng ly tâm, máy phơi. Tại đây, các bản
thảo mẫu mã của khách hàng do bộ phận kế hoạch sản xuất chuyển xuống được
đưa vào bộ phận sắp chữ điện tử để tạo ra các bản ion màu và nếu có yêu cầu thì
Kế hoạch sản xuấtKhách hàng
Thiết kế kỹ thuật
Vi tính Công tác phimChụp ảnh
Bình bản
Phơi bản
In
Hoàn thiện, nhập kho, xuất hàng
các bức ảnh sẽ được phân màu. Sau đó, các bản in mầu được sắp xếp theo một
trình tự nhất định rồi được chuyển tới bộ phận sửa, chụp phim, bình bản để tạo nên
các tờ in theo từng tiêu chuẩn kỹ thuật và chuyển tới bộ phận phơi bản để hiện hình
trên bản nhôm.
- Phân xưởng in: Đây là phân xưởng có vai trò trọng yếu trong toàn bộ
quy trình sản xuất do các tổ offset đảm nhận: offset 4 trang, offset 8 trang, offset
10 trang, offset 16 trang.
Khi nhận được chế bản khuôn in do phân xưởng chế bản chuyển sang, phân
xưởng in sử dụng kết hợp: bản in + giấy + mực để tạo ra các trang in theo yêu cầu (
có thể là in offset, in lưới, in cuốn,…)
Nguyên tắc của quy trình in là sử dụng 4 màu: Xanh, đỏ, vàng, đen. Tuỳ
thuộc vào yêu cầu của màu sắc của từng đơn đặt hàng mà bộ phận pha màu tiến
hành pha ra để được yêu cầu đó.
- Phân xưởng hoàn thiện: Là phân xưởng cuối cùng của quy trình công
nghệ sản xuất. Do tổ sách và tổ kiểm hoá đảm nhiệm. Sau khi bộ phận in in thành
các tờ rời, bộ phận hoàn thiện có nhiệm vụ hoàn chỉnh thành một sản phẩm theo
đúng yêu cầu của khách hàng.
Tổ kiểm hoá tiến hành kiểm tra lại các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tổ sách đảm nhiệm các công đoạn: cắt, gấp, soạn, khâu, vào bìa, đóng gói
sau đó nhập kho thành phẩm và chuyển đến khách hàng.
2.1.3 Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty in Bộ LĐ - TB và XH
Để đảm bảo sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt quá trình sản xuất, Công ty
in Bộ LĐ - TB và XH tổ chức theo mô hình trực tuyến. Bộ máy quản lý gọn nhẹ. -
Giám đốc là người chỉ huy cao nhất chịu mọi trách nhiệm trước Công ty, trước
khách hàng và trước tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Giám đốc là
người đại diện cho nhà nước, là người quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh trong Công ty, đồng thời là người trực tiếp chỉ đạo các phòng hành chính và
các phân xưởng sản xuất.
- Phó giám đốc: là người thay mặt giải quyết các công việc của giám
đốc khi giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách lĩnh vực kỹ thuật, thiết bị và điều độ
sản xuất. Ngoài ra, phó giám đốc còn phụ trách lĩnh vực về hành chính, quản trị
trong đơn vị.
Giúp việc cho ban giám đốc là các phòng ban chức năng nghiệp vụ:
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ chỉ đạo kiêm kiểm tra các
mặt công tác hành chính, tổ chức, sử dụng và quản lý lao động.
- Phòng kinh doanh tiếp thị: Phòng này có nhiệm vụ thường xuyên tiếp
cận với khách hàng, nhằm gây uy tín và thu hút được khách hàng trên cơ sở các
hợp đồng kinh tế đôi bên cùng có lợi.
- Phòng kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ lập định mức tiêu hao nguyên
vật liệu cho từng loại sản phẩm sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
những phát minh sáng kiến để cải tạo sản phẩm làm cho sản phẩm ngày càng có
chất lượng cao, mẫu mã đẹp, có thể thay thế các nguyên vật liệu đắt tiền bằng các
nguyên vật liệu rẻ tiền nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra bộ phận
này còn được theo dõi việc sử dụng máy móc thiết bị, sửa chữa bảo quản máy.
- Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chính sách chế độ mà nhà nước
quy định làm tham mưu cho giám đốc về mặt quản lý tài chính của Công ty, thực
hiện kinh doanh tiết kiệm và có lãi.
- Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho Công ty cả ngày và
đêm, không để xảy ra mất mát, gây rối…ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
- Phòng y tế: Có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân
viên trong Công ty.
- Nhà ăn: Trong nền kinh tế thị trường nhịp độ làm việc rất khẩn
trương, thời gian nghỉ trưa của công nhân viên không đáng kể vì vậy nhà ăn là một
bộ phận không nên thiếu trong bất cứ một nhà máy, xí nghiệp, đơn vị sản xuất nào.
Nó đảm bảo dinh dưỡng, sức khoẻ và đảm bảo an toàn hơn Công nhân viên trong
bữa trưa.
Có thể tóm tắt cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty qua sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòngtổ chứchànhchínhPhòngkinh doanhtiếp thịPhòng kế hoạch sản xuất
Phòng kế toán tài vụ
P. bảovệ P. y tế
Nhà ăn
MáydaoKiểm hoáSách1 Sách2 offset16offset10offset8 offset4
Vi tính Bình bảnPhơi bản
Phân xưởng hoàn thiện
Phân xưởng in
Phân xưởng chế bản
Phân xưởng cơ khí
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Hình thức công tác kế toán, bộ máy kế toán:
Việc vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán
thích hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp là một nội dung quan trọng
của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, nó chi phối nhiều đến việc sử
dụng cán bộ, nhân viên kế toán.
Do đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhẹ nên Công ty đã sử dụng
hình thức tổ chức kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế
toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty.
Công ty có quy mô vừa, địa bàn lại tập trung nên sử dụng hình thức kế toán
này là rất phù hợp. Tại các phân xưởng, cuối tháng tổ trưởng mang bảng chấm
công cùng các phiếu sản phẩm của cá nhân lên phòng kế toán. Hình thức tổ chức
công tác kế toán tập trung tạo điều kiện kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự
lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của
lãnh đạo doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác
kế toán của doanh nghiệp.
Mọi vấn đề liên quan đến tài chính kế toán của Công ty đều được tập trung
giải quyết tại phòng kế toán.
Tại phòng kế toán của Công ty, đứng đầu là kế toán trưởng, người có nhiệm
vụ phối hợp hoạt động của các nhân viên kế toán, phối hợp hoạt động giữa các nội
dung của công tác kế toán nhằm đảm bảo sự thống nhất về mặt số liệu và quy trình
kế toán. Ngoài ra còn có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra công tác của các nhân viên kế
toán. Bên cạnh đó thì kế toán trưởng cũng trực tiếp theo dõi các phần hành sau:
- Dựa vào số liệu, sổ sách của kế toán viên xác định doanh thu lỗ, lãi
của Công ty.
- Lập các báo cáo tài chính của Công ty theo quy định.
- Phổ biến, hướng dẫn và cụ thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ thể
lệ tài chính kế toán của nhà nước.
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
- Tính giá bán cho mỗi đơn đặt hàng (Kiểm tra so sánh với phòng kế
hoạch)
+ Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh
nghiệp. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn kiêm kế toán tài sản cố định và kế toán vật
liệu, công cụ dụng cụ.
+ kế toán thanh toán: Có các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi tiền vay, tiền gửi ngân hàng, viết phiếu thu, phiếu chi, uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi.
- Theo dõi thanh toán với người bán, Ngân sách, phải thu của khách
hàng.
+ Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi ngày công của từng cán bộ công
nhân viên thông qua bảng chấm công do các phân xưởng gửi lên và do bản thân
theo dõi.Căn cứ bảng chấm công tính chính xác tiền lương và các khoản trích theo
lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đồng thời kế toán tiền lương cũng
phải lập bảng phân bổ số 1 để chuyển cho kế toán tổng hợp.
+ Thủ quỹ: là người quản lý tiền mặt tại Công ty, chịu trách nhiệm thu tiền
bán hàng, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
+ Thủ kho: quản lý vật tư, vật liệu, thành phẩm, làm nhiệm vụ nhập xuất kho
khi có chứng từ hợp lệ.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty in Bộ LĐ - TB và XH
Hình thức kế toán, hệ thống kế toán:
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được
thực hiện trên máy vi tính theo chương trình phần mềm Kế Toán Việt Nam. Đây là
hình thức phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Theo hình thức này việc ghi sổ kế toán tách rời giữa việc ghi theo thứ tự thời
gian (ghi nhật ký) và ghi theo hệ thống (ghi theo tài khoản) giữa việc ghi sổ kế toán
tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
- Hệ thống sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng:
+ Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái tài khoản
Một số sổ cái mà doanh nghiệp sử dụng là: Sổ cái TK 111, TK 112, TK 131,
TK 331, TK 152, TK 311, TK 334, TK 621, TK 622, TK 627, TK 642…
Thủ
kho
Thủ
quỹ
Kế toán
tiền lương
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
tổng hợp
Kế toán trưởng
Đăng ký và cập nhật hệ thống sổ sách tổng hợp, chi tiết
Nhập các chứng từ gốc Lập bảng kê chứng từ gốcLập chứng từ ghi sổ
Ghi sổ nhật ký chứng từ gốcGhi sổ kế toán chi tiết Ghi sổ cái
Lập các báo cáo phục vụ quản lý kế toán và báo cáo quyết toán
Tham khảo tra cứu tức thời các số liệu, sổ sách, báo cáo ở trên tại mọi thời điểm và khoảng thời gian. Xem trên màn hình hoặc in ra giấy
Do doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng nên sản phẩm của doanh
nghịêp tạo ra được tiêu thụ luôn vì thế không có sản phẩm tồn kho và doanh nghiệp
không sử dụng TK 155 đồng thời cũng không có hàng bán bị trả lại, không có giảm
giá hàng bán và chiết khấu thương mại nên không sử dụng TK 531, TK 532, TK
521.
+ Sổ kế toán chi tiết: Trên thực tế doanh nghiệp đã sử dụng một số loại sổ kế
toán chi tiết là: sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán.
- Trình tự ghi sổ:
+ Định kỳ căn cứ chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của
chứng từ để phân loại rồi lập chứng từ ghi sổ.
+ Các chứng từ cần hạch toán chi tiết được ghi vào sổ kế toán chi tiết.
+ Các chứng từ thu, chi tiền mặt được thủ quỹ ghi vào sổ quỹ rồi chuyển cho
phòng kế toán.
+ Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã lập ghi vào sổ cái tài khoản.
+ Cuối tháng, căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi
tiết, căn cứ vào sổ cái các tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
+ Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết,
giữa bảng cân đối số phát sinh các tài khoản với chứng từ ghi sổ.
+ Tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán.
Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ được thực hiện trên phần
mềm Kế toán Việt Nam có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ trên phần mềm KTVN
Ghi sổ
nhật ký
chứng từ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên.
Một số tài khoản chủ yếu sử dụng để phục vụ cho phương pháp kê khai
thường xuyên ở Công ty là: TK 152, TK 153, TK 154, TK 131, TK 331, TK 241,
TK 621, TK 627, TK 641, TK 642, TK 142…
Công ty không có sản phẩm hàng hoá tồn kho nên không sử dụng TK 155,
TK 156.
- Kế toán thuế giá trị gia tăng: Công ty áp dụng thuế VAT theo phương
pháp khấu trừ thuế.
- Niên độ kế toán áp dụng: áp dụng theo năm. Năm kế toán trùng với
năm dương lịch, từ 1/1/199N đến 31/1/199N.
2.2 Tình hình thực về tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở Công ty in Bộ LĐ - TB
và XH
2.2.1 Các đối tượng cần quản lý có liên quan đến việc tổ chức kế toán nguyên vật
liệu:
- Đặc điểm đặc thù của vật liệu tại công ty: Xuất phát từ đặc điểm sản
xuất của Công ty in Bộ LĐ - TB và XH là loại doanh nghiệp sản xuất cỡ vừa, sản
phẩm làm ra phụ thuộc vào đơn đặt hàng nên chủng loại sản phẩm rất phong phú.
Mỗi đơn đặt hàng có đòi hỏi khác nhau về quy cách, mẫu mã sản phẩm. Vì vậy vật
liệu của Công ty rất đa dạng về chủng loại, quy cách cũng như mẫu mã.
Hiện nay, các loại vật liệu dùng cho công nghệ in của Công ty đều sẵn có
trên thị trường, giá cả ít biến động. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để cho
Công ty đỡ phải dự trữ nhiều vật liệu ở trong kho, mà thường thì khi thấy sản xuất
có nhu cầu bộ phận cung ứng vật tư mới đi mua về.
Các nguồn nhập nguyên vật liệu của Công ty đều mua ngoài va mua chủ yếu
là từ các đơn vị đã có quan hệ mua bán lâu dài với Công ty in như: Công ty in Tiến
Bộ, Công ty văn hoá phẩm, Cơ sở vật tư ngành in…Tất cả các vật tư mua về hầu
như Công ty đều thanh toán ngay bằng Ngân phiếu, bằng séc hoặc bằng tiền mặt.
Mỗi loại vật liệu có tính chất lý học và hoá học riêng của nó nên việc dự trữ
bảo quản ở kho, hệ thống kho tàng bến bãi của Công ty rất được trú trọng để tránh
hư hỏng, mất mát, hao hụt, tránh mối mọt.
Để quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng vật liệu, giảm chi phí trong giá thành
sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, giám đốc Công ty đã quyết định ban hành quy
chế tạm thời về định mức và hạn mức một số loại vật tư dùng cho sản xuất.
Việc xây dựng một hệ thống các định mức và hạn mức sử dụng vật tư sẽ tạo
điều kiện cho bộ phận sản xuất – Kỹ thuật điều độ chủ động lập kế hoạch mua và
cung ứng vật tư kịp thời đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, tiết kiệm được vật tư.