Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY XÂY DỰNG MIỀN TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.5 KB, 14 trang )

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY XÂY DỰNG MIỀN TÂY.
I - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG MIỀN TÂY
1. Lịch sử hình thành và bộ máy tổ chức của Công ty
1.1 Lịch sử hình thành
Công ty xây dựng CTGT Miền Tây là một Doanh nghiệp Nhà nước được
thành lập theo quyết định số 2409 QĐ/TCCB-LĐ ngày 21/11/1994 của Bộ Giao
thông vận tải. Công ty là đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình
giao thông 8 - Bộ Giao thông vận tải.
Trụ sở giao dịch: Số 18 Phố Hồ Đắc Di - Đống Đa - Hà Nội.
Công ty xây dựng CTGT Miền Tây từ khi thành lập đến nay đã không
ngừng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện dần bộ máy tổ chức
quản lý, trang bị thêm máy móc thiết bị trong dây chuyền thi công xây dựng, đảm
bảo năng lực và chất lượng thi công công trình. Vì vậy, Công ty đã trúng thầu và
được chỉ định thầu nhiều công trình xây dựng. Địa bàn hoạt động của Công ty rất
rộng, rải rác ở các tỉnh phía bắc từ Lạng Sơn, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên quang,
Lào Cai, Yên bái ... đến các tỉnh thuộc khu vực Miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng
Bình và các công trình ở phía Nam như đường Xuyên Á ....
Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là nhận thầu thi công xây dựng
các công trình dân dụng và các công trình công nghiệp nhóm C, xây dựng các loại
công trình giao thông như: làm nền, mặt đường bộ, các loại cầu vừa và nhỏ, các
công trình thoát nước ... Đồng thời tiến hành quản lý và sử dụng có hiệu quả, bảo
toàn và phát triển nguồn vốn do Ngân hàng giao thầu.
Nguồn vốn do Công ty quản lý bao gồm:
- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp: 2.360 triệu đồng.
- Vốn tự bổ sung : 611,3 triệu đồng.
- Vốn vay : 4.597,9 triệu đồng.
BẢNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 1999 2000 2001
Tổng vốn


Vốn cố định
Vốn lưu động
36.216
2.130
34.086
42.935
5.319
37.616
48.482
7.800
40.682
1.2. Bộ máy tổ chức của công ty.
Là Công ty xây dựng nên hoạt động sản xuất kinh doanh là thi công xây
dựng mới, nâng cấp cải tạo, hoàn thiện các công trình giao thông, xây dựng dân
dụng.
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng có tính
đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài nên việc tổ chức bộ máy quản
lý có những đặc điểm riêng biệt.
Công ty đã tìm hiểu và bố trí hợp lý mô hình tổ chức sản xuất theo hình thức
trực tuyến chức năng, từ Công ty đến các xí nghiệp, đến đội, tổ, người lao động
theo tuyến kết hợp với các phòng chức năng.
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân chuyên ngành có năng lực và tay nghề
cao với đầy đủ máy móc thiết bị thi công nên đáp ứng được mọi yêu cầu kỹ thuật
thi công công trình. Hiện nay số cán bộ công nhân viên của Công ty là 418 người
với các trình độ:
- Trình độ đại học: 40 người
- Trình độ trung cấp: 30 người
- Công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông: 348 người
Bộ máy quản lý của Công ty gồm:
- Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty, là đại diện pháp nhân

của Công ty, được phép sử dụng con dấu riêng đồng thời là người chịu trách nhiệm
trước Công ty, trước Hội đồng quản trị Tổng Công ty và trước pháp luật về việc
điều hành hoạt động sản xuất theo chế độ một thủ trưởng, quyết định và tự chịu
trách nhiệm về kế hoạch sản xuất của Công ty cũng như kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty .
Giúp việc cho Giám đốc có hai Phó Giám đốc:
- Một Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật - thi công: Trực tiếp chỉ đạo các
hoạt động kinh doanh và thay mặt Giám đốc khi được uỷ quyền ký kết các hợp
đồng kinh tế xây dựng.
- Một Phó Giám đốc phụ trách nội chính: Trực tiếp chỉ đạo các sự việc diễn
ra thường xuyên tại Công ty và có quyền ký các hợp đồng lao động với cán bộ
công nhân viên.
Các Phó Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực được
phân công và chịu trách nhiệm thay mặt Giám đốc khi được uỷ quyền.
Để giúp Ban Giám đốc quản lý công việc có các phòng ban chức năng được
tổ chức theo yêu cầu của công việc quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật...
bao gồm:
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong việc sắp xếp
bố trí cán bộ, giải quyết các chế độ chính sách, tổ chức các công việc hành chính,
chuyển giao công văn, giấy tờ, quyết định nội bộ, quản lý trang thiết bị phục vụ
công tác quản lý và điều hành sản xuất .
- Phòng kế hoạch -kỹ thuật - tiếp thị: Có trách nhiệm giúp Giám đốc tiến
hành ký kết các hợp đồng kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà
nước. Tiếp cận, tìm kiếm khai thác công việc để từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh. Phối hợp cùng các phòng ban, căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xây
dựng kế hoạch về tài chính. Tổ chức phân giao nhiệm vụ tới các đội sản xuất, kiểm
tra kỹ thuật và chất lượng của công tác xây dựng theo thiết kế cùng với chủ đầu tư,
tổ chức giám sát kiểm tra chất lượng từng công việc, từng giai đoạn, từng hạng
mục công trình. Theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra, thanh
quyết toán kịp thời bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Tổ chức đấu thầu theo

đúng trình tự quy chế đấu thầu của Nhà nước ban hành. Giúp Giám đốc tiến hành
phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm để
hoàn thành kế hoạch sản xuất, đồng thời định kỳ làm báo cáo lên cấp trên các dự
án về mua sắm tài sản cố định, khai thác hợp đồng, nhận thầu, hợp đồng kinh tế,
theo dõi dự toán, đánh giá sản xuất kinh doanh của Công ty và quản lý vật tư thi
công.
- Phòng vật tư - Thiết bị: Có chức năng và nhiệm vụ lo cung ứng vật tư cần
thiết cho quá trình thi công, lập kế hoạch dự trữ vật tư thiết bị cho sản xuất để đảm
bảo tiến độ thi công theo các hợp đồng đã ký kết. Giúp Giám đốc quản lý tài sản và
đầu tư tài sản có hiệu quả. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ theo dõi việc sử dụng
máy của các đội thi công về kỹ thuật và trình độ sử dụng, theo dõi thời hạn đại tu,
sửa chữa lớn của mỗi máy, thời gian sử dụng của từng máy để tính khấu hao.
- Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, thông tin về
công tác tài chính kế toán, thực hiện việc xử lý thông tin trong công tác hạch toán
theo yêu cầu thể lệ tổ chức kế toán Nhà nước. Ghi chép cập nhật chứng từ kịp thời,
chính xác, theo dõi hạch toán các khoản chi phí, kiểm tra giám sát tính hợp lý, hợp
pháp của các khoản chi phí đó nhằm giám sát phân tích hiệu quả kinh tế của mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra những
biện pháp tối ưu. Tập hợp các khoản chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm qua
các giai đoạn, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản và
thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước về
các khoản phải nộp.
Ngoài ra lập kế hoạch tín dụng để vay vốn thi công, vay vốn dài hạn để mua
thiết bị, thu hồi công nợ ở các chủ đầu tư.
- Phòng tổ chức cán bộ lao động: tham mưu cho Giám đốc về công tác cán
bộ, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Doanh
nghiệp, hướng dẫn áp dụng thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động.
- Các đội xây dựng: trực tiếp thực hiện thi công công trình xây dựng theo
dự toán thiết kế kỹ thuật đã ký trong hợp đồng xây dựng, đảm bảo chất lượng, tiến
độ thi công.

Bộ máy của Công ty được bố trí theo cơ cấu trực tuyến trức năng. Các
phòng trong Công ty đều có chức năng riêng biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau và đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc tạo nên một chuỗi mắt xích
trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty. Vị trí vai trò của mỗi
phòng ban khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là sự sống còn của Công ty và sự
cạnh tranh phát triển của Doanh nghiệp với các khả năng tiềm lực sẵn có của mình
cần được khai thác.
SƠ ĐỒ 1:
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty như sau
Giám đốc
P. giám đốc 2P. giám đốc 1
Phòng
Tổ chức
hành
chính
Phòng
vật tư
thiết
bị
Văn
phòng
đạI
diện
Phòng
Tài chính
kế toán
Phòng
tổ chức
cán bộ


Phòng
KH KT
tiếp

×