Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.83 KB, 12 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là hai mặt của cùng một
quá trình sản xuất, nó là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp. Trong công tác quản lý thông qua các thông tin về chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm, những nhà quản lý nắm được chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
thực tế của từng công trình, hạng mục công trình để phân tích đánh giá tình hình
thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật; các dự toán chi phí; tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành để có quyết định đúng đắn, nhằm quản lý chặt chẽ chi phí sản
xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Kế toán là công cụ quan
trọng được tổ chức ở các doanh nghiệp xây lắp cần thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ
sau:
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lý và quy trình công nghệ, xác định đối
tượng tập hợp chi phí và phương pháp kế toán chi phí hợp lý.
- Ghi chép, tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chính xác cho từng đối tượng
tập hợp chi phí, trên cơ sở đó kiểm tra tình hình thực hiện định mức chi phí và dự
toán chi phí, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chi phí phát sinh.
- Xác định đối tượng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành
thích hợp. Tính toán chính xác giá thành thực tế của công trình, hạng mục công
trình, kiểm tra tình hình thực hiện giá thành của doanh nghiệp.
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.2.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp
1.2.1.1. Khái niệm
Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng là quá trình chuyển biến
của vật liệu xây dựng thành sản phẩm dưới sự tác động của máy móc thiết bị cùng
sức lao động của công nhân. Như vậy, trong doanh nghiệp xây dựng, chi phí sản
xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá
và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản


xuất, thi công trong một thời kỳ nhất định.
Trong kế toán xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất được thể hiện thông qua các
yếu tố: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp
(CPNCTT), chi phí sản xuất chung (CPSXC), chi phí sử dụng máy thi công
(CPMTC), và các chi phí khác bằng tiền phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất.
1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp xây lắp bao gồm nhiều loại có nội
dung, công dụng và đặc tính khác nhau nên yêu cầu đối với từng loại cũng khác
nhau. Để quản lý chi phí, phục vụ cho việc hoạch định các chính sách đầu tư cho
tương lai và việc chỉ đạo kinh doanh hàng ngày, thì CPSX trong các DNXL thường
được phân loại theo các tiêu thức sau:
a) Phân loại CPSX theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí
Trong các DNXL, theo tiêu thức này thì CPSX xây lắp gồm:
 Chi phí NVL: như xi măng, sắt, thép...
 Chi phí CCDC sản xuất như: khuân dầm, cốp pha, quần áo bảo hộ...
 Chi phí nhiên liệu động lực như: xăng, dầu, mỡ, điện...
 Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên trực tiếp, gián
tiếp thi công và quản lý công trình.
 Chi phí khấu hao TSCĐ: là số khấu hao trích cho các loại tài sản của doanh nghiệp
như nhà làm việc, kho tàng, máy thi công và khấu hao các tài sản vô hình khác.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình SXKD, thi công công trình như:
điện thoại, điện, nước...
 Chi phí bằng tiền khác.
b) Phân loại CPSX theo mục đích, công dụng của chi phí
Do đặc thù của sản xuất của ngành xây lắp nên CPSX xây lắp bao gồm các
khoản mục sau:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): là biểu hiện bằng tiền của giá trị
NVL sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp (SPXL), sản xuất công nghiệp
dịch vụ trong DNXL như những chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu
luân chuyển tham gia cấu thành nên sản phẩm xây lắp (gạch, thép, xi măng, cát,...);

không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí chung, chi phí máy thi công.
 Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): bao gồm tiền lương, tiền công và các
khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình
hoạt động xây lắp (tính cả cho lao động thuê ngoài theo từng công việc). Khoản
mục này không bao gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương của
công nhân.
 Chi phí máy thi công (CPMTC): là các chi phí sử dụng xe, máy sử dụng trực
tiếp cho hoạt động xây lắp công trình ở các DNXL thực hiện phương thức thi công
hỗn hợp, vừa thủ công vừa bằng máy. CPMTC bao gồm: chi phí nhân công, chi phí
nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền
khác phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công và các khoản khác.
 Chi phí sản xuất chung (CPSXC): là các chi phí liên quan đến quá trình quản lý
ở các tổ đội như tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên sử dụng máy
thi công, nhân viên quản lý đội thuộc biên chế doanh nghiệp và các chi phí khác
liên quan.
Ngoài hai cách phân loại trên, CPSX còn được phân loại thành chi phí trực
tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí biến đổi và chi phí cố định, tuỳ nhu cầu của quản
trị DN và đặc điểm SXKD của doanh nghiệp.
1.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ CPSX gồm CPNVLTT, CPNCTT,
CPMTC, CPSXC và các chi phí khác có liên quan tính cho từng công trình, hạng
mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và được
chấp nhận thanh toán.
Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng
hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền
vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh
nghiệp đã sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành.
1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
a) Phân loại giá thành SPXL theo căn cứ và thời điểm tính giá thành:

 Giá thành dự toán: là chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp của
từng CT, HMCT hoàn thành bao gồm dự toán về CPNVLTT, CPNCTT, CPMTC
và CPSXC. Giá thành dự toán được lập dựa trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ
thuật của ngành và đơn giá dự toán xây lắp do Nhà nước qui định và được tính theo
công thức:
Giá thành dự toán trước thuế = ( CPNVL + CPNC + CPMTC + CPSXC) +
+ thu nhập chịu thuế tính trước
Giá thành dự toán sau thuế = Giá thành dự toán trước thuế + Thuế GTGT
đầu ra
 Giá thành kế hoạch: là giá thành được lập dựa trên cơ sở giá thành dự toán và
những điều kiện cụ thể của DN về biện pháp thi công, đơn giá, định mức và được
tính theo công thức:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán
 Giá thành thực tế: là giá thành đựơc tính toán dựa trên CPSX thực tế phát
sinh do kế toán tập hợp trên các sổ sách chi phí sản xuất trong kỳ và kết quả đánh
giá sản phẩm làm dở cuối kỳ trước và cuối kỳ này. Giá thành thực tế được tính sau
khi thực hiện thi công có khối lượng xây lắp, CT, HMCT hoàn thành cần phải tính
giá thành.
b) Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp theo phạm vi tính toán chi phí trong giá
thành:
 Giá thành sản xuất của SPXL: bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPMTC,
CPSXC cho CT, HMCT đã hoàn thành, được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã
hoàn thành bàn giao cho khách hàng. Giá thành sản phẩm xây lắp là căn cứ để tính
toán giá vốn bán hàng và lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.
 Giá thành toàn bộ của sản phẩm XL: bao gồm giá thành sản xuất cộng chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó, và được xác
định sau khi SPXL được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của SPXL là căn cứ để tính
toán lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

×