Tải bản đầy đủ (.docx) (228 trang)

ảnh dep mầm nguyễn thị thanh thư viện tư liệu giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 228 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MÃ NGỌC THỂ</b>


Tổng hợp & Biên soạn

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN</b>



<b>V</b>

<b>Ề</b>

<b> LÝ THUY</b>

<b>Ế</b>

<b>T VÀ TH</b>

<b>Ự</b>

<b>C HÀNH</b>



<b>TRONG THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

LỜI NÓI ĐẦU


<b>Với mục đích biên soạn tài liệu phục vụ cho công việc tham vấn hàng ngày nên tác giả mong</b>
<b>muốn giới thiệu đến đồng nghiệp, các bạn sinh viên thực tập cuốn tài liệu này như một cái</b>
<b>nhìn cơ bản về các vấn đề tham vấn và trị liệu tâm lý. Bên cạnh các bài viết của mình, tơi đã</b>
<b>lựa chọn các bài viết và các bài dịch của một số tác giả: Thạc sỹ Mai Thị Việt Thắng, BS.</b>
<b>Nguyễn Minh Tiến, Ngô Minh Uy, Ngô Minh Duy, Tô Thị Hạnh, Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Lâm,</b>
<b>Đỗ Hồng Ngọc, Trương Trọng Hoàng và một số bài viết lấy từ các trang Blog cái tơi,</b>
<b>nhathamvan và trang tuvantamly.vn…Trong q trình biên soạn và in ấn tài liệu, người</b>
<b>biên soạn không liên lạc được với các tác giả trên để xin phép. Rất mong được thông cảm. </b>
<b>Trong tập tài liệu này, có sự trùng lặp về cách đặt vấn đề, tuy nhiên người biên soạn nhận</b>
<b>thấy các tác giả có cách viết khác nhau nên đã đưa vào đúng với nguyên văn của bài viết để</b>
<b>người đọc có thể đối chiếu nhằm thấy được sự đa chiều trong các nội dung đề cập. </b>


<b>Để phù hợp với mục đích và cấu trúc của tài liệu, tơi có mạn phép chỉnh sửa một số đầu</b>
<b>mục, đánh số đầu mục sao cho phù hợp với từng bài viết, chương và người đọc tiện theo dõi.</b>
<b>Nếu các tác giả có đọc tập tài liệu này cũng xin rộng lòng đồng ý. Tất cả kết quả của sản</b>
<b>phẩm này là để có một tập tài liệu tổng quan về tham vấn và trị liệu tâm lý, khơng nhằm</b>
<b>mục đích kinh doanh, do vậy tác giả biên soạn rất mong bạn đọc cùng chia sẻ ý kiến, đóng</b>
<b>góp thêm những tiếng nói bằng cách trao đổi tài liệu, viết bài viết bổ xung để nguồn tài liệu</b>
<b>tham vấn và trị liệu tâm lý ngày một phong phú hơn. Mọi góp ý, phản hồi xin gọi tới số di</b>
<b>động của tác giả: 0987 353 354</b>



Hà nội, tháng 10 năm 2008




</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Chương 1


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ
<b>I. THAM VẤN LÀ GÌ? TRỊ LIỆU TÂM LÝ LÀ GÌ ?</b>


Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình nhằm giúp giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của
họ bằng cách khai thác, nắm bắt, và thấu hiểu những ý nghĩ, cảm giác, và hành vi của họ.


Quan hệ tham vấn cá nhân (đối lập với tham vấn nhóm hoặc tham vấn gia đình) gồm hai người,
nhà tham vấn và “thân chủ” . Họ gặp nhau một tuần một lần (hoặc nhiều hơn tuỳ thuộc vào mức
độ của vấn đề mà thân chủ đang gặp phải) trong một khoảng thời gian cố định, thường là 50 phút
đến một tiếng cho “một cuộc gặp gỡ”.


Ban đầu khi thân chủ gặp gỡ nhà tham vấn, nhà tham vấn nên chỉ dẫn cho thân chủ hiểu về mục
đích và các mục tiêu của tham vấn, giải thích các cuộc tham vấn diễn ra như thế nào. Bởi vì tham
vấn cịn tương đối mới ở Việt nam, những người đang tìm kiếm các dịch vụ tham vấn có thể cịn
chưa hiểu nhà tham vấn làm gì. Họ sẽ trơng đợi ở nhà tham vấn những lời khuyên hoặc “các giải
pháp” cho vấn đề của họ. Họ có thể ngạc nhiên khi biết rằng công việc của nhà tham vấn là lắng
nghe và hỗ trợ họ trong việc tìm ra các cách mới để nhận thức và giải quyết vấn đề của họ. Và bởi
vì tham vấn là một mối quan hệ bình đẳng, nhà tham vấn nên làm tất cả những gì có thể để giúp
thân chủ cảm thấy được chủ động tham dự vào quá trình giải quyết các vấn đề, cảnh huống của họ.
Nếu thân chủ khơng nhận thức đầy đủ vai trị của nhà tham vấn trong quan hệ đó, thân chủ sẽ ở
vào thế rất bất lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

điều cháu chia sẻ với cơ/chú trong q trình tham vấn sẽ được giữ kín giữa chúng ta; cơ/chú sẽ
khơng nói với bất kỳ ai những gì cháu đã chia sẻ. Có duy nhất một ngoại lệ là trong trường hợp


cháu nói với cơ/chú rằng cháu đang bị lạm dụng hoặc cháu sẽ huỷ hoại mình hay người khác, thì
trách nhiệm nghề nghiệp của cô/chú là làm bất cứ điều gì để ngăn chặn cháu hoặc người khác khỏi
ý đồ đó, cho dù điều đó nghĩa là phải thơng báo với người có thể giúp đỡ (ví dụ: các nhà chức
trách). Sau vài cuộc gặp gỡ tham vấn, nếu cả hai chúng ta đều cảm thấy rằng cháu đã có những
tiến triển dáng kể so với các mục tiêu đặt ra, chúng ta sẽ chia tay. Hy vọng rằng qua thời gian tinh
thần của cháu sẽ tốt hơn và cháu sẽ tạo nên những thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình.
Cháu có thắc mắc gì khơng?”


<b>1.Nhà tham vấn:</b>


• Lắng nghe thân chủ, để thân chủ làm chủ q trình nói chuyện trong các cuộc gặp gỡ tham vấn.
• Sử dụng các kỹ năng giao tiếp cụ thể để “khai thác” các cảm giác, trải nghiệm, ý nghĩ và quan
điểm của thân chủ, và tập hợp các thông tin giúp thân chủ hiểu rõ về cảnh huống của họ.


• Thể hiện sự thông cảm và thấu hiểu với thân chủ, làm việc với họ để xác định các bước họ có thể
thực hiện để sống một cuộc sống lành mạnh hơn, có ích hơn. (Chú ý: Nhà tham vấn làm việc với
mà không phải là cho thân chủ trong mối quan hệ hỗ trợ. Cả hai bên cùng chịu trách nhiệm trong
việc thực hiện các mục tiêu của tham vấn).


• Giúp thân chủ hiểu được các sự kiện trong quá khứ có thể đã góp phần vào các vấn đề hiện tại,
giúp thân chủ suy nghĩ và xử sự theo cách khác nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của
các sự kiện trong quá khứ.


• Giúp thân chủ “ phân loại” các vấn đề trong cuộc sống của họ và hiểu sâu hơn về bản thân mình.
• Giúp thân chủ bày tỏ các cảm giác của họ và nhìn thấu được các cảm giác này tác động đến cách
họ suy nghĩ, xử sự, và ra các quyết định như thế nào . Chẳng hạn, nhiều trẻ có vấn đề về hành vi,
thường dùng các hành vi tiêu cực như là một cách để đối mặt với các cảm giác giận dữ bị kìm nén;
nhà tham vấn có thể giúp những trẻ này sử dụng các cách khác, ít tiêu cực hơn để giải toả các cảm
giác đó.



<b>2.Các khía cạnh khác nhau của mối quan hệ tham vấn gồm:</b>


• Giúp thân chủ xác định vấn đề/các vấn đề của họ và đặt sự ưu tiên cho các hoạt động can thiệp.
Hay nói cách khác, nhà tham vấn giúp thân chủ hiểu được “ Vấn đề là gì?” “ Vấn đề nằm ở đâu?”
“Tơi có thể thực hiện những bước nào để giải quyết hoặc đấu tranh với vấn đề đó?” .


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cậu bé rất “xấu xa” vì đã nghiện ngập và yêu cầu cậu “bỏ” ngay lập tức. Cách đó sẽ khơng giúp
ích gì cho cậu bé cả. Cậu bé không muốn nghe một người lớn không hề thực sự quan tâm đến cậu
và cũng không hề cố gắng để hiểu những ý nghĩ và cảm giác của cậu. Trái lại, nhà tham vấn, sẽ cố
gắng hiểu cậu bé, quan tâm đến những yếu tố trong cuộc sống của cậu đã đưa cậu đến việc nghiện
hút (ví dụ, có phải cậu bé sử dụng thuốc như một giải pháp tinh thần thoát khỏi cuộc sống bị lạm
dụng ở nhà khơng?, Có phải cậu bé đang chán nản khơng? Cậu bé có giao du với những người
đang lôi kéo cậu vào sự nghiện ngập không?). Nhà tham vấn nên gặp gỡ nói chuyện vài lần để
giúp cậu hiểu được “gốc rễ” của việc cậu nghiện ngập, và thay vì phản đối cậu bé, cho cậu là “xấu
xa”, nhà tham vấn nên trở thành “đồng minh” của cậu bé, làm việc với cậu bé để tìm ra cách có thể
giúp cậu cai nghiện và tìm ra những cách lành mạnh hơn để giải quyết vấn đề cậu đang gặp phải
trước khi chúng vượt ra ngồi sự kiểm sốt.


Giúp thân chủ nhận ra các ý nghĩ và cảm giác của họ đóng góp hoặc liên quan đến vấn đề của họ
như thế nào, từ đó nhận thức thế giới theo cách thực tế và tích cực hơn.


Hỗ trợ thân chủ trong q trình ra quyết định bằng cách giúp họ xác định các lựa chọn và cân nhắc
“mặt trái” và ”mặt phải” của từng lựa chọn. Thân chủ thường đến với nhà tham vấn để tìm sự giúp
đỡ khi phải đưa ra các quyết định khó khăn. Chẳng hạn, người vị thành niên có thai có thể cần sự
giúp đỡ để ra quyết định giữ lại hay phá thai đi, hoặc bà mẹ rất nghèo có thể cần giúp đỡ để quyết
định có cho con mình ra phố lang thang kiếm thêm tiền không?. Hơn nữa, nhà tham vấn không chỉ
đơn thuần đưa ra một “câu trả lời” hay “một giải pháp” cho thân chủ. Nhà tham vấn hướng dẫn
thân chủ các kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp họ có thể sử dụng các kỹ năng đó để đưa ra các quyết
định cho bản thân họ. Những kỹ năng này sẽ giúp thân chủ đối mặt với mọi vấn đề họ gặp phải
trong cuộc sống.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

tuổi hơn, em đã cho các bạn số tiền em kiếm được. Kết quả là em thường xuyên bị đói và suy dinh
dưỡng. Nhà tham vấn nên khen ngợi lòng tốt và sự hào hiệp của em (nhấn mạnh điểm tích cực của
em), nhưng cũng nên chỉ ra cho em thấy rằng em cũng cần tiền để nuôi sống bản thân cho khoẻ
mạnh. Sau đó, nhà tham vấn và thân chủ có thể nêu ra các cách mà em có thể thể hiện lịng tốt và
thiện ý của mình với người khác mà khơng nguy hại đến bản thân, (ví như, nói chuyện hoặc chơi
với những trẻ đó thay vì cho các em tiền).


<b>3.Tham vấn khơng đưa ra lời khuyên, đề nghị, hoặc các quan điểm riêng</b>


Nói với một ai đó những điều anh/chị nghĩ họ nên làm để “giải quyết” một vấn đề là đưa ra lời
khuyên, không phải là tham vấn. Nhà tham vấn sẽ xây dựng một mối quan hệ (khác với quan hệ
bạn bè) với thân chủ và làm việc với họ để xác định những nguyên nhân sâu xa của vấn đề/ các
vấn đề thân chủ đang gặp phải. Tham vấn là lắng nghe chăm chú câu chuyện của thân chủ và cùng
với thân chủ xác định các kế hoạch để giải quyết tình huống khó khăn hiện tại hay xoa dịu những
nỗi đau tinh thần của thân chủ. Tham vấn tập trung vào các khía cạnh tâm lý của vấn đề và giúp
thân chủ tự tìm ra các khả năng lựa chọn cho bản thân họ. Có đơi khi mọi người “bị tắc” và không
thể nhận ra những khả năng tiềm ẩn, và nhà tham vấn có thể thể hiện cách nhìn nhận hoặc quan
điểm riêng của mình, nhưng khơng được “ép buộc” hoặc cố thuyết phục thân chủ chấp nhận
những quan điểm này.


<b>4.Tham vấn có thể diễn ra ở mọi nơi từ vài tuần tới vài tháng</b>


Bởi vì những vấn đề của mỗi người hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian, do đó
cũng cần có thời gian để giải quyết chúng. Những vấn đề phức tạp không thể giải quyết tận gốc
qua một cuộc giao tiếp trong vòng năm phút với nhà cố vấn. Tham vấn kéo theo rất nhiều thứ mà
không chỉ đơn thuần là giúp thân chủ giải quyết được từng vấn đề nhỏ một. Ví dụ, cho một trẻ
đường phố một ít tiền để trẻ đó có thể sống qua bữa trưa trong ngày hơm đó là một việc làm từ
thiện, khơng phải là tham vấn. Lắng nghe trẻ và qua quá trình tham vấn, cho trẻ thấy được rằng
anh/chị quan tâm đến phúc lợi và quan tâm đến tâm tư, suy nghĩ của trẻ có thể là một món quà lớn


lao hơn cả việc làm từ thiện đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

một mối quan hệ tin cậy. Nó cũng liên quan đến việc tìm hiểu về cậu bé, đồng thời lắng nghe, cố
gắng tìm hiểu các yếu tố khác nhau có thể đã góp phần dẫn đến sự nghiện ngập của cậu bé. Có
phải cậu bé dùng thuốc phiện để che đậy sự đau đớn? để phản đối lại bố mẹ? bởi vì cậu đau khổ?
Những hoạt động nào có thể giúp cậu bé chọn các cách khác để giải quyết các vấn đề và những
cảm giác? Nếu cậu bé bị bạn bè lơi kéo thì làm thế nào để hướng em quan tâm đến những hoạt
động khác tích cực hơn và tăng cường lịng tự trọng của em?


<b>5.Tham vấn không giống như một cuộc trò chuyện hoặc một quan hệ bằng hữu</b>


Nhà tham vấn phải luôn luôn tôn trọng các ranh giới chuyên môn giữa thân chủ và nhà tham vấn.
Ví dụ, giống như những người chuyên nghiệp hỗ trợ khác (bác sĩ, luật sư), nhà tham vấn không
xây dựng “quan hệ bằng hữu” với thân chủ của mình. Vì sao vậy? Lý do thứ nhất là mọi người
dường như khó có thể khách quan với những người bạn của mình. Nếu khơng có tính khách quan
chun nghiệp, nhà tham vấn khơng thể trở thành những người giúp đỡ có hiệu quả. Một lý do
quan trọng khác là quan hệ bằng hữu ln mang tính tương hỗ; mọi người dựa vào những người
bạn của mình khi gặp khó khăn và ngược lại. Chúng ta chọn những người bạn cho mình vì chúng
ta quý mến họ và/hoặc chúng ta tìm thấy sự vui vẻ trong những quan hệ đó. Khi nói chuyện hoặc
tham gia vào các cuộc đàm luận với bạn bè, một người có thể “độc chiếm”cuộc đàm thoại với
những chuyện vặt vãnh về họ hoặc có thể chuyển sang một đề tài khác khơng mấy thú vị, và
chuyển sang một người nào đó. Ngược lại, các nhà tham vấn đặt các nhu cầu của mình sang một
bên và chỉ tập trung vào (các) thân chủ. Việc các nhà tham vấn giữ được sự khách quan và khơng
“trơng đợi” gì từ phía thân chủ là rất cần thiết (giống như việc chúng ta có thể trơng đợi từ những
bạn bè của mình). Nhà tham vấn khơng bao giờ áp đặt những gì họ cho là tốt nhất cho thân chủ
(giống như chúng ta thườnglàm đối với bạn bè hoặc người thân trong gia đình).


<b>6.Tham vấn khơng phải là cố vấn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Nhà tham vấn thường bị hiểu nhầm như một người đưa ra những lời khuyên hoặc các gợi ý cho


thân chủ để giải quyết các vấn đề của họ (giống như nhà cố vấn). Nhưng những cuộc giao tiếp
giống kiểu cố vấn này hàm chứa một mối quan hệ “phụ thuộc” trong đó một “chuyên gia” "đầy
hiểu biết" và "năng lực" sẽ cung cấp "cách giải quyết" vấn đề cho người kia, giống như một bác sĩ
kê đơn thuốc cho bệnh nhân.


Việc đưa ra lời khuyên chuyển tải tới thân chủ một bức thông điệp rằng: "Tôi hiểu vấn đề của anh
chị và xử lý nó tốt hơn anh/ chị. Anh/ chị khơng thể tự giải quyết vấn đề của mình". Nói thân chủ
“nên”làm gì khơng chỉ làm họ chán nản mà cịn thể hiện sự thiếu tơn trọng khả năng tự giải quyết
vấn đề của thân chủ.


Nhiều vấn đề thân chủ trình bày mang tính chất tâm lý, nghĩa là cách thân chủ suy nghĩ và cảm
nhận về bản thân họ và cuộc sống của họ đã tạo nên những khó khăn cho họ. Vì lý do này nên
trong q trình giúp đỡ, các hoạt động cơng tác xã hội như kết nối mọi người với các nguồn lực
hoặc giúp đỡ họ tìm việc làm phải được thực hiện kèm theo tham vấn trực tiếp, nhằm giải quyết
các vấn đề về tâm lý tình cảm của thân chủ.


Bất cứ ai cũng có thể đưa ra lời khun – việc đó khơng địi hỏi q trình tập huấn đặc biệt cũng
như tính chất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tham vấn là một nghề nghiệp và là một quá trình giúp đỡ
mọi người xác định và giải quyết các nguyên nhân “gốc rễ” của vấn đề họ đang gặp phải. Tham
vấn được xây dựng dựa trên cơ sở kiến thức và các kỹ năng cụ thể. Khoá tập huấn này được thực
hiện để giới thiệu một số kỹ năng cơ bản trong tham vấn nhằm giúp đỡ thân chủ tạo nên những
thay đổi tích cực và lâu dài trong cuộc sống của họ.


<b>7.Tham vấn và Công tác xã hội khác nhau ở những điểm gì?</b>


Tham vấn và cơng tác xã hội đều là những nghề nghiệp nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống
và cảnh huống của họ; chúng khá giống nhau ở chỗ chúng đều là những công việc trợ giúp. Phạm
vi của công tác xã hội rộng hơn. Công tác xã hội đưa ra sự can thiệp ở các lĩnh vực khác nhau
nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, và/hoặc cộngđồng. Chẳng hạn, các cán bộ xã hội giúp thân
chủ tiếp cận các nguồn lực, ủng hộ các quyền của thân chủ ở cấp chính quyền, và làm việc để cải


thiện tình hình kinh tế của trẻ em, gia đình, và cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

vấn thường sử dụng các hoạt động công tác xã hội để giúp đỡ thân chủ, ví dụ, hoạt động như một
người kết nối hoặc giúp thân chủ tìm đến các nguồn lực có thể mang lại lợi ích cho họ trong cộng
đồng. Chẳng hạn công việc của nhà tham vấn có thể bao gồm, giúp trẻ đường phố trở thành thành
viên của các lớp học cơ sở, tìm câc mái ấm, hoặc giúp gia đình trẻ tiếp cận với những chương trình
tín dụng để cải thiện tình hình tài chính của họ. Nói cách khác, nhà tham vấn tham gia vào các
hoạt động công tác xã hội và ngược lại.


Một ví dụ khác, việc khuyến khích một trẻ là nạn nhân của sự loạn luân đã bỏ học quay trở lại
trường nhằm tăng cường lòng tự trọng của em là sự hỗ trợ theo một nghĩa nào đó, nhưng để thực
sự thành cơng trong việc giúp đỡ em thì sự can thiệp khơng thể chỉ dừng ở đó. Cơ bé cần sự giúp
đỡ để hiểu và giải quyết cốt lõi của vấn đề/khó khăn em đang gặp phải. Những trải nghiệm đau
đớn vì bị lạm dụng đã ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần hiện tại của em như thế nào? Em nghĩ và
cảm nhận về bản thân như thế nào? Em có cảm giác gì về những chuyện đã xảy ra với em? (chẳng
hạn, em có tự trách mình khơng? Em có bị mặc cảm tội lỗi ám ảnh khơng?). Tham vấn với cơ bé
này địi hỏi phải hình dung được sự lạm dụng đã tác động đến ý nghĩ và cảm giác của em như thế
nào qua việc lắng nghe và sử dụng các kỹ năng giao tiếp. Có thể cần thiết phải giúp cơ bé tìm ra
một vài cách sắp xếp lại cuộc sống nếu em vẫn đang bị ngược đãi (một ví dụ về hoạt động cơng
tác xã hội). Nếu tình huống đã thay đổi, (chẳng hạn, thủ phạm lúc này khơng cịn sống trong nhà
nữa), nhà tham vấn sẽ làm việc với gia đình cơ bé, nếu có thể, để giúp họ thay đổi cách xử sự có
nguy cơ dẫn đến vấn đề của cô bé trở nên nghiêm trọng (chẳng hạn, bác bỏ sự lạm dụng đã xảy ra
trong gia đình, bếu xấu cơ bé, khơng thừa nhận những tổn thương đã gây ra cho cô bé). Tham vấn
sẽ giúp cô bé thay đổi cách nghĩ và cảm nhận về bản thân em (tăng cường lòng tự trọng và cải
thiện trạng thái tâm lý của em)


<b>8. Tham vấn có thể hỗ trợ như thế nào?</b>


Nhiều người trong lúc cố gắng thoát khỏi sự đau khổ của mình đã gây ra những vấn đề xã hội.
Những hành vi tiêu cực và các vấn đề xã hội thường bắt nguồn từ những nỗi đau không được giải


toả, nghĩa là những nỗi đau mọi ngưòi khơng thể hoặc khơng sẵn lịng đối mặt với chúng mà phải
chịu đựng chúng. Những người không giải toả được các nỗi đau thường có cảm giác muốn uống
rượu, đánh đập vợ, con; đánh bạc, tự huỷ hoại bản thân bằng dao lam, thậm chí tự tử để giải thốt
khỏi những cảm giác khơng thể chịu đựng được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

đoán để trấn tĩnh và kiềm chế các cảm giác lấn át như cảm giác giận dữ, thịnh nộ, đau buồn, thất
vọng, và tội lỗi. Thiếu những kỹ năng đương đầu tich cực, trẻ em (và người lớn) thường chọn các
cách tiêu cực hoặc mang tính huỷ diệt để giải tỏa nỗi đau của họ (ví dụ, uống rượu hoặc sử dụng
ma tuý). Trẻ em, nhất là những trẻ cần hỗ trợ dặc biệt, có thể có lợi rất lớn từ việc gặp gỡ các nhà
tham vấn, những người có thể hỗ trợ các em, hợp lý hoá những cảm giác của các em, và giúp các
em thừa nhận và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.


Sự tự do hóa nền kinh tế của Việt nam đã mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước, nhưng nó cũng
tạo ra khơng ít các vấn đề xã hội (như, lạm dụng thuốc, tình trạng vơ gia cư, và bạo lực) đặc biệt là
ở những khu vực thành thị. Tình trạng này cịn khá mới đối với Việt nam, do đó cũng đòi hỏi
những sự can thiệp mới như tham vấn và công tác xã hội. Các nhà giúp đỡ chuyên nghiệp trong
lĩnh vực này có thể giúp đỡ những người bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực bởi sự hện đại hoá
đang ngày càng tăng và những ảnh hưởng của Phương Tây, đặc biệt là giúp đỡ những trẻ em dễ bị
tác động, những đại diện cho tương lai của Việt nam.


<b>9.Tham vấn là một nghề nghiệp đầy thách thức</b>


Những người không nắm được các kỹ năng tham vấn và những yêu cầu của tập huấn tham vấn
thường cho rằng đó là một nghề “dễ dàng”; xét cho cùng thì có việc gì dễ hơn là chỉ nghe người
khác nói? Nhưng đây là một sự hiểu nhầm đáng tiếc; trên thực tế tham vấn là một nghề rất khó.
Hàng ngày, nhà tham vấn phải đối mặt với những vấn đề rất phức tạp và đau đầu. Chẳng hạn, khi
tham vấn với trẻ em, nhà tham vấn thường phải đối mặt với những tình huống như bị bỏ rơi,
và/hoặc lạm dụng tình dục hoặc thân thể. Nhiều thân chủ không muốn gặp gỡ nhà tham vấn, hoặc
có thể miến cưỡng khi phải thay đổi nhận thức, tình cảm, và những cách xử sự đã hình thành từ
lâu trong cuộc sống của họ. Thân chủ thường bày tỏ các vấn đề thuộc về hành vi và cảm giác


(thường là kết quả của những nỗi đau hay các vấn đề tâm lý khác).


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

một cách kỳ diệu nhưng sức mạnh của sự lắng nghe và được lắng nghe là một phần quan trọng của
quá trình chữa lành vết thương và có thể ngăn chặn thân chủ khỏi việc sử dụng những hành vi
mang tính huỷ hoại như những biện pháp để đối diện với những cảm giác áp chế.


Mọi người thường muốn trốn tránh hoặc phớt lờ những vấn đề tâm lý. Ví dụ, người lớn thường nói
với trẻ em rằng: “đừng băn khoăn” “những điều phiền muộn của cháu sẽ qua đi cùng với thời
gian” “Đừng nghĩ về những chuyện buồn của cháu nữa”. Trái lại, nhà tham vấn thừa nhận rằng các
cảm giác là những khía cạnh tự nhiên trong hành vi của con người. Những cảm giác đó nên được
biểu đạt ra ngồi và giải toả. Những cảm giác khơng được giải toả sẽ bị” kìm nén” và những người
chơn giấu các cảm giác cuối cùng sẽ thể hiện bản thân theo những cách tiêu cực.


Nhà tham vấn không nên hy vọng có thể giải quyết các vấn đề của mọi thân chủ mà họ làm tham
vấn. Họ có thể giúp đỡ thân chủ rất nhiều bằng cách lắng nghe, ủng hộ, thông cảm, và hiểu thân
chủ. Nhà tham vấn hướng dẫn các kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thân chủ có thể
sử dụng trong cuộc sống của họ. Luôn luôn ghi nhớ rằng thay đổi nhằm cải thiện trạng thái tâm lý
là trách nhiệm của thân chủ; nhà tham vấn hỗ trợ và hướng dẫn thân chủ trong quá trình tạo ra
những thay đổi tích cực cho cuộc sống, nhưng sự lựa chọn cuối cùng nằm ở thân chủ.


Phỏng theo J. Mielke. (1999). Counselling and Support for People Living with and affected by HIV/AIDS. Hanoi,
Vietnam: UNAIDS, p. 18, and V. Long. (1996). Communication Skills in Helping Relationships, pp. 7-26.
<b>10.Phẩm chất của Nhà tham vấn </b>


Sau đây tơi xin trích bài viết của các Chuyên gia tham vấn của Trung tâm tham vấn tâm lý Hoàng
Nhân để mọi người cùng trao đổi và góp ý kiến để làm sáng tỏ những phẩm chất này.


Để có thể trở thành một nhà tham vấn tâm lý cần có nhiều phẩm chất, những phẩm chất này thuộc
về tư cách đạo đức, nhận thức...hình thành trong khoảng thời gian khá dài là sự phấn đấu của mỗi
nhà tham vấn. Trong đó về cơ bản có những phẩm chất như sau:



- Chấp nhận: Là sự nhiệt tình tơn trọng thân chủ khơng xét đến điều kiện, hành vi hay địa vị...
của họ. Mà theo như Carl Roger – nhà tham vấn nổi tiếng của Hoa Kỳ theo trường phái Nhân Văn
thì khả năng chấp nhận thân chủ là “khơng gán các điều kiện ràng buộc” của thân chủ trong cuộc
tham vấn. Khi nhà tham vấn có được thái độ nồng nhiệt tích cực và chấp nhận đối với những gì
thuộc về thân chủ. Nhà tham vấn chấp nhận thân chủ với một thái độ không dè dặt, không phịng
vệ khơng phê phán khơng giả tạo của nhà tham vấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Thấu cảm: Là trải nghiệm những điều mà thân chủ đang trải nghiệm , hiểu được những tình cảm
và suy nghĩ bên trong của thân chủ. Có khả năng hiểu thân chủ như chính họ hiểu bản thân mình.
Phẩm chất này giúp nhà tham vấn có thể hiểu được cảm giác của thân chủ. Tuy nhiên nhà tham
vấn hiểu những cảm xúc của thân chủ mà khơng hề có cảm xúc giống như thân chủ. Do vậy nhà
tham vấn với có được cách nhìn khách quan trong vấn đề của thân chủ.


Ngoài 3 phẩm chất cơ bản trên nhà tham vấn cịn bổ xung những phẩm chất khác nữa đó là:
- Không định kiến : định kiến là thái độ sẵn có, một chiều dùng để nhìn nhận ngưịi khác theo
quan điểm của mình. Định kiến được thể hiện rõ khi có những khác biệt hoặc bất đồng. Nhà tham
vấn khơng có định kiến với thân chủ thể hiện ở sự cởi mở, sự nồng nhiệt khẳ năng chấp nhận thân
chủ mà không buộc thân chủ phải giống mình, cũng như nhà tham vấn khơng cố gắng thuyết phục
thân chủ làm theo quan điểm niềm tin của mình. Chính phẩm chất này ảnh hưởng khả năng chấp
nhận của thân chủ.


- Tin tưởng ở bản thân: Nhà tham vấn thể hiện tính nội tâm cao, có sự kiểm sốt bản thân từ bên
trong hơn sự ảnh hưởng từ bên ngoài. Họ tin rằng số phận của họ nằm trong chính tay họ. Nguời
có lịng tự tin có khả năng phê và tự phê, họ biết đánh giá ý kiến của người khác và tiếp nhận ý
kiến của người khác với sự cân nhắc kỹ lưỡng. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong tham
vấn là giúp cho thân chủ tự đương đầu với vấn đề của chính mình. Điều này chỉ có thể xảy ra ở
những nhà tham vấn tự tin và có khả năng đương đâù với vấn đề của chính mình.


- Nhà tham vấn phải có một tinh thần khoẻ mạnh: Một nhà tham vấn chuyên nghiệp là một nhà


tham vấn mà có một đời sống tinh thần khoẻ mạnh và khi gặp khó khăn tinh thần họ biết cách tự
trị liệu cho bản thân, hoặc tìm sự giúp đỡ tích cực từ nhà tham vấn khác. Bởi nếu một nhà tham
vấn có một tinh thần mệt mỏi và tiêu cực chắc chắn có ảnh hưởng đến những thân chủ của mình:
+ Họ sẽ phóng chiếu những cảm xúc âm tính của mình lên thân chủ.


+ Họ sẽ khơng có khả năng hiểu được vấn đề của thân chủ.


+ Nhà tham vấn khơng có khả năng thấu hiểu và giúp thân chủ có khả năng đương đầu với vấn đề
của chính mình.


- Có khả năng xây dựng sự hợp tác: Phẩm chất này nói lên tính liên kết chấp nhận và trách nhiệm
của nhà tham vấn với đồng nghiệp của mình. Mà khả năng xây dựng sự hợp tác phụ thuộc vào
nhân cách của nhà tham vấn và quan điểm tiếp cận trong tham vấn. Hai yếu tố này đồng nhất để
đạt được hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

năng của họ và họ tham gia vào các hiệp hội các tổ chức tham vấn chuyên nghiệp.


Như vậy chúng ta có thể nhận thấy là để trở thành một nhà tham vấn có những phẩm chất nhất
định, những phẩm chất này không phải được tạo dựng ngày một ngày hai mà là một quá trình học
tập, phấn đấu và rèn luyện của mỗi nhà tham vấn


Nguồn: Website: tuvantamly.vn


<b>11. Tâm lý Trị liệu là gì? - Đi tìm một định nghĩa </b>


Từ điển Wikipedia định nghĩa “Tâm lý trị liệu” (psychotherapy) là một hệ thống các kỹ thuật
được thực hiện nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các
cá nhân – những người được gọi là “thân chủ”. Những vấn đề này thường khiến cho con người
cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống và đạt đến các mục đích mong muốn của mình.
Tâm lý trị liệu nhắm đến giải quyết các vấn đề này, thông qua một số những phương pháp và kỹ


thuật khác nhau; và chúng được thực hiện bởi những người gọi là “nhà trị liệu” (những chuyên
viên được đào tạo về tâm lý trị liệu).


Các cuộc trị liệu thường bao gồm một (hoặc vài) nhà trị liệu và một (hoặc nhiều) thân chủ. Họ gặp
nhau để bàn bạc, trao đổi, phát hiện ra những vấn đề gì mà thân chủ đang gặp phải và tìm kiếm
cách thức nào để giải quyết chúng. Do những đề tài được bàn bạc trong các buổi trị liệu thường có
tính chất nhạy cảm, nhà trị liệu phải có trách nhiệm (thường được pháp luật qui định) tơn trọng
tính riêng tư và sự bảo mật cho thân chủ của mình.


Tâm lý trị liệu là phương pháp chữa trị các vấn đề tâm lý chủ yếu bằng phương pháp sử dụng lời
nói hoặc các cơng cụ giao tiếp khác giữa nhà trị liệu và thân chủ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới,
những người làm tâm lý trị liệu phải được đào tạo, cấp bằng và cấp phép hành nghề. Nhà tâm lý trị
liệu có thể xuất thân từ những chuyên ngành khác nhau: có thể là nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần, nhà
phân tâm, nhân viên xã hội, điều dưỡng viên tâm thần hoặc các chuyên viên khác đang làm việc
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần.


Trong quyển Tự Điển Bách Khoa Y Học Anh-Việt xuất bản năm 2005 (Chủ biên: GS Ngơ Gia Hy
– NXB Y Học Tp.HCM) có định nghĩa về tâm lý trị liệu (còn gọi là tâm lý liệu pháp) như sau:
“Điều trị các vấn đề tâm lý, cảm xúc bằng các phương pháp tâm lý. Trong tâm lý liệu pháp, bệnh
nhân trò chuyện với nhà trị liệu về các triệu chứng và các vấn đề mà họ mắc phải và thiết lập mối
quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu. Mục đích của q trình này là giúp bệnh nhân tìm hiểu
chính họ, tạo nên một cái nhìn mới về các mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại, thay đổi những
hành vi đã định hình của người bệnh” (Sách đã dẫn – tr.784).


Tâm lý trị liệu thực sự khơng phải là việc gì đó quá mới mẻ, xa lạ hoặc vượt quá tầm hiểu biết của
tất cả chúng ta. Theo Alexander (Individual Psychotherapy; 1964):


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

vốn cũng có thể đã biết rằng khi một người đang bị chìm ngập trong một tình huống có tính nguy
hiểm, đáng sợ thì người ấy khơng thể sử dụng được lý trí của mình một cách hiệu quả, và bạn cần
giúp anh ta ổn định bằng cách nâng đỡ về mặt tâm lý. Trong lúc nói chuyện với người ấy về hồn


cảnh khách quan mà anh ta đang đương đầu, bạn có thể cho anh ta ‘mượn’ cơng cụ lý trí của chính
bạn để sử dụng. Khi làm tất cả những việc này, chúng ta đã thực hành một sự phối hợp giữa hai
công việc có tính chất chữa trị, một là nâng đỡ (supportive), hai là thấu hiểu (insight).


Và Alexander đã định nghĩa tâm lý trị liệu “... khơng gì khác hơn ngồi việc áp dụng một cách có
hệ thống, một cách có ý thức những phương pháp mà chúng ta áp dụng để ảnh hưởng lên những
người sống xung quanh chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Sự khác biệt quan trọng nhất là ở
chỗ: nó khơng đơn thuần dựa trên những sự hiểu biết có tính trực giác mà thay vào đó là phải có
sự thiết lập tốt các nguyên lý chung về tâm lý động học (psychodynamics)”. (Sđd. – tr.110).
Như vậy, khác với sự giúp đỡ từ một người thân quen thường gặp trong đời sống, “sự hỗ trợ trong
tâm lý trị liệu được tiến hành bởi một nhà trị liệu được đào tạo chuyên nghiệp để có thể làm chức
năng hỗ trợ người khác mà không nhất thiết phải trở nên gắn kết với thân chủ của mình về mặt đời
sống riêng tư” (Goffman; 1962).


Tâm lý trị liệu, nói chung, nhắm đến việc làm tăng trưởng nhân cách một con người theo chiều
hướng trưởng thành hơn, chín chắn hơn, và giúp người đó “tự hiện thực hóa bản thân mình”. Có
thể tóm tắt một số mục tiêu chính của tâm lý trị liệu như sau:


1. Gia tăng khả năng thấu hiểu bản thân của thân chủ
2. Tìm kiếm giải pháp cho các xung đột


3. Gia tăng sự tự chấp nhận bản thân của thân chủ


4. Giúp thân chủ có những kỹ năng ứng phó hữu hiệu với những khó khăn
5. Giúp thân chủ củng cố một cái Tơi vững mạnh, tồn vẹn và an toàn


James C. Coleman (Abnormal Psychology and Modern Life; 1950) nêu ra một số bước cơ bản
trong tiến trình làm tâm lý trị liệu như sau:


- Tạo một bầu khơng khí quan hệ có tính trị liệu


- Giải tỏa cảm xúc của thân chủ


- Tạo sự thấu hiểu nơi thân chủ
- Giúp thân chủ định hình lại cảm xúc
- Kết thúc trị liệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Điều gì đã giúp tạo nên hiệu quả của phép chữa trị ấy? Nhiều yếu tố giúp tạo nên hiệu quả của tâm
lý trị liệu đã được nghiên cứu và thừa nhận như bản chất mối quan hệ trị liệu (Goldstein; 1962), sự
hữu dụng của lời nói (Bernstein; 1965), lòng tin của người bệnh (hoặc thân chủ) đối với nhà trị
liệu (Frank; 1961). Tuy vậy, tác động thực sự của tâm lý trị liệu vẫn còn là điều gây nhiều tranh
cãi mãi cho đến hiện nay. Liệu rằng các cách thức chữa trị bằng lời nói có thực sự chữa trị được
các chứng rối loạn tâm trí?


Trong thực tế, việc tranh luận về hiệu quả của tâm lý trị liệu phần lớn xảy ra trong giới chuyên
môn, ngay cả giữa những người thực hành tâm lý trị liệu thuộc các trường phái và xu hướng khác
nhau. Nhưng có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu chúng ta xem xét tác động của tâm lý trị liệu từ góc nhìn
và vị thế của người bệnh hoặc thân chủ. Thân chủ khơng “nhìn thấy” những học thuyết và lý luận
của nhà trị liệu, mà “nhìn vào” hành vi và thái độ ứng xử của nhà trị liệu. Và vì thế việc ai là nhà
trị liệu trở thành điều có khi còn quan trọng hơn cả việc nhà trị liệu áp dụng học thuyết nào,
phương pháp nào... Thực vậy, nhà trị liệu là người ở vào vị thế có ảnh hưởng lên trên thân chủ, mà
nếu khơng có sự ảnh hưởng này, việc trị liệu sẽ khơng cịn giá trị. Do vậy tâm lý trị liệu có thể
được xem là “nghệ thuật tạo sự khích lệ, và kế đó là sử dụng tầm ảnh hưởng của nhà trị liệu lên
thân chủ của mình một cách thuần thục” (Micheal Franz Basch).


Mặt khác, người ta khó có thể xác định được hiệu quả của tâm lý trị liệu, mà thay vào đó chỉ có
thể xem xét được hiệu năng của nó, tức là việc tâm lý trị liệu tạo khả năng để có thể đạt đến một
kết quả mong muốn. Hay nói theo cách của Gregory Bateson: tâm lý trị liệu “cung cấp một sự
khác biệt để tạo nên một sự khác biệt mới”. Nhà tâm lý trị liệu không giúp thay đổi những sự kiện
trong thực tế khách quan, mà nhắm đến việc thay đổi những gì xảy ra trong thực tại chủ quan của
người bệnh hoặc thân chủ. Nói một cách hình tượng thì “nhà trị liệu mang thân chủ đến một điểm


mà ở đó họ khơng cịn cảm thấy tuyệt vọng nữa” (Martin Seligman; 1975).


Có một sự mặc định trong việc hiểu rằng: nhà tâm lý trị liệu (psychotherapist) thì làm việc với
những người bệnh, những người bị rối loạn chức năng của bộ máy tâm trí, cịn các chun viên tư
vấn (counselor) thì làm cơng việc giúp đỡ những người đang gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc
sống. Tuy nhiên, cả hai công việc tư vấn và trị liệu tâm lý đều cùng chia sẻ chung những học
thuyết, lý luận, kỹ năng và phương pháp. Theo Jessie Bernard (1969), “tư vấn tâm lý giúp con
người của thân chủ trở lại hòa hợp với số phận của họ, điều chỉnh bản thân họ khi sống đối mặt
với những thất bại và đau khổ. Nhưng nếu những thân chủ ấy có những ứng xử khơng tn theo
các chuẩn mực hoặc có những rối loạn tâm trí nghiêm trọng, thì việc giúp đỡ những thân chủ ấy sẽ
thuộc trách nhiệm của nhà tâm lý trị liệu”.


Theo James Bugental, Ph.D.(www.psychotherapy.net):


Tâm lý trị liệu không làm việc trên những điều bạn suy nghĩ. Đó khơng hẳn là việc chữa lành một
căn bệnh. Đó khơng phải là sự hướng dẫn của một nhà thơng thái. Đó khơng phải là sự chia sẻ
giữa hai người bạn thân. Đó cũng khơng phải là một quá trình học hỏi những kiến thức.


Tâm lý trị liệu không liên quan đến những điều bạn suy nghĩ. Đó là sự làm việc trên cách thức mà
bạn suy nghĩ. Nó làm cho bạn chú ý đến cách thức mà bạn suy nghĩ. Nó phân biệt rõ giữa những
điều bạn đang suy nghĩ đến và cách thức mà bạn thực hiện sự suy nghĩ ấy. Tâm lý trị liệu ít quan
tâm đến việc tìm kiếm những ngun nhân để giải thích những gì bạn đang làm, nó quan tâm đến
việc khám phá ý nghĩa từ những việc mà bạn đang làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

đến trong đời và cách thức mà bạn cố gắng để đạt đến những mục đích ấy. Nó liên quan đến các
nguồn lực giúp đỡ để bạn có thể tìm thấy những tiềm năng thay đổi trong con người bạn.


Tâm lý trị liệu không liên quan đến điều bạn suy nghĩ là gì, nó liên quan đến cách thức mà bạn suy
nghĩ...



<b> Nguyễn Minh Tiến Theo tamlytrilieu.com</b>


<b>II.ĐẠO ĐỨC CỦA NGHỀ THAM VẤN</b>
<b>A. NHỮNG NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG</b>


1. Nhà tham vấn chỉ đồng ý kí kết hợp đồng với khách hàng nào mà họ cam kết tự giải
quyết vấn đề của mình với sự trợ giúp của nhà tham vấn. Chỉ những khách hàng nào dám chấp
nhận bản thân mình, dám đơng đầu với những khó khăn mình đang gặp phải thì khách hàng đó sẽ
có khả năng tìm lại hạnh phúc và sự thoả mãn trong cuộc sống. Tuy nhiên, để đạt đợc mục tiêu
này, đôi khi phải mất một thời gian khá dài. Có những khách hàng chỉ cần một vài buổi tham vấn
là đã có thể giải quyết đợc vấn đề của mình, nhng cũng có những khách hàng cần phải hàng tháng,
thậm chí phải hàng năm mới có thể giải quyết, đơng đầu với những khó khăn mình đang gặp phải,
cá biệt có những khách hàng khơng thể giải quyết đợc những khó khăn đó mặc dù có sự trợ giúp và
hợp tác nhiệt tình của nhà tham vấn.


2.Mèi quan hƯ gi÷a thân chủ với nhà tham vấn trong các buổi tham vấn là mối quan hƯ
mang tÝnh chÊt nghỊ nghiƯp. Họ chØ tiÕp xóc và liên lạc với nhau ở những buổi tham vấn khi mµ


thõn chủ đã trả chi phí (theo biểu giá). Thõn chủ sẽ đợc quan tâm chu đáo nếu mối quan hệ tuyệt
đối là mối quan hệ nghề nghiệp và trong những buổi tham vấn cả hai chỉ tập trung duy nhất vào
những mối quan tâm của thõn chủ. Dới sự trợ giúp của nhà tham vấn, thõn chủ sẽ tự giải đáp đợc
những vớng mắc, uẩn khúc, những khó khăn mà thõn chủ đang phải đối diện, thõn chủ sẽ tìm ra
đ-ợc con đờng đi thích hợp để có thể đơng đầu với những khó khăn đó, thõn chủ sẽ thấy mình mạnh
hơn lên rất nhiều sau các buổi tham vấn. Muốn làm đợc nh vậy thõn chủ cần phải nhiệt tình hợp tác
với nhà tham vấn trong q trình tham vấn, cùng với nhà tham vấn tơn trọng mọi quan hệ mang
tính chất nghề nghiệp, tin tởng tuyệt đối vào những sức mạnh tiềm năng của thõn chủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

vì mục tiêu cuối cùng là giúp q khách đơng đầu với những khó khăn của mình, làm chủ đợc các
cảm xúc và hành vi của bản thân.



4. Thời điểm kết thúc mối quan hệ giữa khách hàng và nhà tham vấn là khi khách hàng hoàn tồn
kiểm sốt và làm chủ đợc vấn đề của mình, là khi khách hàng tin vào khả năng giải quyết của bản
thân, dám chấp nhận những khó khăn, trở ngại để tìm đợc niềm vui và hạnh phúc thật sự trong
cuộc sống của họ. Đó cũng chính là thời điểm kết thúc hợp đồng tham vấn. Tóm lại, tham vấn
thành cơng nghĩa là khi khách hàng cảm thấy rằng có thể đơng đầu với những thử thách trong cuộc
sống sau này mà khơng cần có sự trợ giúp của nhà tham vấn.


5.Nhà tham vấn không thể đa ra số lợng chính xác các buổi tham vấn vào bản cam kết này,
vì nh đã nói ở phần trên nó cịn phải phụ thuộc vào hiệu quả hợp tác giữa nhà tham vấn và quý
khách, vào sự hài lòng của quý khách về sự trợ giúp của nhà tham vấn với quý khách. Hợp đồng sẽ
kết thúc khi quý khách cảm thấy mình có khả năng tự đơng đầu với vấn đề của mình mà khơng cần
đến sự trợ giúp của nhà tham vấn.


6.Nhà tham vấn xin đảm bảo là những kỹ năng tham vấn tốt nhất sẽ đợc áp dụng để tham
vấn cho quý khách trên cơ sở những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Nhng không phải lúc nào
hiệu quả cuả quá trình tham vấn cũng diễn ra nh quý khách mong muốn. Tuy nhiên, nhà tham vấn
hy vọng chúng ta sẽ cùng làm việc với nhau để đạt đợc kết quả tốt nhất cho quý khách, điều đó phụ
thuộc một phần rất lớn vào sự nỗ lực, cố gắng của quý khách.


7. Quý khách có quyền đề nghị thay đổi nhà tham vấn nếu thấy nhà tham vấn đó khơng phù
hợp với mình


Nguồn: tuvantamly.vn


<b>B. ĐẠO ĐỨC CỦA NHÀ THAM VẤN</b>


Hoạt động tham vấn tâm lý chuyên nghiệp đòi hỏi những tiêu chuẩn đạo đức nghề riêng của mình
mà những ai hành nghề này đều phải tuân thủ. Dưới đây là tiêu chuẩn đạo đức nghề tham vấn của
Hội tham vấn tâm lý Hoa Kỳ. (Văn bản này chỉ có tính chất tham khảo. Vì vậy, các nhà tham vấn
<i>ở Việt Nam phải xây dựng cho mình những phẩm chất đạo đức của người làm công tác trợ giúp</i>


<i>sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, điều kiện hoàn cảnh ở Việt Nam.-Mã Ngọc Thể)</i>


<b>1.MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ THAM VẤN VÀ THÂN CHỦ</b>
<b>1.1. Không phân biệt đối xử </b>


Nhà tham vấn phải tơn trọng tính đa dạng và không được phép phân biệt đối xử với thân chủ về
tuổi tác, màu da, văn hóa, khuyết tật, tộc người, giới tính, giai cấp, tơn giáo, xu hướng tính dục,
tình trạng hơn nhân, hay tình trạng kinh tế xã hội.


<b>1.2. Bộc lộ với thân chủ</b>


Nhà tham vấn phải cung cấp thông tin cho thân chủ một cách phù hợp bằng văn bản thích đáng về
tiến trình và mối quan hệ tham vấn từ lúc bắt đầu hoặc trước thời gian bắt đầu tham vấn.


<b>1.3. Mối quan hệ song đôi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

vấn hoặc sẽ làm nảy sinh các nguy cơ gây tổn thương Thân chủ. Khi không thể tránh được một
mối quan hệ song đôi, nhà tham vấn phải tiến hành những bước thích đáng để chắc chắn rằng nhận
định của nhà tham vấn là không bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ đó và khơng xảy ra việc lợi dụng.
<b>1.4. Sự gần gũi tính dục với thân chủ</b>


Nhà tham vấn khơng được có bất kỳ một kiểu gần gũi nào về tính dục với những Thân chủ đang
tham vấn và với những Thân chủ cũ trong khoảng thời gian tối thiểu là hai năm sau khi kết thúc
mối quan hệ tham vấn. Nhà tham vấn nào có mối quan hệ như vậy sau hai năm kết thúc mối quan
hệ tham vấn phải có trách nhiệm xem xét và có chứng cứ một cách cẩn thận rằng trong mối quan
hệ đó khơng có sự lợi dụng.


<b>1.5. Bảo vệ Thân chủ trong hoạt động nhóm</b>


Nhà tham vấn phải bảo vệ Thân chủ khỏi những chấn thương về thể chất và tâm lý, là những hậu


quả từ những tương tác trong suốt q trình hoạt động nhóm mang lại.


<b>1.6. Hiểu biết rõ ràng về phí</b>


Nhà tham vấn phải giải thích cho Thân chủ, trước khi bước vào mối quan hệ tham vấn, những
khoản tài chính có liên quan đến các dịch vụ chuyên môn.


<b>1.7. Việc kết thúc</b>


Khi cần thiết, một công việc tiếp theo sau khi đã kết thúc mối quan hệ tham vấn là nhà tham vấn
phải hỗ trợ Thân chủ quyết định việc tiếp tục quá trình trị liệu bổ sung một cách thích hợp.


<b>1.8. Khơng có khả năng hỗ trợ Thân chủ</b>


Nhà tham vấn phải tránh việc tiến hành, hoặc phải kết thúc ngay lập tức mối quan hệ tham vấn nếu
rõ ràng rằng nhà tham vấn không thể (không đủ khả năng) có những hỗ trợ chun mơn cho Thân
chủ. Nhà tham vấn có thể hỗ trợ Thân chủ trong việc giới thiệu đến nơi thích hợp để tham vấn.
<b>2.YÊU CẦU VỀ BÍ MẬT</b>


<b>2.1. u cầu giữ bí mật</b>


Nhà tham vấn phải giữ những thơng tin có liêu quan đến dịch vụ tham vấn một cách bí mật trừ khi
việc tiết lộ là nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho Thân chủ, là vì để đảm bảo cho sự an toàn của
người khác, hoặc do yêu cầu của pháp luật. Khi việc tiết lộ được yêu cầu, chỉ tiết lộ những thông
tin cơ bản nhất và Thân chủ được thông tin về sự tiết lộ này.


<b>2.2. Yêu cầu giữ bí mật đối với cấp dưới</b>


Nhà tham vấn phải liệu tính để chắc chắn rằng sự riêng tư và bí mật của Thân chủ phải được giữ
bởi những người cấp dưới.



<b>2.3. u cầu giữ bí mật trong hoạt động nhóm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>2.4. Yêu cầu giữ bí mật trong tham vấn gia đình</b>


Nhà tham vấn khơng được tiết lộ thơng tin về một thành viên của gia đình trong quan hệ tham vấn
với một thành viên khác mà không được sự bằng lịng trước của thành viên đó.


<b>2.5. u cầu giữ bí mật những ghi chép</b>


Nhà tham vấn phải duy trì việc giữ bí mật một cách thích hợp trong việc ghi chép, lưu trữ, đánh
giá, di chuyển và sắp xếp những thông tin của việc tham vấn.


<b>2.6. Được phép ghi chép hoặc quan sát</b>


Nhà tham vấn phải có được sự bằng lịng trước của Thân chủ trong việc ghi chép bằng phương
tiện điện tử hoặc cho những buổi có người quan sát.


<b>2.7. Tiết lộ hoặc chuyển đi những ghi chép</b>


Nhà tham vấn phải có được sự bằng lòng trước của Thân chủ để tiết lộ hoặc chuyển đi những ghi
chép cho đối tượng thứ ba, trừ những trường hợp đã được nêu ở Tiêu chuẩn 9.


<b>2.8. Yêu cầu che giấu danh tính</b>


Nhà tham vấn phải che giấu danh tính của Thân chủ khi sử dụng những dữ liệu có được từ q
trình tham vấn cho việc huấn luyện, nghiên cứu hoặc xuất bản.


<b>3.TRÁCH NHIỆM CHUYÊN MÔN</b>
<b>3.1. Những giới hạn của năng lực </b>



Nhà tham vấn chỉ được hành nghề trong những giới hạn về năng lực của mình.
<b>3.2. Học tập liên tục </b>


Nhà tham vấn phải chú ý trong việc học tập liên tục để duy trì khả năng chun mơn của mình.
<b>3.3. Sự không khỏe mạnh của chuyên gia</b>


Nhà tham vấn phải kiềm chế việc cung cấp những dịch vụ chuyên môn khi những vấn đề hoặc
những mâu thuẫn riêng của Nhà tham vấn có thể là nguyên nhân gây tổn hại đến Thân chủ hoặc
người khác.


<b>3.4. Tính chính xác trong quảng cáo</b>


Nhà tham vấn phải giới thiệu những giấy phép và những dịch vụ một cách chính xác khi quảng
cáo.


<b>3.5. Việc tìm kiếm thân chủ nơi cơ quan làm việc </b>


Nhà tham vấn không được dùng nơi làm việc hoặc hội đồn nơi Nhà tham vấn tham gia để tìm
kiếm Thân chủ cho việc hành nghề riêng của Nhà tham vấn.


<b>3.6. Yêu cầu về giấy chứng nhận Tiêu chuẩn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>3.7. Quấy rối tình dục </b>


Nhà tham vấn khơng được phép có hành vi quấy rối tình dục đối với Thân chủ.
<b>3.8. Những hoa lợi bất chính</b>


Nhà tham vấn khơng được dùng uy thế chun mơn của Nhà tham vấn để kiếm lợi hoặc nhận
những hoa lợi cho cá nhân, những đặc ân về tình dục, những sự chiến thắng bất cơng, hoặc nhận


những hàng hóa hoặc dịch vụ khơng chính đáng của Thân chủ.


<b>3.9. Những thân chủ được hỗ trợ bởi người khác</b>


Với sự bằng lịng của Thân chủ, Nhà tham vấn phải thơng tin cho những nơi cung cấp dịch vụ sức
khỏe tâm thần khác, nơi mà đang có sự hỗ trợ cùng một Thân chủ với Nhà tham vấn, biết rằng
đang có một mối quan hệ tham vấn giữa Nhà tham vấn với Thân chủ đó.


<b>3.10. Những điều kiện ảnh hưởng tiêu cực </b>


Nhà tham vấn phải báo cho những người chủ lao động (của Thân chủ) biết những chính sách hoặc
điều kiện của họ có thể đang tiềm ẩn những ngăn trở hoặc bất lợi cho những trách nhiệm chuyên
môn của Nhà tham vấn hoặc có thể sẽ làm hạn chế tính hiệu quả của Nhà tham vấn, hoặc có thể sẽ
làm mất quyền của Thân chủ.


<b>3.11. Tuyển chọn và phân công nhân sự</b>


Nhà tham vấn phải tuyển chọn những nhân viên đủ tài năng và phải phân công trách nhiệm một
cách tương thích với những kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên.


<b>3.12. Lợi dụng mối quan hệ với người cấp dưới </b>


Nhà tham vấn không được lợi dụng những mối quan hệ với những cá nhân là những người mà
Nhà tham vấn đang giám sát, đánh giá hoặc là những người mà Nhà tham vấn đang có quyền và
đang kiểm sốt việc giảng dạy.


<b>4. CÁC MỐI QUAN HỆ KHÁC</b>


<b>4.1. Việc nhận phí từ những thân chủ của cơ quan </b>



Nhà tham vấn khơng được nhận phí hoặc những thù lao khác cho việc tham vấn đối với những
người đã được quyền nhận dịch vụ tham vấn qua những cơ quan hoặc tổ chức mà Nhà tham vấn
đang làm việc.


<b>4.2. Các phí khác </b>


Nhà tham vấn khơng được nhận bất kỳ khoản phí nào khác.
<b>5. ĐÁNH GIÁ, LƯỢNG GIÁ, GIẢI THÍCH VỚI THÂN CHỦ</b>
<b>5.1. Những giới hạn về năng lực </b>


Nhà tham vấn chỉ được sử dụng những trắc nghiệm và những dịch vụ lượng giá với những nơi có
đủ khả năng. Nhà tham vấn khơng được thừa nhận những kết quả của những kỹ thuật lượng giá về
tâm lý bởi những người không đủ tiêu chuẩn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Nhà tham vấn phải sử dụng những công cụ đánh giá tâm lý với một thái độ có chủ đích.
<b>5.3. Giải thích sự đánh giá cho thân chủ </b>


Nhà tham vấn phải giải thích cho Thân chủ trước về tính chất và mục đích của việc đánh giá và
những lợi ích đặc biệt của các kết quả đánh giá.


<b>5.4. Những người nhận kết quả trắc nghiệm </b>


Nhà tham vấn phải chắc chắn về tính chính xác và thích hợp đối với những giải thích đi kèm với
các trắc nghiệm và những thông tin đánh giá cho Thân chủ.


<b>5.5. Những trắc nghiệm lỗi thời và những kết quả trắc nghiệm quá hạn </b>


Nhà tham vấn khơng được có những đánh giá, những quyết định can thiệp, hoặc giới thiệu các dữ
liệu căn cứ trên các kết quả trắc nghiệm đã quá hạn và lỗi thời cho những mục đính hiện tại.
<b>6. GIẢNG DẠY, TẬP HUẤN, GIÁM SÁT</b>



<b>6.1. Những quan hệ tính dục với sinh viên và người được giám sát </b>


Nhà tham vấn không được tham gia vào mối quan hệ tính dục với sinh viên và những người được
giám sát.


<b>6.2. Công nhận những đóng góp trong nghiên cứu </b>


Nhà tham vấn phải có những sự công nhận đối với sinh viên và những người được giám sát cho
những đóng góp của họ trong các dự án nghiên cứu và học thuật.


<b>6.3. Sự chuẩn bị cho việc giám sát </b>


Nhà tham vấn cung cấp dịch vụ giám sát lâm sàng phải được huấn luyện và chuẩn bị những
phương pháp và kỹ thuật giám sát.


<b>6.4. Thông tin đánh giá </b>


Nhà tham vấn phải thông tin một cách rõ ràng cho sinh viên và người được giám sát, trong quá
trình huấn luyện, các cấp độ của năng lực được mong đợi, những phương pháp đánh giá, và thời
gian đánh giá. Nhà tham vấn phải chuẩn bị cho sinh viên và người được giám sát việc đánh giá
theo định kỳ và lượng giá những phản hồi trong suốt chương trình huấn luyện.


<b>6.5. Những mối quan hệ đồng môn trong huấn luyện </b>


Nhà tham vấn phải nỗ lực để có thể chắc chắn rằng quyền của những người học trị đồng mơn
khơng bị xâm phạm khi có những sinh viên hoặc người được giám sát được phân cơng để đứng
đầu nhóm tham vấn hoặc làm công việc giám sát lâm sàng.


<b>6.6. Những giới hạn của sinh viên và người được giám sát </b>



Nhà tham vấn phải giúp đỡ sinh viên và người được giám sát trong việc bảo đảm quá trình trị liệu,
khi cần, và không được quên rằng những sinh viên và những người được giám sát trong chương
trình huấn luyện là những người chưa thể có đủ khả năng để cung cấp các dịch vụ tham vấn do
những hạn chế về mặt kiến thức và cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Nhà tham vấn là người dẫn dắt những kinh nghiệm cho sinh viên và người được giám sát, bao
gồm sự tự trưởng thành và tự bộc lộ, phải thông tin cho những người tham gia huấn luyện về
những hành vi đạo đức đối với nghề nghiệp và không được xếp hạng những người tham gia dựa
trên vai trị khơng mang tính chun mơn của Nhà tham vấn.


<b>6.8. Những tiêu chuẩn đối với sinh viên và người được giám sát </b>


Sinh viên và người được giám sát đang chuẩn bị để trở thành Nhà tham vấn phải gắn mình với
Quy chế về đạo đức và Những tiêu chuẩn hành nghề của Nhà tham vấn.


<b>7. NGHIÊN CỨU, XUẤT BẢN</b>


<b>7.1. Phòng tránh sự xúc phạm trong nghiên cứu </b>


Nhà tham vấn phải tránh tạo ra những tổn thương hoặc xúc phạm về thể chất, xã hội và tâm lý đến
những đối tượng liên quan trong nghiên cứu.


<b>7.2. Việc giữ bí mật những thơng tin nghiên cứu </b>


Nhà tham vấn phải giữ bí mật những thông tin thu được từ những người tham gia nghiên cứu.
<b>7.3. Những thông tin ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu </b>


Nhà tham vấn phải báo cáo tất cả những điều có thể thay đổi hoặc những điều kiện mà mình biết
nó có thể gây ảnh hưởng đến những dữ liệu và kết quả nghiên cứu cho người nghiên cứu.



<b>7.4. Sự chính xác về những kết quả nghiên cứu </b>


Nhà tham vấn khơng được bóp méo hoặc trình bày sai lệch những dữ liệu nghiên cứu hay đặt ra
hoặc có những thành kiến chủ định đối với kết quả nghiên cứu.


<b>7.5. Những người đóng góp </b>


Nhà tham vấn phải ghi nhận một cách thích đáng đối với những người có đóng góp cho việc
nghiên cứu.


<b>8. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KHÁC</b>
<b>8.1. Hành vi đạo đức được yêu cầu </b>


Nhà tham vấn phải có những hành động thay đổi thích hợp nếu từ phía họ có những ngun do
hợp lý gây nên một sự nghi ngờ đối với những Nhà tham vấn và những chuyên gia sức khỏe tâm
thần khác về việc tuân giữ đạo đức khi hành nghề.


<b>8.2. Những tố cáo khơng chính đáng</b>


Nhà tham vấn khơng được khởi xướng, tham gia vào, hoặc cổ vũ cho những lời tố cáo về đạo đức
khơng chính đáng hoặc cố ý gây tổn thương các chuyên gia sức khỏe tâm thần hơn là bảo vệ cho
Thân chủ và cộng đồng.


<b>8.3. Hợp tác với Ủy ban về đạo đức </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>III. NHỮNG CÂU HỎI ĐẶT RA</b>


Dưới đây là một số những câu hỏi thường gặp trong quá trình làm việc của nhà tham vấn. Các câu
hỏi có thể là xuất phát từ ngay bản thân nhà tham vấn hoặc là những băn khoăn của thân chủ. Việc


trả lời các câu hỏi này chính là giúp cho các bạn sinh viên hoặc các nhà tham vấn trẻ biết được
những khó khăn gặp phải từ đó có một tâm thế sẵn sàng đương đầu, điều chỉnh bản thân sao cho
phù hợp với những yêu cầu thực tiễn đặt ra.


<b>1. Những câu hỏi giúp nhà tham vấn hiểu chính bản thân mình</b>


<b>Những câu hỏi giúp nhà tham vấn hiểu chính bản thân mình Sự định hướng nghề nghiệp là </b>
một yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt với nghề tham vấn bởi nó liên quan trực tiếp tới sự phát
triển tâm lý, nhân cách của con người. Liệu bạn đã sẵn sàng để trở thành một nhà tham vấn chưa,
hướng đi trong nghề nghiệp của bạn là gì? Một số câu hỏi sau đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn
xu hướng của mình khi muốn trở thành nhà tham vấn.


a) Điều gì khiến tơi muốn trở thành nhà tham vấn?


b) Liệu tơi có cảm thấy vấn đề cảm xúc của tôi được giải quyết bằng cách tôi trở thành một nhà
tham vấn không ?


c) Tơi mong đợi điều gì khi trở thành một nhà tham vấn?


d) Điều gì khiến tơi nghĩ rằng tơi sẽ trở thành một nhà tham vấn có năng lực?


e) Những vấn đề chuyển dịch ngược có thể xảy ra ở tơi là gì? Làm thế nào để tơi có thể kiểm sốt
được nó khi nó xuất hiện?


f) Tơi mong đợi gì từ thân chủ?


g) Tơi mong đợi gì từ nghề nghiệp của tơi?


h) Tơi đốn trước được tơi sẽ nhận được điều gì từ đồng nghiệp?
i) Những điểm mạnh và điểm yếu trong nghề nghiệp của tôi là gì ?


k) Mục đích và mục tiêu nghề nghiệp của tơi là gì ?


l) Những sinh viên kế tiếp của tơi có thể nói gì về tơi?


m) Những giáo sư, chuyên gia giám sát có thể nói như thế nào về tôi?
n) Tôi muốn làm việc với kiểu khách hàng nào? Tại sao?


o) Với kiểu khách hàng nào tôi sẽ khơng làm việc được? Về vấn đề gì ? Tại sao?
p) Tơi có biết có thể chuyển khách hàng khi nào và tới đâu khơng ?


q) Tơi có thể kiểm sốt stress như thế nào ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Tơ Thị Hạnh (Biên dịch từ The Counselor Intern’s Handbook, Brooks/Cole, 2004)
<b>2. Những điều khách hàng hiểu sai khi đi tham vấn tâm lý</b>


Với đặc điểm tâm lý người Việt thường là tự tin vào bản thân khi giải quyết các vấn đề vướng mắc
trong tâm lý, do đó nhiều khi họ hay hiểu vấn đề cần trợ giúp tâm lý một cách chủ quan. Từ đó có
những hiểu sai, nhiêm vụ của các nhà tham vấn là phải giúp họ hiểu đúng về tham vấn và đánh giá
được hiệu quả của các cuộc tham vấn khác với cách hiểu thông thường.


<b>2.1.Tham vấn có phải là cố vấn:</b>


- Cố vấn là một từ quen thuộc trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.Ví dụ như: Cố vấn về vấn đề
xây dựng, kiến trúc, cố vấn tài chính… là cuộc nói chuyện giữa một chuyên gia với một cá nhân
hoặc một nhóm người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về một vấn đề nhất định nào đó.


-Tham vấn tâm lý là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (NTV-chun gia tâm lý) có trình
độ và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tham vấn với một hoặc một vài người khi họ đang cần
sự hỗ trợ để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.



<b>2.2.Tham vấn tâm lý là đưa ra lời khuyên : </b>


- Nếu như trong cố vấn các chuyên gia sẽ đưa ra cho khách hàng (KH) những lời khun “mang
tính chun mơn” cho thân chủ. Thì các NTV lại khác: họ sẽ hỗ trợ KH ra quyết định bằng cách
giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, NTV dẫn dắt xem xét kỹ lưỡng vấn đế liên quan đến cảm
xúc, hành vi, các khả năng, các quan điểm, thế mạnh của KH từ đó họ sẽ tìm câu trả lời cho chính
vấn đề của mình. ( NTV chỉ thực sự đưa ra lời khuyên khi KH đang gặp những nguy cơ như có
hành vi gây hại, huỷ hoại bản thân hay người khác…Những điều này có quy định rất rõ trong
những nguyên tắc hành nghề tham vấn).


<b>2.3.Tham vấn tâm lý chỉ kéo dài trong vài chục phút </b>


Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên vấn đề của KH do đó muốn tìm ra cách giải quyết tận
gốc vấn đề của mình cần có một thời gian nhất định làm việc giữa NTV và KH.


Thông thường thời gian làm việc với NTV ít nhất là phải 3 buổi tuỳ theo vấn đề của KH. Với
những vấn đề phức tạp như trị liệu tâm lý thì có thể diễn ra nhiều tháng mới có hiệu quả.


<b>2.4.Nhà tham vấn là người làm chủ cuộc nói chuyện với khách hàng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>2.5. Nhà tham vấn tâm lý phải là người có nhiều tuổi và kinh nghiệm.</b>


Một NTV có nhiều trải nghiệm có thể giúp cho họ có khả năng thấu cảm và nhìn nhận vấn đề của
KH tốt hơn. Tuy nhiên một NTV lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm chưa chắc là nhà tham vấn
giỏi. Vì một NTV tâm lý giỏi phải là người có những năng lực và phẩm chất khá riêng biệt. Thứ
nhất họ phải là người có kiến thức về q trình phát triển tâm lý ở người: nhận thức, cảm xúc và
hành vi của con người. Thứ hai, phải là người có khả năng giao tiếp, lắng nghe cũng như biết cách
khai thác các cảm xúc của KH. Họ được đào tạo cơ bản về kỹ năng tham vấn cũng như các lớp
học dành cho việc trợ giúp tâm lý cho KH. Họ cũng là người có những phẩm chất đặc biệt dành
cho người làm tham vấn như khả năng chấp nhận, khả năng thấu cảm, trung thực…Do vậy độ


tuổi hay trải nghiệm của NTV không quyết định đến việc buổi tham vấn đó có thành cơng hay
khơng?


<b>2.6. Tơi chỉ đi tham vấn khi tôi cảm thấy cảm thấy bị stress, khi chồng tơi ngoại tình hay khi</b>
<b>tơi cảm thấy bất lực trong việc nuôi dạy con cái?</b>


Khi bạn bị sổ mũi, đau đầu…bạn tìm đến bác sỹ y khoa, cịn khi bạn có vấn đề về tinh thần thì lúc
này người mà bạn cần tìm gặp lại là một bác sỹ tâm hồn. Vậy khi nào bạn nên tìm gặp họ:


Khi bạn cảm thấy khơng hài lịng và thấy khó chịu hoặc bất lực trong mối quan hệ nào đó với
những người xung quanh.


Khi chính bạn là người gây bất bình cho những người xung quanh


Khi bạn hoặc những người xung quanh bạn nhận thấy gần đây ở bạn xuất hiện những cá tính hiếm
khi có hoặc khơng có trong hành động tiền lệ của bạn.


Khi bạn cảm thấy cô đơn buồn chán, lo âu, căng thẳng và sợ hãi…những điều này lặp đi lặp lại và
ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của bạn.


Khi bạn tự cảm thấy hoặc người bên cạnh bạn nhìn thấy bạn nói nhiều hoặc khơng muốn giao tiếp
trong một thời điểm nào đó và ln khơng cảm thấy hài lịng trong cuộc sống hiện tại.


Tính phi lý trong nhận thức biểu hiện ra bên ngồi mà bạn cho là khơng bình thường.


Khi bạn cảm thấy khơng thích nghi hoặc khó thích nghi, điều này ảnh hưởng đến mục tiêu hoặc
những hoạt động bình thường của bạn và những người xung quanh.


<b>2.7. Vậy nhà tham vấn có thể giúp đỡ tơi được điều gì?</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>2.8. Tơi có cần phải chuẩn bị gì khi gặp nhà tham vấn </b>


Muốn quá trình tham vấn đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần sắp xếp thời gian để giữ đúng lịch
hẹn với NTV. Việc bạn tôn trọng và sẵn sàng hợp tác với NTV hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều
tới chất lượng của cuộc tham vấn. Bạn cũng cần xác định được vấn đề bạn chia sẻ với nhà tham
vấn là gì? Trong từng buổi gặp gỡ bạn muốn NTV tập trung vào vấn đề gì?


<b>2.9. Tơi sẵn sàng hợp tác với nhà tham vấn, nhưng liệu câu chuyện hoặc thông tin cá nhân</b>
<b>của tơi có được giữ bí mật</b>


Một trong những ngun tắc trong tham vấn là NTV không được tiết lộ thơng tin bí mật của KH
nếu như KH khơng u cầu. Do vậy mọi thông tin bạn chia sẻ sẽ được bảo mật.


<b>2.10. Sau thời gian tham vấn tôi sẽ được gì? </b>


Có nhiều KH chia sẻ rằng sau thời gian làm việc với NTV họ đã nhìn nhận vấn đề của mình đang
gặp phải một cách rõ ràng hơn. Họ cảm thấy rằng mình cần phải làm gì cụ thể trong giái pháp
mình đã lựa chọn. Nhiều bạn cảm thấy tin tưởng vào quyết định của mình. Có người lại thấy tự tin
nhiều hơn vào bản thân mình, cảm thấy chấp nhận con người mình và người xung quanh một cách
tốt hơn. Hoặc cũng có nhiều người cảm thấy yêu đời hơn, họ cảm thấy cuốc sống của họ được cải
thiện một cách rõ rệt.


<b>3. Khi nào nên đi tham vấn và thời gian tham vấn?</b>
<b>3.1. Khi nào nên đi tham vấn? </b>


Ở các nước phát triển việc chăm sóc đời sống tinh thân của bản thân rất được coi trọng, vì vậy
dịch vụ tham vấn trở nên rất thân thuộc với mỗi người, giống như khi ta có bệnh thì cần phải cần
đến bác sỹ y khoa, chỉ có điều các bác sỹ mà ta tìm đến lúc này chính là các bác sỹ tâm hồn.
-Khi nào bạn cảm thấy mình có những triệu chứng của bệnh tinh thần? Ngành khoa học tâm lý có
cả một bộ mơn chn về chẩn đốn và phân loại bệnh. Dưới đây chỉ là một vài gợi ý với bạn về


việc khi nào ta cảm thấy cần đến gặp các nhà tham vấn:


-Khi bạn cảm thấy mình khơng hài lịng và thấy khó chịu, hoặc bất lực trong một mối quan hệ nào
đó với những người xung quanh.


-Khi chính bạn là người thường gây bất bình cho những người xung quanh.


-Khi bạn hoặc người xung quanh bạn nhận thấy ở bạn gần đây ở bạn xuất hiện những cá tính mà
hiếm khi thấy hoặc khơng có trong hành động tiền lệ của bạn.


-Khi bạn cảm thấy cô đơn, buồn chán, lo âu, căng thẳng, đau khổ, sợ hãi, …những điều này lặp đi
lặp lại và ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của bạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

muốn giao tiếp trong một thời điểm nào đó và ln khơng cảm thấy hài lịng trong cuộc sống hiện
tại


Tính phi lý trong nhận thức của bạn biểu hiện ra bên ngồi hành động mà ngưịi ngồi cho là
khơng bình thường


-Khi bạn cảm thấy khơng thích nghi hoặc khó thích nghi, điều này ảnh hưởng đến mục tiêu hoặc
những hoạt động bình thường của bạn và những người xung quanh.


Trên đây chỉ là một vài các biểu hiện có thể dễ dàng nhận thấy khi bạn đang có vấn đề trong đời
sống tinh thần, khi đó bạn cần có người trợ giúp để vượt qua khó khăn bằng cách hãy tìm đến với
những nhà tham vấn tâm lý chuyên nghiệp.


<b>3.2. Thời gian tham vấn? </b>


Dịch vụ tham vấn trực tiếp chưa trở nên phổ biến ở nước ta, vì vậy những thơng tin và hiểu biết về
dịch vụ này còn nhiều hạn chế, khách hàng thường nghĩ rằng chỉ cần đến gặp nhà tham vấn một


vài tiếng đồng hồ là có thể giải quyết được vấn đề của mình, nhưng khơng phải như vậy.


Khoa học tâm lý đã chỉ ra rằng con người chỉ có khả năng tập trung chú ý cao độ về một vấn đề
nào đó trong khoảng 45-50 phút. Do đó mỗi buổi tham vấn để có được hiệu quả cao nhất thường
kéo dài khoảng 50 phút, tuỳ thuộc vào vấn đề của khách hàng.


Khoảng thời gian tham vấn cho mỗi vấn đề của khách hàng là khác nhau, có khách hàng chỉ cần
một vài buổi, có những khách hàng là 2-3 tuần thậm chí có vấn đề có thể kéo dài từ 6-12 tháng tuỳ
thuộc vào vấn đề của thân chủ. Bởi mỗi vấn đề được nảy sinh từ nhiều nguyên nhân, hình thành và
phát triển trong một q trình do đó muốn giải quyết cũng phải có khoảng thới gian nhất định. Bạn
có thể tham khảo thời gian tham vấn với các vấn đề dưới đây:


-Tham vấn về vấn đề lạm dụng như: tham vấn với môt trẻ vị thành niên bị lạm dụng về tình dục
thường diễn ra trong khoảng 6-12 tháng trong đó là 3 lần/tuần


-Tham vấn gia đình về những bất hồ trong mối quan hệ khoảng 6-12 tuần trong đó mỗi tuần từ
1-2 lần, các tuần sau sẽ quyết định cụ thể.


-Tham vấn việc khách hàng cảm thấy chán nản, thất vọng, đau khổ… thường từ 2-4 lần, trong đó
mỗi tuần 1-2 lần, có thể cũng chỉ cần tham vấn 1 lần.


-Tham vấn gia dình như ly thân, ly hơn..khoảng 6-12 tháng trong đó 1lần/tháng Tuỳ thuộc gia đình
có thể chỉ chỉ cần 3 lần.


Với trẻ vị thành niên ví dụ như trẻ nghiện game, trẻ có ý định tự sát hoặc đã từng tự sát không
thành công… thời gian nhà tham vấn làm việc với trẻ khoảng 3-6 tháng, mỗi tuần 2/lần và có
những buổi làm việc cùng với gia đình hoặc với riêng bố mẹ trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

thường tham vấn với cha mẹ 1-2 buổi và làm việc với trẻ 6 – 12 tháng.



Tuỳ thuộc vào vấn đề, yêu cầu, cũng như thời gian của thân chủ mà nhà tham vấn và thân chủ sẽ
có kế hoạch làm việc cụ thể.


Nguồn: tuvantamly.vn


<b>4. Tại sao nhiều người không tìm đến tham vấn và trị liệu tâm lý</b>


Hiện nay cuộc sống hiện đại đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho con người phát triển một cách toàn
diện ở nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống, tuy nhiên nó cũng tạo ra rất nhiều thách
thức và sức ép làm cho mọi người có những khó khăn trong tâm lý, trong cung cách ứng xử của
cuộc sống đời thường. Một thực tế cho thấy, ngày càng nhiều người gặp những căng thẳng tâm lý,
những khó khăn trong các kỹ năng sống, xung đột giá trị sống của bản thân với người khác…
<b>4.1. Mọi người sẽ ứng xử ra sao với các vấn đề của mình?</b>


Có những người có nhận thức tốt trong việc bảo vệ sức khỏe tâm lý của mình nên đã tự tìm đến
với các trung tâm tư vấn tâm lý để nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý. Cũng có người
tự giải quyết vấn đề của mình nhưng lại rơi vào tình trạng rối loạn trong phương hướng giải quyết
vấn đề.


<b>4.2. Nguyên nhân vì sao như vậy? </b>


Câu trả lời chính là việc họ khơng nhận ra sự bất thường của chính họ. Thường chỉ là những người
thân xung quanh họ mới nhận thấy, vì vậy họ khơng có nhu cầu tham vấn và điều trị. Có một số
người biết mình bất thường nhưng khơng dám tìm đến các nhà tham vấn trị liệu tâm lý vì sợ “dư
luận xung quanh lên án”, hoặc chính họ có định kiến sai lầm, khơng thích bộc lộ cho các nhà tham
vấn và trị liệu tâm lý biết. Nhưng lý do chủ yếu không đến các cơ sở tham vấn tâm lý là do những
vấn đề tâm lý của chính họ. Đó có thể là những người sợ bị người khác đánh giá, hoặc họ bị mắc
chứng ám sợ khoảng trống gặp khó khăn, thậm chí khơng thể ra khỏi nhà để đến các cơ sở điều
trị., những người bị hoang tưởng không tin vào các thầy thuốc tâm thần. Những người bị trầm
nhược có thể do nhút nhát khơng dám đến các phịng khám tâm thần. Hoặc do hiểu khơng đúng


vấn đề của mình về tâm lý nên đã tìm đến các bác sỹ tâm thần hoặc các cơ sở khám bệnh tâm thần.
Chính vì vậy, họ ln bị mất thời gian trong việc xác định chính xác vấn đề tâm lý của bản thân đã
tạo ra sự thiếu tin tưởng đối với các trung tâm tham vấn tâm lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

lý thường chỉ muốn giải quyết 1 lần là xong việc. Họ mong muốn cần phải giải quyêt ngay bức
xúc của bản thân trong một thời gian hêt sức ngắn. Họ khơng nghĩ rằng vấn đề khó khăn của mình
là một q trình tích tụ lâu dài. Cho nên nhà tham vấn không thể trợ giúp họ giải quyêt ngay được
mà cần phải tiến hành tháo gỡ dần dần. Sự thành công phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực cố gắng giải
quyết của cá nhân dưới sự trợ giúp của các chuyên gia tham vấn tâm lý.


<b>4.3. Có nên đến tham vấn và trị liệu tâm lý?</b>


Thật ra khi có những biểu hiện khó khăn về mặt tâm lý và tinh thần mọi người nên đến gặp các
chuyên gia tham vấn tâm lý để được trợ giúp. Đây là một hướng đi đúng, rất khoa học và hiệu quả.
Vì khi đến đây các chuyên gia sẽ giúp bạn xác định được vấn đề của mình cần phải trị liệu tâm lý
hay điều trị bệnh tâm thần. Có làm như vậy vừa không mất thời gian, tiền bạc và có hướng giải
quyết nhanh.


Trong khi đến tham vấn tâm lý mọi người có thể được trợ giúp để tăng khả năng tự giải quyết vấn
đề của mình. Các vấn đề có thể chỉ cần trợ giúp của các chuyên gia trong khám phá cảm xúc bản
thân, đối đầu với vấn đề gặp phải hoặc xác định được mục tiêu giải quyết, các lo hãi.v.v…Cũng có
những vấn đề cần phải dùng đến các liệu pháp tâm lý. Mà các liệu pháp tâm lý có thể giúp đỡ rất
nhiều trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến bệnh lý vốn đã kéo dài, ảnh hưởng nặng
nề tới đời sống và đơi khi nó là cách điều trị duy nhất có hiệu quả với một chứng tâm bệnh nào đó
mà cá nhân gặp phải.


Cách khôn ngoan nhất khi bạn gặp những vướng mắc về tâm lý mà không thể tự mình giải quyết
được, hãy đến với các chuyên gia tham vấn tâm lý để được trợ giúp. Đó là sự lựa chọn khoa học
và hiệu quả.



<b>5. Phân biệt vai trò của các nhà trị liệu chuyên nghiệp</b>


Trong trị liệu tâm lý, mối quan hệ giữa nhà trị liệu (thầy điều trị hay bác sỹ tâm lý) và người có rối
nhiễu (người bệnh hay thân chủ) là mối quan hệ lâm sàng trên chủ thể, tức là xem thân chủ là một
<i>chủ thể trong tính đơn nhất, phát sinh rối nhiễu trong điều kiện lịch sử, tình huống và đang tiến</i>
<i>triển. Vì vậy việc xây dựng được mối quan hệ cởi mở, chia sẻ tin cậy và có hiểu biết cùng chủ</i>
động tham gia tích cực vào q trình trị liệu là yếu tố cơ bản bảo đảm sự thành công của q trình
điều trị.


Nhà tâm lý trị liệu khơng làm việc đơn lẻ mà thường phối hợp với các chuyên gia y học (bác sỹ y
khoa), bác sỹ tâm thần thành một ê kíp điều trị, tuy nhiên vai trị của mỗi thành viên trong ê kíp
này là khác nhau.


Mặc dù mục tiêu của trị liệu có thể giống nhau nhưng vai trò của các nhà trị liệu chuyên nghiệp có
những điểm khác nhau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

lạm dụng thuốc…, những chuyên gia này thường làm việc ở các văn phòng tư vấn , các trung tâm
nghiên cứu…


Các bác sỹ tâm thần là những người được đào tạo tại các trường đại học y khoa, họ đi sâu vào
chuyên khoa tâm thần trong những năm cuối của khóa học, có một số bác sỹ tâm thần được đào
tạo chuyên biệt sau đại học với các vấn đề về rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm trí…Tuy nhiên sự đào
tạo của các bác sỹ tâm thần gắn liền nhiều hơn với cơ sở y sinh học của các vấn đề tâm lý và họ là
nhà trị liệu duy nhất có quyền kê đơn thuốc hoặc tiến hành các liệu pháp y sinh học.


Các nhà phân tâm học là những nhà trị liệu có bằng cấp bác sỹ hoặc tiến sỹ. Nhà phân tâm học
thường hồn thành chương trình đào tạo chun sâu sau đại học theo trường phái phân tâm, họ có
những hiểu biết và kỹ thuật điều trị các rối nhiễu tâm trí theo cách tiếp cận phân tâm.


Các nhà tâm lý lâm sàng lấy bằng cử nhân tâm lý, sau đó đi sâu vào phân ngành Tâm lý học lâm


sang. Họ có kiến thức chuyên sâu về đánh giá, chẩn đoán và điều trị những rối nhiễu tâm lý hay
rối loạn tâm trí. Họ lấy bằng thạc sỹ và qua khóa thực hành trị liệu tâm lý tại bệnh viện. Nhiều
người đã đạt trình độ tiến sỹ (D. Psych), họ thường làm việc với các chuyên gia tâm thần tại các
bệnh viện hay các trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh. Tuy nhiên những nhà tâm lý học lâm sàng
có những hiểu biết chuyên sâu hơn về tâm lý học, các kỹ năng đánh giá và nghiên cứu thường
rộng hơn các nhà tâm thần học . Các kỹ năng trị liệu tâm lý cũng được đào tạo chuyên hơn các nhà
tâm thần học (các nhà tâm lý lâm sàng có cái nhìn chủ thể - tức là đi sâu xem sét các cấu trúc, cơ
chế tâm lý đằng sau những triệu chứng). Tuy nhiên càng ngày công việc của nhà tâm lý học lâm
sàng và tâm thần học càng giống nhau hơn, họ thường cần đến nhau trong một chương trình <i>can</i>
<i>thiệp phối hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.</i>


<b>IV. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ỨNG DỤNG TRONG THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ</b>
<b>A. TỔNG QUAN VỀ CÁC MƠ HÌNH THAM VẤN HIỆN NAY</b>


<b>1. Liệu pháp Phân tâm (Psychoanalytic therapy)</b>


Bao gồm lý thuyết về sự phát triển nhân cách, triết học về bản chất của loài người, và phương
pháp trị liệu tâm lý tập trung vào những yếu tố vô thức là động lực thúc đẩy hành vi. Sự chú ý
được hướng về những sự kiện trong 6 năm đầu của cuộc đời quyết định những sự phát triển nhân
cách sau này của nhân cách. Nhà tâm lý tiêu biểu: Sigmund Freud.


<b>2. Liệu pháp Adler (Adlerian therapy)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

biểu: Alfred Adler, và sau này Rudolf Dreikurs được công nhận là người đã truyền bá rộng rãi đến
Hoa Kỳ.


<b>3. Liệu pháp hiện sinh (Existential therapy)</b>


Chống lại với xu hướng nhìn liệu pháp tâm lý như một hệ thống của những kỹ thuật được xác định
rõ ràng, mơ hình này nhấn mạnh đến việc xây dựng liệu pháp trên những điều kiện cơ bản của sự


hiện hữu của con người, như là sự lựa chọn, sự tự do và trách nhiệm để tạo dựng nên cuộc đời của
một người, và sự quyết định cho chính mình. Mơ hình này tập trung vào chất lượng của mối quan
hệ mang tính trị liệu con người – con người. Nhà tâm lý học tiêu biểu: Viktor Frankl, Rollo May,
và Irvin Yalom.


<b>4. Liệu pháp tập trung vào con người hay Thân chủ trọng tâm (Person-centered therapy)</b>
Cách tiếp cận này được phát triển trong suốt những năm 1940 như một phản ứng gián tiếp chống
lại với liệu pháp phân tâm. Dựa trên một cái nhìn chủ quan về những trải nghiệm của con người,
cách tiếp cận này đặt sự tin tưởng và giao trách nhiệm cho thân chủ trong việc giải quyết các vấn
đề. Sáng lập: Carl Rogers.


<b>5. Liệu pháp Gestalt (Gestalt therapy)</b>


Một liệu pháp thực nghiệm nhấn mạnh đến sự nhận thức và phân tích, mơ hình này phát triển như
một phản ứng chống lại liệu pháp phân tâm. Nó kết hợp chức năng của cơ thể và trí tuệ. Sáng lập:
Fritz Perls và Laura Perls.


<b>6. Liệu pháp hành vi (Behavior therapy)</b>


Cách tiếp cận này ứng dụng những nguyên lý của việc học tập trong việc giải quyết những rối loạn
hành vi cụ thể. Những kết quả là chủ đề để thử nghiệm liên tục. Kỹ thuật này luôn nằm trong tiến
trình của sự luyện tập. Nhà tâm lý học tiêu biểu: B. F. Skinner, Arnold Lazarus, và Albert


Bandura.


<b>7. Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavior therapy)</b>


Liệu pháp hành vi - cảm xúc - lý trí, một mơ hình có tính giáo huấn cao, nhận thức và định hướng
hành động về liệu pháp tâm lý nhấn mạnh đến vai trò của tư duy và hệ thống niềm tin như là căn
nguyên của những vấn đề cá nhân. A. T. Beck xây dựng liệu pháp nhận thức. Nhà tâm lý học tiêu


biểu: Albert Ellis


<b>8. Liệu pháp thực tại (Reality therapy)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

người. Thân chủ học nhiều hơn những hành vi thực tế và từ đó họ đạt được những thành quả. Sáng
lập: William Glasser.


<b>9. Liệu pháp bình quyền cho phụ nữ (Feminist therapy)</b>


Hướng tiếp cận này nảy sinh từ nỗ lực của rất nhiều phụ nữ. Khái niệm chính yếu là quan tâm đến
những vấn đề bị đàn áp về mặt tâm lý của phụ nữ. Tập trung vào sự kiềm nén bị áp đặt bởi tình
trạng chính trị - xã hội mà ở đó người phụ nữ nằm ở thứ hạng thấp (hoặc bị loại bỏ), hướng tiếp
cận này tìm kiếm sự phát triển đặc tính, ý niệm về bản thân, những mục tiêu và khát vọng, và sự
khỏe mạnh cảm xúc của người phụ nữ.


<b>10. Những cách tiếp cận hậu hiện đại (Postmodern approaches)</b>


Có rất nhiều nhà tâm lý học tiêu biểu có liên quan đến sự phát triển của những cách tiếp cận đa
dạng đến liệu pháp tâm lý theo hướng này. Tất cả những hướng tiếp cận như chủ nghĩa cấu trúc xã
hội, liệu pháp tập trung giải quyết vấn đề nhanh, và liệu pháp kể chuyện đều thừa nhận rằng khơng
có một sự thật đơn lẻ; Hơn thế, họ tin rằng thực tế tính xã hội được cấu trúc thông qua những
tương tác của con người. Những hướng tiếp cận này cho rằng thân chủ chính là chuyên gia cho
những vấn đề của cuộc sống riêng của họ.


<b>11. Liệu pháp hệ thống gia đình (Family systems therapy)</b>


Có rất nhiều nhà tâm lý học tiêu biểu là những người tiên phong cho hướng tiếp cận hệ thống gia
đình. Hướng tiếp cận hệ thống này dựa trên kết luận rằng chìa khóa để thay đổi cá nhân chính là
sự thơng hiểu và hoạt động cùng với gia đình.



____________________________________


<i>Ngơ Minh Uy - Tham khảo</i>


Corey, G. (2006). <i>Theory and practice of counseling and psychotherapy (7 ed)</i>. Thomson Asian: Brooks/Cole.
<b>B. CÁCH TIẾP CẬN THÂN CHỦ TRỌNG TÂM CỦA CARL ROGER</b>


<b>1.QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

tiếp thông qua những thao tác của nhà trị liệu (Roger, 1951)
<b>2. NGUỒN GỐC CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN</b>


Sự đối lập giữa thực tế của bản thân và những ý nghĩ của bản thân, ý nghĩ và thực tế, bản thân và
sự từng trải, nhận thức về bản thân và những nhận thức của người khác theo hướng khơng thích
hợp. Quá trình cố gắng để đạt đến một hình ảnh lý tưởng là nguyên nhân đánh mất sự thật của vấn
đề và mang lại những điều không hợp lý, làm cho con người không thực tế và không đúng với
chính họ. Điều này dẫn đến thất bại trong việc nhận diện giá trị của bản thân (Roger, 1951).
<b>3. MỤC TIÊU CỦA THAM VẤN</b>


Những cá nhân này cần được giúp đỡ để có đầy đủ những chức năng, với sự thích nghi về mặt tâm
lý tốt nhất để trưởng thành và vững vàng, khơng giấu giếm


những gì họ đã trải qua. Nói một cách khác, họ cần được


giúp đỡ để thể hiện một cách này đủ tiềm năng của bản thân hay cảm thấy rằng sự thật là họ có
đầy đủ nhân tính thơng qua việc yêu thích cuộc sống trong tất cảc các tương quan (Roger,1951).
<b>4. VAI TRÒ CỦA THAM VẤN VIÊN</b>


Tham vấn viên phải thừa nhận con người thân chủ, nhận biết được thế giới quan của thân chủ như
chính thân chủ nhận thấy, nhận thức được thân chủ như chính thân chủ nhận thức về bản thân


mình và phải hiểu thân chủ bằng sự đồng cảm (Roger, 1965). Tham vấn viên phải thừa nhận rằng
thân chủ đến với những vấn đề cần được giải quyết và điều đó chứng tỏ họ mong đợi vấn đề của
họ cần được giải quyết.


Hướng đến những mục tiêu trong tham vấn, tham vấn viên phải thực hiện mấy nhiệm vụ:
- Tham vấn viên có mặt kịp thời và có khả năng giúp đỡ thân chủ.


- Tập trung vào những gì xảy ra ở hiện tại (here and now) thông qua mối quan hệ trong tham vấn.
- Tham vấn viên phải hiểu và thấu cảm với những gì xảy ra với thân chủ.


- Rời bỏ những trách nhiệm ban đầu trong tiến trình tham vấn với thân chủ khi thân chủ đã có khả
năng chuyển hướng về tình trạng ổn định tâm lý.


- Tham vấn viên phải chủ động tạo ra những điều kiện thuận lợi và tạo ra những mối quan hệ, thân
chủ được tự do thể hiện những gì muốn nói và tự do từ chối nếu không cảm thấy thoải mái. Thơng
qua đó, tham vấn viên có thể tìm hiểu những vấn đề mà thân chủ phủ nhận trong cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>5. NHỮNG KĨ NĂNG VÀ TÍNH CÁCH CỦA THAM VẤN VIÊN</b>


Những tính cách của tham vấn viên cần căn cứ vào các dấu hiệu được biểu lộ (Roger, 1961):
- Kỹ năng lắng nghe.


- Thành thật chấp nhận.


- Quan tâm một cách tích cực vơ điều kiện.
- Thái độ khơng phán xét.


- Khơng địi hỏi thân chủ nhiệt tình tham gia.
- Thấu cảm phù hợp.



- Cụ thể


- Vững vàng và xác thực.


<b>6. HƯỚNG DẪN VÀ SỰ ĐÁP LẠI</b>
<b>6.1. Thao tác</b>


- Chấp nhận.


- Trình bày lại vấn đề của thân chủ.
- Làm rõ vấn đề.


- Tóm tắt vấn đề.


- Những hướng dẫn cơ bản.
- Thấu cảm trong giao tiếp.


- Phản chiếu những cảm xúc của thân chủ.
- Lời diễn giải.


- Thân chủ tự nhận diện vấn đề.
- Đưa ra phản hồi.


<b>6.2.Tham vấn viên phải tránh những điều sau:</b>
<b>- Cho lời khuyên.</b>


- Đánh giá
- Bình phẩm
- Phán xét.



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>7. TẬP TRUNG VÀO NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH</b>


Những cảm xúc và những nhận định chủ quan của thân chủ về thực tế, những điều liên quan đến ý
nghĩ, thế giới quan, nhân sinh quan của họ. Thân chủ là người tập trung vào việc khám phá khả
năng của chính họ, những cách họ va chạm thực tế. Những cảm giác ở hiện tại và nhận thức của
thân chủ, xa hơn nữa là những cảm xúc và những việc được thân chủ chú ý.


<b>8. NHỮNG KĨ THUẬT TRONG THAM VẤN</b>


Tham vấn tiếp cận theo hướng “Thân chủ trọng tâm” không phải là một định hướng về mặt kĩ
thuật, nó đề cập đến việc thiết lập mối quan hệ giữa thân chủ và tham vấn viên. Vì thế, nghĩ đến
những kĩ thuật phải xem xét mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ. Sự thể hiện và sẵn sàng
chấp nhận, sự tôn trọng và thấu hiểu sẽ giúp thân chủ biết được tham vấn viên đang cố gắng theo
dõi tâm trạng của mình, điều này có liên quan đến tư duy, cảm xúc và việc tìm hiểu thân chủ. Thân
chủ sẽ trải qua việc điều trị của tâm lý liệu pháp thông qua những mối quan hệ với người có thể
giúp họ làm những việc mà họ không thể làm cho bản thân.Vấn đề trọng tâm là tạo điều kiện cần
và đủ cho tiến trình trị liệu (Roger, 1965) bao gồm những yếu tố hợp thành mối quan hệ này:
- Sự tiếp xúc của hai người - Thân chủ và nhà trị liệu.


- Thân chủ đang trong tình trạng khơng vững vàng, sẽ dễ dàng bị tổn thương hay lo lắng.
- Nhà trị liệu phải vững vàng trong mối quan hệ .


- Nhà trị liệu phải quan tâm đến thân chủ một cách tích cực vơ điều kiện.
- Nhà trị liệu phải thấu hiểu những suy nghĩ bên trong của thân chủ.


- Thân chủ nhận thấy nhà trị liệu có vài quan tâm tích cực vơ điều kiện và sự thấu hiểu .
<b>9. NHỮNG BƯỚC TRONG THAM VẤN</b>


Sau đây là những bước chính trong tiến trình tham vấn. Rogers (1942) đã xác nhận rằng những
bước chính trong tiến trình tham vấn không loại trừ lẫn nhau và cũng không nên làm chúng một


cách cứng nhắc.


- Thân chủ đến cần sự giúp đỡ. Đây là điều cần thiết cho thân chủ chấp nhận trách nhiệm của họ là
đến vào những buổi tham vấn. Vì vậy, thân chủ phải có trách nhiệm với việc tiếp tục tiến trình
tham vấn.


- Vấn đề giúp đỡ được xác định. Thân chủ phải nhận thức rằng tham vấn viên không phải là những
người trả lời câu hỏi nhưng trong quá trình tham vấn, tham vấn viên sẽ cung cấp những nơi mà
thân chủ có thể đến để được giúp đỡ giải quyết vấn đề của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

chống đối và lo âu, những mối quan tâm và mặc cảm tội lỗi, sự mâu thuẩn trong tư tưởng, và thiếu
quả quyết. Vấn đề giúp đỡ thân chủ diễn ra một cách tự nhiên để họ thấy rằng thời gian cho họ sử
dụng như họ muốn.


- Tham vấn viên chấp nhận, nhận diện và làm rõ những cảm xúc tiêu cực. Tham vấn viên cố gắng
dùng lời và hành vi để đáp lại những cảm xúc cơ bản nội dung những hiểu biết về lời nói của thân
chủ và tạo bầu khơng khí cho thân chủ có thể nhận ra sự tồn tại của những cảm xúc tiêu cực và
chấp nhận chúng như một phần của mình thay vì lôi chúng ra khỏi những cái khác hay giấu chúng
dưới những cơ chế tự vệ.


- Nhượng bộ và thăm dị những thúc đẩy tích cực để tạo ra sự phát triển khi những cảm xúc tiêu
cực của thân chủ đã được thể hiện khá đầy đủ. Những biểu lộ tiêu cực sâu kín và mãnh liệt của
thân chủ sẽ được thể hiện với điều kiện là chúng được chấp nhận và được thừa nhận, chắc chắn
hơn đó là những biểu lộ tích cực của tình u, những thúc đẩy của xã hội, chủ yếu là sự tôn trọng
bản thân và mong muốn trưởng thành.


- Tham vấn viên chấp nhận và thừa nhận việc thể hiện những cảm xúc tích cực trong những điều
mà thân chủ đã chấp nhận và thừa nhận là những cảm xúc tiêu cực. Chấp nhận cả sự trưởng thành
và không trưởng thành, sự gây hấn và những thái độ xã hội, các cảm giác tội lỗi và những thể hiện
tích cực là những gì mang đến cho thân chủ cơ hội để hiểu bản thân mình hơn.



- Tham vấn viên phải có những hướng dẫn sáng suốt để hiểu và chấp nhận vị thế của thân chủ, đây
là một khía cạnh quan trọng trong tồn bộ tiến trình tham vấn. Điều này sẽ cho thấy những thay
đổi cơ bản của thân chủ trong việc hướng đến những cấp độ mới của sự hồ nhập.


- Một tiến trình làm rõ vấn đề để có thể ra những quyết định tích cực và qúa trình hành động được
kết hợp chặt chẽ với việc hiểu thấu được bản chất bên trong vấn đề của thân chủ. Trong khoảng
thời gian mà thân chủ dần hiểu ra vấn đề cùng với một chút thất vọng là làm thế nào điều chỉnh và
tạo một vị thế cho bản thân, tham vấn viên cần giúp đỡ thân chủ phân tích những lựa chọn khác
nhau, lựa chọn nào có thể làm được và nhận ra những cảm xúc sợ hãi, thiếu can đảm trong những
lựa chọn đó. Chức năng của tham vấn viên không phải là thúc đẩy thân chủ hành động hay cho
thân chủ lời khuyên.


- Một thời gian ngắn nhưng những hành động tích cực đầy ý nghĩa được bắt đầu. Khi thân chủ
hiểu được bản chất của vấn đề thì sau đó rất có khả năng thân chủ sẽ có những hành động đáng
phục cùng với những suy nghĩ mới mẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

- Tăng những hoạt động hồ nhập tích cực như những phần nổi bật của thân chủ. Thân chủ trực
tiếp hành động để giảm sợ hãi trong những lựa chọn và tự tin hơn


- Thân chủ cảm thấy giảm nhu cầu giúp đỡ và nhận ra rằng mối quan hệ tham vấn phải kết thúc.
Tham vấn viên chấp nhận và thừa nhận quá trình thay đổi của thân chủ, giảm nhu cầu tiếp tục liên
hệ với tham vấn viên.


<b>10. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA THÂN CHỦ TRONG QUÁ KHỨ</b>


Những vấn đề của thân chủ trong quá khứ không cần thiết (Corey,1977). Nó có thể cản trở việc
thiết lập sự quan tâm tích cực vơ điều kiện và thái độ khơng phán xét của tham vấn viên, nó hồn
toàn trái với mục tiêu tập trung vào hiện tại (here-and-now) của tham vấn.



(Ngô Minh Duy- Dịch từ “Western Approach to Counseling in the Philippines”, IMELDA VIRGINIA G. LILLAR,
De La Salle University Press, INC, Phần II, Chương 3, trang 65-72).


<b>C. LIỆU PHÁP THÂN CHỦ TRỌNG TÂM –MỘT CÁCH NHÌN</b>


<b>Liệu pháp Thân chủ trọng tâm (client-centered psychotherapy), hoặc theo cách gọi tên với nghĩa</b>
rộng hơn như hiện nay là Nhân vị trọng tâm (person-centered psychotherapy), là thuật ngữ được
chọn để gọi tên cho một nhóm những phương pháp trị liệu tâm lý dựa trên quan điểm lý thuyết về
bản chất con người và các tương tác xã hội được phát triển bởi Carl Rogers vào hai thập niên 1940
và 1950 (Brodley; 1988). Rogers là người đầu tiên dùng tên gọi ấy để chỉ phương pháp trị liệu của
mình. Sau đó, nhiều tác giả khác đã phát triển thêm các “phân nhánh” cho lọai liệu pháp này;
trong đó phải kể đến Eugene Gendlin với “liệu pháp kinh nghiệm” (experiential psychotherapy;
1979) và các tác giả Leslie Greenberg, Laura Rice, Robert Eliott với “liệu pháp tiến trình-kinh
nghiệm” (process-eperiential psychotherapy; 1993).


Lúc cịn trẻ, C. Rogers đã dành phần lớn thời gian cho cuộc sống ở nông trại, nơi mà ông đặc biệt
quan tâm đến cơng việc nghiên cứu các q trình kích thích tăng trưởng cây trồng và làm các thực
nghiệm về nông nghiệp. Cơng việc kích thích tăng trưởng và kiểm định các giả thuyết trong
nghiên cứu đã giúp hình thành những thái độ trong cuộc sống cũng như sau đó trở thành những
đặc trưng cơ bản trong quan điểm làm việc của Rogers.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

trị liệu của chính mình, và việc trị liệu phải nhấn mạnh vào các trải nghiệm đang xảy ra trong hiện
tại hơn là những gì đã xảy ra trong quá khứ... (Raskin & Rogers; 1989).


Rogers cũng chịu ảnh hưởng bởi trào lưu tư tưởng của Roosevelt vào thập niên 1930, từ đó hình
thành nên quan điểm lạc quan của Rogers về bản chất con người và niềm tin rằng con người cần
phải được đối xử một cách tơn trọng và có lý lẽ ngay cả khi hành vi của họ không phải lúc nào
cũng hợp lý.


Tuy nhiên, đối với Rogers, ảnh hưởng lớn nhất mà ơng có được là từ những trải nghiệm của những


thân chủ mà ông đã tiếp xúc và làm việc. Theo Rogers, chính thân chủ là người biết rõ điều đau
khổ của họ là gì, hướng đi của họ sẽ về đâu và vấn đề nào là cấp thiết.


Vào thập niên 1940, Rogers gọi liệu pháp của mình là “liệu pháp khơng hướng dẫn (non-directive
therapy). Ơng nhấn mạnh vào tính chất đặc trưng của nhà trị liệu là khơng hướng dẫn thân chủ của
mình. Mục đích trị liệu là tạo ra một bầu khơng khí cởi mở và không can thiệp. Vào thập niên
1950, Rogers bắt đầu nhấn mạnh đến “sự thấu cảm” (empathic understanding) và sang thập niên
1960, những tính cách của nhà trị liệu được Rogers nhấn mạnh là “sự hài hịa” (congruence) và
“tính trung thực” (genuineness).


Về sau, Rogers áp dụng quan điểm của mình một cách sâu rộng hơn ra ngồi các mơi trường khác
không thuộc tâm lý trị liệu và làm việc với các nhóm người khơng phải là thân chủ... Quan điểm
thân chủ trọng tâm ảnh hưởng sang cả ngành giáo dục ở Hoa Kỳ, và điều đó khiến Rogers đặt lại
tên cho phương pháp của mình là “nhân vị trọng tâm” (person-centred) để phản ảnh sự chuyển đổi
đối tượng của phương pháp không chỉ bao gồm những thân chủ trong tâm lý trị liệu mà còn nhắm
đến bản chất con người và các mối tương tác xã hội nói chung.


Liệu pháp thân chủ trọng tâm có thể áp dụng cho rất nhiều loại thân chủ/bệnh nhân ở nhiều lọai cơ
sở trị liệu khác nhau. Carl Rogers khởi đầu việc trị liệu của mình như một nhà trị liệu theo định
hướng phân tâm tại Trung tâm Hướng dẫn Trẻ em ở New York, nơi ông làm việc với những trẻ
em thiệt thịi và gia đình của chúng. Sau đó, ơng làm việc tại Trung tâm Tư vấn thuộc Đại học
Chicago, phục vụ cho các đối tượng trong cộng đồng cũng như cho các sinh viên đại học.


Những nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm có thể làm việc với thân chủ có đủ mọi loại
vấn đề như trầm cảm, lo âu, rối loạn nhân cách và cả các bệnh nhân loạn thần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

tổng số các nhà trị liệu tự nhận mình theo trường phái thân chủ trọng tâm. Mặt khác, hầu hết các
nhà trị liệu hiện nay có xu hướng đi theo quan điểm chiết trung (eclectic), và khỏang 1 phần 3
trong số này phối hợp liệu pháp thân chủ trọng tâm với các lọai liệu pháp nhân văn khác theo
nhiều định hướng khác nhau (Norcross & Prochaska; 1988).



<b>1. Khái niệm về nhân cách - Nhân cách như một tiến trình </b>


Liệu nhân cách con người có tính kiên định, vững chắc, khó thay đổi như cấu trúc của một tòa
nhà, hay là nó có thể thay đổi như các giai điệu của một ca khúc?


Học thuyết thân chủ trọng tâm cho rằng nhân cách con người có tính chất giống như các giai điệu
của một bản nhạc mà người ta có thể “chơi” theo nhiều kiểu khác nhau, vào những thời điểm khác
nhau trong cuộc đời mình. Điều đó có nghĩa là: con người những “cấu trúc đang diễn tiến”
(structure-in-process). Trường phái thân chủ trọng tâm không phủ nhận các cấu trúc, ví dụ các nét
tính cách vẫn có thể tồn tại, và cũng khơng phủ nhận tính hằng định liên tục của nhân cách theo
thời gian. Nhưng điểu quan trọng là các cấu trúc nhân cách vẫn liên tục thay đổi dù đơi lúc chúng
có vẻ bất biến và khơng đổi. Có thể so sánh sự thay đổi ấy với sự thay đổi trong hình thể của các
cấu trúc trong tự nhiên như núi, sơng, bờ biển... Trong khi nhìn bề ngồi các cấu trúc ấy khơng
thay đổi nhưng các hiện tượng trong tự nhiên lại liên tục làm biến đổi chúng theo kiểu bồi đắp
thêm hoặc hủy hoại, bào mịn...


Caspi và cs. nhận thấy những người có tính cách lệ thuộc khi cịn thơ bé vẫn có thể giữ lại đơi nét
những tính cách ấy khi lớn lên nhưng có thể biểu hiện chúng dưới những hình thức trưởng thành
hơn như nương tựa lẫn nhau và duy trì những mối quan hệ hỗ trợ. Bản thân các học thuyết của
Freud hay Rogers cũng là những “cấu trúc đang diễn tiến”: các quan điểm của họ cũng liên tục
thay đổi và tăng trưởng dù cả hai lý thuyết đều có những quan điểm nền tảng khá kiên định.
Có thể nói quan điểm xem nhân cách như một tiến trình nhấn mạnh: các nét nhân cách
(personality traits) không phải là những cấu trúc kiên định mà được xem là các “chiến lược hành
động” (action strategies) (Cantor; 1990) và nói chung, trường phái thân chủ trọng tâm xem con
<i>người như một tiến trình sống. </i>


<b>2. Cuộc sống qua từng thời khắc (moment-by-moment living) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

(Anderson, 1974); trường phái thân chủ trọng tâm cho rằng thực tế xảy ra trái ngược lại: “Hành vi


của các loài sinh vật, mỗi cái đều xảy ra lần đầu tiên... và khơng có gì rõ ràng cho thấy rằng có
một hành vi nào đó được lập lại vào lần thứ hai. Chúng ta liên tục làm nên những điều mới mẻ...
Khi xem xét kỹ, chúng ta thấy những hành vi có vẻ như được lập lại thực sự lại thể hiện những sự
khác lạ dưới một dạng thức nào đó... Bạn khơng bao giờ chải răng hai lần hồn toàn giống nhau.”
(Epstein, 1991).


<b>3. Tiềm năng học tập (Learning potential) </b>


Để có chức năng sống đầy đủ, con người phải học tập liên tục qua từng giây phút một. Con người
tiếp nhận các phản hồi từ môi trường sống, rồi điều chỉnh ứng xử của mình khi tương tác với
những người khác xung quanh. Con người sống tốt nhất khi họ hành động một cách thông minh,
và liệu pháp thân chủ trọng tâm luôn nhấn mạnh đến việc tăng cường khả năng suy nghĩ rõ ràng và
thông minh của thân chủ (Van Balen, 1990; Zimring, 1990). Việc học hỏi thường xuyên sẽ giúp
bổ sung thêm các chi tiết và làm mới lại những niềm tin, các khái niệm, các sơ cấu, các cấu trúc và
vận hành các nét nhân cách. Theo thời gian sự học tập giúp cho sự tiến triển dần dần các thuộc
tính và, đến một lúc nào đó, dẫn đến sự biến đổi đang kể các đặc trưng của một con người.


<b>4. Tiềm năng tăng trưởng (Growth potential) </b>


Carl Rogers lúc đầu nói đến “khuynh hướng hiện thực hóa” (actualizing tendency) ở các lịai sinh
vật và về sau ông mở rộng ý tưởng này bằng việc cho rằng: khuynh hướng hiện thực hóa chỉ là
hình thức cá biệt của một khuynh hướng được định hình rộng lớn hơn của cả vũ trụ, được tìm thấy
ở ở những sinh vật lẫn những vật thể vô tri, đó khuynh hướng nhắm đạt đến một trật tự tốt hơn,
phức tạp hơn và có tương quan gắn kết hơn. Tiến trình này lại bao gồm hai tiến trình nhỏ hơn là
thống hợp (integration) và biệt hóa (differentiation).


Ở mức độ cá nhân một con người, khuynh hướng hiện thực hóa nhắm đến phát triển cá nhân đó
bằng cách tạo lập một cấu trúc sống vừa thống hợp hơn vừa biệt hóa hơn. Điều nhấn mạnh ở đây
khơng phải là việc con người về cơ bản là tốt hay xấu, mà là con người về cơ bản có một “tiềm
năng thay đổi” (Shlien & Levant, 1984). Nghiên cứu trên những trẻ em lớn lên và sống sót trong


những hịan cảnh sống bất lợi cho thấy sự phát triển tâm lý của con người có những khả năng tự
bảo vệ và tự điều chỉnh rất cao (Masten, Best, Garmazy, 1990).


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Để sống đầy đủ, con người phải sáng tạo trong cuộc sống hằng ngày, bởi mỗi tình huống khi xảy
ra đều có sự khác biệt đơi chút so với trước đó, và hiện tại ln đặt ra những thách thức cho sự vận
dụng một cách sáng tạo những gì đã học vào những hồn cảnh sống mới. Trong quá trình sống,
con người thường xuyên khám phá và phát hiện những cách thức mới để tồn tại và ứng xử, dù
rằng phần nhiều các cách thức mới này chỉ thể hiện những điều chỉnh sáng tạo tương đối nhỏ.
<b>6. Khả năng định hướng tương lai (future orientation) </b>


Một người ln khám phá và học hỏi sẽ có thể tìm được sự định hướng cho tương lai và những
khả năng cịn để ngỏ của nó. Con người là sinh vật biết nhìn đến phía trước do những hành vi của
con người được hướng dẫn bởi những gì mà họ tưởng tượng sẽ xảy ra trong những thời khắc sau
đó hơn là bởi những gì mà họ thấy được trong hiện tại (Markus & Nurius, 1987). Chính bằng
cách tiên liệu được những gì sẽ xảy đến, bằng cách nào việc ấy xảy ra và bản thân mình có khả
năng gì để đạt đến việc ấy, mà con người xác định được hành vi của mình. Shlien (1988) đã khẳng
định rằng: “Tương lai quan trọng hơn quá khứ trong việc xác định hiện tại”. Quá khứ ảnh hưởng
đến chúng ta vì chúng ta sử dụng kinh nghiệm từ quá khứ để tiên liệu cho tương lai, chứ khơng
phải vì q khứ “kết dây nối” vào cuộc sống chúng ta rồi máy móc điều khiển hành vi của chúng
ta.


<b>7. Tương tác (interaction) </b>


Con người có bản chất tương tác với nhau. Con người luôn luôn là “con-người-trong-bối-cảnh”.
Hành vi của một người luôn xuất phát cả từ nhân cách của người ấy lẫn từ trong những mối quan
hệ trong cuộc sống của người ấy. Môi trường sống của một con người bao gồm gia đình và các
quan hệ liên cá nhân khác như hàng xóm, các mạng lưới hỗ trợ xã hội, các thơng số và giá trị về
văn hóa. Ngịai ra cịn có các quan hệ trong nghề nghiệp, kinh tế, tơn giáo, chính trị... Có một giao
diện động và liên tục giữa cái ngã và các tình huống bên ngịai. Chúng ta tự “định cấu hình” cho
bản thân để phần nào đó đáp ứng lại với những gì được cho là quan trọng và đang hiện diện trong


thời khắc hiện tại. Vì thế, một “bộ mặt” nào đó của chúng ta sẽ có thể xuất hiện trong tình huống
này và một “bộ mặt” khác lại xuất hiện trong một tình huống khác. Đây là quan điểm về “trường”
(field) trong hành vi con người và cũng tương thích với quan điểm hệ thống.


<b>8. Cái ngã trong bối cảnh, Tính tự chủ và Chủ nghĩa cá nhân</b> (Self-in-context, Autonomy &
Individualization)


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

một con người có chức năng sống đầy đủ là người có khả năng tự kiểm sốt và hành động dựa trên
các giá trị mà bản thân đã lựa chọn chứ không cứng nhắc tuân thủ theo các uy lực từ bên ngoài.
Tuy nhiên, một số các tác giả thuộc trường phái thân chủ trọng tâm ngày nay đã phê phán việc
Rogers đã quá nhấn mạnh đến sự tự chủ và chủ nghĩa cá nhân, và cả kiểu tư duy như thế ở phương
Tây nói chung (Holstock, 1990; O’Hara, 1992). Họ cho rằng các giá trị này có tính đặc hiệu của
nền văn hóa phương Tây, thậm chí cịn đặc trưng nhiều cho nam giới, và các tác giả này nhấn
mạnh hơn đến một khái niệm khác (cũng rất phương Tây) đó là khái niệm “đồng phụ thuộc”
(codependency) (Bishop, 1992). Những tác giả này cho rằng trong một số nền văn hóa khác,
đường biên giới phân định cái ngã của mỗi người không chỉ dừng lại ở lớp da của người đó, mà
cịn có thể trải rộng sang cả gia đình và những tập thể rộng lớn hơn. Họ nhấn mạnh đến những
đường biên giới uyển chuyển hơn là những đường biên giới cứng nhắc của cái ngã theo kiểu tâm
lý học phương Tây. Những yếu tố xác định hành vi của con người nằm trong một “trường” gồm
nhiều lực tác động, bao gồm cả cái ngã, điều đó trái ngược với tâm lý học phương Tây trong đó
những yếu tố nguyên nhân được xem là định vị bên trong cá nhân mỗi người.


O’Hara (1992) đưa ra khái niệm về một “cái-ngã-trong-bối-cảnh”, qua đó ơng nhấn mạnh đến bản
chất của con người là có tính liên kết lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Barrett Lennard (1993) cũng
cho rằng “cái ngã của một cá nhân chỉ là một trong những hình thức thể hiện của đời sống lịai
người; các hình thức khác có thể kể ra bao gồm các mối quan hệ, gia đình và cộng đồng xã hội”.
O’Hara và Wood (1993) cho rằng “Cá nhân khơng mất đi bản sắc của mình khi ở bên trong tập
thể. Họ chỉ làm cho tương hợp giữa cái Tôi và cái Chúng Ta”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Thực tế khác nhau giữa các nền văn hóa dẫn đến các khái niệm khác nhau về cái ngã. Nhà tâm lý


trị liệu phải tơn trọng tiềm năng tăng trưởng sẵn có bên trong thế giới nhận thức của từng cá nhân
con người hơn là sử dụng những phương thức “khách quan”, “đúng đắn” để áp dụng đối với họ.
<b>9. Giao tiếp </b>


Thúc đẩy sự giao tiếp giữa những cá nhân có thế giới nhận thức khác nhau (ví dụ, giữa thân chủ và
nhà trị liệu) là điều quan trọng hơn việc phán xét về quan điểm ai đúng, ai sai. Việc cởi mở chia sẻ
những cảm xúc và quan điểm theo cách thức tôn trọng lẫn nhau, trong một bầu khơng khí có tính
chấp nhận sẽ thúc đẩy mối quan hệ hướng đến sự hòa hợp giữa những đối tác và huy động được
“sự thông thái của cả hai bên hoặc của cả nhóm”. Đây cũng là điều quan trọng cho các cặp vợ
chồng, các gia đình, cơ quan, giữa các dân tộc và các quốc gia.


<b>10. Mối quan hệ hài hịa giữa hai cái ngã </b>


Đó là một tiến trình giao tiếp mà trong đó tất cả các khía cạnh của cái ngã được tơn trọng, được
lắng nghe đều quan trọng ngang nhau từ hai phía đối tác. Khi được lắng nghe một cách thân hữu,
cởi mở, tất cả những khía cạnh của cái ngã như ý nghĩ, cảm xúc và những trải nghiệm (bao gồm cả
những “lời nói bên trong” được nhập tâm từ cha mẹ và xã hội), thì khả năng bên trong của mỗi
người sẽ vận hành hướng đến sự tổng hợp đầy sáng tạo. Tất cả những “tiếng nói bên trong” cũng
có thể tham gia góp phần vào.


Sự hài hịa (congruence) chính thực là một tiến trình nội tại (Lietaer, 1991). Sự hài hịa khơng ln
ln có nghĩa là sự hài hịa trong nội tâm (inner harmony). Một cảm nhận về sự hài hịa nội tâm có
thể xuất hiện rồi mất đi. Tuy nhiên, nếu một người nào đó có tính hài hịa – cởi mở và chấp nhận
tất cả những “tiếng nói bên trong” – thì tiến trình tổng hợp một cách sáng tạo sẽ vận hành đi tới.
<b>11. Trải nghiệm, Cảm xúc và Tình cảm </b>


Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm vừa đánh giá cao những suy nghĩ thông minh, hợp lý, vừa xem
trọng những cảm xúc và trải nghiệm; tất cả đều là những nguồn thông tin quan trọng về cách thức
mà con người đương đầu một cách sáng tạo với thế giới bên ngoài.



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

giữa cả những thành tố bên trong cái ngã. Trải nghiệm bao gồm cả điều thường được gọi là sự
“trực giác”. Tuy nhiên, chẳng có gì là huyền bí ở đây cả. Chúng ta vẫn thường cảm nhận và nhận
biết được các mối liên hệ mà chúng khó có thể diễn tả ra thành lời. Ví dụ, chúng ta có thể cảm
nhận được ngay một người đang “xịu mặt”, trước khi dùng suy nghĩ phát hiện rằng có điều gì đó
khơng ổn đang xảy ra nơi người ấy (Lewicki, 1986).


Các ý nghĩa có được thơng qua sự trải nghiệm trực tiếp thường mạnh hơn rất nhiều so với các ý
nghĩa có được qua tư duy nhận thức. Trong một mối quan hệ, trải nghiệm được yêu thương là một
cảm nhận rất phức tạp mà các suy nghĩ hợp lý hoặc các phát biểu thành lời khó có thể chuyển tải
được hết ý nghĩa. Thông qua sự tương tác với mẹ, đứa trẻ nhũ nhi có thể thơng báo cho mẹ nó biết
rằng người mẹ đã thấu hiểu nó hay khơng. Điều này khơng có nghĩa là đứa trẻ đã có được một
“khái niệm” về sự thấu hiểu. Thay vào đó, đứa trẻ đã cảm nhận trực tiếp cái cách thức tương tác
hài hịa, hiểu nhau giữa nó và mẹ nó. (Stern, 1985)


Gendlin (1964; 1969) tin rằng trải nghiệm có tính phức tạp hơn tư duy hợp lý và sự diễn đạt bằng
lời. Chính trải nghiệm mới là nguồn lực cho sự sáng tạo. Eistein đã có được cảm nhận về thuyết
tương đối trước khi ơng có thể phát biểu lý thuyết ấy bằng lời nói. Chúng ta cũng có thể cảm nhận
được có gì đó khơng ổn trong một mối quan hệ trước khi có thể dùng lời để nói rõ đó là điều gì.
Trong nội tâm, chúng ta cũng có một trực cảm (felt sense) về cách thức mà cuộc sống của chúng ta
đang diễn ra và cách thức mà các tình huống sống đã xảy đến với chúng ta. Cũng theo Gendlin,
chính ở bình diện các cảm thức mà những thay đổi có tính trị liệu mới có thể xảy ra. Việc trị liệu
tâm lý phải dẫn đến một sự chuyển đổi về cách thức mà chúng ta liên hệ với thế giới bên ngoài,
sao cho sự biến đổi ấy có thể được cảm nhận trực tiếp thay vì chỉ là sự thay đổi về mặt lý trì.
<b>12. Cảm xúc (feelings) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Một nữ thân chủ nói với nhà trị liệu rằng cô “cảm thấy” chồng cô không yêu thương cô nữa. Về
mặt tâm lý, khi cơ nghĩ và nói ra điều này, cô đã không thể dẫn ra một lý lẽ nào để giải thích được
cảm xúc ấy. Người chồng nói anh ta vẫn u cơ, nhà trị liệu thì kết luận rằng cơ đã nhận định sai
hồn cảnh hiện tại do bởi cơ đã có những vấn đề trong mối quan hệ với cha cơ hồi cịn bé. Sau đó,
người nữ thân chủ này đã tìm đến một nhà trị liệu khác, và chỉ sau hơn một tháng, chồng cô tuyên


bố rời bỏ cô. Anh ta thừa nhận trong nhiều tháng qua đã ngoại tình và yêu một phụ nữ khác. Rõ
ràng những cảm xúc của thân chủ trong trường hợp này chủ yếu đã dựa vào những thay đổi trong
cách thức cư xử của người chồng đối với cô, những thay đổi tinh tế đến mức nếu chỉ sử dụng lý trí
cơ khó có thể nhận dạng được.


Tuy nhiên, cảm xúc không luôn luôn lúc nào cũng đúng và đơi khi có thể dẫn đến việc thấy một
điều gì đó “có vẻ đúng” dù thực tế khơng đúng như vậy. Như trường hợp thân chủ nêu trên, cảm
nhận khơng ổn về người chồng cũng có thể là đã không đúng. Tuy nhiên, nếu cô vẫn tin vào cảm
xúc của mình thì cơ có thể tiếp tục kiểm định lại dựa trên những trải nghiệm mà cơ đã có được từ
trong cuộc sống chung với chồng mình.


Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin rằng những người có chức năng sống đầy đủ có thể sử dụng tất
cả những gì mình có. Họ có thể vận dụng cả khả năng tư duy hợp lý và giải quyết vấn đề, lẫn khả
năng sử dụng những cảm nhận theo kinh nghiệm về những gì có ý nghĩa riêng đối với bản ngã của
họ. Cả hai nguồn thơng tin đều có thể sai lầm: việc thực hiện chức năng sống đầy đủ cần phải xem
xét cả hai nguồn thông tin ấy.


<b>13. Cái ngã như một tiến trình (Self as Process) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

sẽ phải điều chỉnh lại ý niệm về cái ngã của mình để phù hợp với những trải nghiệm sống mới,
cũng như chúng ta cũng phải sửa đổi các ý niệm khác sao cho phù hợp với những trải nghiệm sống
của bản thân.


<b>14. Lý thuyết về sự phát triển </b>


Mặc dù Rogers có trình bày một số quan điểm về sự phát triển tâm lý, nói chung trường phái thân
chủ trọng tâm vẫn không nhấn mạnh vào điều này, tuy nó vẫn hàm chứa một quan điểm về sự phát
triển. Đầu tiên, một đứa trẻ được sinh ra đã là một sinh vật năng động, hiếu kỳ, thích khám phá,
quan tâm đến việc học hỏi từ thế giới xung quanh và có một mối quan tâm nội tại về sự phát triển
những khả năng của chính mình. Đứa trẻ sẽ lắng nghe và học hỏi từ tất cả những trải nghiệm sống


của nó: từ cha mẹ, từ các trẻ đồng trang lứa, bà con, hàng xóm, thầy cô và từ những câu chuyện
kể... Trẻ đặc biệt quan tâm đến việc học hỏi từ kết quả của những hoạt động mà trẻ tự mình cố
gắng thực hiện và khám phá.


Như một cơ thể đang tăng trưởng, đứa trẻ sẽ khơng “hồn tất” con đường đi của mình trong vài
năm đầu đời. Lý thuyết phân tâm xem những trải nghiệm sống trong những năm đầu đời là có tính
“nền tảng”, có vai trị định hình ban đầu và ảnh hưởng đến tất cả các cấu trúc nhân cách về sau.
Trường phái thân chủ trọng tâm lại xem con người vẫn liên tục phát triển. Và khi phát triển, con
người mang những gì mà mình học được trước đó vận dụng vào việc hiểu chính bản thân mình và
thế giới xung quanh. Quan điểm này tương đồng với Piaget hơn là với Freud. Theo quan điểm của
Piaget, sự phát triển là một tiến trình trải dài trong đó các giai đoạn sau sẽ phát huy và tổ chức lại
những gì đã xảy ra trong các giai đoạn trước. Các ý tưởng và trải nghiệm ban đầu vẫn được bảo
lưu nhưng được kết hợp với các cấu trúc thực tại mới hơn, tinh tế hơn, sao cho những dạng thức
học tập lúc ban đầu sẽ bị đổi khác đi.


Freud xem sự phát triển có mơ hình dưới dạng một kim tự tháp, trong đó những gì học tập được
lúc đầu đời sẽ tập trung ở phần đáy, còn những gì đến sau sẽ ở những phần trên cao hơn. Học
thuyết thân chủ trọng tâm xem sự phát triển giống như một bộ những “chiếc hộp Trung Hoa”,
trong đó thuở ấu thơ được ví như chiếc hộp nhỏ nhất nằm ở bên trong cùng, các giai đoạn sau của
đời sống thì giống như những chiếc hộp lớn hơn lần lượt lồng vào chiếc hộp ban đầu, và cứ thế, cứ
thế... Mỗi một trải nghiệm sống mới tạo thêm một khung sườn rộng hơn, kiên cố hơn so với những
trải nghiệm trước đó và giúp cho cá nhân đó thống hợp tốt hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

có một khuynh hướng phổ biến là muốn tránh sự đau khổ” (Strupp & Binder, 1984), và trẻ em
thường có khuynh hướng muốn chối bỏ, tránh né và dồn nén cảm xúc và những trải nghiệm đau
thương. Trái lại, Bohart (1995) lại nhận thấy một cách đáng ngạc nhiên về sự cam đảm của các
thân chủ của ông khi họ thường xuyên phải đối đầu với những nỗi đau, thách thức và luôn cố gắng
làm chủ cuộc sống của họ. Ngay cả trẻ em cũng thường xuyên lập lại những cuộc đối đầu với các
sự kiện đau thương và những trải nghiệm gây hụt hẫng để cố gắng làm chủ lấy chúng. Con người
chỉ tránh né đau khổ và hụt hẫng khi họ cảm thấy mình đã mất hết năng lực để giải quyết chúng


(Bandura, 1986), như trường hợp những trải nghiệm vượt quá sức chịu đựng ở những trẻ em bị
xâm hại chẳng hạn.


<b>15. Khi nào một người có “chức năng sống đầy đủ” (fully functioning) </b>


Rogers và cs. đã phát triển một thang đo lường những thay đổi trong trị liệu, phân mức độ từ chỗ
gọi là “rối loạn chức năng” (dysfunctional) cho đến “có chức năng sống đầy đủ” (fully functional).
Theo Rogers, ở đầu thứ nhất của thang đo biểu thị một chức năng tâm lý cứng nhắc, kiên định,
chuyên biệt hóa kém, vơ cảm, lạnh lùng; cịn ở đầu thứ hai của thang đo là biểu thị cho một chức
năng tâm lý được đặc trưng bởi sự chấp nhận thử thách, uyển chuyển và các phản ứng có tính
chun biệt hóa cao, bởi sự trải nghiệm tức thời những cảm xúc của bản thân và trong thâm sâu
chấp nhận những cảm xúc ấy như là của chính mình (Rogers, 1961b). Khi con người có chức năng
sống đầy đủ, họ sẽ có lối sống mềm dẻo, uyển chuyển: xử lý một cách cân nhắc các sơ cấu nhận
thức, kiểm định chúng dựa trên các trải nghiệm, mở lòng chấp nhận các cảm xúc, lắng nghe và học
hỏi từ các phản hồi, đối thoại với chính mình và với những người xung quanh, cảm thấy mình có
thể tự định hướng cho cuộc đời mình. Ở giữa thang đo là biểu thị cho các chức năng sống ở nhiều
mức độ khác nhau.


Chức năng sống đầy đủ có ý nghĩa đơn giản là một con người ở mỗi thời điểm đều vận hành như
một q trình đang tiến triển. Điều này khơng hồn tồn có nghĩa là người đó phải hài lịng, mãn
nguyện và hạnh phúc (Rogers, 1961a). Một con người sống đầy đủ cũng khơng có nghĩa là phải
ln “vận hành một cách tối ưu”. Ngay cả khi có chức năng sống đầy đủ, con người vẫn có lúc
cảm thấy bế tắc, mất năng lực, không hiệu quả và hụt hẫng. Tuy nhiên, ngay cả những lúc như thế,
người ấy vẫn tiếp tục đấu tranh với vấn đề khó khăn của mình, cố gắng học hỏi và tiếp tục đi tới.
<b>16. Mở rộng quan điểm “nhân vị trọng tâm” sang các lĩnh vực gia đình và nhóm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

chung cũng vẫn tương tự như nhau: những gia đình và nhóm có chức năng sống đầy đủ là những
tập thể người có sự giao tiếp cởi mở sao cho tất cả các tiếng nói đều được nghe thấy. Các quyết
định được hình thành thơng qua các q trình thảo luận hơn là chỉ máy móc áp dụng các luật lệ,
quan điểm hoặc những điều “nên, không nên”. Việc đối thọai và giao tiếp cởi mở có thể giúp huy


động được “sự thơng thái tập thể”. Trái lại, các nhóm và gia đình có sự trở ngại trong đối thọai thì
các thành viên sẽ dễ duy trì một hệ thống các luật lệ, các quan điểm cứng nhắc và dễ có khuynh
hướng dẫn đến rối lọan chức năng.


<b>17. Bệnh lý rối lọan chức năng </b>


Từ quan điểm thân chủ trọng tâm, một hành vi bất thường có thể phát sinh khi một con người
khơng có khả năng vận hành theo một cách thức liên tục phát triển. Các vấn đề tâm lý không phải
là do sự sai lầm về niềm tin hoặc nhận thức, và cũng không phải ở chỗ những hành vi ấy có tính
khơng thích nghi hoặc không hiệu quả. Khi con người đương đầu với các thách thức trong cuộc
sống, họ cũng có lúc nhận thức sai, ứng xử khơng thỏa đáng hoặc có những niềm tin lệch lạc. Tuy
nhiên, sự rối loạn chức năng chỉ xảy ra khi chúng ta “thất bại trong việc học” từ những thơng tin
phản hồi và vì thế vẫn bị vướng mắc vào những nhận thức sai hoặc những hành vi khơng thỏa
đáng ấy. Sự rối loạn chức năng chính là sự thất bại trong việc học hỏi và thay đổi. Theo quan điểm
thân chủ trọng tâm, có ba cách giải thích liên quan đến việc vì sao sự thất bại này xảy ra, đó là sự
thiếu hài hịa (incongruence), khơng thể tồn tại như một tiến trình (failure to be in process) và khó
khăn trong việc xử lý thơng tin.


<b>18.Thiếu hài hòa </b>


Quan điểm phổ biến nhất về sự rối lọan chức năng theo trường phái thân chủ trọng tâm là: hành vi
bất thường phát sinh do sự trái ngược, mâu thuẫn giữa một bên là ý niệm về cái ngã và bên kia là
những trải nghiệm sống. Ví dụ, Janet là một sinh viên giỏi ở trường đại học. Trong hình ảnh về
bản thân (self-image), cơ muốn mình sẽ trở thành một bác sĩ. Tuy nhiên, trong các giờ học mơn
sinh và mơn hóa cơ lại có những trải nghiệm rất xa lạ và không như ý muốn, và sự mâu thuẫn này
đã khiến cho cô phiền lịng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

tạo mới có thể được nảy sinh. Nhưng nếu các khía cạnh đối lập nhau trong ý niệm về cái ngã vẫn
còn được lưu giữ một cách cứng nhắc, tiến trình thống nhất và tổng hợp này sẽ bị bế tắc.



Con người thường học cách bảo lưu các thành phần của cái ngã một cách cứng nhắc do bởi cha mẹ
họ, các giáo viên và nền văn hóa của họ áp dụng những “tiêu chuẩn đánh giá” đối với họ. Đó là,
họ chỉ cảm thấy mình có giá trị khi tn theo những chuẩn mực và giá trị của người khác. Điều
này khiến cho họ dễ chấp nhận một cách cứng nhắc những “điều nên làm” khi xem xét những cách
thức sống mà họ được người khác trơng đợi. Một khi có sự thiếu hài hòa giữa những điều răn cứng
nhắc và những trải nghiệm thật sự của bản thân, họ sẽ không thể thách thức những điều răn ấy, và
vì thế họ sẽ có khuynh hướng đáp ứng lại bằng cách chối bỏ những trải nghiệm thực của mình
hoặc tìm cách diễn giải chúng khác đi. Khi khơng cịn khả năng lắng nghe những trải nghiệm của
chính mình thì họ đã lấy đi sức mạnh của chúng. Để rồi sau đó, họ chỉ có thể chủ yếu dựa vào
những “điều răn” để hướng dẫn cho sự chọn lựa của mình. Khi nỗi lo âu và tính khơng hài hịa
khơng được giải quyết, đương sự sẽ dần dần cảm thấy bất lực và trở nên trầm uất.


Janet, trong ví dụ trên, qua nhiều năm đã được “lập trình” bởi chính cơ, bởi cha mẹ cô và bởi các
giáo viên của cô, để trở thành một bác sĩ. Để theo đuổi chương trình này, cơ đã phải bỏ qua những
cảm xúc không phù hợp khi tham dự những lớp học mơn sinh và mơn hóa. Điều này dường như
cũng đã ảnh hưởng lên nhân cách của cô, khiến cho bạn bè cũng cảm nhận cô như một người xa
cách và hay phòng vệ. Nhưng đến một ngày kia, Janet đến lớp với một vẻ hoàn tồn khác: cởi mở,
nhiệt tình và thân thiện. Cơ bảo với mọi người rằng cơ đã có một quyết định quan trọng của riêng
mình: cơ sẽ thay đổi chun ngành học của mình sang lĩnh vực nghệ thuật. Cơ bộc bạch rằng sau
cùng cô đã bắt đầu lắng nghe các trải nghiệm của mình và nhận thấy rằng thật tâm cơ khơng muốn
trở thành một bác sĩ. Chính việc tin tưởng vào trải nghiệm của chính mình đã cho phép cô tự mở
ra những con đường đi mới.


Vấn đề của Janet là ở chỗ cô đã cứng nhắc chấp giữ một niềm tin rằng mình phải trở thành một
bác sĩ. Khi cô xem xét niềm tin ấy một cách đúng mực và đánh giá nó dựa trên chính những trải
nghiệm của mình, cơ đã chọn quyết định thay đổi ngành học. Tuy nhiên, cơ cũng có thể đi theo
hướng ngược lại: đó là tiếp tục chọn việc học để trở thành một bác sĩ ngay cả khi cô không thích
học sinh và học hóa. Và điều quan trọng ở đây là Janet đã đặt ra các câu hỏi và thách thức các cấu
trúc nhận thức của mình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

khác có thể cảm thấy sự thiếu hài hòa chỉ trong một số lĩnh vực chuyên biệt nào đó, ví dụ khơng
thể chấp nhận được cản xúc giận dữ chẳng hạn. Gần đây, Speierer (1990) đã cố gắng chun biệt
hóa các lọai thiếu hài hịa khác nhau trong các lọai rối lọan tâm lý khác nhau. Ông cho rằng các
thân chủ bị trầm cảm chủ yếu là do sự chấp giữ những ý niệm về cái ngã quá hồn hảo, trong khi
đó những bệnh nhân hysterie lại chấp giữ cứng nhắc và thái quá những khía cạnh tích cực trong
hình ảnh về bản thân khi họ cố gắng xuất hiện trước người khác theo một cách thức nhất định. Tuy
nhiên, các nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm tin rằng mỗi cá nhân đều có tính độc
đáo và khơng thể có một quy luật bất biến nào có thể quyết định lọai thiếu hài hịa nào sẽ gây nên
lọai rối loạn nào.


<b>19.Không thể tồn tại như một một tiến trình </b>


Quan điểm này có thể xem như một sự mở rộng của ý tưởng về sự thiếu hài hòa. Khi tư tưởng của
Rogers thay đổi, ông ngày càng tập trung nhiều hơn vào ý tưởng cho rằng sự rối lọan chức năng có
liên quan đến mức độ mà con người không tồn tại (không sống) như một tiến trình.


Gendlin cũng cho rằng tâm bệnh bắt nguồn từ việc thất bại của con người khơng thể sống như một
tiến trình. Những người trải qua các vấn đề về tâm lý là những người “thiếu tập trung” (Gendlin,
1969). Đó là vì họ đã khơng chú tâm vào “dòng chảy” của những trải nghiệm theo một cách thức
có thể giải quyết các vấn đề của họ một cách sáng tạo. Thay vì lắng nghe một cách thấu cảm nội
tâm của mình, họ lại khắc khe phê phán các cảm xúc và phản ứng của chính họ, bằng cách tự “lên
lớp” bản thân, phân tích bản thân hoặc cố gắng tự “thiết kế lại” bản thân (Gendlin, 1964). Trong
những trường hợp nghiêm trọng, như tâm thần phân liệt chẳng hạn (Gendlin, 1967), người bệnh có
thể cảm thấy đời sống nội tâm của chính mình q hỗn độn, quá “bệnh”, khiến sau cùng họ cũng
quay mặt đi với chính nội tâm của họ và cho rằng chẳng có gì đáng tin ở đó cả!


<b>20.Các quan điểm về xử lý thông tin </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

quan trọng trong sự tạo lập các cấu trúc hiểu biết chuyên biệt hơn, thống hợp hơn đó là sự “chú
tâm” (attention). Nếu con người thất bại trong việc chú tâm một cách hiệu quả vào các nguồn


thơng tin mới thì sẽ dẫn đến sự tồn tại một cách kiên định của những cấu trúc hiểu biết cũ
(Anderson, 1974). Toukmanian (1990) cũng đã chỉ rõ rằng những người có vấn đề thường thất bại
trong việc gỡ bỏ các suy nghĩ có trước của họ, và vì thế khơng thể chú ý đến các nguồn thơng tin
mới rất phong phú. Ngồi ra, họ cũng thất bại trong việc xây dựng những giả thuyết để họ có thể
chọn lựa.


Greenberg và cs. (1993) đã phát triển một học thuyết tổng hợp về nhận thức liên quan đến chức
năng sống của cá nhân con người dựa trên lý thuyết thân chủ trọng tâm. Đối với các tác giả này,
trải nghiệm của một con người vào một thời khắc nào đó là sản phẩm tổng hợp phức tạp của các
sơ cấu nhận thức, động cơ và các khuynh hướng hành động. Chúng được tổng hợp lại rồi dẫn đến
một cảm nhận huyền diệu về bản thân chúng ta trong một tình huống cụ thể, đồng thời cũng tạo
nên những phản ứng cảm xúc đặc hiệu mà từ đó con người chúng ta được “tổ chức” lại để có thể
thực hiện những hành động. Các vấn đề tâm lý nảy sinh do con người bị mất khả năng trong việc
chú tâm đến và biểu trưng hóa những phản ứng nội tâm của chính mình hoặc do bởi những phản
ứng của họ biểu hiện dưới dạng những “kiểu thức cảm xúc cứng nhắc” (rigid emotion schemes).
Kiểu thức cảm xúc cứng nhắc là các cách thức phản ứng về mặt cảm xúc đã được học tập trước đó
nhưng khi biểu hiện thì lại khơng phù hợp với hồn cảnh hiện tại.


Các tác giả này đã đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các phản ứng cảm xúc trong chức
năng sống của con người. Cảm xúc phản ánh những khuynh hướng hành động; nó thơng tin về
cách thức mà một người đang trải nghiệm như thế nào vào thời điểm đó. Vì thế, việc mất khả năng
nhận biết hoặc tiếp cận với nguồn thông tin về cảm xúc sẽ ảnh hưởng một cách đáng kể lên khả
năng thích nghi của một con người. Sự thất bại này sẽ thường xuyên làm nảy sinh những phản ứng
rối lọan chức năng và khiến đương sự không thể linh họat chọn lựa các hành vi mới để đáp ứng
với những đòi hỏi của hồn cảnh sống.


<b>21. Tâm bệnh dưới góc nhìn có tính tương tác </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

thách thức vượt q các nguồn lực ứng phó của bản thân.Tình trạng stress quá mức do hoàn cảnh
kinh tế hoặc bệnh tật có thể khiến chúng ta bị mất khả năng liên lạc và tổng hợp những “trải


nghiệm có vấn đề” của chúng ta (problematic experience). Nếu một người nào đó đang là thành
viên trong một tập thể đang được vận hành sai chức năng (một gia đình hoặc một nhóm làm việc
chẳng hạn), thì người ấy cũng có thể bị tổn thương khả năng này.


<b>22. Rối loạn chức năng trong gia đình và nhóm </b>


Sự rối lọan chức năng trong gia đình và nhóm cũng có cùng những lý do như trường hợp xảy ra ở
các cá nhân. Các tổ chức, tập thể, giống như các cá nhân, cũng là những thực thể sống rất năng
động; chúng có thể vận hành một cách có lý trí nếu như các tiến trình giao tiếp bên trong chúng
diễn ra một cách cởi mở. Hành vi bệnh lý xảy ra khi sự giao tiếp bên trong nhóm bị bế tắc. Cơng
trình nghiên cứu về “tư duy tập thể” (group-think) của Janis (1972) là một ví dụ minh họa tốt về
cách thức mà một tập thể đã vận hành sai chức năng nếu như có sự tắc nghẽn các kênh giao tiếp
giữa các thành viên bên trong nhóm cũng như giữa nhóm đó với thế giới bên ngoài.


<b>23. Đánh giá mức độ rối loạn chức năng </b>


Các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm thường khơng đi tìm những cơng cụ chẩn đoán hoặc đánh giá
theo truyền thống. Những phương thức đánh giá như thế sẽ khuyến khích một cách nhìn “từ bên
ngoài” đối với thân chủ, như thể thân chủ đang được đem ra mổ xẻ, phân tích hoặc như thể bị
“xem xét dưới kính hiển vi”! Điều này đi ngược lại với lập trường có tính thấu cảm của trường
phái thân chủ trọng tâm, trong đó nhà trị liệu cố gắng cảm nhận thân chủ từ bên trong những trải
nghiệm độc đáo của người ấy. Việc phân loại con người sẽ khiến cho nhà trị liệu bị lệch sang xu
hướng trị liệu cho một cá nhân như là thành phần của một “lọai người” hơn là như một con người
có những tính cách riêng biệt. Một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm quan tâm nhiều đến việc tìm
hiểu và thiết lập quan hệ với thân chủ tên Jack hoặc với thân chủ tên Carolyn, chứ không phải với
“Jack-rối lọan ranh giới” hoặc với “Carolyn-ái kỷ”... Tuy nhiên, vì lĩnh vực sức khỏe tâm thần cần
dùng đến những tên gọi để chẩn đoán, nên các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm vẫn sử dụng chúng
với mục đích thơng tin trong giới chuyên môn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

không đặt nặng vào “nội dung” của cảm xúc được biểu hiện (vì dụ thân chủ óan giận người cha


của mình) mà chỉ chú ý đến những bằng chứng cho thấy thân chủ đang trải nghiệm sự bế tắc trong
khi đang giải quyết vấn đề cá nhân của mình. Nhà trị liệu theo xu hướng “tiến trình-kinh nghiệm”
sẽ tìm kiếm những “chỉ báo”, tức là những dấu hiệu về lời nói, hành vi và cảm xúc cho thấy thân
chủ đang đấu tranh với việc xử lý các cảm xúc của họ. Ví dụ, một chỉ báo cho một “phản ứng có
vấn đề” có thể là: khi thân chủ mô tả sự bối rối, khó xử của họ khi họ phản ứng với một tình
huống hoặc với một người nào đó. Sự bối rối này có thể là cảm giác thấy mình đã có một phản
ứng không hợp lý, lệch lạc, thái quá hoặc khơng như ý muốn. Một chẩn đóan theo tiến trình về
loại chỉ báo này sẽ giúp cho nhà trị liệu biết được loại phương pháp này có thể được sử dụng tốt
nhất vào lúc ấy để nắm bắt và đi sâu vào sự khám phá của thân chủ.


<b>24. Thực hành trị liệu </b>


Liệu pháp thân chủ trọng tâm theo truyền thống vào lúc khởi đầu thì có tính chất “khơng hướng
dẫn” (non-directive). Mục đích của nhà trị liệu chủ yếu là người đồng hành cùng với thân chủ trên
con đường tự khám phá bản thân. Bằng cách là người đồng hành, nhiệt tình, thấu cảm và chân
thành, nhà trị liệu sẽ mang đến một bầu khí có tính thúc đẩy niềm tin của thân chủ vào bản thân để
có thể hướng đến sự tăng trưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Trái lại, các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm theo kiểu cổ điển (Brodley, 1993) lại khơng đồng tình
với sự phát triển liệu pháp theo cách thức trên. Họ tin rằng việc sử dụng một cách có hệ thống bất
cứ lọai kỹ thuật trị liệu nào sẽ gây phương hại cho thái độ “không hướng dẫn”, nền tảng của việc
để thân chủ tự dẫn dắt và tự tìm lối đi của riêng mình hướng đến sự tăng trưởng.


<b>25. Triết lý của việc trị liệu </b>


Liệu pháp thân chủ trọng tâm dựa vào niềm tin rằng chính thân chủ sẽ “chữa lành” bản thân họ và
tạo nên sự tăng trưởng bản ngã của chính họ. Sự tăng trưởng và bình phục xảy ra từ bên trong con
người của thân chủ, mặc dù các tiến trình bên ngịai có thể thúc đẩy hoặc trì hỗn việc tăng trưởng
này. Có sự tương đồng giữa cây cỏ và trẻ em trong việc tự mình lớn lên, dù rằng người nơng gia
hoặc các bậc cha mẹ có thể giúp tạo thuận lợi hoặc làm chậm đi những tiến trình tăng trưởng này.


Liệu pháp thân chủ trọng tâm có tính độc đáo ở chỗ nhấn mạnh vào tiềm năng tự bình phục của
mỗi con người. Mặc dù những liệu pháp tâm lý khác cũng đồng ý về con người có những tiềm
năng tích cực bên trong, nhưng các nhà trị liệu theo những trường phái khác lại khơng tin rằng
thân chủ có thể tự mình sử dụng tiềm năng này nếu họ khơng có được sự hướng dẫn của nhà trị
liệu. Điều này có thể do thân chủ quá mong muốn né tránh sự đau khổ để có được sự an tồn khiến
cho họ cũng né tránh việc đối đầu với các vấn đề và làm cho các tiềm năng ấy bị tắc nghẽn; hoặc
cũng có thể do họ bị vướng nắc vào những tư duy sai lầm mà họ chỉ có thể được “giải thoát” bởi
nhà trị liệu. Nhà trị liệu trở thành “chuyên gia hướng dẫn” về <i>vấn đề gì mà thân chủ cần phải</i>
đương đầu để tăng trưởng.


Trái lại, công việc của một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm là cung cấp một điều kiện tối ưu để thân
chủ có thể vận hành những “khả năng tự tổ chức nội tại” và “khả năng tự vượt qua” (intrinsic
self-organizing & self-transcending capacities). Trong điều kiện có tính hỗ trợ, lòng tin hướng đến tăng
trưởng của thân chủ sẽ vượt qua khuynh hướng né tránh khổ đau. Con người có khả năng chịu
đựng và đối đầu với những nỗi khổ đau lớn lao trong cuộc sống chừng nào mà họ cảm thấy có cơ
hội làm chủ được các hoàn cảnh gây ra đau khổ cho họ. Chỉ khi cảm thấy bất lực họ mới tránh né
đau khổ và tìm kiếm sự an tịan (Dweck & Leggett, 1988) hoặc khi họ cảm thấy không đủ khả
năng đương đầu với đau khổ (Bandura, 1986).


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

như thế nếu như họ thấy việc này là cần thiết để giúp họ có thể tiếp tục phát triển. Từ điểm mốc đó
trở đi, những trải nghiệm đau thương ấy sẽ dần dần lộ diện như một phần của tiến trình tự bình
phục.


Nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm khởi đi từ vị trí của thân chủ vào lúc bắt đầu tiến
trình trị liệu. Nếu vấn đề của thân chủ khiến họ cảm thấy nặng lòng triền miên, nhà trị liệu sẽ tập
trung làm việc với họ về những gì mà họ đang bận tâm chứ khơng đánh giá rằng “có những vấn đề
sâu xa hơn cần phải đối mặt”. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin vào khả năng của thân chủ trong
việc tự định hướng và tự điều chỉnh bản thân. Đây là khía cạnh quan trọng nhất của việc trị liệu và
thân chủ sẽ tự đi sâu hơn trong việc khám phá bản thân khi họ thấy đó là việc cần thiết.



<b>26. Cấu trúc cơ bản của liệu pháp thân chủ trọng tâm </b>


Nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm khá linh hoạt trong cách thức cấu trúc mối tương
tác trị liệu. Cách thức tiêu biểu nhất của họ là gặp thân chủ trong những buổi trị liệu kéo dài
khoảng một giờ, và mỗi tuần một lần. Tuy nhiên, nhà trị liệu vẫn có thể điều chỉnh cơng thức này
tùy từng trường hợp cụ thể. Các cuộc gặp cũng có thể diễn ra tại văn phòng của nhà trị liệu hoặc ở
một nơi khác. Gendlin (1967) có thể tiếp xúc với một bệnh nhân trên đường đi từ bệnh phòng đến
nhà ăn của bệnh viện; Bohart có thể làm việc với thân chủ ở bãi cỏ trong bệnh viện, vv...


Mặc dù liệu pháp cần được thực hiện qua nhiều buổi trị liệu, nhưng các nhà trị liệu thân chủ trọng
tâm cũng tin rằng có đơi lúc những thay đổi quan trọng có thể xảy ra chỉ qua một buổi trị liệu duy
nhất (Rogers & Sandford, 1984). Khơng có ý nghĩa gì nếu ta đặt ra một khoảng “thời gian trung
bình” cho một tiến trình trị liệu. Bohart (1995) đã từng trị liệu cho các thân chủ với thời gian thay
đổi từ một buổi duy nhất cho đến những liệu trình kéo dài hàng trăm buổi!


Nhà trị liệu cũng có thể sử dụng tất cả các thể thức trị liệu: cá nhân, nhóm, gia đình hoặc cặp vợ
chồng. Sự lựa chọn thể thức trị liệu phải cùng được thực hiện bởi nhà trị liệu và tất cả các thành
viên tham gia.


<b>27. Thiết lập mục đích trị liệu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

liệu là cung cấp những điều kiện trong đó thân chủ có thể phát huy được những tiềm năng của họ
trong việc đương đầu với những trải nghiệm có vấn đề, khám phá chúng, rút ra những ý nghĩa mới
và quan trọng, và tái tổ chức những trải nghiệm sống của họ một cách sáng tạo theo những cách
thức hiệu quả hơn.


Tại sao nhà trị liệu lại khơng đơn giản cho thân chủ của mình một “câu trả lời”? Như trong phần
đầu có nói rằng con người sống trong những thế giới nhận thức khác nhau mà nhà trị liệu có thể
chỉ biết một chút ít thơi. Trong một đoạn phim nổi tiếng về buổi làm việc của Carl Rogers với một
thân chủ tên Gloria (Shostrom, 1965), vấn đề của Gloria là cơ đã nói dối với con gái mình về sự


thật là cơ đã có quan hệ tình dục khi chưa lập gia đình. Cơ muốn Rogers cho biết rằng cơ có nên
nói với con về sự thật này không. Rogers đã từ chối và rồi ông giúp cho cô đi đến câu trả lời của
chính cô. Trong khi xem phim, một số sinh viên của Bohart đã thể hiện sự khơng hài lịng: “Tại
sao Rogers không yêu cầu cô ta phải trung thực?”.


Một lý do để giải thích việc này đó là chỉ có Gloria mới biết được những điều tế nhị và phức tạp
thực sự trong cuộc sống của cô cũng như trong mối quan hệ giữa cơ và con gái mình. Chính cô
mới biết được các mối quan hệ rắc rối đã góp phần làm nên cuộc đời riêng của mình. Những điều
là thơng minh đối với người ngồi có thể là khơng đúng với người trong cuộc. Vì thế, cuối cùng
thì chỉ có cơ mới có thể biết cách làm thế nào để tái tổ chức và tổng hợp lại những yếu tố trong thế
giới nhận thức của mình để tìm ra một giải pháp cho cuộc sống của riêng cô. Nếu Rogers cho
Gloria một lời khuyên (vd, “Vâng, tốt hơn là nên thành thực”) thì điều ấy có thể có tác dụng. Tuy
nhiên, một điều khác cũng có thể xảy ra là Gloria sẽ đơn giản tuân theo lời khuyên ấy mà không
vận dụng đến sự thông thái của riêng mình, và sự thơng thái ấy hẳn sẽ lụi tàn dần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Những nhà trị liệu theo kiểu “kinh nghiệm” và “tiến trình-kinh nghiệm” thì khơng chấp nhận thái
độ không hướng dẫn này. Họ cho rằng nhà trị liệu có thể “xử lý” các mục đích và việc hỗ trợ sẽ
giúp thúc đẩy một số tiến trình khám phá nơi thân chủ, giúp thân chủ tìm được giải pháp một cách
hiệu quả hơn.


<b>28. Kỹ thuật và chiến lược trị liệu </b>


<b>28.1. Liệu pháp thân chủ trọng tâm theo truyền thống </b>


Trong liệu pháp thân chủ trọng tâm, việc thiết lập một mối quan hệ trị liệu tốt tự nó đã là kỹ thuật
và chiến lược trị liệu. Quá trình “cùng hiện diện với thân chủ”, trong ý nghĩa là nhà trị liệu chấp
nhận thân chủ “như là chính họ”, đi sâu vào thế giới suy tư và cảm xúc của thân chủ và hiện diện
như là một người đáng tin cậy đối với thân chủ, những yếu tố ấy đủ để thúc đẩy một tiến trình thay
đổi.



Những gì mà nhà trị liệu có thể làm là thể hiện những cố gắng của ơng trong việc tìm hiểu những
trải nghiệm nơi thân chủ. Điều này sẽ bộc lộ dưới một hình thức thể hiện có tên gọi là “sự phản
ảnh” (reflection). Phản ảnh là một cách đáp ứng qua đó nhà trị liệu thể hiện sự cố gắng của mình
trong việc hiểu những gì thân chủ đang trải nghiệm và đang cố nói đến. Nhà trị liệu có thể phản
ảnh những cảm xúc, những ý nghĩa, những trải nghiệm, những tình cảm hoặc bất kỳ hình thức
phối hợp nào của những điều ấy. Nhà trị liệu thường đi sâu hơn những gì được thân chủ cơng khai
nói ra, cố gắng nắm bắt những gì mà thân chủ đang thực sự trải nghiệm nhưng lại chưa được nói
đến. Tuy nhiên, nhà trị liệu chỉ cố nắm bắt những trải nghiệm nào vẫn cịn trong trạng thái có thể
nhận biết được của thân chủ. Nhà trị liệu không cố gắng nắm bắt những khía cạnh của trải nghiệm
có thể có trong vơ thức của thân chủ. Đây là sự khác biệt chính yếu giữa sự phản ảnh của trường
pháo thân chủ trọng tâm và kỹ thuật diễn giải (interpretation) của trường phái tâm động học (phân
tâm học).


Ví dụ sau sẽ minh họa thêm cho sự khác biệt giữa hai kỹ thuật này:


Thân chủ: “Tôi đang cảm thấy mất phương hướng trong nghề nghiệp của mình. Mỗi khi tơi làm
được một việc gì đó có tính sáng tạo, có thể giúp tơi thăng tiến, thì dường như tình hình lại rối
tung lên. Tơi thấy mình chẳng bao giờ có thể phát huy được khả năng của mình. Có cái gì đó đang
gây bế tắc”


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Kỹ thuật diễn giải theo kiểu tâm động học: “Cứ như thể mỗi khi bạn tiến gần đến thành cơng thì
bạn lại vơ tình làm hỏng chính mình. Có thể là sự thành cơng mang một ý nghĩa nào đó khiến cho
bạn bị phiền nhiễu hoặc không cảm thấy thỏai mái chăng, và bạn đã không nhận biết rõ về điều
này.


Lưu ý rằng sự diễn giải này thực sự vẫn có thể đúng, nhưng việc diễn giải có thể là cố gắng làm
cho thân chủ chú tâm đến một điều gì đó mà hiện tại họ khơng ý thức được. Đây là sự khác biệt cơ
bản giữa kỹ thuật phản ảnh và kỹ thuật diễn giải.


Đối với các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm, điều quan trọng là phải đáp ứng lại một cách tự nhiên


và có tính trị liệu về tất cả những gì đang xảy ra giữa nhà trị liệu và thân chủ ngay tại thời khắc ấy.
Mặc dù sự phản ảnh là hình thức truyền thống của sự diễn đạt tinh thần thấu cảm của nhà trị liệu,
một số biểu hiện tự nhiên của sự thấu cảm có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác (Bozarth,
1984), ví dụ như nhà trị liệu có thể “tự bộc lộ” (self-disclosure) những trải nghiệm riêng của bản
thân mình khi có sự “cộng hưởng” với các trải nghiệm nơi thân chủ. Ở một thời điểm nào đó,
chính cảm nhận về sự chia sẻ giữa nhà trị liệu và thân chủ cũng có thể dẫn nhà trị liệu đến việc tự
nhiên đề xuất ra một kỹ thuật. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm không bị ngăn cấm trong việc đề
xuất ra một kỹ thuật. Chính cái cách thức mà họ sử dụng kỹ thuật mới là điều quan trọng. Một kỹ
thuật chỉ có thể được đề xuất khi mà việc thực hiện kỹ thuật đó sẽ giúp cho tiến trình làm việc với
thân chủ có thể tiếp diễn trong một mối quan hệ thực sự thấu cảm (Bohart & Rosenbaum, 1995).
Kỹ thuật không nên là một cố gắng để “làm một cái gì đó cho thân chủ” hoặc “khiến một điều gì
đó xảy ra”. Thân chủ ln ln tự do có thể từ chối một kỹ thuật. Tuy nhiên, nhà trị liệu thân chủ
trọng tâm thường ít khi sử dụng các kỹ thuật.


<b>28.2.Liệu pháp kinh nghiệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Cách thức 1: Họ sử dụng một kiểu đáp ứng thấu cảm đã được cải biên gọi là “đáp ứng có tính kinh
nghiệm” (experiential responding) (Gendlin, 1968). Các đáp ứng này tập trung đặc biệt vào những
khía cạnh có thể cảm nhận được trong trải nghiệm hiện tại của thân chủ và thường dựa trên những
hình ản ẩn dụ (metaphor). Một đáp ứng kiểu kinh nghiệm đối với thân chủ trong ví dụ nêu trên có
thể như sau: “Có vẻ như bạn đang thực sự đối đầu với nó, như thể đang đối đầu với một bức tường
lớn và cố xơ đổ nó nhưng khơng biết phải làm thế nào”.


Cách thức 2: Chia sẻ những trải nghiệm tức thời mà nhà trị liệu có được trong mối quan hệ trị liệu
với thân chủ của mình (Gendlin, 1967). Nhà trị liệu tập trung vào trải nghiệm tức thời của chính
mình trong tình huống ấy và cố gắng bộc điều đó ra thành lời. Điều này giúp làm sáng tỏ ra bản
chất của điều đang diễn tiến giữa nhà trị liệu và thân chủ, đồng thời cung cấp một khuôn mẫu để
thân chủ thấy được cách thức làm thế nào để có thể liên hệ với chính những trải nghiệm bên trong
nội tâm của họ. Ví dụ, nhà trị liệu có thể nói với một thân chủ đang thinh lặng và buồn bã vì mới
vừa có một sự mất mát như sau: “Một phần tôi muốn tiếp xúc với bạn để nói chuyện về sự mất


mát của bạn; nhưng một phần tôi lại chỉ muốn ngồi im lặng với bạn để đồng hành với bạn khi bạn
đang đau buồn. Tơi khơng chắc bạn muốn gì, nhưng tơi muốn bạn biết rằng tơi đang ở đây nếu bạn
muốn nói và tơi cũng đang ở đây thậm chí chỉ để n lặng cùng với bạn dù chỉ trong phút chốc
thôi”.


Cách thức 3: Kỹ thuật thứ ba được gọi là “tiêu điểm” (focusing) (Gendlin, 1981). Thân chủ được
yêu cầu hãy tập trung tinh thần và “dọn sạch một khỏang trống” bằng cách tưởng tượng rằng họ đã
gạt được sang một bên tất cả những vấn đề của họ trong thời khắc ấy. Kế đó, họ sẽ xem xét từng
khía cạnh của vấn đề của họ và cố gắng tập trung vào cách thức cảm nhận vấn đề ấy từ bên trong.
Trong khi tập trung suy nghĩ như thế, thân chủ sẽ chờ đợi và lắng nghe tất cả những ngôn từ và
khái niệm xuất phát từ những cảm nhận của mình; dần dần những cảm nhận về vấn đề sẽ được “tổ
chức lại” và thân chủ có thể đạt đến khả năng “xử lý” tốt hơn những điểm then chốt trong vấn đề
của họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>28.3. Liệu pháp tiến trình-kinh nghiệm </b>


Liệu pháp tiến trình-kinh nghiệm là một liệu pháp tổng hợp dựa trên quan điểm nhân vị trọng tâm
về bản chất con người, nhưng lại rút ra thêm các ý tưởng từ các lý thuyết về nhận thức và tâm lý
trị liệu theo trường phái gestalt.


Nhà trị liệu theo trường phái tiến trình-kinh nghiệm xem các vấn đề của thân chủ như là một sự
thất bại trong việc khám phá các nguồn thông tin về nhận thức và cảm xúc. Mục đích trị liệu là
nhằm thúc đẩy các kiểu vận hành về nhận thức cũng như cảm xúc ở những thời điểm khác nhau,
sao cho thân chủ có thể gia tăng đến mức tốt nhất khả năng tự khám phá sâu xa bản thân họ. Công
việc của nhà trị liệu bao gồm:


- Chọn lựa cách can thiệp trị liệu tác động tốt nhất trên cảm xúc của thân chủ vào thời
điểm đang trị liệu.


- Hướng dẫn thân chủ một cách hệ thống thông qua các thao tác trong lọai can thiệp đã


được lựa chọn. Các hành vi khác nhau của thân chủ cũng đóng vai trò như những chỉ báo
giúp nhà trị liệu chọn lựa biện pháp can thiệp nào để áp dụng.


Greenberg và cs. xác định năm lọai chỉ báo cơ bản, trong đó có ba lọai chỉ báo chính yếu sau:
- Điểm phản ứng có vấn đề (problematic reactionpoint):


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

chính cách thức mà họ đã sử dụng để đánh giá hòan cảnh sống bên ngịai cũng đã đóng vai trị
quan trọng trong việc phát sinh các vấn đề khác trong đời sống của họ.


- Trải nghiệm về một sự “chia cắt” (split):


Lọai chỉ báo thứ hai là một trải nghiệm về sự chia cắt. Thân chủ ở trong trạng thái xung đột về một
điều gì đó. Thường thì vấn đề đó được trình bày hai mặt, với một bên có ý gọi là “nên” bảo thân
chủ là “hãy làm việc đó”, cịn mặt bên kia có ý “muốn” bảo thân chủ rằng “ta không muốn làm
việc này”. Khi gặp lọai chỉ báo này, kỹ thuật sắm vai với hai chiếc ghế (two-chair technique) theo
kiểu gestalt có thể được áp dụng (Yontef, 1995). Thân chủ sẽ sắm lần lượt qua cả hai vai, ban đầu
là ngồi trên chiếc ghế “nên” và sau đó đổi sang ngồi ở chiếc ghế kia để nói chuyện từ góc độ
“muốn”. Thân chủ có thể luân phiên đổi ghế cho đến khi đạt được một mức độ thống hợp nhất
định. Sự thống hợp xảy ra bởi vì mỗi vai diễn sẽ giúp thân chủ nhìn thấy được một “ý nghĩa” nào
đó từ mặt đối lập phía bên kia. Những thay đổi trong khía cạnh “nên” đặc biệt sẽ thúc đẩy tiến đến
sự thống hợp, bởi vì khía cạnh “nên” khi ấy sẽ chuyển dần từ cách nói bằng “ngơn ngữ khun
răn” (“shoudistic” language) sang cách nói bằng diễn tả những niềm hy vọng và những nỗi lo âu.
Thay vì nói “bạn nên học tập chăm chỉ”, người ta có thể nói “Tơi e rằng nếu bạn khơng học chăm
chỉ thì bạn sẽ khơng đạt được mục đích của mình”.


- Một “cơng việc chưa hịan tất” (unfinished business)


Lọai chỉ báo thứ ba là khi thân chủ có một “cơng việc chưa hịan tất” đối với một người khác. Để
giải quyết vấn đề này, nhà trị liệu có thể sử dụng một hình thức được cải biên từ kỹ thuật hai chiếc
ghế theo kiểu gestalt. Thân chủ sẽ sắm vai thực hiện các đoạn đối thoại giữa thân chủ và người có


liên quan nêu trên, và thân chủ sẽ lần lượt sắm cả hai vai ấy khi thực hiện kỹ thuật. Việc này giúp
thân chủ tìm đến một giải pháp của cá nhân mình cho các vấn đề cảm xúc được tạo nên từ mối
quan hệ với người kia. Ví dụ, một người con gái bị lạm dụng tình dục bởi cha mình, khi trị liệu
được cho sắm vai làm cuộc đối thoại giữa cô và người cha. Khi ngồi trên ghế sắm vai bản thân, cô
đã bộc lộ nỗi giận dữ, tội lỗi và buồn bã về những gì mà người cha đã làm đối với cơ. Rồi cơ có
thể đóng vai cha mình như một người mà sau cùng cơ có thể tha thứ hoặc cơ cũng có thể diễn tả
vai người cha như “một kẻ nhẫn tâm không hề biết ân hận”. Dù trong trường hợp nào, cơ gái ấy
vẫn trở nên có khả năng rời xa mặc cảm tội lỗi của mình, rồi xa quá khứ và tái lập lại một cảm
nhận về các giá trị và tiềm năng của chính bản thân mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Liệu rằng nhà trị liệu có thể vẫn trung thành với triết lý thân chủ trọng tâm hay không khi ông ta
cố gắng thúc đẩy một cách có hệ thống việc khám phá các trải nghiệm nơi thân chủ, khai thơng
những “điểm phản ứng có vấn đề” hoặc giải quyết những cơng việc chưa hịan tất? Nhiều nhà trị
liệu thân chủ trọng tâm theo truyền thống sẽ trả lời là “Không”. Họ tin rằng làm việc theo cách
như thế thực sự sẽ khơng cịn tn thủ nguyên tắc “không hướng dẫn”. Họ cũng cho rằng việc
hướng dẫn thân chủ, ngay cả khi nhà trị liệu đề nghị thân chủ tập trung suy nghĩ về một việc gì đó,
cũng sẽ làm mất đi một phần sức mạnh của thân chủ trong việc tự định hướng đi cho sự thay đổi
của họ. Ngòai ra, khi làm như thế nhà trị liệu chỉ đang liên hệ đến một phần con người của thân
chủ chứ không liên hệ với thân chủ như một con người toàn diện.


Trái lại những nhà trị liệu theo kiểu “kinh nghiệm” và “tiến trình-kinh nghiệm” lại cho rằng họ
vẫn tôn trọng sâu sắc vào sự “thông thái bên trong” của thân chủ và vẫn vững tin vào khả năng của
thân chủ trong việc tìm kiếm những giải pháp khôn ngoan. Họ cũng đánh giá cao việc thiết lập
một mối quan hệ nồng ấm, chân thành và có tính thấu cảm. Tuy nhiên, đối với họ, nhà trị liệu là
những “chuyên gia về tiến trình” (process expert), là người có thể cấu trúc lại các sự việc sao cho
thân chủ có thể trở nên sáng tạo hơn và có thể đi đến cùng trong việc khám phá bản thân.


Bohart (1995) tin rằng học thuyết thân chủ trọng tâm có thể hỗ trợ cho một số phương pháp thực
hành trị liệu khác nhau. Theo Brodley (1988), có một tập hợp gồm nhiều lọai liệu pháp thân chủ
trọng tâm, trong đó các liệu pháp “kinh nghiệm” và “tiến trình-kinh nghiệm” cũng thuộc về tập


hợp ấy. Tuy nhiên, các liệu pháp mới sau này nên được phân biệt với liệu pháp thân chủ trọng tâm
theo truyền thống vì chúng có “tính tiến trình” và có tính hướng dẫn nhiều hơn.


<b>30. Tiến trình trị liệu </b>


Đối với những nhà trị liệu thân chủ trọng tâm, tiến trình trị liệu là một tiến trình đi theo sát “dịng
chảy” của những sự kiện xảy ra từng thời khắc này sang thời khắc khác trong buổi trị liệu. Nhà trị
liệu tập trung vào những chủ đề mà thân chủ đề cập đến, chứ khơng hướng cuộc nói chuyện sang
các chủ đề mà nhà trị liệu xem là quan trọng. Ví dụ trong cuộc nói chuyện kéo dài khỏang nửa giờ
giữa Rogers và thân chủ Gloria, Gloria đã đã nhiều lần chuyển đổi đề tài nhưng Rogers vẫn đi theo
sự chuyển đổi đề tài của cơ. Và rõ ràng đã có một sự khơn ngoan có tính trực giác trong sự chuyển
đổi đề tài này, vì chúng đã dẫn Gloria đi sâu hơn trong việc khám phá vấn đề của cô.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

có một “dịng chảy” được cấu trúc tự thân bên trong nó, và thân chủ sẽ vẫn thường thay đổi chủ đề
nhiều lần trước khi các vấn đề của họ được giải quyết.


Từ quan điểm thân chủ trọng tâm, khái niệm “kháng cự” (resistant) là một khái niệm khơng có lợi
ích gì cả. Sự kháng cự là cách gọi của nhà trị liệu thuộc những trường phái khác dùng để định
nghĩa những trường hợp khi nhà trị liệu nghĩ rằng lẽ ra thân chủ nên nói về, cảm thấy hoặc làm
một việc gì đó khác hơn là những điều đang diễn ra nơi thân chủ. Khi thân chủ “phản kháng” tức
là họ đang theo đuổi những gì mà họ cảm thấy sẽ giúp ích cho họ một cách tốt nhất nhằm giúp họ
tồn tại và tăng trưởng vào thời điểm đó. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm vào thời điểm đó sẽ cố
gắng thấu cảm với động cơ và lý do của những ứng xử nơi thân chủ. Đây là cách tốt nhất để thúc
đẩy tiến trình trị liệu đi tới. Thân chủ sẽ khơng còn “kháng cự” nếu nhà trị liệu tiếp tục duy trì một
sự tiếp xúc có tính chân thành và thấu cảm; nhưng mối quan hệ sẽ mắc mứu vào sự kháng cự thực
sự nếu nhà trị liệu ứng xử bằng thái độ “bề trên”, tìm cách hướng dẫn thân chủ và cố “mang sự
thật đến cho họ”.


Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm đầu tư rất nhiều cho lòng tin vào khả năng của thân chủ trong việc
tự định hướng của họ, do vậy, việc kết thúc trị liệu hiếm khi trở thành vấn đề. Thân chủ thường


được động viên hãy rời bỏ sự lệ thuộc vào nhà trị liệu và hãy thử “bay bằng đơi cánh của chính
mình” khi họ đã sẵn sàng. Thân chủ không cần phải được “chữa lành hoàn toàn” và tất cả mọi vấn
đề phải được giải quyết (ai có thể làm được điều này?) để rồi mới có thể tự sống cuộc đời của
mình. Các vấn đề là một phần của cuộc sống. Thân chủ đơi khi rời khỏi trị liệu bởi vì họ nghĩ rằng
nay họ đã có thể tự mình giải quyết vấn đề của mình. Đơi khi thân chủ tự cho phép mình tiến đến
giai đoạn kết thúc trị liệu bằng cách quyết định sẽ đến nhà trị liệu hai tuần một lần thay vì mỗi
tuần một lần trước khi họ quyết định ngưng hẳn trị liệu. Ở một số trường hợp khác, thân chủ có
thể quyết định một đơn giản là họ đã sẵn sàng ngưng trị liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Thực vậy, tất cả những sai lầm mà một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm có thể mắc phải đều bắt
nguồn từ việc ông ta đã không thể hiện được sự nhiệt tình, thấu cảm và chân thành; hoặc vì ơng ta
đã cố áp đặt một “chương trình làm việc” lên trên thân chủ. Zimring (1991) cho rằng cái gọi là
“những phản ứng chuyển di” (transferential reactions) sẽ xảy ra khi nhà trị liệu không thấu cảm
một cách đầy đủ, và điều đó sẽ khiến thân chủ chú tâm đến nhà trị liệu nhiều hơn là chú tâm đến
những trải nghiệm của bản thân mình.


<b>31. Lập trường của nhà trị liệu </b>


Mối quan hệ trị liệu là yếu tố quan trọng độc nhất trong bất kỳ loại phương pháp trị liệu nào dựa
trên nền tảng thân chủ trọng tâm. Ba điều kiện cơ bản của một mối quan hệ trị liệu tốt là: sự quan
tâm tích cực vô điều kiện, sự thấu cảm và sự trung thực, hài hòa của nhà trị liệu. Carl Rogers
(1957) nêu rõ những điều kiện trên là những yếu tố “cần và đủ” để sự tăng trưởng có thể xảy ra,
mặc dù Bozarth (1993) cho rằng các điều kiện trên là “đủ” nhưng khơng nhất thiết lúc nào cũng
“cần”, vì ơng cho rằng khuynh hướng tự hiện thực hóa đơi khi có thể thúc đẩy sự tăng trưởng ngay
cả khi khơng có mối quan hệ trị liệu.


Ngụ ý của Rogers (1957) có những tính chất rất căn cơ: Bất kỳ nhà trị liệu nào có nhiệt thành, thấu
cảm và trung thực đều sẽ là một người “có tính trị liệu” (therapeutic) bất kể ông ta theo quan điểm
nào và áp dụng kỹ thuật gì (miễn là chúng khơng mâu thuẫn với sự nhiệt tình, thấu cảm và trung
thực của ơng); và bất cứ ai, bất kể đã được huấn luyện chuyên môn như thế nào, cũng đều sẽ làm


trị liệu tốt nếu người đó mang đến cho thân chủ một mối quan hệ theo kiểu như vậy.


Sự nhiệt tình hoặc sự quan tâm tích cực vơ điều kiện cũng cịn được gọi là sự “chấp nhận”, “sự tơn
trọng”, “sự u q” hoặc một “tình u khơng chiếm hữu”. Một thái độ như thế sẽ hướng đến
thân chủ như một con người toàn vẹn, ngay cả khi hành vi của người ấy bị rối loạn chức năng. Sự
tôn trọng vô điều kiện khơng có nghĩa là nhà trị liệu tán trợ và đồng tình với những hành vi như
thế của thân chủ. Nó chỉ nhằm phân biệt rõ giữa thân chủ-như một con người và những hành vi
của con người đó (Lietaer, 1984).


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

của nhà trị liệu), hoặc khi nhà trị liệu cảm thấy tức giận hoặc khơng thích một hành vi nào đó của
thân chủ.


Khi cảm thấy mình được quý trọng như một con người, thân chủ bắt đầu cảm thấy an tịan để có
thể khám phá những trải nghiệm của bản thân và nhìn vào hành vi của chính mình một cách khách
quan hơn. Thân chủ sẽ có thể phân biệt được giữa những giá trị nội tại của họ như một con người
và sự rối lọan chức năng trong cách thức trải nghiệm và ứng xử hiện tại.


Sự thấu cảm là khả năng của nhà trị liệu có thể trực giác được bên trong thế giới nhận thức của
thân chủ, đến mức độ có thể nhìn thấy và cảm thấy được những gì thân chủ nhìn thấy và cảm thấy.
Từ một tầm nhìn “từ bên ngồi”, những hành vi của thân chủ thường có vẻ như phi lý, tự hủy hoại,
gian xảo, ái kỷ, cứng nhắc, trẻ con, vị kỷ... Tuy nhiên, theo một góc nhìn “từ bên trong” những
hành vi ấy lại thường có những “ý nghĩa” theo cách thức mà thân chủ đang trải nghiệm về thế giới
xung quanh. Cách nhìn này khơng có ý làm giảm nhẹ tính chất rối loạn của những hành vi nơi thân
chủ, mà nó nhằm nêu rõ rằng chính từ bên trong con người của thân chủ có một “lịng tin tích cực”
đang trú ngụ ở trong ấy (Gendlin, 1967).


Bohart (1995) mô tả trường hợp một thân chủ nam bị bắt vì tội phô bày thân thể trước mặt cô con
gái 13 tuổi của người vợ kế. Khi Bohart cố tìm cách hiểu sự việc từ bên trong thế giới nhận thức
của thân chủ, ông đã nhận thấy rõ rằng thân chủ của ông đã cảm thấy hoàn toàn bất lực để đối xử
với cô gái này, người mà thân chủ cảm thấy đã có thái độ rất lơ là và đối xử thiếu tôn trọng ông.


Phô bày thân thể cực độ (dẫu là phản ứng rối loạn chức năng) đối với thái độ thiếu tôn trọng của
cô con gái và cũng là cách mà thân chủ bày tỏ sự bất lực và giận dữ của mình.


Sự thấu cảm có một số tác dụng tích cực trong trị liệu. Đầu tiên, các trải nghiệm của thân chủ khi
cảm thấy mình được người khác hiểu tự nó đã có tính trị liệu. Thấy người khác hiểu mình cũng
giống như thể mình được người khác chú tâm đến vậy. Một thân chủ cảm thấy như thế sẽ có thể
sắp xếp lại mọi việc và tự thực hiện các lựa chọn cho chính mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

đầu tìm thấy những cách thức có tính xây dựng hơn, ít rối loạn hơn, để đương đầu với những cảm
xúc và ý nghĩa ấy. Cũng như trường hợp vị thân chủ của Bohart nêu trên, khi ông bắt đầu lắng
nghe những trải nghiệm của chính mình bằng một cách thức “thân thiện hơn”, ông bắt đầu nhận
thấy có một “ý nghĩa” trong hành vi xung động phơ bày thân thể của mình với đứa con gái của
người vợ kế. Ông đi đến quyết định rằng điều mà ơng muốn làm sẽ là tìm những cách thức tích
cực hơn, ít gây tổn thương hơn để bày tỏ sự giận dữ của mình.


Sự trung thực hoặc sự hài hòa là để chỉ mức độ mà nhà trị liệu “là chính mình” trong khi tiến hành
trị liệu. “Là chính mình” khơng có nghĩa là một người phải thể hiện ra bên ngồi những gì mà anh
ta cảm thấy hoặc phải nói ra tất cả những gì có trong đầu. Trung thực hoặc hài hòa là những vấn
đề của sự “liên kết nội tâm” (inner connection) (Lietaer, 1991). Chúng phải vận hành ở một mức
độ tương ứng với mức độ mà nhà trị liệu đang tiếp cận với “dòng chảy” của các trải nghiệm bên
trong nội tâm của mình, và ở mức độ mà các hành vi được thể hiện ra bên ngoài của nhà trị liệu
cũng phản ánh đúng thực những gì ơng ta cảm thấy về những trải nghiệm bên trong nội tâm. Ví
dụ, khi nghe thân chủ mô tả việc ông ta phô bày thân thể trước mặt con gái, Bohart vừa trải
nghiệm sự thấu cảm đối với thân chủ, vừa cảm thấy khơng thích những gì mà người này đã làm.
Một lúc nào đó trong buổi trị liệu, nhà trị liệu có thể bày tỏ sự thấu cảm của mình, rồi vào một thời
điểm khác ơng ta có thể cho thân chủ biết mình khơng thích kiểu hành vi ấy. Trung thực khơng có
nghĩa là nhà trị liệu phải “ỉm đi” những gì suy nghĩ trong đầu vào một thời điểm nào đó trong buổi
trị liệu.


Lietaer (1991) cũng phân biệt giữa sự trung thực và sự “bộc bạch” (transparency). Sự trung thực


có khuynh hướng hướng nội, nhìn vào bên trong trải nghiệm của một con người và tìm ra ý nghĩa
của nó. Bộc bạch là tự bộc lộ ra những gì bên trong nhà trị liệu. Những nhà trị liệu theo trường
phái thân chủ trọng tâm rất đánh giá cao sự tự bộc lộ (self-disclosure) của nhà trị liệu trong khi
làm trị liệu, nhưng họ chỉ xem trọng những sự tự bộc lộ nào có tính thích hợp cho việc trị liệu.
Rogers cho rằng nhà trị liệu chỉ nên tự bộc lộ những phản ứng của họ trong hai trường hợp sau: (1)
khi những phản ứng ấy diễn ra dai dẳng và (2) khi chúng đang trên đường dẫn đến một mối quan
hệ trị liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

nhà trị liệu phải chia sẻ phản ứng đó như là một “phản ứng của nhà trị liệu” chứ không phải như là
“một sự thật khách quan”.


Một sự tự bộc lộ như thế sẽ không phải là một sự chỉ trích, mà cũng khơng phải là một nghệ thuật
buộc tội. Thay vào đó, nó như một “lời mời” đối với thân chủ để nhà trị liệu cùng với thân chủ
khám phá những hậu quả từ hành động của họ. Trái lại, những người quen biết trong đời sống thân
chủ thường chỉ bộc lộ ý kiến của họ theo kiểu đánh đồng thân chủ với vấn đề của anh ta khiến cho
thân chủ sẽ trải nghiệm về “bản thân mình như là một vấn đề”.


<b>32. Sự trung thực là cơ sở cho việc thực hành trị liệu theo hướng chiết trung </b>


Từ năm 1960 trở về sau, ngày càng có thêm nhiều nhà trị liệu nhấn mạnh vào tính trung thực như
là một điều kiện trị liệu quan trọng nhất, mặc dù điều này chỉ xảy ra trong bối cảnh nhà trị liệu có
sự nhiệt tình, thấu cảm và có niềm tin vào khả năng tự định hướng nội tại của thân chủ. Đối với
nhiều nhà trị liệu, việc nhấn mạnh vào tính trung thực có thể cung cấp một cơ sở cho việc thực
hành tâm lý trị liệu theo đường hướng chiết trung. Điều trước tiên là nó khuyến khích nhà trị liệu
tự tìm kiếm phong cách của riêng mình khi diễn đạt sự thấu cảm, thay vì chỉ diễn đạt chủ yếu bằng
hình thức phản ảnh. Đôi khi tại thời điểm trị liệu, sự đáp ứng có tính thấu cảm có thể được thực
hiện bằng cách xoay lưng lại, cho phép mình ngồi xa thân chủ ra một chút, giữ yên lặng, đặt một
câu hỏi, chia sẻ một ý nghĩ hoặc một cảm xúc, hoặc thậm chí đề nghị thực hiện một kỹ thuật. Sự
thấu cảm được bày tỏ một cách trung thực không hẳn là một loại đáp ứng có tính chun biệt, mà
nó cịn tùy thuộc vào khả năng điều chỉnh mức độ và xác định thời lượng của nhà trị liệu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Ví dụ, Swilden (1990) cho rằng trong việc trị liệu những bệnh nhân rối loạn giáp ranh (borderline
disorder), nhà trị liệu phải sử dụng các chiến lược làm giảm lo âu, thách thức và diễn giải, song
hành với tham vấn, hỗ trợ và khuyên bảo. Ông cũng cho rằng trong khi nhà trị liệu vẫn phải thấu
cảm thì điều tốt hơn là khơng nên chỉ áp dụng các kiểu phản ảnh theo truyền thống đối với những
bệnh nhân này.


Làm thế nào mà ta có thể áp dụng kỹ thuật thách thức (confrontation) mà vẫn theo xu hướng thân
chủ trọng tâm? Nói chung, sự thách thức của một nhà trị liệu thường kéo theo việc tạo cơ hội cho
thân chủ thay đổi cách nhìn. Một số nhà trị liệu cho rằng kỹ thuật thách thức đặc biệt quan trọng
đối với những bệnh nhân rối lọan nhân cách giáp ranh, vì những bệnh nhân này thường có một
“cấu trúc cái tôi chưa trưởng thành”. Nhà trị liệu khi ấy sẽ thách thức thân chủ từ vị thế của một
người trội hơn về hiểu biết, vì nhà trị liệu được xem là một người trưởng thành hơn, có cái tơi
mạnh mẽ hơn và có khả năng cung cấp cho thân chủ một nhãn quan thực tế hơn.


Các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm thì “thách thức” thân chủ theo một cơ sở triết lý hoàn toàn
khác. Khi nhà trị liệu thách thức hành vi của thân chủ và xem đó như một hành vi tự hủy hoại, thì
mục đích là để tiếp xúc với họ một cách trung thực. Nhà trị liệu khơng cố đóng vai trị như một
“chuyên gia” đi “sửa sai” những hành vi ấy, mà như một con người muốn chia sẻ những kinh
nghiệm và nhãn quan của mình với thân chủ, mời thân chủ suy nghĩ về việc đó và có thể từ chối
nếu họ khơng đồng ý.


Nói chung, việc nhấn mạnh vào tính trung thực cho phép nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng tâm
thực hành trị liệu theo một cách có tính chiết trung, uyển chuyển hơn và phù hợp hơn với nhân
cách riêng của mình. Nó cũng cho phép uyển chuyển hơn khi “nối kết” mối quan hệ để có thể
tương thích hơn với những kiểu thân chủ khác nhau.


<b>33. Chuyển di và chuyển di ngược (Transference & Countertransference) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Trường phái thân chủ trọng tâm xem các khái niệm này khơng có lợi ích gì bởi vì chúng khơng


phân định được rõ những loại trải nghiệm khác nhau. Chúng ta luôn luôn phải “chuyển di” những
trải nghiệm từ quá khứ để có thể hiểu được những gì xảy ra trong hiện tại. Bất cứ khi nào chúng ta
sử dụng các trải nghiệm trong quá khứ, chúng ta cũng đều có khả năng sai lầm. Điều quan trọng
chủ yếu không phải là ở chỗ chúng ta có sử dụng những trải nghiệm trong quá khứ để hiểu biết
hiện tại hay khơng – Bởi vì chúng ta ln làm thế. Mà điều quan trọng chính là ở chỗ chúng ta có
chú ý đến những khác biệt giữa những điều mới mẻ trong hiện tại với những trải nghiệm trong quá
khứ của chúng ta hay không và ở chỗ chúng ta có sử dụng điều này để học hỏi và điều chỉnh nhận
thức của chúng ta hay không. Các thân chủ dường như vẫn thường “nhận định sai” về nhà trị liệu,
nhưng điều đó khơng có nghĩa là họ đang “chuyển di”. Thay vào đó, do thân chủ bị thiếu lịng tin
vào bản thân nên điều đó cũng có ảnh hưởng lên trên khả năng lắng nghe một cách cởi mở các
thông tin mà họ nhận được, kể cả những thông tin từ các trải nghiệm nội tâm lẫn những thông tin
đến từ người khác. Khi thân chủ dần dần có được lịng tin vào bản thân và lòng tin vào nhà trị liệu,
và khi họ học được cách lắng nghe cảm xúc của họ, thì họ sẽ ngày càng có khả năng nhận hiểu tốt
hơn các thơng tin từ những tình huống sống xung quanh.


Nhà trị liệu cũng ln “chuyển di ngược”, ví dụ: họ có thể sử dụng các tiên kiến dựa trên những
trải nghiệm trong quá khứ của họ để hiểu một thân chủ trong hiện tại. Các tiên kiến này cũng có
thể nảy sinh sâu xa từ trong các vấn đề riêng tư của nhà trị liệu, được định hình từ trong khn
khổ văn hóa và q trình đào tạo chun mơn của nhà trị liệu. Khi nhà trị liệu xem xét thân chủ
thơng qua góc nhìn của những chẩn đóan tâm bệnh học và thông qua những lý thuyết quen thuộc
mà họ đã được đào tạo thì họ cũng đang “chuyển di ngược”. Một nhà trị liệu tâm động học, khi
đang xem xét một đáp ứng của thân chủ như một hiện tượng chuyển di, thì người ấy cũng đang
“chuyển di ngược”.1<sub>[1] </sub>


Những đáp ứng của nhà trị liệu sẽ có tính sáng tạo và có tính trị liệu nếu chúng được thể hiện như
những cách thức riêng của cá nhân nhà trị liệu chứ không như những sự thực khách quan từ bên
ngoài đưa đến thân chủ. Nhà trị liệu cũng cần lắng nghe thân chủ xem những nhận thức và phản
ứng của thân chủ có tương xứng với những trải nghiệm của họ hay không.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

những khả năng ứng phó hiểu quả trong cuộc sống. Đây là quá trình mà một nhà trị liệu cần phải


phát triển nên và thực hiện cho chính bản thân mình. Đây cũng chính là q trình mà nhà trị liệu
thân chủ trọng tâm tạo nên khuôn mẫu cho các thân chủ thơng qua việc chấp nhận thân chủ và
khuyến khích họ tự khám phá bản thân một cách cởi mở.


Các khái niệm chuyển di và chuyển di ngược được hình thành từ những lọai liệu pháp tâm lý dựa
theo quan điểm y khoa truyền thống, trong đó tính “cá nhân” (personal) tách biệt hẳn với tính
nghiệp vụ (professional). Tuy nhiên, trong học thuyết thân chủ trọng tâm, tính “cá nhân” lại là tính
“chuyên nghiệp” với một ý nghĩa rất quan trọng. Theo Bohart (1995), khi nhà trị liệu có một phản
ứng của cá nhân mình đối với thân chủ, vấn đề được đặt ra sẽ không phải là “làm thế nào tơi có thể
lọai bỏ phản ứng đó?”, mà nhà trị liệu cần phải suy nghĩ theo một cách khác như sau: “làm thế nào
để tơi có thể khiến cho cách phản ứng đó trở nên có tính trị liệu?”. Nếu nhà trị liệu cũng có những
vấn đề tương tự như vấn đề mà thân chủ đang gặp phải và nhà trị liệu cũng chưa giải quyết được
những vấn đề của riêng mình, thì điều này chỉ có thể gây phương hại cho mối quan hệ trị liệu khi
nhà trị liệu khơng thể thấy được tính độc đáo trong trải nghiệm của thân chủ đối với vấn đề ấy.
Ngược lại, chính nhờ việc đã từng đấu tranh với những vấn đề như vậy mà nhà trị liệu có thể thấu
cảm với thân chủ hơn. Không nhất thiết phải giải quyết ngay vấn đề chừng nào mà nhà trị liệu vẫn
còn đang lắng nghe và kiểm tra những suy nghĩ của mình. Và đơi khi chính những nhà trị liệu mà
bản thân đã từng giải quyết được những vấn đề tương tự lại là những người có khả năng nhiều
nhất trong việc trình bày cho thân chủ thấy được những giải pháp của họ.


<b>34. Cơ chế bình phục – Cơ chế thay đổi </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

cách thức thống nhập và tổ chức lại những trải nghiệm sang chấn đó để huy động được các tiềm
năng nơi thân chủ.


Tiến trình trị liệu là có tính sáng tạo, vì thế nhà trị liệu thường khơng đưa ra ý kiến gì về những
giải pháp. Mahoney (1991) nhắc lại nghiên cứu của Ilya Prigogine về các hiện tượng hóa học và
vật lý, cho thấy những hệ thống có tình trạng xáo trộn về tổ chức đôi khi đã tự nhiên chuyển sang
một mức độ tổ chức hoàn toàn mới và phức tạp hơn. Các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin rằng
một sự thay đổi như thế cũng vẫn thường xảy ra trong tâm lý trị liệu.



Vì vậy, nhà trị liệu không phải là những chuyên gia đưa ra những lời giải đáp. Thay vì thế, nhà trị
liệu phải là một “chuyên gia về tiến trình” (process expert), một người có thể thúc đẩy các tiến
trình có tính sáng tạo. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm cố gắng mang lại một “tiến trình đối thoại”
(dialogical process), từ đó nẩy sinh ra những chức năng sống mới, sáng tạo hơn, tinh tế hơn. Hai
khối óc thì tốt hơn là chỉ có một, ngay cả khi chẳng có cái đầu nào “biết” được giải pháp nào, con
đường nào có thể giúp họ đi tới.


Trong một mối quan hệ trị liệu có sự thấu cảm và sự nâng đỡ về mặt trải nghiệm, nhà trị liệu sẽ tạo
nên một “khu vực phi xung đột” (conflict-free zone) mà việc này có thể huy động được “sự thơng
thái có tính quyết định” của thân chủ, thúc đẩy thân chủ khám phá những trải nghiệm và những tư
duy của bản thân họ, thống hợp lại những gì ban đầu có tính khơng hài hịa bên trong những suy
nghĩ, quan điểm và trải nghiệm của họ, đưa thân chủ đạt đến khả năng hợp nhất lại tất cả những
trải nghiệm sống của họ. Thân chủ sẽ cảm thấy tự do hơn để thực hiện những hành vi mới, sẵn
lòng chấp nhận thất bại, để rồi sau đó điều chỉnh lại và có thể đạt đến hiệu quả thực sự.


Một cảm nhận về tính “hiệu năng” (efficacy) sẽ phát triển. Thân chủ nghĩ rằng “Tôi có thể học
hỏi, thay đổi và làm cho cuộc sống của tơi đi tới”. Thân chủ nhận biết được mình có thể đương
đầu với vấn đề của mình và có thể điều chỉnh bản thân cho phù hợp, bất kể vấn đề đó tồi tệ như
thế nào. Ví dụ, một thân chủ có thể học được cách sống hữu ích ngay cả khi mình bị liệt. Thân chủ
cũng nhận ra rằng cuộc sống là một tiến trình đối phó liên tục với các vấn đề, các thách thức và
phải đi tới. Mục đích của cuộc sống khơng nhất thiết phải là làm cho bản thân mình được mãn
nguyện hay được hạnh phúc – Điều này trái ngược lại với những gì mà một số liệu pháp thuộc
trường phái nhân văn (humanistic therapies) đã chủ trương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

trải nghiệm nội tâm, hoặc những kỹ năng giao tiếp như thế nào cho thật hiệu quả. Và thân chủ có
thể “học” được những kỹ năng ấy thông qua làm việc với nhà trị liệu (như một khuôn mẫu) hoặc
thông qua việc tự mình trải nghiệm. Thân chủ có thể học được những điều có giá trị từ những trải
nghiệm của mình. Họ cũng học được rằng lắng nghe người khác tốt hơn là bày tỏ ý muốn của
mình hoặc áp đặt các giá trị của mình lên trên người khác. Thảo luận bằng cách thức cởi mở và


hợp tác là cách tốt nhất để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề và huy động được “sự thông thái của tập
thể”. Việc tôn trọng những cách thức khác nhau không chỉ quan trọng trong quan hệ liên cá nhân
mà còn phát huy thêm tính sáng tạo do biết cởi mở để đi đến việc tạo nên những khác biệt.


<b>35. Nội thị (insght) </b>


Khả năng nội thị (cịn có cách dịch là “thấu hiểu”) khơng phải là cơ chế chính tạo nên sự thay đổi
trong liệu pháp thân chủ trọng tâm, dù rằng thân chủ thường nhận được khả năng này. Theo Meyer
(1981), sự thay đổi vẫn có thể xảy ra mà khơng cần đến khả năng nội thị. Chính sự trải nghiệm
trực tiếp về mối quan hệ trị liệu mới là điều có tác động lớn nhất. Việc một người học được điều gì
từ bản thân mình khơng quan trọng bằng những thay đổi trong cách thức làm thế nào để người đó
liên hệ đến chính mình, đến người người khác và đến với những trải nghiệm có vấn đề. Đây là
những thay đổi rất phức tạp, sống động và xảy ra trong toàn bộ cơ thể, theo cách thức mà một
người tự trải nghiệm, chứ không phải là được hướng dẫn “từ bên trên” của sự nội thị.


Sự tự khám phá bản thân (self-exploration) là có tầm quan trọng then chốt, vì vậy kỹ thuật diễn
giải nói chung khơng được áp dụng trong liệu pháp thân chủ trọng tâm. Nhà trị liệu không cố gắng
mang lại những “điều mới mẻ” cho thân chủ hoặc mang đến cho thân chủ khả năng nội thị.


<b>36. Vai trò của nhân cách nhà trị liệu </b>


Sự hài hòa của nhà trị liệu cũng như việc ông ta hiện diện như một con người thật sự trong khi trị
liệu chính là yếu tố tối hậu giúp cho tiến trình thay đổi nơi thân chủ. Một nhà trị liệu tốt sẽ ln
tìm kiếm phương thức trị liệu của chính mình, miễn là cách thức của ơng có thể mang đến cho
thân chủ một trường có tính trị liệu.


<b>37. Các yếu tố hạn chế sự thành công của liệu pháp thân chủ trọng tâm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

những người rất khó để có thể làm việc. Việc thiết lập một mối quan hệ tốt trở thành một việc làm
trọng tâm ở những đối tượng này.



Điều kế tiếp, những thân chủ khó có thể thiết lập quan hệ sẽ giới hạn hiệu quả của liệu pháp thân
chủ trọng tâm. Ví dụ, những người bị rối loạn nhân cách giáp ranh là những thân chủ rất khó làm
việc, khơng chỉ vì cấu trúc nhân cách của họ có tính cách rất ngun sơ, mà cịn bởi vì nhiều người
trong số họ khơng thể chịu đựng được những hụt hẫng có thể xảy ra trong tiến trình trị liệu. Trị
liệu có thể hiệu quả ở những thân chủ này với điều kiện phải thiết lập được một mối quan hệ trị
liệu vững chắc (Bohart, 1995).


Liệu pháp thân chủ trọng tâm đôi khi được xem là khơng mang lại lợi ích ở những thân chủ khơng
sử dụng được lời nói (“nonverbal” clients). Tuy nhiên, có những nhà trị liệu đã thành công trong
trị liệu những bệnh nhân tâm thần phân liệt khơng nói được (Gendlin, 1967). Prouty (1990) cũng
đã phát triển những kỹ thuật để làm việc với những bệnh nhân tâm thần phân liệt và người thiểu
năng tâm thần mức độ nặng.


<b>38. Những khía cạnh được chia sẻ với các trường phái trị liệu khác </b>


Sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của mối quan hệ trị liệu đã được chấp nhận ở hầu hết các
trường phái tâm lý trị liệu. Sự thấu cảm cũng được các trường phái khác đề cao, tuy mỗi loại liệu
pháp có cách vận dụng khác nhau về khái niệm này (Bohart, 1991). Ý tưởng sử dụng (thay vì loại
bỏ) những phản ứng có tính cá nhân của nhà trị liệu cũng được nhấn mạnh trong liệu pháp phân
tâm theo trường phái quan hệ đối tượng (object relations), và việc tự bộc lộ bản thân
(self-disclosure) nay cũng đã được nhiều nhà trị liệu theo trường phái phân tâm chấp nhận.


<b>TÓM LẠI </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Ở trẻ em, một mối quan hệ tốt trong đó đứa trẻ nhận thấy mình có giá trị, được hiểu và được chấp
nhận, thơng qua sự thấu cảm, hài hịa và chấp nhận của nhà trị liệu, là tác nhân tạo nên sự thay đổi
thậm chí cịn quan trọng hơn cả ở tâm lý trị liệu ở người lớn. Thể thức trị liệu là chơi và những
cảm xúc sẽ được nói ra thành lời trong bối cảnh chơi.



Tương tự, ở trẻ vị thành niên, việc thiết lập một mối quan hệ tốt cũng là một mục đích trị liệu quan
trọng. Nhiều trẻ vị thành niên đến trị liệu không phải do ý muốn của mình và thường khơng tin
vào người lớn. Santen (1990) cũng đã sử dụng liệu pháp thân chủ trọng tâm cho những trẻ em và
thiếu niên bị sang chấn tâm lý.


Triết lý nhân vị trọng tâm (person-centered) làm cho nó trở nên đặc biệt phù hợp cho việc trị liệu
các thân chủ là phụ nữ, người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, những người thuộc các nền văn
hóa khác, hoặc những người có thay đổi định hướng giới tính. Đó là vì nhà trị liệu khơng được
xem là những “chuyên gia” đưa ra những điều “đúng đắn” cho thân chủ, mà là những “người
khám phá đồng hành” (fellow explorers) – tức là những người cố gắng đi vào thế giới sống của
thân chủ theo một cách thức hiếu kỳ, đầy sự lưu tâm, chấp nhận và cởi mở. Nhà trị liệu sẽ cố gắng
làm việc trên một khung tham chiếu về những điều mà thân chủ nghĩ là quan trọng. Một cách
nghịch lý là điều này có thể khiến cho một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm trở nên có vẻ “có hướng
dẫn” (directive) với một thân chủ khi người này muốn có được sự hướng dẫn dựa theo những tập
qn văn hóa của mình. Tuy nhiên, nhà trị liệu có thể chịu đựng những gánh nặng khi làm việc với
những người có đời sống trải nghiệm khác biệt với mình, vì ơng ta phải liên tục xem xét lại khả
năng nhận thức của mình về các trải nghiệm của thân chủ, để bảo đảm rằng những nhận thức ấy
không bị “nhuốm màu” bởi những vốn sống và định kiến của chính mình.


Có một số những chỉ báo có thể giúp nhà trị liệu nhận biết được việc trị liệu của mình có đi đúng
hướng hay khơng. Những chỉ báo ấy có thể gồm: việc thân chủ càng lúc càng trở nên dễ dàng hơn
trong việc liên hệ và chấp nhận những cảm xúc và trải nghiệm của bản thân họ, thân chủ cảm thấy
chấp nhận và tin tưởng hơn vào bản thân họ, thân chủ bắt đầu có những cố gắng trong việc tự chọn
những quyết định, thân chủ bắt đầu quan hệ bình đẳng hơn với nhà trị liệu, thân chủ cảm thấy
thỏai mái hơn trong việc tự bộc lộ bản thân, thân chủ dung nạp tốt hơn với những điều ngược với ý
muốn, có thể đối mặt với nó và liên tục cố gắng để làm chủ tình huống. Sau cùng, tiêu chí quan
trọng nhất cho thấy việc trị liệu có hiệu quả chính là việc thân chủ cảm thấy mình đạt được sự tiến
bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>D. PHẢN HỒI: VỀ C.ROGERS</b>



Những nhà tâm lí học nhân văn đã nêu lên các nguyên tắc hoạt động của mình như sau:


1. Hướng đến việc nghiên cứu nhân cách và những kinh nghiệm của con người là phương hướng
nghiên cứu chính. Cịn việc nghiên cứu hành vi là phương hướng phụ.


2. Dựa vào sự tự đánh giá, tự thực hiện, tự lựa chọn để đánh giá chất lượng phát triển con người.
3. Quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh cũng như những đặc điểm riêng của mỗi con người.
Vài nét về:Carl Rogers (Hoa Kỳ, 1902-1987), lãnh tụ nổi tiếng của phong trào Tâm lý học Nhân
văn, là một trong những nhà tâm lý học ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ XX; ảnh hưởng ấy lan rộng
sang nhiều lĩnh vực quan trọng: giáo dục, tham vấn, tâm lý trị liệu, chính trị, cơ cấu tổ chức, giải
trừ xung đột và đấu tranh vì hồ bình thế giới, v.v...


Phương pháp tham vấn thân chủ trọng tâm lúc đầu được gọi là liệu pháp thân chủ trọng tâm và
sau đó được gọi là phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân, hướng tiếp cận của Carl Rogers
không chỉ được coi là có ý nghĩa lớn lao trong cơng việc trợ giúp thân chủ mà còn được xem là
cách sống của con người. Rogers tin rằng bản chất con người là thiện với những khuynh hướng
tiến đến phát triển tiềm năng và xã hội hoá mà nếu đặt trong môi trường thuận lợi sẽ phát triển
nhận thức và hiện thực hoá tiềm năng đầy đủ.


Rogers giả thiết rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những
hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hố những tiềm năng của mình. Sở dĩ một cá
nhân nào đó phát triển những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai
lệch. Bởi vì mỗi cá nhân đều có nhu cầu mạnh mẽ được người khác chấp nhận, coi trọng nên anh
ta hoặc cơ ta có thể hành động một cách không tự nhiên, không thực tế và phát triển những cảm
giác sai lệch về bản thân, về những điều mình mong muốn.





Mục đích của phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân không phải là chữa trị cho thân chủ
hoặc tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ mà cái chính là khuyến khích thân chủ tự hiện thực
hố những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở
thân chủ. Thân chủ được xem như là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận
để nhà tham vấn có thể cung cấp những loại hình giúp được tốt hơn.




</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

khác như một con người riêng biệt, có giá trị riêng, và bằng một sự cảm thơng sâu xa khiến tơi có
thể nhìn thế giới riêng tư của người ấy qua con mắt của người ấy. Khi các điều kiện trên được thực
hiện thì tơi trở thành một người bạn đồng hành của thân chủ tôi, theo chân họ trong sự tìm kiếm
chính mình mà bây giờ họ cảm thấy được tự do đảm nhiệm".




Như vậy, theo C. Rogers trong tham vấn nếu nhà tham vấn tạo được một mối tương giao định
tính bằng: Một sự chân thực trong suốt, trong đó nhà tham vấn sống với các cảm quan thực của
mình; một sự nhiệt tình tơn trọng và chấp nhận thân chủ như một cá nhân riêng biệt; một khả năng
nhạy cảm để nhìn thế giới của thân chủ y như thân chủ nhìn họ, thì thân chủ sẽ:


Kinh nghiệm và hiểu được những phương diện của chính mình mà trước đây bị đè nén.
Thấy mình trở nên hợp nhất hơn, có thể hành động hữu hiệu hơn.


Trở nên giống mẫu người mà mình ao ước muốn trở thành.
Tự chủ và tự tin hơn.


Trở nên người hơn, độc đáo hơn và sự bộc lộ hơn.
Hiểu người khác và chấp nhận người khác hơn.


Có thể đương đầu với những vấn đề của đời sống một cách thích đáng và dễ chịu hơn.




Quan điểm của C. Rogers về mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ khơng chỉ có hiệu quả
trong tham vấn mà cịn rất hữu ích trong tất cả các mối tương giao nhân loại. Rogers tin rằng nếu
nhà tham vấn có thể đem lại những điều kiện thuận lợi như trên cho thân chủ thì thân chủ sẽ trở
nên cởi mở và hiểu những nỗi đau, tổn thương trong quá khứ là do những mối quan hệ có điều
kiện trong cuộc sống của họ. Thực tế thì những mối quan hệ tham vấn như thế này có thể giúp
thân chủ thay đổi những hành vi mà họ đã có trong quá khứ và trợ giúp thân chủ chuyển từ những
nhận thức sai lệch về bản thân đến nhận thức đúng đắn về chính họ.




Nhiệm vụ của nhà tham vấn theo phương pháp tiếp cận này là tạo ra một môi trường thuận lợi
cho phép thân chủ học cách hành động để đạt đến sự tự khuyến khích và tự hiện thực hố. Nhiệm
vụ chính của nhà tham vấn là giúp thân chủ rỡ bỏ những "rào cản tâm lý" đang hạn chế sự bày tỏ
khuynh hướng tích cực vốn có và giúp thân chủ làm sáng tỏ, hiểu rõ bản thân và chấp nhận tình
cảm riêng của mình.




</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

sử dụng kỹ thuật lắng nghe tích cực và tiến hành phản hồi lại cho thân chủ điều gì mà thân chủ đã
nói.




Lắng nghe tích cực là một kỹ năng nền tảng trong tham vấn theo phương pháp thân chủ trọng
tâm nói riêng và tham vấn nói chung. Nó đòi hỏi nhà tham vấn phải lắng nghe bằng tất cả các giác
quan, nghe bằng sự cảm nhận của xúc cảm, nghe bằng "trái tim", lắng nghe là dừng nói và dừng
suy nghĩ. Lắng nghe tích cực thể hiện ở việc nghe và nhận hết được cảm xúc của đối tác, không
suy luận, đánh giá, không liên hệ với cái này cái kia. Lắng nghe tích cực như một sự ngầm ẩn trả


lời: tôi tin tưởng và tôn trọng vào sự nồng nhiệt, sự giá trị của bản thân bạn, tin tưởng vào con
người bạn vào những điều bạn đang có. Cùng lúc đó thân chủ cảm thấy như mình đã được nghe,
được hiểu, được thông cảm. Carl Rogers đã viết rất kỹ về điều này: ơng bảo chính khi lắng nghe
người khác là lúc mình nhận được những món q vơ giá, vì đời mình chắc chắn được phong phú
hơn nhiều lần, tầm mắt mình được mở rộng hơn nhiều lần, mình nới rộng được cái nhìn hạn hẹp
và nhỏ bé của mình khi nhìn thế giới. Lắng nghe một cách thấu cảm là sự thực tập đòi hỏi kiên
nhẫn và nặng nhọc; có như thế, mới chạm đến điểm mấu chốt trong những truyền thông của thân
chủ, và mới chắt lọc được từ các thông điệp của thân chủ yếu tính quan trọng nhất.




Phản hồi là việc nhà tham vấn nói lại bằng ngơn ngữ của mình hay nhắc lại lời của thân chủ một
cách cô đọng để làm rõ hơn cảm xúc, ý nghĩa cảm nhận của thân chủ và phải đạt được sự tán thành
của thân chủ.


Có hai cách phản hồi: Phản hồi theo cách lặp lại nội dung và phản hồi tâm tình. Phản hồi lặp lại
nội dung lànhà tham vấn diễn đạt lại những điều đã nghe thấy, quan sát thấy từ thân chủ. Điều này
giúp cho nhà tham vấn không bị sao nhãng thân chủ - trọng tâm và tiếp cận được với vấn đề của
thân chủ, đồng thời giúp thân chủ dừng lại cô đọng, sắp xếp ý tưởng theo logic của họ. Phản hồi
tâm tình nhấn mạnh cảm xúc, tình cảm mà thân chủ bày tỏ trong đó hay ẩn dấu sau câu nói bằng
cách nhắc lại cho thân chủ nội dung tình cảm trong ngơn từ của họ. Cách phản hồi này dễ đạt được
sự thông cảm, khuyến khích thân chủ sẵn sàng chia sẻ và giúp thân chủ xác định được cảm xúc
đang hiện hữu trong họ.


Kỹ năng phản hồi phải dựa trên sự thông đạt vấn đề của thân chủ. Nếu chưa thơng đạt thì khó có
được phản hồi tốt. Thơng đạt là kỹ năng địi hỏinhà tham vấn phải khai thơng được sự hiểu biết
của mình về điều thân chủ đang nói và cố gắng bộc lộ điều đó một cách trung thực, nồng hậu,
chân thành khơng đánh giá, phán xét khiến thân chủ tự vệ.


Để có được mối quan hệ tốt đẹp đó, cần có một số điều kiện, cũng có thể gọi là phẩm chất, và kỹ


năng cần thiết của tham vấn viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

vị trí, hồn cảnh của thân chủ để thấu hiểu một cách sâu sắc suy nghĩ, cảm xúc của họ. Thân chủ
thấy có người hiểu được mình, thơng cảm trọn vẹn với mình thì sự bộc lộ, giải bày càng dễ dàng,
thẳng thắn. Đặt mình trong tình huống của thân chủ, xem xét vấn đề theo quan điểm của thân chủ,
đánh giá theo cách nhìn của thân chủ, tham vấn viên mới có thể trải qua các kinh nghiệm của thân
chủ và thực sự cảm thơng, từ đó giúp thân chủ tự khám phá, tự thay đổi. Các đức tính khác là chân
thành, trung thực và tôn trọng hay chấp nhận là những đức tính địi hỏi phải có ở một tham vấn
viên để có thể tạo ra một mơi trường, một mối quan hệ hỗ trợ, khích lệ, khơng phê phán, trong đó
thân chủ cảm thấy thoải mái, từ đó có thể bộc lộ những điều riêng tư của mình kể cả những điều
thường bị xã hội lên án. Trên cơ sở này mà người tham vấn viên mới hiểu được trọn vẹn thân chủ
và từ đó có nhiều cơ hội hơn để giúp thân chủ trưởng thành hơn và tự giải quyết vấn đề của chính
mình.


Với Carl Rogers, người xin được giúp đỡ, hỗ trợ tâm lý- đối tác của nhà tham vấn trong tiến
trình trị liệu chưa bao giờ xuất hiện trong tâm trí ơng như một kẻ yếu đuối, đang mang bệnh theo
mơ thức của y khoa.


Ơng tâm sự: Tôi chưa bao giờ cảm thấy thoải mái với thuật ngữ bệnh nhân. Tôi chưa từng làm
việc với những bệnh nhân; chí ít vì tơi khơng phải là bác sĩ. Tôi không hề muốn bị cáo buộc hành
nghề y mà khơng có bằng cấp chun mơn. Ngay cả khi phải khái qt hố, chúng tơi cũng chưa
từng liên đới với bệnh nhân. Và tơi biết mình đã rất có ý thức trong việc cố tìm ra một thuật ngữ
thích hợp hơn. Dù khơng thực sự hồn hảo, song thuật ngữ thân chủ thoả mãn tương đối nhiều
khía cạnh những gì tơi muốn đề cập.


Có thể xem những lời liền mạch dưới đây của Carl Rogers như là định nghĩa trực tiếp về thân chủ:
Thân chủ là người tự chịu trách nhiệm, dù tìm đến một ai đó để nhờ giúp đỡ, song nơi lượng giá
và quyết định vẫn nằm bên trong chính bản thân anh ấy. Và anh ấy khơng đặt chính mình vào bàn
tay của một ai khác. Anh ấy vẫn giữ óc phán đoán riêng. Dường như đây là thuật ngữ tốt nhất mà
tơi có thể tìm thấy.



Nhà trị liệu con người/ thân chủ- trọng tâm theo phong cách Carl Rogers, xa xưa còn được gọi là
"nhà trị liệu khơng hướng dẫn" từ bỏ dứt khốt việc diễn giải, chẩn đoán hay khuyên nhủ; do xuất
phát từ quan niệm rằng những chỉ thị, hướng dẫn như thế quấy rối tiến trình trị liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

hợp. Tham vấn viên là người thắp đèn cho thân chủ tự đi chứ không phải đi thay.


<b> *Những đóng góp:</b>


Phương pháp tiếp cận Thân chủ-trọng tâm đã nhìn nhận được vai trị của mối quan hệ trong tham
vấn và đưa ra một số kỹ thuật để phát triển mối quan hệ có tính rất nhân văn trong tham vấn.
Đồng thời, cách tiếp cận này được áp dụng để đưa mọi người sát lại gần nhau và có thể ứng dụng
với nhiều thân chủ thuộc các hệ văn hoá khác nhau.


<b> * Một số hạn chế:</b>


Cách tiếp cận trị liệu này giới hạn trong ứng dụng với khách hàng khơng có khả năng diễn đạt lời
nói (nhất là khách hàng khơng nói được). Ngồi ra, nó đã coi nhẹ những chi tiết quá khứ của thân
chủ và chưa đưa ra được nhiều lý luận về phát triển nhân cách cũng như giải thích được những vấn
đề về hành vi hay cảm xúc được xuất hiện như thế nào.


<b>Kết luận</b>


Mỗi thân chủ đến tham vấn là một con người khác biệt với những suy nghĩ, tình cảm khơng giống
nhau. Mỗi thân chủ lại có thể có những giá trị khác nhau, dựa trên đó thân chủ sẽ sống và giao tiếp
với những người khác. Có thể có người coi trọng gia đình, con cái, có người coi trọng sự đền ơn,
đáp nghĩa, có người xem sự phục vụ xã hội là lý tưởng của cuộc đời.


Tham vấn “thân chủ-trọng tâm” (client-centered) do Carl Rogers đề xướng coi thân chủ là trọng


tâm của tiến trình tham vấn, vì chính thân chủ chứ khơng phải ai khác biết rõ vấn đề của họ, cảm
xúc của họ và những giải pháp của họ. Tham vấn viên là người giúp đỡ, hướng dẫn nhưng không
quyết định thay họ được. Tham vấn viên giúp cho thân chủ tự khám phá, tự hiểu biết, tự quyết
định.


Mối tương giao lành mạnh giữa tham vấn viên và thân chủ là bản chất của quá trình giúp đỡ này.
Suy nghĩ và cảm xúc của thân chủ là yếu tố quan trọng chính yếu. Cuộc đối thoại và tương tác
giữa tham vấn viên và thân chủ sẽ tùy thuộc vào bản chất chủ quan của vấn đề do thân chủ đặt ra.
Tham vấn đòi hỏi thời gian, sự bền lòng, những khoảnh khắc lặng im, khả năng vượt qua chính
mình của tham vấn viên. Giải pháp đã ln có sẵn, vấn đề là nhận ra. Cuối cùng, chính thân chủ tự
giúp họ, còn vai trò tham vấn viên chỉ là hỗ trợ, chất xúc tác mà thôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

phải biết tơn trọng ta hay ít ra chấp nhận ta như là ta. Dĩ nhiên, có tơn trọng thì mới lắng nghe. Chỉ
cần một ánh mắt, một cử chỉ, một lời nói khơng đúng lúc, đúng chỗ là đủ làm sụp đổ, đủ làm ta co
cứng, gồng người, khựng lại, rồi giấu giếm, phân trần và trốn chạy... Một người mà cử chỉ, lời nói,
cái nhìn, cái nghĩ mâu thuẫn thì ta biết ngay là khơng trung thực, không đáng tin cậy buộc ta phải
thủ thế, phải đề phịng. Người đó khơng có tình thương thực sự. Và dĩ nhiên người đó khơng thể
hiểu ta vì có hiểu mới thương. Khi có tình thương đích thực thì ngay cả lời xỉ vả, quát tháo ta thấy
vẫn vui, vẫn nhẹ người vì được hiểu, được thương, được san sẻ.


Bỏ được qua một bên những quan điểm riêng, giá trị riêng của mình để đặt mình vào địa vị người
khác, hịa mình vào kinh nghiệm người khác quả là khơng dễ dàng nếu khơng sẵn có lịng từ tâm.
Đây là việc khơng dễ dàng cho người làm tham vấn! Nhưng như thế cũng mới chỉ là điều kiện cần
nhưng chưa đủ, ngồi ra cịn địi hỏi một cái nhìn trọn vẹn về cuộc sống, về con người, về mối
tương quan của mỗi con người và hồn cảnh xã hội. Nhìn bằng cái nhìn biến dịch, bằng cái nhìn
tương tác, ta thấy cuộc sống thật là phong phú và khả năng thay đổi, là có được ở mỗi con người.
Cái nhìn đó làm cho ta tin tưởng ở con người hơn, yêu thương con người hơn, và giúp ta tạo đựơc
mối tương giao lành mạnh tốt đẹp giữa tham vấn viên và thân chủ.


(Theo blog.caitoi)



<b>E. TRỊ LIỆU HÀNH VI- NHẬN THỨC</b>


Thực tế, nhiều phương pháp điều trị bệnh tâm thần hiện đa phần sử dụng cách tiếp cận Hành
<b>vi-Nhận thức (CBT); điều đó có nghĩa, giới chun mơn khơng cịn xem một kỹ thuật độc đáo trước</b>
đây là trị liệu Phân tâm- với sự phân tích sắc sảo- như một hệ tư tưởng phổ quát nữa mà đối lập
lại, nay CBT mang tính trực tiếp hơn, ngắn hạn và thể hiện định hướng mục tiêu để trị liệu cho các
trạng thái như Trầm cảm, PTSD và lo hãi mãn tính.


Tính trung bình, số liệu trình theo lối CBT là 16; hầu hết các nhà thực hành và đối tượng ủng hộ
CBT đều đánh giá là liệu pháp này hiệu quả nhất cũng như thực nghiệm chứng thực rằng nó hơn
hẳn các kỹ thuật truyền thống.


Có thể trình bày như từng chỉ ra rằng, danh xưng CBT khởi đi từ sự kiện áp dụng nó lý tưởng nhất
cho việc phối hợp các thiết kế dưới góc độ trị liệu nhận thức để chỉnh sửa những tiến trình suy tư
sai lệch, với các cách tiếp cận dựa trên hoạt động cụ thể nhằm mục đích giải quyết xung đột giữa
các mẫu thức hành vi cịn đậm tính mơ hồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>Đối tượng thông qua Tài liệu chỉ bày cho họ (Self-Instruction Training), và kiểu trị liệu tập</b>
<b>trung vào Biểu đồ (Schema-Focused Therapy)- một mơ hình cực kỳ giống với cách tiếp cận Phân</b>
tâm trong sự chú tâm mãnh liệt vào các sang chấn tâm lý giai đoạn đầu đời, vốn thường định hình
một viễn cảnh tồi tệ.


Albert Ellis (1913-2007), nhà Tâm lý học Hoa Kỳ xếp vị trí thứ 6 trong danh sách các nhà Tâm lý
trị liệu hàng đầu, đã đưa ra khung tham chiếu sơ bộ cho CBT vào những năm 1950.


Ellis dự tính cách tiếp cận gọi là Trị liệu Hành vi Cảm xúc Lý tính (Rational Emotive
Behavioral Therapy) để cốt thay thế tính chất phản động của các phương pháp thuần túy phân tích
ngày càng phổ cập, mục tiêu là tập trung vào bản thân hành vi và dùng trị liệu phơi nhiễm (expose
therapy) nhằm thúc đẩy sự khám phá cá nhân, chứ không chú tâm duy nhất vào các động cơ xúc


cảm ẩn bên dưới của thân chủ.


Lý thuyết của cách tiếp cận CBT đề xuất việc thực hành lối dạy trực tiếp giúp cho thân chủ khắc
phục, vượt qua các triệu chứng của những cơn trầm cảm và nhiễu tâm họ mắc phải, để rồi rốt ráo
sẽ tạo nên cảm nhận ngày càng tự tin hơn về chính bản thân mình.


Từ góc nhìn này, Trầm cảm khởi sự bởi một tiến trình phân tích hết sức định kiến theo hướng
tiêu cực, đặc biệt khi nó liên quan với sự tự lượng giá (self-appraisal) và diễn giải về các hành
động, động cơ của những người khác.


Do CBT chú tâm rõ rệt nhiều biểu hiện về mặt hành vi của các rối loạn khác nhau, nên cách tiếp
cận này còn chứng thực tính hiệu quả trong việc trị liệu các rối loạn lạm dụng chất và rối loạn ăn
uống, cũng như xử lý tốt các vấn đề dính dáng tới các xung hấn hoặc ám sợ riêng biệt nào đó.
Mặt khác, các nạn nhân của căn bệnh tâm thần kéo dài thường nhìn nhận bản thân và mơi trường
xung quanh họ theo một kiểu cách bóp méo biến dạng, nên CBT có nhiệm vụ đưa ra cho thân chủ
lối quay về thực tế và thoát khỏi sự tiên đoán tự thực hiện của các hành vi gây tác động ngược lại
vốn được nuôi dưỡng bởi cảm nhận vô cùng tiêu cực trong đời tư.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

Thay cho những mục tiêu không ngừng gia tăng khả năng biểu đạt của trị liệu Tâm động mà ở đó
thân chủ học hỏi ngày thêm rõ ràng về nhận thức, sự biểu đạt và các hành vi, cảm xúc chứa vấn đề
đối nghịch, CBT lại có xu hướng làm cùn mịn đi và mang tính hướng đích, tập trung khơng phải
vào các phương thức nhạy cảm mà là phương thức trong thế giới thực nhằm đạt được tốt hơn
những kết quả người ta mong muốn.


CBT khuyến khích các thân chủ ghi chép đều đặn những mẫu hình suy tư mang tính tiêu cực và đề
nghị họ dấn thân vào các “thực nghiệm” hành vi phù hợp với điều kiện của bản thân.


Nhiều ví dụ minh họa việc thúc đẩy phơi nhiễm ở các tình huống nhạy cảm dành cho các thân chủ
lo hãi kinh niên, và phát triển đời sống xã hội năng động hơn dành cho những ai để mặc năng lực
tự thỏa hiệp với hồn cảnh nhằm sáng tạo và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách.



Dù có những ưu điểm nổi bật nêu trên, CBT không phải là phương thức gì siêu tuyệt hoặc tin cậy
hơn trị liệu Tâm động hoặc các dạng trị liệu khác.


Đơn giản, nó là một một cách tiếp cận trị liệu thay thế dựa trên nhiều điểm thuộc các nguyên tắc
cơ bản giống nhau mà sau cùng, sẽ đáp ứng và thỏa mãn tốt hơn đối với một số thân chủ.


Thường thì thuốc men đóng vai trò như một thứ quà tặng cơ bản đối với loại hình trị liệu thơng
dụng, song CBT- như các nghiên cứu tiến hành liên tục- chứng tỏ nó có hiệu lực như thuốc chống
trầm cảm dùng để điều trị các triệu chứng liên quan.


Theo thống kê, CBT thậm chí còn tốt hơn ở giai đoạn ngăn chặn sự tái phát.


CBT chủ yếu xảy ra trong bối cảnh một- một, song nó cũng có thể ở một vài trường hợp nhất định,
được áp dụng với một nhóm tương tự như trị liệu phơi nhiễm. Các nhóm với những thân chủ
giống nhau có thể nhận được sự khuây khỏa từ việc nhận thức rằng trường hợp của họ không phải
là duy nhất, và rằng những người khác cũng cảm thấy đớn đau với các trạng thái đang tiếp tục đeo
bám họ.


Triết lý khẳng định, “tiên phong” của CBT phản ánh sâu sắc hiệu quả của nhiều chương trình
mình tự giúp mình (self-help program), thực sự tạo nên một phong trào có ảnh hưởng lớn lao như
mơ hình dẫn lối đưa đường thấm đẫm động cơ trong các sản phẩm và liệu trình tiến hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Vì thế thiển nghĩ, các nhà Tâm thần học, y tá- điều dưỡng trong khoa Tâm thần và nhân viên xã
hội cũng có thể tìm thấy kiến thức thuộc về nguyên tắc cho một người làm thực hành để sử dụng
CBT làm cơng cụ chính yếu trong số phương pháp, cung cách điều trị phù hợp với cơng việc của
chính mình.


Trong kiểu trị liệu hành vi, diễn ra một sự gắn bó giữa thân chủ và nhà trị liệu, như những thành
viên cùng một equip, đang khơng ngừng cam kết đồng cam cộng khổ vì mục tiêu chung của công


việc.


Cách tiếp cận này dựa trên các nguyên tắc phản xạ có điều kiện (conditioned reflex) của I.P.
Pavlov (1849-1936), củng cố thao tác (operant reinforcement) của John B. Watson (1878-1958) và
B.F. Skinner (1904-1990), và lý thuyết học hỏi (learning theory).


Theo đó, các cá nhân vừa là người sáng tạo đồng thời cũng là kết quả của mơi trường xung quanh
được chứa đầy những kích thích củng cố, trung hoà hay trừng phạt.


Mỗi khi nhận ra mối quan hệ giữa chúng ta với môi trường, con người có khả năng học hỏi và
hình thành những hành vi mong muốn, kinh nghiệm sâu sắc hơn việc tự am hiểu và tự kiểm soát.
Nguyên tắc chủ đạo của cách tiếp cận này: hành vi chỉ được xem là yếu tố trong sự phát triển nhân
cách. Xét từ góc độ ảnh hưởng di truyền, khi mới sinh ra các cá nhân như những tấm bảng trống
trơn (blank slates).


Nhân cách không gì khác hơn là sự trưng bày của các loại kinh nghiệm khác nhau. Chính mơi
trường, chứ khơng phải tinh thần, ý tưởng hay tâm hồn, là thành phần năng động trong sự phát
triển.


Do đó, nếu các nét nhân cách chỉ là thành tố trong mối quan hệ tương tác hành vi và mơi
trường-khơng phải là cái gì được ấn định từ khi người ta chào đời- thì phải diễn ra khả năng thay đổi
những hành vi không mong muốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Mục tiêu “thay đổi hành vi che đậy bên ngoài” (covert behavior change) nhấn mạnh việc gánh lấy
trách nhiệm về phía thân chủ, cũng như niềm tin của nhà trị liệu là thân chủ có năng lực học hỏi
những hành vi mong muốn.


Giả thiết xem xét trường hợp của M., một phụ nữ trong độ tuổi 20. (Dưới đây, những đoạn minh
hoạ tiến trình trị liệu sẽ được in nghiêng).



<i>Sau vài thủ tục xã giao, M. mào đầu: “Tôi thực sự bấn loạn.” Xuất phát từ quan niệm rằng, chỉ</i>
<i>hành vi là giải pháp cho cái tôi tự định đoạt determination), khái niệm bản thân </i>
<i>(self-concept) và lòng tự trọng (self-esteem), nhà trị liệu hành vi ngụ ý việc thảo luận về các cảm xúc</i>
<i>củ thân chủ sẽ làm xao lãng những vấn vấn đề thực tế, nên ơng nêu câu hỏi:</i>


<i>“Những việc gì khiến cơ nghĩ là mình đang bấn loạn?” M. chuẩn bị kể về kinh nghiệm thơ ấu,</i>
<i>nhưng nhà trị liệu ngăn lại: “Tôi không nghi ngờ chút nào rằng tuổi thơ của cô rất khó khăn.</i>
<i>Song để cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại của cô, không cần thêm một lần nữa làm sống lại</i>
<i>nỗi đau ấy.”</i>


Những vấn đề riêng biệt và việc điều chỉnh hành vi đều được gợi lên trong tiến trình trị liệu. Hành
vi có thể thay đổi bằng cách sử dụng các hình thức tăng cường tích cực (tặng thưởng thực phẩm,
tiền bạc, khen ngợi,…) hay tiêu cực (những điều kiện không thoải mái) cho đến khi người ta rời xa
một số hành vi không mong muốn hoặc ngăn cản sự củng cố tích cực đủ làm những hành vi bất
xứng đó chấm dứt.


<i>M. trao đổi cảm nhận của mình về các hậu quả hài lịng và khơng ưng ý, rồi đồng tình cùng nhà</i>
<i>trị liệu vạch kế hoạch khen thưởng cho mỗi bước tiến tích cực khi cơ khơng tỏ ra phản ứng bề</i>
<i>ngồi trước sự chỉ trích của mẹ mình.</i>


<i>Tiếp đó, M. nhận thấy sau lần gặp mẹ, cô bị các cơn đau đầu dồn dập. Tạm thời gạt qua khả năng</i>
<i>do chế độ ăn uống và thuốc men, nhà trị liệu giải thích với M.: “Sức ép thể lực làm sản sinh</i>
<i>những cơn đau đầu như thế là giai đoạn cuối của một loạt áp chế vi tế. Đau đầu biểu hiện cho sự</i>
<i>củng cố phủ định, tiêu cực nhằm khuyến khích cơ tập trung thẳng vào những phản ứng của mình.</i>
<i>Cơ chế phản hồi sinh học có thể đã làm ngừng sớm hơn các dấu hiệu ức chế, căng thẳng đang</i>
<i>trên đà phát triển.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

thân chủ học được cách phân biệt những biểu hiện thể lý nhỏ nhặt, không dễ nhận ra và sự truyền
năng lượng gián tiếp trước khi cúng trở nên q mức chịu đựng.



<i>M. nhất trí là việc đó sẽ giúp cô biết được nhiều cách thức làm mới mẻ và ít huỷ hoại mối quan hệ</i>
<i>hơn lúc tương tác với mẹ mình. Nhà trị liệu hành vi đề xuất liệu pháp trò chơi (role playing) hay</i>
<i>diễn tập (rehearsal); trong đó, M. sẽ thực hành để củng cố những đáp ứng quả quyết, trước hết</i>
<i>trong phạm vi an toàn của bối cảnh trị liệu, rồi sau đó lúc tiếp xúc với mẹ mình.</i>


Những xu hướng củng cố khác trong trị liệu hành vi bao gồm việc giao kèo (contracting) và
thưởng quy đổi (token economies). “Giao kèo hành vi” (tỏ ra hiệu quả trong việc giảm cân, quản
lý thể trọng, điều trị các chứng nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá) nhằm mục đích tạo ra biểu đồ hành
vi riêng biệt cho từng thân chủ đúng như những gì chúng diễn tiến, đi đến thống nhất một hệ thống
thưởng phạt thích hợp, và kết nối với mạng lưới những thành viên hỗ trợ tích cực.


“Thưởng quy đổi”, theo thiết kế, thường được nhìn nhận là những củng cố thứ yếu: trả công cho
những hành vi mong đợi; điều ấy hàm nghĩa “mua” lại nhiều biểu hiện xứng đáng hơn nữa, tức là
củng cố hành vi. Trong mọi trường hợp củng cố, lịch trình và việc xác định thời điểm khen thưởng
phải được nhà trị liệu tính tốn một cách cẩn thận nhằm định hướng, chỉnh sửa điều kiện hoặc tạo
nặn hành vi của thân chủ đúng ý đồ.


Các nhà trị liệu hành vi cũng cho rằng môi trường tồn tại nhiều kích thích bất mãn, khó chịu,
ngược đãi là nguyên nhân đưa đến hành vi bỏ trốn, lẩn tránh hay hãi sợ; chung quy là giảm thiểu
chuyện có thể bị trừng phạt.


Thân chủ ngập mình trong các cuộc trị liệu kéo dài khi không ngừng hướng đến những tác nhân
kích thích đáng sợ và hấp dẫn liên quan tới lối ứng xử khơng được ưa thích. Sự chán ngán là kiểu
giải thích nhẹ nhàng hơn trạng thái cuốn phăng này.


<i>M. ghi âm một số phát ngôn, tuyên bố chua cay của mẹ đã và đang phá vỡ tâm trí bình an của cơ.</i>
<i>Nhà trị liệu hành vi không ngừng lặp lại một hoặc nhiều hơn các điều trong danh sách đó, cùng</i>
<i>với M. kiểm sốt hành vi vào những lúc ngừng nghe băng từ tác động cho đến khi cách diễn đạt</i>
<i>của người mẹ chỉ còn là những con chữ rỗng khơng, chẳng mang nghĩa lý gì và phản ứng chống</i>
<i>đối của M. tiêu tan.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

anxiety) và ám ảnh (obsession), nhờ vào việc các đáp ứng không ưng ý, mong muốn cứ lặp lại liên
tục mà chẳng hề được thưởng cơng gì cho đến khi đáp ứng bị dập tắt.


Cách trị liệu này, xem như là giải pháp cuối dùng cho các đối tượng nghiện rượu và ma tuý. Thân
chủ chấp nhận chịu đựng một số tác nhân kích thích khơng ưng ý và khó chịu cao độ như shock
điện, gây nôn mửa (emetic), hoặc những kích thích thị giác khơng thật dễ chịu, như là hậu quả tất
yếu phát sinh của hành vi cho đến khi mối gắn bó giữa hành vi và hậu quả của nó ghê gớm đến độ
mà thân chủ khơng đủ khả năng để tiếp tục thực hiện nữa.


Có thể nói, trị liệu hành vi là tổ hợp chiến lược nhấn mạnh vào vấn đề ngăn chặn, phòng chống và
chỉnh sửa thông qua một sự xác định rõ ràng, đo lường được trong việc đặt để các mục tiêu do
chính thân chủ và nhà trị liệu cùng nghĩ ra kế hoạch. Thành cơng của cuộc trị liệu địi hỏi nhà trị
liệu phải được đào tạo chuyên sâu, và cần sự giáo dục về phía thân chủ.


Trong mỗi giai đoạn trị liệu, nhà trị liệu hành vi phải tỏ ra dễ hiểu, trong sáng, đúng đắn và cung
cấp nhiều kiến thức, thông tin cần thiết. Yêu cầu thân chủ biết một cách chính xác những hành vi
nào là đáng mong đợi, mục tiêu của mỗi bài thực hành hay chiến lược, thành quả dự định, và mức
độ anh/ chị ta tham gia đến đâu trong tiến trình trị liệu.


Thân chủ cũng cần ý thức rằng anh/ chị ta đang làm việc với một chuyên gia được đào tạo bài bản;
tinh thần trách nhiệm và sự cộng tác chặt chẽ, đầy đủ đó là yếu tố đưa cuộc trị liệu đạt đến thành
quả như ý.


Trị liệu nhận thức, đơi khi cịn được gọi là trị liệu nhận thức hành vi (behavioral cognitive
therapy) bởi vì nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi, hoặc là trị liệu nhận thức xã hội (social
cognitive therapy) do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội.


Đây là sự tích hợp của nhiều nhà thực hành hiện đại như thuyết giải mẫn cảm hệ thống của Wolpe
(Wolpe\’s Systematic Desensitization); trị liệu cảm xúc thuần lý của Ellis (Ellis\’s Rational


Emotive Therapy); hình tượng cảm xúc của Lazarus (Lazarus\’ Emotive Imagery); của Cautela,
Mahoney; sự thay đổi hành vi nhận thức của Meichenbaum (Meichenbaum\’s Cognitive Behavior
Modification), v.v…


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Thân chủ nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài, do đó
gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực. Suy nghĩ khơng thích nghi tốt đưa
đến các hành vi của một cái tôi thất bại (self-defeat).


Tuy vậy, thân chủ có thể học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tơi (self-enhancing), điều
đó sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.


Thân chủ tham gia xác định vấn đề, lượng giá, phát triển kế hoạch cho một giờ trị liệu và duy trì
chương trình, tất cả đều thể hiện ở mỗi giai đoạn trị liệu.


Thân chủ học hỏi để nhìn nhận về chính bản thân họ khơng những như đối tượng chịu ảnh hưởng
vào bối cảnh nội tâm mà cịn như những người quản lý mơi trường.


<i>M. bắt đầu buổi trị liệu với lời than phiền: “Tôi thực sự bấn loạn.”</i>


<i>Tiến hành việc xác định vấn đề nhờ những gì M. cung cấp theo quan điểm cá nhân, nhà trị liệu có</i>
<i>thể chỉ ra sự khơng nhất qn và thiếu sót trong suy nghĩ của M. đã dẫn cơ tới trạng thái tiêu cực,</i>
<i>phủ định. Ơng đáp: “Hãy kể tơi nghe những gì cơ muốn diễn đạt khi dùng từ ‘bấn loạn’?”</i>


Để hỗ trợ dễ dàng cho mục tiêu “thay đổi hành vi che đậy bên ngoài”, nhà trị liệu hành vi và thân
chủ cùng cộng tác để phân tích hành vi, xác định các vấn đề, rồi chọn mục tiêu xứng đáng để tiến
hành.


Nhà trị liệu, người đào tạo về việc thay đổi hành vi, hành động như một nhà tư vấn, huấn luyện
viên, thầy giáo, nhà thông thái dày dạn kinh nghiệm, người khuyên bảo với sự chứng tỏ những yếu
tính của lịng chân tình, độ am hiểu, quan tâm và tình người, như những nhân tố củng cố cơ bản


cho mối liên hệ trị liệu.


Nhà trị liệu cũng tư vấn đối với người hỗ trợ thân chủ, các thành viên trong gia đình khi tình hình
địi hỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Theo tiến trình trị liệu, thân chủ được giới thiệu những viễn tượng về việc quản lý cái tôi
(self-management). Nhà trị liệu hy vọng thân chủ trở thành cộng tác viên tích cực nhờ những kỹ năng
thực hành cụ thể và các kỹ thuật củng cố cái tôi cả về mặt hành vi lẫn nhận thức.


Cả hai bàn bạc để chọn ra một mục tiêu quan trọng có thể đo lường và đạt tới được, rồi họ viết bản
giao kèo hành vi cụ thể, rành mạch. Các đối tượng của bất cứ mục tiêu thực hiện tăng cường hay
tiêu trừ đều biểu hiện rất rõ ràng, với một thời hạn hồn thành được dự phịng một cách thận trọng.
Cùng nhau, họ giám sát chiến lược hành vi sự lượng giá mục tiêu từng bước một, lập tức ghi âm
hay vẽ biểu đồ hành vi như nó đang là, và tính tần suất xảy ra.


Ban đầu, thân chủ xử sự một cách chủ động tránh lặp lại những tình huống trước đây đã tạo ra
những hành vi khơng ưa thích, và sửa đổi các tình huống nhờ thực hành nhận thức và điều chỉnh
hành vi chẳng tương hợp với hành vi khơng muốn có. Hiệu quả được nhận diện tùy ý nghĩa của
mỗi cá nhân. Lập sẵn một kế hoạch nhằm tập luyện và củng cố khi gặp sự cố bất ngờ.


Các chiến lược hành vi là sự mơ hình hố, có thể được nhà trị liệu công khai tự nhiên nhằm minh
hoạ cho những đáp ứng tích cực, hoặc bật mí cho thân chủ biết cách thức đáp ứng tích cực mà thân
chủ khao khát học hỏi, nếu cần có thể sử dụng băng hình video làm ví dụ.


Thơng qua mơ hình, nhà trị liệu hướng dẫn thân chủ hình dung những biểu tượng về hành vi mong
muốn. Khi diễn tập hành vi, như trong khố hướng dẫn thói quen quyết đốn, nhà trị liệu giúp thân
chủ thực hành và ông hy vọng thân chủ đáp ứng một cách như ý trong các tình huống thực tế.
<i>M. ao ước giá như cơ ít bị động và kiềm chế được những biểu hiện trên khuôn mặt mẹ</i>
<i>mình. Cơ dành khá nhiều thời gian ở bên mẹ hơn là được ở một mình thoải mái hơn, và</i>
<i>cơ cảm thấy mẹ mình thúc đẩy thêm bản tính dễ dãi, chiều theo ý người khác của cô.</i>


<i>Nhà trị liệu hướng M. tưởng tượng đến cảnh viếng thăm mẹ, ở đó cơ cố đáp ứng các hình thức</i>
<i>quyết đốn khác nhau. Trong mơi trường an tồn và tích cực ở phịng trị liệu, M. có khả năng</i>
<i>chọn cách đáp ứng và cơ cảm thấy phù hợp với bản tính gây tổn thương, ích kỷ, và luyện tập cùng</i>
<i>nhà trị liệu cho đến khi cơ tích hợp được cảm giác lối phản ứng đặc trưng của mẹ mình vừa khơng</i>
<i>thích hợp vừa khơng hiệu quả.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Trong khi đó, chiến lược tiêm nhiễm stress chuẩn bị cho thân chủ vượt trước thời gian để tiên liệu
những tình huống có vấn đề.


<i>M. sửa soạn cho lần thăm viếng mẹ mình sắp tới. Nhà trị liệu giải thích cho cơ nỗi lo lắng</i>
<i>bộc lộ cái tôi của cô làm tăng thêm nỗi sợ hãi ngay trước khi gặp mẹ mình.</i>


<i>Họ cùng bàn tính bài tập ở nhà: nghe loại nhạc dịu nhẹ, ghi nhật ký những cảm xúc và ý nghĩ,</i>
<i>chống lại bất cứ tính chất phủ định nào bằng những lời bình luận tích cực, tạo nên những đoạn</i>
<i>phát ngơn củng cố mà cơ có thể lặp lại với chính mình, lắng nghe băng ghi âm buổi trị liệu trước.</i>
<i>Đến lúc gặp mẹ mình, M. tin cơ có khả năng vận hành khung tham chiếu tâm trí, một cảm giác</i>
<i>vững chãi về cái tơi, hồn tồn quyết đốn và đáp ứng theo hướng bảo vệ bản thân, và một cảm</i>
<i>giác mạnh mẽ rằng cơ có thể xoay xở, giải quyết được mọi điều có thể xảy ra đến trong đời.</i>
Vậy là, ai đó lần đầu tiên cơ bản nghe nói đến cách tiếp cận trị liệu nhận thức có thể đưa ra nhận
xét đơn giản rằng, một quan điểm không phản ánh chính xác thực tế thì khơng thể thật sự làm họ
cảm thấy tốt hơn chút nào.


Song, nếu đề nghị một nhà trị liệu nhận thức chỉ bảo với thân chủ điều gì đó là sai lầm thơi thì vơ
hình trung, lại vẽ biếm hoạ về cách tiếp cận này. Đối với một số người khác thì nhà trị liệu nhận
thức chủ yếu là tâm lý gia nhận thức, vốn có đủ đầy kinh nghiệm để thường xuyên cung cấp các
giải pháp vấn đề.


Thường tỏ ra đặc biệt hữu ích đối với các thân chủ bị trầm cảm, lo hãi, hoảng sợ và rối loạn ám
ảnh cưỡng bức, trị liệu hành vi và trị liệu nhận thức tương tự nhau về mặt lý thuyết; ranh giới giữa
chúng thường khá mập mờ và mưu mẹo trị liệu chuyên biệt có thể tìm thấy như nhau cùng ở cả hai


cách này. Do đó, dễ dàng nhận ra sự lưu giữ trong quan niệm về thân chủ của cách tiếp cận này.
Thiên về kỹ thuật tác nghiệp, nhà trị liệu nhận thức- hành vi nhìn thân chủ dưới biểu tượng của
một người học việc đang cần nắm vững những thao tác mong muốn, luyện tập và củng cố.


Mối quan hệ giữa họ vì thế, pha trộn giữa sự khách quan, rành mạch trong phân công lao động với
thái độ sẻ chia, cảm thông nhất định của tình huynh đệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Thời gian, với niềm khao khát đạt được mục tiêu đã nhất trí đề ra trở thành vấn đề quan tâm chung
của cả hai bên trong quá trình hợp tác.


<b>E. LÝ THUYẾT TRỊ LIỆU TRƯỚC S.FREUD</b>


Trong tâm lý học trị liệu, ®ểđiều trị người bệnh, đặc biệt là những người mắc các chứng


tâm bệnh hay bệnh tâm thể đạt hiệu quả cao thì việc sử dụng những liệu pháp tâm lý ngày càng


đóng vai trị quan trọng. Có nhiều liệu pháp t©m lý khác nhau như: ám thị, thôi miên, thư giãn,


phõntõm, liệu phỏpnhúm, liệu phỏp gia đỡnh, liệu phỏp nhận thức - hành vi... Sau đõychỳng ta sẽ
xem xét một số vấn đề về lý thuyết và thực hành kỹ thuật trị liệucủa cỏc liệu phỏp điều trị tâm lý
trớc khi liệu pháp phân tâm của nhà tâm lý học S.Freud ra i.


<b>1. Liệu pháp sử dụng trong tôn giáo</b>


Cỏcnghiờn cu khảo cổ học (Ấn Độ, Hy Lạp, Ai Cập) cho thÊy từ thời Trung Cổ con người


đó biết sử dụng tỏc động tõm lý từ những cõu thần chỳ trong việc chữa bệnh. Vỡ ở thời đú khoa
học kĩ thuật chưa phỏt triển, đời sống con người phụ thuộc nhiều vào tựnhiờn, người ta tin rằng
bệnh tật là do ma quỉ gõy ra do đó việc sử dụng cỏc tỏc động tõm lý trong chữa bệnh được giao
cho cỏc thầy phự thủy thông qua tiến hành các nghi lễ tôn giáo, làm phộp xua đuổi hoặc trừ tà. Sự


phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại đã chứng minh những biện pháp sử dụng trong nghi lễ
tôn giáo để điều trị bệnh thực thể và tâm lý là thiếu cơ sở khoa học và không mang lại hiệu quả nh
mong đợi. Tuy nhiên, quan niệm này hiện nay vẫn phổ biến ở những bộ tộc hay những vựng dõn
cư lc hu, kinh tkmpht trin.


<b>2. Liệu pháp thôi miên</b>


Thụi miờn là liệu pháp tâm lý cỗ nhất trong các liệu pháp điều trị tâm thần và đợc xem là
nguồn gốc của nhiều liệu pháp tâm lý khác. Xung quanh khái niệm thơi miên có nhiều cách định
nghĩa và quan điểm khác nhau, chẳng hạn Từ điển Bách khoa về y học của Nga (1980) định nghĩa:
"<i>Thôi miên là trạng thái nhân tạo đặc biệt của con ngời, gây ra bởi sự ám thị, điều đợc phân biệt</i>
<i>bởi sự chọn lọc đặc trng về những phản ứng và thể hiện sự tăng tiếp nhận tác động tâm lý của nhà</i>
<i>thôi miên và giảm sự nhạy cảm về những ảnh hởng khác</i>"; cịn theo Hiệp hội Tâm thần học Mỹ
(1961) thì: "<i>Thôi miên là một phơng pháp trị liệu chuyên biệt về tâm thần và nh tên gọi, nó thiết</i>
<i>lập một mối quan hệ giữa thầy thuốc và thân chủ. Trong thực hành tâm thần học, thôi miên đợc</i>
<i>xem nh một liệu pháp trợ giúp trong việc nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị</i>"... Đến nay mặc dù
các nghiên cứu đợc hỗ trợ bởi máy móc: điện tim, điện não... nhng vẫn cha có lý thuyết nào có thể
giải thích đợc tồn bộ những hiện tợng diễn ra trong q trình thơi miên, bản chất của nó cần đợc
tiếp tc nghiờn cu.


<b>2.1. Các giai đoạn thôi miên và dấu hiệu của trạng thái thôi miên</b>


Trng thỏi thụi miờn l một trạng thái động, khơng bền vững, nó khơng ổn định về cờng độ
và mức độ nông sâu trong mỗi buổi thôi miên và dao động từ buổi này so với buổi khác trên cùng
một đối tợng. Đây là một trạng thái thay đổi về ý thức hay trạng thái ý thức đặc thù. Có 3 giai đoạn
chính của trạng thỏi thụi miờn.


<i><b>2.1.1. Các giai đoạn của trạng thái thôi miên (3 giai đoạn)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

giác buồn ngủ nhng vẫn có thể cỡng lại giấc ngủ và ám thị của nhà thôi miên.



<i>- Giai on 2 (giai on ngủ nông):</i> thân chủ không thể mở mắt và nhà thơi miên có thể dễ
dàng thực hiện ám thị. Khi ra khỏi trạng thái thơi miên, thân chủ có thể nhớ lại những gì đã xảy ra.


<i>- Giai đoạn 3 (giai đoạn ngủ sâu hay mộng hành): </i>Thân chủ tiếp tục ngủ, nhà thơi miên có
thể ra lệnh cho họ thực hiện mọi mệnh lệnh của mình (mở mắt, đi lại, nói chuyện...). Khi ra khỏi
trạng thái thơi miên, thân chủ qn những gì đã xảy ra.


<i><b>2.1.2. C¸c dÊu hiƯu của trạng thái thôi miên</b></i>
<i>* Các dấu hiệu khách quan:</i>


- Run nhĐ mi m¾t sau khi nh¾m m¾t


- Sự th giãn toàn thân với sự giãn mềm cơ bắp tứ chi, các chi quay ra ngồi, nét mặt khơng
biểu cảm, cơ thể bất động và không chú ý đến giao tiếp bằng ngơn ngữ, nếu bị ép thì ng ời bị thơi
miên sẽ nói chậm và với sự cố gắng.


- Tăng tiết nớc bọt và dấu hiệu nuốt nớc bọt


- Giảm nhịp tim, nhịp thở, giảm huyết áp và trơng lực cơ, tăng điện trở da
- Tăng tính chịu ám thị


- Chủ thể dễ chấp nhận những nét bất thờng trong hành vi và nhận thức của mình


<i>* Các dấu hiƯu chđ quan:</i>


- Cảm giác trạng thái th giãn tồn thân và không thể hiện sự cố gắng
- Cảm giác cơ thể nặng trĩu, đặc biệt là chân tay


- C¶m giác kiến bò, có cảm tởng nặng và tê chân tay


- Cảm giác bồng bềnh và lâng lâng


- Dửng dng với xung quanh, có cảm giác xa xăm...


<b>2.3. Cách thức tiến hành thôi miên</b>


<i><b>2.3.1. Nguyên lý chung</b></i>


- Cn thc hin tốt các yếu tố cần thiết cho giấc ngủ bình thờng nh: yên tĩnh, ánh sáng mờ,
ít tiếng động,màu sắc trang trí dịu,...


- Nên thơi miên thân chủ trong t thế nằm thoải mái, nhắm mắt để tránh những kích thích từ
bên ngồi cũng nh bên trong.


- Sử dụng các kích thích lặp đi lặp lại mang tính nhịp điệu và đơn điệu để đa thân chủ vào
trạng thái thôi miên


- Trong khi làm thôi miên cần sử dụng lời nói với ngữ điệu đều đều và lặp đi lặp lại với các
câu tợng hình, có sức truyền cảm, lời nói rõ ràng, chắc chắn, khơng vấp váp...


<i><b>2.3.2. TiÕp xóc trớc khi thôi miên</b></i>


õy l mt khõu rt quan trng trong một liệu trình điều trị cũng nh trớc mỗi buổi thôi
miên. Trớc hết nhà trị liệu cần khám xét cả lâm sàng và cận lâm sàng thân chủ thật đầy đủ và cẩn
thận, trên cơ sở đó chẩn đốn và đa ra quyết định liệu có chỉ định điều trị bằng thơi miên hay
khơng. Sau đó cần giải thích để thân chủ hiểu về bệnh tình của mình và chấp nhận, tin tởng vào
cách điều trị bằng thôi miên.


Trớc mỗi buổi thôi miên nhà trị liệu cũng cần tiếp xúc để hỏi thân chủ các thông tin về tác
dụng của các buổi trớc đối với tiến triển của bệnh, rút kinh nghiệm cho các buổi sau, đồng thời


củng cố niềm tin của thân chủ đối với phơng pháp iu tr.


<i><b>2.3.3. Kỹ thuật thôi miên</b></i>


Có nhiều kỹ thuật thôi miên khác nhau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<i>Da vo cỏc kớch thớch sử dụng có:</i> thị giác, sử dụng các kích thích ánh sáng; thính giác, sử
dụng những kích thích âm thanh (máy tạo nhịp); xúc giác, sử dụng những động tác xoa nhẹ tay lên
cơ thể thân chủ.


<i>Dựa vào ngôn ngữ:</i> thơi miên bằng lời nói và khơng bằng lời nói...
ở đây xin đề cập đến cách thức tiến hành kỹ thuật thôi miên cổ điển:


Để thân chủ nằm trong t thế thoải mái, mắt hơi ngớc lên nhìn vào vật sáng cố định. Khi
thân chủ cảm thấy mỏi mi mắt và muốn nhắm lại (do nớc mắt tiết ra làm nhịe mắt và nhìn lâu vào
một chỗ) thì nhà trị liệu ra lệnh cho họ nhắm mắt lại và dùng lời nói đ a họ vào giấc ngủ. Bằng một
giọng đều đều, lặp đi lặp lại, nhà trị liệu ám thị làm cho thân chủ cảm thấy th thái, êm dịu, toàn
thân và mi mắt nặng dần, cả cơ thể ấm áp và không thể cỡng lại cảm giác buồn ngủ tuy nhiên nhà
trị liệu cần chú ý nhắc lại rằng trong giấc ngủ thân chủ vẫn nghe đợc lời nói của mình.


Trong khi nói nhà trị liệu cần quan sát nhịp thở, nét mặt, vận động chân tay... của thân chủ,
nếu thấy họ thở đều, nét mặt giãn ra, không nhấp nháy mi mắt nghĩa là thân chủ đã rơi vào giấc
ngủ thôi miên,vào đúng lúc đó cần ám thị để loại bỏ các triệu chứng. Sau khi ám thị thấy kết quả
tốt nhà trị liệu giả thôi miên bằng cách để thân chủ tiếp tục ngủ và ra lệnh cho họ tỉnh dậy trong
một khoảng thời gian nhất định, việc đánh thức ngời bẹnh cần từ từ, tránh gây đột ngột và nên ám
thị tiếp khi chủ thể đã thức dậy để duy trì kết quả điều trị.


Thời gian mỗi buổi điều trị bằng thôi miên thờng kéo dài từ 20-30 phút (những buổi sau,
thời gian sẽ ngắn hơn vì thân chủ dễ đi vào giấc ngủ thôi miên hơn), mỗi tuần làm từ 2-3 buổi, với
liệu trình từ 10-15 buổi. Liệu trình điều trị thôi miên nên đợc tiến hành bởi cùng một nhà trị liệu.



Ngày nay, đa số các nhà trị liệu dùng lời nói kết hợp với phơng pháp th giãn và ám thị một
cách đều đều, lặp đi lặp lại đối với thân chủ để đa họ vào giấc ngủ thôi miên mà ít sử dụng kết hợp
với các yếu tố hỗ trợ khác: ánh sáng, máy tạo nhịp... nh trớc õy.


<i><b>2.3.4. Tiếp xúc sau khi thôi miên</b></i>


Tip xỳc sau thụi miên cũng quan trọng nh việc tiếp xúc trớc khi thơi miên, mục đích là
nhằm để kiểm tra kết quả của buổi thôi miên và rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Nên để
thân chủ mô tả lại những gì họ trải qua trong trạng thái thơi miên và diễn biến của các triệu chứng,
đó có thể là những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu. Nhà trị liệu cần tìm ra nguyên nhân của chúng
để giải thích, trấn an thân chủ tiếp tục điều trị (chẳng hạn là một kỉ niệm không đẹp trong quá khứ
nh thân chủ đã từng bị lạm dụng tình dục... hay có hiện tợng thối lùi một phần hoặc tồn bộ ở
thân chủ nên khó đánh thức họ ra khỏi gic ng).


<b>2.4. Hạn chế của thôi miên</b>


- Liu phỏp thụi miên đợc chỉ định trong điều trị nhiều bệnh nh: các rối loạn tâm căn (rối
loạn lo âu, ám ảnh,...), chữa các chứng nghiện (rợu, thuốc lá, ma túy), các rối loạn tâm thể, gây tê
để nhổ răng, mổ... song vẫn chống chỉ định trong một số bệnh nh trạng thái loạn thần cấp và mạn,
cơn động kinh, chậm phát triển và sa sút trí tuệ...


- Để thơi miên đạt hiệu quả thì phải kết hợp với các liệu pháp khác nh ám thị lúc thức, th
giãn, liệu pháp hành vi...


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<b>3. Liệu pháp ám thị</b>


ỏm th c dịch từ tiếng Latinh "Suggro" có nghĩa là gợi ý, ám thị. Thuật ngữ này xuất hiện
trong tiếng Pháp vào năm 1174, về sau ám thị đợc sử dụng bởi các thầy phù thủy khi hành lễ, yểm
bùa chữa bệnh cho mọi ngời. Chỉ đến khi nhà thần kinh học ngời Pháp Mesmer sử dụng thơi miên


trong điều trị thì ám thị mới đợc đa vào trong y học nh một thuật ngữ chun mơn.


Có nhiều cách hiểu khác nhau về ám thị (Janet, Freud, Wundt, thuyết Liên hệ,...) xong nhìn
chung có thể hiểu <i>ám thị là sự tiếp nhận một cách thụ động những tác động tâm lý từ bên ngồi</i>
<i>của một cá thể, từ đó gây ra những biến đổi nhất định về thể chất và tâm thần.</i>


Có nhiều loại ám thị khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận của các nhà khoa học:
- Tự ám th v b ỏm th


- ám thị bằng lời nói và ám thị không bằng lời nói
- ám thị trực tiếp và ám thị gián tiếp


- ám thị lúc thức, ám thị trong giấc ngủ thôi miên và ám thị sau thôi miên
<i><b>3.1. Cách thức tiến hành ám thị</b></i>


ở đây, chúng ta chỉ bàn tới ám thị trực tiếp bằng lời nói và vào lúc thức.


Thông thờng nên tiến hành ám thị tại môi trờng bệnh viện hoặc phòng khám. Các bớc tiến
hành nh sau:


- Trớc hết nhà trị liệu làm liệu pháp giải thích hợp lý cho thân chủ hiểu về bệnh của họ và
tin tởng vào điều trÞ.


- Chọn phơng pháp hỗ trợ phù hợp với từng thân chủ với mục đích làm tăng hiệu quả của
ám thị và không gây nguy hiểm cho họ: bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, th giãn...


- Nhà trị liệu dùng lời nói kết hợp với phơng pháp hỗ trợ chủ động ám thị thân chủ theo
h-ớng đã chọn trớc. Trong khi ám thị nhà trị liệu phải biết lôi cuốn sự chú ý của thân chủ vào chủ đề
ám thị của mình, khơng để họ có thời gian suy luận, nghĩa là nhà trị liệu phải huy động toàn bộ
năng lợng tâm thần vào quá trình điều trị, thể hiện trong ngôn ngữ, động tác, hành vi. Nhà trị liệu


cũng cần phải quan tâm đến những tiến triển theo chiều hớng tích cực có thể định lợng đợc ở thân
chủ nh: đỡ run, phát âm rõ hơn, đỡ co giật... để tận dụng tính tự ám thị tự phát của họ (<i>tự ám thị là</i>
<i>sự tiếp nhận một cách chủ quan những tác động tâm lý từ chính bản thân và từ đó cũng gây ra</i>
<i>những biến đổi nhất định.</i> Về cơ chế sinh lý thần kinh thì tự ám thị đợc giải thích nh là ám thị- theo
cách giải thích của Páplốp).


- Khi kết thúc điều trị, nhà trị liệu cần tiếp tục ám thị và khuyến khích tính tự ám thị của
thân chủ để duy trì kết quả điều trị.


Về cơ chế của ám thị tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn theo Páplốp ám thị là
hiện tợng gây ra hng phấn trội ở một điểm hay một vùng của vỏ não, từ đó tạo thành vùng cảm ứng
ức chế xung quanh nhằm cách ly điểm hng phấn đó với các vùng khác của vỏ não. Cảm ứng càng
mạnh nếu hng phấn càng trội và trơng lực vỏ não càng yếu; cịn theo Freud thì bản chất ám thị là
sự chuyển dịch;...


<i><b>3.2. H¹n chÕ cđa ¸m thÞ</b></i>


- Liệu pháp tâm lý đợc chỉ định trong điều trị các rối loạn tâm căn (hysteria, tíc,...), cắt cơn
nghiện, một số rối loạn tâm thể; chống chỉ định trong các bệnh loạn thần, các bệnh thực thể, rối
loạn nhân cách, các bệnh tâm thể nặng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

kích thích quá mạnh và những yêu cầu của ám thị sẽ dẫn đến tăng tạm thời các rối loạn tâm
lý-thực thể nh nói lắp, đái dầm ở trẻ.


- Trong quá trình điều trị bằng liệu pháp ám thị, tính chịu ám thị có ý nghĩa quan trọng, có
ngời dễ bị ám thị nhng có ngời lại rất khó bị ám thị. Hiệu quả điều trị bằng liệu pháp này phụ
thuộc rất nhiều vào sự hợp tác giữa ngời bị ám thị và nhà trị liệu, vào quá trình gặp gỡ và tiếp xúc,
thiết lập quan hệ của cả 2 phía qua các buổi trị liệu.


<b>4. Liệu pháp th giÃn</b>



<i>Th giãn là một trạng thái tâm sinh lý trong đó bao gồm sự th thái về tinh thần và giãn mềm</i>
<i>về cơ bắp. Đây là trạng thái nghỉ ngơi tích cực, giảm tiêu hao năng lợng và giảm sự căng thẳng tối</i>
<i>u nhất</i>. Trong th giãn ngời ta sử dụng sự phối hợp giữa thể chất và tinh thần, cụ thể là giữa trơng
lực cơ bắp và trơng lực cảm xúc.


Thực hành th giãn xuất hiện ở phơng Đông khoảng vài nghìn năm nay đi liền với các phơng
pháp Yoga của ấn Độ, phép khí cơng của Trung Hoa, phơng pháp Thiền của Nhật Bản... Hiện tại có
nhiều kỹ thuật th giãn khác nhau dùng trong trị liệu tâm lý song các kỹ thuật nàychủ yếu đợc phát
triển từ hai phơng pháp: th giãn động, căng- chùng cơ của bác sĩ tâm thần ngời Mĩ là Jacobson
(1938) và th giãn tĩnh-dựa vào tởng tợng hay còn gọi là phơng pháp luyện tập tự sinh của bác sĩ
tâm thần ngời Đức là Schultz (1932).


<b>4.1. C¸c kÜ thuËt th gi·n</b>


ở đây chúng ta sẽ xem xét kỹ thuật th giãn trong hai phơng pháp th giãn động, căng- chùng
cơ của tác giả Jacobson và th giãn tĩnh-dựa vào tởng tợng (phơng pháp luyện tập tự sinh) của tác
giả Schultz.


<i><b>4.1.1. Ph¬ng ph¸p th gi·n cđa Jacobson</b></i>


Phơng pháp này của Jacobson dựa trên giả thuyết cho rằng căng và giãn mềm cơ có liên
quan đến các pha hng phấn và ức chế của hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm. Về mặt cơ chế
một cá nhân không thể đồng thời cùng một lúc vừa căng vừa thả lỏng một nhóm cơ nào đó song
Jacobson cho rằng ta có thể kiểm soát trực tiếp sự cân bằng ở hệ thần kinh tự điều chỉnh. Theo ông,


<i>th giãn là một phơng pháp hành vi có chủ tâm nhằm kiểm sốt và thay đổi mối quan hệ giữa hai</i>
<i>pha hng phấn và ức chế của hệ thần kinh tự chủ.</i>


Việc học kỹ thuật th giãn địi hỏi phải có những điều kiện nhất định, đó là nơi tập phải


thơng thống, tách biệt khỏi các kích thích gây mất tập trung chú ý; bản thân ngời tập phải tự tin
vào bản thân, kiên trì tập luyện từ 2-3 lần trong ngày, mỗi lần từ 30-40 phút; nếu muốn có thể mở
nhạc nhẹ lúc tập. Ngồi ra, ngời tập cần duy trì sự chú ý thụ động, nhận biết khi nào sự căng thẳng
đang có mặt; khơng cố gắng làm cho th giãn nhanh xảy ra và không vội vã kết thúc luyện tập để
nghỉ ngơi; tự nhận biết, tự quan sát sự khác nhau giữa 2 trạng thái căng và thả lỏng cơ; không sợ
hãi, lo lắng khi bắt gặp các cảm giác lạ (vì trong khi thực hành th giãn ở một số ngời có thể xuát
hiện sự lo lắng, ảo giác...)


Các bài tập diễn ra xung quanh việc luyện tập căng chùng 16 nhóm cơ <i>(cánh tay phải; cánh</i>
<i>tay trái; bàn tay phải; bàn tay trái; cơ vai phải- trái; cơ cổ ; cơ trán, mắt, da đầu; nhóm cơ miệng</i>
<i>răng lỡi; nhóm cơ vùng ngực; nhóm cơ vùng dạ dày, bụng; nhóm cơ lng; nhóm cơ mơng; đùi phải;</i>
<i>đùi trái; chân và cổ chân phải; chân và cổ chân trỏi).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

và khi không tập rồi ghi vào một cuốn sổ nhỏ. Điều nàysẽ giúp ngời tập nhạy cảm với các tác nhân
bên trong và bên ngoài gây ra stress.


Sau khi quen với việc th giãn 16 nhóm cơ, ngời tập có thể cùng một lúc th giãn nhiều nhóm
cơ: 16 nhóm cơ đợc phối hợp lại chỉ cịn 8 nhóm rồi 4 nhóm (<i>cánh tay, bàn tay ; ngực, dạ dày, lng,</i>
<i>mông ; vai, cổ, đầu ; đùi, chân</i>). Ngời tập đã quen với th giãn, biết đợc sự khác nhau giữa 2 pha
căng- chùng cơ thì đợc yêu cầu giảm cờng độ căng cứng khi thực hành căng cơ nhng vẫn giữ
nguyên thời gian, chu kì căng chùng cơ. Để dễ nhận biết, ngời tập đợc yêu cầu tởng tợng ra một
thang đo gồm 100 điểm (mức độ căng thẳng và căng trơng lực cơ cao nhất), lúc đầu mức căng cơ
của họ là 90-100 điểm, sau đó giảm xuống 75, rồi 50 và cuối cùng là 25 so với lúc đầu. Cách này
giúp tăng khả năng cảm nhận đợc sự căng thẳng nhỏ nhất đồng thời hình thành ở ngời tập năng lực
th giãn cơ thể một cách nhanh nhất.


<i>Nhìn chung, phơng pháp th giãn động bao gồm 5 giai đoạn sau :</i>


- Th giÃn lần lợt 16 nhóm cơ



- Gim từ 16 nhóm cơ xuống cịn 8 nhóm cơ qua 1-2 tuần tập luyện khi ngời tập có thể th
giãn nhanh và sâu nh trớc đó


- Giảm mức độ căng cơ có chủ ý xuống cịn 75% mức ban đầu
- Giảm từ 8 nhóm cơ xuống cịn 4 nhóm cơ sau 1-2 tuần tập luyện
- Giảm mức độ căng cơ có chủ ý xuống cịn 50% mức ban đầu
- Giảm mức độ căng cơ có chủ ý xuống cịn 25% mức ban đầu


Th giãn kết hợp với thở sâu quán tởng (<i>dùng tâm ý để tởng tợng bằng lời</i>). Hầu hết các nhà
trị liệu khi hớng dẫn các bài tập th giãn đều sử dụng quán tởng bằng lời. Ví dụ: thở ra thì nói ‘th
giãn’ hoặc ‘bng lỏng’.


Phơng pháp này thờng đợc chỉ định cho các bệnh nh : rối loạn tâm lý- vận động, rối loạn
ngôn ngữ (nói lắp, co thắt khi viết...), rối loạn tâm thể (hen, viờm i trng...), cỏc bnh v khp...


<i><b>4.1.2. Phơng pháp th gi·n cña Schultz </b></i>


Phơng pháp th giãn tĩnh dựa vào tởng tợng của tác giả Schultz (1932) nhấn mạnh đến tởng
tợng và tự ám thị giống nh phơng pháp Yoga. Tất cả các kĩ thuật tởng tợng đều nhằm kiểm sốt
tâm trí và cơ thể. Khác với th giãn động, th giãn tĩnh nhằm mục tiêu <i>phát triển một mối liên hệ</i>
<i>giữa một ý nghĩ thông qua tởng tợng và quán tởng bằng lời với trạng thái th giãn mong muốn. </i>


Để tập đợc phơng pháp th giãn tĩnh đòi hỏi ngời tập phải tập trung tâm trí cao độ, duy trì sự
tập trung thụ động trong luyện tập; khi gặp các cảm giác lạ không cố gắng chống đỡ mà để các
cảm giác đó tự qua nh l mt phn ca quỏ trỡnh luyn tp.


<i>Phơng pháp th giÃn tĩnh của Schultz có hai giai đoạn: cấp thấp và nâng cao</i>


* <i>Giai on cp thp:</i> cú 6 bài tập. Ngời tập có thể trong t thế ngồi, nằm hoặc đứng. Trớc
khi bớc vào từng bài tập, ngời tập nhẩm thầm một câu: "<i>Toàn thân yên tĩnh</i>" và cả sau khi kết thúc


hoặc giữa các bài tập cũng nhắc lại câu này.


Bài tập 1 "<i>Cảm giác nặng</i>": Khi có cảm giác yên tĩnh ngời tập nhẩm thầm câu: "tay phải
nặng dần" và tởng tợng tay phải mỗi lúc một nặng hơn. Sau đó tập sang tay trái, cũng nhẩm và tởng
tợng nh bên tay phải. Bài này yêu cầu tập trong 15 ngày, sau đó mới chuyển sang bài tập thứ hai.


Bài tập 2 "<i>Cảm giác ấm</i>": cũng tập tơng tự nh bài tập số 1 từ tay phải sang tay trái và có thể
sang 2 chân. Cũng nhẩm thâm trong đầu câu "tay phải ấm dần", tập nh vậy 2-3 ngày sau đó chuyển
sang tay trái và hai chân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

"tim tơi đập bình tĩnh và đều đặn". Tởng tợng nhịp tim đập đều đặn và nhịp nhàng, bình tĩnh. Tập
mỗi ngày chừng 2-3 lần trong vũng 5 phỳt v tp trong 15 ngy.


Các bài tập tiếp theo lần lợt cũng làm với cách thức tơng tự nhng khác về thời gian luyện
tập và câu ám thị.


Bài tập 4 <i>"Điều hòa hô hấp"</i>


Bài tập 5 <i>"Điều hòa nội tạng trong ổ bụng"</i>


Bài tập 6 <i>"Điều hòa vùng trán"</i>


Sau khong 3 thỏng luyn tp, ngi tp mới hoàn thành xong 6 bài của giai đoạn cấp thấp
này. Lúc này ngời tập có khả năng th giãn về mặt sinh lý; về mặt tâm lý họ có thể có cảm giác n
tĩnh bên trong, khơng chú ý tới kích thích của mơi trờng bên ngồi, trạng thái trung gian giữa thức
và ngủ. Khi đạt đợc trạng thái này ngời tập chuyển sang giai đoạn cao hơn.


* <i>Giai đoạn nâng cao:</i> Giai đoạn này gồm chủ yếu các bài tập về tởng tợng hình dung,
ng-ời tập sÏ tËp tiÕp 3 bµi.



- Màu sắc cá nhân: ngời tập hình dung một màu sắc nhất định và màu sắc đó tơng ứng với
nội dung tâm lý hoặc đời sống bên trong của họ.


- Đối t ợng cụ thể: ngời tập hình dung một đối tợng cụ thể, chẳng hạn một ngời cụ thể.
- Đối t ợng trừu t ợng: ngời tập hình dung một đối tợng trừu tợng nh tình yêu, hạnh phúc,
bình đẳng...


Khi luyện tập tốt ở giai đoạn nâng cao này thì ngời tập có thể nhận định đợc những khiếm
khuyết của mình, phân biệt đợc đúng sai, phải quấy...


Ngồi hai phơng pháp th giãn động và th giãn tĩnh còn có các phơng pháp th giãn khác nh:
Yoga, thở- tĩnh cơng dỡng sinh, Thiền định tâm- chính niệm, phơng pháp th giãn- luyện tập (do
GS. Nguyễn Việt và cộng sự nghiên cứu kết hợp, cải tiến từ phơng pháp của Schultz, Yoga và khí
cơng cho phù hợp với tâm sinh lý ca ngi Vit Nam).


<b>4.2. Hạn chế của phơng ph¸p th gi·n</b>


Th giãn là một trong các liệu pháp quan trọng trong điều trị các rối loạn tâm thần, các rối
loạn liên quan đến stress và thờng đi đợc sử dụng phối hợp với các liệu pháp khác. Nó ít tốn kém,
khơng địi hỏi nhiều về thiết bị, giúp ngời tập khơng những chữa trị mà cịn phịng ngừa bệnh và
hữu ích với nhiều đối tơng khác nhau từ trẻ đến già, song phơng pháp này cũng đòi hỏi ngời tập
phải đợc hớng dẫn kĩ lỡng, cẩn thận bởi nhà trị liệu có kinh nghiệm, phải tuân thủ nghiêm ngặt qui
trình luyện tập và đặc biệt phải có tính tự giác, kiên trì, tập trung t tởng cao độ trong mỗi buổi tập
để có kết quả cao.


<b>Tµi liƯu tham khảo (tiếng Việt và tiếng Anh)</b>


1. TS. Võ Văn Bản, Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y học, 2002.


2. Nguyễn Công Khanh, Tâm lý trị liệu (ứng dụng trong lâm sàng và tự chữa bệnh, Nxb Đại học Quốc gia


HN, 2000.


3. TS. Nguyễn Văn Nhận (chủ biên), Tâm lý häc y häc, Nxb Y häc HN, 2001.


4. A.I.Zakharov, LiÖu pháp tâm lý loạn thần kinh chức năng ở trẻ em và thiếu niên (bản dịch), Nxb Y học, Hà
Nội, 1987.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Hiện nay, đang có một cuộc tranh luận lớn giải thích về nguồn gốc bệnh tự kỷ ở trẻ. Một số giả
thuyết căn nguyên thực thể hay gien di truyền được đưa ra hoàn toàn trái ngược với những giả
thuyết quan hệ của Phân tâm học. Cuộc tranh luận này không chỉ đơn thuần dừng lại ở căn bệnh
học, mà từ tranh luận này lai nảy sinh ra những tranh luận khác, đó là tranh luận về cách trị liệu
hiệu quả nhất cho trẻ tự kỷ.




Việc lựa chọn giải pháp trị liệu hiệu quả hay phù hợp nhất ln vấp phải những khó khăn vì
phải xác định được nguồn gốc gây bệnh. Giờ đây, cuộc tranh luận này mang tính thời sự hơn bao
giờ hết. Sự phát triển của khoa học công nghệ mới, sự phát triển của ngành y-sinh học hay ngành
gien di truyền đã tạo nên một cuộc thảo luận sôi nổi về nguồn gốc bệnh Tự kỷ (Autisme) ở trẻ.
Vấn đề này trở thành một trong những thách thức lớn đối với cộng đồng khoa học.


Tuy nhiên, tất cả các giả thuyết mới về căn nguyên thực thể, cũng như các giả thuyết được đưa
ra trong các trào lưu phân tâm học đều đáng được thường xuyên áp dụng. Chính các quan điểm
này giúp ta xác định cách thức lựa chọn biện pháp trị liệu. Như vậy, một số câu hỏi đã được đặt ra:
Chúng ta có nên trị liệu cho trẻ bằng các liệu pháp tâm lý lâm sàng? Hay chúng ta chăm sóc trẻ?
Rất nhiều cơ sở của Pháp tham gia vào cuộc tranh luận này và một số quy vào hai phương diện là
kết hợp phương pháp sư phạm và biện pháp chăm sóc, một số khác thì tách phương pháp sư phạm
khỏi biện pháp chăm sóc. Vậy, đâu là tiêu chuẩn của sự cách biệt trong mối quan hệ giữa trẻ và
giáo viên?



Đây là những câu hỏi đã được chúng tôi đề cập đến trong khố luận tốt nghiệp thạc sỹ, trong
đó, chúng tơi tập trung nghiên cứu tính đặc thù trong mỗi phương pháp trị liệu bệnh Tự kỷ ở trẻ.
Để tiến hành công việc của mình, chúng tơi đã chọn một cơ sở áp dụng phương pháp TEACCH
(Treatment and Education of Autistic Children and related Communication Handicapped) trong
môi trường liên tưởng và một cơ sở khác áp dụng định hướng phân tâm học trong mơi trường thân
thiện. Những định hướng này hồn tồn khác nhau và mỗi cơ sở chỉ áp dụng một phương pháp. Từ
hai cực quan sát hoàn toàn khác biệt nhau, chúng tôi đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa trẻ và
giáo viên trong quá trình trị liệu, nghiên cứu về kết quả nổi trội của mỗi phương pháp thể hiện qua
các trẻ được nghiên cứu và nghiên cứu sự chuyển dịch ngược của trẻ đối với giáo viên.


Trước hết, chúng tôi xin giới thiệu về cơ sở và về cách thức hoạt động của chúng.
<b>· Trị liệu trong cơ sở theo định hướng giáo dục và phương pháp TEACCH </b>


Cơ sở mà chúng tôi lựa chọn hoạt động dựa trên nguyên tắc của phương pháp TEACCH. Đây
là phương pháp được Eric Schapler xây dựng từ những năm sáu mươi thuộc chính quyền bang
Caroline, miền Bắc nước Mỹ.


Trước hết, E. Schapler tiến hành dựa trên nguyên tắc phản động học và thực hiện nhiều buổi tư
vấn cho trẻ tự kỷ và cha mẹ của trẻ. Rất nhanh sau đó, E. Schapler và đồng nghiệp của mình là
R.Reichler đã loại bỏ giả thuyết phân tâm học vì giả thuyết này cho rằng bệnh tự kỷ của trẻ là do
thiếu hụt về mặt tình cảm và đưa ra giả thuyết khác cụ thể hơn. Theo đó, bệnh tự kỷ ở trẻ bắt
nguồn từ sự rối loạn chức năng não bộ. Việc thay đổi giả thuyết này đã dẫn đến hai hệ quả sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

liệu này phải tính tới yếu tố nhận thức. Nếu căn nguyên gây bệnh là vấn đề trật tự não bộ hay trật
tự nhận thức thì cơng cụ trị liệu phải nhằm tới khả năng nhận thức.


Thứ hai là phương pháp này được hầu hết cha mẹ của trẻ tự kỷ đồng tình, cách giải thích mới
mẻ này giúp họ bớt suy nghĩ về giả thuyết phân tâm học đang khiến họ lo lắng.


Theo cách này, E.Schapler đã dẫn dắt cha mẹ trẻ tự kỷ với tư cách cộng tác viên trị liệu nên họ


nhận ra được vai trò quan trọng của họ trong việc điều trị cho con và họ đã yêu cầu nhà nước hỗ
trợ tài chính. Đến năm 1970, cha mẹ của trẻ tự kỷ đã tập hợp thành một hiệp hội. Hiệp hội này đã
liên tục tác động tới chính quyền để khơng bị cắt trợ cấp, nhờ vậy, đến năm 1972, chính quyền
bang Caroline đã xây dựng chương trình đầu tiên của bang về chẩn đoán, điều trị, đào tạo, nghiên
cứu và giáo dục trẻ tự kỷ và chính cha mẹ của trẻ tự kỷ cũng áp dụng phương pháp này. Nhờ vậy,
phương pháp này đã trở thành phương pháp cấp Nhà nước thơng qua vai trị của tổ chức cha mẹ
trẻ tự kỷ.


Hiệp hội cha mẹ trẻ tự kỷ quyết định quản lý định hướng trị liệu cho con cái mình. Những
người quản lý hiệp hội này cũng là cha mẹ của trẻ tự kỷ khơng u cầu phải có các biện pháp trị
liệu mà họ yêu cầu có các biện pháp giúp con họ thích ứng được với mơi trường học tập và vấn đề
này đến nay vẫn luôn mang tính thời sự. Mơ hình này được coi như một phương pháp biến hố
giúp cho trẻ tự kỷ có thể giáo dục lại. Mọi việc can thiệp đối với trẻ tự kỷ diễn ra theo chiều hướng
chỉ giáo dục về nhận thức của trẻ và việc phải quản lý hành chính chúng là kỹ thuật giáo dục duy
nhất được cấu trúc hoá.


Từ kinh nghiệm trong cơ sở của mình, chúng tơi đã quan sát và hiểu được đặc điểm riêng biệt
của cách thức trị liệu « giáo dục ». Cách tiếp cận giáo dục được thể hiện thông qua việc sử dụng
các kỹ thuật giáo dục và phục hồi chức năng được cấu trúc hoá kỹ lưỡng dựa trên phương pháp
TEACCH mà chúng tôi đã nêu ở trên.


Khung trị liệu có vai trị quan trọng quyết định việc thiết lập một chương trình ln ln đồng
nhất. Sau khi áp dụng cách tiếp cận này, chúng tôi cũng tìm được cách nhận thức khác về bệnh tự
kỷ, đó là cách tiếp cận như với "người tàn tật". Cách tiếp cận này bắt nguồn từ việc điều trị phục
hồi một số chức năng nhận thức, do vậy, việc chăm sóc trị liệu trở thành vị trí thứ yếu. Phục hồi
chức năng hay giáo dục lại được xây dựng thông qua kế hoạch hoạt động tập thể dưới sự hướng
dẫn của một người vì hoạt động này đóng vai trò quan trọng của cơ sở giáo dục theo mơ hình
TEACCH. Thời kỳ đầu, việc đón tiếp được thực hiện trong bối cảnh tập thể, mọi hoạt động đều
diễn ra dưới hình thức trị chơi, thiết lập quan hệ và giao tiếp, các hoạt động giáo dục bằng trò chơi
cũng được tiến hành. Sau đó, trẻ sẽ được định hướng theo những hoạt động được cấu trúc hoá


(nghe nhạc, vẽ, nhào bột, đóng kịch, bơi,...). Các hoạt động được cấu trúc hoá này được gọi là hoạt
động tập thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Kế hoạch cho hoạt động tập thể này được xây dựng từng tuấn sao cho bảo đảm tốt hoạt động
của cở sở. Như vậy, "hoạt động tập thể" trở thành một yếu tố mang tính mệnh lệnh mà khơng một
đứa trẻ nào có thể tự động cắt ngang. Trong hoạt động tập thể, yêu cầu của giáo viên đối với trẻ
cũng như sự từ chối tham gia của trẻ vào các hoạt động đều quan trọng. Tuy nhiên, bệnh tự kỷ
khiến trẻ khó có thể đáp ứng trực tiếp yêu cầu của người khác nên hệ quả đó rất tai hại. Trước
những yêu cầu của giáo viên, trẻ sẽ có những phản ứng khác nhau: kêu, khóc, không tham gia, tức
giận với giáo viên hay suy sụp. Trong một lần, chúng tôi đã quan sát một cảnh tượng sau: "<i>Bruno,</i>
<i>một trẻ nam, gần 12 tuổi, cao lớn, dáng đi rất nhanh và vỗ hai tay vào má tạo ra tiếng kêu. Nó tạo</i>
<i>ra một âm thanh kỳ lạ trong khi đang bước đi, âm thanh đó nghe giống như là tiếng còi. Bruno</i>
<i>liên tục lắc lư người khi bước đi hay khi ngồi xuống. Động tác lắc lư người đồng thời với nhịp</i>
<i>điệu của các ngón tay và âm thanh được phát ra. Trong một buổI hoạt động tập thể gọi là "trò chơi</i>
<i>xã hội", một giáo viên đã can thiệp và yêu cầu Bruno không lặp lại các động tác đó nữa, nhưng</i>
<i>Bruno vẫn tiếp tục và ngồi xuống ghế. Sau một hồi nhắc nhở khơng được, giáo viên kia bèn dắt</i>
<i>Bruno vào một góc, liên tục bắt nó yên lặng và dừng lại. Giáo viên đó nắm lấy Bruno, ơm nó vào</i>
<i>lịng và bảo nó n lặng. Nhưng dường như Bruno khơng nghe thấy những điều đó. Một lúc sau,</i>
<i>giáo viên đó bỏ đi và Bruno nhìn theo. Lần này, Bruno khơng lắc lư ngườI nữa mà nó nhảy rất</i>
<i>cao và kêu rất to (âm thanh lần này khơng cịn nhỏ như trước nữa). Ngay sau đó, Bruno lập tức</i>
<i>lao ra ngồi, chạy dọc theo hành lang và bị va vào tường rất mạnh. (Một lúc sau thì Bruno bi</i>
<i>thương do đập đầu vào cửa sổ vì bị ngăn khơng cho lắc lư người. Ngay lập tức, cơ sở cho người</i>
<i>sửa chữa lại cửa sổ và gửi trả Bruno về nhà với lý do là cháu có những hành động khơng thể</i>
<i>quản lý được). </i>


Cơ sở thường xun trong khơng khí căng thẳng, lộn xộn, khó kiểm sốt cho các giáo viên.
Giám đốc của cơ sở đã nói rằng, biện pháp duy nhất là phải "đặt ra các giới hạn kỷ luật" đối với
bọn trẻ. Ban quản lý của cơ sở yêu cầu các giáo viên phải đặt ra nhiều giới hạn kỷ luật hơn nữa và
các giáo viên ngày càng tránh đối diện với hiện thực mà họ vừa kịp hiểu. Sự lo âu và khủng hoảng
của bọn trẻ chỉ mang tính "thất thường" với giả thuyết được đưa ra như sau: "Bọn trẻ ln được


làm những gì chúng muốn như ở nhà, nhưng ở đây chúng ta không cho chúng làm như vậy, nếu
điều này trở nên q khó khăn thì cần phải cương quyết và áp đặt..."


Các giáo viên có vẻ bối rối và nhiều người nói rằng họ khơng thể chịu đựng được khơng khí
căng thẳng này. Sự khủng hoảng của những đứa trẻ này có phải chỉ là do bệnh lý hay khơng, hay
cịn do bị ảnh hưởng bởi mơ hình làm việc?


<b>· Trị liệu trong một bệnh viện ban ngày theo định hướng Phân tâm học : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

một số phòng vệ sinh, một phòng tiếp tân dùng để đồ đạc. Ba phòng dành cho trẻ luôn để mở và
trẻ được tự do ra vào. Tất cả mọi người, trẻ em và người lớn đều cùng nhau chia sẻ không gian
chung này. Đây hồn tồn là phịng trống khơng : khơng có gì trên tường, trong phịng chỉ có một
vài đồ đạc (một hộp đồ chơi, một vài quyển vở và bút chì), một bàn và một số ghế ngồi.


Đặt chân vào đây sẽ khiến cho ta cảm giác trống trải, chỉ thấy người chứ không thấy đồ đạc.
Trong các buổi làm việc, việc sử dụng « lời nói » là cơng cụ duy nhất tạo nên mối quan hệ giữa
nhà trị liệu và thân chủ, không sử dụng công cụ nào khác.


Theo kinh nghiệm, chúng tơi có cách phát hiện để xác định bệnh loạn tâm và tự kỷ trong khuôn
viên cơ sở.


Ở đây, giáo viên quan sát trẻ để hiểu được trẻ đã làm được gì từ những thứ mà chúng "tìm thấy"
và phải tơn trọng sự lựa chọn của trẻ đồng thời trẻ không bao giờ bị ép làm một công việc cụ thể.
Công việc được thực hiện dựa theo "yêu cầu" của trẻ đối với người lớn và việc giải thích của nhà
trị liệu đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi bệnh lý của trẻ được coi như là một công việc mà trẻ đã
thực hiện nhằm xây dựng thế giới riêng của mình và điều đó gửi thơng điệp tới người lớn để người
lớn sẽ thừa nhận trẻ đã xây dựng được một điều gì đó.


Tính đặc thù này dựa vào vị trí dành cho những biểu hiện và những triệu chứng của trẻ với tư
cách là sản phẩm tâm thần mang một ý nghĩa nào đó, với tư cách là cơ chế riêng chưa từng được


biết đến của trẻ theo cách sống của trẻ trong thế giới riêng của chúng. Thực tế, tất cả những gì bắt
nguồn từ trẻ đều có thể được coi là khởi nguồn của cơng việc. Thậm chí ngay cả những cử chỉ sơ
đẳng nhất của trẻ cũng được nhìn nhận như là một "cơng việc" của trẻ, như là một quá trình thử
nghiệm để xây dựng nên một thứ gì đó và do vậy, điều đó được coi là khả năng học cách trị liệu
lâm sàng của mỗi nhà tâm lý.


Thực tế, trẻ không bị tách khỏi "sản phẩm" của chúng để chuẩn bị thực hiện một hoạt động
khác. Ở đây, chúng tôi nhận thấy trẻ ít bị khủng hoảng hơn so với trẻ ở cơ sở áp dụng phương
pháp TEACCH. Vai trò của người giáo viên ở đây lớn hơn vai trò của một người chỉ biết đồng
hành cùng trẻ trong hành trình của chúng mà không trừng phạt những hoạt động của trẻ.


Trong mơ hình này, triệu chứng của trẻ tự kỷ là công việc mà trẻ thiết lập để tự mình xây dựng
lên một thế giới riêng, do vậy, khơng bao giờ giáo viên bắt trẻ ngừng công việc của mình. Ngược
lại, mơ hình giáo dục (theo phương pháp TEACCH) lại thực hiện một cách hoàn toàn khác biệt, do
vậy, nó bộc lộ sự kém linh hoạt hơn trong cách xác định bệnh lý của trẻ. Ở đây, bệnh lý của trẻ là
điều duy nhất cần phải xác định để khôi phục chức năng cho trẻ. Những đứa trẻ trong trường hợp
này thường bị bắt phải dừng lại các cơ chế chống lo hãi mang tính tự kỷ của trẻ (đập đập, chạy
nhảy, hoạt động cắt dán) nhằm có thể tham gia vào các hoạt động. Mơ hình này cho rằng, đứa trẻ
sẽ khơng tiến triển tốt được nếu nó vẫn tiếp tục sống trong thế giới tự kỷ của nó, do vậy, cần phải
chuyển hướng sự chú ý của trẻ ra khỏi thế giới tự kỷ theo những hoạt động được đề xuất và cần
phải làm như vậy thường xuyên cho dù điều đó có thể để lại hậu quả cho trẻ.


Chúng tôi nhận thấy rằng, trẻ tự kỷ phải đương đầu với những lo âu cố hữu và chúng thường
xuyên có một số hành động( đập đập, lặp đi lặp lại một số động tác, cắt dán) để tự bảo vệ mình.
Nếu bắt trẻ dừng lại đột ngột, trẻ sẽ rơi vào trạng thái trống rỗng và lo âu. Như vậy, thực tế là
phương pháp tiếp cận giáo dục đã khơng tính tới yếu tố cơ chế trò chơi trong bệnh tự kỷ của trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

cho rằng, hạn chế của phương pháp giáo dục là ở chỗ nó khơng cho phép ta hiểu được cơ chế của
trẻ tự kỷ cũng như những lo âu của trẻ và mối quan hệ đặc biệt của cơ thể ; nhưng chúng tơi cũng
cho rằng, các « từ ngữ » và cách giải thích cũng khơng phải là tất cả, do vậy, phương pháp Phân


tâm học cũng có những hạn chế của nó. Thực tế, trong khn khổ của Phân tâm học, những đứa
trẻ này ít có biểu hiện khủng hoảng và mất kiên nhẫn nhưng chúng lại chìm đắm sâu hơn trong thế
giới tự kỷ của chúng. Cơ sở này giống như là nơi ở của những con người cơ đơn, có khả năng tự
điều chỉnh và các giáo viên cũng khơng biết phải làm gì với họ.


Để tìm ra sự khác biệt giữa hai mơ hình này, chúng tơi đã tiến hành phỏng vấn một số giáo viên
của hai cơ sở, trong đó, giáo dục thuộc về mơi trường sư phạm, cịn Phân tâm học thuộc về môi
trường bệnh viện. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu kết quả phản ứng của trẻ trong quá trình
chuyển dịch ngược từ trẻ đến giáo viên của từng cơ sở, nhờ vậy, chúng tôi đã nhận được sự khác
biệt của mỗi mơ hình.


<b>· Bạo lực và lo hãi như là những Hệ biến hoá khác nhau của mỗi 1 mơ hình trị liệu. </b>


Từ dữ liệu thu thập được, chúng tơi đã có thể nêu ra 1 cách rõ ràng những tình cảm và cảm xúc
mà các nhà giáo dục đặc biệt cảm nhận đối với dạng phóng chiếu và lo hãi của trẻ. Nếu trong
khung cảnh trị liệu phân tâm, đó là những tình cảm liên quan đến sự lo hãi thì trong khung cảnh
giáo dục, đó là những tình cảm liên quan đến sự bạo lực.


Theo ý kiến của chúng tôi, sự khác nhau trong những tình cảm nhận thấy đối với trẻ tự kỷ hay
loạn tâm đến trực tiếp từ khung cảnh trị liệu và từ cách tiếp cận lý thuyết. Do đó, chúng tơi có thể
khẳng định rằng sự chuyển dịch ngược vừa là kết quả của các cơ chế riêng của trẻ tự kỷ vừa là kết
quả của khung cảnh làm việc. Những "khung cảnh" có những đặc tính đặc biệt rõ ràng là có thể
nhận dạng được trong mỗi một mơ hình làm việc.


Chúng tơi đã phát hiện ra trong mơ hình giáo dục những tính chất rất cứng nhắc trong cấu trúc
của khung cảnh, được biểu hiện bởi "các giới hạn được đặt ra bởi các nhà giáo dục", "sự địi hỏi",
"tính đều đặn trong thời gian và khơng gian của các nhóm trị liệu". Những yếu tố này mang đến
cho trẻ những cơng cụ để nó tự cấu trúc, nhưng thiếu một tính mềm dẻo cần thiết cho phép trẻ
thuyên giảm bệnh lý và những lo hãi của chúng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

cạnh luôn. Dường như trong mơ hình phân tâm chỉ dành độc nhất cho lâm sàng, sự thiếu vắng một
khung cảnh trị liệu chặt chẽ hơn để trẻ điều chỉnh sự lo hãi là có hại cho nó.


Về vấn đề này, trong một cuộc trị chuyện, một nhà giáo dục nói rằng cơ ta nghi vấn về cách
mà các nhà chuyên nghiệp làm việc trong bệnh viện ban ngày. Cô ấy tự hỏi rằng phải chăng người
ta đã đẩy trẻ đến chỗ phải trốn chạy vào hội chứng tự kỷ hoặc loạn tâm. Để minh họa điều này, cơ
ấy đã đưa ra ví dụ trường hợp của một trẻ luôn thể hiện "bị xâm lấn bởi những sự cương cứng của
nó" khi ở bệnh viện ban ngày. Cô ấy kể lại rằng các nhà giáo dục đã nói "những điều", những sự
giải thích, nhưng điều đó khơng ổn (chúng tơi nhắc lại rằng phương pháp làm việc là lâm sàng và
chỉ dựa vào lời nói). Cơ ấy nói rằng sau đó đã thực sự ngạc nhiên khi phát hiện ra là với cô giáo,
trẻ khơng trải qua điều đó. Trẻ bắt đầu làm việc, nó ngày càng nói nhiều và có những tiến bộ. Cơ
giáo nói rằng như đã đứng trước hai đứa trẻ khác nhau. Đứa trẻ này xuất hiện tách biệt giữa "đứa
trẻ của bệnh viện ban ngày" bị cắm chốt trong sự vui thú về mặt cơ thể, và không thể làm gì khác
được, cịn "đứa trẻ của trường học" có thể làm việc và tiến bộ trong một khung cảnh khác có cấu
trúc hơn. Ở đây cho ta thấy một sự chia tách bắt nguồn từ bản chất của mỗi khung cảnh trị liệu. Cơ
giáo nói là cơ đã làm việc với một sự định hướng tốt cho phép tôn trọng trẻ nhưng do cố sức
khơng u cầu điều gì, khơng địi hỏi gì với trẻ nên đã kết thúc bằng việc làm cho trẻ "bùng nổ"
bệnh lý của chúng. Khung cảnh làm việc này trở nên rất mềm dẻo cho đứa trẻ và kết thúc bởi việc
không thể ngăn giữ nó, và đã gây ra khơng chỉ sự suy sụp ở đứa trẻ mà cả ở các nhà giáo dục,
những người này đã tự cho rằng họ bị lo hãi trong hoàn cảnh này.


Như vậy, sự chuyển dịch ngược của các nhà giáo dục với tư cách là công cụ khai thác và tri
thức, đã cho phép chúng ta nhận biết những cảm xúc và cảm giác mà đứa trẻ phải đối diện trong
mỗi mơ hình làm việc. Trong mơ hình giáo dục, các nhà chun mơn dường như không bị lo hãi
quá, nhưng họ cảm thấy bị kích động bởi đứa trẻ, mà khơng hiểu được sự bạo lực này đến từ đâu.
Hình ảnh mà các nhà giáo dục tạo dựng về đứa trẻ tự kỷ gần với hình ảnh của một "đứa trẻ bất trị"
khơng có giới hạn và hành vi do thiếu vắng sự nghiêm khắc của cha mẹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Điều này cho phép họ có thể ngăn cản sự xuất hiện lo hãi. Những đứa trẻ dường như được làm
việc và mọi việc diễn ra bình thường cho đến khi một đứa trẻ bị tràn đầy và không thể chấp nhận


những "giới hạn" nữa. Do đó, bầu khơng khí trở nên căng thẳng hơn.


Những sự chuyển dịch ngược phản ánh không chỉ bạo lực mà cả những thành tố truy hại. Một
cơ giáo nói đã cảm nhận rằng trẻ "tìm kiếm cơ ấy" để tấn cơng, và chính điều đó do cố ý. Điều đó
đưa chúng ta đến chỗ nghĩ rằng chính đứa trẻ cảm thấy bị truy hại là điều tất nhiên.


Serge Lebovici ủng hộ những người bảo vệ phương pháp các kế hoạch học tập, đặc biệt là
phương pháp TEACH (Schopler), cho rằng những trẻ tự kỷ phải học tất cả và rằng cách thức để
đạt đến điều đó là học tập những chuỗi hành vi. Ơng trích dẫn Dumesnil: "Trẻ chắc chắn phải biết
ăn, biết mặc quần áo, v.v..., nhưng đặc biệt là cần phải biết "học cách học", có nghĩa là sự phát
triển một phiên bản tâm trí của chính trẻ, cho phép chúng bước vào trong mối quan hệ, cả 2 sự học
tập này gắn với sự xuất hiện của hoạt động biểu tượng".


Về vấn đề này, chúng tôi cảnh báo rằng bản chất của sự bạo lực bắt nguồn từ một phản ứng
của trẻ đối với sự bạo lực của yêu cầu. Yêu cầu này tỏ ra là một cách truy hại với đứa trẻ đã thiếu
vắng một cuộc sống tâm trí hịa nhập, như là một sự xâm kích trực tiếp đến cá nhân chúng, và
phản ứng bởi các hành vi "tự xâm kích và xâm kích người khác".


Đối với mơ hình phân tâm, chúng tơi đã có thể nhận thấy rằng trẻ được "tự do" thuyên giảm
bệnh lý của chúng hơn. Trong khung cảnh phân tâm, trẻ biểu hiện ít "hung hăng" hơn và ít bị
khủng hoảng hơn. Khung cảnh khơng ngăn cản chúng "bùng nổ", bầu khơng khí tại cơ sở trị liệu
thường yên tĩnh, bình lặng, mỗi người có một thế giới riêng. Ngược lại, tại cơ sở trị liệu kia, chúng
tơi đã có thể nhận thấy nhiều tiếng kêu thét hơn bắt nguồn từ sự gián đoạn cơ chế chống lại lo hãi
của trẻ, làm nảy sinh một bầu khơng khí nặng nề và hỗn loạn hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Trong khung cảnh phân tâm, "lo hãi" mà các nhà giáo dục sống với hình ảnh "cơ thể bùng nổ"
của trẻ được biểu hiện dưới mọi dạng hành vi có thể khuyến cáo chúng ta về sự lo hãi mà đứa trẻ
sống tại thời điểm đó. Sự lo hãi này đến từ sự đối chiếu với cơ thể bị chia nhỏ của người khác do
hạn chế về kinh nghiệm. Khi cơ thể xử sự một cách kỳ cục, người ta đến gần với "sự lo lắng lạ
thường" về cái mà người ta khơng thể biểu tượng hóa được. Cái cảm giác này trong sự chuyển


dịch ngược có thể là một chỉ báo để hiểu một cách đúng đắn những tác động của việc khơng có
hình ảnh về cơ thể đối với những đứa trẻ này.


Trong trường hợp này, chúng tơi nghĩ rằng tính linh hoạt của khung cảnh rất quan trọng, đến
mức nó khơng thể ngăn giữ bệnh lý của trẻ nữa. Như vậy, trẻ bị tước đoạt những công cụ cần thiết
để tự xây dựng trong một khung cảnh dường như sụp đổ, nên nó chỉ trông chờ vào hội chứng tự
kỷ.


<b>· Làm thế nào để thoát khỏi sự chia tách giữa "quá thiên về giáo dục" và "quá thiên về</b>
<b>phân tâm"? </b>


Tại Pháp năm 1999, Bernard Golse nhận định rằng sau một giai đoạn trị liệu dài trẻ tự kỷ điều
hành bởi sự "quá thiên về trị liệu", đã có một giai đoạn mà câu trả lời và lối thốt là khía cạnh "quá
sư phạm" hay "quá thiên về giáo dục phục hồi". Tiếp theo, ông cho rằng "trong thực tế, phương
pháp sư phạm và trị liệu không phải là 2 lĩnh vực hành động tách biệt. Chúng chắc chắn là khác
nhau nhưng chúng diễn ra khi người ta muốn hay không trong mối quan hệ biện chứng sâu sắc"
(2).


Chúng tôi đã có thể nhận ra rằng sự "quá thiên về" giáo dục hoặc phân tâm là do phương pháp
làm việc, không phải là khơng có hậu quả lên hoạt động của cơ sở trị liệu. Những hậu quả đó được
phản ánh một cách trực tiếp trong mối quan hệ trẻ - nhà giáo dục. Sự chuyển dịch ngược cho phép
chúng ta nhận ra rằng những biểu hiện và những hành vi của trẻ không chỉ là những sản phẩm của
bệnh lý mà còn là những tác động của một sự chia tách giữa các mơ hình làm việc. Sự chia tách
giữa khuôn khổ cứng nhắc (giáo dục) và khuôn khổ bao dung (phân tâm) dường như là một vật
trung gian của sự củng cố bệnh lý của trẻ. Do đó mà sự chuyển dịch ngược đến từ chính bệnh lý
cũng như đến từ sự chia tách riêng các mơ hình làm việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

khung lo hãi của trẻ. Những đứa trẻ này khơng chỉ có sự trơng chờ vào việc trốn chạy trong các
dạng tự kỷ gây ra lo hãi ở các nhà giáo dục trong sự chuyển dịch ngược của họ.



Chúng tơi nghĩ rằng đó khơng phải là việc ưu tiên số 1 mơ hình trị liệu này hay khác. Mơ hình
trị liệu lý tưởng khơng hề tồn tại. Khả năng duy nhất để tránh sự chia tách này là nghĩ đến một sự
năng động của công việc cho phép một sự biện chứng giữa giáo dục và trị liệu. Chúng tôi giả định
rằng tự kỷ trẻ em được diễn giải bằng nhiều nguyên nhân (nhân tố thực thể, tâm lý và mơi trường).
Nó biểu hiện sự can thiệp của nhiều nhân tố trong một quá trình phức tạp. Chúng tôi nghĩ rằng Tự
kỷ không phải là một chứng tật để giáo dục lại, cũng không phải là một bệnh loạn tâm để trị liệu
đơn thuần bằng phân tâm, cũng không phải là một vấn đề di truyền hay vấn đề về nhận thức. Tự
kỷ không phải chỉ là 1 cái này hay cái khác mà là 1 bệnh lý đáp ứng với nhiều nhân tố trong một
q trình phức tạp, khơng phải là cái khác q trình cá nhân hóa.


Chúng tơi tin rằng việc thốt khỏi sự chia tách phải được thực hiện theo hướng năng động giữa
2 mơ hình. Có thể trải qua việc đề xuất với đứa trẻ 1 bối cảnh mà ở đó nó có thể vừa thuyên giảm
bệnh lý của nó vừa tìm thấy những cơng cụ để tự cấu trúc. Điều này khơng có nghĩa là trẻ được
giáo dục ở mặt bên này của hành lang và được chăm chữa ở mặt bên kia như là trường hợp của
nhiều cơ sở cụ thể. Đó càng khơng phải là phân tách lâm sàng với sư phạm, 2 lĩnh vực này có thể
cùng được tính đến trong cùng 1 hành động. Dạy 1 đứa trẻ tự kỷ mà không trở nên truy hại, và đón
tiếp trẻ tự kỷ mà khơng bỏ rơi chúng trong bệnh lý của chúng, theo ý kiến của chúng tơi đó chính
là những chìa khóa của trị liệu.


(Tác giả : <i><b>Buenos Aires *</b></i>


Dịch giả : <i><b>Nguyễn Thu Hà</b></i> và <i><b>Đinh Thị Ngọc Oanh</b></i>)
<i>_________________________ </i>


<b>Chú thích : </b>


(*) Nhà Tâm lý, UBS Buenos Aires, Phó Tiến sĩ Y học, Khoa Phân tâm học và Tâm bệnh học,
dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Bernad Golse Đại học Tổng hợp Paris VII, 2004-2005.


Tư liệu : (1) Lebovici S : Phân tâm học và tâm bệnh học trẻ em, là nhà phân tâm, và trở thành


nhà phân tâm. Dưới sự lãnh đạo của Paul Denis và Jacqueline Sceacffer.


Tư liệu : (2) Golse B : Từ cơ chế đến tư duy. Tạp chí Synapse, tháng 5 năm 2006, số 225
<b>G.PHÂN TÍCH GIẤC MƠ- MỘT KỸ THUẬT TRỊ LIỆU TÂM LÝ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

nhõm thoải mái và tràn đầy hy vọng. Tuy nhiên, cũng có người có những giấc mơ hãi hùng, đầy
dãy sự chết chóc, bi thương, tang tóc và chứa đầy sự sợ hãi lo âu.


Nhiều người sau khi tỉnh dạy thấy mình như người “mất hồn”, bị ám ảnh bởi những hình ảnh, âm
thanh trong giấc mơ được lưu lại trong trí nhớ. Những sự kiện đó có thể làm cho họ hoang mang,
khơng có phương hướng trong điều khiển hành vi và ý thức. Hậu quả này nếu không được giải toả
kịp thời sẽ nảy sinh ra rối nhiễu tâm lý, hoảng loạn tâm thần, và có nguy cơ tự sát.


<b>* Vậy khi gặp những tình huống như vậy, bạn sẽ phải làm gì?</b>


Bạn hãy đưa người thân của mình tới các trung tâm tham vấn tâm lý để các chuyên gia trợ giúp
tìm ra ngun nhân hố giải các giấc mơ có hại. Tránh được các nguy cơ mang tính chất bệnh lý
làm hại đến bản thân. Đây là kỹ thuật Phân tích giấc mơ (giải mộng) mà các Nhà trị liệu thường áp
dụng trong tham vấn và trị liệu tâm lý.


<b> * Nhà trị liệu sẽ làm gì với Kỹ thuật phân tích giấc mơ?</b>


Bằng năng lực chun mơn của mình Nhà Trị liệu (NTL) sẽ thực hiện các công việc đối với thân
chủ(TC) của mình như sau:


-Giúp con người tìm lại những cội rễ vô thức của các vấn đề của mình nảy sinh những xung đột bị
dồn nén, bằng cách là sau khi giải phóng những cảm xúc có liên quan, bản thân con người sẽ cấu
trúc lại nhân cách của mình trên những cơ sở mới. Điều này cũng bao hàm việc loại trừ các triệu
chứng tâm bệnh.



Theo phân tâm học, nhân cách của con người được cấu tạo từ mối liên hệ phức tạp của năng lực cá
nhân và những trải nghiệm từ thời thơ ấu. Những hành vi của một cá nhân, do đó là kết quả của
những mẫu hành vi thơ ấu và có nguồn gốc vơ thức. Nói cách khác, chúng ta có những nhu cầu và
ước muốn bị dồn nén và nhờ vào các mối quan hệ với những người khác trong thời thơ ấu mà
chúng ta học được những cách thức rõ ràng để thoả mãn những dồn nén này. Nếu mỗi cá nhân mà
không học được cách thoả mãn nhu cầu bị dồn nén thì cá nhân ấy sẽ trở thành những người khơng
bình thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

NTL có thể sử dụng phương pháp phân tích giấc mơ (giải mộng) để hiểu và xử lý những vấn đề
của TC. Cũng cần lưu ý rằng một vài động cơ không thể chấp nhận được bởi chính ý thức khơng
thể được bộc lộ một cách cơng khai, thậm chí cả trong giấc mơ, do vậy theo các cơ chế phòng vệ
chúng phải thể hiện dưới hình thức “trá hình” hoặc “tượng trưng”.


NTL cố gắng làm bộc lộ những động cơ bị che dấu này bằng cách sử dụng kỹ thuật giải mộng,
xem xét đánh giá nội dung của giấc mơ của TC nhằm phát hiện những động cơ vô thức, tượng
trưng hay trá hình và ý nghĩa của những mong muốn và những trải nghiệm quan trọng trong cuộc
sống.


S. Freud ông tổ của Phân tâm học cho rằng “giấc mơ là con đường huy hồng dẫn tới vơ thức”. Do
đó các NTL phải xem xét hai hình thức về nội dung của giấc mơ: nội dung rõ rệt (có thể chiêm
nghiệm được) và nội dung tiềm ẩn (mang tính che dấu). Nội dung rõ rệt là điều TC nhớ lại khi
thức khi thân chủ bộc lộ rõ những ham muốn của bản thân, nội dung tiềm ẩn bao gồm những động
cơ hiện tại đang tìm kiếm sự bộc lộ nhưng làm cho TC quá đau khổ hoặc không thể chấp nhận
được hoặc khơng muốn thừa nhận chúng.Vì vậy những xung đột đó hàng ngày khơng được biểu lộ
ra thì trong giấc mơ nó lại có cơ hội được phát triển. Từ đó NTL có thể phân tích giấc mơ của TC
để lý giải vấn đề của họ. Tất cả các giấc mơ đều có một ý nghĩa. Khơng những giấc mơ có một ý
nghĩa, mà ý nghĩa của giấc mơ là nguyên nhân của giấc mơ. Ý nghĩa của giấc mơ cho phép tìm
thấy nguyên nhân sâu xa của vấn đề thân chủ đang gặp phải những vướng mắc nào đó trong tâm lý
về cuộc sống mà họ đã và đang trải qua. Cái mà chúng ta nhớ lại từ giấc mơ là biểu hiện của nó;
cái gây ra giấc mơ là nội dung tiềm ẩn, hoặc bị dồn nén và vô thức của nó. Tất cả các giấc mơ đều


là sự thực hiện những ham muốn; nó nói lên những ham muốn của con người trong cuộc sống,
những ham muốn đó do nhiều nguyên nhân tác động đã làm cho thân chủ không thể thực hiện
được mong muốn của mình và dồn nén vào trong giấc mơ. Đó có thể là ham muốn về tình dục,
hoặc có thể là ham muốn quyền lực trong hồn cảnh khơng thể hồn thành một cơng việc được
giao. Phần lớn những giấc mơ của trẻ con là sự thực hiện những ham muốn một cách trực tiếp,
hoặc là sự bù đắp những ham muốn bị ngăn chặn, hẫng hụt, không thực hiện được hay phải để lại
sau này mới thực hiện, khi tỉnh dậy. Những giấc mơ của người lớn thì phức tạp hơn, nói chung sự
hạn chế của chúng thường đến từ nội tâm hay đã trải qua dồn nén. Trong các giấc mơ, sự lo hãi
cũng thường được gây ra do thực hiện một trá hình ẩn giấu ham muốn bị dồn nén, nhất là khi cần
có sự dồn nén để tránh cho người bệnh lo lắng, cảm thấy mình có tội hay e sợ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

<b>Chương 2</b>


<b>MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂN CHỦ VỚI NHÀ THAM VẤN</b>
<b>CÁI TRỤC CỦA THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU</b>


<b> I. Nhìn từ các cách tiếp cận tâm lý trị liệu chính yếu </b>


Dường như một nhà trị liệu giỏi nên được đào tạo để biết gìn giữ những ranh giới một cách rõ
ràng, làm thế nào nhận ra lúc thân chủ cần có những nhu cầu đặc biệt như thuốc men hay nhập
viện; ngoài ra, nhà trị liệu giỏi có lẽ cũng phải biết tất cả những triệu chứng chính mà đồng nghiệp
thuộc các trường phái, cách tiếp cận khác vẫn sử dụng.


Sự khác biệt căn bản là các nhà trị liệu Nhân văn xem hành vi của thân chủ từ ý nghĩa nhận thức
hơn là từ quan điểm lượng giá và chẩn đoán.


Nhà trị liệu giỏi thì cần phải biết làm thế nào để nhận ra cơn trầm cảm, nỗi lo hãi, ý tưởng tự sát,
suy nghĩ lệch lạc, v.v… và điều ấy chỉ có thể thực hiện qua đào tạo. Nhà trị liệu cần được đào tạo
đủ tốt để ông/ bà ấy đáp ứng tự nhiên với những dấu hiệu nguy hiểm, song sự đáp ứng này phải
thuộc phong cách Nhân văn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

Cùng với lý luận về con người trong tiến trình tự khẳng định mình/ theory of humans in the
process of actualization, quan điểm của Carl Rogers trở thành cơ bản nhất so với các trường phái
tâm lý trị liệu Nhân văn khác: các thân chủ (chứ không phải bất cứ ai khác) luôn luôn là chuyên
<i>gia giỏi nhất, người thông tỏ nhất về cuộc sống của chính họ/ the clients are always their own</i>
<i>best experts about their lives. (David J. Cain & Julius Seeman (eds).Humanistic</i>
<b>Psychotherapies: Handbook of Research and Practice.(2nd edn.). Washington, DC: American</b>
Psychological Association, p.147).


Với Carl Rogers, người xin được giúp đỡ, hỗ trợ tâm lý- đối tác của nhà tham vấn trong tiến trình
trị liệu chưa bao giờ xuất hiện trong tâm trí ơng như một kẻ yếu đuối, đang mang bệnh theo mơ
thức của y khoa.


Ơng tâm sự:


<i>Tôi chưa bao giờ cảm thấy thoải mái với thuật ngữ bệnh nhân/ patient (N.T nhấn mạnh). Tơi</i>
<i>chưa từng làm việc với những bệnh nhân; chí ít vì tơi khơng phải là bác sĩ. Tơi khơng hề muốn bị</i>
<i>cáo buộc hành nghề y mà khơng có bằng cấp chun mơn. Ngay cả khi phải khái qt hố, chúng</i>
<i>tôi cũng chưa từng liên đới với bệnh nhân. Và tơi biết mình đã rất có ý thức trong việc cố tìm ra</i>
<i>một thuật ngữ thích hợp hơn. Dù khơng thực sự hoàn hảo, song thuật ngữ thân chủ/client (N.T</i>
<i>nhấn mạnh) thoả mãn tương đối nhiều khía cạnh những gì tôi muốn đề nghị. (Carl R. Rogers &</i>
David E. Russell. Carl Rogers, The Quiet Revolutionary- An oral history. California: Penmarin
Books, 2002, p.245).


Có thể xem những lời liền mạch dưới đây của Carl Rogers như là định nghĩa trực tiếp về thân chủ:
<i>Thân chủ là người tự chịu trách nhiệm, dù tìm đến một ai đó để nhờ giúp đỡ, song nơi lượng giá</i>
<i>và quyết định vẫn nằm bên trong chính bản thân anh ấy. Và anh ấy khơng đặt chính mình vào bàn</i>
<i>tay của một ai khác. Anh ấy vẫn giữ óc phán đốn riêng. Dường như đây là thuật ngữ tốt nhất mà</i>
<i>tơi có thể tìm thấy.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

hay khuyên nhủ; do xuất phát từ quan niệm rằng những chỉ thị, hướng dẫn như thế quấy rối tiến
trình trị liệu.


Tuy vậy, con người- trọng tâm trị liệu không phải là cách tiếp cận thụ động, tiêu cực.


<i>Sau khi chào hỏi xã giao, M. bắt đầu bằng câu: “Tôi thực sự bấn loạn”. Nhà trị liệu muốn cùng</i>
<i>M. lưu lại kinh nghiệm nên truyền thông với M. là cô được hiểu chính xác, và khơng hề có bất kỳ</i>
<i>sự đánh giá nào về các cảm xúc của cô.</i>


<i>Nhà trị liệu nghe M. nói và đáp lại: “Ngay lúc này đây cô đang cảm nhận rằng giá như mọi điều</i>
<i>đừng trở nên tồi tệ như thế. Đó là lý do vì sao cơ đến đây.”</i>


Thân chủ được xem là người có những nguồn lực nội tại cho sự tự am hiểu bản thân đủ để thay đổi
quan niệm về bản ngã/ self, những thái độ, hành vi, và để vươn tới tồn bộ năng lực tiềm tàng
trong mình.


Khía cạnh quan trọng nhất của trị liệu là mối quan hệ giữa thân chủ và nhà tham vấn.


Danh xưng thân chủ/ con người- trọng tâm trị liệu duy trì tiêu điểm của thân chủ hơn là tập
trung vào các vấn đề, mục tiêu, hành vi, hoặc vào tư cách chuyên gia của nhà tham vấn, trị liệu.
Thân chủ đối mặt với nhà tham vấn cảm nhận một cách trung thực, thích đáng/ congruent, thấu
<b>cảm/ empathic understanding và chấp nhận/ accept thân chủ như một con người đơn nhất đáng</b>
quan tâm, chứ không phải thân chủ đang gặp gỡ một kỹ thuật viên đề nghị, khuyến cáo, thuyết
phục hay phân tích.


Trong phạm vi giới hạn của mối quan hệ trị liệu này, điều ln được nhấn mạnh là tình bạn đồng
hành giữa người với người hơn là bản hợp đồng giữa một bên ở vị thế hỗ trợ và bên kia trong vai
được giúp đỡ.


Nhà trị liệu tin tưởng thái độ ấy sẽ giúp thân chủ nhận ra giá trị riêng có của bản thân cơ, để rồi cơ


bắt đầu gánh lấy tồn bộ trách nhiệm lựa chọn việc sống ở đời, đến độ những sự lựa chọn đó sẽ trở
nên tương hợp với tiềm năng thực sự của chính cơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

Đến đây, có thể bật ra câu hỏi: các cụm từ “sự thay đổi mang tính tâm lý trị liệu”/
psychotherapeutic change, “sự thay đổi trong cấu trúc nhân cách”/ constructive personality change
vừa nêu thực sự hàm nghĩa gì?


Có thể hiểu nơm na rằng, đó là sự thay đổi trong cấu trúc nhân cách của cá nhân, cả trên bề mặt và
những tầng bậc sâu thẳm hơn, trong chiều hướng mà các nhà lâm sàng có thể hài lịng tích hợp
thêm những ý nghĩa lớn lao nữa, ít hẳn xung đột nội tâm, nhiều năng lượng hiệu dụng hơn cho
việc sống đời có ý nghĩa; thay đổi trong hành vi, tránh xa những hành vi thường được xem là thiếu
chín chắn và hướng đến những hành vi trưởng thành. (Jeffrey A. Kottler, Thomas L. Sexton,
Susan C. Whiston. The Heart of Healing: Relationships in Therapy. San Francisco: Josey-Bass
Publisher, 1994, pp.219-220).


Trong khi thân chủ tiêu biểu cho sự lo hãi, tổn thương hay trạng thái không thích đáng thì trái lại,
nhà trị liệu đại diện cho sự chân thành, trung thực, nhận thức tràn đầy và khơng phịng vệ khi hồi
đáp những phản ứng của thân chủ.


Nhà trị liệu trung thực, hợp nhất trong nhận thức, cảm xúc và hành vi cho phép thân chủ cũng thực
sự thích đáng tương tự. Kinh nghiệm của thân chủ về việc nhà trị liệu biểu lộ cái tôi như thế được
thân chủ nhìn nhận là hữu ích hơn so với những dấu hiệu giảng giải liên quan đến hành vi và ý
tưởng của thân chủ (mà chính thân chủ đón nhận chúng như là sự đánh giá).


Sự chống đối hay ủng hộ từ phía thân chủ có thể được giải toả nhờ đối thoại chân tình. Trong
những cơ hội hiếm hoi rất đáng mong đợi ấy, khi mà nhà trị liệu tỏ ra không đủ khả năng đáp ứng
thân chủ với sự chấp nhận tồn thể, thì năng lực cảm xúc thích đáng và các biểu lộ của cái tôi bị
giảm bớt nét hấp dẫn.


<i>Lúc M. đào sâu kinh nghiệm hồi cịn bé ở nhà, cơ bắt đầu nói nhanh dần, không ngừng nghỉ; cái</i>


<i>giọng kể chuyện này gợi lên nét dính dấp sâu xa của cảm xúc vào nội dung câu chuyện.</i>


<i>Nhà trị liệu nhận ra mình khơng có khoảng khơng gian nào để suy xét về những sự kiện được</i>
<i>nghe, nên ơng nói: “Tơi đang ngập trong các chi tiết. Chúng ồ ạt xuất hiện đến nỗi tôi không thể</i>
<i>tiếp thu kịp. Và tôi đang tự hỏi có phải đó cũng là cách mà đơi khi cơ cảm nhận về bản thân</i>
<i>mình?”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

Kết quả của việc điều chỉnh và giải thích chi tiết ấy của thân chủ làm cho nhà trị liệu và thân chủ
trở thành bạn đồng hành, cùng nhau tìm kiếm cảm nhận về kinh nghiệm diễn ra một cách thật
chính xác.


<i>M. nói rằng giá như cô là đứa con gái ngoan hơn thì mẹ cơ có thể đã là bà mẹ tốt hơn. Nhà trị</i>
<i>liệu phản hồi: “Cô đã kể tội lỗi của mình trước đây. Có có nghĩ rằng ý định trở thành đứa con gái</i>
<i>ngoan là một phần ý thức về tội lỗi?”.</i>


<i>Từ việc hạn định từ ngữ của chính cô và ấn tượng với việc điều chỉnh của nhà trị liệu, M. tiến sâu</i>
<i>nữa vào cảm giác tội lỗi và nhận ra rằng cô thực sự là đứa con gái ngoan và khơng có lý do gì để</i>
<i>nghĩ ngược lại- M. đạt đến sự bừng tỉnh đáng giá mang tính trị liệu.</i>


Trong cách tiếp cận con người-trọng tâm, nhà trị liệu nhìn nhận thân chủ với thái độ <b>tơn trọng</b>
<b>tích cực vơ điều kiện/ unconditional positive regard, một ước muốn để thân chủ được là họ và</b>
để họ diễn đạt bất cứ điều gì trong mỗi khoảnh khắc; chấp nhận hiện trạng của thân chủ là hệ trọng
như với chính thân chủ cảm nghĩ; và tơn trọng những khả năng, nguồn lực nội tại của thân chủ.
Thái độ của nhà trị liệu quan tâm nhưng không chiếm hữu/ non-possesive caring là rất cần
thiết để giúp thân chủ đi đến việc khám phá giá trị bản ngã/ self-worth.


Điều cơ bản là việc tôn trọng và chấp nhận/ acceptance diễn ra một cách có chủ ý và hài hồ nhằm
tránh tạo nên những quyết định cho thân chủ, đủ để thân chủ kinh nghiệm những mức độ khác
nhau của sự độc lập và tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình.



<i>Trong tiến trình trị liệu, M. nhận thấy mình khơng bao giờ buộc phải cảm thấy sai trái. Nhờ nhà</i>
<i>trị liệu, cô kinh nghiệm những cảm xúc của mình là thứ đáng giá để cơ có thể sử dụng như những</i>
<i>trạm chỉ đường ngõ hầu sắp xếp chuyện đời mình và đặt những mục tiêu cho tương lai. Khi tính tự</i>
<i>tin tăng lên, cơ phát hiện những cách thức tương hợp để diễn đạt và bảo vệ bản thân trong quan</i>
<i>hệ với mẹ và với những người khác.</i>


Kết đôi với sự chấp nhận là cảm xúc sâu xa của nhà trị liệu muốn thấu hiểu/ empathic
understanding một cách sát hợp thế giới của thân chủ như chính thân chủ nhìn nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<i>M. phát lộ là cơ ghét mẹ mình, lý do duy nhất khiến cơ cịn tiếp tục giữ quan hệ với bà là vì cơ</i>
<i>thấy mình q tội lỗi nếu không làm thế. Nhà trị liệu không phản đối mà cũng khơng biểu đồng</i>
<i>tình với tun bố của cơ, song ông tỏ ra chấp nhận sự trung thực của nó trong giây phút này:</i>
<i>“Ngay cả khi cơ khơng muốn tiếp xúc nữa, cô vẫn cảm thấy một nhu cầu khơng muốn từ bỏ mẹ</i>
<i>mình dù có lần bà ấy đã bỏ rơi cơ.”</i>


Có vẻ tiến trình thành nhân đã khởi sự thông qua mối quan hệ trị liệu với nhà tham vấn, giờ đây
đang tiếp tục diễn ra trong thân chủ M.


Nhiều nghiên cứu khẳng định: cách tiếp cận này tỏ ra đặc biệt hấp dẫn với các thân chủ có nhu cầu
sâu xa trong việc định hướng sự khám phá cảm xúc bản thân; họ là người coi trọng trách nhiệm
đối với chính mình.


Trong khi đó, với những ai thích được các nhà trị liệu, tham vấn đưa cho lời khuyên bao quát,
chẩn đoán những vấn đề, hay giúp họ phân tích tâm lý/ tinh thần bản thân sẽ chắc chắn nhận thấy
sự kém hiệu quả trong cách tiếp cận theo tư tưởng của Carl Rogers.


Tóm lại, khơng thể không lưu ý biểu hiện nghịch lý trong quan hệ trị liệu, bất kể cách tiếp cận trị
liệu ra sao, luôn tạo nên nhiều vấn đề cho cả thân chủ và nhà trị liệu; bởi mỗi bên phải quyết định
làm thế nào có thể bao hàm cả tính dân chủ và quyền uy, tinh thần cộng tác và việc khơng “bằng
vai phải lứa”, khả năng bình đẳng và hồn tồn chẳng bình đẳng gì…



Một khái niệm nào đó, như phóng chiếu/ projection xuất phát từ Freud hay sơ đồ/ schema trong
trị liệu Nhận thức- hành vi khơng cịn thể hiện sức mạnh thao tác của nó chỉ ở riêng cách tiếp cận
cụ thể, duy nhất mà thực tế, người ta cịn tìm thấy các biểu hiện của nó cả trong các cách tiếp cận
khác nữa.


Vì tự bản chất sâu xa, trị liệu chính là quan hệ và sự thay đổi chỉ diễn ra bên trong sự gặp gỡ, tiếp
xúc liên nhân cách giữa nhà tham vấn và thân chủ.


Dù dưới bất cứ nền văn hố nào, đặc tính cơ bản của mối quan hệ này cũng đều được nhìn nhận
tựa như một cuộc hành trình chia sẻ


<b>II. TÌM HIỂU VỀ SỨC MẠNH CỦA THÂN CHỦ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

chàng thanh niên xem chừng nghĩ mình đang mang nỗi niềm đau khổ nặng nề và duy nhất: "Cháu
cảm thấy khuôn mặt mình dại dại, cháu chậm chạp và ngại tiếp xúc với người khác, suốt ngày
cháu quanh quẩn trong nhà, cháu muốn tự mình làm được mọi việc,..."Vì thế, chàng băn khoăn
chưa thôi về mức độ bệnh, muốn biết có cách nào đánh giá ai đó bình thường hay khơng, rằng
mình tuy hơi bị bệnh thì chữa trị ra sao đây... Chừng đấy vấn đề được hỏi tới hỏi lui thật nhiệt
thành và mê mải. Và sợ hãi, lo lắng tiếp tục quấy rầy ngay cả cho cái hẹn sắp tới.... Các yếu tố
thuộc về thân chủ chiếm 40% khả năng thành tựu, và một nhà trị liệu khôn ngoan chắc chắn sẽ
biết cách sử dụng sức mạnh cá nhân của thân chủ.


Y khoa dần được nhìn nhận như là một tương tác giữa bác sĩ và bệnh tật, hơn là giữa bác sĩ và một
người đau ốm đang gắng nỗ lực để khoẻ mạnh trở lại.


Từ quan điểm sinh học một cách cứng rắn, hiệu quả của thuốc men hoặc phương thức điều trị khác
không nên phụ thuộc vào tiền sử bệnh nhân mà chủ yếu dựa trên bản chất bệnh lý.Thậm chí, dẫu
nhìn ở góc độ hạn hẹp này thì cũng có nguyên tắc về các thành tố của thân chủ.Thực tế là, thân
chủ nào có thể tin tưởng uống thuốc được chỉ định thì thường có xu hướng hưởng lợi từ thuốc


chống trầm cảm nhiều hơn chẳng hạn, so với kẻ không thể. Một nhà trị liệu không nghĩ gì đến các
sức mạnh của thân chủ biết đâu rốt cục, sẽ tiêu phí nhiều nguồn lực, chứ khơng chỉ làm lãng phí
thời gian của chính họ.Chú tâm vào vấn đề rồi mới cân nhắc các yếu tố thân chủ có thể gây tác
động tới việc trị liệu là không hiệu quả. Theo một nghiên cứu của Gassman & Grawe tiến hành
vào năm 2006, thì các nhà tâm lý trị liệu thành công ngay từ ban đầu đã chú tâm vào sức mạnh của
thân chủ; các nhà trị liệu thất bại thường chú tâm vào vấn đề và chỉ đánh giá sức mạnh của thân
chủ vào cuối liệu trình.Giới chun mơn khuyến cáo rằng, bất kỳ nhà trị liệu nào cũng nên biết
một số điều về gia đình, nhà cửa, cơng việc và thú vui của thân chủ.Tò mò lành mạnh về thân chủ
và hồn cảnh của họ ln ln có vẻ khiến cho việc trị liệu dễ dàng hơn: bất kể đó là nhận thức
tơn giáo, giỏi giang máy móc, một người bạn thú vị hay khiếu thẩm mỹ thơ ca,...Và cách thức khởi
sự chú tâm vào các điểm mạnh của thân chủ có thể là tập thói quen tự vấn bản thân điều gì đang
xảy đến cho thân chủ, nhân cách của họ, hoàn cảnh và những sự hỗ trợ- việc này ngăn ngừa, hạn
chế các vấn đề của thân chủ đỡ tồi tệ hơn.Hướng tâm trí về câu hỏi này cho đến khi liệu trình kết
thúc là một sự khởi đầu tốt.


Theo caitoi.blogspot.com


<b>III. SỬ DỤNG CÁC DẤU HIỆU THỂ HIỆN SỰ THẤU CẢM </b>


<b>1. Làm thế nào để khiến họ cảm thấy bạn thấu hiểu (mà khơng cần nói”ừ, thế à) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

với một số người đó là một thói quen, âm thanh thốt ra từ cổ họng họ một cách vơ thức chứ
khơng có bất cứ ý nghĩa đặc biệt nào. Một anh bạn của tơi tên là là Tuấn; có thể nói anh là một
người ln "ừ hừm" một cách liên tục, không thể kiềm chế được. Mỗi khi tơi nói chuyện với anh,
anh đều như vậy. Đơi khi nếu tôi cảm thấy muốn gây sự sau mỗi lần anh đưa ra tín hiệu đồng ý "ừ
hừm" để đáp lại những gì tơi nói thì tơi quay lại hỏi anh: "Được rồi Tuấn, em vừa nói gì nào?"
" À...ừ, em vừa nói..."Thực ra Tuấn đâu có biết tơi vừa nói gì bởi tuy có thể hiện anh nghe thấy
những điều tơi nói nhưng Tuấn đâu có chú ý tới. Đó khơng phải là lỗi của anh. Anh là đàn ơng.
Mà đàn ơng thì rất hay có thói quen "ư hừm" nhưng lại khơng thực sự lắng nghe và chúng ta cũng
rất khó có thể thay đổi sự thật này. Một lần khi tôi đang độc thoại về những chuyện trên trời dưới


biển thì Tuấn lại đóng vai trị là một người "ừ hứ" thực sự. Để kiểm tra kỹ năng nghe của anh, tôi
xen vào: "Đúng vậy, em nghĩ rằng chiều nay em sẽ ra ngồi và xăm trổ khắp cơ thể".


Tơi nói vậy nhưng Tuấn vẫn gật đầu và "ừ hứ" theo thói quen của mình.


Chà chà. Thực tế anh đâu có nghe những gì tơi nói. Dù sao đi chăng nữa ừ hứ cũng tốt hơn là một
cái nhìn trống rỗng. Tuy nhiên, đó khơng phải là lựa chọn của những người giao tiếp hàng đầu.
Hãy thử thay thế ừ hứ bằng các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm thực sự.


<b>2. Các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm là gì vậy?</b>


Các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm là những câu nói đơn giản, ngắn gọn có tính chất hỗ trợ ủng hộ.
Khơng giống như "ừ hứ", chúng là một câu nói hồn chỉnh chẳng hạn như "tơi có thể nói rằng anh
quyết định như thế là sáng suốt." Hoặc "Điều đó thật thú vị." Các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm có
thể là một câu đơn giống như: "Đúng vậy, làm như vậy quả thật rất đáng sợ." Hoặc "Bạn cảm thấy
như vậy thật hấp dẫn."


Khi bạn phản ứng bằng một câu hoàn chỉnh thay vì ừ hứ thì bạn khơng chỉ tỏ ra mình có khả năng
ăn nói lưu lốt mà người nghe còn cảm thấy rằng bạn thật sự hiểu những gì họ đang nói.


<b>3. Phương pháp - Sử dụng các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

Tất nhiên, bạn cũng phải trả một cái giá. Sử dụng đúng các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm thì có
nghĩa là bạn cần phải thực sự lắng nghe những gì người đàm thoại của mình nói.


Nguồn: idj.com.vn


<b>Chương 3</b>


<b>HỆ THỐNG KỸ NĂNG THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ</b>



<b>A. NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ KỸ NĂNG</b>
<b>1. CÁC KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ THAM VẤN</b>


Cần những người đặc biệt để làm tham vấn vì khơng phải ai cũng phù hợp với công việc này. Ở
nhiều nước nghề tham vấn đã được hình thành cách đây vài thập kỷ, những người muốn trở thành
nhà tham vấn được lựa chọn rất kỹ càng trước khi tham gia vào các chương trình cao học ở
trường. Những ứng cử viên tương lai phải có một số đặc điểm như:


Thơng minh
Chân thành
Sẵn lòng giúp đỡ


Các kỹ năng giao tiếp hoàn hảo


Sự nhạy cảm và và nhân ái với mọi người
Có ý thức tốt với bản thân


Có tinh thần cởi mở


Có tinh thần khoan dung, đối với quan điểm hay cách nhìn nhận vấn đề khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

Lịng tin là nền tảng của bất kỳ một quan hệ tham vấn hay hỗ trợ nào; trước khi thân chủ có thể
cảm thấy thoải mái để chia sẻ những thông tin cá nhân, cảm giác và ý nghĩ thì việc tạo ra một bầu
khơng khí tin tưởng giữa thân chủ và nhà tham vấn là rất cần thiết. Do vậy, để công việc hiệu quả,
nhà tham vấn phải có khả năng phát triển các mối quan hệ tích cực và đáng tin cậy với thân chủ.
Đố chính là sự sẵn lòng đáp ứng các nhu cầu của thân chủ với sự chấp nhận và hỗ trợ vô điều kiện.
Một số các kỹ năng và thái độ chủ yếu được trình bày trong bài học này sẽ giúp học viên có thể
xây dựng và duy trì nền tảng của lòng tin với trẻ em và các thân chủ khác.



<b>2. CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN</b>


<i><b>Khả năng lắng nghe và giao tiếp một cách rõ ràng và cởi mở, với sự thơng cảm và có mục đích</b></i>
Mọi mối quan hệ hỗ trợ đều chứa đựng sự giao tiếp trung thực và được cả hai bên thừa nhận. Một
phương pháp mà các nhà tham vấn có thể giao tiếp trung thực với thân chủ (và xây dựng các quan
hệ dựa trên sự tin cậy lẫn nhau) là đảm bảo rằng trong mọi tình huống, thân chủ của họ nhận thức
rõ về những gì sẽ xảy ra, cần phải xảy ra trong những tình huống đó, hoặc thân chủ có thể có
những quyền và sự lựa chọn gì. Cách nàyđuợc áp dụng cả trong tham vấn với trẻ em và người lớn.
Chẳng hạn, trước khi bắt đầu một mối quan hệ tham vấn liên tục, nhà tham vấn nên nói chi tiết với
thân chủ về tham vấn là gì, và thơng báo với thân chủ rằng họ có quyền dừng q trình tham vấn
theo ý nguyện của họ. Trong một ví dụ khác, giả sử trẻ tiết lộ với nhà tham vấn của em rằng em
đang bị một bạn trai lớn hơn cùng khu tập thể lạm dụng tình dục. Nhà tham vấn cần thơng báo với
em rằng để bảo vệ em, nhà tham vấn phải thơng báo với một người nào đó (ví dụ, cảnh sát, hoặc
bố mẹ em) có thể giúp đỡ để bảo đảm sự an toàn cho em. Trẻ em cũng có quyền được thơng báo
về những gì đang xảy ra hoặc sắp xảy ra và tại sao. Không đặt trẻ vào những quyết định ảnh
hưởng đến cuộc sống của các em là lạm quyền của các em. Việc đó sẽ khiến các em có cảm giác
giận dữ, sợ hãi, phản bội hoặc không tin tưởng.


Chẳng hạn, một nhà tham vấn đang làm tham vấn với một cậu bé có tâm trạng chán nản, tuyệt
vọng có thể thấy nên nói chuyện với thày giáo của em để hiểu thêm về hành vi của em ở trường
(ví dụ, cậu bé có bỏ học khơng, cậu bé tiến bộ như thế nào về mặt lý thuyết). Đầu tiên nhà tham
vấn cần nói với cậu bé rằng nhà tham vấn cảm thấy việc trao đổi với thày giáo của em để vạch ra
cách giúp đỡ em là rất có ích. Nhà tham vấn nên hỏi ý kiến cậu bé, nếu cậu không đồng ý, hãy tơn
trọng ý muốn đó của em và tìm cách khác để tiếp cận với những biểu hiện ở trường của em hoặc
hỏi ý kiến em vào lần sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

nói thật (nhưng tơn trọng và lịch sự) với thân chủ về sự phát triển bệnh của anh ta và thực tế anh ta
đang đẩy một số không đếm được những người khác vào nguy cơ lây nhiễm bằng hành vi tình dục
khơng an tồn cuả mình. Mặc dù những vấn đề này khá nhạy cảm và khó thảo luận, nhà tham vấn
phải đặt sự khó chịu của mình sang một bên và hành động vì lợi ích của thân chủ và những người


đang bị đặt trước nguy cơ. Một phần vai trò của nhà tham vấn là giúp thân chủ học cách đối mặt
với những thơng tin khó khăn theo cách có ích hơn và có hiệu quả hơn; việc giấu thân chủ những
thực tế khó chấp nhận đó là hồn tồn không phù hợp.


<i><b>Khả năng khai thác thông tin và xâu chuỗi các sự kiện trong quá trình đánh giá vấn đề </b></i>
Việc nhà tham vấn tập hợp được tất cả các sự kiện chủ yếu và có liên quan khi đang tìm hiểu
phạm vi của vấn đề hay tình huống thân chủ đang gặp phải là rất quan trọng. Nếu nhà tham vấn
không cẩn thận trong việc đặt câu hỏi thích hợp thì thân chủ có thể sẽ bỏ qua các sự kiện quan
trọng mà nhà tham vấn cần biết để nắm được những vấn đề quan trọng và để đảm bảo nhận được
sự hỗ trợ mà họ thực sự cần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

<i><b>Khả năng tạo ra và duy trì các mối quan hệ hỗ trợ chuyên nghiệp.</b></i>


Nhà tham vấn có khả năng tác động, làm thay đổi cuộc sống của mọi người và do đó phải xử sự
theo cách chuyên nghiệp và có trách nhiệm ở mọi lúc. Trong suốt khoá tập huấn này, học viên sẽ
học cách tiếp xúc với thân chủ một cách chuyên nghiệp và có hiệu quả; Mođun IV, Bài I tập trung
đặc biệt vào các nguyên tẵc đạo đứccơ bản trong thực hành tham vấn.


<i><b>Khả năng quan sát và hiểu các hành vi bằng lời và khơng bằng lời nói.</b></i>


Đây là kỹ năng tham vấn tuyệt đối quan trọngsẽ được thảo luận kỹ ở Môđun I Bài III. Nhà tham
vấn phải nhạy cảm với những “dấu hiệu” thân chủ chuyển tải khơng bằng lời nói. Thân chủ giao
tiếp rất nhiều qua ngôn ngữ cử chỉ. Hiểu được những bức thông điệp ngầm được chuyển tải khơng
bằng lời có thể giúp nhà tham vấn thấu hiểu được thân chủ đang suy nghĩ và cảm giác như thế nào.
Chú ý một cách kỹ lưỡng đến các hành vi bằng lời và khơng bằng lời nói là một khía cạnh quan
trọng của q trình tham vấn.


Chẳng hạn, một thân chủ nói với nhà tham vấn rằng mọi chuyện gần đây đã có chiều hướng tốt
hơn. Tuy nhiên, khi cơ bé đang nói đơi tay của em run rẩy, em dịch chuyển một cách không thoải
mái trên ghế. Nhà tham vấn có thể đáp lại bằng cách nói một điều gì đó như: “Cháu nói với cơ


rằng đã thực sự được cải thiện, nhưng dường như cháu có vẻ hơi lo lắng. Cháu có thể nói với cơ về
điều đó khơng?”. Thân chủ đột nhiên bật khóc và nói với nhà tham vấn rằng, thực tế em đang cảm
thấy rất buồn và nản chí. Vì nhà tham vấn đã đốn được các dấu hiệu của thân chủ, nhà tham vấn
có thể “quay trở lại” với những gì đang diễn ra trong thân chủ, và giúp đỡ em bày tỏ những gì
đang làm em buồn.


<i><b>Khả năng xây dựng lòng tin với thân chủ và lôi cuốn họ vào những nỗ lực để giải quyết vấn đề </b></i>
<i><b>của chính họ.</b></i>


Như đã thảo luận ở phần trên, việc nhà tham vấn xây dựng được lịng tin với thân chủ là vơ cùng
quan trọng, chỉ khi họ thiết lập được một mối quan hệ tin cậy họ mới có thể gây ảnh hưởng và tạo
động cơ cho thân chủ tạo được những thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<i><b>Khả năng thảo luận những chủ đề nhạy cảm một cách tích cực mà khơng bối rối hay sợ hãi.</b></i>
Thân chủ thường chia sẻ những câu chuyện và trải nghiệm gây sửng sốt cho nhà tham vấn. Những
chuyện này có thể làm cho những nhà tham vấn không thoải mái. Nếu thân chủ phát hiện ra rằng
nhà tham vấn của họ cảm thấy sợ hãi hay bối rối bởi những câu chuyện của họ. Họ sẽ miễn cưỡng
không muốn chia sẻ chút nào nữa; tồi tệ hơn là họ cảm thấy có lỗi vì đã gây ra sự không thoải mái
cho nhà tham vấn, hoặc họ đã là “điều gì đó sai” khi chia sẻ. Họ thậm chí cảm thấy họ cần phải
“bảo vệ” nhà tham vấn bằng cách giấu đi hoặc giảm thiểu các chi tiết nhất định. Trong trường hợp
đó trọng tâm được chuyển từ thân chủ sang nhà tham vấn.


Trẻ em cần sự hỗ trợ và tính khách quan. Trẻ cần cảm thấy rằng các em có thể chia sẻ mọi chuyện
với nhà tham vấn mà không thể chia sẻ với ai khác mà không bị phán xét. Ví dụ, nếu một trẻ kể
với bố mẹ, anh trai, chị gái, hoặc bạn bè của em rằng em vừa thử dùng ma tuý lần đầu tiên. Bố mẹ
có thể (một cách dễ hiểu) đáp lại bằng cách quát vào mặt em vì họ lo lắng cho em và sợ rằng em
sẽ làm hại chính bản thân mình. Một nhà tham vấn chun nghiệp sẽ khơng bỏ qua hành vi đó
nhưng sẽ khơng phán xét em. Nhà tham vấn sẽ giúp trẻ tìm hiểu tại sao em đã hành động như vậy.
Sau đó em suy nghĩ và cảm thấy gì. Giờ đây em suy nghĩ và cảm thấy gì. Có thể làm gì để thay đổi
các cảm giác đó để em sẽ khơng cần sử dụng thuốc nữa. Có cảm giác phán xét hay sợ hãi bởi


những điều trẻ kể, nhà tham vấn sẽ không giúp đỡ được trẻ; thể hiện sự sửng sốt hoặc ngay lập tức
chuyển đề tài,thân chủ sẽ cho rằng vấn đề của thân chủ là quá sức đối với nhà tham vấn.


<i><b>Khả năng sử dụng các nguồn lực một cách sáng tạo nhằm giúp đỡ thân chủ xây dựng các giải </b></i>
<i><b>pháp sáng kiến để đáp ứng các nhu cầu của họ</b></i>


Nhà tham vấn phải có khả năng giúp thân chủ sử dụng các nguồn lực có thể hỗ trợ thân chủ để cải
thiện tình huống của họ. Nhưng luôn nhớ rằng: nhà tham vấn không phải là cán bộ xã hội!


Nhà tham vấn đặc biệt quan tâm trong việc hỗ trợ các vấn đề tâm lý của thân chủ hơn là các khía
cạnh tình huống của vấn đề họ đang gặp phải. Nhiều nhà tham vấn ở Việt nam chỉ tập trung vào
việc cải thiện tình hình tài chính của thân chủ – họ không xem xét đến việc thân chủ của họ suy
nghĩ và cảm giác như thế nào về một số điều cụ thể. Nhưng đây lại là một vấn đề tuyệt đối quan
trọng. Ngày nay nhiều kẻ tội phạm, kẻ mại dâm, và người sử dụng ma tuý đã từng có những trải
nghiệm đau đớn khi cịn trẻ thơ mà họ không thể chia sẻ cùng ai. Sự hiện diện của MỘT người hỗ
trợ trong cuộc sống thời trẻ thơ có thể đã làm mọi chuyện khác đi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

Nhà tham vấn phải có khả năng nhận ra những nhu cầu nào của thân chủ là rất cần thiết. Phần sau
của khoá tập huấn này, chúng ta sẽ học cách đặt thứ tự ưu tiên cho các nhu cầu của thân chủ, và
cho mỗi giai đoạn của quá trình giải quyết vấn đề.


<i><b>Khả năng xác định thế mạnh của thân chủ </b></i>


Trong bất cứ mối quan hệ tham vấn nào, việc xác định và đề cao thế mạnh của thân chủ là những
việc rất quan trọng. Thân chủ có thể được khuyến khích để sử dụng những thế mạnh và khả năng
của riêng họ để chịu đựng hoặc vượt qua những khó khăn, khủng hoảng, và thách thức. Khi tình
huống của thân chủ quá tối tăm hoặc họ cảm thấy quá chán nản, thất vọng, thì mọi chuyện trong
cuộc sống của họ cũng trở nên tiêu cực. Điều này thường khiến thân chủ bỏ qua hoặc bỏ lỡ những
mặt tích cực trong cuộc sống, tính cách của họ. Trong những tình huống đó, nhà tham vấn có thể
lái thân chủ tập trung vào những điều tốt hoặc những cá tính tốt để thân chủ có cái nhìn thực tế


hơn về hoàn cảnh của họ.


<b>3. CÁC THÁI ĐỘ THAM VẤN </b>


<i><b>Quan tâm đến người khác và sẵn lòng giúp đỡ</b></i>


Điểm này khá rõ ràng, nhưng việc nhà tham vấn quan tâm đến người khác, đặc biệt là những
người đang bị tổn thương hoặc yếu ớt là vô cùng quan trọng. Nếu không thực sự quan tâm đến lợi
ích của thân chủ, nhà tham vấn sẽ rất khó thơng cảm với họ và giúp đỡ họ đạt được những mục
tiêu đặt ra và sống có ích hơn.


<b>Tôn trọng</b>


Tôn trọng nghĩa là"cảm thấy hoặc thể hiện sự coi trọng hoặc sự quý mến; xem xét hoặc đối xử một
cách khác biệt hoặc kính trọng " (Từ điển New Collegiate của Webster, 1981). Về phương diện
lịch sử, tôn trọng đã được cá nhà khoa học xã hội và khoa học tâm lý xem như là một trong những
nhu cầu thiết yếu của con người (Long, 1996). Chỉ khi nào thân chủ cảm thấy được tôn trọng họ sẽ
cởi mở với nhà tham vấn, nói một cách tự nhiên và thoải mái về những ý nghĩ và cảm giác riêng tư
của họ.


• Tơn trọng là cho mọi người quyền là chính bản thân họ và có các quan điểm, ý nghĩ và những
cảm giác riêng của riêng họ. Điều này nói lên rằng nhà tham vấn nên tránh thúc ép thân chủ ra
quyết định khi họ chưa sẵn sàng. Thân chủ sẽ không tin tưởng một người mà họ cảm thấy người
này đang phán xét hoặc thúc ép họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

nhiệm với thay đổi mà nhà tham vấn hướng dẫn họ trong q trình tìm kiếm mục tiêu họ đặt ra.
Tơn trọng thân chủ đồng nghĩa với việc tin tưởng vào khả năng thay đổi và cải thiện cuộc sống
bằng chính những khả năng vốn có của thân chủ.


• Nhà tham vấn có thể thể hiện sự tơn trọng với thân chủ bằng cách lắng nghe và thông cảm với


họ.


<b>Cởi mở</b>


Để tạo ra một bầu khơng khí tin tưởng, nhà tham vấn phải thể hiện thái độ cởi mở và thân thiện
với thân chủ, không kể đến độ tuổi, giới tính và trình độ giáo dục của họ... Thái độ cởi mở có thể
thể hiện bằng lời hoặc khơng bằng lời nói. Cởi mở có thể được thể hiên bằng việc mỉm cười và
động chạm phù hợp, nói giọng bình tĩnh và thẳng thắn (nhưng khơng xoa dịu hay trịch thượng)
<b>Chấp nhận</b>


Hầu hết thân chủ của anh/ chị sẽ khác anh/ chị - cả về độ tuổi, giới tính, địa vị, tình hình kinh tế,
tơn giáo hay trình độ giáo dục. Với tư cách là một nhà tham vấn, nhiệm vụ của anh/ chị là chấp
nhận thân chủ như chính bản thân họ chứ không phải là anh/chị nghĩ họ nên là thế nào. Điều này
có nghĩa là anh/ chị chấp nhận quyết định, niềm tin, và những lo lắng của họ cho dù anh/ chị có
đồng ý với họ hay khơng. Hãy ln nhớ rằng anh/ chị có thể khơng tán thành cách cư xử hay hành
động của một người nào đó nhưng anh/ chị vẫn chấp nhận họ như một con người; "Không nên
phán xét cũng như bỏ qua các hành vi của thân chủ " (Long, 1996).


Một phản ví dụ về sự chấp nhận là xu hướng tiêu cực đối với những trẻ bị gọi là "trẻ hư". Điều này
khơng chỉ làm tổn thương đến lịng tự trọng của trẻ mà cịn có thể trở thành một "lời báo trước về
ý nguyện". Việc anh/ chị tách bạch hành vi khỏi con người là vô cùng quan trọng, nó chuyển tải
tới thân chủ một nội dung rằng: “Hành vi của cháu là không thể chấp nhận, nhưng tôi vẫn tôn
trọng và chấp nhận bản thân cháu”


Chấp nhận cũng có nghĩa là sẵn sàng đánh giá cao thân chủ mà khơng kể đến những gì xấu xa, tồi
tệ đã xảy ra với họ trong quá khứ, hoặc những cá tính làm anh/ chị cảm thấy khơng vừa lịng
(chẳng hạn, nếu trẻ là một kẻ phạm tội, trẻ sử dụng thuốc phiện hoặc trẻ bán dâm). Nếu anh/ chị
phải đối mặt với một trường hợp mà anh/ chị khó chấp nhận thân chủ hoặc cảm thấy khơng thể
giúp gì được, thì anh/ chị nên giới thiệu thân chủ đến với nhà tham vấn khác (trên thực tế đó là
một trách nhiệm mang tính nguyên lý/đạo đức nghề nghiệp của nhà tham vấn).



<b>Quan tâm đến nhu cầu của thân chủ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

họ.


Ví dụ: giả sử anh/ chị đang tham vấn cho một trẻ 13 tuổi, được giới thiệu đến chỗ anh/chị vì cơ bé
quan hệ tình dục khơng đứng đắn và có những hành vi có nguy cơ. Cơ bé tỏ ra rắn rỏi và không
cần bất cứ một sự giúp đỡ nào. Lúc đầu cô bé không tôn trọng anh/ chị và tuyên bố một cách
khiếm nhã rằng "anh/ chị sẽ không bao giờ hiểu cô bé ". Anh/ chị thường thấy khơng thích những
trẻ như thế này. Nhưng việc "thích" hay "khơng thích" cơ bé độc lập với việc cô bé đang cần sự
giúp đỡ của anh/ chị. Với tư cách là nhà tham vấn của cô bé, anh/ chị phải đặt các cảm giác của
anh/ chị sang một bên (điều này có thể là một thách thức lớn) và cố gắng xây dựng lịng tin với cơ
bé. Đó là bước đầu tiên để giúp đỡ cơ bé thốt khỏi nguy hiểm. Khi anh/ chị đã xây dựng được
lòng tin với cô bé và anh/chị thể hiện sự chấp nhận của mình khơng kể đến hành vi của cơ bé thì
cơ bé sẽ có ý thức hơn trong việc xem xét hoặc chấp nhận một cách nhìn mới .


Nhà tham vấn thường không nhận được những sự ghi nhận hoặc đánh giá cao cho những nỗ lực
của họ. Nhà tham vấn sẽ hài lịng khi điều đó xảy ra, nhưng nếu chúng không xảy ra, nhà tham vấn
vẫn phải sẵn lòng theo đuổi các nhu cầu của thân chủ.


<b>Sự chân thành</b>


Một nhà tham vấn chân thành là người đáng tin cậy, chân chính và thành thật với thân chủ. Nếu
nhà tham vấn đối xử giả dối hoặc không thành thật với thân chủ, họ sẽ không cởi mở và tiết lộ với
nhà tham vấn những ý nghĩ, cảm giác thật và những hy vọng về tương lại của họ. Sự thành thật ở
đây nghĩa là mọi hành vi của chúng ta không được che đậy bởi một thứ vỏ bọc nào; giao tiếp cởi
mở với thân chủ mà không che dấu bởi một sự nguỵ biện về vai trị của mình (Long, 1996). Thân
chủ hầu hết là thường rất nhạy cảm khi nhà tham vấn "chỉ đơn thuần làm công việc của họ", khi
nhà tham vấn không chân thành hoặc không hứng thú và không quan tâm tới họ, hoặc khi nhà
tham vấn đang “giả vờ” lắng nghe.



<b>Thông cảm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

của họ sẽ kém hiệu quả hơn.


Để bắt đầu quá trình tham vấn, trước tiên nhà tham vấn phải hiểu thấu thân chủ họ đang giúp đỡ.
Hãy xem ví dụ sau:


Giả sử rằng anh/ chị đang có vấn đề về mắt và quyết định đến một bác sĩ về mắt để khám. Sau khi
nghe anh/ chị kể vắn tắt về tình hình, bác sĩ liền tháo kính của ông ra và đưa cho anh/ chị. "Đeo
cặp kính này vào," bác sĩ nói. "Tơi đã đeo cặp kính này mười năm rồi, nó thực sự giúp đỡ tơi rất
nhiều. Tơi có một cặp khác ở nhà; anh/ chị có thể dùng cặp kính này." Anh/ chị đeo kính vào
nhưng chỉ thấy mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. "Thật là tệ" anh/ chị kêu lên. "Tôi chẳng nhìn thấy gì
cả!", "ồ, có gì khơng ổn vậy?" bác sĩ hỏi. "Cặp kính đó đã rất tốt đối với tôi. Cố lên nào." "Tôi
đang cố," anh/ chị khẳng định. "Mọi thứ đều mờ ảo." "ồ có vấn đề gì với anh/ chị vậy?. Hãy nghĩ
một cách tích cực lên xem nào." "Vâng tơi tuyệt đối khơng thể nhìn thấy gì ." "Anh/ chị có thấy
mình vơ ơn khơng?, "Sau tất cả những gì tơi đã làm để giúp đỡ anh/ chị !"" bác sĩ trách móc. Cịn
anh/ chị liệu có khi nào anh/ chị quay lại với vị bác sĩ đó nữa khơng?. Tơi có thể hình dung như
thế là khơng tốt. (Trích từ Bảy thói quen của những người thành đạt của Stephen Covey, trang
236).


Thông cảm nghĩa là anh/ chị nhìn sự việc trên quan điểm của người khác; nó khơng có nghĩa là
anh/ chị trơng đợi mọi người nhìn sự việc qua con mắt của anh/ chị. Thơng cảm theo nghĩa đen là
hiểu trải nghiệm của người khác – bao gồm cảm giác ý nghĩ và hành vi của người đó.


<b>Ghi nhớ:</b>


1. Hãy cho người khác có những quyền mà anh/ chị có theo quan điểm của riêng anh/ chị. Hãy
chuyển tới thân chủ bức thông điệp rằng:"Việc anh/ chị nghĩ khác tôi là không sao cả." Việc này
quả là khó đặc biệt khi anh/ chị bất đồng quan điểm với người khác, nhưng anh/ chị hãy nhớ rằng


trong tham vấn việc anh/ chị thể hiện có cùng quan điểm với thân chủ là không quan trọng.
2. Không nên để thân chủ bị cuốn vào thế giới quan của anh/ chị. Thay vào đó nhà tham vấn phải
hồ nhập với cách nhìn nhận của thân chủ để giúp họ đi theo hướng phù hợp nhất với tính cách và
tình huống của họ.


Thơng cảm sẽ giúp anh/ chị thay đổi, thuyết phục và tạo động cơ cho thân chủ. Thông cảm cũng
giúp anh/ chị tăng cường khả năng khoan dung, kiên nhẫn và yêu thương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

Các em quen với việc được đối xử theo kiểu tương ứng . Nếu nhà tham vấn thay đổi cách phản hồi
lại hành vi của các em thì các em cũng sẽ thay đổi cách xử sự của mình. “Hơm nay, cháu có vẻ
giận dữ và khơng muốn nói chuyện. Vậy cũng được và cơ sẽ ở đây nếu cháu cần ai đó để chia sẻ ”
<b>Tổng kết:</b>


• Lịng tin là nền tảng của mọi mối quan hệ lành mạnh, và là yếu tố đặc biệt quan trọng trong tham
vấn có hiệu quả.


• Một số thái độ chủ yếu trong nghề tham vấn, bao gồm tôn trọng, cởi mở, chấp nhận, quan tâm
đến nhu cầu của thân chủ, và thành thật. Đặc biệt quan trọng là thái độ thông cảm, thái độ này giúp
anh/chị nhìn nhận tình huống từ góc độ của thân chủ chứ không phải của anh/chị. Thái độ này
khác với thái độ đồng cảm - thái độ thể hiện sự đáng tiếc cho thân chủ. Thân chủ không cần sự
thương hại của anh/chị; họ cần sự cảm thơng và hỗ trợ của anh/chị.


• Các kỹ năng tham vấn quan trọng gồm khả năng giao tiếp rõ ràng và cởi mở với thân chủ, khả
năng nhận ra và đề cao thế mạnh của thân chủ, đặc biệt hướng dẫn thân chủ sử dụng các thế mạnh
đó để giúp họ vượt qua những khó khăn họ đang phải đối mặt.


Phỏng theo P.K. Odhner. (1998). Introduction to Social Work Practice, Volume I, Module II, and V. Long. (1998).
Communication Skills in Helping Relationships, pp. 76-81.


<b>CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH THAM VẤN</b>


<b>1. Giai đoạn 1: Xây dựng mối quan hệ mật thiết và lòng tin tưởng</b>


- Đảm bảo cho thân chủ cảm thấy an toàn, thoải mái về môi trường vật lý


- Thông báo cho thân chủ về quá trình tham vấn, những vấn đề liên quan đến kỹ thuật như:
độ dài của buổi gặp mặt, thời gian gặp mặt, số buổi gặp mặt, tần suất gặp mặt, vấn đề pháp
lý,…


Kỹ năng lắng nghe, thấu cảm và một số kỹ năng khác có thể hỗ trợ để thiết lập mối quan hệ.
<b>2. Giai đoạn 2: Khám phá vấn đề</b>


- Nhà tham vấn sử dụng kỹ năng thấu cảm ở cấp độ cao và sử dụng các câu hỏi thăm dò để
khám phá vấn đề của thân chủ


- NTV cần xem xét lại những đánh giá nhận xét ban đầu của mình và có thể thay đổi nếu cần
thiết.


<b>3. Giai đoạn 3: Thấu hiểu và thiết lập mục tiêu</b>


- Thân chủ có thể để nhà tham vấn đương đầu với anh ta (cơ ta) và có thể đặt câu hỏi thăm dò với
nhà tham vấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

nhưng cũng phái chú ý đến nhu cầu của thân chủ. Nhà tham vấn chia sẻ vớí thân chủ những điều
mà mình khám phá được và thân chủ bắt đầu giải quyết vấn đề dựa trên việc thiết lập những mục
tiêu được xây dựng dựa trên những khám phá đó.


- Ở giai đoạn này, nhà tham vấn sử dụng kỹ năng đương đầu và thông đạt.
<b>4. Giai đoạn 4: Giải quyết vấn đề</b>


- Thân chủ bắt đầu giải quyết những vấn đề đã được khám phá ở giai đoạn 3 mà cả nhà tham


vấn và thân chủ đều ưng thuận.


- Thân chủ là người tự chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề của mình một cách chủ động.
- Khi thân chủ đã thấu hiểu vấn đề thì TC sẽ sẵn sàng kết thúc cuộc tư vấn.


<b>5. Giai đoạn 5: Kết thúc</b>


Mối quan hệ nhà tham vấn và thân chủ là một trong số ít những mối quan hệ kết thúc khi hết thời
hạn và thường thân chủ (nhà tham vấn) sẽ có những cảm giác mất mát, hẫng hụt. Chính vì vậy,
trước khi kết thúc quá trình tham vấn thì nhà tham vấn nên nới lỏng mối quan hệ với thân chủ để
tránh sự hẫng hút, bịn rịn có thể xảy ra.


<b>6. Giai đoạn 6: Tiếp tục xem xét</b>


- Sau khi kết thúc cuộc tham vấn, thân chủ có thể quay lại do nảy sinh vấn đề mới hay muốn
làm rõ hơn vấn đề cũ, thân chủ muốn hiểu bản thân mình một cách sâu sắc hơn. Khi đó nhà
tham vấn cùng thân chủ tiếp tục xem xét đề xác định thân chủ quay lại để tư vấn hay giới
thiệu đến một nhà tư vấn khác.


- Việc tiếp tục xem xét này thường diễn ra trong khoảng một vài tuần đến 6 tháng sau khi
kết thúc quá trình tham vấn.


- Qua đây nhà tham vấn có thể nhìn nhận những kỹ thuật đã thực hiện được thành công đến
đầu và để nhà tham vấn tăng cường những thay đổi trong quá khứ.


- Nhà tham vấn có thể xem xét vấn đề của thân chủ bằng điện thoại hoặc gửi thư.
<b>B. NHỮNG KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢN</b>


<b>I. KỸ NĂNG MỜI (INVITATIONAL SKILLS)</b>
<b>1 . Lắng nghe câu chuyện của khách hàng</b>



- Nhu cầu của con người là được giao tiếp và được người khác hiểu mình.


- Khách hàng sẽ sẵn sàng tự tìm hiểu về mình hơn khi họ tìm được một sự lắng nghe không đi kèm
với những đánh giá.


- Kỹ năng mời cho phép chuyển thông điệp đến khách hàng rằng chúng ta đang lắng nghe và
<i>quan tâm đến câu chuyện của khách hàng.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

<b>2. Lắng nghe qua cử chỉ phi ngôn ngữ</b>


Cử chỉ phi ngơn ngữ ảnh hướng lớn đến q trình giao tiếp của chúng ta
Cử chỉ phi ngôn ngữ cần chuyển tải: Sự lắng nghe, quan tâm, cởi mở, và an toàn


Chú ý vấn đề đa nghĩa của cử chỉ phi ngôn ngữ: Nhất là những người xuất phát từ những nền văn
hoá, điều kiện sống khác nhau.


<b>Bao gồm: </b>


<i><b>1. Tiếp xúc bằng ánh mắt</b></i>
<i><b>2. Vị trí thân thể</b></i>


<i><b>3. Giọng nói</b></i>
<i><b>4. Im lặng tích cực</b></i>


<i><b>5. Biểu hiện của khn mặt và các ngữ điệu khác</b></i>
<i><b>6. Khoảng cách cơ thể</b></i>


<i><b>7. Va chạm</b></i>



<i><b>2.1. Tiếp xúc bằng ánh mắt</b></i>


- Nhìn thẳng vào mắt khách hàng, nhưng khơng nhìn liên tục, xoi mói.


- Thỉnh thoảng có thể nhìn đi chỗ khác, nhưng nhà tư vấn không được tránh ánh mắt của khách
hàng liên tục.


- Nếu cảm thấy khách hàng không thoải mái khi nhà tư vấn nhìn vào mắt, có thể nhìn đi cúi xuống
một chút nhưng phải thể hiện sự chú ý tập trung lắng nghe và tôn trọng khách hàng.


- Lưu ý vấn đề giới tính/văn hố trong khi tiếp xúc bằng ánh mắt với khách hàng.


- Trong điều kiện nhất định, nhà tư vấn có thể thảo luận vấn đề này với khách hàng để tạo nên sự
thoải mái.


<i><b>2.2. Vị trí thân thể</b></i>


- Ngồi thẳng, khi lắng nghe câu chuyện của khách hàng, đầu nghiêng hướng về phía khách hàng.
Ngả nhẹ người ra phía sau nghế nhưng khơng nên ngồi tựa sát vào nghế.


- Hai tay để lên đùi, hoặc nắm khẽ vào nhau, hoặc cử động hai tay với tốc độ vừa phải. Không nên
khoanh tay trước ngực.


- Nếu cảm thấy không thoải mái khi ngồi đối diện trước khách hàng, nhà tư vấn có thể xin phép
khách hàng đi ra ngoài chuẩn bị một tư thế sẵn sàng, thoải mái hơn và quay lại.


<i><b>2.3. Im lặng tích cực</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

- Đối với khách hàng: Im lặng để khách hàng tự suy nghĩ hoặc trong tình huống cần sắp xếp lại
những sự kiện, những vấn đề cần trình bày.



- Đối với nhà tư vấn: Im lặng sẽ giúp nhà tư vấn sắp xếp và tóm tắt lại những vấn đề khách hàng
đã đề cập đến.


- Khi có sự im lặng giữa khi nhà tư vấn đang lắng nghe câu chuyện của khách hàng, để khách
hàng bắt đầu trước.


<i><b>2.4. Giọng nói</b></i>


- Giọng nói khơng q to, khơng q nhỏ.


- Những người nói chưa đúng chính tả, hoặc nói tiếng địa phương cần lưu ý chỉnh sửa. Trong quá
trình học và thực tập, nhà tư vấn cần lưu ý rất nhiều đến việc ghi lại giọng nói của mình để có
những điều chỉnh phù hợp.


- Khi khách hàng có biểu hiện khó khăn trong việc lắng nghe nhà tư vấn, nhà tư vấn phải tăng cao
giọng lên.


- Khi nhà tư vấn gặp khó khăn trong việc lắng nghe khách hàng, có thể trao đổi trực tiếp với khách
hàng để thay đổi vị trí ngồi.


- Nhà tư vấn có thể tham khảo và hỏi ý kiến của những người xung quanh để tìm hiểu những nhận
xét của người xung quanh về giọng nói của mình.


<i><b>2.5. Biểu hiện của khn mặt và các ngữ điệu khác</b></i>


Những nhà tư vấn theo trường phái phân tâm cổ điển (Freud) khơng hồn tồn đồng ý với việc thể
hiện ngữ điệu và nét mặt của nhà tư vấn trong quá trình làm việc. Trong khi đó những người theo
trường phái thân chủ trọng tâm/con người trọng tâm (Roger) thì cho rằng biểu hiện của khuôn mặt
là một phương tiện chuyển tải xúc cảm chân thực của nhà tư vấn đến khách hàng của mình.


- Khn mặt ln hướng về phía khách hàng.


- Biểu hiện khn mặt thể hiện xúc cảm, tình cảm của nhà tư vấn vì vậy cần được sự thống nhất
giữa xúc cảm tình cảm và sự thể hiện ra bên ngoài. Tránh sự mâu thuẫn giữa những biểu hiện ngữ
điệu.


Ví dụ . Khi khách hàng nói “Tôi rất buồn”, nhà tư vấn đáp lại “Tôi biết, ở vào vị trí của anh thì ai
cũng buồn” nhưng mỉm cười và quay mặt đi chỗ khác.


Chú ý: Những thể hiện tình cảm, xúc cảm của con người cũng có sự khác biệt về văn hoá.
<b>2.6</b><i><b>. Khoảng cách cơ thể</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

- Với một số nhà tư vấn và khách hàng có khó khăn khi lắng nghe, có thể trao đổi với khách hàng
về khoảng cách giữa hai người


- Khi đã giữ một khoảng cách nhất định nhưng khách hàng vẫn muốn ngồi gần hoặc có những thể
hiện về sự gần gũi, nhà tư vấn phải nhanh chóng nhận ra và điều chỉnh một khoảng cách thích hợp
và “an tồn” nhất.


<i><b>2.7.Va chạm</b></i>


- Đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi và nhạy cảm trong tư vấn.


- Đây cũng là một kỹ năng được sử dụng lâu đời trong lịch sử tư vấn, trị liệu. Ví dụ, khi Freud áp
dụng phương pháp tự do liên tưởng để khuyến khích khách hàng kể ra câu chuyện của mình, ơng
để tay lên trán của khách hàng.


- Đối với đa số khách hàng, việc nắm tay hay va chạm nhất định sẽ chuyển tải đến cho khách hàng
hiểu rằng nhà tư vấn quan tâm đến khách hàng. Có thể nắm tay, vỗ vai đối với những khách
<b>hàng ít tuổi hơn, nhưng phải chú ý phản ứng của khách hàng sau khi va chạm.</b>



- Đối với khách hàng khác giới, hoặc những khách hàng mà nhà tư vấn chưa hiểu rõ, việc nắm tay
hay vỗ vai sẽ gây ra những hiểu nhầm của khách hàng. Sự va chạm lúc này có thể được coi như là
biểu hiện của thiếu tơn trọng, kích thích những hành vi không mong đợi.


<b>3.Những câu hỏi gợi mở: Mời khách hàng thể hiện bản thân</b>


Nếu những cử chỉ phi ngôn ngữ gửi đến khách hàng một thông điệp về một môi trường an tồn
(Tơi ở đây và sẵn sàng lắng nghe bạn) thì kỹ năng gợi mở chuyển đến khách hàng một thông điệp
khác: Nhà tư vấn đang lắng nghe khách hàng (Hãy nói nhiều hơn về câu chuyện của bạn)


<b>Bao gồm:</b>


Những câu gợi mở
Những câu khuyến khích


Những câu hỏi mở/những câu hỏi đóng


<i><b>Những câu gợi mở</b></i>: Quyền chủ động hỏi ban đầu thuộc về nhà tư vấn, nhưng sự sẵn sàng chia sẻ
ln ở phía khách hàng.


<b>Những câu có thể sử dụng để gợi mở</b>


Bạn nói bạn có chuyện muốn chia sẻ với tơi, bạn có thể nói cho tôi biết cụ thể hơn được không?
Bạn muốn được chia sẻ về mối quan hệ tình cảm của mình, mối hệ cụ thể mà bạn đang muốn nói
đến là gì?


Sáng nay bạn có vẻ buồn, bạn có muốn nói về điều đó khơng?
Bạn có thể nói rõ thêm về …..



Điều gì bạn thực sự muốn nói hơm nay…..
Điều bạn đang băn khoăn nhất hiện nay là gì…


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

Bạn đã từng nói với tơi rằng, điều khiến bạn phải suy nghĩ nhiều là… bạn có muốn nói tiếp về
điều đó khơng?


Trong buổi làm việc hơm nay, bạn muốn nói về điều gì?


<i><b>Những câu khuyến khích: </b></i>Là những câu nói ngắn thể hiện sự ủng hộ, lắng nghe của nhà tư vấn
khi khách hàng đang nói:


<b>Những câu sử dụng khuyến khích:</b>
À, ra thế,


Thế hả


Tơi hiểu bạn đang nói đến..
Tơi hiểu


Đúng vậy
U hừm…
Có lẽ vậy


Tơi vẫn đang lắng nghe đây….


<i><b>Những câu hỏi mở và những câu hỏi đóng</b></i>


Câu hỏi mở là câu hỏi có nhiều lựa chọn trả lời và giúp tiếp nối câu chuyện. Câu hỏi đóng là câu
hỏi chỉ có một phương án trả lời.



Lưu ý khi sử dụng câu hỏi mở: Trong một số trường hợp, khi khách hàng của mình nói ra một sự
kiện, việc dùng câu hỏi mở là cần thiết để lấy thêm thông tin nhưng cần:


+ Tránh đặt câu hỏi mở cho những khách hàng dễ bị tổn thương khi mối quan hệ tư vấn chưa
<i>hoàn toàn bền vững</i>


<i>+ Khi khách hàng chưa sẵn sàng.</i>


<i>+ Cần lựa chọn thông tin để hỏi, khơng đi tản mát.</i>
Ví dụ:


<i>Câu hỏi đóng</i>


Bạn đã kết hơn chưa?


Tình trạng khó khăn của bạn tốt rồi
chứ?


Bạn có nỗi lực để giải quyết vấn đề
của mình khơng?


Anh có thích cách cư xử của cơ ấy
khơng?


<i>Câu hỏi mở</i>


Bạn có thể nói cho tơi biết về tình trạng hơn
nhân hiện nay của bạn?


Bạn đã làm gì để thay đổi tình trạng khó


khăn của mình?


Những nỗ lực của bạn để đối phó với điều đó
ra sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

khiến anh khơng thích khơng?


<b>Mẹo</b>


<i><b>Khi chuẩn bị chọn một vị trí nhất định trước khi ngồi với khách hàng, hãy thở sâu và thư giãn</b></i>
<i><b>Hãy đẩy quả bóng sang chân khách hàng, câu chuyện là của khách hàng nên hãy để khách</b></i>
<i><b>hàng kể về chuyện của họ.</b></i>


<i><b>Sau 1-2 câu hỏi mở, có thể dừng lại một thời gian để lắng nghe, dùng những lời khuyến khích</b></i>
<i><b>hoặc gật đầu.</b></i>


<i><b>Khi có sự im lặng, hãy để khách hàng nói trước</b></i>
<i><b>Khơng sử dụng nhiều câu hỏi mở ngay từ ban đầu</b></i>


<i><b>Việc sử dụng câu hỏi đóng trong nhiều trường hợp rất tốt vì sẽ kiểm định lại những thông tin</b></i>
<i><b>chưa chắc chắn.</b></i>


<b>II. KỸ NĂNG PHẢN HỒI (REFLECTING SKILLS)</b>


- Kỹ năng mời: Chuyển thông điệp đến khách hàng rằng nhà tư vấn đang lắng nghe câu chuyện
của khách hàng nhưng không chỉ rõ mức độ hiểu của bạn về vấn đề hay câu chuyện khách hàng
đang nói tới. Có thể gặp ở mọi cuộc giao tiếp: bạn bè, gia đình, người quen.


- Kỹ năng phản hồi: Được sử dụng bởi những người làm công tác trợ giúp. Giúp thúc đẩy quá
trình khai thác những sự kiện, cảm xúc, suy nghĩ của khách hàng. Sử dụng ngôn ngữ của nhà tư


vấn đề chuyển tải đến khách hàng sự hiểu biết của nhà tư vấn về cảm xúc, suy nghĩ của khách
hàng.


<b>1. Chức năng của phản hồi:</b>


1. Chuyển tải mức độ hiểu và thấu cảm của nhà tư vấn đến với khách hàng.


2. Phản chiếu lại những gì đã nghe thấy, giúp cho khách hàng nhìn lại cảm xúc của mình.
Giúp cho cả nhà tư vấn và khách hàng nhìn lại cảm xúc của mình.


3. Khám phá sâu hơn về những trải nghiệm của khách hàng.


4. Nắm bắt được những khía cạnh quan trọng nhất trong thơng điệp của khách hàng mà đôi
khi khách hàng không nhận thấy hoặc cố gắng che đậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

- Hầu hết ở mọi nền văn hố, người ta đều ngại nói ra những xúc cảm của mình một cách trực tiếp
mà người ta thường chọn cách nói về các sự kiện, nội dung.


Bao gồm


<i><b>Nội dung</b></i>


Cái gì đã xảy ra- Tóm tắt


<i><b>Cảm xúc</b></i>


Cảm xúc của khách hàng
khi đó- Phản hồi cảm xúc


<i><b>Ý nghĩa</b></i>



Ý nghĩa cá nhân qua những
sự kiện- Phản hồi ý nghĩa.


<b>2.Những kiểu phản ứng của khách hàng</b>


Tư duy lơ gích: Dễ bộc lộ bản thân sau khi nhà tư vấn làm bật lên ý nghĩa vấn đề mà họ đang
muốn nói tới. Khách hàng sẽ đi sâu thảo luận vấn đề ở mức sâu hơn.


Nói nhiều về sự kiện những khơng thoải mái khi thể hiện cảm xúc hay không muốn tiết lộ nhiều
vấn đề cá nhân.. Kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng chỉ chia sẻ và bộc lộ ý nghĩa khi cảm
thấy nhà tư vấn có đủ năng lực chun mơn, đáng tin cậy và sự trợ giúp an toàn.


<b>2.1.Phản hồi nội dung </b>


<i><b>a) Kỹ năng tóm tắt</b></i>:


<i><b>Tóm tắt như thế nào: </b></i>Lắng nghe kỹ câu chuyện của khách hàng trước khi tóm tắt. Dùng ngơn ngữ
của nhà tư vấn để tóm gọn lại những gì khách hàng đã nói với thái độ khơng đánh giá.


<i><b>Thời điểm:</b></i>


Khi có được những thông tin nhất định và cần làm rõ thơng tin.
Trước đó là những câu hỏi mở, gợi mở, khuyến khích.


Khi khách hàng đưa q nhiều thơng tin, hay khách hàng đã nói q nhiều.
<b>Ví dụ 1: </b>


<b>- Vậy là từ sáng đến giờ anh và tôi trao đổi về những thay đổi gần đây về sức khoẻ của anh và</b>
những lo lắng của anh hiện nay.



<b>- Xin lỗi, để tơi nhắc lại những gì chị vừa nói để chắc chắn rằng tôi hiểu đúng ý của chị nhé. Việc</b>
con trai chị thường xuyên về muộn đã làm cho chị rất lo lắng. Chị đã mang vấn đề này thảo luận
với chồng chị nhưng chị cảm thấy anh ấy không quan tâm lắm và điều này làm chị càng thêm lo
lắng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

<b>Ví dụ 2:</b>


TVV: Hơm trước anh muốn nói về những căng thẳng trong quan hệ với vợ? Anh có muốn tiếp tục
nói về vấn đề này không (Gợi mở)


KH: Cũng được, tôi chẳng biết phải bắt đầu lại như thế nào nữa, chị biết hết rồi đấy
TVV: Anh cứ nói đi (Khuyến khích)


KH: Tơi thấy tình trạng ngày càng tệ đi, mà sao cơ ấy lại có thể cư xử tệ đến thế nhỉ?
TVV: Anh nói, cơ ấy “cư xử tệ”, cụ thể là cô ấy đã cư xử như thế nào? (Câu hỏi mở)


KH: Cô ấy nhắn tin cho tôi và nói, tơi là kẻ bỏ đi. Mà tơi đã chịu đựng cô ấy lâu lắm rồi. Chị thử
tưởng tượng xem có một người vợ nào có thể đi chơi qua đêm rồi dám nhắn tin cho chồng mình
như vậy khơng? Tơi khơng biết mình có lỗi gì mà cơ ấy cư xử với tơi như vậy.


TVV: Theo anh nói, việc vợ anh không về nhà và nhắn tin cho anh làm cho anh tình trạng hiện
nay trong quan hệ của anh và cô ấy căng thẳng hơn. Anh cũng tự hỏi mình xem lý do nào khiến vợ
anh lại đối xử với anh như vậy (Tóm tắt)


<b>Gợi mở Khuyến khích Câu hỏi mở Khuyến khích Tóm tắt</b>
<b>b) Những vấn đề thường gặp khi tóm tắt</b>


- Chỉ nêu những sự kiện riêng rẽ hoặc chỉ nhắc lại lời của khách hàng.
<i>- Không nghe hết vấn đề.</i>



<i>- Lo lắng về những điều mình sẽ nói tiếp.</i>


<i>- Đánh giá về những gì khách hàng vừa nói hoặc đứng về một phía nào đó trong câu chuyện của</i>
<i>khách hàng.</i>


<b>2.2.</b> <b>Phản</b>


<b>hồi cảm xúc:</b>


- Đây là một trong những kỹ năng khó trong q trình tư vấn. Bởi vì nhà tư vấn phải sử dụng ngơn
ngữ của mình để nói về những cảm xúc mà khách hàng đề cập đến trong câu chuyện của mình một
cách trực tiếp hay gián tiếp.


- Tập trung vào cảm xúc, không tập trung vào sự kiện, suy nghĩ.
- Có thể thơng qua ngơn ngữ hay phi ngơn ngữ.


- Có thể phản hồi cảm xúc về những gì đang diễn ra ngay lúc đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

- Giúp khách hàng hiểu hơn về cảm xúc của mình.


<i><b>a) Những khó khăn khi phản hồi: Theo Roger (1991)</b></i>


- Khách hàng thường không nhận ra được cảm xúc của chính mình


- Cần sự nhạy cảm để nhận ra những xúc cảm ẩn chứa sau mỗi lời nói (yếu tố văn hố, điều kiện
sinh sống, gia đình… ảnh hưởng đến cách thể hiện cảm xúc của những khách hàng và của chính
nhà tư vấn)


- Khách hàng khơng muốn chia sẻ cảm xúc hay đổ lỗi cho người khác khi nhận ra được xúc cảm


của mình


- Nhà tư vấn có thể thất vọng khi khách hàng khơng đáp lại sự phản hồi xúc cảm của nhà tư vấn
- Yếu tố giới tính.


<i><b>b) Cách thức phản hồi: </b></i>


Hai bước phản hồi:


(1)<i><b>Xác định cảm xúc của khách hàng bằng cách nghe kỹ, đặt tên cho cảm xúc</b></i>. Nếu không thể
xác định được cảm xúc của khách hàng hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của khách hàng


(2)<i><b> Chỉ ra, đọc rõ những tình cảm ẩn chứa của khách hàng mà nhà tư vấn tìm ra trong câu</b></i>
<i><b>nói hoặc cách nói của khách hàng</b></i>. Gợi ra những cảm xúc bằng cách đặt những câu hỏi phản
ánh những cảm xúc của khách hàng. Ví dụ: Nếu đặt mình trong trường hợp ấy, tôi sẽ rất lo sợ.
<b>Bạn/anh/chị cảm thấy………..khi…………..</b>


NHỮNG TỪ CHỈ CẢM XÚC


<b>Dương tính</b> <b>Âm tính</b> <b>Trung tính</b>


Vui, hân hoan, hạnh phúc, hài
lòng, sướng, sung sướng, thoái
mái, khoan khoái, tự hào, phấn
khích, hồ hởi, hả hê, được đền
đáp, được đánh giá, có giá trị, có
sức mạnh, thanh thản, háo hức,
……….
………



Buồn, buồn phiền, hốt hoảng, sợ, âu
sầu, chán nản, mất niềm tin, rầu rĩ,
căm giận, tức giận, bực bội, tuyệt
vọng, chán nghét, đau khổ, bi quan,
hụt hẫng, thất vọng, rối bời, hoang
mang, thừa thãi, vô giá trị, bị mất mặt,
bị xỉ nhục, bị hành hạ, không được coi
trọng, khinh thường, bức bối, tủi phận,
cô đơn.


Hồi hộp, băn khoăn,
thấp thỏm, bâng
khuâng,


………
………


<b>c) Những vấn đề cần tránh:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

<i>Đợi quá lâu mới phản hồi cảm xúc</i>


<i>Chuyển từ phản hồi cảm xúc sang thành một câu hỏi: </i>


Ví dụ: Bạn có cảm thấy buồn khi cha mẹ bạn chia tay nhau?
<i>Kết hợp giữa một câu phản hồi cảm xúc và một câu hỏi mở:</i>


Ví dụ: Bạn nói bạn rất cơ đơn khi khơng ai hiểu bạn, vậy bạn có người bạn thân nào
khơng?


<i>Tập trung sai đối tượng:</i>



Ví dụ: Vậy là mọi người khơng u q anh.


Nêu chuyển thành: Anh cảm thấy mình khơng được mọi người yêu quý


<i>Để khách hàng dẫn dắt quá nhiều<b>:</b></i> Phải xin lỗi cắt lời khách hàng trong những lúc cần thiết,
khơng để khách hàng dẫn mình đi hết chuyện này đến chuyện khác.


<i>Phản hồi quá nông hay q sâu: </i>


Ví dụ: Mẹ tơi chẳng bao giờ lắng nghe tơi cả, mấy người con trai nói gì mẹ tơi cũng nghe,
cịn tơi nói gì bà ấy cũng bỏ ngoài tai


Phản hồi quá sâu: Chắc bạn phải tức điên lên ấy chứ


Phản hồi q nơng: Có gì đâu, chắc bạn cũng bực mình một chút thơi.
<b>Mẹo:</b>


<i><b>- Dùng kỹ năng mời, tóm tắt trước khi có đủ thơng tin để phản hồi cảm xúc</b></i>


<i><b>- Nếu gặp khó khăn trong việc xác định cảm xúc của khách hàng, có thể đặt mình vào vị trí</b></i>
<i><b>của khách hàng</b></i>


<i><b>- Cố gắng dùng từ chỉ cảm xúc khác với những từ khách hàng đang dùng</b></i>
<i><b>- Không nên đồng ý với khách hàng khi họ đang cố gắng đổ lỗi cho người khác.</b></i>


Theo Daignieout. M, những câu hỏi sau có thể giúp nhà tư vấn trong quá trình phản hồi cảm xúc:


 <i>Các cảm xúc gì và cảm xúc chính là gì ở người xin giúp đỡ hiện giờ.</i>



 <i>(Khi không thể trả lời chính xác câu hỏi trên ) Tơi có cảm giác gì khi nghe</i>


<i>người xin giúp đỡ nói với tơi về tình huống của anh ta?</i>


 <i>Người xin giúp đỡ xây dựng các sự kiện trong khi kể với ý gì? Ví dụ, ta thấy</i>


<i>sự bất cơng, thấy hậu quả của những sai lầm, sự ngẫu nhiên, sự khiêu</i>
<i>khích…</i>


 <i>Tơi có thể dùng ngơn ngữ gì để nói với anh ta về nhận thức của tôi với</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

Phản hồi ý nghĩa được tiến hành sau khi phản hồi nội dung và phản hồi xúc cảm. Mục tiêu của
phản hồi ý nghĩa:


<i>-Hiểu được ý nghĩa của những sự kiện, những vấn đề đối với riêng từng khách hàng cụ thể, </i>
<i>- Hiểu được quan điểm, cách nhìn nhận của khách hàng về bản thân, về người khác, và về cuộc</i>
<i>sống.</i>


<i><b>Phản hồi ý nghĩa có ba kiểu</b>: (1) Nêu ý nghĩa ẩn chứa, (2) Hiểu được cách nhìn nhận của khách</i>
hàng , (3) Tóm tắt


<i><b>Nêu ý nghĩa ẩn chứa:</b></i>


Nhà tư vấn cố gắng để nhắc lại, thâu tóm lại tồn bộ những sự kiện quan trọng mà khách hàng đã
nói đến. Từ những sự kiện quan trọng (nội dung) và cách thức khách hàng nói về những sự kiện
đó (quá trình) để nhà tư vấn hiểu được ý nghĩa khách hàng muốn chuyển tải qua câu chuyện.
Ví dụ: Một người mẹ đến tư vấn vì con mình khơng đạt điểm cao trong học tập. Qua nhiều buổi tư
vấn bà mẹ kể về cách thức bà dạy con để con có thể đạt được điểm cao trong học tập, sự bực tức
của bà khi con không được như ý muốn, mâu thuẫn của bà với chồng trong cách dạy con để con có
thể được điểm cao, những nỗ lực bà đã làm để con đạt điểm cao trong học tập. Từ câu chuyện của


khách hàng vừa nêu, chúng ta có thể hiểu được vài ý nghĩa ẩn sau câu chuyện đó là:


Việc đứa con được điểm cao sẽ thoả mãn được nhu cầu đạt được thành tích trong học tập mà
chính bản thân bà mẹ mong muốn nhưng không thể đạt được


Sự thành công của con cái trong học tập là bằng chứng khẳng định bà là người mẹ tốt.


Bà muốn con bà đạt được điểm cao để khỏi “xấu hổ” hay thấy hãnh diện trong khi so sánh với
bạn bè….


Vì vậy nhà tư vấn sẽ có những giả định về ý nghĩa của câu chuyện đối với từng khách hàng.


<i><b>Cách thức phản hồi:</b></i>


<i>Dùng thật nhiều câu hỏi mở để tìm kiếm những ý nghĩa ẩn chứa trong câu chuyện của khách</i>
<i>hàng.</i>


Ví dụ:


KH: Tơi chỉ muốn con mình đạt điểm cao mà thơi


TVV: Vậy điều gì xảy ra nếu con chị không đạt được điểm cao (câu hỏi mởi)
KH: Tôi sẽ…. chắc là đánh cho nó một trận


TVV: Dường như chị rất bực tức khi cháu không đạt được điểm số như chị mong muốn
(phản hồi xúc cảm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

TVV: Lý do gì khiến chị nghĩ rằng con chị phải luôn đạt điểm cao (làm rõ)


KH: Tôi là người mẹ quan tâm đến con, dành tất cả cho con vì vậy việc nó có được điểm


cao thì tơi mới hài lịng


TVV: Nếu tơi hiểu đúng thì chị sẽ rất hài lòng khi con chị đạt điểm cao trong học tập vì chị
thấy mình thực hiện tốt vai trị làm mẹ của mình (phản hồi ý nghĩa)


KH: Có lẽ vậy


TVV: Chị có thể nói thêm về điều này (gợi mở)


<i><b>Câu mẫu:</b></i>


<b>Bạn cảm thấy…………khi………..bởi vì…..</b>


<i><b>2.4. Hiểu được cách nhìn nhận của khách hàng</b></i>


<i>Về bản thân:</i>
Ví dụ:


KH: Tơi làm gì cũng hỏng, mọi người ai cũng đổ lỗi cho tôi, lúc nào mọi người cũng phải chú ý
đến tôi.


TV: Dường như chị đang tự nhìn nhận về bản thân mình (tóm tắt)
KH: Khơng biết được, nhưng tơi thấy tơi thật đáng ghét


TV: Qua câu chuyện của chị, dường chị nhìn nhận về bản thân mình như một người thiếu sức
mạnh? (phản hồi, sự nhìn nhận bản thân khách hàng)


KH: Tơi thì làm gì có sức mạnh mà thiếu.
<i>Về người khác:</i>



Ví dụ:


Đàn ông chúng giống nhau cả ấy mà


Tôi chẳng tin những nhà tư vấn, họ chỉ ngồi lắng nghe chuyện của người khác và lấy tiền
<i>Về cuộc sống, về thế giới:</i>


Ví dụ:


Tơi thấy ai ở tốt với người khác chẳng được người ta tốt lại mà chỉ mang thêm phiền tối.
Ai mạnh thì người ấy thắng thơi….


<i><b>Tóm tắt </b></i>


<i>Tóm tắt theo chủ đề: Nhà tư vấn nói cho khách hàng biết được những chủ đề chính nổi lên trong</i>
một câu chuyện hay tất cả những câu chuyện của khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

TVV: Hơm nay chúng ta nói về việc anh đang cố gắng để níu kéo vợ anh ở lại, anh khơng muốn ly
dị chị ấy vì chị ấy có ý nghĩa rất lớn đối với anh?


<i>Tóm tắt chuyển đổi: Khi nhà tư vấn và khách hàng đã làm việc về một vấn đề gì đó xong hoặc nhà</i>
tư vấn muốn cùng khách hàng chuyển sang một lĩnh vực mới.


Ví dụ:


TVV: Chị đã nói rất nhiều về những nỗ lực để giảm căng thẳng trong công việc nhưng đều không
mang lại kết quả. Trước khi chúng ta tiếp tục, chị có muốn tơi điểm lại những gì chúng ta trao đổi
để chuyển sang chủ đề khác khơng?


<i>Tóm tắt lập kế hoạch:</i>



Ví dụ: Qua buổi nói chuyện hôm nay chúng ta đã bàn đến đến việc giảm béo và tác dụng của nó
đối với chị. Vậy điều hơm nay chúng ta sẽ nói đến trong buổi tới là gì???


<b>Mẹo:</b>


<i>Phải trải qua tất cả các kỹ năng trước đó</i>
<i>Dùng thật nhiều câu hỏi mở</i>


<i>Nắm được cốt lõi câu chuyện</i>


<i>Tự hỏi: “Tại sao khách hàng lại nói với mình điều nay?” “Lý do gì khiến họ nhắc lại câu</i>
<i>chuyện này nhiều đến như vậy?</i>


<i>Thử đặt mình vào trong vị trí khách hàng để hiểu được cách nhìn nhận của khách hàng về vấn</i>
<i>đề cụ thể nào đó.</i>


<b>Lưu ý:</b>


 Khi làm việc với những khách hàng có sự khác biệt với nhà tư vấn: (1) Lắng nghe hơn là


nói, nhất là ở giai đoạn đầu, (2) Trang bị những kiến thức và kinh nghiệm: Hãy để cho khách hàng
chia sẻ, trao đổi, dạy cho nhà tư vấn biết về chính họ, (3) Nhạy cảm với những cử chỉ phi ngơn
ngữ, (4) Nhạy cảm với những giá trị gia đình, (5) Kỹ năng làm việc với nhóm này có thể khơng áp
dụng được cho nhóm khác, (6) Xem xét lại giá trị và thái độ của mình, (7) Sử dụng nhiều kỹ năng,
phương pháp làm việc.


 Khi làm việc với trẻ em: (1) Dùng những ví dụ cụ thể để giúp trẻ nghĩ về những tình huống thực


tế, mục tiêu nhỏ và đơn giản, (2) Làm việc theo nhóm, tập cho trẻ nhìn nhận vấn đề từ góc độ của


người khác, (3) Đưa ra những quy định và nguyên tắc rõ ràng, (4) Sử dụng nhiều hình thức tiếp
cận (kể chuyện, vẽ tranh, làm thơ, đóng kịch…)


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

Hai cách thức đánh giá khách hàng: Chính thức (test, bảng hỏi….) và khơng chính thức (phỏng
vấn, nói chuyện, quan sát


<i><b>Lý do tiến hành đánh giá khách hàng:</b></i>


<i>Có những thơng tin cơ bản trong việc thiết lập những mục tiêu quan trọng, có ý nghĩa, và cụ thể.</i>
<i>Giúp khách hàng tìm hiểu thêm về những yếu tố liên quan đến vấn đề của mình.Giúp nhà tư vấn</i>
<i>hiểu được tính độc đáo và duy nhất của mỗi khách hàng.</i>


<i><b>Giúp nhà tư vấn phát hiện những nguy cơ. </b></i>


<i>Có được những thơng tin cơ bản về lịch sử phát triển của khách hàng.</i>
<i>Có thông tin về điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng.</i>


<i><b>Giúp khách hàng nhận ra vấn đề quan trọng nhất của mình</b>.</i>


<i><b>Tập trung vào vấn đề quan trọng.</b></i>


<i><b>Cách thức tiến hành đánh giá khách hàng trong tư vấn:</b></i>


Dùng test. Khi tiến hành làm test, nhà tư vấn chỉ được làm test cho khách hàng trong khn khổ
kiến thức mình đã được đào tạo, thực tập, và giám sát


Trong điều kiện không thể tiến hành tự làm test cho khách hàng, nhà tư vấn giới thiệu khách hàng
đến những cơ sở tin cậy. Tuy nhiên, nhà tư vấn cần phải nắm được những thông số cơ bản về test
như độ tin cậy, độ ứng nghiệm, chuẩn của test…



Dùng bảng hỏi, khai form.


Quan sát: Quần áo, cách đi lại, giọng nói, hành vi phi ngôn ngữ, biểu hiện của khuôn mặt…
Tổng hợp thông tin về


Lịch sử gia đình (thơng qua vẽ cây gia đình), Sự phát triển của bản thân (vẽ giai đoạn phát triển
trong cuộc đời), Mối quan hệ (người có ảnh hưởng tốt, người có ảnh hưởng khơng tốt, nguồn tình
cảm hỗ trợ..), Cách nhìn nhận về cuộc sống (quan điểm, triết lý…), Tình trạng hiện tại (nhận thức,
tình cảm, hành vi…), Yếu tố dân tộc, văn hố…. Tình trạng sức khoẻ (sử dụng thuốc, nghiện
ngập, bệnh tật…)


(Mỗi cơ sở tư vấn có một form đánh giá riêng )


<i><b>Đánh giá khách hàng và giải quyết vấn đề:</b></i>


Vấn đề A: Giải pháp 1……….Mặt tích cực…………..


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

Giải pháp 2 ……….Mặt tích cực…………..


………..Mặt hạn chế………….


Vấn đề B: ..………… Giải pháp 1……….Mặt tích cực…………..


………..Mặt hạn chế………….


Giải pháp 2 ……….Mặt tích cực…………..


………..Mặt hạn chế………….
<b>Lưu ý: </b>



Khi tiến hành đánh giá vấn đề và giải quyết vấn đề của khách hàng, nhà tư vấn
cùng trao đổi với khách hàng để khách hàng tự lựa chọn những vấn đề quan trọng
nhất.


Khi nói về những giải pháp mang tính lựa chọn, những giải pháp khó khăn của
khách hàng, nhà tư vấn cần chia sẻ hướng vào vấn đề, không lảng tránh. Những câu
hỏi có thể sử dụng để giúp cho nhà tư vấn và khách hàng lựa chọn vấn đề và cách
thức giải quyết vấn đề:


(1) Nếu anh/chị quyết định như vậy thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến những người
khác?


(2) Nếu anh/chị làm như vậy thì anh/chị sẽ mất gì?


(3) Nếu anh/chị làm như vậy thì cuộc sống của anh/chị sẽ thay đổi như thế nào?
(4) Anh/chị có thể cho biết những khó khăn khi anh/chị quyết định làm như


vậy?
<b>IV. KỸ NĂNG ĐỐI ĐẦU</b>


Một trong những kỹ năng tạo ra bước ngoặt trong quan hệ tư vấn. Đây là một trong những kỹ
năng khó nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

- Đưa phản hồi
- Đối đầu trực tiếp


<b>1. Đưa phản hồi:</b>


<i>Lý do đưa phản hồi: Joe Luft va Harry Ingram đã khám phá ra 4 khoảng, hay có thể coi là bốn ơ</i>
cửa trong q trình tự khám phá bản thân mình và được đặt tên là cửa số Johari (Johari Window).


Trong đó phần 1 là: Những thơng tin được cả bản thân và mọi người biết đến, (2) Những thơng tin
người khác biết về mình nhưng mình khơng biết về mình, (3) Thơng tin mình biết về mình nhưng
người khác khơng biết về mình, và (4) Những thơng tin cả người khác khơng biết về mình và bản
thân mình cũng khơng biết về mình.


<i>Mục đích: (1) Chỉ rõ hành vi của khách hàng đã ảnh hưởng đến nhà tư vấn như thế nào, (2) Đánh</i>
giá quá trình thay đổi của khách hàng, (3) Cung cấp cho khách hàng những thông tin mà nhà tư
vấn quan sát được (giúp khách hàng xem xét lại những vấn đề còn thiếu thống nhất giữa suy nghĩ,
thái độ, hành vi, cảm xúc của khách hàng)


<i>Thời điểm: </i>


(1) Khi khách hàng có những thông tin lẫn lộn về bản thân
(2) Lý giải sai lệch về hành vi của người khác


(3) Đổ lỗi cho người khác
(4) Thiếu thống nhất
(5)


<i>Chú ý:</i>


<i>Không đưa phản hồi về những đặc điểm nhân cách của khách hàng</i>
Ví dụ: Anh là người yếu đuối


<i>Cụ thể, chính xác và khơng đánh giá</i>
Ví dụ:


- Bạn làm phiền tơi


- Tơi cảm thấy rất khó tập trung khi bạn vừa nói chuyện vừa liên tục dùng điện thoại di động.


<i>Xin phép trước khi phản hồi</i>


Ví dụ: Bạn nói mọi người trong gia đình và nơi bạn làm việc nổi giận khi tranh luận với bạn. Tơi
có một vài suy nghĩ về điều này, tơi có thể trao đổi với bạn được khơng?


<i>Chỉ đưa phản hồi về một vấn đề cụ thể nào đó trong một khoảng thời gian cho phép</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

Ví dụ: Dựa vào những gì bạn nói, tơi nhận thấy bạn đã nhận ra rằng bạn đã có yêu cầu quá cao đối
với con của mình, nhưng bạn cũng nói rằng bạn chưa có một sự thay đổi nào trong cách cư xử với
con.


<i>Khi phản hồi đề cập đến những vấn đề tế nhị, khó nói hay khách hàng đang muốn lảnh tránh, nhà</i>
<i>tư vấn có thể tìm cách nói nào khiến khách hàng dễ chấp nhận nhất:</i>


Ví dụ: Ấn tượng của tơi khi nói chuyện với bạn là bạn luôn thoải mái khi đề cập đến quan hệ bên
ngồi xã hội, nhưng bạn gặp khó khăn khi nói về những quan hệ của bạn đối với cha mẹ. Tơi tự
hỏi khơng biết có phải là điều bạn cũng đang băn khoăn hay cảm thấy khó nói khơng?


<b>2. Đối đầu trực tiếp:</b>


Đối đầu trực tiếp là một chuỗi những hành động can thiệp để chỉ rõ sự bất cân xứng, khơng thống
nhất trong lời nói và hành động của khách hàng.


<i><b>a) Những kiểu bất cân xứng và không thống nhất</b></i>


<i>Giữa lời nói và cử chi phi ngơn ngữ:</i>
Ví dụ:


KH: Cuộc sống của tôi đúng là địa ngục (cười), bây giờ tơi khơng biết phải tiếp tục làm gì nữa.
TVV: Bạn nói cuộc sống của bạn hiện nay là địa ngục, nhưng nụ cười của bạn làm tôi thấy vấn đề


khơng quan trọng như bạn nói.


<i>Giữa niềm tin và những trải nghiệm</i>
Ví dụ:


KH: Tơi khơng phải là người thơng minh, chán quá đi mất mặc dù tôi đã tốt nghiệp hai bằng đại
học.


TVV: Anh tự cho mình khơng phải là người thông minh, nhưng thực tế anh đã tốt nghiệp đại học
<i>Giữa giá trị và cách ứng xử </i>


Ví dụ:


KH: Tôi tin rằng vợ chồng phải tôn trọng nhau, nên khi tơi có mắng cơ ấy chẳng qua vì tôi muốn
cô ấy tiến bộ


TVV: Anh coi trọng việc vợ chồng phải tôn trọng nhau, thế việc anh mắng vợ mình cũng là một
biểu hiện của sự tơn trọng?


<i>Giữa lời nói và việc làm:</i>
Ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

TVV: Anh nói công việc là quan trọng nhất, nhưng hiện nay việc anh đi thăm bạn và bàn về kỳ
nghỉ mới là việc anh muốn làm nhất?


<i>Giữ trải nghiệm và kế hoạch</i>
Ví dụ:


KH: Tôi đã bỏ người yêu mấy lần rồi, nhưng có lẽ tơi sẽ tìm một người u mới và kết hôn vào
cuối năm nay



TV: Anh đã trải qua nhiều mối quan hệ gần gũi và đã kết thúc, vậy anh có thể làm gì để bắt đầu,
duy trì một mối quan hệ mới đến được kết quả như anh mong đợi?


<i>Giữ lời nói, lời nói</i>
Ví dụ:


KH: Tơi khơng quan tâm đến việc anh ta có cịn u tơi hay khơng, nhưng tơi có cảm giác là anh
ta đang dần xa tơi. Điều này cũng chẳng quan trọng gì với tơi cả. Theo chị, tơi có cần làm gì đề
giữ lại tình u của anh ấy hay khơng?


TVV: Chị vừa nói chị khơng quan tâm đến việc anh ta có cịn u chị hay khơng, nhưng chị cũng
nói về việc chị sẽ làm gì để giữa lại tình yêu của anh ấy.


<i><b>b) Cách thức</b></i>


<i>Các bước:</i>


Lắng nghe câu chuyện của khách hàng thật kỹ và đảm bảo mối quan hệ giữa nhà tư vấn và khách
hàng có thể cho phép sự đối đầu.


Đặt câu hỏi đối đầu theo cách thức mà khách hàng có thể dễ chấp nhận nhất
Quan sát kỹ phản ứng của khách hàng khi nghe câu hỏi đối đầu


Kết nối sự đối đầu qua kỹ năng tóm tắt, và gợi mở.
<i>Mẫu câu:</i>


<b>Bạn nói……….. nhưng cử chỉ của bạn lại nói………..</b>
<b>Bạn tin………nhưng bạn đã làm………..</b>



<b>Bạn đánh giá cao……nhưng bạn hành động………..</b>
<b>Bạn nói……… nhưng bạn làm……….</b>


<b>Bạn dự kiến………….nhưng kinh nghiệm của bạn……….</b>
<b>Bạn nói………nhưng bạn cũng nói………..</b>


<i><b>c) Thang đo sự chấp nhận của khách hàng</b></i>


Phủ nhận hoàn toàn


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<i><b>Mẹo</b></i>:


<i>Phải lắng nghe toàn bộ câu chuyện của khách hàng để xác định được sự thiếu thống nhất và bất</i>
<i>cân xứng</i>


<i>Khi không xác định được sự thiếu thống nhất và bất cân xứng trong câu chuỵện của khách hàng,</i>
<i>hãy tự đặt ra câu hỏi:</i>


<i><b>Một mặt thì………Mặt khác thì………..</b></i>


<i>Xem xét và nhận ra những thay đổi của khách hàng</i>


<i>Sau khi xác định được sự thiếu thống nhất và không cân xứng trong câu chuyện của khách hàng,</i>
<i>tự hỏi và kiểm tra lại: Mình đã đi đúng hướng chưa???</i>


<b>V. THIẾT LẬP MỤC TIÊU (GOAL-SETTING) </b>


<i><b>1.Các lý do để thiết lập mục tiêu:</b></i>


Sự thay đổi của khách hàng chỉ diễn ra khi khách hàng nhận ra vấn đề, thiết lập mục tiêu và cam


kết thực hiện mục tiêu.


Khi khách hàng nhận ra mình sẽ bắt đầu từ đâu thì nhà tư vấn cũng sẽ biết mình sẽ trợ giúp cụ thể
như thế nào?


Điều kiện để xác định kết quả của quá trình trợ giúp.


<i><b>2. Thiết lập mục tiêu trong tồn bộ q trình trợ giúp:</b></i>


 Xây dựng mối quan hệ trợ giúp


 Đánh giá khách hàng và cung cấp thông tin
 Phản hồi và đánh giá


 Kế hoạch trợ giúp và thiết lập mục tiêu
 Hành động can thiệp


Thực chất của kỹ năng thiết lập mục tiêu là: Liệt kê vấn đề, hạn chế vấn đề, và đào sâu, can thiệp
vào một vấn đề cụ thể.


<i><b>3.Tập trung vào khách hàng</b></i>:


Chính khách hàng là người chủ của vấn đề của mình- Ai là người bị ảnh hưởng về tình cảm, xúc
cảm trước một sự kiện, một vấn đề cụ thể. Trong trường hợp hôn nhân, cả cặp vợ chồng khơng
hạnh phúc trong cuộc hơn nhân thì cả hai đều là chủ của vấn đề của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

của mình, (2) Biết cách đưa phản hồi hoặc giao tiếp với xếp, (3) Hoặc tìm kiếm một cơng việc
mới.


<i><b>Cách thức</b></i>



<i>Cùng khách hàng xác định họ không thể thay đổi mọi thứ và khơng thể kiểm sốt</i>
<i>được người khác</i>


<i>Tập trung chỉ rõ khách hàng là người có trách nhiệm với hành vi, lời nói, và suy</i>
<i>nghĩ của mình, khơng phải là những người khác</i>


<i>Tập trung vào vấn đề cụ thể</i>


<i>Tìm những nguồn lực của bản thân, giúp khách hàng tự xem xét và giải quyết vấn</i>
<i>đề chứ không đổ lỗi cho người khác hay các yếu tố bên ngồi.</i>


<i><b>4. Các tiêu chí cho việc thiết lập một mục tiêu:</b></i>


<b>S: Cụ thể ( Specific) </b>


Ví dụ: Tơi muốn trở nên tự tin hơn ( Mục tiêu quá chung).


Chuyển thành: Tơi muốn tự tin khi nói chuyện với bạn gái/đồng nghiệp/ trước mặt mọi người.
<b>P: Thể hiện tính tích cực (Positively stated)</b>


Khi mục tiêu được diến đạt một cách tích cực, khách hàng sẽ có động cơ để phấn đấu thực hiện
hơn. Thay đổi từ vấn đề sang mục tiêu.


Ví dụ: Tơi muốn vượt qua khỏi sự lo hãi khi phải ngồi một mình, muốn người gầy hơn.


Chuyển thành: "Tơi muốn vững tin hơn khi ngồi một mình" hay "Tơi muốn có thân hình đẹp hơn".
<b>S: Đơn giản: Những mục tiêu đo được bằng hành vi cụ thể</b>


Khách hàng sẽ được khuyến khích rất nhiều ngay khi đặt được ra những mục tiêu cụ thể và đạt


được mục tiêu đó.


<b>Bước 1: Để khách hàng miêu tả về mục tiêu của mình</b>


Ví dụ: Tơi muốn tự tin hơn khi nói chuyện trước mặt mọi người, cụ thể là trước những đồng
nghiệp của mình


<b>Bước 2: Nhấn mạnh thời gian, địa điểm, qúa trình</b>


Ví dụ: Tơi có thể nói chuyện được trước mặt mọi người trong vịng 30 phút và nói về những điều
tơi suy nghĩ


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

Ví dụ: Bây giờ tơi chỉ nói chuyện trước mặt mọi người được 1, 2 phút và chỉ đề cập đến những
chuyện không mấy liên quan


<i>Bước 4: Những bước cụ thể:</i>


Tơi đứng trước đám đơng, mắt nhìn thẳng, trình bày vấn đề, trả lời câu hỏi, cảm ơn mọi người về
những đóng góp, xin lỗi về những điều chưa thực hiện được.


<b>I: Mục tiêu phải quan trọng đối với khách hàng (Important)</b>


Ví dụ: Việc tự tin để nói trước công chúng quan trọng như thế nào đối với tôi. Tơi có thể làm việc
tốt hơn, tơi có thể có thể nhập cao hơn. Tơi tin rằng mình cịn giá trị


<i>Câu hỏi xác định tính quan trọng của mục tiêu:</i>


- Lý do nào khiến anh/chị quyết tâm thực hiện mục tiêu này?


<i>- Mục tiêu này quan trọng như thế nào trong cuộc sống của anh/chị?</i>



<i>- Khi anh/chị đạt được mục tiêu này rồi, cuộc sống của anh chị sẽ thay đổi như thế nào?</i>
<i>- Anh/chị sẽ nói gì với bản thân khi anh chị đang nỗ lực đạt được mục tiêu này?</i>


<b>R: Mục tiêu phải mang tính thực tế ( Realistic): Phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, năng lực, sở</b>
thích, những địi hỏi của xã hội…


Ví dụ 1:


KH: Tơi học tốn rất dở, tơi cũng chẳng thích học lý, hố. Nhưng tơi rất thích thi vào trường đại
học tự nhiên, trở thành kỹ sư vì tơi biết những người tốt nghiệp ở trường đó ra kiếm được việc làm
nhanh và có rất nhiều tiền.


TVV: Dường như địa vị công tác và yếu tố tiền bạc là điều khiến bạn muốn trở thành kỹ sư, nhưng
tôi không dám chắc là về những năng lực và sở thích của bạn, cũng như những địi hỏi để có được
điều bạn mong muốn, có lẽ chúng ta cần xem xét vấn đề này một cách cụ thể hơn khơng???


Ví dụ 2:


KH: Tôi luôn cãi nhau với chồng, nhiều khi tôi coi ông ấy chẳng ra gì vì ông ấy không kiếm được
nhiều tiền bằng tôi. Nhưng thực sự tôi rất muốn cuộc hơn nhân của mình hạnh phúc


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

<b>Gợi ý về những lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống mà khách hàng có thể đặt ra mục tiêu</b>
<i>Cơng việc: </i>


Cơng việc mà bạn thích làm nhất
Dự án mà bạn muốn tham gia
Vị trí cơng việc mà bạn mong muốn
Cách thức làm việc phù hợp với bạn



Sự đánh giá nào đối với bạn là quan trọng trong công việc


Bạn muốn được mọi người nhìn nhận mình là người làm việc như thế nào?
………..


<i>Quan hệ: </i>


Mối quan hệ mà bạn muốn cải thiện nhất
Mối quan hệ mà bạn muốn duy trì nhất
Mối quan hệ làm bạn hài lòng nhất


Mối quan hệ căng thẳng đối với bạn hiện nay


Bạn muốn những người thân nhìn nhận về mình như thế nào


Bạn nhìn nhận về người A, người B… trong mối quan hệ với bạn như thế nào.
………..


<i>Vấn đề cá nhân</i>


Sở thích nào bạn mong muốn duy trì nhất
Bộ phim nào bạn muốn xem nhất


Loại quần áo nào bạn thấy phù hợp với mình nhất
Bạn tiếp tục học hỏi mơn gì nếu bạn có điều kiện
Bạn muốn trang trí/sắp xếp nhà cửa như thế nào


...


<i><b>5. Kỹ năng để tóm lược vấn đề: </b></i>



Khi tìm đến nhà tư vấn, ban đầu tất cả mọi khách hàng không thể xác định rõ về vấn đề của mình,
họ thường hướng vấn đề, suy nghĩ, xúc cảm và hành động đến những người khác và những sự
kiện, vấn đề bên ngồi.


<i>Các bước:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

Ví dụ:


TV: Bạn đang thực sự lo lắng rất nhiều vấn đề, sức khoẻ của mình, việc học tập của con cái, mối
quan hệ với gia đình bên chồng. Vậy theo bạn, vấn đề nào bạn nghĩ là quan trọng nhất mà chúng ta
có thể giải quyết trong một gian nhất định


KH: Đối với tơi thì vấn đề nào cũng quan trọng, nhưng có lẽ là tơi nói về mối quan hệ của tơi với
gia đình bên chồng vậy


<b>Lựa chọn vấn đề : Sau khi lựa chọn vấn đề, nhà tư vấn và khách hàng cùng làm việc để đánh giá</b>
lại mục tiêu của khách hàng theo các tiêu chí.


Cụ thể


Đơn giản và trình bày dễ hiểu
Thực tế


Cả nhà tư vấn và khách hàng cùng thống nhất
Ví dụ:


TVV: Như vậy dường như theo chị, vấn đề chị muốn chúng ta làm việc và cùng tìm ra giải pháp
trong việc cải thiện mối quan hệ giữa chị và gia đình bên chồng, vậy cụ thể là sẽ cải thiện như thế
nào, chẳng hạn như chị muốn có thể nói chuyện thoải mái với mọi người bên gia đình chồng, có


thể tư dự vào những sinh hoạt chung????


KH: Có lẽ là tơi muốn có thể nói chuyện với họ để hai bên hiểu nhau hơn.
<b>4. Thay đổi từ vấn đề sang giải pháp</b>


Trong bước này, nhà tư vấn khuyến khích khách hàng nghĩ đến những thành công, sau khi giải
quyết được vấn đề thì mọi chuyện sẽ như thế nào


Ví dụ:


TVV: Chị nói với tơi là việc chị có thể nói chuyện được với những người bên chồng và hai bên
hiểu nhau hơn. Vậy khi chị có thể cùng nói chuyện với những người bên gia đình chồng mình thì
suy nghĩ, hành động, và tình cảm của chị sẽ thay đổi như thế nào.


KH: Tôi cũng không biết rõ nữa, nhưng có lẽ tơi sẽ có thể gọi điện cho họ để nói rõ quan điểm của
mình hơn, tơi ít cằn nhằn với chồng tôi hơn và ít đổ lỗi cho anh ấy hơn.


TV: Vậy có thể coi đây là mục tiêu mà chị sẽ làm thực hiện nhé, chị có muốn làm điều đó khơng?
<b>5. Đi đến thoả thuận và cam kết</b>


Yêu cầu khách hàng viết lại mục tiêu, viết ra, và thoả thuận thực hiện. Trong thời điểm này, nhà tư
vấn có thể khuyến khích khách hàng rằng mục tiêu có thể hồn tồn thực hiện được.


<b>VI. KỸ NĂNG TÌM KIẾM GIẢI PHÁP (SOLUSION SKILLS) </b>


<i><b>1.Đưa lời khun</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

Khơng phù hợp: Có thể đặt nhà tư vấn ở vị trí cao hơn và sẽ thay đổi bản chất của mối quan hệ tư
vấn



Phù hợp: Thúc đẩy suy nghĩ, hành động hướng tới giải quyết vấn đề
<i>Đưa ra lời khuyên cho khách hàng chỉ có ích trong một số trường hợp: </i>


- Trong điều kiện khẩn cấp ví dụ: có hành vi nguy hiểm, quan hệ tình dục thiếu bảo vệ, đang xem
xét về việc có quan hệ ngồi hơn nhân, sử dụng ma tuý, bị hiếp dâm, lạm dụng tình dục


- Hoặc một số trường hợp : (1) Có kiến thức chuyên sâu, được đào tạo trong một lĩnh vực cụ thể
mà khách hàng đang phải đối mặt, (2) Hiểu sâu sắc về lịch sử và cuộc sống riêng tư của khách
hàng, (3) Có cùng một trải nghiệm với khách hàng trong mỗi lĩnh vực nào đó…


<i>Khơng đưa ra lời khun đối với những trường hợp:</i>


(1) Vi phạm vào giá trị, niềm tin, các giá trị văn hố, giá trị gia đình của khách hàng.
(2) Những vấn đề quan trọng có tính sống cịn của khách hàng ví dụ:


Tơi có nên nạo thai hay khơng?
Tơi có nên ly dị chồng/vợ hay khơng
Tơi có nên đi thi đại học hay ở nhà???


(3) Những khách hàng có xu hướng phụ thuộc vào người khác


(4) Khi khách hàng hỏi về những vấn đề mà không dự đoán được kết quả
(5) Khi kết quả của lời khuyên sẽ có tác động đến người khác


(6) Khi khách hàng đã có đủ thơng tin và có khả năng giải quyết vấn đề của mình mà khơng cần
lời khun.


<i><b>2.Cung cấp thông tin</b></i>


Việc đưa thông tin thêm về một vấn đề cụ thể nào sẽ giúp khách hàng tiếp cận được với mục tiêu


của mình (1) Cung cấp những thơng tin về dịch vụ xã hội, (2) Những thông tin về những chủ để
cụ thể như tình dục, sử dụng ma tuý, kỹ năng làm cha mẹ, định kiến về những nhóm dân tộc khác
nhau. Nhưng chú ý việc đưa q nhiều thơng tin có khả năng làm cho khách hàng chống ngợp
hoặc khách hàng có thể khơng làm theo những lời khuyên của nhà tư vấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

TVV: Dựa trên những gì tơi nghe bạn nói, tơi thấy rằng hiện nay bạn đang quan hệ tình dục mà
khơng có sự bảo vệ với người mà bạn khơng chắc chắn có nhiễm HIV hay khơng? Trong những
trường hợp như của bạn, việc sử dụng bao cao su là cần thiết, nếu bạn muốn bảo vệ mình.


<i><b>3. Tư duy sáng tạo và tìm kiếm các lựa chọn</b></i>


<i>T ư duy sáng tạo và tìm kiếm các lựa chọn: Nhiều cái nhìn về một vấn đề:</i>
Thiên kiến, định kiến


Cách nhìn như mọi người vẫn nhìn


Mở rộng cách nhìn rộng ra đến chừng nào có thể


Khơng có một kết thúc duy nhất, khơng có một kết thúc cuối cùng


<i>Brainstorming: Động não- Khái niệm do công ty quảng cáo thương mại Madison Avenue đưa ra.</i>
<b>4.Điều kiện để đảm bảo q trình cùng tư duy/ động não</b>


Khơng chỉ trích, phê phán, hoặc đánh giá những ý kiến có được trong quá trình tư duy/động não.
Phát triển theo càng nhiều chiều hướng, càng tốt. Không giới hạn lại một vấn đề


Số lượng các ý kiến quan trọng hơn chất lượng của các ý kiến
Kết hợp các ý tưởng, cùng phát triển những ý tưởng mới.


<i><b>Cách thức:</b></i>



Nhà tư vấn vừa là người hướng dẫn, vừa là người tham gia.


Thúc đẩy khách hàng tư duy và biết cách tư duy trong những hoàn cảnh tình huống khác nhau
Thách thức khách hàng về những giả định, và xác định thêm nhiều vấn đề mới.


Tập trung thêm nhiều sáng kiến.


Xem xét và đi đến thỏa thuận trong những giải pháp.


Tập trung vào vấn đề của khách hàng, khách hàng tư duy về vấn đề của mình và chia sẻ một cách
thực sự thoải mái.


Đặt trường hợp: Thế này, thế kia
Ví dụ:


KH: Trường hợp 1: Tôi phải thuyết phục được bố mẹ cho tôi kết hôn với người yêu hiện tại của
tôi


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

Bước 1: Thách thức những giả định


Câu hỏi để giúp khách hàng xác định: Điều gì bạn muốn đạt được sau khi giải quyết vấn đề, Bạn
có lo sợ về những mất mát không? Điều quan trọng nhất mà bạn muốn đạt được là gì?


Trong trường hợp trên, những giả định mà khách hàng phải xem xét là:
Tôi sẽ kết hơn mà khơng có sự chấp thuận của bố mẹ


Tôi và người yêu sẽ chia tay


Tôi sẽ chờ đợi thêm một thời gian nữa để thuyết phục cha mẹ


<i>Bước 2: Những ý tưởng đi kèm</i>


Ví dụ:


<i><b>Trường hợp thứ nhất: Tơi sẽ kết hơn mà khơng có sự chấp nhận của bố mẹ</b></i>: Tơi sẽ phải tự mình
lo tất cả mọi việc, Tôi sẽ buồn trong khi không có bố mẹ mình, Tơi có thể mất nhiều thời gian để
kết nối lại mối quan hệ với cha mẹ tôi, Tôi sẽ phải vay tiền để tổ chức đám cưới…


<i><b>Trường hợp thứ hai: Tôi và người yêu sẽ chia tay</b></i>: Tôi sẽ phải trải qua những tháng ngày đau
khổ, Tơi sẽ có bạn trai mới, Tơi sẽ tham gia nhóm bạn bè nhiều hơn…


<i><b>Trường hợp thứ ba: Tơi sẽ thuyết phục cha mẹ và chờ đợi thêm một thời gian nữa</b></i>: Vậy tôi sẽ
phải động viên người yêu rất nhiều, Tơi và cha mẹ có thể căng thẳng với nhau: Tơi sẽ tự nói với
cha mẹ mình, Tơi sẽ đưa cha mẹ tơi đi xem bói và để thầy bói nói cho cha mẹ tơi biết là tơi sẽ
hạnh phúc khi lấy người yêu hiện nay của tôi. Tôi sẽ nhận lời yêu một người nào đó để cha mẹ tơi
thấy rằng người u tơi là một người hồn tồn xứng đáng và phù hợp với tơi. Tơi sẽ nhờ ai nói
thêm vào, Tơi sẽ …….


<b>Mẹo</b>


<i>Sử dụng câu hỏi đóng để giúp khách hàng chỉ ra đúng vấn đề.</i>


<i>Tạo ra một khơng khí thoải mái khi tư duy, có thể để khách hàng đưa ra những ý tưởng buồn</i>
<i>cười, mới lạ.</i>


<i>Nhà tư vấn làm việc như người trợ giúp và ghi chép lại những ý tưởng đó.</i>
<i>Sử dụng khiếu "hài hước" để khuyến khích khách hàng.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

<i><b>5. Kỹ năng tìm kiếm cách lý giải thay thế:</b></i>



Giúp khách hàng nhìn rõ rằng vấn đề có thể được nhìn nhận và lý giải từ những cách nhìn khác
nhau. Mục tiêu của việc tìm kiếm cách lý giải thay thế là việc làm cho khách hàng có được những
cách nhìn nhận khác về những suy nghĩ, ấn tượng đối với các sự kiện, cách thức đánh giá tiêu cực
từ ban đầu.


<i>Cách thức: </i>


Trường hợp của khách hàng: Tôi đang nỗ lực để hoàn thành bản báo cáo rất quan trọng, nhưng khi
tơi làm sắp xong thì xếp tơi gọi tơi đến và nói rằng tơi nên bàn giao việc này cho người khác. Chắc
là ông ấy muốn đuổi việc tơi.


<i>Bước 1: Lắng nghe tồn bộ vấn đề của khách hàng, sau đó xem xét và giải thích về cách lý giải</i>
<i>thay thế: </i>


Ví dụ:


TVV: Tơi nhận thấy rằng bạn đang lo lắng mình sẽ bị mất việc, nhưng chúng ta có thể dừng lại
một chút và tơi muốn bạn thử một cách thức mới, bạn thấy thế nào?


KH: Được, nhưng phải nhớ nói về vấn đề của tơi đang nói nhé


TVV: Kỹ năng này gọi là cách lý giải thay thế, khác biệt. Chúng ta sẽ xác định tình huống và thử
tìm xem một vài kết luận khác nhau của vấn đề mà bạn vừa nêu ra. Bạn nói, khi bạn đang làm sắp
xong bản báo cáo thì xếp bạn muốn bạn chuyển cho người khác, và bạn nghĩ là ông ấy sẽ đuổi
việc bạn, tôi hiểu như vậy có đúng khơng?


KH: Có lẽ thế


TVV: Tốt rồi, những gì tơi muốn làm là cùng bạn sẽ cố gắng để đưa ra một cách lý giải khác cho
một thực tế nhé. Ví dụ, xếp bạn đang muốn để cho người nhân viên mới thử một công việc hoặc


ông ấy đang muốn chuyển bạn sang làm báo cáo khác.


<i>Bước 2: Nhà tư vấn đề nghị khách hàng liệt kê những cách lý giải khác cho cùng một sự kiện.</i>
TVV: Tơi muốn bạn có thể nghĩ ra một vài cách lý giải khác cho cùng sự kiện vừa rồi


KH: Có lẽ vì tơi q thích viết bản báo cáo đó nên tơi khơng muốn xếp tơi giao cho người khác
TVV: Bạn cứ tiếp tục đi


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

KH: Có rất nhiều người mới vào cơ quan tôi nhưng chưa bao giờ được tham gia viết báo cáo, có lẽ
xếp muốn cho mọi người tập làm việc.


<i>Bước 3: Nhà tư vấn giao bài tập cho khách hàng về nhà phát triển thêm những cách lý giải và tìm</i>
<i>hiểu lý do về sự lý giải của khách hàng.</i>


(Thạc sỹ Mai Thị Việt Thắng)


<b>C. NHỮNG KỸ NĂNG THAM VẤN NÂNG CAO</b>


<b>1. CỦNG CỐ CÁI TÔI, SỰ TỰ TIN VÀ KHẢ NĂNG CỦA KHÁCH HÀNG</b>


<i><b>1.1. Các yếu tố trong hệ thống REPLAN</b></i>


<b>R: (Relationship)- Xây dựng mối quan hệ giữa nhà tư vấn và khách hàng.</b>


<b>E: (Enhancing efficacy and self-esteem) - Củng cố cái tơi/lịng tự tin và khả năng của khách</b>
<i>hàng.</i>


<b>P: (Practicing New Behaviors) - Luyện tập những hành vi mới: Luyện tập cách bộc lộ bản thân,</b>
lắng nghe … với nhà tư vấn: Ví dụ: Đứng nói trước đám đơng, Trả lời trước những u cầu khó
thể đáp ứng ngay lập tức.



<b>L: (Lowering and Raising emotional arousal) - Điều chỉnh những tình cảm mới xuất hiện: Học kỹ</b>
năng giảm lo hãi trước kỳ thi.


<b>A: (Activating Client Expectations, Hope, and Motivation)- Thúc đẩy động cơ, hy vọng, và mong</b>
đợi của khách hàng.


<b>N: (New Learning Experiences)- Học tập những kinh nghiệm mới: Học về lý thuyết giao tiếp, lắng</b>
nghe, tự bộc lộ bản thân.


<i><b>2.Các yếu tố giúp thúc đẩy cái tôi và sự tự tin của khách hàng:</b></i>


- Việc tạo lập khái niệm về một cái tơi tích cực và thúc đẩy cái tơi là nhiệm vụ cơ bản trong q
trình trợ giúp


-Roger: Tập trung vào làm giảm khoảng cách giữa "cái tơi được nhìn nhận" và một "cái tơi lý
<i>tưởng " </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

<i>Về năng lực: Là những điều kiện cần thiết để một người nào đó có thể thực hiện được một nhiệm</i>
vụ cụ thể nào đó.


Ví dụ: Một người làm tư vấn khi ngồi trước một khách hàng sẽ hiểu được là mình sẽ dùng những
kỹ năng để mời khách hàng kể về vấn đề, đưa phản hồi cho khách hàng, thiết lập mục tiêu…
Rất nhiều khách hàng không muốn thử nghiệm những hành động mới bởi vì những thất bại trong
quá khứ, những lời nhận xét khơng tích cực của người này, người khác về khả năng của họ. Và từ
đó, khách hàng sẽ chỉ tập trung vào những phần tiêu cực của hành động, của sự thất bại của mình.
Khách hàng sẽ khơng cịn tập trung vào những nố lực để có thể đạt tới những thành công.


<i>Giá trị cá nhân (self-worth) là cảm nhận chung về một con người có quyền sống, có những đặc</i>
điểm tốt, và đáng sống. Đó có thể coi là quyền được chấp nhận (Berne, 1972). Những người làm


tư vấn có thể thường xun gặp những người thơng minh, hấp dẫn, có khả năng nhưng vấn đề
chính là ln giữ những niềm tin tiêu cực về bản thân.


<i><b>Những nguyên nhân của sự thiếu tự tin/đánh giá cái tôi thấp</b></i>


<i><b>Bản năng</b></i>:


- Đó là những thơng tin mà mỗi người nhận được trong q trình thơ ấu, nội tâm hóa những thơng
điệp đó và có những hình ảnh, những khái niệm về bản thân.


- Mỗi cá nhân sẽ nhận được những thông điệp từ cha mẹ, bạn bè và dần dần tiếp nhận lấy, coi đó
như là một điều hiển nhiên.


- Mỗi cá nhân thường cố gắng duy trì những giá trị cá nhân bằng cách sống theo những chuẩn
mực của cha mẹ đưa ra, của những người khác vì nó ln được nhắc đến. Tuy nhiên, những chuẩn
mực đó có thể khơng cịn liên quan nhiều đến hiện tại và những vấn đề hiện nay của mỗi con
người.


Ví dụ: Con người phải hoàn thiện; hay như phụ nữ thì phải "Cơng, dung, ngơn, hạnh". Khơng chấp
nhận những sai lầm, những thiếu sót.


<i><b>Những suy nghĩ/niềm tin khơng hợp lý </b>( Về bản thân, mọi người, về cuộc sống xung quanh)</i>
Abert Ellis (1973) - Những niềm tin ngớ ngẩn (điên rồ-nutty beliefs): Gặp mèo đen không may
mắn


<i><b>Những niềm tin cụ thể:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

<i>Mọi người phải có khả năng và phải thành đạt trong tất cả mọi lĩnh vực thì mới được xem là một</i>
<i>con người có giá trị.</i>



<i>Có một nhóm người nhất định là người khơng tốt, người bỏ đi, đáng bị trừng phạt và bị đổ lỗi.</i>
<i>Khi chuyện gì đó diễn ra khơng như mong đợi thì đó là một điều tồi tệ và khủng khiếp</i>


<i>Mỗi cá nhân không vui vẻ, không hạnh phúc đều là do những tác nhân từ bên đngồi, con người</i>
<i>khơng có khả năng để kiểm sốt những điều bên ngồi.</i>


<i>Việc né tránh những khó khăn cũng như trách nhiệm cá nhân dễ dàng hơn rất nhiều so với việc</i>
<i>phải đối diện trực tiếp với nó.</i>


<i>Quá khứ của mỗi người là một yếu tố quan trọng quyết định những hành vi hiện tại, và đó là một</i>
<i>yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống con người và mọi người tiếp tục vẫn để nó trở thành</i>
<i>một yếu tố quan trọng.</i>


Theo Beck có bảy biểu hiện của cách tư duy không hợp lý:


1. Suy luận tùy tiện: Suy luận không cần chứng cứ, thơng tin


2. Khái qt hố dựa trên những thơng tin nhỏ nhặt, riêng rẽ. Tập trung phóng đại vấn đề
theo chiều hướng xấu


3. Suy luận quá mức: Những suy đoán, những niềm tin cực đoán về một vấn đề và mang
những suy đoán, những niềm tin này áp dụng trong tất cả mọi điều kiện, trường hợp.
4. Phóng đại hoặc giảm thiểu: Khơng suy nghĩ hay nhìn nhận như vấn đề vốn có
5. Cá nhân hóa mọi vấn đề: Gắn vấn đề cá nhân vào tất cả những gì đang diễn ra
6. Quy gán và quy gán nhầm


7. Tuy duy phân cực: Theo hai chiều quá tốt hoặc quá xấu.


<i><b>Hình ảnh về bản thân:</b></i>



- Thực tế, sự hấp dẫn về hình thức của mỗi con người ln được xã hội coi trọng và gắn cho nó
một giá trị nào đó (Adam, 1977), và vì thế khi con người có cảm giác là mình khơng hấp dẫn
thường liên quan đến việc có hình ảnh thấp về bản thân (Greenspan, 1983). Những người có hình
thức đẹp sẽ có cảm giác rất tốt về bản thân một cách tổng thể, và ngược lại.


- Nhà tư vấn cần nhận rõ về sự đánh giá của mình về những khách hàng chỉ thơng qua những hình
ảnh bên ngồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

Liệt kê những kỷ niệm, những trải nghiệm từ tuổi ấu thơ trong việc đánh giá cao giá trị của hình
thức bên ngồi.


Nhận rõ sự tác động của quá khứ đến việc nhìn nhận hình ảnh bản thân.


<i><b>3. Cơ chế tự vệ: </b></i>Kỹ năng, chiến lược để bảo vệ cái tôi.


- Đây là một khái niệm quan trọng trong tư vấn được Freud đưa ra: Các cơ chế tự vệ bao gồm: (<i><b>1)</b></i>
<i><b>Dồn nén, (2) Phủ nhận, (3) Hợp thức hóa vấn đề, (4) Phóng chiếu, (5) Thay thế, (6) Biện</b></i>
<i><b>minh, (7) Thăng hoa, (8) Thoái lùi, (9) Đồng nhất, (10) Bù trừ, (11) Chấp nhận vơ điều kiện.</b></i>


<i>Vai trị của nhà tư vấn: </i>


- Kỹ năng giúp khách hàng hiểu rõ cơ chế tự vệ: Dùng kỹ năng phản hồi ý nghĩa và Đối đầu (đưa
ra những giả định về nguyên nhân của những hành vi cụ thể)


- Không phải lúc nào nhà tư vấn cũng có thể giúp khách hàng thay đổi sự tự vệ của mình, mà chỉ
giúp khách hàng nhận ra được cơ chế tự vệ và để khách hàng tự quyết định có nên thay đổi hay
khơng.


Ví dụ: Giúp khách hàng hiểu về cơ chế bù trừ:



TVV: Vì cha mẹ bạn rất yêu anh trai đầu và đứa em trai út của bạn, nên bạn luôn cố gắng để đạt
được những thành tích cao trong học tập để mong cha mẹ mình u thương và có một vị trí đặc
biệt trong lịng họ (phản hồi ý nghĩa).


<i><b>Những cách thức tự vệ khác:</b></i>


<i><b>Tự làm yếu bản thân</b></i>: (self-handicapping): Sau mỗi thất bại, ln tìm cách gắn cho mình mỗi đặc
điểm bản thân yếu. Ví dụ: Sau khi đạt điểm thi khơng cao, khách hàng sẽ tự giải thích: "À, tại vì
tơi bị bệnh mất ngủ, mấy hơm nay tôi không ngủ được"


<i><b>Sự thiếu trợ giúp: </b></i>(learned helplessness): Không muốn thử cái mới và không muốn học hỏi thêm
vì những gánh nặng trong quá khứ, sự thay đổi là khơng thể.


Ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

Với những khách hàng này, nhà tư vấn cần phải kiên trì, luôn hỗ trợ, thông cảm, và giới thiệu về
những người đã có thể thay đổi được cuộc sống của mình. Không đưa kỹ năng đối đầu quá sớm và
hạn chế việc sử dụng kỹ năng này.


Với những khách hàng là nạn nhân của lạm dụng tình dục, trải qua những ngày tháng khó khăn
trong cuộc sống… việc cần làm của nhà tư vấn là (1) giúp khách hàng nhận ra mình đã là nạn
nhân, và (2) thốt khỏi vị trí nạn nhân để hướng tới tương lai, ví dụ: Xem mình như người đã sống
sót, một người có trách nhiệm với cuộc sống của mình.


<i><b>4.Các phương pháp trợ giúp làm tăng lịng tự trọng/củng cố cái tơi: </b></i>


<i><b>4.1.Lắng nghe chính bản thân mình</b></i>: - Những suy nghĩ diễn ra trước khi mình bắt đầu hành động,
chú ý vào những suy nghĩ khơng tích cực.


<i>Bước 1: Đánh giá sơ lược: Sau khi nhà tư vấn và khách hàng cùng thống nhất rằng: những ý nghĩ</i>


tiêu cực của bản thân là một vấn đề, tần suất và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của khách hàng.
Nhà tư vấn yêu cầu khách hàng tự đánh giá về tần suất và những kiểu suy nghĩ khơng tích cực có
ảnh hưởng.


Khách hàng sẽ viết ra những từ ngữ tự phê phán/nhìn nhận thấp kém về bản thân và mối liên quan
của nó với những xúc cảm âm tính.


<i>Bước 2: Xác định kiểu loại suy nghĩ khơng tích cực và những niềm tin</i>


Sau khi khách hàng đã viết ra những từ ngữ mang tính phê phán/nhìn nhận thấp kém về bản thân,
khách hàng và nhà tư vấn sẽ ngồi lại cùng xem xé về kiểu loại/cách thức suy nghĩ. Thơng thường,
có ba hoặc bốn suy nghĩ khơng tích cực về bản thân sẽ nổi lên rõ rệt: Ví dụ: Tơi chẳng bao giờ có
thể đạt được những mục đích mà mình đã đặt ra…


<i>Bước 3: Xác định/thiết lập những câu nói với bản thân một cách hiệu quả và có giá trị hơn: Cá</i>
nhân sẽ tự thiết lập những câu nói trái ngược lại với những câu nói, suy nghĩ khơng tích cực về
bản thân. Lưu ý, khi tạo lập những câu nói với bản thân mới không nên đặt những câu trái ngược
với giá trị của khách hàng.


Khách hàng và nhà tư vấn sẽ cùng xem xét những câu nói về bản thân khách hàng và có thể chọn
ra một vài câu để cùng xem xét.


Ví dụ:


<i><b>Câu nói cũ</b></i> <i><b>Câu nói mới</b></i>


Tơi là người dốt Tôi luôn luôn biết cách chi tiêu đúng mức, vì vậy tơi khơng
phải là một người dốt


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

Tơi có cảm giác mình là một người dốt, nhưng điều đó


khơng có nghĩa tơi là một người dốt


<i>Bước 4: Thử lại những suy nghĩ về bản thân và điều chỉnh: </i>


Bước này nhằm hạn chế và xóa bỏ những lời nói tự phê phán và đánh giá thấp bản thân để đánh
giá về tính hiệu quả của bài tập này. Khách hàng có thể cần một thời gian nhất định để thực hành
và trải nghiệm những thay đổi bản thân trong cách suy nghĩ. Những suy nghĩ khơng tích cực
thường là những ý nghĩ mang tính tự động, vì vậy mỗi người cần có thời gian để thực hành.


Sử dụng thang đó SUDS (subjective units of discomfort scale): Mức độ không thoải mái bản thân.
Từ 0 đến 100.


Ví dụ:


<b>Câu nói cũ</b> <b>Câu nói mới</b>


Tôi là người dốt Tôi luôn luôn biết cách chi tiêu đúng mức, vì vậy tơi khơng
phải là một người dốt


Mọi người nói với tơi rằng, tơi là một người dốt. Nhưng điều
đó khơng có nghĩa là tơi là một người dốt


Tơi có cảm giác mình là một người dốt, nhưng điều đó
khơng có nghĩa tơi là một người dốt


SUDS sau khi tự chỉ trích 80
Sau khi suy nghĩ lại: 20


<i>Bước 5: Thực hành và báo cáo lại: Sau khi khách hàng xác định tính hiệu quả của những lời tự nói</i>
trong một khoảng thời gian nhất định (từ 2-3 tuần) khách hàng sẽ tự thực hành và xem xét lại về


tần suất những suy nghĩ thiếu tích cực.


<i><b>Lưu ý:</b></i>


<i>Giúp khách hàng nhận ra vấn đề là một số lời nói tự phê phán bản thân sẽ có tần suất và mức độ</i>
<i>mạnh mẽ hơn những suy nghĩ khác.</i>


<i>Khuyến khích khách hàng tìm những lời nói, cách nói làm tăng sự tự tin cho bản thân.</i>
<i>Sự thay đổi tư duy và lời nói cần phải phù hợp với hồn cảnh thực tế của mỗi khách hàng.</i>


<i><b>5.Thay thế suy nghĩ (Thiền)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

<i><b>Cách thức: : </b></i>


<i>Bắt đầu suy nghĩ- Có những tác động can thiệp- Thay thế bằng một suy nghĩ khác</i>


<i><b>6.Luyện tập sự tự khẳng định: (Assertiveness training):</b></i>


Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến từ những năm 1970: Những kỹ năng xã hội để củng cố
lòng tự tin và cái tơi để đối phó với những tình cảm của con người một cách hiệu quả hơn.


Sử dụng trong những trường hợp: Vấn đề trong hôn nhân, trầm cảm, rối loạn chức năng tình dục,
hành vi xâm kích, lạm dụng chất kích thích, nhân cách phụ thuộc…


Từ thay thế: Hiện nay đã đổi thành "Luyện tập những kỹ năng xã hội" - Kỹ năng giao tiếp liên
nhân cách ví dụ như cách thể hiện bản thân một cách phù hợp, cách nói khơng trong hịan cảnh
mình khơng mong muốn.


<b>Cụ thể:</b>



<i><b>- Đưa và chấp nhận những lời phàn nàn</b></i>


<i><b>- Chào hỏi và lôi kéo mọi người vào những cuộc thảo luận</b></i>
<i><b>- Từ chối những u cầu và nói khơng</b></i>


<i><b>- Chia sẻ bản thân với người khác và thiết lập những mối quan hệ gần gũi</b></i>
<i><b>- Tìm hiểu thơng tin</b></i>


<i><b>- Củng cố niềm tin, đòi hỏi, và quyền lợi của bản thân mình.</b></i>


<b>Hành vi xâm kích - Hành vi tự khẳng định/tự thể hiện-Không khẳng định và thể</b>
<b>hiện bản thân.</b>


<b>7.Tự khẳng định thơng qua lời nói: </b>


<i>Kỹ năng sử dụng từ thay thế: Tơi thay thế cho "bạn/anh/chị/cơ"</i>
Ví dụ:


Tơi thấy người khó chịu khi ngửi mùi thuốc lá của anh- Anh đừng hút thuốc nữa.
Tôi không đồng ý với ý kiến của chị- Chị sai rồi


Tơi thấy bực mình khi chị nói đến- Chị làm tơi bực mình


Tơi có thể tham gia vào chương trình mà các bạn đang làm không- Các bạn quên tôi rồi
<i>Mức độ thứ nhất: Miêu tả khơng phê phán hành vi của người khác</i>


Ví dụ: Tơi nhìn thấy biển treo khơng hút thuốc nơi công cộng gần đây. Nhưng tôi thấy anh vẫn hút
thuốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

Ví dụ: Tơi mệt khi ngửi mùi thuốc lá của anh.


<i>Mức độ ba: Đưa ra những lời đề nghị lịch sự</i>


Ví dụ: Tơi rất mệt, buồn nơn khi ngửi mùi thuốc lá của anh. Anh có thể không hút thuốc hoặc hút
thuốc ở khu vực gần đây không.


<i>Mức độ thứ tư: Chỉ rõ hậu quả nếu một ai đó tiếp tục hành vi</i>


Ví dụ: Tơi thấy thực sự không thoải mái khi anh vẫn tiếp tục hút thuốc ở nơi không dành cho
người hút thuốc. Tôi muốn anh không làm như vậy. Nếu anh tiếp tục thì có lẽ tơi sẽ nói chuyện
với người bảo vệ ở khu vực.


<b>Mơ hình: DERC</b>


<i><b>D: Describe - Miêu tả một cách không phê phán về hành vi của người khác </b></i>


<i><b>E: Expess- Mình chịu ảnh hưởng về suy nghĩ, xúc cảm như thế nào trước những</b></i>
<i><b>hành vi đó</b></i>


<i><b>R: Request- Đưa ra lời đề nghị</b></i>


<i><b>C: Consequence: Hậu quả nếu người đó không thay đổi hành vi</b></i>
<i><b>8.Tự khẳng định thông qua hành vi phi ngôn ngữ:</b></i>


Nhắc nhở cho khách hàng biết rằng những cử chỉ phi ngôn ngữ cũng phản ánh sự tự khẳng định
của con người.


<i>Tiếp xúc bằng ánh mắt: Ánh mắt nhìn thẳng là một cách thể hiện sự lắng nghe, chân thành. Khơng</i>
nhìn xuống, nhìn ngang q nhiều.


Đối với một số nền văn hoá việc thay đổi cách nhìn cũng thể hiện sự tơn trọng hay một ý nghĩa


nào khác


<i>Cử động thân thể: Chọn một ví trí đứng, ngồi phù hợp khi giao tiếp với người khác</i>


Sử dụng tay/chân trong quá trình giao tiếp để chuyển tải đến cho người khác một thơng điệp là
mình đang lắng nghe, hay mình đang bị phân tán..


<i>Đụng chạm: Việc đụng chạm có thể sử dụng khi đề nghị hoặc thể hiện tình cảm với những người</i>
mình quen biết. Điều này sẽ tạo ra sự chú ý của người đối với người đang lắng nghe và củng cố
mối quan hệ đó.


<i>Biểu hiện của nét mặt, giọng nói…Những biểu hiện của nét mặt, giọng nói cần phải tương xứng</i>
với những phản ứng mang tính tự khẳng định của bản thân mỗi người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

<i><b>9.Phản ứng một cách đúng mức trước những lời chỉ trích</b></i>


<i>Biết về quyền lợi của mình:</i>


Hiểu rõ về quyền của mình là một cách thức để đưa ra những phản ứng đúng mực. Một số quyền:
<i>Có quyền thay đổi ý kiến</i>


<i>Có quyền thử những điều mới mẻ và có quyền mắc lỗi</i>
<i>Có quyền nói “khơng”</i>


<i>Có quyền đề nghị, u cầu</i>
<i>Có quyền từ chối yêu cầu</i>


<i>Có quyền phản ứng lại trước những phản hồi khơng mang tính xây dựng</i>
<i>Có quyền quyết định nhiều khi khơng tn theo một lơ gích nào</i>



<i>Xem xét những lời chỉ trích như những giá trị:</i>


Với tư cách là nhà tư vấn, việc giúp đỡ khách hàng nhìn nhận những lời chỉ trích mà họ nhận
được như là những giá trị không hề đơn giản.


Nhà tư vấn có thể: Giúp khách hàng phân biệt được thái độ của người chỉ trích và tìm được những
khía cạnh tích cực trong lời chỉ trích.


Những lời chỉ trích khơng mang tính xây dựng (destructive criticism): Ln gắn với những từ như:
Luôn luôn, lúc nào cũng thế, chẳng thay đổi gì…, ln mang lại ích lợi ích cho người bị chỉ trích
nhất, và thường hay tập trung vào quá khứ hơn là tập trung vào hiện tại.


Người trợ giúp phải làm cho khách hàng hiểu được những lời chỉ trích khơng mang tính xây dựng
và tác hại của nó đối với “cái tơi” của những người khi nghe những lời chỉ trích này.


<i><b>Cách thức để tìm kiếm lợi ích từ những lời chỉ trích không mang tính xây dựng:</b></i>


- Nhận ra cả mặt tích cực và mặt hạn chế khi đối tượng chỉ trích mình
<i>- Những lời chỉ trích đó có ngắn gọn và cụ thể khơng?</i>


<i>- Khơng yêu cầu người khác phải thay đổi ngay lập tức, việc thay đổi sẽ đòi hỏi một thời</i>
<i>gian nhất định.</i>


<i>- Cởi mở để hiểu về cách nhìn nhận của người khác, và chỉ rõ cho người đó thấy được</i>
<i>cách nhìn nhận của mình.</i>


- Cần có những cam kết trong q trình thoả thuận


<i><b>10.Hướng dẫn khách hàng trở nên tự khẳng định và mạnh mẽ hơn</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

<i>Bước 1: Chuẩn bị</i>


Hiểu được kiến thức, mức độ am hiểu của khách hàng về những mục tiêu cụ thể mà khách hàng
đang mong muốn đạt được. Khách hàng có thể đưa ra một danh sách những hành vi mà mình
mong muốn.


(Thơng qua câu hỏi mở, bài tập ở nhà)
<i>Bước 2: Xác định hành vi đích</i>


Sau khi khách hàng đã hiểu được về mục tiêu cụ thể, giữa khách hàng và người trợ giúp sẽ đi đến
một thoả thuận để trợ giúp khách hàng trong một lĩnh vực, một hoàn cảnh cụ thể. Lựa chọn từ
những hành vi từ dễ đến khó.


Ví dụ: Khách hàng A cho biết vợ anh luôn phàn nàn về anh, nào là anh khơng đảm đương được
vai trị của người chồng, thiếu trách nhiệm với con cái, không tâm lý….


Nhà tư vấn và khách hàng A sẽ cùng làm việc để tăng tính khẳng định trước những lời phàn
nàn, chỉ trích của vợ:


<i>Hỏi vợ cụ thể hơn về những điều mà vợ ln phàn nàn. Sau đó xem xét liệu những lời phàn</i>
<i>nàn ấy có một giá trị nào khơng?</i>


<i>Nói với vợ rằng những điều mà vợ phàn nàn, chỉ trích đó chưa hẳn đã là những đặc điểm của</i>
<i>người chồng.</i>


<i>Nói với vợ rằng người chồng đã chấp nhận lời chỉ trích, phàn nàn của vợ</i>


<i>Khơng hồn tồn đồng ý với những lời chỉ trích của vợ nhưng đồng ý sẽ thay đổi cách cư xử</i>
<i>Khơng hồn tồn đồng ý với vợ và lịch sự đưa ra quan điểm của mình.</i>



<i>Bước 3: Thể hiện/thực hành ln cho khách hàng nhìn thấy (role-playing)</i>


<i>Bước 4: Luyện tập và phản hồi: Khách hàng sẽ luyện tập và nhận những lời phản hồi từ phía</i>
người trợ giúp hoặc từ những người khác


<i>Bước 5: Giao bài tập cho khách hàng về nhà: Quay lại danh sách những hành vi cần khẳng định</i>
của khách hàng và giao cho khách hàng thực hiện ở nhà.


<b>Chú ý: </b>


<i>Khách hàng sẽ nhắc đến vấn đề: bên ngồi họ tỏ ra khẳng định/thể hiện bản thân mình nhưng</i>
<i>trong lịng thấy lo hãi, khơng thoải mái</i>


<i>Khách hàng có thể thấy việc tự khẳng định/thể hiện bản thân mình sẽ mâu thuẫn với những giá</i>
<i>trị, với những giá trị mà họ đã được giáo dục, với nền văn hoá của mình. Vì vậy, cần giúp khách</i>
<i>hàng hiểu rõ việc làm này sẽ mang lại lợi ích và sự hài lòng cho cả hai bên.</i>


<i><b>11.Một vài kỹ năng khác giúp tăng tính thể hiện</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

<i>Làm ngơ: Khi bản thân thấy mình khơng đủ bình tĩnh để áp dụng những kỹ năng trên, làm ngơ và</i>
sẽ quay lại vào một dịp khác.


<b>VII. LUYỆN TẬP NHỮNG HÀNH VI MỚI</b>


Khách hàng thường xuyên cần thêm những kỹ năng và hành vi mới trong những lĩnh vực cụ thể:
Kỹ năng làm cha mẹ, giao tiếp, đối diện với những khó khăn, tư duy tích cực hơn…nhà tư vấn lúc
này làm nhiệm vụ như một người hướng dẫn để khách hàng nhận ra vấn đề, loại bỏ những hành vi
không phù hợp, học tập và có thêm những kỹ năng mới.


<b>Các bước: </b>



 Cung cấp những thơng tin, giải thích về lý do cho việc luyện tập những kỹ năng mới.
 Khách hàng trực tiếp chứng kiến, quan sát những hành vi mẫu.


 Khách hàng luyện tập ngay.


 Giao bài tập về nhà để khách hàng có thể luyện tập.


<b>Cách thức: </b>


1. Luyện tập trong tưởng tượng
2. Đóng vai


3. Bài tập về nhà.


Dựa vào mức độ sẵn sàng của khách hàng, nhà tư vấn có thể đưa ra những mức độ luyện tập phù
hợp. Trong đó phần luyện tập trong tưởng tượng được rèn luyện trước tiên và nhiều nhất.


<i><b>1. Luyện tập trong tưởng t ượng (imagery)</b></i>


Có thể dùng để giải quyết những vấn đề: Lập kế hoạch tương lai, phát triển nghề nghiệp, kiểm sốt
những hành vi khơng mong đợi, rèn luyện trí nhớ, giảm căng thẳng, phát triển trí sáng tạo, và giải
quyết cơng việc trong cuộc sống hàng ngày.


Có thể dùng đối với cả người lớn, trẻ em.


<i><b>Bài luyện tập cho những người tham gia:</b></i>


Tưởng tượng về một bát phở nóng
Tưởng tượng về một căn phịng đẹp


Tưởng tượng về một người thân


Tưởng tượng về mình đang làm một công việc cụ thể: giám đốc, ca sỹ


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

<i>Bước 1: Xác định và đánh giá khả năng tưởng tượng của khách hàng, hành vi mong đợi</i>
Chuyển đổi từ những mục tiêu thành những kỹ năng, hành động cụ thể


<i>Ví dụ: Tơi muốn nói trước mặt mọi người tốt hơn</i>
<i>1. Tìm hiểu nhóm người mình sẽ nói chuyện</i>
<i>2. Chuẩn bị nội dung</i>


<i>3. Chuẩn bị hình thức </i>


<i>4. Suy nghĩ về những vấn đề phát sinh</i>
<i>5. Chuẩn bị cách thức xử lý</i>


<i>Bước 2: Chuẩn bị cho khách hàng tưởng tượng: Địa điểm, thời gian…</i>
<i>Bước 3: Hướng dẫn khách hàng, mỗi lần tưởng tượng về một mục tiêu cụ thể</i>


<i><b>Bước 4: Hướng dẫn về kết quả của từng bước tưởng tượng: Đây chính là việc đặt ra những kết</b></i>
<i><b>quả khác nhau của hành động ban đầu</b></i>


<i>Bước 5: Hướng dẫn khách hàng củng cố quá trình tưởng tượng</i>
<b>Lưu ý: </b>


1. Có nhiều khách hàng khơng hồn tồn thoải mái khi tưởng tượng về một tình huống cụ thể nào,
cần sự trợ giúp của nhà tư vấn trong những lúc bị căng thẳng


2. Nhận ra sự khác biệt đối với năng lực tưởng tượng của mỗi khách hàng



3. Những khách hàng lo hãi, hay xấu hổ, khả năng kiểm soát không cao sẽ không thoải mái khi
tham gia


4. Kỹ năng này không phù hợp với những khách hàng hoang tưởng, ảo giác


5. Đối với trẻ, chú ý việc sử dụng quá trong việc kể những câu chuyện thoát ly khỏi thực tế.
<b>Đóng vai (role-playing)</b>


- Đây là một kỹ năng được sử dụng nhiều khi trợ giúp khách hàng luyện tập những kỹ năng xã hội
và đối phó, giải quyết với nhiều vấn đề cụ thể mà khách hàng đã cố gắng né tránh.


- Phân biệt: Đóng vai “role-playing” và ghế trống “empty chair” (Gestalt)


- Moreno, sử dụng như liệu pháp tâm kịch, trợ giúp mọi người trong một hoàn cảnh thực tế, mỗi
hành vi, biểu hiện của con người dù nhỏ nhất cũng thể hiện chính con người đó.


<b>Các bước: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

Nhà tư vấn trong giai đoạn này có thể vào vai của khách hàng, để khách hàng có thể trải nghiệm
những suy nghĩ, tình cảm, và hành động như một người khác (mẹ, bố, anh, em…)


Hành động:


Nhà tư vấn yêu cầu khách hàng đóng đúng vai của mình, hành động và củng cố những hành động
của mình


Chia sẻ:


Cho phép khách hàng và nhà tư vấn tìm hiểu, chia sẻ những xúc cảm, suy nghĩ từ phía những
người khác, và cả những xúc cảm, suy nghĩ xuất hiện bất chợt trong khi đóng vai



<b>Cách thức: </b>


Ví dụ: Một khách hàng gặp khó khăn khi nói chuyện với bố mẹ, thuyết phục bố mẹ cho
phép lấy người con gái mình u. Mỗi khi nói đến chuyện này, anh thường nổi cáu và
mối quan hệ với bố mẹ trở nên căng thẳng hơn


<b>Bước 1: Làm nóng/chuẩn bị </b>


Yêu cầu khách hàng miêu tả về hành vi cụ thể mình muốn thay đổi trong khi nói chuyện
với bố mẹ


Lắng nghe bố mẹ nói, khơng chen ngang
Ghi nhận những góp ý đúng của bố mẹ


Trình bày ý định, quan điểm của mình một cách đúng mức, bình tĩnh
Trả lời bố mẹ khi bố mẹ có những câu hỏi, những hồi nghi


Phân định những vấn đề có thể kiểm sốt được


Cảm ơn bố mẹ, hoặc đề xuất một buổi nói chuyện khác nếu vấn đề chưa giải quyết
<i>Bước 2: Thiết lập địa điểm: Tại nhà, hít thở sâu khi chuẩn bị nói chuyện, pha nước….</i>
<i>Bước 3: Lựa chọn vai trị, thay vai: Xác định ai sẽ nói chuyện (bố, mẹ…) thay vai làm</i>
bố/mẹ


<i>Bước 4: Làm mạnh hơn hành vi: Kết quả nói chuyện sẽ như thế nào/những bước tiếp theo</i>
<i>Bước 5: Chia sẻ, nhận phản hồi: Phản hồi cụ thể, đơn giản, có thể quan sát được, và dễ</i>
hiểu đối với khách hàng: Ví dụ, Khi nói với bố, khách hàng ln nói to hơn/nhỏ hơn….
<i>Bước 6: Củng cố hành vi thêm: Làm lại</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

<b>Lưu ý:</b>


o Chú ý giai đoạn làm nóng, chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành vì nhiều
khách hàng sẽ chưa đủ tự tin và sẵn sàng để làm việc.


o Chuẩn bị đối phó với những xúc cảm, tình cảm mới nảy sinh. Nhà tư
vấn phải có những chuẩn bị để đối phó những xúc cảm mới nảy sinh,
chú ý những khách hàng đã có tổn thương.


o Đối với những nhà tư vấn hay chú ý đến suy nghĩ và xúc cảm của khách
hàng, cần nỗ lực để trợ giúp bản thân và khách hàng khi rèn luyện các
kỹ năng.


<i><b>Bài tập (homework)</b></i>


Đây là một kỹ năng được sử dụng nhiều bởi những nhà tư vấn theo trường phái nhận thức, hành
vi và thường được sử dụng sau mỗi buổi tư vấn. Tuy nhiên, hình thức sử dụng bài tập về nhà ngày
càng được các nhà tư vấn sử dụng dù cho nhà tư vấn có xu hướng theo trường phái nào. Đơi khi
bài tập cũng có thể được sử dụng ở đầu, giữa buổi tư vấn, hoặc như một cơ sở để thiết lập mối
quan hệ tư vấn.


Lý do sử dụng bài tập:


Kết nối nội dung giữa những buổi tư vấn, củng cố quá trình tư vấn, trị liệu


Giúp khách hàng tự tìm hiểu thêm về chính bản thân mình, nhận thức rõ hơn về tình cảm, hành vi,
suy nghĩ của mình.


<b>Những kiểu loại bài tập</b>
<i>Đọc sách (bibliotherapy): </i>



Khách hàng sẽ đọc những cuốn sách nhất định


Nhà tư vấn phải đọc sách trước khi giới thiệu cho khách hàng


Đối với những khách hàng u thích đọc sách, nhà tư vấn có thể hỏi, trao đổi với khách hàng về
những cuốn sách mà họ đã từng đọc.


<i>Người đồng hành (aides): Liệt kê những người có thể giúp đỡ khách hàng, những người này có thể</i>
đưa ra những phản hồi, hỗ trợ để hoàn thiện những công việc


<i>Viết báo/nhật ký: Nhà tư vấn yêu cầu khách hàng ghi chép lại những nội dung nhất định</i>


Mục đích của việc viết báo/nhật ký (1) Giúp khách hàng hiểu kỹ hơn về những suy nghĩ, tình cảm,
và hành vi của mình, (2) Quan sát kỹ những phản ứng của chính khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

<i><b>Lưu ý</b></i>


Lựa chọn những loại bài tập mà khách hàng có khả năng thực hiện dễ nhất
Cách thức giao bài tập phải thay đổi tuỳ thuộc với từng khách hàng cụ thể
Khuyến khích sự luyện tập thường xuyên


Mức độ khó phải tăng dần.
<b>VIII. ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC</b>


<b> (LOWERING AND RAISING EMOTIONAL AROUSAL) </b>


Giúp khách hàng đối phó, xử lý những tình cảm thái q: nóng giận, lo hãi, căng thẳng….chủ yếu
qua những phương pháp luyện tập theo phương pháp của trường phái nhận thức, hành vi như:
luyện tập thư giãn (relaxation) và làm im lặng trong suy nghĩ (mental quieting). Khuyến khích


khách hàng thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình một cách sâu sắc hơn trong mối quan hệ tư vấn.
<b>1. Giảm những xúc cảm </b>


+ Điều kiện cuộc sống làm tăng xúc cảm: Tập hợp người đông hơn, Áp lực công việc nhiều hơn,
Nhiều lựa chọn hơn….


+ Những xúc cảm mới nảy sinh thường gắn liền với lo hãi và tức giận. Khách hàng sẽ lựa chọn là
đối mặt với vấn đề hay lảng tránh vấn đề (fight or flight)


+ Nhà tư vấn sẽ trợ giúp khách hàng trong việc rèn luyện những kỹ năng kiểm soát thời gian, khả
năng quan tâm và chăm sóc bản thân bao gồm tập luyện thể dục thể thao và chế độ dinh dưỡng
tốt…


<i><b>a) Luyện tập kỹ năng thư giãn (relaxation training)</b></i>


Edmund Jacobson's: Xác định rõ những cơ trong hệ thống cơ thể, thư giãn những loại cơ chính.
Có thể thực hiện trong khoảng 20 phút


<i>Các bước luyện tập thư giãn:</i>


<i><b>Chuẩn bị:</b></i> Hỏi khách hàng xem vị trí thoải mái nhất khi họ nhắm mắt lại
- Khơng được khốc tay, tréo tay..


- Mơi trường khơng tiếng ồn, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng quá lớn
- Đề nghị khách hàng nói nhỏ


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

<i><b>b) Làm căng và thư giãn: </b></i>


- Yêu cầu khách hàng làm căng từng cơ và sau đó thư giãn
- Khuyến khích khách hàng giữ căng từng cơ khoảng 7 giây


- Khi giữ căng từng cơ, tập trung vào một vị trí cụ thể trên cơ thể
- Làm giãn từng cơ và thở sâu


<i><b>c) Thư giãn toàn bộ và thở sâu</b></i>


- Hướng dẫn khách hàng hít vào tồn bộ và thở ra tồn bộ
- Một chu trình hít vào, thở ra kéo dài khoảng 20 giây


- Kết hợp hít vào, thở ra với việc vận động một loại cơ nhất định trong cơ thể.


<i><b>d) Xem xét lại toàn bộ cơ thể (body scan)</b></i>


- Yêu cầu khách hàng nhận rõ sự căng, thư giãn của từng cơ trong toàn bộ cơ thể
- Đề nghị khách hàng tự làm với những khoảng, vị trí trên cơ thể mà khách hàng


mong muốn tập luyện.


<i><b>e) Đề nghị bài tập:</b></i>


- Khi luyện tập đầu tiên, cần phải ghi chép lại
- Nhận xét lại quá trình tập luyện


- Đề nghị tập luyện vào một thời gian nhất định trong ngày (buổi sáng sau khi thức
giấc, buổi tối trước khi đi ngủ)


<i><b>f)Thiền (meditation):</b></i>


+ Khi một ý nghĩ nào vừa nảy sinh làm cho con người trở nên lo lắng, tức giận… dùng kỹ thuật
thiền để giảm và đi đến thay đổi những ý nghĩ đó, khơng đào sâu, không tập trung vào



+ Thuật ngữ: Tougue of though (Singh, 1996)


+ Kỹ thuật: Dùng một từ ngữ thay thế ví dụ, "Chúa ơi", "Trời ơi"….
<b>Mẹo: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

<i>-</i> <i>Giữ giọng đều</i>


<i>-</i> <i>Quan sát những dấu hiệu thể hiện sẽ căng thẳng hoặc khó chịu của khách hàng</i>
<i>-</i> <i>Trong quá trình chuyển đối, cố găng sử dụng cách thức luyện thở.</i>


<b>2.Làm tăng cảm xúc</b>


+ Breuer và Freud là người sử dụng đầu tiên: Khách hàng sẽ khám phá ra những sự kiện gây tổn
thương cho bản thân, giải toả những tình cảm kìm nén bằng cách khơi gợi những tình cảm đó và
thể hiện rõ những xúc cảm, tình cảm của mình.


+ Việc làm tăng cảm xúc của khách hàng có thể được thực hiện qua một số liệu pháp: Thôi miên,
và sử dụng thuốc, tâm kịch, tưởng tượng có hướng dẫn, phản hồi và đối đầu, tự do liên tưởng,
chiếc ghế trống (empty-chair), phản ứng tràn ngập….


<i><b>a)Sự giải tỏa cảm xúc</b></i><b> (Catharsis)</b>


Hai bước (1) Thúc đẩy sự bùng phát của những xúc cảm, và (2) Thể hiện xúc cảm. Kỹ năng thể
hiện, giúp cho khách hàng trải nghiệm qua những xúc cảm, tình cảm, và chuyển tải những xúc
cảm tình cảm này đến nhà tư vấn.


<i><b>Lưu ý:</b></i>


<i>-</i> <i>Những khách hàng đã từng trải qua những kinh nghiệm tổn thương nặng, việc giải tỏa</i>
<i>cảm xúc trong những hịan cảnh nhất định có thể gây ra những tổn hại cho khách hàng. </i>


<i>-</i> <i>Khách hàng có thể tiếp tục chìm ngập trong những trải nghiệm và cảm giác tiêu cực hơn</i>


<i>là giải quyết và lảng tránh nó.</i>


<i>-</i> <i>Phải có kỹ năng bậc cao để sử dụng cách thức này, phải nắm rõ những nguyên tắc đạo</i>
<i>đức và làm việc dưới sự giám sát chặt chẽ.</i>


<i>-</i> <i>Đây là một con dao hai lưỡi vì vậy hết sức chú ý khi sử dụng.</i>


<i><b>b)Việc điều chỉnh cảm xúc sẽ tạo sự thay đổi</b></i>:


- Khuyến khích và tạo điều kiện khách hàng có thể tự hiểu về bản thân sâu sắc hơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

- Giúp nhà tư vấn hiểu được những từng bậc tình cảm sâu sắc của khách hàng


- Khi điều chỉnh được cảm xúc, có thể dẫn đến những thay đổi niềm tin và thái độ cũ.
<b>c) Những kỹ năng giúp điều chỉnh cảm xúc và thể hiện những cảm xúc :</b>


<i>Quan sát và ghi chép những nỗ lực của khách hàng nhằm vượt qua những tình cảm đó.</i>


Những khách hàng muốn lảng tránh tình cảm thường dùng những cách thức sau: Thay đổi chủ để,
không dùng một số thuật ngữ nào đó, có những thay đổi trên nét mặt, có những thay đổi vị trí
ngồi, cử động tay chân….


Ví dụ:


KH: Tơi thực sự u q cô ấy, tôi muốn cô ấy hạnh phúc, dù với ai cũng được. Tơi làm mọi thứ
là vì để cho cơ ấy hài lịng, cơ ấy được hạnh phúc


TVV: Anh ln nhắc đến những tình cảm và mong muốn tốt đẹp dành cho vợ mình, nhưng qua


cách nói của anh tôi nhận thấy anh đang vô cùng tức giận cô ấy.


<i>Đề nghị khách hàng khơng lảng tránh những tình cảm, và tập trung vào những tình cảm, xúc cảm</i>
<i>của mình ngay hiện tại.</i>


Ví dụ:


KH: Có lẽ thể, tơi đang tức giận cơ ấy, nhiều khi tơi muốn mình phải làm gì đó để cho mình khơng
như vậy. Nhưng chắc khơng sao đâu, khi tôi mua được nhà mới, chúng tôi ở mỗi người một phịng
thì tơi sẽ khơng phải nhìn thấy cơ ấy nữa.


TVV: Xin lỗi, chúng ta có thể quay lại tình cảm tức giận của anh đối với vợ mình, anh có thể giúp
tơi hiểu được rõ hơn về tình cảm của anh đối với cơ ấy?


<i> Đề nghị khách hàng cùng nhận thức rõ được tình cảm của họ: Sử dụng những câu hỏi như "bây</i>
<i>giờ anh cảm thấy thế nào?" "anh nhận rõ cảm xúc của mình như thế nào vào thời điểm này?" " khi nói</i>
<i>ra được những điều mình suy nghĩ, anh cảm thấy thể nào?"</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

KH: Tôi im lặng, tôi bỏ đi ra ngồi, tơi tự hát một mình. Tơi tự hỏi tại sao chúng tôi lại như vậy,
tôi đã làm tất cả những gì mà mình có thể làm để níu kéo cơ ấy.


TVV: Anh cảm giác muốn tránh khỏi cơ ấy.


<i>Tóm tắt lại, thách thức lại những suy nghĩ và hành động của khách hàng. Chú ý với khách hàng</i>
<i>về những xúc cảm tình cảm. Hỏi khách hàng xem họ muốn làm gì tiếp theo: </i>"Hiện nay bạn đang
cần gì, đang muốn gì" "Bạn sẽ làm gì từ bây giờ…"


TVV: Từ nãy đến giờ chúng ta nói về tình cảm của anh đối với vợ mình và những gì đang diễn ra
trong gia đình, anh cũng nhận rõ được những tình cảm của mình cũng như mối quan hệ của mình
hiện này, anh có nói thêm gì khơng?



KH: Có lẽ thế, những gì vợ tơi làm có ảnh hưởng nhiều đến tình cảm của tơi, nhưng tơi thực sự
khơng muốn thừa nhận những tình cảm ấy.


TVV: Việc anh nhận ra và sống chân thực với tình cảm của mình là một điều rất tốt, có thể coi đó
là một bài tập về nhà cho anh, anh cố gắng nhận ra và chú ý đến những tình cảm của mình.


KH: Tôi rất sợ đối diện với cảm xúc cô đơn của mình khi ngồi một mình, lịng tự ái của một người
đàn ông cũng đau khổ lắm khi biết rằng vợ mình cịn nghĩ đến một người đàn ơng khác.


TVV: Hiện nay trong anh có nhiều cảm xúc đan xen, anh cũng đang dần nhận rõ và phân tách
được những cảm xúc ấy.


<b>Một số cách thức khác:</b>


a. <i>Sử dụng yếu tố kích thích: Nhà tư vẫn cung cấp cho khách hàng những cuốn phim, bản</i>
nhạc, cuốn sách… có nói về vấn đề liên quan đến vấn đề của khách hàng.


Nhà tư vấn ngồi cùng khách hàng để tổng kết lại, nói về những cuốn phim, bản nhạc, cuốn sách và
xem xét những cảm xúc, suy nghĩ đã được xuất hiện.


b. <i>Sáng tạo nghệ thuật: Khuyến khích khách hàng thể hiện bản thân thông qua những sáng</i>
tạo nghệ thuật. Ví dụ như nhảy, biểu diễn nghệ thuật, làm thơ, viết báo, vẽ, chạm khắc….
c. <i>Ghi chép: Những sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc sống, những trải nghiệm của khách</i>


hàng trong những thời điểm cụ thể.
d. <i>Tâm kịch: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

<b>Sự nản lòng của khách hàng : Đây là một trạng thái tinh thần trải qua một số bước như sau: Cảm</b>
giác chủ quan về sự thiếu khả năng, mất lòng tự tin, sự ghét bỏ, lảng tránh, và sự vơ vọng (Frank)


<b>Sự khuyến khích:</b>


- Lý thuyết của Afred Adler, là một kỹ thuật trợ giúp khách hàng vượt qua những vấn đề về sự
nản lòng.


- Theo các nghiên cứu trong tư vấn chỉ ra có đến 90% những người làm cơng tác trợ giúp, tư vấn
sử dụng sự khuyến khích trong cơng việc của mình (Young & Feiler, 1993). - Khuyến khích là
một yếu tố khơng thể thiếu trong q trình trợ giúp và tư vấn.


<i><b>Sự khuyến khích và sự khen ngợi:</b></i>


- Sự khen ngợi có thể gây khó khăn trong q trình tư vấn, trợ giúp: Nhưng với nhiều người làm
việc với trẻ em, việc khen gợi đã được sử dụng để giúp trẻ tập trung vào những điểm mạnh của
mình, củng cố tinh thần của trẻ. Nhưng khi người tư vấn khen ngợi đã tự động đặt mình vào vị trí
đánh giá người khác và không để cho khách hàng tự tin vào bản thân mình


- Sự khuyến khích giúp khách hàng tự tin và phát triển bản thân mình tốt hơn.


- Nhà tư vấn phải đặt ra câu hỏi: Ai là người được hưởng lợi trong quá trình được khuyến khích?
Việc khuyến khích khách hàng có lợi ích cho những người sau: Sống phụ thuộc, trầm cảm, thiếu
sự hỗ trợ xã hội, ảnh hưởng của việc thiếu lòng tự tin. Hoặc những người thể hiện nhu cầu về sự
quan tâm đặc biệt, nhu cầu về quyền lực, muốn kiểm sốt, và mong muốn trả thù. Cũng có thể áp
dụng cho những người thiếu sự tham gia, thiếu trách nhiệm, những người quá cầu toàn hay những
người thiếu cởi mở trong tư duy.


<i><b>So sánh giữa khuyến khích và khen ngợi, ca tụng, củng cố hành vi</b></i>


<i><b>Khuyến khích</b></i> <i><b>Khen ngợi, ca tụng, củng cố</b></i>
<i><b>hành vi</b></i>



<b>Mục đích</b> Thúc đẩy động cơ, thơi thúc, truyền
cảm hứng, truyền dẫn lòng tự tin.


Tiếp tục, làm mạnh hơn một hành
vi cụ thể nào đó.


<b>Bản chất</b> Hướng vào bản thân, hướng vào
những sự kiểm sốt, đánh gía từ bên
trong một còn người. Nhấn mạnh
đến những nỗ lực của cá nhân hơn là
những kết quả bên ngoài.


Hướng vào yếu tố bên ngồi, sự
kiểm sốt, từ bên ngồi, có xu
hướng nhấn mạnh đến những
đánh giá từ bên ngoài, nhấn mạnh
đến kết quả.


<i><b>Đối</b></i>
<i><b>tượng</b></i>


Dùng cho tất cả mọi đối tượng, mọi
nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

kiểm sốt những yếu tố bên ngồi,
dành cho những hành vi cụ thể.


<i><b>Suy nghĩ,</b></i>
<i><b>cảm giác,</b></i>
<i><b>và hành</b></i>


<i><b>động</b></i>


Có sự cân bằng giữa ba yếu tố suy
nghĩ, cảm giác, và hành động ẩn
chứa sau mối một phản ứng ví dụ
như: Sự thỏa mãn, Thích thú, Thách
thức…


Chủ yếu hướng tới hành động có
thế quan sát được.


<i><b>Tính</b></i>
<i><b>sáng tạo</b></i>


Tùy thuộc vào những tình huống cụ
thể mà người phản ứng lựa chọn
những câu nói phù hợp, vì vậy người
được khuyến khích cũng phản ứng
một cách hồn tồn chủ động với sự
khuyến khích một cách sáng tạo
nhất. Tuy nhiên, điều đó cũng làm
cho người khuyến khích khó chuyển
tải hết những mong đợi của mình.


Những phản ứng củng cố, khen
ngợi đối với những hành vi cụ thể
khác nhau là khác nhau, làm cho
người được khuyến khích hiểu
được rằng họ mong đợi được làm
một cơng việc cụ thể nào đó theo


một cách thức nhất định nào đó,
người được khuyến khích cũng
hiểu rất rõ mong đợi của người
khuyến khích, điều này rất có tác
dụng khi hai bên bắt đầu thiết lập
những mục tiêu.


<i><b>Tính chủ</b></i>
<i><b>động</b></i>


Thúc đẩy tính chủ động, độc lập của
người được khuyến khích, khơng
gắn chặt với một tình huống cụ thể
nào trong cuộc sống và có thể áp
dụng cho rất nhiều tình huống trong
cuộc sống.


Có xu hướng phát triển sự liên kết
và gắn bó chặt chẽ giữa một người
khen ngợi và một hành vi cụ thể
nào đó, và điều đó khó có thể áp
dụng trong nhiều tình huống cụ
thể.


Witmer, J.M. (1985). <i>Pathways to personal growth,</i> Muncie, IN: Accelerated Development.


<b>Những kiểu khuyến khích: Có 14 kiểu phản ứng khuyến khích hành vi: </b>
1. Cảm ơn, ghi nhận những nỗ lực và thay đổi của khách hàng


2. Tập trung vào khả năng hiện tại của khách hàng, những gì có thể, và những điều kiện thực


tế chứ không phải là những thất bại trong quá khứ


3. Tập trung vào điểm mạnh của khách hàng


4. Chỉ rõ sự tin tưởng vào năng lực và khả năng của khách hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

7. Đề nghị khách hàng tự đánh giá về sự thể hiện của chính bản thân họ hơn là dùng những
chuẩn mực, tiêu chuẩn khác để so sánh


8. Chỉ rõ sự tơn trọng khách hàng, chỉ rõ tính duy nhất và cá nhân của mỗi khách hàng
9. Tập trung và gắn bó với khách hàng khi họ có những chia sẻ chân thành của khách hàng
10. Để nghị giúp đỡ khách hàng với tư cách là một người bình đẳng, một đối tác trong suốt


quá trình tư vấn


11. Sử dụng những lời nói đùa


12. Đưa ra những phản hồi chính xác về vấn đề, không tập trung vào những vấn đề nhân cách
13. Đối đầu với khách hàng về những niềm tin thiếu tính thúc đẩy, khuyến khích


14. Thúc đẩy sự nhiệt tình và địi hỏi sự can kết để hướng tới mục tiêu cụ thể.


<i><b> Một số tiêu chí:</b></i>


<i>Tập trung vào những điều tích cực và những điều có thể thay đổi được: Tính tích cực là một điều</i>
<i>có thể học được.</i>


- Khuyến khích khách hàng nhận ra những thành cơng, những điểm mạnh của mình và chỉ rõ niềm
tin của mình về những khả năng có thể thành cơng của mình



Tuy nhiên, việc khuyến khích khơng phải làm cho khách hàng lờ đi, quên đi những khó khăn hiện
tại mà chỉ giúp khách hàng phát triển một cách nhìn tích cực hơn. Phân định rõ giữa cái tồn bộ và
từng phần, trong đó ghi nhận nỗ lực của khách hàng.


Ví dụ:


KH: Tơi thấy chán ơng chồng đến tận cổ, suốt ngày ông ấy ngồi ôm cái máy tính. Khi tơi nhờ việc
gì đó thì ơng ấy ngơ ngác như chẳng hiểu rằng có sự tồn tại của tôi ở trên cuộc đời này. Con tôi
cũng vậy, bây giờ nó cũng chẳng để ý gì đến tơi cả. Tơi đành sống với thế giới của riêng mình.
TVV: Dường như chồng chị là một người rất u thích cơng việc, các con của chị cũng đã tự chăm
sóc được bản thân, cịn chị sẽ có thời gian để dành cho riêng mình?


KH: Chị nói gì vậy, tơi thấy tơi trở nên thừa thãi trong nhà


TVV: Thay cho việc phải tất bật chăm sóc hay lo lắng cho chồng con suốt ngày, bây giờ chị thấy
mình có nhiều thời gian hơn, chị có nghĩ như vậy khơng?


<i>Nhấn mạnh sự bình đẳng, chủ động, và tính duy nhất của mỗi cá nhân: Bằng cách tự chia sẻ, nhà</i>
tư vấn chuyển tải đến khách hàng một thông điệp là mọi người đều bình đẳng và mỗi người là duy
nhất. Cùng khách hàng thách thức lại những giả định về việc lấy những tiêu chuẩn nhất định để so
sánh, đánh giá về một con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

KH: Tơi đã nói chuyện được với vợ tơi, tơi nói cho cơ ấy biết tôi cảm nhận như thế nào trước
những việc làm của cơ ấy. Tơi cũng đã nhận trách nhiệm của mình trong vấn đề quan hệ của hai
chúng tôi. Nhưng tôi nghĩ thế vẫn chưa đủ


TVV: Anh có thể nói thêm về điều này.


KH: Cô ấy vẫn lạnh nhạt với tôi, tôi nghĩ rằng tôi cần phải mua cho cô ấy căn nhà mà cô ấy mong
đợi, chắc phải hai năm nữa, khó khăn q vì giá nhà vẫn tăng cao. Mà tơi cũng tiêu hoang lắm.


TVV: Anh nghĩ gì sau khi làm được những việc như vậy, anh tự nói với bản thân mình như thế
nào?


KH: Tơi khơng chắc lắm, chị nghĩ là tơi có nên tự hào về điều đó khơng?
TVV: Anh sẽ tự nói điều đó ra


KH: Cũng được vài điều tốt


<i>Thúc đẩy lịng nhiệt tình và thỏa thuận hướng tới những mục tiêu cụ thể</i>: Đưa cho khách hàng
những sự phản hồi cần thiết, đối đầu với những suy nghĩ, tư duy của khách hàng, và hỏi khách
hàng về sự cam kết, sẵn sàng tham gia vào những gì mình mong đợi.


Các bước:


<i><b>Bước 1: Dùng kỹ năng lắng nghe tích cực, khơng phê phán để thiết lập cuộc đối thoại với</b></i>


<b>khách hàng và hiểu rõ vấn đề (dùng kỹ năng phản hồi và tóm tắt)</b>
Ví dụ:


TVV: Qua câu chuyện anh nói tơi biết anh đang rất nỗ lực để cải thiện mối quan hệ với vợ mình
KH: Nhưng có lẽ tơi chẳng nên cố gắng nữa, vì tơi thấy sự cố gắng của mình vơ ích.


<b>Bước 2: Nhà tư vấn gợi ý hoặc đề nghị thành lập sự liên minh</b>


TVV: Tơi nhìn nhận thấy được nỗ lực của anh, hay chúng ta cùng suy nghĩ thêm về những cách
thức để cải thiện mối quan hệ đó, anh nghĩ thế nào?


KH: Có thể, nhưng tôi không biết sẽ ra sao
TVV: Anh muốn thử nghĩ cùng tôi không?



<i><b>Bước 3: Nhà tư vấn tập trung vào những điểm tích cực, ghi nhận những nỗ lực của khách, và</b></i>
<i><b>cả những mục tiêu nhỏ, những nỗ lực để đạt được mục tiêu đó</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

TVV: Có thể chúng ta bắt đầu từ việc anh muốn thay đổi cách nói chuyện với vợ mình
KH: Cũng được, tơi đã nói với cơ ấy là tơi khơng thích làm cái bóng, tơi là một người chồng.
TVV: Vậy là anh đang muốn nói cho vợ anh biết những suy nghĩ và cảm xúc chân thực của mình,
anh khơng muốn tỏ vẻ với cơ ấy như trước kia?


KH: Tơi đốn thế, tơi muốn trung thực với mình hơn.


<i><b>Bước 4: Nhà tư vấn đề ra những phản hồi, những sự đối đầu, và hỏi về sự cam kết của khách</b></i>
<i><b>hàng</b></i>


TVV: Thế điều gì sẽ xảy ra nếu vợ anh vẫn cư xử như cũ, khơng quan tâm đến những lời anh nói?
KH: Tơi khơng biết, có lẽ tơi sẽ nổi cáu


TVV: Anh sẽ nổi cáu, anh có nghĩ vợ anh sẽ chấp nhận điều đó
KH: Tơi khơng biết, nhưng tơi sẽ thử


<i>Bước 5: Nhà tư vấn chỉ rõ sự quan tâm, lòng nhiệt tình của mình đối với mục tiêu mà khách hàng</i>
<i>vừa đưa ra và ghi nhận những xúc cảm và những thay đổi từ phía khách hàng</i>


KH: Từ hơm nói chuyện trước, tơi đã thể hiện mình nhiều hơn. Khi cơ ấy chuẩn bị đi làm tơi nói
rằng để tôi dắt xe ra cho và tôi muốn cô ấy về nhà ngay sau khi làm việc.


TVV: Tôi rất vui trước sự cố gắng của anh. Đó chính là điều mà cả hai chúng ta đang cùng mong
đợi. Nhưng tôi vẫn chưa biết rõ kết quả cụ thể như thế nào và điều gì cần thiết cho việc duy trì
những nỗ lực của anh?


KH: Tôi cũng không biết cụ thể lắm, nhưng có lẽ cơ ấy khơng quan tâm đến tơi lắm, tơi cũng sợ


tơi lại rơi vào tình trạng như cũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

<i><b>Thang đo 7 yếu tố thay đổi của khách hàng</b></i>


Điểm từ: 0- khơng có đến 4- rất nhiều


<i>Khơng có</i> <i>Có một chút</i> <i>Có khá nhiều</i> <i>Có vừa đủ</i> <i>Rất nhiều</i>
Sự cần thiết phải thay đổi


<b>Thể hiện mong muốn thay đổi, và cảm giác về sự khẩn</b>
<b>cấp</b>


Mức độ sẵn sàng đối diện với những lo hãi


<b>Cởi mở và sẵn sàng trải nghiệm lại những lo hãi và</b>
<b>chấp nhận những mạo hiểm</b>


Nhận biết


<b>Có khả năng xác định vấn đề, tách bạch những suy</b>
<b>nghĩ, tình cảm, hành động</b>


Đối diện vấn đề


<b>Dũng cảm nhìn ra vấn đề và chỉ rõ trách nhiệm của</b>
<b>mình trong những vấn đề cụ thể</b>


Nỗ lực


<b>Tham gia làm bài tập, các hoạt động, tích cực hợp tác</b>


Hy vọng


<b>Có cái nhìn tích cực, cởi mởi và nhìn về tương lai</b>
Tác động xã hội


<b>Có nhiều bạn bè, quan hệ gia đình chặt chẽ, có nhiều</b>
<b>mối quan hệ tốt, ổn định</b>


- 0-6 điểm: Việc thay đổi là không thể: Nhà tư vấn cần phải hướng dẫn cho khách hàng về sự thay đổi


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

<i><b>Khách hàng có sự kháng cự (resistance)</b></i>


<i>- Xác định sự kháng cự của khách hàng:</i>


Freud: Xác định vấn đề từ chối sự kháng cự như là những phản ứng chống đối, tự vệ đối với
những lo hãi khi có những suy nghĩ, xúc cảm, xung năng được lôi ra phần ý thức.


Khách hàng sẽ khơng hợp tác, có nhiều hành vi tự huỷ hoại bản thân, không chấp nhận những gợi
ý về sự thay đổi.


Những khách hàng kháng cự luôn gắn liền với những khách hàng miễn cưỡng (chiếm từ 50-75%
tổng số khách hàng. Những người này khơng có động cơ để thay đổi.


<i>- Đo lường mong muốn thay đổi của khách hàng</i>


Khách hàng có thể muốn thay đổi, nhưng nhiều khi trong cuộc sống, sự thay đổi sẽ làm chúng ta
buồn hay chúng ta có cảm giác mình đang bị mất phương hướng.


Ferls: Sự kháng cự là một phần của khách hàng nhằm làm giảm trách nhiệm của mình trong hành
động và trong sự thay đổi.



Sự kháng cự được thể hiện trong cách thức giao tiếp giữa khách hàng và nhà tư vấn: thông điệp
này được chuyển tải một cách gián tiếp


<b>Nhận diện sự kháng cự của khách hàng</b>


(Được thể hiện hai kiểu: Chủ động và bị động)
Khách hàng chỉ trích nhà tư vấn hay q trình tư vấn


Khách hàng đến muộn, không muốn giữ lịch hẹn, quên trả tiền phí
Khách hàng im lặng hoặc hạn chế nói


Khách hàng tỏ vẻ thơng thái, giảng giải nhiều vấn đề trong cuộc sống


Khách hàng kết thúc quá trình tư vấn khi chưa hoàn thành những mục tiêu đặt ra hay
thông báo về những thay đổi đột ngột và không muốn có những thay đổi tiếp theo
Khách hàng nói đùa quá nhiều, tỏ vẻ ngớ ngẩn, khờ dại


Khách nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ “tôi không biết”


Khách hàng không muốn kết thúc buổi tư vấn và muốn kéo dài càng nhiều, càng tốt
Khách hàng thích tìm hiểu về đời sống riêng tư của nhà tư vấn


Khách hàng mang đến những thông tin không liên quan để thách thức nhà tư vấn
Khách hàng có vẻ nhận biết được về bản thân nhưng khơng mong muốn áp dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

trình tư vấn và cuộc sống của mình


Khách hàng nói những chuyện vụn vặt và ln chìm đắm với q khứ



</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

<i><b>Nguyên nhân của sự kháng cự</b></i>


<i>Nguyên nhân từ phía khách hàng:</i>


- Khách hàng thiếu những kỹ năng để thực hiện, hoàn thiện những điều được gợi ý trong
mỗi buổi tư vấn


- Những lo hãi của chính bản thân khách hàng: Lo hãi về sự thể hiện bản thân trong mỗi
buổi tư vấn: xây dựng niềm tin, sự tự bộc lộ của bản thân mình


- Do trạng thái khơng chủ động, bị ép buộc từ ban đầu- được gửi đến tư vấn từ phía người
thứ ba


- Khách hàng cũng có thể bị coi là kháng cự khi có sự xung đột hay khác biệt về mặt giá trị
với những người làm tư vấn hay đối với cộng đồng mà họ đang sống


- Khách hàng khơng thích nhà tư vấn (giới tính, tơn giáo, hình thức, văn hố, lý do cá
nhân…)


<i>Nguyên nhân từ phía nhà tư vấn</i>


- Sự thất vọng của nhà tư vấn trước những thay đổi của khách hàng


- Nhà tư vấn mong muốn cho khách hàng nhiều hơn là khách hàng tự mong muốn cho bản
thân họ


- Mắc phải một lỗi lầm nào đó trong quá trình tìm kiếm sự thay đổi
- Nhà tư vấn đổ lỗi cho khách hàng về việc chậm thay đổi


<i>Nguyên nhân từ phía mơi trường bên ngồi</i>



- Khách hàng khơng đủ điều kiện để tiếp tục tham gia: đi lại, thời gian, tiền bạc…
- Ý kiến của những người thân trong gia đình, bạn bè…


<i><b>Đối phó với sự kháng cự của khách hàng</b></i>


<i>Ngăn chặn sự kháng cự:</i>


- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ trước khi áp dụng những kỹ năng và địi hỏi khách hàng
phải có sự cam kết- giao tiếp cởi mởi, trung thực…


- Nhận rõ rằng tất cả mọi khách hàng đều trải qua giai đoạn khó khăn, lẫn lộn trước những
thay đổi vì vậy xem việc kháng cự ban đầu của khách hàng như là một chuyện bình
thường. Đốn trước về sự kháng cự và chuẩn bị đối phó


- Thơng cảm với sự khách cự của khách hàng:


Mong đợi về sự không hài lịng và khơng phải ứng tiêu cực,
Xem xét lại vấn đề giao bài tập và kế hoạch chữa trị


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

Thay đổi cách làm việc với từng khách hàng
Liệt kê những hỗ trợ từ phía gia đình


Cung cấp cho khách hàng một hệ thống liên tục và những cách thức có thể tiếp cận
được với nhà tư vấn


Sử dụng những nguồn hỗ trợ tại cộng đồng
Đừng vội từ bỏ.


<b>Đầu đầu trực tiếp với sự kháng cự của khách hàng</b>



Ví dụ:


KH: Tôi không làm bài tập chị đưa cho tôi tuần trước, tôi bận quá nên quên mất bài tập này.
TVV: Một mặt anh nói anh muốn tìm kiếm sự trợ giúp để thay đổi bản thân, nhưng một mặt khác
anh cũng chưa thể thực hiện được những điều có thể trợ giúp anh, anh có thể giải thích cho tôi rõ
được không (đối đầu)


KH: Tất nhiên là tôi muốn thay đổi bản thân rồi, nhưng có lẽ..tơi vẫn cịn ngại.
TVV: Anh có thể nói rõ hơn về điều này (câu hỏi mở)


KH: Tôi thực sự muốn viết những điều mình nghĩ, những xúc cảm của mình, nhưng tơi sợ phải đối
diện với chính mình


TVV: Tơi hiểu điều anh muốn nói đến, nhưng nếu anh khơng đối diện với chính bản thân mình,
hiểu rõ bản thân mình thì anh sẽ thay đổi như thế nào? (đối đầu)


KH: Có lẽ tơi làm vậy.


<b>Những kỹ năng vượt qua sự kháng cự của khách hàng</b>


Nhắc cho khách hàng biết rằng sự kháng cự là bình thường trong một quá trình trợ giúp và sự
kháng cự là thể hiện một phần của cơ chế tự vệ, đối phó.


Miêu tả phản ứng tự vệ của khách hàng như là một bước tích cực chứ khơng phải là một sai
lầm.


Có thể sử dụng cách thức làm việc cùng với nhóm hỗ trợ để khuyến khích khách hàng
Mời khách hàng hợp tác để thiết lập các mục tiêu



</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất


Chỉ một sự thay đổi trong một thời gian nhất định


Giảm tần xuất và thời gian của những buổi tư vấn nếu thấy có nảy sinh xung đột.
<b>Các bước: </b>


<i>Lắng nghe tích cực và chuyển đến khách hàng thơng điệp là mình đang hiểu hõ qua kỹ năng lắng</i>
<i>nghe và phản hồi xúc cảm.</i>


Ví dụ:


KH: Tơi khơng làm bài tập rồi, chẳng hiểu sao tôi lại quên bài tập. Tơi cũng chẳng làm gì cả
TVV: Dường như anh có cảm giác trách móc bản thân khi khơng hồn thiện bài tập


KH: Có lẽ vậy, tơi đang lảng tránh việc làm bài tập. Mà không hiểu sao tôi sợ viết về những cảm
xúc của mình đến vậy


TVV: Tơi nhận thấy anh muốn viết về bản thân mình nhưng anh cũng có cảm giác lo sợ khi đối
diện với cảm xúc thực của mình.


<i>Chuyển tải cho khách hàng biết rằng mình chấp nhận hành vi kháng cự của khách hàng và coi đó</i>
<i>như là việc bình thường.</i>


Ví dụ:


KH: Tơi vẫn giữ những cảm xúc trong đầu mình, nhưng tơi khơng muốn viết ra, mà càng khơng
viết ra thì những cảm xúc lại càng dâng trào, nhiều khi tôi phải chạy ra khỏi nhà để tránh nhìn thấy
vợ mình.



TVV: Anh thấy thực sự buồn khi phải đối diện với những cảm xúc của mình về vợ. Tơi hiểu tại
sao anh khơng muốn viết ra vì anh vẫn cịn mong đợi một điều gì đó hoặc khơng muốn nhìn nhận
rõ ràng. Tuy nhiên, việc làm bài tập cũng có thể giúp anh được phần nào.


<i>Xác định động cơ của khách hàng và phát triển những chiến lược để đạt được.</i>
Ví dụ:


TVV: Thế bây giờ, chúng ta có thể làm gì nhỉ?


KH: Tơi khơng biết, nhưng tơi có thể ngồi khoảng vài phút và viết ra năm từ chỉ cảm giác của
mình trong thời điểm hiện tại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

<b>Prochaska và</b>
<b>Dilemente</b>


<b>De Shazer</b> <b>Những can thiệp</b>


Chưa suy nghĩ <i>Những người đến thăm:</i>
Cung cấp thông tin, giới
thiệu các chương trình giáo
dục, gợi ý suy nghĩ về vấn
đề của mình


Hiểu rõ về các bài tập
Giáo dục


Đưa phản hồi
Củng cố quan hệ
Quan sát và đối đầu



Suy tư/trăn trở <i>Người phàn nàn</i> Khuyến khích có sự cam kết


Ghi nhận những giá trị và những lúc
khơng thực hiện


Khuyến khích việc chịu trách nhiệm
Hành động


<b>Khách hàng</b>


Có chiến lược hành động
Tập luyện


Có nhiệm vụ, có bài tập cụ thể


Duy trì Liên hệ sau khi tư vấn


Tư gia các nhóm hỗ trợ


Chiến lược tự kiểm sốt bản thân
Phịng chống tái phát


Young, M.E. (2001). <i>Learning the art of helping</i>, Prentice-Hall, Inc, Upper Saddle River, NJ.


<i><b>Mẹo tạo lập sự cân bằng</b></i>:


Là một loạt các hoạt động của nhà tư vấn nhằm thúc đẩy động cơ thay đổi của khách hàng thông
qua việc tập trung đến những phần thưởng của sự thay đổi và nhấn mạnh những mặt tiêu cực của
tình trạng hiện tại. Có thể áp dụng khi khách hàng cảm thấy bế tắc.



Làm hợp đồng về những điều có khả năng xảy ra: Một cách thức để tạo lập sự cân bằng
- Mọi người phải hiểu và đồng ý với những điểm trong hợp đồng


- Phải được viết ra


- Phải nhấn mạnh đến phần thưởng, quyền lợi sau khi bên nào đó đạt được mục tiêu. Có
phần thưởng thêm cho những người hồn thành nhiệm vụ, mục tiêu. Bên cạnh đó cũng chỉ
rõ những sự phạt cho những người khơng hồn thành cam kết


- Bước đầu tiên trong những hoạt động nhằm thay đổi lớn
- Không phải là một văn bản pháp luật nên có thể thay đổi


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

<b>X. HỌC TẬP NHỮNG KINH NGHIỆM MỚI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUÁ</b>
<b>TRÌNH TƯ VẤN</b>


<i><b>Định nghĩa về học tập những kinh nghiệm mới</b></i>


o Thay đổi thế giới quan


o Xác định lại triết lý cuộc sống


o Phát triển tự nhận thức bản thân, phát triển nhiều kỹ năng mới,
o Tổ chức lại cách thức tư duy


o Thay đổi lại cách lý giải hành vi của người khác.


<i><b>Cách thức</b></i>:


- Lý giải: Khuyến khích khách hàng nhìn vấn đề theo một cách thức khác, có thể là của
người làm tư vấn



- Làm mẫu: Khách hàng học cách thể hiện mình nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn…
- Sử dụng câu chuyện, lời nói ẩn dụ


- Sử dụng lời nói đùa: Nhìn tình huống từ một cách nhìn khác, Đẩy tình huống của khách
hàng vào phía hai cực (có ý phóng đại lên), cười vào những điểm yếu của mình…


- Thay đổi từ ngữ:
<b> Ví dụ</b>


KH: Tơi khơng thể nào làm được việc đó


TVV: Tơi khơng thể nào làm được việc đó, hay tơi khơng cho phép mình làm được việc đó?
- Hướng dẫn trực tiếp: Giảng giải, thảo luận nhóm, làm mẫu: Tham gia trực tiếp vào những


nhóm hoặc đưa tài liệu cho khách hàng đọc.


<i><b>1.Những kỹ năng làm thay đổi cách suy nghĩ</b></i>:


- Một cách thức thuyết phục khách hàng thay đổi và có cách nhìn nhận một cách tích cực,
lành mạnh, và có trách nhiệm hơn.


- Nêu một định nghĩa mới, tích cực hơn về vấn đề phù hợp với điều kiện thực tế


- Chuyển từ vị trí nạn nhân, người chịu ảnh hưởng tiêu cực sang là người sống sót, người có
quyền quyết định cuộc sống của mình.


Dán nhãn: Giúp khách hàng nhận ra những điểm mạnh của mình: Những đặc điểm tính cách mình
mong muốn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

<i>Sử dụng phương pháp lắng nghe tích cực, khơng phê phán để hiểu tồn bộ vấn đề: Hiểu được giá trị</i>
<i>và cách nhìn nhận của khách hàng</i>


<i>Kết nối giữa quan điểm, cách nhìn nhận của khách hàng đến một cách nhìn nhận khác về vấn đề.</i>
<i>Củng cố thêm về sự liên kết giữa cách nhìn nhận, quan điểm của khách hàng với vấn đề hiện tại.</i>


<b>Lưu ý: Tập trung vào vấn đề có thể thay đổi và có thể giải quyết.</b>
<b>2.Đánh giá hiệu quả của quá trình tư vấn, trợ giúp</b>


Nhà tư vấn và khách hàng phản chiếu lại, tóm gọn lại những tác động chính của q trình trợ giúp,
liệu khách hàng đã đạt được mục tiêu của mình đạt ra hay chưa, trong trường hợp khách hàng
không đạt được mục tiêu, nhà tư vấn và khách hàng có thể tiếp tục đặt ra những mục tiêu mới, có
thể thỏa thuận để đi đến một hợp đồng tư vấn tiếp theo hay kết thúc ln q trình trợ giúp.


Khi nào cần nói với khách hàng là q trình trợ giúp có thể đi đến hồi kết:


 Khi khách hàng đã đạt được mục tiêu của mình


 Khi khách hàng đã nhận dịch vụ tư vấn trong một thời gian dài nhưng không đem lại


hiệu quả


 Có những dấu hiệu cho thấy khách hàng có thể giải quyết vấn đề của mình một cách


độc lập.


 Hoạt động theo đúng nguyên tắc nghề nghiệp, nhà tư vấn có thể tư khảo và trao đổi ý


kiến với khách hàng trước kia kết thúc mối quan hệ tư vấn. Trong trường hợp khách
hàng vẫn muốn được hưởng dịch vụ tư vấn nhưng nhà tư vấn nhận thấy việc tiếp tục


mối quan hệ tư vấn khơng trợ gíup gì cho khách hàng thì quyết định kết thúc.


<i>Chuẩn bị cho khách hàng khi kết thúc: </i>


 Việc kết thúc ngay lập tức là không được chấp nhận. Việc kết thúc có thể được chuẩn


bị trước 3 buổi.


 Chuẩn bị: Xem xét lại tịan bộ q trình tư vấn, những thay đổi, tiến bộ của khách


hàng.


 Hỏi khách hàng đánh giá về hai mặt tích cực và tiêu cực khi kết thúc mối quan hệ tư


vấn, những điều chưa làm được.


<i>Những mẹo tránh việc kết thúc quá đột ngột và gây ra phản ứng từ phía khách hàng:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

 Chuẩn bị cho khách hàng hiểu rõ rằng việc kết thúc mối quan hệ tư vấn là một cơ hội cho


khách hàng đưa những kiến thức được tìm hiểu vào trong cuộc sống


 Đưa ra một số lượng buổi gặp nhất định ngay từ giai đoạn đầu của tư vấn
 Giãn những buổi gặp


 Xây dựng mối quan hệ tư vấn bền chặt nhưng không phải là tất cả trong tồn bộ q trình


tư vấn


 Chỉ rõ những điều đạt được trong q trình tư vấn: Sự thành cơng và giá trị của độc lập


 Sử dụng kỹ năng phản hồi xúc cảm để cho khách hàng thể hiện cảm xúc của mình trước sự


mất mát.


3.Phản ứng của nhà tư vấn khi kết thúc mối quan hệ:


 Mối quan hệ tư vấn này có sự quan trọng nhất định đối với nhà tư vấn


 Nhà tư vấn có cảm nhận khơng chắc chắn liệu khách hàng của mình có thể hoạt


động một cách độc lập không?


 Nhà tư vấn có thể tin rằng mình làm việc khơng có hiệu quả


 Nhà tư vấn cảm thấy việc kết thúc không theo mong đợi sẽ ảnh hưởng đến nghề


nghiệp của mình


 Nhà tư vấn cảm thấy mình khơng tiếp tục học hỏi được vấn đề gì đó từ phía khách


hàng.


 Việc kết thúc có thể gắn liền với một mối quan hệ nào đó đã từng xảy ra với nhà tư


vấn….(Goodyear).


<b>4.Duy trì những kết quả đạt được trong quá trình tư vấn và ngăn chặn sự tái phát</b>


 Giảm dần: Tăng khoảng cách thời gian và giảm dần thời gian gặp gỡ với khách hàng: ví dụ



1 lần/tuần-1 lần/tháng-1 lần/3 tháng…


 Thăm nhà, hoặc quan sát: Dùng cho tư vấn hôn nhân và gia đình
 Liên kết với những làm cơng tác hỗ trợ khác


 Tạo lập những nhóm tự trợ giúp


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

<b>Chương 4</b>


<b>NHỮNG KỸ NĂNG THAM VẤN CHUYÊN SÂU</b>
<b>A. THAM VẤN VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY</b>


<b>I. CÁC CÁCH TIẾP CẬN KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY</b>


 <b>Tiếp cận gia đình hệ thống </b>
 <b>Tiếp cận nhận thức và hành vi </b>
 <b>Tiếp cận xã hội học </b>


 <b>Tiếp cận sinh học</b>


<b>1. Tiếp cận gia đình hệ thống</b>


 Ln coi người sử dụng là một hạt nhân trong hệ thống gia đình.


 Người sử dụng ma túy là một yếu tố gây rối loạn chức năng của gia đình và có thể gây rối


nhiễu tâm trí của các thành viên khác trong gia đình.


 Người sử dụng ma túy có khả năng đe dọa sự cân bằng và sự sống còn của gia đình khi phá



vỡ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.


 Quan hệ giữa gia đình và người sử dụng ma túy sau cai nghiện chưa cải thiện thì chưa tái


hội nhập với xã hội được.


<b>* Phương pháp tiếp cận gia đình hệ thống </b>


<b>Khơng tách người sử dụng ma túy ra khỏi gia đình - Vì:</b>


 Nó sẽ là “ngịi nổ” cho cơn khủng hoảng của gia đình.


 Làm xuất hiện xu hướng muốn từ chối trách nhiệm đối với con cái do sợ mất mát (tiền bạc,


uy tín của bố mẹ trong xã hội).


 Gia đình trở thành bất ổn và mọi thành viên bị nhiễu loạn, cha mẹ có thể đe dọa chia ly với


nhau.


 Người sử dụng ma túy có thể phản ứng bằng cách áp chế các thành viên khác trong gia


đình tuân theo ý muốn của mình, làm cho mọi người bất lực bằng thái độ chống đối đe dọa
bạo lực và hành vi nguy hiểm.


<b>2.Tiếp cận hành vi- nhận thức</b>
<b>*Nhận thức: </b>


-Tác động vào ý nghĩ hay nhận thức lệch lạc của người sử dụng ma túy.
-Nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi, hoàn thiện nhân cách.



-Nâng cao nhận thức về các giá trị cá nhân, quy tắc và giá trị xã hội về đạo đức.
<b>-Phương pháp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

-Viết thu hoạch và tập luyện kỹ năng sống hàng ngày qua những lần gặp gỡ gia đình, cách đối xử
với người khác.


<b>*Hành vi: Các hành vi xấu trong môi trường xã hội cần phải thay thế bằng các hành vi chuẩn mực</b>
trong quan hệ ứng xử, hình thành kỹ năng sống tích cực, học tập các cách từ chối khi bạn nghiện
rủ rê, lôi kéo.


<b>3. Tiếp cận xã hội học</b>


 Xã hội thông cảm và chia sẻ, chấp nhận tạo chỗ đứng trong xã hội.
 Tạo niềm tin và có cái nhìn tích cực về xã hội.


 Xây dựng ước mơ cho họ biết mình muốn gì khi tái hội nhập.
 Tạo việc làm để phấn đấu cho đạt ước mơ đó.


 Đào tạo nghề nghiệp để có đảm bảo mưu sinh


 Giáo dục ý thức tham gia lao động sản xuất, các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao...
 Giáo dục các giá trị cuộc sống, kiến thức và kỹ năng thay đổi lối sống, nâng cao nhận thức


xã hội.


 Củng cố niềm tin và tăng cường quyết tâm từ bỏ ma túy.


 Đưa họ tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm, hoạt động nhóm, giáo dục xã hội để



họ tìm thấy ý nghĩa và giá trị xã hội từ đó tìm thấy bản sắc và giá trị của bản thân.


 Tổ chức các hoạt động nhằm động viên khía cạnh tích cực của nhân cách để biến đổi


những tập tính tai hại.


 Tạo mơi trường rèn luyện nhân cách, biến đổi nếp sống và thói quen xấu.


<b>4. Tiếp cận sinh học</b>


 <b>Hiểu được sự lệ thuộc vào chất ma túy</b>


Khi đã nghiện ma túy ln có sự lệ thuộc về mặt cơ thể (trạng thái cai) đây là một hiện tượng sinh
học phức tạp cần phải được cai nghiện.


 <b>Quá trình cai nghiện, phục hồi</b>


-Tiến hành việc chữa trị, điều chỉnh và phục hồi


-Phục hồi sự rối loạn về sinh lý do tác động của ma túy đối với cơ thể người sử dụng ma túy bằng
các biện pháp y tế;


-Rèn luyện, phục hồi sức khỏe, có sự hỗ trợ của Bác sĩ
<b>Lưu ý trong tiếp cận sinh học </b>


 Người sử dụng ma túy cần được điều trị theo một tiến trình lâu dài.


 Tiếp cận người sử dụng ma túy hàng ngày, hàng giờ là phương tiện tăng sự hiểu biết về họ


như một người đang cần chữa trị và cần chữa trị những khía cạnh nào.



<b>II.CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

 <b>Kỹ năng đối đầu.</b>


 <b>Kỹ năng thương lượng- từ chối</b>
 <b>Kỹ năng đánh giá.</b>


<b>1. KỸ NĂNG TRỊ CHUYỆN</b>


 Cần có nội dung phù hợp với đặc điểm bệnh lý, nhân cách và trình độ tiếp thu của người sử


dụng ma túy.


 Sử dụng kiến thức để phân tích cho người sử dụng ma túy hiểu rõ tác hại của ma túy đối


với bản thân, giúp họ nhìn rõ vấn đề nhằm điều chỉnh những nhận thức lệch lạc trong suy
nghĩ.


 Đánh giá về thái độ tiêu cực của người khác đối với họ, để họ nhìn nhận vấn đề ở nhiều


khía cạnh khác nhau.


 Tạo lập được mối liên hệ tình cảm sâu sắc, cảm thông với người sử dụng ma túy, hướng họ


tới một giải pháp có hiệu quả.


 Trị chuyện riêng với từng cá nhân hoặc cả nhóm trong buổi sinh hoạt chung.
 Thể hiện được sự đồng cảm và biết lắng nghe.



 Lắng nghe toàn bộ vấn đề: những sự kiện, những xúc cảm, nhận thức, niềm tin và quan


điểm của họ.


 Chuyển đến một thông điệp, cho họ biết rằng Tôi rất lắng nghe bạn! Hãy nói nhiều hơn về


<i>câu chuyện của bạn</i>


 Cần gợi mở vấn đề trong cách đặt câu hỏi


 Tránh đặt câu hỏi gây tổn thương khi chưa tạo được mối quan hệ thân thiện


 Để người sử dụng ma túy tự suy nghĩ và sắp xếp lại những sự kiện, những vấn đề cần trình


bày.


 Xem xét và phân tích, lý giải những điều họ chưa sáng tỏ.


 Việc khám phá nguyên nhân gì dẫn đến sự mất niềm tin của họ là rất quan trọng.


Khuyến khích khi trị chuyện


 Sử dụng những lời nói khích lệ, động viên.
 Khuyến khích bằng cách gật đầu, ánh mắt...


 Khi có sự im lặng, hãy để người sử dụng ma túy nói trước.


 Thể hiện sự ủng hộ, lắng nghe khi người sử dụng ma túy đang nói.


 Chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong câu nói hoặc cách nói của người sử dụng ma túy.


 Khơng xét đốn, phê phán


<b>Trị chuyện trong nhóm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

-Tập trung vào cách giải quyết những khó khăn có liên quan đến ý muốn từ bỏ, quyết tâm và kiên
trì từ bỏ.


-Giao bài tập thực hiện các cách lý giải vấn đề và đưa ra các lý do cho những lý giải ấy.


VD: Anh chị cho rằng mọi người xa lánh và khinh bỉ khi biết anh (chị) là người sử dụng ma túy?
<i>Hãy lý giải vấn đề này với các lý do khác nhau.</i>


<b>2. KỸ NĂNG ĐỐI ĐẦU</b>


<b>Mục đích của kỹ năng đối đầu </b>


 Giúp cho họ xem xét lại những vấn đề còn thiếu thống nhất trong suy nghĩ, thái độ, hành vi


và cảm xúc.


 Tạo cho mình khả năng ứng phó làm giảm nguy cơ tấn cơng bạo lực hoặc có sự dụ dỗ lôi


kéo của người sử dụng ma túy đối với mình.
Cách thức thực hiện


 Quan sát giữa lời nói và cử chỉ phi ngơn ngữ, lời nói và việc làm, giữa nhận thức giá trị và


hành vi ứng xử.


 Đặt câu đối đầu để người sử dụng ma túy có thể chấp nhận được.



VD: Bạn có nói rằng bạn rất muốn từ bỏ ma túy, nhưng bạn gặp khó khăn khi khơng có ai ở bên
cạnh bạn. Dường như bạn đang gặp khó khăn trong mối quan hệ của bạn đối với cha mẹ?


 Quan sát sự chấp nhận của người sử dụng ma túy với những câu hỏi đối đầu.


 Đo mức độ chấp nhận của người sử dụng ma túy ở các mức: Phủ nhận; Chấp nhận một


phần và tìm cách đổ lỗi; Chấp nhận hồn tồn và có cách thức để thay đổi.


 <b>Tổ chức sinh hoạt nhóm mang tính chất đối đầu:</b>


-Phân tích những tập tính và thái độ sai trái của các thành viên trong cộng đồng.


-Đặt ra các hình thức khuyến khích khen thưởng và kỷ luật nhằm kích thích sự khẳng định bản
thân.


Lưu ý khi sử dụng kỹ năng đối đầu


Không nhận xét và đánh giá nhân cách của người sử dụng ma túy.


-Tập trung phản hồi vào những điểm mạnh của họ, sau đó khéo léo tế nhị đưa phản hồi với những
hạn chế, những vấn đề mà họ lảng tránh.


<b>3. KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG - TỪ CHỐI</b>
<b>* Vì sao phải thương lượng và từ chối?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

trong ứng xử thương lượng và từ chối những yêu cầu để người sử dụng ma túy xóa bỏ các thói
quen xấu này.



<b>Thương lượng thơng qua giáo dục</b>


 Dạy cách nói khơng trong hịan cảnh mình khơng mong muốn.
 Giúp họ học cách chối từ các lời dụ dỗ lôi kéo của bạn nghiện.
 Tập các hành vi ứng phó với cơn thèm thuốc


 Giáo dục để hạn chế và xóa bỏ ở họ những lời nói tự phê phán và đánh giá thấp bản thân


<b>Thương lượng qua xác lập mục tiêu - kế hoạch cai nghiện</b>


 Giúp họ xác định được phương hướng tư tưởng tinh thần của bản thân đối với quyết tâm


cai nghiện từ bỏ ma túy.


 Chỉ ra những nguyên nhân thất bại trong quá khứ và xác lập các khả năng thành công trong


cuộc sống.


 Yêu cầu quy kết trách nhiệm của bản thân với các hành động của họ.
 Xác lập hành vi tự kiểm soát và giám sát bản thân.


 Thiết lập được cho họ lối sống tích cực và suy nghĩ đúng đắn.
 Tăng khả năng ý chí quyết tâm từ bỏ ma túy.


<b>Thương lượng bằng động viên và khen ngợi</b>


 Động viên củng cố cái tôi và sự tự tin cho người sử dụng ma túy.
 Giúp họ nhận ra những thành công, những điểm mạnh của bản thân có.


 Chỉ rõ niềm tin và động viên sự nố lực phấn đấu để có thể đạt tới những thành cơng


 Khuyến khích nhưng vẫn cho họ thấy được những khó khăn hiện tại để có một cách nhìn


tích cực, tồn diện hơn.


 Có thể sử dụng cách thức làm việc cùng với nhóm hỗ trợ để khuyến khích


<b>Thương lượng qua tìm kiếm sự giúp đỡ</b>


 Liệt kê những hỗ trợ từ phía gia đình: Sự ủng hộ về tinh thần và sự quan tâm về vật chất sẽ


giúp cho người sử dụng ma túy thêm sự tự tin, dũng cảm đương đầu với q trình cai
nghiện hết sức khó khăn.


 Sử dụng nguồn hỗ trợ tại cộng đồng, từ bạn bè và các tổ chức xã hội để giúp người sử dụng


ma túy có việc làm tạo cho họ sự an tâm cai nghiện và có một tâm thế hứng khởi với lao
động chính đáng để ổn định cuộc sống.


<b>Những lưu ý trong thương lượng và từ chối</b>


 Ln đốn trước về sự kháng cự và chuẩn bị đối phó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

 Kiên quyết đối với những yêu cầu được sử dụng thuốc của họ.


<b>4. KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ</b>
<b>Kỹ năng đánh giá là gì?</b>


Đánh giá được những điểm mạnh, yếu và thiếu sót của tồn bộ quá trình làm việc với người sử
dụng ma túy trong đó có sự đánh giá tiến trình làm việc cả hai phía để từ đó đưa ra được các các
cách thức làm việc có hiệu quả hơn.



<b>Lưu ý: Cần phải đặt ra kế hoạch đánh giá mục tiêu theo từng thời điểm, từng giai đoạn.</b>
<b>Đánh giá kết quả</b>


 Đánh giá được mục tiêu đã đạt được và chưa đạt được.
 Thời gian thực hiện các mục tiêu.


 Mục tiêu đặt ra có phù hợp khơng?


 Khả năng họ có thể giải quyết vấn đề của mình một cách độc lập.
 Sự tiến bộ trong nhận thức và hành vi khi cai nghiện.


 Sự nỗ lực cố gắng của bản thân người sử dụng ma túy


<b>Đánh giá sự hỗ trợ </b>


 Sự gần gũi, quan tâm động viên kịp thời đến người sử dụng ma túy ít hay quá nhiều
 Sự tương hợp về tình cảm với người sử dụng ma túy


 Mức độ tham gia hỗ trợ của gia đình, người thân, bạn bè và các tổ chức xã hội đối với


người sử dụng ma túy.


 Thái độ tích cực (tiêu cực) của người thân làm cho người sử dụng ma túy có những phản


ứng như thế nào?


 Sự nghiêm khắc hoặc lơi lỏng quá khi yêu cầu người sử dụng ma túy thực hiện các yêu cầu


điều trị.



<b>B. KỸ NĂNG THAM VẤN PHÒNG NGỪA HIV/AIDS</b>


<b>I. CÁC NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT TRONG THAM VẤN HIV/AIDS.</b>


1. Tham vấn lấy thân chủ làm trọng tâm : với mục tiêu rộng lớn của phòng ngừa HIV, tham vấn
lấy thân chủ làm trọng tâm chú trọng đến các mối quan tâm và lợi ích của cá nhân thân chủ. Các
kỹ thuật này nhằm tìm hiểu thân chủ suy nghĩ gì về các vấn đề được thảo luận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

3. Các buổi tham vấn cá nhân hóa : Tác động của tham vấn sẽ tốt hơn khi nhà tham vấn đáp ứng
được các buổi tham vấn dựa trên các nhu cầu riêng biệt và tình hình của mỗi cá nhân thân chủ.
4. Chỉ có thông tin thôi không thể đưa đến thay đổi hành vi : Thay đổi hành vi là một tiến trình
phức tạp đòi hỏi những can thiệp dựa trên các tình huống cá nhân thân chủ. Chỉ đơn thuần hoặc
chủ yếu là cung cấp thông tin, sự can thiệp không thể giúp một người thay đổi hành vi.


5. Thái độ khách quan : Nhà tham vấn cần phải có thái độ khách quan khi trao đổi thơng tin khó
hiểu với thân chủ và duy trì thái độ khơng phê phán khi thảo luận về thực hành tình dục, sử dụng
ma túy, hoặc hành vi cá nhân.


6. Vai trò giới hạn : điều quan trọng cho nhà tham vấn HIV là nhận biết các giới hạn của vai trò
tham vấn.


<b>II. THAM VẤN LẤY THÂN CHỦ LÀM TRỌNG TÂM.</b>


Tham vấn lấy thân chủ làm trọng tâm chú trọng đến các mối quan tâm và các lợi ích của thân chủ.
Các kỹ thuật tham vấn được sử dụng để tìm hiểu thân chủ suy nghĩ gì về các vấn đề được thảo
luận.


Nếu các sự kiện đã được trình bày, nhà tham vấn khám phá xem những sự kiện đó đưa đến điều gì
trong cuộc sống của thân chủ. Nếu có gợi ý, những gợi ý này phải phù hợp với quan điểm, cách


sống và tài nguyên của thân chủ.


Tham vấn lấy thân chủ làm trọng tâm chú trọng đến những chọn lựa cá nhân khả thi làm giảm hay
phòng ngừa việc lây lan HIV. Tham vấn lấy thân chủ làm trọng tâm hiệu quả có thể :


• Cải thiện khái niệm bản thân của thân chủ về nguy cơ.
• Giúp thân chủ xác định ưu tiên các nhu cầu.


• Hỗ trợ thay đổi hành vi đã thực hiện hay đang cố gắng thực hiện.
• Thương lượng về một kế hoạch khả thi giảm nguy cơ.


• Hỗ trợ quyết định có đi xét nghiệm hay khơng.


• Giúp thân chủ khi có kết quả xét nghiệm và chọn những bước thích hợp để bảo vệ sức khỏe của
họ trong tương lai.


<b>III. GIẢM SỰ TỔN HẠI</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

họ và cho cộng đồng của họ, ngay cả nếu họ không thể loại bỏ sự tổn hại bằng cách kềm chế hành
vi nguy cơ. Khi sự tiết chế là hình thức cao của sự gia giảm tổn hại, điều này giúp cải thiện sức
khỏe cho cá nhân và cho cộng đồng.


Nguyên tắc hướng dẫn giảm tổn hại là nguyên tắc thay đổi tích cực trong đời sống của thân chủ.
Điều quan trọng là bắt đầu từ thân chủ như thế nào và đưa họ bước đi từng bước theo cách riêng
của họ.


<b>IV. CÁC TIÊU CHUẨN THAM VẤN PHÒNG NGỪA HIV.</b>
Thiết lập hoặc cải thiện khái niệm bản thân của thân chủ về nguy cơ.


Giúp thân chủ đánh giá và nhận lấy “ trách nhiệm” về sự lây lan HIV của mình. Đánh giá nguy cơ


không phải là đánh giá thụ động của nhà tham vấn về hành vi của thân chủ, như kiểm lại các nguy
cơ từ một danh sách đã liệt kê mà là một tiến trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ.
Nhận diện và hỗ trợ thay đổi hành vi mà thân chủ đã cố gắng.


Nhận diện và thảo luận những thất bại phòng ngừa đã qua va thực tế những thành công giúp bảo
đảm kế hoạch giảm nguy cơ, chú ý đến các nhu cầu phòng ngừa của thân chủ, và các cản trở hiện
nay để thực hiện những hành vi an toàn. Nhận diện những thành cơng phịng ngừa trước đây ( ví
dụ, thương lượng thành cơng về việc sử dụng bao cao-su với bạn tình mới ) giúp cho nhà tham vấn
có cơ hội tăng cường và hỗ trợ những chọn lựa phịng ngừa tích cực.


Thương lượng một kế hoạch hành động khả thi để giảm nguy cơ.


Kế hoạch phải dựa trên các kỹ năng của thân chủ, các nhu cầu và tình huống, và phải phù hợp với
các ý định thay đổi hành vi được bộc lộ hoặc ngụ ý. Nhà tham vấn phải xác định với thân chủ là kế
hoạch giảm nguy cơ là thực tế và khả thi – nếu khơng thì dễ thất bại.


<b>V. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH TRONG THAM VẤN HIV.</b>
QUAN HỆ ĐỐI TÁC


Tham vấn HIV thành công là một quan hệ đối tác giữa nhà tham vấn và thân chủ. Thân chủ là
chuyên gia trong các vấn đề, kinh nghiệm, động lực và cảm nhận của chính họ. Vai trị của nhà
tham vấn là làm sáng tỏ con đường có lợi cho thân chủ.


CÁC BUỔI THAM VẤN CÁ NHÂN HÓA


Mỗi thân chủ đều khác nhau. Các nhà tham vấn có kỹ năng sử dụng những vấn đề và tính chất
riêng biệt để làm cho từng buổi tham vấn được hiệu quả hơn.


TÍNH KHÁCH QUAN CỦA NHÀ THAM VẤN.



</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

vấn đề và kinh nghiệm của thân chủ.
ĐƯA RA NHỮNG CHỌN LỰA


Nhà tham vấn hiệu quả là người đưa ra những chọn lựa cho thân chủ, chứ không đưa ra những
hướng dẫn.


CẢM NHẬN LÀ SỨC MẠNH – VÀ LAN TRUYỀN


Cảm nhận là một phần sức mạnh của kinh nghiệm của mọi người. Nhà tham vấn không được làm
mất hoặc “ áp đặt” cảm nhận của thân chủ. Cái gì mà nhà tham vấn cảm nhận được trong lần tham
vấn ( lo âu, sợ hãi, sự khuây khỏa, sợ chết, tức giận, u buồn, bị lấn áp ) đơi khi cũng là cảm nhận
của thân chủ.


BẠN KHƠNG PHẢI LÀ MỤC ĐÍCH


Thân chủ đến với các buổi tham vấn mang theo một câu chuyện dài của các vấn đề, những cảm
nhận và kinh nghiệm. Khi thân chủ đối đầu với nhà tham vần với những thể hiện thách thức ( như
tức giận, sợ, hoặc nghi ngờ ), đó là do kinh nghiệm của quá khứ.


<b>VI. CÁC VẤN ĐỀ QUYỀN LỰC VÀ KIỂM SOÁT TRONG THAM VẤN HIV.</b>
NĨI VỀ CÁC HÀNH VI NGUY CƠ.


Nói về các hành vi nguy cơ tất nhiên làm nảy sinh các vấn đề cơ bản của quyền lực và kiểm soát
trong mối quan hệ tham vấn. Thân chủ được mong đợi tiết lộ các nguy cơ của mình, có thể bao
gồm các hành vi làm nổi rõ tính cách khơng tốt hoặc các hành vi bị xã hội đánh giá là tiêu cực.
Thân chủ tiết lộ các hành vi này cho nhà tham vấn nếu họ tin rằng những điều đó sẽ được giử bí
mật.


QUYỀN LỰC TỔ CHỨC.



Theo tính chất tổ chức như thế nào trong xét nghiệm HIV va của các tổ chức xã hội, các nhà tham
vấn thường bắt đầu với nhiều quyền lực hơn thân chủ. Một vài ví dụ của quyền lực này là :


1. Cơ quan kiểm soát các lần hẹn và thân chủ phải theo lịch hẹn cũng như các kết quả.
2. Thân chủ phải tuân theo các quy định của một số cơ quan để thụ hưởng các dịch vụ.
3. Cơ quan chỉ nghe theo chuyên môn của nhà tham vấn chứ không theo thân chủ.
4. Nhà tham vấn hoặc cơ quan biết kết quả trước thân chủ.


5. Nhà tham vấn hoặc cơ quan có thể tiếp cận những thơng tin khác về cá nhân thân chủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

QUYỀN LỰC CÁ NHÂN CỦA HỌ.


o Con người có nhu cầu về quyền lực để kiểm sốt cuộc sống của mình và thực hiện những thay
đổi. Nếu hoàn cảnh tham vấn làm cho thân chủ cảm thấy mất quyền lực, họ khơng cảm thấy là họ
có thể thay đổi được.


o Nếu thực chất thân chủ cảm thấy ít quyền lực hơn nhà tham vấn, họ sẽ không thể nhận thức được
những giá trị từ buổi tham vấn, hoặc sử dụng sự hỗ trợ và tài nguyên của dịch vụ.


THAM VẤN LẤY THÂN CHỦ LÀM TRỌNG TÂM CÓ THỂ GIẢI QUYẾT VÀ CÂN BẰNG
CÁC VẤN ĐỀ QUYỀN LỰC VÀ KIỂM SOÁT TRONG THAM VẤN HIV.


o Các nhà tham vấn có thể nhận biết các ức chế của thân chủ nếu nó nảy sinh, thể hiện mối quan
tâm chân thật trong các hoàn cảnh và kinh nghiệm của thân chủ, nhấn mạnh đến các vấn đề cần
quan tâm với thân chủ, và công nhận sự hiểu biết của thân chủ về cuộc sống của chính họ, các
hành vi và cách thay đổi hành vi.


o Chú trọng đến tham vấn lấy thân chủ làm trọng tâm là giúp giải quyết và cân bằng quyền lực và
kiểm soát trong tham vấn HIV.



o Điều quan trọng là đưa khái niệm quyền lực và kiểm soát vào tham vấn HIV vì các học viên
tham gia tập huấn có thể khơng biết rằng các nhà tham vấn có quyền lực trong buổi tham vấn.
Điều quan trọng là họ nhận biết là trong bối cảnh tham vấn HIV, thân chủ coi nhà tham vấn là
người có quyền lực.


<b>VII. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THAY ĐỔI HÀNH VI.</b>
GIAI ĐOẠN TIỀN DỰ ĐỊNH


Ở giai doạn này, thân chủ chưa nghĩ đến sự thay đổi. Họ chưa nhận thức về nguy cơ hoặc biết
nhưng quyết định không thay đổi hành vi. Họ khơng muốn được giúp đỡ tìm kiếm giải pháp vì họ
thật sự khơng thấy rõ vấn đề.


Cách giải quyết : Giúp họ nhìn rõ vấn đề, khơng buộc họ phải thay đổi, lắng nghe họ một cách có
phản hồi, tìm hiểu quan điểm của thân chủ.


GIAI ĐOẠN DỰ ĐỊNH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

Cách giải quyết : Gíup họ suy nghĩ và tìm ra những điều nào có lợi và bất lợi khi họ thay đổi hoặc
khi họ không thay đổi.


GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ HÀNH ĐỘNG ( giai đoạn quyết định ).


Thân chủ có kế hoạch thay đổi hành vi trong tương lai gần và có thể đã có vài hành động ban đầu.
Cách giải quyết : thúc đẫy sự thay đổi, cùng thân chủ bàn về kế hoạch thay đổi và cung cấp cho họ
những lựa chọn.


GIAI ĐOẠN HÀNH ĐỘNG.


Thân chủ ở giai đoạn bắt đầu thay đổi hành vi, nhưng thay đổi hành vi chỉ mới mẽ. Đây là giai
đoạn khó khăn nhất và thấy rõ sự thay đổi nhất. Thường là hay quay trở lại giai đoạn trước.


Cách giải quyết : Giúp thực hiện hành động và hỗ trợ các mặt mạnh của họ, theo dõi để giúp họ
vượt qua những khó khăn.


GIAI ĐOẠN DUY TRÌ.


Thân chủ đã duy trì thay đổi hành vi thích hợp trong một thời gian dài và hành vi mới có được trở
thành một phần của cuộc sống của họ.


Cách giải quyết : Giúp họ những kỹ năng từ chối không trở lại hành vi cũ, giúp họ giải quyết
những vấn đề phát sinh khi thay đổi.


GIAI ĐOẠN TRỞ LẠI.


Đặc điểm của giai đoạn này là tái hiện những hành vi cũ, tức là quay lại các giai đoạn trước. Cần
lưu ý là con đường thay đổi không bao giờ là con đường thẳng và những thay đổi thành công
không chỉ tái lập mẫu hành vi mới mà còn tái lập những suy nghĩ mới về mình và về các hành
động.


Cách giải quyết : Nên cảm thơng họ, xem có điều gì liên quan đến hành động đó và cho họ thấy họ
phải làm gì và cho họ biết thay đổi là một cơng việc rất khó khăn.


<b>VIII. CÁC KỸ THUẬT LẮNG NGHE TÍCH CỰC</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

Những câu hỏi khơng thể trả lời bằng “ vâng” hoặc “khơng”, có thể giúp thân chủ bộc lộ sâu hơn
các vấn đề cá nhân riêng tư, tạo thuận lợi cho tham vấn lấy thân chủ làm trọng tâm và thân chủ
tích cực hơn lúc tham vấn.


LẬP LẠI


Lập lại chính xác các từ của thân chủ nói có thể làm cho thân chủ cảm thấy được lắng nghe.



Thân chủ : “ Tôi biết tơi phải dùng bao cao-su với bạn tình, nhưng đơi khi tôi không làm và không
biết tại sao thế, nó làm tơi băn khoăn.”


Nhà tham vấn : “ Nó làm cho anh lo lắng à ?”.
DIỄN GIẢI


Nói lại những gì thân chủ vừa nói, nhưng với những từ khác, không mở rộng đề tài, là cách giúp
thân chủ cảm thấy được lắng nghe và nhận thức hơn về chính mình.


Thân chủ : “ Tơi biết tơi phải dùng bao cao-su với bạn tình, nhưng đơi khi tơi khơng làm và khơng
biết tại sao thế, nó làm tơi băn khoăn.”


Nhà tham vấn : “ Hình như anh có khái niệm việc gì anh cần phải làm và khi anh khơng làm thì
anh cảm thấy bối rối và không ổn. “


PHẢN HỒI


Mở rộng đề tài, công nhận, thăm dò các cảm nhận, hoặc những suy nghĩ chưa được nói ra. Nhà
tham vấn thường nắm bắt tín hiệu từ truyền thông không lời của thân chủ như nét mặt, ngôn ngữ
cơ thể, âm tiếng. Đi sâu vào nội dung của buổi tham vấn bằng cách khuyến khích thân chủ thăm
dò cảm nhận của họ, suy nghĩ, giá trị và động lực một cách chi tiết hơn.


Thân chủ : “ Tôi biết tôi phải dùng bao cao-su với bạn tình, nhưng đơi khi tơi khơng làm và khơng
biết tại sao thế, nó làm tơi băn khoăn.”


Nhà tham vấn : “ Hình như bạn đang bối rối ? đơi khi bạn khơng chắc điều gì xảy ra cho bạn, cũng
sợ lắm phải khơng ?”


TỊ MỊ



</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

Thân chủ : “ Tôi biết tôi phải dùng bao cao-su với bạn tình, nhưng đơi khi tơi khơng làm và khơng
biết tại sao thế, nó làm tơi băn khoăn.”


Nhà tham vấn : “ Tôi tự hỏi nếu chúng ta có thể thử xem điều gì xảy ra ? Có thể cho tơi biết nhiều
hơn về những gì anh biết khi dùng và khi không dùng bao cao-su ?”.


HỆ THỐNG LẠI


Cung cấp một cách có lựa chọn khi xem xét một hoàn cảnh, thường một cách xây dựng và tích cực
hơn.


Thân chủ : “ Tơi biết tơi phải dùng bao cao-su với bạn tình, nhưng đơi khi tơi khơng làm và khơng
biết tại sao thế, nó làm tôi băn khoăn.”


Nhà tham vấn : “ Vâng, tôi hiểu điều đó. Đơi khi bạn có sử dụng bao cao-su là điều tốt – Không
phải ai cũng làm được điều đó. Và khi bạn lo lắng về những lúc mà bạn khơng sử dụng là dấu hiệu
tốt – đó có nghĩa là phản ứng của bản năng lo lắng về mình.”


<b>IX. HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NHÀ THAM VẤN : THAM VẤN TÌM HIỂU NGUY CƠ</b>
-Cá nhân hóa và thiết lập buổi tham vấn.


-Chào thân chủ, tự giới thiệu về mình, và giúp cho thân chủ có chổ ngồi thoải mái và mơ tả sơ qua
những gì sẽ diễn ra trong buổi tham vấn.


-Điều quan trọng : lắng nghe chăm chú và chân thật.


-Làm sáng tỏ các vấn đề của riêng tư và có tính chất nặc danh.
-Giải thích ý nghĩa của xét nghiệm riêng tư và nặc danh.
-Hỏi thân chủ về nguy cơ.



-Hỏi thân chủ về sự tìm hiểu nguy cơ của chính họ.
Ví dụ :


Nặc danh : “ Điều gì thúc đẫy bạn đi xét nghiệm ?”


Riêng tư : “ Từ trước đến nay, bạn có nghĩ đến việc đi xét nghiệm HIV hay không ?”
-Chăm chỉ lắng nghe. Hỏi thêm thông tin nếu cần thiết.


-Giúp thân chủ ý thức về những nguy cơ tình dục hiện thời, nguy cơ khi dùng chung ống tiêm
chích, về sử dụng rượu và ma túy. Giúp thân chủ hiểu các nguy cơ khi thích hợp.


-Điều quan trọng : Thường dùng các câu hỏi mở. Giử giọng nói chân thành, thể hiện sụ quan tâm
mà không tỏ ra thâm nhập mạnh.


Ví dụ :


</div>
<span class='text_page_counter'>(200)</span><div class='page_container' data-page=200>

hệ tình dục khơng an tồn – âm đạo, miệng hoặc hậu mơn khơng có bao cao-su hoặc dùng chung
ống tiêm chích ma túy. Khi biết điều này thì bạn có quan tâm gì về các hành vi tình dục hiện nay
cũng như trong thời gian qua?”


Các vấn đề liên quan đến HIV/ nguy cơ : “ Nếu bạn đến đây để trị liệu về bệnh lây lan qua đường
tình dục, hình như bạn khơng sử dụng bao cao-su khi bạn quan hệ tình dục. Bạn có biết hay khơng
cách bạn bị bệnh hoa liễu giống như cách bạn bị nhiểm HIV, bệnh lây lan qua đường tình dục
khơng thể trị liệu được ?”


Rượu hoặc sử dụng ma túy : “ Chúng ta đã biết là dùng rượu hoặc ma túy thường liên quan đến
các hành vi không an tồn. Khi người ta nổi hứng thì khó mà áp dụng tình dục an tồn hoặc sử
dụng ống tiêm chích theo hướng dẫn. Bạn có thể giúp tơi nói về cách sử dụng của bạn, đặc biệt lúc
bạn uống rược cũng như lúc quan hệ tình dục ?”



“ Từ khi bạn chích ma túy, tơi mong muốn được biết thêm việc sử dụng ống tiêm của bạn. Bạn có
thể cho tôi biết các bước nào bạn áp dụng để bảo vệ bạn khỏi bị nhiểm HIV ? Có được ống tiêm
chích sạch dễ dàng khơng và như vậy có tốt khơng ?”.


Giảm nguy cơ : “ Một chiến lược quan trọng cho việc phòng ngừa HIV là sử dụng bao cao –su
trong quan hệ tình dục qua miệng, âm đạo và hậu mơn. Ngồi ra, nhiều người không nghĩ rằng bao
cao su thật sự tăng cường kinh nghiệm tình dục. Bạn có thể cho tơi biết kinh nghiệm nào của chính
bạn về bao cao su ?”


Những mối quan tâm về sinh sản : “ HIV có thể lây lan từ một người phụ nữ mang thai qua bào
thai. Bạn đang có thai khơng ? ( Bạn tình của bạn có mang thai khơng ?) hoặc bạn suy nghĩ gì khi
mang thai ?”


Tìm hiểu các nhu cầu của thân chủ.


Dựa trên những gì bạn nghe được, bắt đầu có vài quyết định về các nhu cầu của thân chủ, trong
thời gian ngắn cần thiết của buổi tham vấn.


Điều quan trọng : Vì mỗi thân chủ đều khác nhau, các nhu cầu của mỗi thân chủ cũng khác nhau
nhiều.


Ví dụ :


</div>

<!--links-->

<a href=' /><a href='o/?p=448'> danh sách các nhà Tâm lýtrị liệu hàng đầu, đã</a>
<a href='o/?tag=tr%E1%BB%8B-li%E1%BB%87u-hanh-vi'> </a>
<a href='o/?tag=tam-ly-tr%E1%BB%8B-li%E1%BB%87u'>tâm lý trị liệu </a>
<a href='o/?tag=carl-rogers'>Carl Rogers </a>

×