Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống sắn nếp tân lĩnh phục vụ sản xuất hàng hóa tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 84 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

ĐỒNG THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CHO GIỐNG SẮN NẾP TÂN LĨNH PHỤC VỤ SẢN
XUẤT HÀNG HÓA TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên -2020


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

ĐỒNG THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CHO GIỐNG SẮN NẾP TÂN LĨNH PHỤC VỤ SẢN
XUẤT HÀNG HÓA TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đình Hà
TS. Hồng Kim Diệu

Thái Ngun -2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Học viên Đồng Thị Yến xin được cam đoan rằng, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ là kết quả nghiên cứu thực tế, trung thực
không sao chép của bất kỳ nguồn nào. Trong q trình nghiên cứu học viên
có nghiên cứu tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin
cậy và tính cấp thiết của đề tài . Việc tham khảo các tài liệu đã được thực
hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Đồng Thị Yến


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin trân
trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, cảm ơn các
quý thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên.
Em đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy
giáo TS. Trần Đình Hà và cơ giáo TS. Hồng Kim Diệu Khoa Nơng học đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để hồn
thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cho
nên Khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các bạn học viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày .. tháng 10 năm 2020
Học viên

Đồng Thị Yến


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2 . Mục đích, yêu cầu của đề tài..................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cở lý luận của vấn đề nghiên cứu.............................................................. 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .................................................. 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ................................................... 6
1.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam ..................................... 7
1.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới ....................................................... 7
1.2.2. Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam ..................................................... 9
1.2.3. Tình hình sản xuất sắn của tỉnh Thái Nguyên....................................... 11
1.3. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài.......................................... 13
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của sắn .................................................................... 13
1.3.2. Tình hình nghiên cứu giống sắn ở Việt Nam ....................................... 14
1.3.3. Những nghiên cứu về thời vụ trồng sắn ............................................... 16
1.3.4 Tình hình nghiên cứu mật độ, khoảng cách trồng sắn .......................... 19


iv

1.3.5 .Tình hình nghiên cứu về phân bón cho sắn .......................................... 22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 26
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 26
2.3.1. Cơng thức và phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................... 26
2.3.2. Kỹ thuật cơ bản áp dụng ....................................................................... 29
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................. 30
2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 31

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 33
3.1. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và
hiểu quả kinh tê giống sắn nếp Tân Lĩnh ....................................................... 33
3.1.1.Ảnh hưởng của thời điểm đến khả năng sinh trưởng ............................... 33
3.1.2. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất .................................................................................................................. 36
3.1.3. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến chất lượng của giống sắn nếp..... 40
3.1.4. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến hiệu quả kinh tế .............................. 41
3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế giống sắn nếp Tân Lĩnh ....................................................... 42
3.2.1.Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng.................................... 42
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất .................................................................................................................. 45
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng củ sắn ............................ 47
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế .............................. 48


v

3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng
và hiệu quả kinh tế giống sắn nếp Tân Lĩnh ................................................... 49
3.3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng .................... 49
3.3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất.......................................................................................................... 52
3.3.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống
sắn nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên .................................................................. 53
3.3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chất lượng củ sắn ...................... 55
3.3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế .......................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 58
1.Kết luận ........................................................................................................ 58

2. Kiến nghị ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CD

: Chiều dài

CIAT

: International Center for Tropical Agriculture

(Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế)
CSTH

: Chỉ số thu hoạch

ĐBSCL

: Đồng Bằng sông Cửu Long

ĐK

: Đường kính

FAO


:Food and Agriculture Organization of the United

Nations (Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới)
IITA

: Viện quốc tế nơng nghiệp nhiệt đới

KLTB

: Khối lượng trung bình

NSCK

: Năng suất củ khô

NSCT

: Năng suất củ tươi

NSSVH

: Năng suất sinh vật học

NSTB

: Năng suất tinh bột

NSTL


: Năng suất thân lá

TB

: Trung bình

TDMNPB

: Trung du miền núi Phía Bắc.

TLCK

: Tỷ lệ chất khô

TLTB

: Tỷ lệ tinh bột


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn
2014 - 2018 ...................................................................................................... 7
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các Châu lục trên thế
giới năm 2018.................................................................................................... 8
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam
giai đoạn 2014 – 2018 ..................................................................................... 10
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất sắn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm
2015-2019 ....................................................................................................... 12

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc
của giống sắn nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên................................................... 33
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến đặc điểm sinh trưởng thân lá
của giống sắn nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên ................................................. 35
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống sắn nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên ................................................ 37
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến năng suất của giống sắn
nếpTân Lĩnh tại Thái Nguyên ......................................................................... 38
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột,
năng suất củ khô, năng suất tinh bột của giống sắn nếp ................................ 40
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian
mọc giống sắn nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên .................................................. 43
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng thân lá của giống
sắn nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên.................................................................. 44
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống sắn nếp Tân Lĩnh ..................................................................... 45
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống sắn nếp
Tân Lĩnh tại Thái Nguyên ............................................................................... 46


viii

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng của giống sắn
nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên ......................................................................... 48
Bảng 3.12. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế của giống sắn nếp Tân Lĩnh trồng
ở các mật độ tại Thái Nguyên .......................................................................... 49
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ mọc mầm và thời
Gian mọc giống sắn nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên .......................................... 50
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng thân lá
cuối cùng của giống sắn nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên ................................ 51

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống sắn nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên ................................. 52
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống sắn
nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên ......................................................................... 54
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chất lượng của giống sắn
nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên ......................................................................... 56
Bảng 3.18. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế của giống sắn nếp Tân Lĩnh được
bón ở các tổ hợp phân bón tại Thái Nguyên..................................................... 57


1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực, thực phẩm chính
của hơn 500 triệu người trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Phi, nơi cây
sắn được coi là giải pháp an tồn lương thực hàng đầu để chống tình trạng
suy dinh dưỡng. Theo dự báo của (FAO), năm 2020 sản lượng sắn tồn cầu
ước đạt 275,10 triệu tấn; trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát
triển là 274,7 triệu tấn, các nước phát triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu
thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo khoảng 254,60 triệu tấn so với các
nước phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn sử dụng làm lương
thực, thực phẩm được dự báo là 176,3 triệu tấn và làm thức ăn gia súc 53,4
triệu tấn.
Tại Việt Nam, sắn là cây trồng có sản lượng đứng thứ ba, năm 2018 đạt
9,85 triệu tấn với diện tích sản xuất 513,02 nghìn ha, (FAO, 2020). Hiện nay,
sắn và sản phẩm từ sắn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác
định là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia của Việt Nam. Sắn
lát và tinh bột sắn hiện là một trong mặt hàng nơng sản xuất khẩu chính của
Việt Nam. Trong những năm gần đây, sản xuất sắn tại Việt Nam nói chung và

Thái Nguyên nói riêng tập trung vào mục đích tạo ngun liệu cho cơng
nghiệp như chế biến tinh bột, cồn và xăng sinh học, thức ăn gia súc và màng
phủ sinh học nên thường trồng các giống sắn mới cao sản do vậy các giống
sắn nếp địa phương phục vụ ăn tươi truyền thống ngày càng ít xuất hiện trong
sản xuất. Trong thực tế, các giống sắn nếp địa phương thường cho năng suất
thấp, nguyên nhân chủ yếu do nguồn giống bị thối hóa cùng với việc chưa
quan tâm nghiên cứu, áp dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp. Chỉ đứng sau
cây lúa và ngô, sắn vẫn là cây lương thực quan trọng trong đời sống của
người dân đặc biệt ở vùng miền núi, vùng cao nơi khó khăn về sản xuất lúa.


2

Mặt khác kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng
cao, do đó nhu cầu sử dụng sắn nếp chất lượng cao để “ăn tươi” hoặc chế
biến một số sản phẩm “đặc sản” có giá trị cao ngày càng nhiều, đặc biệt nhu
cầu chủ yếu tập trung tại các tỉnh tập có nhiều trường đại học và khu công
nghiệp như tỉnh Thái Nguyên. Để phục vụ cho công tác đào tạo và bảo tồn và
phát triển nguồn gen sắn, trong chương trình đề tài cấp Bộ Giáo Dục và Đào
tạo thực hiện từ năm 2017 -2018 đã thu thập và đánh giá tập đoàn gen sắn tại
khu mơ hình thực nghiệm khoa Nơng học - Trường Đại học Nông lâm. Đề tài
đã xác định được giống sắn nếp thu thập tại Tân Lĩnh - Lục Yên - Yên Bái
(tên gọi sắn nếp Tân Lĩnh) cho năng suất và chất lượng khá phù hợp làm
lương thực và chế biến một số sản phẩm hàng hóa có giá trị. Để giống sắn
nếp Tân Lĩnh phát triển ra sản xuất tại Thái Nguyên có hiệu quả tốt, đáp ứng
được nhu cầu hiện nay cần nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù
hợp. Do vậy việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
cho giống sắn nếp Tân Lĩnh phục vụ sản xuất hàng hóa tại Thái Nguyên”
là cần thiết. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất,
đề tài lựa chọn nghiên cứu ba nội dung: thời điểm trồng, mật độ trồng và tổ

hợp phân bón cho giống sắn nếp Tân Lĩnh trồng tại Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên.
1.2 . Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật: Thời điểm, mật độ và phân
bón phù hợp cho giống sắn nếp Tân Lĩnh nhằm góp phần tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm sắn phục vụ sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người sản xuất sắn tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá sự ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế giống sắn nếp Tân Lĩnh trồng tại Thái Nguyên.


3

- Đánh giá sự ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế giống sắn nếp Tân Lĩnh trồng tại Thái Nguyên.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, năng suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế giống sắn nếp Tân Lĩnh trồng tại Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở khoa để xác định được
thời điểm trồng, mật độ và lượng phân bón thích hợp cho giống sắn nếp,
nhằm hồn thiện quy trình canh tác sắn nếp Tân Lĩnh tại Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm tài liệu giảng dạy, học
tập, nghiên cứu khoa học, tập huấn và chỉ đạo sẳn xuất sắn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu xác định được các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho
giống sắn nếp sẽ là cơ sở để khuyến cáo và xác định kỹ thuật về thời điểm,
mật độ, lượng phân bón thích hợp cho sự phát triển của cây sắn ở tỉnh Thái

Nguyên và các tỉnh có điều kiện tương tự góp phần mở rộng diện tích trồng
sắn nếp, nâng cao năng suất tăng thu nhập cho người sản xuất.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cở sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc Việt Nam nói chung, giống sắn địa phương có chất lượng cao phục
vụ làm lương thực ngày càng ít xuất hiện trong sản xuất và có nguy cơ mất
nguồn gen. Các nghiên cứu kỹ thuật cho sản xuất giống sắn này ít được quan
tâm nghiên cứu và ứng dụng.
Trong chương trình đề tài cấp bộ “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây
sắn phục vụ công tác đào tạo ở Thái Nguyên”, giống sắn nếp địa phương
được thu thập tại xã Tân Lĩnh - Lục Yên - Yên Bái được trồng tại khu cây
trồng cạn của Khoa Nông học - Trường Đại học Nông lâm 02 năm 2017 –
2018 cho thấy cây sắn có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất và chất lượng
khá, thích hợp phục vụ cho ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến một số sản
phẩm hàng hóa có giá trị.
Để giống sắn nếp Tân Lĩnh đưa ra trồng phổ biến, phát huy tiềm năng
và cho hiệu quả sản xuất cao ở tỉnh Thái Nguyên, cần nghiên cứu xác định
các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp. Trong các biện pháp kỹ thuật canh
tác, đề tài lựa chọn nghiên cứu 3 vấn đề: Thời điểm trồng, mật độ trồng và
phân bón, đây là biện pháp có vai trị quan trọng ảnh hưởng lớn đến sinh
trưởng phát triển của cây sắn đã được cơ sở khoa học và thực tiễn chứng minh.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Nhất thì nhì thục” để nêu bật giá trị đặc biệt
quan trọng của thời vụ trồng và thời điểm thu hoạch trong kỹ thuật thâm

canh. Xác định khung thời vụ gieo trồng sẽ đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu sinh
trưởng phát triển và cho năng suất chất lượng cao nhất của cây trồng. Cơ sở
để xác định thời vụ chính là đặc tính sinh trưởng phát triển của cây và đặc
điểm khí hậu từng vùng. Ở các tỉnh phía Bắc, sắn được trồng trong vụ Xuân


5

trải qua chu kỳ sinh trưởng và phát triển phù hợp kéo dài thường từ 10 – 12
tháng. Cây sắn lúc trồng phù hợp thời điểm đất ẩm do lương mưa tăng lên và
nhiệt độ ấm hơn vào mùa Xuân, sinh trưởng phát triển mạnh, tích lũy tinh bột
vào các tháng mùa hè và mùa thu và kết thúc chu kỳ sinh trưởng vào mùa
Đông (Nguyễn Trọng Hiển và cs, 2012). Do điều kiện sinh thái và mục đích
sử dụng khác nhau ở mỗi vùng sản xuất, vấn đề nghiên cứu thời điểm trồng
cần được nghiên cứu xác định cụ thể đối với giống sắn nếp Tân Lĩnh tại
Thái Nguyên.
Khối lượng sản phẩm sắn thu được trên đơn vị diện tích tối ưu khi trong
quần thể có số lượng cá thể với mật độ và khoảng cách phù hợp để sinh
trưởng và phát triển tốt. Sắn là cây nhiệt đới, ưa cường độ ánh sáng mạnh, có
khả năng chịu hạn. Khi có đầy đủ ánh sáng cây sắn có khả năng tạo ra đường
bột và tích luỹ vào củ mạnh hơn so với các cây trồng khác. Khi thiếu ánh
sáng cây sắn phân hố chậm, chiều dài lóng tăng lên, năng suất giảm rõ rệt.
Nếu cường độ ánh sáng yếu thì chiều dài lóng sẽ tăng lên, làm cho cây cao,
tăng tốc độ ra lá nhưng lại làm giảm tuổi thọ lá, từ đó làm cho q trình vận
chuyển chất khô về củ sẽ giảm. Cường độ ánh sáng giảm một nửa thì lượng
chất khơ vận chuyển về củ giảm 30%. Do đó, mật độ và khoảng cách trên
một đơn vị diện tích hợp lý là một yếu tố nâng cao năng suất (vì đây là yếu tố
quyết định đến số cây/m2) và chất lượng sắn củ. Mật độ cây trồng phụ thuộc
vào yếu tố đất đai, giống, khí hậu, thời tiết, chế độ canh tác. Một mật độ hợp
lý sẽ tạo điều kiện tốt cho cây sắn phát huy được tiềm năng cho năng suất

trong điều kiện tự nhiên và canh tác. Mật độ và khoảng cách trồng sắn đã
được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có kết luận chung là tuỳ
thuộc giống sắn, loại đất và độ phì nhiêu của đất sắn để điều chỉnh và xác
định cho thích hợp. Nguyên tắc chung là “sắn cây cao, phân cành trồng thưa,
sắn cây thấp trồng dày, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày, đất xấu cần đầu
tư nhiều phân hơn so với đất tốt”. Đất tốt: Khoảng cách trồng 1,00 m x 0,70m


6

- 0,80 m, mật độ 14.300 - 12.500 cây/ha. Đất trung bình: Khoảng cách trồng
0,90 m x 0,80 m, mật độ 13.888 cây/ha. Đất nghèo: Khoảng cách trồng 0,80
m x 0,70m - 0,80 m, mật độ 15.620 -16.286 cây/ha (Nguyễn Viết Hưng và cs,
2005; 2016; Hoàng Kim Diệu, 2014; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010).
Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye (2015) đúc kết thông tin về nhu
cầu dinh dưỡng cây sắn, lượng phân bón và chế độ bón phân cho cây sắn của
nhiều tác giả khác nhau trong suốt 50 năm qua, kết luận: Để đạt năng suất 15
tấn củ/ha, cây sắn đã lấy đi lượng dinh dưỡng trung bình là 74 kg N + 16
P2O5+ 78 K2O+ 27 Ca + 12 Mg kg/ha. Việc cung cấp dư thừa đạm dẫn đến
cây sắn phát triển mạnh về thân lá, ẩm độ khơng khí của bộ lá cao, khơng bào
lá lớn, lá non hơn dẫn đến cây sắn dễ bị sâu bệnh phá hại. Bón phân dư thừa
sẽ làm tăng giá thành sản xuất và đôi khi làm giảm năng suất, chất lượng của
sắn,cụ thể như nếu bón nhiều phân đạm sẽ làm tăng hàm lượng axít HCN gây
độc dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Chính vì vậy, duy trì việc cung cấp dinh
dưỡng cân đối cho cây sắn là rất cần thiết để đạt năng suất, lợi nhuận cao và
quản lý bền vững độ phì nhiêu của đất. Việc bón kết hợp phân hóa học N, P,
K và phân hữu cơ hoặc hữu cơ vi sinh là giải pháp chìa khóa để thâm canh
sắn bền vững.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, cây sắn

được đánh giá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng trồng trên vườn
đồi phổ biến ở tất cả 9 huyện, thị và thành phố trong tỉnh. Tuy nhiên cây sắn
có chiều hướng giảm dần quy mơ sản xuất. Năm 2019, diện tích sắn đạt 2.079
ha, sản lượng đạt 31.899 tấn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh sản xuất chủ yếu là
sử dụng các giống sắn cao sản như KM94, KM419... phục vụ làm thức ăn
chăn nuôi, nguyên liệu cơng nghiệp và một phần diện tích nhỏ trồng sắn xanh
Vĩnh Phú, sắn nếp và sắn lá tre làm lương thực. Sả phẩm sau khi thu hoạch
được hộ dân bán, sử dụng tươi và chủ yếu tự sơ chế sắn lát khơ vì trên địa


7

bàn khơng có cơ sở chế biến thu mua lớn. Việc sử dụng củ sắn làm lương
thực như ăn tươi, làm bánh, bột năng, hạt trân châu ... phục vụ cho người tiêu
dùng ngày càng có xu hướng gia tăng do dân số đơ thị và cơng nghiệp hóa
nhanh, trong khi giống sắn nếp có ưu điểm chất lượng tốt phục vụ cho nhu
cầu này ngày càng ít xuất hiện trong sản xuất. Giống sắn nếp thường có năng
suất thấp do sau quá trình sản xuất lâu dài nguồn giống bị thối hóa cùng với
khâu áp dụng kỹ thuật canh tác ít được quan tâm nghiên cứu áp dụng phù
hợp. Do vậy đây là cơ sở thực tiễn đòi hỏi cần bổ sung đa dạng nguồn giống
sắn nếp mới và nghiên cứu áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất tại Thái Nguyên.
1.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Trên thế giới sắn là cây quan trọng được xếp đứng thứ năm sau cây ngơ,
lúa gạo, lúa mì và khoai tây.
Theo số liệu thống kê của FAO, tính đến năm 2018 diện tích trồng sắn
trên thế giới đạt 24,95 triệu ha với năng suất bình quân 11,29 tấn/ha, tổng sản
lượng đạt được là 277,808 triệu tấn. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn
trên thế giới 5 năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới
giai đoạn 2014 - 2018
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2014

25,54

11,38

290,942

2015

25,96

11,28

293,010

2016


25,03

11,52

288,497

2017

24,57

11,36

279,304

2018

24,59

11,29
(Nguồn: FAOSTAT, 2020)

277,808


8

Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy:
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có xu hướng giảm
dần từ năm 2014 đến năm 2018. Trong đó, diện tích trồng sắn trên tồn thế

giới năm 2018 giảm 0,95 triệu ha, năng suất giảm 0,09 tấn/ ha và sản lượng
giảm 13,134 triệu tấn so với năm 2014. Viện nghiên cứu chính sách lương
thực thế giới (IFPRI), ước tính sản lượng sắn toàn cầu đến năm 2020 ước đạt
275,10 triệu tấn, mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt
254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng
sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là
176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu 5 tấn. Tốc độ tăng hàng năm của
nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc
đạt tương ứng là 1,98 % và 0,95 %.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các châu lục trên thế
giới năm 2018
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Tồn thế giới

24,59

11,29


277,8

Châu Phi

18,68

9,08

169,67

Châu Mỹ

2,13

12,77

27,25

Châu Á

3,75

21,48

80,64

Châu Đại Dương

0,02


12,32

0,25

Châu lục

(Nguồn: FAOSTAT, 2020)
Qua bảng số liệu 2.2, cho thấy:
Châu Phi đứng đầu thế giới với tổng diện tích trồng sắn lên tới 18,68
triệu ha trong khi toàn thế giới là 24,59 triệu ha. Sắn là nguồn lương thực
chính của người dân tại nhiều nước thuộc châu lục này. Một số nước trồng
nhiều sắn ở châu Phi như: Nigeria (6,85 triệu ha), Cộng hòa Dân chủ Congo


9

(1,31 triệu ha), Angola (7,79 triệu ha). Châu Á cùng với châu Phi và châu
Mỹ là một trong ba vùng sắn quan trọng của thế giới. Diện tích sắn châu Á
hiện có 3,75 triệu ha, sản lượng 80,64 triệu tấn đứng thứ hai sau châu Phi,
năng suất sắn ở châu Á hiện đạt bình quân 21,48 tấn/ha cao hơn châu Phi
12,40 tấn/ha.
Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo
sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử
dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%.
Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh cây
trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp dụng giống mới và
các biện pháp kỹ thuật tiên tiến.
Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993- 2020, ước tính tốc độ tiêu thụ sản
phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3%, so với châu Phi là 2,44% và châu Á là

0,84- 0,96%. Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu
Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng
thứ ba sau lúa và ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía.
1.2.2. Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng thứ ba sau ngơ, lúa và
đang có xu hướng tăng ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và
trung du Bắc Bộ do đặc tính đa năng của nó. Cây sắn được canh tác phổ biến
ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam, nhưng tập
trung thành vùng chính gồm có: vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, ven biển
miền Trung và vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sắn là nguồn thu nhập
quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu
tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ.
Sắn chủ yếu dùng để bán chiếm 48,6%, dùng làm thức ăn gia súc
chiếm 22,4%, chế biến thủ công là 16,8%, chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi.


10

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam
giai đoạn 2014 – 2018
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)


(triệu tấn)

2014

552,76

18,47

10,21

2015

568,00

18,91

10,74

2016

569,23

19,17

10,90

2017

532,50


19,28

10,27

2018

513,02

19,20

9,85

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2020).
Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy diện tích trồng sắn có những biến động
trong 5 năm gần đây, năm 2014 diên tích trồng sắn đạt 552,76 nghìn ha tăng
cao nhất đến năm 2016 diện tích 569,23 nghìn ha tăng 16,5 nghìn ha nhưng
đến năm 2018 diện tích giảm cịn là 513,02 nghìn ha, giảm 56,2 nghìn ha so
với năm 2016. Năng suất sắn đạt trung bình cao hơn năng suất sắn thế giới,
năm 2014 là: 18,47 tấn/ha đến năm 2018 năng suất đạt: 19,20 tấn/ha tăng
0,73 tấn/ha, tuy nhiên do diện tích giảm nên sản lượng sắn năm 2018 (9,85
triệu tấn) giảm so với năm 2014 và 2016. Việc giảm diện tích trồng sắn do
nguyên nhân từ thị trường tiêu thụ sản phẩm sắn có nhiều biến động tác động
đến sản xuất và do sự chuyển đổi đất trồng sắn sang một số cây trồng khác.
Ở nước ta khoảng 66% diện tích của sắn được trồng trên đất đồi núi,
40% diện tích cịn lại được trồng trên các loại đất khác. Sắn ưa đất có độ pH
từ 4,5 - 6,0. Tại miền Bắc Việt Nam, sắn được trồng chủ yếu ở khu vực có địa
hình đồi núi và khoảng 68% của diện tích trồng sắn là đất đá và 12% có đất
cát pha. Trong khi đó sắn ở miền Nam Việt Nam được trồng chủ yếu trên đất

cát màu xám, các loại đất này phẳng và nghèo chất dinh dưỡng, các khu vực
ven biển miền Trung và Đơng Nam Bộ, chiếm khoảng 60% diện tích sắn toàn


11

miền Nam. Trong khi đó hơn 30% diện tích sắn được trồng ở Tây Nguyên và
Đồng Nai, Bình Phước của khu vực Đông Nam Bộ trên đất đỏ màu vàng với
địa hình đồi núi.
Theo thống kê của Bộ cơng thương năm (2019), Việt Nam năm có 66
nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô công nghiệp, 13 nhà máy chế biến
cồn hơn 2000 cơ sở chế biến nhỏ lẻ khác, hàng trăm doanh nghiệp thương
mại sắn. Sắn lát và tinh bột sắn là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính
của Việt Nam và đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan), với thị trường
chính là Trung Quốc (khoảng 90% tổng kim ngạch), Hàn Quốc, Nhật
Bản, Philippin, Malaysia và Đài Loan. Khối lượng xuất khẩu sắn và các
phẩm từ sắn năm 2016 đạt 3,69 triệu tấn và 998 triệu USD, giảm 12,3% về
khối lượng và giảm 24,6% về giá trị so năm 2015 đạt 4,08 triệu tấn với giá
trị 1,31 tỷ USD (Tổng cục thống kê, 2017). Sản phẩm sắn được xác định là
một trong những sản phẩm chủ lực nơng sản quốc gia xuất khẩu.
1.2.3. Tình hình sản xuất sắn của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất tự
nhiên 356.282 ha, dân số 1.156.000 người. Thái Nguyên nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C. Lượng mưa
trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và
thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho
phát triển ngành nông, lâm nghiệp, trong đó có cây sắn.


12


Bảng 2.4: Tình hình sản xuất sắn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
từ năm 2015-2019
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

2015

3.438

14,58

50.124

2016

3.374

14,60

49.256


2017

2.898

14,94

43.306

2018

2.516

15,00

37.751

2019

2.079

15,34

31.899

Năm

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên,2020)
Qua bảng 2.4 cho thấy:
Tổng diện tích trồng sắn của tỉnh Thái Nguyên năm 2015 đạt 3.438 ha,

giảm dần qua các năm và chỉ còn 2.079 ha năm 2019, trong khi năng suất
tăng nhẹ từ từ 14,58 tấn/ha lên 15,34 tấn/ha. Do diện tích trồng sắn giảm
nhiều nên sản lượng giảm lớn từ 50.124 tấn củ tươi xuống cịn 31.899 tấn.
Việc giảm nhanh diện tích sản xuất trong những năm gần đây do thị trường
tiêu thụ tinh bột sắn có nhiều biến động khơng ổn định, các dự án sản xuất
xăng sinh học ethanol có những khó khăn trong khâu chế biến, một số nhà
máy sản xuất tinh bột sắn ngừng hoạt động, việc chuyển đổi cây trồng sắn
sang cây trồng khác có giá trị cao hơn như cây ăn quả, cây chè đang được
thực hiện nhanh chóng ở các địa phương.
Sản phẩm củ sắn sau khi thu hoạch phần lớn do các hộ dân sản xuất tự
tiêu thụ hoặc sơ chế do vậy hiện nay tại tỉnh Thái Nguyên chủ yếu trồng giống
sắn như Xanh Vĩnh Phú, KM94 và một phần giống sắn cao sản mới để làm thức
ăn chăn ni. Một số ít diện tích cịn lại trồng giống sắn địa phương phục vụ nhu
cầu ăn tươi. Trong bối cảnh dân số tăng nhanh do hình thành nhiều khu công


13

nghiệp và đơ thị hóa mạnh trong tỉnh và khu vực lân cận, nhu cầu sử dụng
nguồn nguyên liệu sắn chất lượng cao phục vụ nhu cầu “ăn tươi” hoặc chế biến
một số loại hàng hóa “đặc sản” như bánh, bột lọc, bột năng hạt trân châu.... ngày
càng tăng cao, do vậy định hướng phát triển sản xuất giống sắn chất lượng cao
như giống sắn nếp Tân Lĩnh là phù hợp cho người sản xuất có quỹ đất thích hợp.
1.3. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của sắn
Theo tổng hợp các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật
Miền Nam (2018), cây sắn có các bộ phận được sử dụng chủ yếu là củ và lá
với giá trị dinh dưỡng như sau:
Củ sắn tươi: Phần ăn được có tỷ lệ chất khô 30-40% trọng lượng mẫu
tươi, tinh bột 27 - 36%, đường tổng số 0,5 - 2,5% (trong đó saccarose 71%,

glucose13%, fructose 9%, mantose 3%), đạm tổng số 0,5-2,0%, chất xơ
1,0%, chất béo 0,5%, chất khoáng 0,5 - 1,5 %, vitamin A khoảng 17
mg/100g, vitamin C khoảng 50 mg/100g, năng lượng 607 KJ/100g, yếu tố
hạn chế dinh dưỡng là Cyanogenes, tỷ lệ tinh bột 22 - 25%, kích thước hạt
bột 5 - 50 micron, amylose 15 - 29%, độ dính tối đa 700 - 1100 BU, nhiệt độ
hồ hóa 49 -73 OC.
Củ sắn giàu chất bột, năng lượng, khoáng, vitamin C, hạt bột sắn nhỏ
mịn, độ dính cao nhưng nghèo chất béo và nhất là nghèo đạm, hàm lượng các
acid amin không cân đối, thừa arginin nhưng thiếu các acid amin chứa lưu
huỳnh. Tùy theo giống sắn, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau trồng và kỹ
thuật phân tích mà tổng số vật chất khô và hàm lượng đạm, béo, khống, xơ,
đường, bột có sự thay đổi.
Sắn có chứa một lượng độc tố ở dạng glucozit với cơng thức hóa học
C10H17O6N(HCN). Chất độc HCN trong sắn có vị đắng với hàm lượng thay
đổi từ 15 - 400ppm.Tùy theo giống sắn, điều kiện đất đai, chế độ canh tác và
thời gian thu hoạch có hàm lượng HCN khác nhau. Đất rừng mới khai phá


14

hoặc trồng sắn gần các cây có khả năng gây tích tụ glucozit cyanhydric (như
cây xoan) thường làm tăng hàm lượng HCN. Bón nhiều phân đạm làm tăng
HCN. Bón kali và phân chuồng sẽ làm giảm HCN. Những giống sắn đắng
hàm lượng độc tố HCN nhiều hơn các giống sắn ngọt. Vỏ củ lượng độc nhiều
hơn thịt củ. Trong củ sắn ngọt, hàm lượng glycozit này khoảng 3 - 42mg
HCN/kg, trong củ sắn đắng có tới 13 - 150mg HCN/kg
Bột sắn nghiền thủ cơng có vật chất khơ khoảng 87,56%, đạm thơ
3,52%, béo thơ 1,03%, xơ thơ 1,37%, khống tổng số 1,38%, dẫn xuất không
đạm 83,89%, Ca 0,11%, P 0,11%. Tinh bột sắn có màu rất trắng. Hạt tinh bột
sắn rất nhỏ, đường kính 0,015 - 0,025mm, hạt bột sắn thường mịn, độ dính

cao 10 - 17% (khoai lang 4%), nhiệt độ hồ hóa thấp 70oC (khoai lang 75 78oC). Tinh bột sắn có hàm lượng amylopectin và phân tử lượng trung bình
cao hơn amylose của tinh bột bắp, lúa mì, khoai tây, độ nhớt cao, xu hướng
thối hóa thấp, độ bền gen cao và những chỉ số này cao hơn ở giống sắn nếp.
Với đặc tính này cùng với độ ngọt cao hơn nhưng hàm lượng HCN (vị đắng)
thấp hơn là những ưu điểm nội trội của giống sắn nếp trong sử dụng làm
lương thực và chế biến một số sản phẩm cho con người.
Ngoài ra, lá sắn cũng có hàm lượng protein cao (20 - 25%), hàm lượng
đáng kể các chất Canxi, Croten, Vitamin B1, C. Chất đạm của lá sắn có khá
đầy đủ các acid amin cần thiết và giàu Lysin nhưng thiếu Methionin. Trong lá
sắn ngoài các chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố HCN đáng kể.
Các giống sắn ngọt có 80-110mg HCN/1kg lá tươi. Các giống sắn đắng chứa
160-240mg HCN/1kg lá tươi, Lá sắn là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần
chú ý luộc kỹ để giảm hàm lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà
nên muối dưa hoặc phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm
bánh thì hàm lượng HCN cịn lại khơng đáng kể.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu giống sắn ở Việt Nam
Cây sắn được du nhập vào nước ta khoảng giữa thế kỷ 18 và được


15

trồng ở miền Nam trước, sau đó mới đưa ra trồng ở miền Bắc và hiện nay sắn
được trồng rộng khắp cả nước.
Tại miền Bắc từ 1980 - 1985, Trường Đại học Nông Lâm Bắc Thái đã
đánh giá 20 giống sắn địa phương và kết luận giống Xanh Vĩnh Phú là giống
địa phương tốt nhất miền Bắc (Trần Ngọc Ngoạn và Trần Văn Diễn, 1992).
Trong giai đoạn 1988 - 2005, chương trình sắn Việt Nam đã hợp tác chặt
chẽ với CIAT, VEDAN và mạng lưới nghiên cứu sắn châu Á để đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu và phát triển sắn với mục tiêu là chọn tạo ra những giống sắn
có năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột cao, phục vụ cho chế biến công nghiệp,

đồng thời cũng tuyển chọn được những giống sắn ngắn ngày, đa dạng, thích hợp
cho cả chế biến công nghiệp cũng như nhu cầu về lương thực ở vùng sâu, vùng
xa. Trong giai đoạn này hai giống sắn mới là KM60 và KM94 được chọn tạo
cho năng suất củ tươi cao (25 - 40 tấn/ha), có hàm lượng tinh bột cao (27 30%), thích hợp với chế biến tinh bột. Cũng từ năm 1993 trở lại đây nhiều
nhà máy chế biến tinh bột sắn được xây dựng, cây sắn đã chuyển sang hướng
sản xuất hàng hóa. Việc giới thiệu và phát triển hai giống sắn mới này vào
sản xuất đã là một bước đột phá mới trong nghề trồng sắn ở Việt Nam (Trần
Ngọc Ngoạn và cs, 2004).
Giai đoạn 2007 - 2016, các cơ quan nghiên cứu như Trung tâm Nghiên
cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun, Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường Đại học
Tây Nguyên, Viện Di truyền Nông nghiệp đã tập trung chọn tạo ra nhiều
giống sắn mới như KM98 - 5, KM98 - 7, KM140, KM419, KM21 - 12,
Sa06 (Rayong9), HLS10, HLS1, BKA900... (Le Huy Ham và cs, 2016; Viện
CLT -CTP, 2019). Những giống sắn mới này đã được cơng nhận chính thức
hoặc tạm thời, trồng ra sản xuất trong thời gian sinh trưởng 8 – 10 tháng,
năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao phục vụ cho sản xuất vùng


×